Lời mở đầu
Kiểm toán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Lịch sử hình
thành và phát triển của kiểm toán Việt Nam mới chỉ bẳt đầu từ những năm
đầu của thập niên 90, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế
thị trường: đòi hỏi các hoạt động kinh tế- tài chính diễn ra một cách bình
đẳng, minh bạch, công khai. Điều này thực sự cần thiết đối với các nhà đầu
tư, các doanh nhân, thương nhân và cả Nhà Nước. Họ rất cần độ tin cậy cao
của những thông tin kinh tế- tài chính để sử dụng, xem xét cân nhắc khi đưa
ra quyết định đầu tư, kinh doanh, hoặc quyết định những vấn đề về kinh tế, tài
chính, ngân sách của địa phương , Nhà Nước. Và họ chỉ có thể yên tâm, mạnh
dạn đưa ra các quyết định kinh tế tài chính khi các thông tin do các nhà kế
toán cung cấp được đánh giá và xác nhận một cách khách quan, trung thực
bởi một tổ chức hoặc các chuyên gia hành nghề độc lập. Đó chính là các hoạt
động kiểm toán do các kiểm toán viên thực hiện. Vì thế hiện nay kiểm toán
đang phát triển rất mạnh mẽ với nhiều loại hình kiểm toán và được phân loại
theo nhiều tiêu thức khác nhau. Vì lí do này nên em đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu về các loại hình kiểm toán được phân loại theo bộ máy tổ
chức: Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề án bao gồm ba phần như sau:
Phần một: Những cơ sở lý luận chung.
Phần hai : Thực trạng tình hình hoạt động của ba loại hình kiểm toán trên tại
Việt Nam.
Phần ba : So sánh với kiểm toán của một số nước khác như: Nhật Bản, Úc,
Mỹ, Pháp, Malaixia..... và đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm góp phần
hoàn thiện công tác kiểm toán ở Việt Nam.
1
Vì thời gian và trình độ có hạn nên trong quá trình viết đề án em không tránh
khỏi những thiếu sót, em mong thầy cô góp ý để đề án của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
Phần I
Những cở sở lý luận chung
1.1. Khái niệm kiểm toán
Kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nó thực sự mới xuất
hiện và du nhập vào nước ta từ hơn một chục năm cuối thế kỷ XX. Do đó
hiện nay trong quá trình áp dụng và phát triển kiểm toán chúng ta vẫn chưa có
sự thống nhất chung trong việc hiểu và dùng các khái niệm chuyên ngành đặc
biệt đối với thuật ngữ: “ Kiểm toán”.
• Có quan điểm cho rằng: kiểm toán là sự xác minh, bày tỏ ý kiến về các
bảng khai tài chính của các tổ chức hay một thực thể kinh tế do những
kiểm toán viên có nghiệp vụ thực hiện theo những luật định tiêu chuẩn
hay chuẩn mực chung. Quan điểm này chủ yếu phù hợp với kiểm toán
tài chính với đối tượng là các báo cáo tài chính.
• Nhưng cũng có quan điểm cho rằng: kiểm toán là kiểm tra kế toán. Nội
dung của hoạt động này là rà soát các thông tin từ chứng từ kế toán đến
tổng hợp cân đối kế toán. Quan điểm này mang tính truyền thống trong
điều kiện kiểm tra chưa phát triển.
Cả hai quan điểm nêu trên đều có mặt đúng xét trên khía cạnh nó phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế của từng giai đoạn. Tuy nhiên để đảm bảo tính
thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ và sự đầy đủ, chính xác về mặt ý
nghĩa chúng ta có thể đi đến một kết luận như sau:
“ Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được
kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và
ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực
3
hiện trên cở sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”. (Giáo trình Lý thuyết kiểm
toán)
1.2. Khái quát các cách phân loại kiểm toán.
Để tìm hiểu về một sự việc hay một hiện tượng nào đó ta cần xem xét nó trên
các góc độ khác nhau và với mỗi góc độ đó ta có thể phân loại được sự vật
hiện tượng ấy.Do vậy khi tìm hiểu về kiểm toán chúng ta có thể phân loại
theo một số tiêu thức sau:
Theo đối tượng cụ thể: kiểm toán có thể phân thành kiểm toán tàichính,
kiểm toán nghiệp vụ, kiểm toán liên kết.
Theo lĩnh vực cụ thể của kiểm toán: có thể phân kiểm toán thành kiểm
toán thông tin, kiểm toán quy tắc( tuân thủ), kiểm toán hiệu năng và
kiểm toán hiệu quả.
Theo phương pháp áp dụng trong kiểm toán có thể phân kiểm toán
thành kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.
Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán có thể phân kiểm
toán thành nội kiểm và ngoại kiểm.
Theo phạm vi tiến hành kiểm toán có thể phân kiểm toán thành kiểm
toán toàn diện và kiểm toán chọn điểm (điển hình).
Theo chu kỳ của kiểm toán có thể phân kiểm toán thành kiểm toán
thường kỳ, kiểm toán định kỳ, kiểm toán bất thường (đột xuất).
Theo quan hệ về thời điểm kiểm toán với thời điểm thực hiện nghiệp
vụ, kiểm toán bao gồm kiểm toán trước, kiểm toán hiện hành, kiểm
toán sau.
Theo quan hệ pháp lý của kiểm toán có thể có kiểm toán bắt buộc và
kiểm toán tự nguyện.
Theo tổ chức bộ máy kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểm toán
nhà nước, kiểm toán độc lập. kiểm toán nội bộ.
4
1.3. Đặc trưng của từng loại hình kiểm toán được phân
chia theo bộ máy tổ chức.
1.3.1. Kiểm toán Nhà nước.
1.3.1.1. Khái niệm.
Sự hình thành, ra đời và phát triển của kiểm toán Nhà nước gắn liền với sự
hình thành, ra đời và phát triển của tài chính công mà chủ yếu là ngân sách
nhà nước, xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của việc kiểm tra, kiểm soát việc chi
tiêu ngân sách và công quỹ quốc gia từ phía Nhà nước.
Do vậy có thể hiểu: “ Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn
của Nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán tài sản công”.
1.3.1.2. Đặc trưng của kiểm toán Nhà nước
Từ ngày 11 tháng 7 năm 1994, kiểm toán Nhà nước được chính thức thành
lập theo nghị định 70/CP của chính phủ với chức năng “xác định tính đúng
đắn của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước,
các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần
chúng, các tổ chức xã hội sử dụng ngân sách nhà nước cấp” (trích điều 1 của
nghị định 70/CP). Do vậy kiểm toán nhà nước có những đặc trưng như sau:
• Về cơ cấu tổ chức: Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn về kiểm
tra tài chính nhà nước do quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật. Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tập
trung thống nhất, gồm bộ máy điều hành, kiểm toán nhà nước chuyên
ngành, kiểm toán nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp.Đội ngũ
cán bộ, công chức kiểm toán viên( KTV) đều được đào tạo có hệ thống
trong đó cán bộ có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên chiếm tỷ lệ là
91,6%, đặc biệt đội ngũ KTV 100% đều tốt nghiệp đại học trở lên. Cán
bộ được tuyển dụng đều đảm bảo tiêu chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn,
5
phẩm chất đạo đức, nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm
trong thực hiện nhiệm vụ. Nhiều cán bộ ngoài việc thực hiện tốt nhiệm
vụ còn dành thời gian theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và các
kiến thức bổ trợ khác như ngoại ngữ, vi tính, theo học các khoá đào tạo
thạc sĩ, đại học bằng hai.
• Về đối tượng kiểm toán: Là tất cả các cơ quan nhà nước, các đơn vị
hành chính sự nghiệp, các đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần
chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
được chia làm hai loại:
- Loại 1: Các đối tượng bắt buộc kiểm toán – là các cơ quan nhà
nước và các đơn vị có sử dụng 50% vốn nhà nước trở lên
- Loại 2: Các đối tượng kiểm toán được lựa chọn- là các đối tượng
có sử dụng một phần ngân sách nhà nước.
• Về tiêu chí kiểm toán: Thực hiện theo 4 tiêu chí sau: tính chính xác, tính
tuân thủ, tính kinh tế, tính hiệu quả của đối tượng kiểm toán. Cụ thể
báo cáo kiểm toán của KTNN xác nhận về tính đúng đắn, trung thực
của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, đánh giá tính tuân
thủ pháp luật, tính kinh tế , tính hiệu lực. tính hiêụ quả trong quản lý, sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.( khoản 1 điều 9)
• Các lĩnh vực kiểm toán: Ngân sách, tài sản nhà nước, khu vực công
cộng, thuế, công trình công ích.
1.3.2. Kiểm toán độc lập
1.3.2.1.Khái niệm
Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác định của KTV chuyên nghiệp thuộc
các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài liệu, số liệu
kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức,
đoàn thể, tổ chức xã hội khi có yêu cầu của các đơn vị này.
6
1.3.2.2.Những đặc trưng của kiểm toán độc lập.
Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
Nước, các hoạt động đa dạng và nền kinh tế đòi hỏi phải có dịch vụ tốt. Để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, ngày 13/05/1991 Bộ Tài
Chính thành lập hai công ty kiểm toán đầu tiên là Công ty Kiểm Toán Việt
Nam (VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kinh tế và kiểm toán
(AASC) .
* Hình thức tổ chức của các công ty Kiểm Toán ở Việt Nam bị chi phối bởi
hình thức sở hữu công ty:
+Đối với các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phụ
vào cơ chế quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước trong đó
giám đốc - người đứng đầu công ty do cơ quan thành lập bổ nhiệm (Bộ Tài
Chính , UBNDTP). Các cấp quản lý bao gồm trưởng phòng, phó phòng.Trong
ban giám đốc có giám đốc và các phó giám đốc. Nếu công ty có chi nhánh
hoặc các đại diện ở các địa phương khác sẽ có giám đốc ,phó giám đốc chi
nhánh ,trưởng phòng, phó phòng tại chi nhánh và trưởng đại diện VP đại
diện. Cách thức tổ chức tại các công ty này theo chức danh và cơ cấu hành
chính. Số lượng các cấp quản lý phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu tài chính của
công ty. Số lượng các cấp quản lý phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức của
công ty. Trách nhiệm công việc và tổ chức hoạt động theo chức danh quản lý.
Ban giám đốc và kế toán trưởng thuộc biên chế của Nhà nước và là đại diện
chủ sở hữu của nhà nước tại công ty. Các nhân viên khác kể cả các cấp quản
lý đều có hợp đồng lao động với công ty.
+Đối với các công ty kiểm toán vốn nước ngoài: Các công ty này đều
thuộc các công ty kiểm toán quốc tế, do vậy về cơ cấu tài chính giống như các
công ty quốc tế. Tuy nhiên vì là công ty được thành lập theo luật đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam, thuộc hình thức công ty TNHH nên về tổ chức hành chính
7
ở các công ty này vẫn có chức danh Giám đốc và là đại diện pháp lý của công
ty về các vấn đề hành chính của các cơ quan chức năng cũng như trong các
hoạt động KT. Mặc dù vậy trong hoạt động điều hành của công ty sẽ theo hệ
thống quản lý của công ty mẹ.
+Đối với các công ty TNHH trong nước: hình thức sở hữu tư nhân,
Giám đốc công ty là chủ sở hữu, người theo pháp luật phải có chứng chỉ
Kiểm toán viên và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi hoạt động
của công ty.
* Hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập ởViệt Nam:
(1) Công ty kiểm toán 100% vốn nước ngoài chuyên phục vụ các
khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án quốc
tế. Khách hàng của nó là các khách hàng lớn, có công ty mẹ ở nước ngoài.
(2) Công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước có khách hàng
đa dạng:
-->doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
-->dự án quốc tế
--> doanh nghiệp nhà nước
-->công ty TNHH
-->công ty tư nhân
-->công ty cổ phần
--> công ty nà nước
* Lĩnh vực hoạt động của kiểm toán độc lập chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài
chính. Ngoài ra, theo yêu cầu cầu của khách hàng, kiểm toán độc lập còn có
thể thực hiện các cuộc kiểm toán, kiểm toán tuân thủ hoặc tiến hành các dịch
vụ tư vấn tài chính khác.
8