Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
MỤC LỤC
1
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 2-1: Mô hình kiến trúc MVC
Hình 2-2: Kiến trúc Linq
3: Giao diện chức năng xem điểm của sinh viên
Hình 3-54: Giao diện chức năng cập nhập quá trình
2
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2-1: So sánh giữa ASP.NET Webform và ASP.NET MVC
Bảng 3-1: Yêu cầu khách hàng
3
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ Giải thích
CNTT Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin
MVC Model- View –Controller Model- View –Controller
GVHD Giáo viên hướng dẫn Giáo viên hướng dẫn
SV Sinh viên Sinh viên
CSDL Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu
ĐBV Điểm bảo vệ Điểm bảo vệ
ĐH Đại học Đại học
ĐQT Điểm quá trình Điểm quá trình
MMT&TT Mạng máy tính và truyền
thông
Mạng máy tính và truyền thông
UTEHY University technology
education Hung Yen
Trường Đại học sư phạm kỹ
thuật Hưng Yên
NXB Nhà Xuất Bản Nhà Xuất Bản
4
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nó có mặt trong khắp
các ngành nghề, đơn vị, trường học,… Khoa công nghệ thông tin đã ứng dụng rất
nhiều phần mềm và hệ thống quản lý giúp các công việc được giải quyết dễ dàng,
nhanh chóng lại đạt hiệu quả cao hơn. Quản lý đồ án là công tác trọng tâm của mỗi
bộ môn, nó luôn luôn là công việc được đặt lên hàng đầu trong các đợt làm đồ án.
Việc thống kê số liệu tốn rất nhiều thời gian và công sức do phải làm thủ công bằng
tay trên sổ sách, giấy tờ, điều đó cho khiến cho mọi công việc diễn ra chậm chạp và
có nhiều nguy cơ dẫn đến thất lạc thông tin, độ an toàn không cao.
Vì lý do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào để giải quyết vấn đề là một
giải pháp tối ưu, cách giải quyết này tránh được nguy cơ mất mát thông tin, thông
tin được lưu trữ, xử lý nhanh chóng và độ chính xác cao.
Ngoài ra việc xử lý dữ liệu, quản lý đồ án còn làm cho người chịu trách nhiệm
lên thống kê chịu một áp lực do số lượng dữ liệu lớn, và rất nhiều các biểu mẫu,
thống kê, báo cáo, các biểu mẫu này không những số liệu phải chính xác mà còn
phải tuân theo tiêu chuẩn của khoa, bộ môn về định dạng và cấu trúc.
Là những sinh viên đại học ngành công nghệ thông tin, với sự góp ý của các
thầy hướng dẫn và cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế đó em rất mong muốn có thể
tự mình tìm hiểu về công nghệ ASP.NET MVC4 và cho ra đời một sản phẩm “Hệ
thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng asp.net” giúp bộ môn MMT&TT quản lý
đồ án một cách khoa học và chính xác. Chương trình còn giúp đưa ra được các danh
sách, các thống kê chính xác và kịp thời, giảm thiểu đáng kể thời gian của giảng
viên trong việc lên thống kê.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Phân tích được bài toán quản lý đồ án, hiểu được các yêu cầu và quy trình
quản lý của hệ thống.
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết của hệ quản trị SQL Server, ngôn ngữ lập trình
asp.net mvc4 và công cụ Report để tạo dữ liệu báo cáo.
- Phân tích và thiết kế được CSDL, các biểu đồ use case và tuần tự.
5
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
- Thiết kế được một số giao diện cho hệ thống và hoàn thành chức năng đăng
ký, đăng nhập.
1.3 Giới hạn và phạm vi của đề tài
Đề tài bước đầu xây dựng để áp dụng cho bộ môn MMT & TT; sau đó đề tài
có thể phát triển ứng dụng cho các bộ môn trong khoa CNTT.
Đề tài xây dựng một hệ thống sử dụng Công nghệ mới ASP.NET MVC4 trong
lập trình và Công cụ lập trình Visual Studio 2012.
1.4 Nội dung thực hiện
Nội dung thực hiện/nghiên cứu cụ thể của đề tài:
- Khảo sát và phân tích yêu cầu quy trình quản lý đồ án 1 đến 5.
- Thiết kế đặc tả hệ thống
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu
- Lập trình cho các Module của hệ thống.
- Kiểm thử hệ thống
- Triển khai thực nghiệm hệ thống trên mạng Internet.
1.5 Phương pháp tiếp cận
- Cách tiếp cận: Nghiên cứu quy trình quản lý đồ án của bộ môn mạng máy
tính và truyền thông, nghiên cứu công nghệ Asp.Net MVC4, Linq,
Reportviewer.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
o Phương pháp đọc tài liệu;
o Phương pháp phân tích mẫu;
o Phương pháp thực nghiệm.
6
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ASP.NET MVC4 VÀ HỆ QUẢN TRỊ
CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.1 Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình ASP.Net MVC4
2.1.1 Xuất xứ của MVC (Model- View –Controller)
Tất cả bắt đầu vào những năm 70 của thế kỷ 20, tại phòng thí nghiệm Xerox
PARC ở Palo Alto. Sự ra đời của giao diện đồ họa và lập trình hướng đối tượng cho
phép lập trình viên làm việc với những thành phần đồ họa như những đối tượng đồ
họa có thuộc tính và phương thức riêng của nó. Không dừng lại ở đó, những nhà
nghiên cứu ở Xerox PARC còn đi xa hơn khi cho ra đời cái gọi là kiến trúc MVC.
MVC được phát minh tại Xerox Parc vào những năm 70, bởi
TrygveReenskaug. MVC lần đầu tiên xuất hiện công khai là trong Smalltalk 80. Sau
đó trong một thời gian dài hầu như không có thông tin nào về MVC, ngay cả trong
tài liệu 80 Smalltalk. Các giấy tờ quan trọng đầu tiên được công bố trên MVC là “A
Cookbook for Using the Model - View - Controller User Interface Paradigm in
Smalltalk - 80”, bởi Glenn Krasner và Stephen Pope, xuất bản trong tháng 8/ tháng
9 năm 1988.
2.1.2 Lợi ích của MVC
- Có tính mở rộng do có thể thay thế từng thành phần một cách dễ dàng.
- Không sử dụng Viewstate, điều này làm các nhà phát triển dễ dàng điều khiển
ứng dụng của mình.
- Hệ thống định tuyến mới mạnh mẽ.
- Hỗ trợ tốt hơn cho mô hình phát triển kiểm thử cài đặt các kiểm thử đơn vị tự
động, xác định và kiểm tra lại các yêu cầu trước khi bắt tay vào viết code.
- Hỗ trợ kết hợp rất tốt giữa người lập trình và người thiết kế giao diện.
- Sử dụng các tính năng tốt nhất đã có của ASP.NET.
2.1.3 Các thành phần của mô hình MVC
ASP.NET MVC4 là một bộ khung cho phép xây dựng những ứng dụng web chuẩn,
có khả năng mở rộng, sử dụng các mẫu thiết kế tốt và sức mạnh của ASP.NET cũng
như NET Framework.
Mô hình kiến trúc này chia ứng dụng thành 3 thành phần khác nhau: Model,
View và Controller. Với những ưu điểm như: nhẹ, trình bày trực quan, dễ quản lý,
7
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
bảo mật cao. Đây xứng đáng là mô hình thay thế cho ASP.NET Web Forms thông
thường.
Hình 2-1: Mô hình kiến trúc MVC
Model: là thành phần có nhiệm vụ lưu trữ thông tin, trạng thái của các đối tượng.
Thông thường nó là một lớp được ánh xạ từ một bảng trong cơ sở dữ liệu.
View: là các thành phần chịu trách nhiệm hiển thị các thông tin cho người
dùng thông qua giao diện. Thông thường, các thông tin cần hiển thị được lấy từ
thành phần Model thông qua sự điều khiển của Controller. Trong ASP.NET
MVC4, có thể chọn View bằng Aspx hoặc Razor View Engine.
Controller: chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với Model và lấy dữ liệu
truyền cho View hiển thị lên người dùng. Trong MVC, View chỉ có trách nhiệm
hiển thị dữ liệu, còn việc điều khiển dữ liệu và thao tác của người dùng vẫn do
Controller phụ trách.
2.2.1 So sánh ASP.NET MVC với ASP.NET
Bạn đã được nghe qua về điểm yếu và giới hạn của ASP.NET WebForm
truyền thống và làm thế nào mà ASP.NET MVC vượt qua những vấn đề này. Điều
đó không có nghĩa là ASP.NET WebForm đã chết mà chỉ là: Microsoft muốn mọi
người hiểu rằng có hai nền tảng song song nhau, hỗ trợ cho nhau và cả hai đều là
đối tượng cho việc phát triển hiện tại. Nói chung, việc bạn chọn lựa giữa hai mô
hình còn tùy vào hoàn cảnh.
8
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
ASP.NET WebForm mang tới một trang web mà giao diện có thể lưu giữ
trạng thái và cuối cùng thêm vào một lớp trừu tượng tinh vi nằm trên HTTP và
HTML, sử dụng ViewState và postback để tạo ra hiệu ứng của việc có trạng thái.
Điều này thích hợp với phong cách phát triển kéo và thả của Window Form, tức là
bạn đặt các đối tượng có giao diện lên trang và mã xử lý vào trình xử lý sự kiện của
chúng.
MVC hòa vào bản chất không trạng thái của HTTP, làm việc chung với nó hơn
là chống lại. Điều này yêu cầu bạn phải hiểu thật sự cách làm việc của một ứng
dụng web, để đạt được điều đó, MVC cung cấp một cách tiếp cận đơn giản, mạnh
mẽ và hiện đại cho việc viết các ứng dụng web với mã có trật tự mà dễ dàng để
kiểm thử và bảo trì sau này, giải phóng những phức tạp khó chịu và các giới hạn
không đáng có.
Điều đặc biệt là ASP.NET MVC có mã nguồn mở, không giống các nền tảng
trước đó, bạn có thể dễ dàng tải mã nguồn gốc của ASP.NET MVC, thậm chí bạn
có thể sửa đổi và tạo ra phiên bản của riêng bạn. Có những tình huống mà
ASP.NET WebForm khá tốt thậm chí còn tốt hơn .
Nhưng mặt khác, nếu bạn một viết một ứng dụng trên Internet, hoặc các ứng
dụng nội bộ lớn hơn, bạn sẽ hướng tới tốc độ download nhanh và tương thích trình
duyệt chéo, được xây dựng với chất lượng cao hơn, mã kiến trúc tốt thích hợp cho
việc test tự động, trong trường hợp đó ASP.NET MVC sẽ mang lại những ưu điểm
quan trọng.
Bảng 2-1: So sánh giữa ASP.NET Webform và ASP.NET MVC
Tính năng ASP.Net ASP.Net MVC
Kiến trúc chương trình Kiến trúc mô hình
WebForm->Business-
>Database
Kiến trúc sử dụng việc
phân chia chương trình
thành Controllers,
Models, View
Cú pháp chương trình Sử dụng cú pháp
WebForm, tất cả các sự
kiện và control do server
quản lý
Các sự kiện được kiều
khiển bởi controllers,
các control không do
server quản lý
Tốc độ phân tải Phân tải nhanh hơn do
không phải quản lý
ViewState để quản lý các
control trong trang
Tốc độ phân tải chậm
trong khi trang có quá
nhiều các controls vì
ViewState quá lớn
9
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
Debug Debug chương trình phải
thực hiện tất cả bao gồm
các lớp truy cập dữ liệu,
sự hiển thị, điều khiển các
controls
Debug có thể sử dụng
các unit test kiểm tra
các phương thức trong
Controllers
Tương tác với javascrip Tương tác với javascrip
khó khăn vì các controls
được điều khiển bởi
server
Tương tác với javascrip
dễ dàng vì các đối
tượng không do server
quản lý điều khiển
không khó
URL Address Cấu trúc địa chỉ URL có
dạng
<filename>.aspx&<các
tham số>
Cấu trúc địa chỉ rành
mạch theo dạng
Controllers/Action/ID
2.2 Hệ quản trị SQL Server
2.2.1 Các thành phần của một cơ sở dữ liệu trong SQL Server
- Tables: Table là đối tượng chính của CSDL dùng lưu trữ dữ liệu cần quản lý.
Mỗi table có 1 hay nhiều Field. Mỗi Field ứng với một loại dữ liệu cần lưu
trữ. Table còn có các thành phần liên quan như: Constraint, Triggers, Indexs.
- Diagram – Sơ đồ quan hệ: Thể hiện mối quan hệ dữ liệu giữa các table.
- Views – Khung nhìn hay table ảo: Là đối tượng dùng hiển thị dữ liệu được
rút trích, tính toán từ các Table theo nhu cầu của người dùng.
- Stored Procedure – Thủ tục nội: Chứa các lệnh T-SQL dùng thực hiện một
số tác vụ nào đó. Stored Proc có thể nhận và truyền tham số. Stored Proc
được biên dịch trước, do đó thời gian thực hiện nhanh khi được gọi. Có
nhiều Stored Proc hệ thống được định nghĩa với tiền tố “sp_” có nhiệm vụ
thu thập thông tin từ các bảng hệ thống và rất có ích cho việc quản trị.
- User Defined Function: Hàm do người dùng định nghĩa
- Users: Chứa danh sách User sử dụng CSDL. Người quản trị hệ thống cao
nhất có User Name là dbo, tên đăng nhập (Login Name) hệ thống mặc định
là sa. Tài khoản sa luôn tồn tại và không thể bỏ đi.
- Roles: Các qui định vai trò và chức năng của User trong hệ thống SQL
Server.
10
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
- Rules: Các qui tắc ràng buộc dữ liệu được lưu trữ trên Table.
- Defaults: Các khai báo giá trị mặc định.
- User Defined Data Type: Kiểu dữ liệu do người dùng tự định nghĩa
- Full Text Catalogs: Tập phân loại dữ liệu Text.
2.2.2 Tạo các ràng buộc
a) Ràng buộc khóa chính( Primary key)
- Primary Key: Ràng buộc khóa chính nhằm xác định chính xác bản ghi
duy nhất trong một bảng. Cột khóa chính không thể nhân đôi và không
thể chứa giá trị null.
- Cú pháp: CONSTRAINT ten_rang_buoc PRIMARY KEY.
b) Ràng buộc khóa ngoại(Foreign Key)
- Foreign Key: Ràng buộc khóa ngoại trong bảng cơ sở dữ liệu là trường
phù hợp với trường khóa chính trong bảng khác. Trường khóa ngoại
được sử dụng để tạo ra mối quan hệ với trường khóa chính của bảng
chính. Điều này ngăn cản chèn thêm bất kỳ dữ liệu không hợp lệ trong
trường khóa ngoại vì trường khóa ngoại chỉ chấp nhận những giá trị đã
có trong trường khóa chính.
- Cú pháp: CONSTRAINT (tên ràng buộc) FOREIGN KEY (tên trường
làm khóa) REFERENCES tên bảng tham chiếu (khóa chính).
c) Ràng buộc Check
- Dùng để khai báo những quy định mà mỗi dòng đều phải thỏa mãn, dùng
để kiểm tra miền giá trị của dữ liệu.
- Cú pháp: CONSTRAINT (tên ràng buộc) CHECK (bieu_thuc_datgiatri).
2.3 Giới thiệu về Linq và Linq to Sql
2.3.1 Khái niệm Linq
LINQ là viết tắt của từ “Language Integrated Query” đây là một tập hợp các
phương thức, thành phần cho cách viết truy vấn dữ liệu ngay trong ngôn ngữ lập
trình như C#, VB, JS… LINQ chỉ được hỗ trợ ở phiên bản thư viện .net framework
3.5 trở lên. LINQ bao gồm nhiều thành phần như: LINQ to Objects, LINQ enabled
ADO.Net, LINQ to XML trong đó LINQ enabled ADO.Net chứa LINQ to SQL .
- Kiến trúc LinQ:
11
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
Hình 2-2: Kiến trúc Linq
2.3.2 Tìm hiểu Linq to Sql
Linq to Sql là một phiên bản khái quát, hiện thực hóa về quan niệm bản đồ
quan hệ trong CSDL, Linq to Sql được tích hợp sẳn trong .net framework 3.5 trở
lên, có thể mô tả được dữ liệu bằng cách dùng các lớp .Net, sau đó truy vấn vào
trong CSDL để thực hiện các chức năng.
Linq to Sql hỗ trợ tất cả các công cụ để kết nối CSDL transaction, view, stored
procedure …
2.4.2 Các truy vấn với Linq to Sql
Tìm hiểu lớp DataContext
Cứ mỗi một file LINQ to SQL thêm vào solution, một lớp DataContext sẽ
được tạo ra, nó sẽ được dùng khi cần truy vấn hay cập nhật lại các thay đổi. Lớp
DataContext được tạo sẽ có các thuộc tính để biểu diễn mối bảng được mô hình hóa
từ CSDL, cũng như các phương thức đã thêm vào.
Lấy ra một đối tượng từ cơ sở dữ liệu
12
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
csdlDataContext dl=new csdlDataContext();
var lay=from c in dl.Tenbang select c;
Ví dụ: Lấy ra các cận lâm sàng từ cơ sở dữ liệu:
csdlDataContext dl=new csdlDataContext();
var lay=from c in dl.CLs select c;
Thêm 1 bản ghi vào 1 bảng trong cơ sở dữ liệu
Ví dụ: Thêm 1 cận lâm sàng vào trong cơ sở dữ liệu
csdlDataContext dl=new csdlDataContext();
CLS cl=new CLS();
cl.Macls=txtmacls.Text;
cl.Tencls=txttencls.Text;
dl.CLs.InsertOnSubmit(cls);
dl.SubmitChanges();
Cập nhật 1 bản ghi vào 1 bảng trong cơ sở dữ liệu
Ví dụ: Cập nhật cận lâm sàng có mã cận lâm sàng là “cls1”:
csdlDataContext dl=new csdlDataContext();
CLScapnhat=dl.CLs.SingleOrDefault(c=>c.MaCLS.ToString()==”cls”;
capnhat.Macls=txtmacls.Text;
capnhat.Tencls=txttencls.Text;
dl.SubmitChanges();
Xóa 1 bản ghi của 1 bảng trong cơ sở dữ liệu
Ví dụ xóa cận lâm sàng có mã là “cls1” trong cơ sở dữ liệu:
csdlDataContext dl=new csdlDataContext();
13
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
var xoa=dl.CLs.SingleOrDefault(c=>c.MaCLS.ToString()==”cls1”);
dl.CLs.DeleteOnSubmit(xoa);
dl.SubmitChanges();
2.4 Giới thiệu về công cụ Report Viewer để tạo dữ liệu báo cáo
2.4.1 Khái niệm về Report Viewer
Viewer Report Viewer là phần mềm thiết kế báo biểu chuyên nghiệp được tích
hợp trong Visual Studio. Phiên bản Studio.Net của Microsoft được tích hợp Report
Viewer. Xét về mặt thiết kế báo cáo, Report Viewer cung cấp đầy đủ các chức năng
định dạng dữ liệu và các chức năng phân nhóm, tính toán, sub-report và kể cả khả
năng lập trình bằng formula dựa trên các formula filed. Người dùng ngoài việc sử
dụng formula field còn có thể tự xây dựng bộ thư viện hàm riêng của mình và đưa
vào Report Viewer thông qua các DDL. Bên cạnh khả năng thiết kế báo biểu thông
thường, Report Viewer còn cung cấp chức năng thiết kế biểu đồ dựa trên nguồn dữ
liệu lấy từ CSDL. Bằng cách tích hợp sẵn Report Viewer, Visual Studio.Net đem lại
cho người sử dụng một công cụ xây dựng báo cáo hiệu quả, tiết kiệm thời gian so
với việc phải sử dụng các đối tượng in ấn để tự phát sinh báo cáo. Chúng ta có thể
sử dụng Report Expert để tạo ra báo cáo dựa vào wizard và template định sẵn hay
thiết kế báo cáo chi tiết báo biểu bằng tay. Report Viewer sử dụng DataSet làm
nguồn dữ liệu cho báo biểu.
2.4.2 Các thành phần của ReportViewer
- Page Header: Là phần đầu tiên của một trang báo cáo. Giống như khái niệm
Page header trong Word và Excel. Phần này có thể có hoặc không có thông
tin tuỳ vào người thiết kế.
- Detail: Là phần thân của report, đây là nơi hiển thị giá trị các bản ghi sẽ in ra.
Phần này có thể bị thay đổi, phụ thuộc vào nguồn dữ liệu tại thời điểm sẽ in
ra của report. Header là phần tiêu đề của trang đầu tiên Report, nằm tiếp theo
phần Page header và nằm trên phần Detail. Mỗi Report sẽ chỉ có nhiều nhất
14
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
một Report header. Phần này có thể có hoặc không có thông tin tuỳ vào
người thiết kế.
- Page Footer: Là phần cuối cùng của trang, nằm dưới phần Detail. Mỗi
Report sẽ chỉ có nhiều nhất một Page footer. Phần này có thể có hoặc không
có thông tin tuỳ vào người thiết kế.
2.4.3 Các bước để tạo một ReportViewer
Để tạo một report chúng ta làm như sau:
• Bước 1: Thêm một tập tin báo cáo cho dự án bằng cách: chọn dự án →
add new item → chọn mục reporting → chọn report → OK.
• Bước 2: Tạo các Page Header, Page Footer và thiết kế cho trang Report
sử dụng công cụ Toolbox bên tay trái.
• Bước 3: Tạo DataSet để lấy dữ liệu.
• Bước 4: Kéo điều khiển Report Viewer vào trang ASPX rồi chọn
datasource cho ReportViewer đó.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỒ ÁN 1 ĐẾN 5
TRÊN NỀN TẢNG ASP.NET
3.1. Khảo sát và phân tích yêu cầu
3.1.1 Thời gian và địa điểm khảo sát
- Tham khảo hệ thống quản lý đồ án của bộ môn mạng máy tính và truyền
thông khóa trước.
3.1.2 Thông tin liên hệ
- Bộ môn MMT&TT - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Trường ĐHSPKT Hưng Yên -
Mỹ Hào – Hưng Yên.
3.1.3 Thông tin dự án
15
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
- Tên dự án: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỒ ÁN 1 ĐẾN 5 TRÊN
NỀN TẢNG ASP.NET”.
- Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương
- Người hướng dẫn: Phạm Minh Chuẩn
- Ngày thực hiện: 20/01/2014
- Ngày dự kiến hoàn thành: 10/07/2014.
3.1.4 Yêu cầu của hệ thống sau khảo sát
Bảng 3-1: Yêu cầu khách hàng
ST
T
Tên yêu cầu
1 Quản lý thông tin sinh viên tham gia làm đề tài
2 Quản lý thông tin nhóm lớn, nhóm nhỏ
3 Quản lý thông tin về đề tài của sinh viên trong các kì học
4 Quản lý thông tin giảng viên hướng dẫn sinh viên làm đề tài
5 Quản lý thông tin lớp của sinh viên làm đồ án
6 Quản lý thông tin về quá trình phân nhóm, phân đề tài (SV [Sinh viên] tự
nhận nhóm hoặc GVHD [Giáo viên hướng dẫn] sẽ phân)
7 Quản lý thông tin về quá trình thực hiện đồ án (quản lý tiến độ từng tuần,
có sự trao đổi hỏi đáp giữa SV và GVHD, điểm danh và đánh giá điểm
quá trình)
8 Quản lý thông tin về phân hội đồng đánh giá và kết quả đánh giá
9 Quản lý thông tin kết quả: điểm quá trình, điểm báo cáo, điểm bảo vệ
10 Quản trị hệ thống (quản lý người dùng, phân quyền tùy chọn cho từng
đối tượng người dùng)
11 Tìm kiếm, thống kê, báo cáo in ấn phải chính xác theo từng yêu cầu riêng
của trưởng bộ môn và GVHD và đúng theo mẫu biểu có sẵn
12 Quản lý tin tức và bài viết trên trang chủ
13 Phần mềm phải có giao diện dễ sử dụng, đơn giản và đẹp
14 Phần mềm phải có tính bảo mật và phân quyền rõ ràng
15 Update thông tin một cách nhanh chóng, chính xác
16 Tốc độ truy xuất nhanh chóng, hợp lý, hiệu quả và tuyệt đối chính xác
17 Phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
16
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
3.1.5 Quy trình nghiệp vụ [Tham khảo Báo cáo tốt nghiệp - Website hỗ trợ
quản lý đồ án bộ môn MMT & TT]
Quy trình 1: Phân nhóm
Trong mỗi học kì, khi một lớp làm đồ án môn học, việc đầu tiên là phân nhóm
lớn cho từng lớp. Dựa vào thời khóa biểu của mỗi lớp, các GVHD (Giáo viên
hướng dẫn) được chia ra từng nhóm lớn, mỗi GVHD sẽ đảm nhiệm hướng dẫn từ
10-15 sinh viên làm đồ án.
Quy trình này gồm hai giai đoạn:
• Phân nhóm lớn: để đảm bảo công việc phân nhóm lớp cho một lớp, trước
tiên trưởng bộ môn phải cập nhật thông tin đồ án cho lớp trong học kì hiện
tại. Thông tin loại đồ án cho lớp bao gồm: lớp, năm học, học kì, loại đồ án,
thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, số tín chỉ, yêu cầu chung của đồ án.
Việc phân nhóm lớn do giáo viên chủ nhiệm thực hiện dựa trên thời khóa
biểu đã phân công của khoa.
• Phân nhóm nhỏ: sau khi phân nhóm lớn, GVCN tiếp tục phân từng nhóm
nhỏ cho từng nhóm lớn. Mỗi nhóm nhỏ gồm 2 sinh viên cùng làm đề tài.
Sinh viên có thể tự chọn người cùng làm đề tài với mình hoặc sẽ được
GVCN quyết định. Thông tin bao gồm: mã nhóm nhỏ, số thứ tự của nhóm,
mã nhóm lớn, mã sinh viên.
Các công việc thêm, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin GVHD để đưa ra danh sách
GVHD cụ thể với các thông tin chính xác.
Công việc phân nhóm do giáo viên chủ nhiệm của lớp đảm nhiệm.
Sau công việc phân nhóm sẽ đưa ra được danh sách GVHD và danh sách sinh
viên đăng kí làm đề tài.
Quy trình 2: Phân đề tài cho các nhóm
• Quản lý đề tài
- Tên đề tài phải rõ ràng và gắn liền với nội dung của đề tài
- Đề tài phải gắn với thực tế và có thể khảo sát thực tế.
- Sinh viên có thể tự chọn đề tài nếu GVHD thấy phù hợp hoặc sẽ do
GVHD ra đề tài cho sinh viên.
17
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
- Trong nhóm của một GVHD thì các đề tài không được trùng nhau về
tên cũng như nội dung và giữa các GVHD thì được phép trùng nhau.
- Sau 2 năm mới được làm lại đề tài đã dược làm trước đó và phải được
chấp nhận của Trưởng bộ môn.
- Thông tin về đề tài gồm: MaDT, TenDT, MotaDT, LoaiDT, GVHD.
- Các công việc thêm, sửa, xóa, tìm kiếm đề tài.
- Công việc này do trưởng bộ môn và GVHD thực hiện.
• Quản lý thực hiện đề tài
Công việc thực hiện:
- Lên lịch gặp sinh viên.
- Nhận xét và đóng góp ý kiến cho từng nhóm.
- Điểm danh.
- Đánh giá kết quả dựa vào:
Điểm hướng dẫn quá trình
Điểm báo cáo
Bản cứng, bản mềm, nhật kí đồ án
Công việc này GVHD thực hiện
Quy trình 3: Tổ chức bảo vệ
• Phân hội đồng
- Phân ra các hội đồng và số nhóm sinh viên trong 1 hội đồng.
- Một hội đồng gồm: 1 chủ tịch, 1 thư kí, 1 ủy viên.
- Phân quyền cho chủ tịch, có thêm quyền cập nhật vào CSDL điểm của
các đề tài trong hội đồng đó.
- Địa điểm, thời gian bảo vệ.
- Thông tin về hội đồng bao gồm: MaHD, LoaiDT, ThoiGian,
DiaDiem.
- Các công việc thêm, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin của hội đồng.
• Kết quả bảo vệ
- Điểm đồ án được tính dựa vào: Kết quả = (∑ (điểm quá trình) + điểm
bảo vệ) / 2.
- Nếu kết quả >5 thì đạt, kết quả <5 thì không đạt và phải làm lại.
- Khi có kí xác nhận của trưởng bộ môn thì điểm không được phép sửa
nữa.
Quy trình báo cáo, thống kê, in ấn.
• Danh sách các đồ án theo khóa học: STT, Tên đề tài, Mô tả…
18
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
• Danh sách đồ án được hướng dẫn bởi Giáo viên theo học kỳ: STT, Tên đề
tài, Nhóm SV thực hiện, GVHD.
• Danh sách các giáo viên hướng dẫn.
• Danh sách sinh viên được bảo vệ.
• Danh sách các hội đồng và số nhóm trong hội đồng.
• Kết quả đồ án theo: STT, Mã SV, Tên SV, Tên đồ án, điểm, xếp loại.
• Thống kê kết quả đồán theo phần trăm xuất xắc, giỏi, khá, trung bình, không
đạt.
3.1.6 Các biểu mẫu, tài liệu và quy định liên quan
Danh mục tài liệu
Bảng 3-1: Bảng danh mục tài liệu
ST
T
Tên tài liệu Mô tả tài liệu Nghiệp vụ liên
quan
1 Danh sách lớp tham gia
thực hiện làm đồ án
Danh sách lớp tham gia
làm đồ án
Quản lý thông
tin lớp làm đồ
án
2 Danh sách nhóm sinh viên
làm đồ án
Danh sách nhóm sinh viên
làm đồ án
Quản lý thông
tin sinh viên
làm đồ án
3 Danh sách đề tài thực hiện
của sinh viên
Danh sách đề tài thực hiện
của sinh viên
Quản lý thông
tin đề tài
4 Danh sách giảng viên
hướng dẫn sinh viên làm
đồ án
Danh sách giảng viên
hướng dẫn sinh viên làm
đồ án
Quản lý thông
tin giảng viên
hướng dẫn đồ
án
5 Danh sách giảng viên
tham gia hội đồng bảo vệ
Project
Danh sách giảng viên
tham gia hội đồng bảo vệ
Quản lý thông
tin hội đồng
bảo vệ
6 Bảng điểm học phần đồ
án
Danh mục bảng điểm Quản lý thông
tin kết quả,
Thống kê, báo
cáo
19
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
Danh mục các quy định liên quan
Bảng 3-3: Bảng danh mục các quy định liên quan
ST
T
Tên quy định Mô tả quy định Nghiệp vụ liên
quan
1 Tính điểm quá
trình
Số điểm đạt được trong quá
trình GVHD hướng dẫn sinh
viên
Quản lý thông tin
về quá trình thực
hiện đồ án
2 Tính điểm tổng kết = (∑(ĐQT) + ĐBV)/2 Quản lý thông tin
kết quả, Thống
kê và báo cáo
Danh mục các biểu mẫu
• Danh sách sinh viên
Hình 3-1: Danh sách sinh viên
• Danh sách điểm
20
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
Hình 3-2: Danh sách điểm
• Danh sách phân công hội đồng
21
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
Hình 3-3: Danh sách hội đồng
22
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
3.1.7 Mô tả yêu cầu của hệ thống
Các yêu cầu chức năng
Bảng 3-4: Các yêu cầu chức năng
ST
T
Tên yêu cầu Mô tả yêu cầu
I Các yêu cầu chức
năng nghiệp vụ
Là các chức năng của phần mềm tương ứng
với các công việc trong thế giới thực.
1 Quản lý thông tin giảng
viên
Chức năng này cho phép người quản lý duy trì
thông tin của giáo viên hướng dẫn. Bao gồm
thêm mới, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin giáo
viên. Công việc này do trưởng bộ môn đảm
nhiệm.
2 Quản lý thông tin sinh
viên
Chức năng này cho phép người quản lý duy trì
thông tin về sinh viên tham gia đề tài. Bao
gồm thêm mới, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin
sinh viên.
3 Quản lý thông tin lớp Chức năng này cho phép nguời quản lý duy trì
thông tin lớp học của sinh viên. Bao gồm
thêm mới, sửa, xóa thông tin lớp học.
4 Quản lý thông tin đề tài Chức năng này cho phép người quản lý quản
lý thông tin về đề tài của nhóm sinh viên thực
hiện. Bao gồm thêm mới, sửa, xóa, tìm kiếm
đề tài.
Sinh viên có thể chọn đề tài hoặc do giáo viên
hướng dẫn ra đề tài. Trong nhóm của một
GVHD thì các đề tài không được trùng nhau
cả về tên và nội dung. Sau 2 năm mới được
làm lại đề tài đã được làm trước đó và phải
được chấp nhận của GVHD.
5 Quản lý thông tin quá Chức năng này cho phép người quản lý quản
23
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
trình phân nhóm, phân
đề tài (SV tự nhận
nhóm hoặc GV HD sẽ
phân)
lý được thông tin quá trình phân nhóm, phân
đề tài. Bao gồm các chức năng thêm mới, sửa,
xóa thông tin quá trình phân nhóm, phân đề
tài. Sinh viên tự nhận nhóm hoặc GVHD sẽ
phân đề tài. Mỗi nhóm sinh viên gồm từ 1 đến
3 sinh viên làm một đề tài tùy theo mức độ
khó của đề tài.
6 Quản lý thông tin kết
quả
Chức năng này cho phép người quản lý, quản
lý được thông tin về điểm của sinh viên sau
mỗi đợt làm đề tài. Bao gồm thêm mới, sửa,
xóa điểm của sinh viên
Điểm đồ án được tính dựa vào:
Kết quả = (∑ (điểm quá trình) + điểm bảo
vệ) / 2
Điểm quá trình sẽ do GVHD đánh giá. Nếu <5
thì sinh viên không được bảo vệ đồ án.
Trường hợp sinh viên có điểm bảo vệ <5 thì
sinh viên phải làm lại đồ án với đề tài khác.
5 <= Kết quả < 7: xếp loại Trung bình
7<= Kết quả <8: xếp loại khá
8<= Kết quả <9: xếp loại giỏi
Kết quả>=9: xếp loại xuất sắc
7 Quản lý nhóm lớn Chức năng này cho phép người quản lý, quản
lý thông tin về nhóm lớn của 1 lớp. Một lớp
mỗi đợt làm đồ án sẽ được phân ra thành các
nhóm lớn khác nhau.
8 Quản lý nhóm nhỏ Chức năng này cho phép người quản lý, quản
lý thông tin về các nhóm nhỏ của nhóm lớn.
Một nhóm lớn sẽ được chia ra thành nhiều
nhóm nhỏ khác nhau, bao gồm thêm mới sửa
24
Xây dựng hệ thống quản lý đồ án 1 đến 5 trên nền tảng Asp.net
xóa nhóm nhỏ.
9 Quản lý quá trình thực
hiện đồ án
Công việc này sẽ do GVHD thực hiện, trong
mối buổi gặp đồ án, GVHD phải nhập thông
tin cho buổi gặp, đánh giá nhận xét về những
công việc đã làm của sinh viên và giao công
việc của tuần tiếp theo
10 Quản lý thông tin phân
hội đồng đánh giá và
kết quả đánh giá
Chức năng này cho phép người quản lý quản
lý được thông tin của hội đồng bảo vệ đề tài
và kết quả đánh giá bảo vệ đồ án của sinh
viên. Bao gồm thêm mới, sửa, xóa thông tin
của hội đồng.
Phân quyền cho chủ tịch, thư kí có thêm
quyền cập nhật vào CSDL điểm của các đề tài
trong hội đồng đó.
11 Quản lý thông tin kết
quả
Chức năng này cho phép người quản lý quản
lý được thông tin kết quả bảo vệ của sinh viên.
Bao gồm thêm mới, sửa, xóa thông tin kết quả
bảo vệ đồ án.
12 Quản lý tin tức Chức năng này cho phép người quản lý quản
lý được các thông báo, bài viết trên trang chủ.
Bao gồm thêm, sửa, xóa bài viết.
13 Thống kê, báo cáo Thống kê, báo cáo tổng số đề tài, kết quả của
sinh viên (có bao nhiêu giỏi, bao nhiêu khá,
trung bình, số lượng sinh viên học lại sau mỗi
đợt làm đồ án), thống kê danh sách hội đồng
bảo vệ, thống kê GVHD sau mỗi đợt làm đồ
án.
II Các yêu cầu chức
năng hệ thống
Là các chức năng của phần mềm được phát
sinh thêm khi thực hiện một công việc trên
máy tính thay vì trong thế thới thực hoặc
25