Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.38 KB, 31 trang )

NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT TRỒNG
CÁC LOẠI ĐẬU
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
1 2
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm giúp bà con có thêm kiến thức và kinh
nghiệm trong việc trồng các loại đậu để mang
lại hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi xuất bản
quyển sách “Kỹ thuật trồng các loại đậu”.
Nội dung sách bao gồm các phần chính sau:
PHẦN 1: KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU ĐŨA
PHẦN 2: KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU HÀ LAN
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
PHẦN 3: KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NÀNH
PHẦN 4: KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU RỒNG
PHẦN 5: KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU TƯƠNG
PHẦN 6: KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH
CÂY LẠC
Những kiến thức trình bày trong sách đã được
chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài
liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần
thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp
bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc
trồng các loại đậu.
Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ
ích cho bà con nông dân.
PHẦN 1
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU ĐŨA
Đậu đũa là loại rau ăn quả giàu protein, trồng


quanh năm, thuộc nhóm thân leo. Bộ lá phát triển
mạnh, do đó có khả năng chịu hạn và chịu úng tốt
hơn các loại đậu khác. Đậu đũa ưa ánh sáng mạnh,
chịu được nhiệt độ cao (30 độ C), nhiệt độ thích hợp
20 – 25 độ C, thuộc nhóm cây ngày ngắn. Đậu đũa
không kén đất, nhưng yêu cầu phải thoát nước, xốp,
thoáng, tốt nhất là đất thịt nhẹ, độ pH 6 - 7.
1 2
I. CHỌN GIỐNG
- Có hai nhóm giống:
+ Quả ngắn: chiều dài quả 20 – 30 cm, hạt dày,
thịt quả chắc ăn ngon, sai quả.
+ Quả dài: chiều dài quả > 30 cm, hạt thưa, thịt
quả xốp ăn nhạt, lóng dài
- Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều loại
giống có năng suất cao, có tính kháng bệnh cao,
thích hợp trồng các mùa trong năm.
- Nói chung, đậu đũa từ lúc gieo đến bắt đầu thu
hoạch là 50 – 60 ngày. Thời gian sinh trưởng phụ
thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nếu chăm sóc tốt thì
thời gian thu hái sẽ kéo dài.
II. THỜI VỤ
- Đậu có thể trồng được quanh năm. Vụ Đông
Xuân gieo vào tháng 11, 12 dương lịch. Vụ Hè Thu
gieo vào tháng 5, 6 dương lịch.
- Vụ trồng tháng 12, 1 dương lịch thường bị ruồi
đục lá (sâu vẽ bùa) gây hại nặng, vụ tháng 7, 9 có
sâu đục thân phát triển.
III. CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ LÀM GIÀN
1. Chuẩn bị đất

- Đất được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ trước
khi trồng 10 – 15 ngày. Trong quá trình cày bừa nên
kết hợp bón vôi cho đất để nâng độ pH, diệt mầm
bệnh và giúp cho quá trình huy động dinh dưỡng về
sau cho cây tốt hơn.
- Lên luống: luống cao hay thấp phụ thuộc vào
tầng đất mặt và mực thủy cấp nơi canh tác. Thông
thường nên làm luống cao 40cm so với rãnh thoát
nước, mặt luống rộng 0,8 – 0,9 cm, khoảng cách
giữa 2 luống là 1 - 1,2m. Sau đó tiến hành bón phân
lót và phủ bạt nông nghiệp, nên sử dụng màng phủ
nông nghiệp được làm bằng PE, dày 5mm, khổ
1,2m có 2 mặt sáng và tối. Mặt sáng giúp phản xạ
ánh sáng, mặt tối giúp chống thoát hơi nước và hạn
chế phát triển của cỏ dại, sâu bệnh. Phủ bạt xong
tiến hành gieo hạt.
2. Làm giàn
Do có thân leo nên để đảm bảo năng suất cao
cần phải làm giàn leo cho đậu đũa. Khi cây có 6 – 9
lá thật bắt đầu có vòi thì bắt đầu làm giàn, giàn cao
khoảng 1,5 – 1,8 m. Cắm cọc tầm vông (cây các
loại) khoảng cách 0,5 – 0,6 m, sau đó phủ lưới
(hoặc giăng dây) để đậu leo giàn.
1 2
IV. MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH GIEO HẠT
1. Chuẩn bị luống gieo
Cây cách cây khoảng 25 - 30cm. Hàng cách
hàng 60 cm. Mỗi hốc gieo 2 hạt. Lượng hạt giống là
20 - 25 kg/ha(10.000 m
2

) với tỷ lệ nảy mầm 85 - 95
%, tỷ lệ nảy mầm thấp hơn thì lượng hạt giống tăng
lên 30 - 35 kg/ha.
2. Chuẩn bị hạt gieo và gieo hạt
- Hạt sau khi mở khỏi bao bì nên ngâm vào
nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong vòng 1 giờ, sau đó
vớt ra, ủ vào khăn ẩm, cứ 24 giờ thì đem hạt ra
phun bổ sung nước rồi tiếp tục ủ cho đến khi hạt
nức nanh thì đem gieo.
- Hạt được gieo trực tiếp vào hốc sâu không quá
1cm, lúc gieo hạt đặt mầm hạt úp xuống đất.
- Gieo xong cần phủ bổ sung một lớp vật liệu
mềm (tro trấu, xơ dừa ) lên bề mặt hốc gieo hạt để
hạt nẩy mầm tốt và giúp bộ rễ cây con phát triển
nhanh. Có thể rải ít thuốc Furadan để trừ kiến phá
hoại cũng như một số côn trùng gây hại khác.
V. TRỒNG DẶM
Thông thường tỷ lệ hạt giống bị hư hại là 10 –
12 %. Vì vậy, khi cây phát triển được 1 lá thật thì
tiến hành kiểm tra đồng ruộng để trồng dặm. Nên
trồng dặm vào buổi chiều, trồng dặm tới đâu cần
tưới nước tới đó để đảm bảo cây con phát triển bình
thường. Cây trồng dặm cần được gieo trước một
ngày so với cây trồng ngoài đồng ruộng.
VI. PHÂN BÓN VÀ LIỀU LƯỢNG BÓN
Loại phân và liều lượng bón tùy thuộc vào điều
kiện tự nhiên của từng địa phương. Thông thường
vùng đất nghèo dinh dưỡng thì nên bón cao hơn một
chút để đảm bảo năng suất. Lượng phân bón và
cách sử dụng sau đây tương đối thích hợp cho nhiều

loại đất nói chung:
- Lượng phân bón tính cho 1.000 m
2
đất trồng:
+ Vôi: 100 kg
+ Lân: 50 kg
+ Urê: 12kg
+ KCl: 36 kg
+ NPK : 50 kg (loại 16 – 16 - 8)
+ DAP : 7 kg
+ Phân chuồng: 1,5 - 2 tấn/ 1.000m
2
- Cách bón:
* Bón lót: Bón lót 100% phân chuồng + 100%
Lân + 100% Vôi + 75% KCl (27 kg) + 25%
NPK(12,5kg)
1 2
* Bón thúc:
- Vôi phải bón xử lý đất trước khi trồng 7 – 10
ngày trước khi trồng.
- Thời kỳ cây con có thể phun phân bón lá 1- 2
lần giúp cây phát triển tốt thân lá, thời kỳ trước khi
cây ra hoa rộ phun phân bón lá loại giúp cây ra hoa
mạnh, thời kỳ nuôi trái phun loại phân dưỡng trái.
- Mỗi lần bón phân cần trộn lẫn các loại phân lại
với nhau để bón. Nên bón vào buổi sáng hoặc chiều
mát, sau khi bón thì cần tưới nước ngay để cây
không bị ảnh hưởng.
- Bón phân nên kết hợp với làm cỏ để tránh sự
canh tranh dinh dưỡng cũng như thất thoát do bốc

hơi hoặc rửa trôi.
VII. CÔNG TÁC PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ
một số dịch hại nguy hiểm như:
1. Nhóm sâu hại
- Rệp muội (rầy mềm) dùng Supracide, Hopfa 41
EC, Sherzol, Sape … để trị, có thể dùng bẩy vàng
(kích thước 30- 40 cm) khoảng 30- 40 cái/ 1.000m
2
.
- Sâu đục quả có thể dùng Sherpa 25 EC 0,1%,
Baythroid, Dipel, Regent, Cyper… để phun ngừa
vào chiều mát theo liều lượng chỉ dẫn.
- Sâu khoang dùng Cypermap, Cascade,
Fenbis… để trị theo liều lượng.
- Sâu vẽ bùa dùng Fenbis, Sherzol, Sông Mã…
để trị theo liều lượng
2. Nhóm bệnh hại
- Lở cổ rễ, dùng Validacin, fuin M, Mancozep…
để ngừa và trị bệnh.
- Thán thư, dùng Mancozeb để trị.
- Phấn trắng, dùng Kumulus, Dithane, Funomil,
Ridomil…
- Bệnh gỉ sắt (Uromyces Phaceolii) có thể dùng
Anvill 5 SC, Till 250 ND, Bayleton 25 EC
VIII. THU HOẠCH
Sau khi gieo khoảng 50 - 60 ngày là có thể thu
hái quả được, nếu chăm sóc tốt có thể thu được 10 -
11 đợt quả, quả to bằng chiếc đũa thì có thể hái
được, lúc này hạt chỉ to bằng hạt thóc hay to hơn

một chút. Hái cẩn thận để thu hái nhiều lần. Nếu để
làm giống, chọn các quả to đẹp ở giữa cây để quả
già, phơi khô cho vụ sau.
1 2
PHẦN 2
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU HÀ LAN THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
Đậu Hà Lan yêu cầu dinh dưỡng khoáng không
cao. Cây có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều
loại đất, từ đất cát nhẹ nhiều mùn đến đất sét nặng,
nhưng tốt nhất là đất nhiều mùn đến đất sét nhiều
mùn. Trên đất nhẹ, đất cát không giữ được ẩm nên
năng suất có xu hướng giảm. Độ chua của đất trồng
đậu Hà Lan thích hợp là pH khoảng 5,5 - 7,0.
I. NGUỒN GỐC VÀ YÊU CẦU SINH THÁI
- Đậu Hà Lan được trồng từ rất lâu, nhưng người
ta chưa rõ nguồn gốc chính xác của nó. Nhiều nhà
khoa học căn cứ vào sự phân bố gen của loài này đã
cho rằng đậu Hà lan có nguồn gốc từ vùng Cận
Đông, Trung Á.
- Mặc dù hiện nay đậu Hà Lan được trồng ở
nhiều nước khác nhau trên thế giới nhưng đậu chỉ
sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trong điều kiện
nhiệt độ từ 18 - 20 độ C, khí hậu ẩm. Nhiệt độ trên
25 độ C và dưới 12 độ C cây sinh trưởng chậm và ở
35 độ C cây tàn lụi nhanh.
II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
1. Mùa vụ
Gieo trồng từ 5/10 đến 5/11, thu hoạch từ tháng
12 đến đầu tháng 3 năm sau. Nếu gieo muộn, bệnh

phấn trắng hại nặng làm năng suất giảm rõ rệt.
2. Giống
- Giống địa phương: Vùng Gia Lâm (Văn Đức),
Văn Lâm (Hưng Yên).
- Giống nhập nội: từ Thái Lan, Đài Loan, Trung
Quốc, Nhật Bản và Pháp. Nguồn giống nhập nội
cho năng suất cao, phẩm chất tốt nhưng tính chống
chịu bệnh kém đặc biệt là bệnh phấn trắng.
1 2
- Giống đậu Hà Lan leo cần 40 – 50 kg hạt/ha
(1,5 – 1,8 kg/sào).
- Giống đậu Hà Lan lùn cần 60 – 80 kg hạt/ha (3
kg/sào).
3. Làm đất
- Chọn loại đất giữ ẩm tốt, chân đất cao, dễ thoát
nước, có độ pH từ 6,0 – 6,5, pH dưới 5,5 phải bón
vôi (10-15 kg vôi bột/sào).
- Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi
gieo. Cần thực hiện chế độ luân canh với cây khác
họ, đặc biệt là cây lương thực.
- Chia luống 1,3 m, mặt luống rộng 1,0 m, cao
25 - 30 cm.
4. Mật độ, khoảng cách
- Gieo 3 hàng với đậu Hà Lan lùn, gieo 2 hàng
với đậu Hà Lan leo trên luống để tiện cắm giàn.
- Khoảng cách gieo:
+ Đậu Hà Lan thấp cây: hàng cách hàng 30 cm,
cây cách cây 7cm, mật độ 32 vạn cây/ha.
+ Đậu Hà Lan leo: hàng cách hàng 60 - 70 cm,
cây cách cây 20 cm, mật độ 10 - 12 vạn cây/ha.

5. Phân bón
- Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi,
phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.
Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác
chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3
lượng phân chuồng.
- Cách bón thúc:
+ Lần 1: cây có 4 - 5 lá thật;
+ Lần 2: bắt đầu nở hoa (trước khi cắm dóc);
+ Lần 3: sau thu quả đợt 1.
- Có thể dùng các dạng nitrat amôn, đạm sulfat
amôn thay cho urê, clorua kali thay cho kali sunphat
hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón
với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài bón đất, có
thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng,
trung lượng, vi lượng. Đậu Hà Lan leo có thời gian
thu hoạch dài hơn nên sau 2 lần thu quả, cần tưới
thêm nước phân mục. Làm cỏ, xới, vun 3 lần kết hợp
với 3 lần bón thúc, làm giàn khi cây cao 20 - 25 cm.
1 2
6. Nước tưới
Sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước sông, nước
giếng khoan). Sau khi gieo, cần thường xuyên giữ
độ ẩm đất từ 70 - 75%.
7. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu hại: Thường gặp là sâu xám, sâu xanh, sâu
vẽ bùa, ruồi đục lá, rệp hại, sâu đục quả và nhện đỏ.
- Bệnh hại: Đậu Hà Lan thường gặp một số bệnh
hại như bệnh phấn trắng, bệnh cháy lá và đốm lá do
vi khuẩn, các bệnh sinh ra từ đất như bệnh héo rũ,

bệnh thối đen rễ
- Thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng
hợp như luân canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng,
bón phân cân đối, trong trường hợp thật cần thiết
mới dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
- Để phòng trừ bọ trĩ thường dùng thuốc Admine
0,5 EC, Confidor 50 EC, Karate 2,5EC, Sherpa 25EC,
Trebon 10EC. Sâu đục quả có thể trừ bằng Sherpa 25
EC, Sumicidin 10 EC, Cyperan 25EC, phải phun sớm
khi quả mới đậu, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.
Giòi đục lá phun Bathroid 50 EC, Confidor 100 SL.
- Để tránh một số bệnh hại sinh ra từ đất, không
nên trồng đậu liên tục nhiều vụ mà cần luân canh
với các rau khác họ như họ thập tự, họ cà hay lúa
nước. Đất không được để úng kéo dài, phải luôn
thoát nước, thu dọn và xử lý các tàn dư cây bệnh
làm cho ruộng thông thoáng, sạch sẽ. Ngoài ra có
thể sử dụng các thuốc trừ bệnh: Valicidin 3SL để
trừ bệnh lở cổ rễ, thuốc Anvil 5SC, Score 250 EC,
Rovral 50 WP để trừ các bệnh phấn trắng, gỉ sắt,
thời gian cách ly ít nhất 10 ngày.
- Kỹ thuật phun thuốc phải theo đúng hướng dẫn
trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.
8. Thu hoạch
- Đậu Hà Lan sử dụng quả non, thu hoạch sau
khi hạt non chớm phình to. Thu vào sáng sớm sẽ có
chất lượng tốt và tươi hơn, có khả năng bảo quản và
vận chuyển tốt hơn. Khi thu hái tránh làm trầy xước
hoặc bong lớp phấn trên vỏ quả. Loại các quả có vết
về sâu bệnh, trầy xước hoặc dị dạng.

- Đối với đậu ăn hạt non thu muộn hơn (khi vỏ
quả đổi màu), hạt đã phình to và tương đối cứng,
nhưng chưa quá già hoặc khô. Hạt được tách ra
dùng ngay hoặc chế biến, bảo quản để tiêu thụ dần.
Hạt đậu non được chế biến chủ yếu bằng các
phương pháp cấp đông hoặc đóng hộp.
- Đậu Hà Lan lấy hạt khô được thu hoạch khi hạt
đã già, khô, vỏ quả đã bạc. Cần thu kịp thời, không
để quá khô vì một số giống có khả năng tự tách vỏ
ngay trên cây. Thu và phơi khô nguyên quả, sau đó
tách hạt và tiếp tục phơi hạt cho thật khô trước khi
đóng gói.
1 2
PHẦN 3
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NÀNH
Đậu tương hay đậu nành (tên khoa học Glycine
max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng
chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho
người và gia súc.
Ngoài ra, trong cây đậu tương còn có tác dụng
cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác. Điều
này có được là hoạt động cố định N2 của loài vi
khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu.
I. MÙA VỤ
- Đậu nành có thể trồng được quanh năm nhưng
với mỗi thời vụ canh tác khác nhau sẽ có ảnh hưởng
rõ rệt đến sự sinh trưởng cây trồng, tình hình sâu
bệnh, năng suất, phẩm chất hạt, chi phí sản xuất.
- Đậu nành là cây ngắn ngày, nên có thể bố trí
vào các mô hình luân canh, xen vụ để tăng vòng

quay của đất, nâng giá trị kinh tế cho người sử dụng
đồng thời hạn chế nguồn sâu bệnh lưu tồn qua mùa
vụ canh tác.
1. Vụ Đông Xuân
- Lượng ánh sáng đầy đủ, đậu nành trổ hoa sớm,
thời gian sinh trưởng ngắn, thuận lợi trong việc thu
hoạch và phơi hạt. Sâu bệnh phát triển trong vụ này
tương đối ít. Hạt thu hoạch trong vụ này có phẩm
chất tốt, nên có khả năng bảo quản được lâu.
- Lưu ý: Trong vụ Đông Xuân: Nên trồng mật độ
dày hơn, do thân lá phát triển hạn chế hơn so với
các vụ khác.
2. Vụ Xuân Hè
Đậu nành được trồng ở những chân ruộng lúa
Đông Xuân sớm, (trước đây, thường được trồng
luân canh với lúa mùa). Trong vụ này, nếu được
chăm sóc và đầu tư kỹ thuật đúng mức, đậu nành
1 2
sinh trưởng và phát triển tốt hơn vụ Đông Xuân,
năng suất cũng cao hơn. Nhưng vụ này, sâu bệnh
bộc phát rất mạnh, nhất là các đối tượng như dòi
đục thân ở đầu vụ và sâu đục trái ở cuối vụ. Trong
vụ này, gieo càng muộn, thì mức độ thiệt hại do dòi
đục thân càng gia tăng. Lúc thu hoạch sẽ gặp trở
ngại do mưa, phẩm chất hạt giảm, tỷ lệ hạt bị mốc
và bệnh hạt tím cao.
3. Vụ Hè Thu
- Thời gian chiếu sáng trong ngày dài, nên đậu
nành trổ hoa muộn, thời gian sinh trưởng kéo dài.
- Lưu ý trong vụ Hè Thu: Trong vụ này, đậu

nành phát triển thân lá rất mạnh, do đó mật độ trồng
nên thưa hơn so với các vụ khác trong năm.
- Đầu vụ thường gặp hạn, nên lưu ý vấn đề nước
tưới. Cuối vụ, do mưa nhiều, thường gặp khó khăn
trong khâu phơi hạt, hạt dễ bị mốc và bệnh hạt tím.
Trong vụ Hè Thu, đậu nành dễ bị đổ ngã và phẩm
chất hạt cũng kém hơn so với các vụ khác trong năm.
4. Vụ Thu Đông
Trong vụ này, mưa thường xuất hiện nhiều và
liên tục, cần lưu ý các vấn đề chống úng cho cây.
II. KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NÀNH
1. Chuẩn bị đất
Có 2 mô hình canh tác cây đậu nành:
- Mô hình chuyên canh màu: Có làm đất
- Mô hình luân canh: Không làm đất.
a. Cách trồng có làm đất
- Cày đất lúc có ẩm độ vừa phải. Tránh cày đất
lúc còn quá ướt.
- Trường hợp đất quá khô, phải chủ động tưới
nước và chờ đến khi đất có đủ độ ẩm thích hợp thì
mới cày.
- Tránh làm đất quá tơi, khi gặp mưa, dễ bị đóng
váng, cản trở việc hút nước, dinh dưỡng của cây,
cây sinh trưởng yếu, các nốt sần ít và nhỏ. Đường
kính đất cày vừa phải: 4 – 5cm.
* Ưu điểm việc làm đất:
- Diệt cỏ dại.
- Nâng cao độ tơi xốp của tầng đất mặt, tạo điều
kiện thuận lợi cho hệ thống rễ phát triển mạnh trong
giai đoạn đầu.

- Hạn chế việc bốc phèn (xì phèn) lên lớp đất
mặt do mao dẫn.
1 2
* Nhược điểm:
- Tốn thời gian làm đất, do đó kéo dài thời vụ
trồng đậu nành. Có thể ảnh hưởng đến cây trồng
vụ sau.
- Tốn chi phí làm đất, tưới nước (vì muốn làm
đất, phải để đất khô, sau khi gieo, phải tưới nhiều
nước) dẫn đến lợi nhuận bị giảm một phần.
- Do đó việc áp dụng làm đất chỉ nên áp dụng
đối với những trường hợp đất quá khô, nhiều cỏ dại.
b. Cách trồng không làm đất
- Cách trồng này đã có từ thời xa xưa. Ở An
Giang, đã áp dụng từ lâu với mô hình lúa mùa nổi
luân canh màu.
- Trên chân đất ruộng, tiến hành gieo đậu nành
sau khi thu hoạch lúa, khi đất còn độ ẩm thích hợp.
Có thể kết hợp phủ rơm để giữ ẩm.
-Trường hợp đất quá khô, có thể tưới tràn, sau
đó tháo nước ra, ngày hôm sau tỉa hạt.
* Ưu điểm:
- Tranh thủ thời vụ, vì không phải chờ đợi thời
gian làm đất.
- Giảm được chi phí trong khâu làm đất. Do đó
hiệu quả kinh tế hơn.
- Tận dụng được độ ẩm trong đất sau khi thu
hoạch lúa, do đó tiết giảm chi phí tưới nước.
* Nhược điểm:
- Sâu bệnh phát triển nhiều hơn.

- Gặp trở ngại trong việc ứng dụng phân bón,
nhất là các loại phân đòi hỏi phải trộn hoặc lấp
xuống đất như phân lân, phân hữu cơ, vôi ,
Ngoài ra, một số nơi còn áp dụng biện pháp làm
đất theo hàng, qua các thí nghiệm của Trường Đại
học Cần Thơ, cho thấy, không có sự khác biệt về
năng suất đối với 2 biện pháp kỹ thuật làm đất trên.
Tuy nhiên, biện pháp không làm đất cho hiệu quả
kinh tế cao nhất.
2. Mật độ trồng
- Áp dụng tỉa, lượng giống 70 - 80kg/ha. Nếu sạ,
lượng giống khoảng 100 - 120kg/ha.
- Mật độ trồng: Tỉa theo khoảng cách 40 x 10cm
hay 30 x 20cm. Mỗi hốc 3 cây (50 cây/m
2
) sau đó
chừa lại 2 cây/lỗ. Mùa mưa trồng dày hơn mùa khô:
30 x 15 cm; Mỗi hốc 3 cây (66 cây/m
2
) sau đó chừa
lại 2 cây/lỗ.
- Gieo độ sâu: 2,5cm
Tùy thuộc vào giống, thời vụ trồng, đất đai, trình
độ thâm canh mà có mật độ trồng khác nhau.
1 2
3. Phương pháp gieo
- Trước khi gieo, phơi lại hạt giống một nắng
nhẹ trên nong, nia, cót, không được phơi trên nền xi
măng, sân gạch khi nắng gắt.
- Gieo hạt khi đất đủ ẩm, trước khi gieo phải bón

phân vào rãnh hoặc hốc, gieo hạt xong lấp một lớp
đất tơi xốp dầy 2 - 3cm.
- Đối với đậu nành trên đất 2 vụ lúa: Trước khi
gieo hạt cho nước vào để làm cho đất đủ ẩm, sau đó
rút sạch nước mặt, vạch thành hàng hay dùng que
ấn thành hàng cách nhau 25 - 30cm để gieo hạt.
Trên cùng một hàng gieo cách nhau 7 - 8 cm/1hạt,
hoặc theo khóm cách nhau 13 -15cm, mỗi khóm 2 -
3 hạt, lấp hạt bằng đất trộn NPK hoặc phân chuồng
hoai mục.
4. Nhu cầu đạm cho đậu nành
Cùng thuộc nhóm cây họ đậu, đậu nành còn có
khả năng cố định đạm từ khí trời. Khả năng này nhờ
vi khuẩn Rhizobium jabonicum, gọi là vi khuẩn cố
định đạm. Vi khuẩn này sống trong điều kiện đất
không bị ngập và đất phải thoáng khí, giúp tạo nốt
sần trong rễ cây họ đậu. Nhờ hút chất đạm từ không
khí, khi nốt sần trưởng thành (lúc cắt ngang có màu
nâu đỏ) nó sẽ cung cấp chất đạm lại cho cây trồng
sử dụng. Do đó, việc bón quá nhiều lượng phân đạm
cho cây đậu nành là không cần thiết.
5. Bón phân
- Đối với cây đậu nành, do có thể cố định được
lượng đạm khí trời (vi khuẩn Rhizobium
japonicum) để nuôi cây, vì vậy cần chú ý đến việc
bón thêm phân lân và Kali để cân đối NPK.
- Phân đạm nên bón vào đầu của giai đoạn tăng
trưởng, để kích thích bộ lá phát triển trước khi vi
khuẩn nốt sần ở rễ lấy được đạm từ khí quyển để
nuôi cây.

6. Chăm sóc
Khi cây được 1 - 2 lá thật, tiến hành tỉa dặm để
đảm bảo mật độ cây trồng trên ruộng. Kết hợp với
các lần bón phân, làm cỏ và vun gốc đậu. Có thể
làm cỏ bằng tay. Nếu sử dụng thuốc cỏ như Dual,
Ronstar, phải xử lý trước khi gieo đậu 1 - 2 ngày.
7. Tưới tiêu nước
Đậu nành là cây trồng cạn nhưng kém chịu hạn.
Nhu cầu nước của cây đậu nành lớn nhất vào thời
kỳ ra hoa làm quả. Đậu nành khi gieo cần độ ẩm
50% mới mọc được, vụ Hè Thu làm đất xong, cần
1 2
gieo ngay. Đậu nành cần được tưới đủ ẩm vào thời
kỳ cây con và khi ra hoa kết quả. Nếu bị hạn ở các
thời kỳ này, sẽ giảm năng suất. Nếu mưa lớn, cần
thăm ruộng thường xuyên để tiêu úng. Cần tránh
hiện tượng đất bị ngập úng và đóng váng.
III. NHU CẦU DINH DƯỠNG
- Cứ 1 tấn hạt, cây đậu nành đã lấy đi lượng
dinh dưỡng từ đất khoảng: 100kg Nitơ, 16kg
P2O5, 21kg K2O, 4 kgMgO và 4 kg CaO trên 01ha
trồng đậu nành.
- Qua số liệu trên ta nhận thấy cây đậu nành rất
cần đạm, song do có vi khuẩn cố định đạm, nên
lượng đạm bón vào không cần nhiều. Cây đậu nành
có nhu cầu về Lân, Kali, Can xi, Magiê. Do đó, bón
tập trung vào giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng.
- Lượng phân bón: Tùy theo từng loại đất, loại
giống, mùa vụ,… mà có lượng phân bón cho thích
hợp. Có thể áp dụng theo công thức sau:

* Công thức 1: Sử dụng: 60kg Urea, 120kg
DAP, 80kg KCL (tính cho 1ha).
- Bón lót: 60kg DAP và toàn bộ phân chuồng.
- Từ 7 - 10 ngày sau khi gieo: Bón 10kg Urea,
60kg DAP.
- Từ 25 - 30 ngày sau khi gieo: Bón 30kg Urea,
30kg KCL.
- Từ 35 - 40 ngày sau khi gieo: Bón 20kg Urea,
30kg KCL.
* Công thức 2: Sử dụng: 105kg Urea, 300kg
Super lân, 80kg NPK.
- Bón lót: 300kg Super lân.
- Từ 7 - 10 ngày sau khi gieo: Bón 25kg Urea,
20kg KCL.
- Từ 25 - 30 ngày sau khi gieo: Bón 40kg Urea,
30kg KCL.
- Từ 35 - 40 ngày sau khi gieo: Bón 40kg Urea,
30kg KCL.
* Lưu ý:
- Nếu có điều kiện, bón thêm 5-6 tấn phân
chuồng/ha, bón vào giai đoạn trước khi tỉa hạt
(bón lót).
- Canh tác trên đất phèn, tùy vào độ chua của
từng loại đất, có thể bón thêm 30-50kg vôi bột/ 1
công (1.000m
2
), vào giai đoạn bón lót.
- Cách bón: Bón lót: Vùi phân vào đất hoặc trộn
với tro trấu, phân hữu cơ, thuốc ngừa sâu bệnh. Sau
đó lấp hạt lại. Đối với các lần bón thúc, có thể pha

nước tưới hoặc bón cách hàng đậu 5cm, độ sâu 10cm.
1 2
PHẦN 4
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU RỒNG
Cây đậu rồng còn có tên gọi khác là đậu khế và
các tên khác như: đậu xương rồng (vì có 4 cạnh
giống như quả rồng hoặc thân cây xương rồng). Đậu
rồng là loại cây dây leo nên cần làm giàn mới ra
nhiều hoa, cho nhiều quả. Nếu chăm sóc tốt, đậu
rồng sinh trưởng và cho quả hầu như quanh năm.
Quả đậu rồng thường dài 7 - 10 cm, có 4 cạnh, trên
cạnh có răng cưa, thắt lại ở 2 đầu quả. Thường thu
hái non để làm rau ăn dưới dạng các món xào rất có
giá trị. Kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng
thì trong hạt đậu rồng có 30 - 37% prôtit, 28 - 31%
gluxit; trong quả non có từ 1,9 - 2,9% prôtit, 3,1 -
3,9% gluxit. Hạt đậu rồng màu nâu, hình trái xoan
hoặc dẹt 2 đầu có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho
con người, đặc biệt là trẻ em và người già như các
axit amin (lysin, menthionin, cystin), canxi…do đó
có thể sử dụng hạt đậu rồng để làm nguyên liệu chế
biến bột dinh dưỡng, có thể thay thế sữa mẹ để điều
trị bệnh suy dinh dưỡng trẻ em. Lá đậu rồng cũng
có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc rất tốt
vì giàu đạm và chất dinh dưỡng.
I. KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU RỒNG
- Cây đậu rồng ưa trồng nơi đất tốt, giàu mùn, đất
thịt nhẹ hoặc đất thịt pha cát, có điều kiện tưới tiêu
tốt. Là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên nhiệt độ thích
hợp để sinh trưởng và phát triển từ 18 – 30 độ C.

- Hiện nay nhiều nơi đã trồng đậu rồng quanh
nhà, trước sân vừa làm giàn che bóng mát cho mảnh
sân vừa lấy rau ăn hàng ngày.
- Cây đậu rồng dễ trồng, dễ chăm sóc, hầu như
rất ít sâu bệnh nên không phải phun thuốc trừ sâu,
chi phí đầu tư ít mà giá trị dinh dưỡng lại cao. Nếu
chỉ làm rau ăn thì mỗi nhà chỉ cần trồng vài ba gốc
quanh sân vừa làm giàn che bóng mát vừa có rau ăn
quanh năm.
1 2
- Đậu rồng gieo bằng hạt sau khi đã cuốc lật kỹ
đất, xới cho tơi xốp, bón nhiều phân hữu cơ và một
ít Supe lân. Tháng 8, tháng 9 gieo hạt sau khi đã
ngâm ủ cho hạt nứt nanh. Chỉ khoảng 1 tuần đến 10
ngày là cây bắt đầu leo giàn. Nếu là trồng trước sân
thì làm giàn cao 2,5 - 3 m, có thể dùng các cây tre,
cây hóp bắc giàn hoặc dùng dây thép để căng giàn.
Nếu trồng thành hàng hóa ngoài đồng thì trồng theo
luống rộng 1 - 1,2 m, trên trồng 2 hàng và bắc giàn
chữ A như giàn dưa leo, giàn đậu đũa.
II. CHĂM SÓC
Thường xuyên pha nước phân chuồng đã ngâm ủ
hoai mục trộn với 5% đạm Urê để tưới. Khi cây bắt
đầu ra hoa, đậu quả cần bón thêm Kali thì quả mới
chắc, hạt mới giàu dinh dưỡng, chất lượng mới tốt.
Sau mỗi lứa thu hái lại bón phân và tưới nước, vun
xới cho cây bền gốc, ra nhiều hoa, đậu nhiều trái.
III. THU HOẠCH
Thu quả khi quả đã đầy cạnh, màu xanh sáng,
hạt còn non để xào hoặc nấu canh. Đậu rồng xào

với thịt lợn hoặc thịt bò vừa bổ, vừa ngon.
PHẦN 5
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU TƯƠNG
I. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐẬU TƯƠNG
1. Yêu cầu sinh thái
a) Điều kiện đất đai
Đất trồng đậu tương thích hợp nhất là đất thịt
nhẹ, tơi xốp, sâu màu, thoáng, thoát nước, pH từ 6,5
- 7,2. Đậu tương không sống được trên đất quá chua
hoặc quá kiềm. Đất ít màu, chua vẫn có.
1 2
b) Nhiệt độ
Đậu tương có nguồn gốc ôn đới, nhưng không
phải là cây trồng chịu rét. Tuỳ theo giống chín sớm
hay muộn mà có tổng tích ôn biến động từ 1.888 -
2.700 độ C (quy luật tổng nhiệt).
Từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây
đậu tương có yêu cầu nhiệt độ khác nhau: Thời kỳ
mọc nhiệt độ thích hợp nhất là 18 – 22 độ C, phạm
vi nhiệt độ tối thiểu và tối đa cho thời kỳ mọc là 10
độ C và 40 độ C.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng cành
lá là 20 – 23 độ C, thấp nhất là 15 độ C, cao nhất là
37 độ C.
Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến ra hoa kết quả;
nhiệt độ dưới 10
0
C ngăn cản sự phân hoá hoa, dưới
18 độ C đã có khả năng làm cho quả không đậu.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho thời kỳ ra hoa là 22 –

25 độ C.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho thời kỳ hình thành
quả và hạt là 21 - 23 độ C, thấp nhất là 15 độ C, cao
nhất là 35 độ C. Thời kỳ chín nhiệt độ thích hợp
nhất là 19 – 20 độ C. Nhiệt độ 25 – 27 độ C hoạt
động của vi khuẩn nốt sần tốt nhất.
c) Åm độ, lượng mưa
- Hạt nảy mầm đòi hỏi độ ẩm đất 60 - 65%.
- Nhu cầu nước của cây đậu tương thay đổi tuỳ
theo điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt và thời
gian sinh trưởng. Cần lượng mưa từ 350 - 600 mm
3
cho cả quá trình sinh trưởng.
d) Ánh sáng
Đậu tương có phản ứng với độ dài ngày, các giống
khác nhau phản ứng với độ dài ngày khác nhau.
2. Một số giống đậu tương
a) Giống DT84
Giống đậu tương DT84 được công nhận là giống
Quốc gia năm 1995. DT84 có thời gian sinh trưởng
85 - 95 ngày trong vụ Xuân hè và 86 - 95 ngày
trong vụ Đông, cây cao trung bình 50 - 60 cm, ít
phân cành, khối lượng 1.000 hạt 150 - 160 gam.
Tiềm năng năng suất từ 15 - 30 tạ/ha, năng suất
trung bình đạt 13 - 18 tạ/ha. DT84 là giống chịu
trung bình, thích hợp cả 3 vụ (Xuân, Hè, Đông).
b) Giống AK03
Được công nhận giống quốc gia năm 1990. AK03
có thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày, cây cao trung
bình 50 - 55cm, khối lượng 1.000 hạt 125 - 135 gam,

khả năng cho năng suất từ 14 - 17 tạ/ha. AK03 phản
ứng với nhịêt độ chịu úng và chịu rét yếu, chịu hạn
và chịu úng trung bình, nhiễm bệnh đốm vi khuẩn ở
1 2
giai đoạn cuối. Thích hợp cho vụ Đông, Xuân, có thể
nhân giống trong vụ Hè. Thích ứng rộng, có thể
trồng trên các chân đất thịt trung bình và cát pha dễ
thoát nước ở trung du và đồng bằng.
c) Giống DT95
Giống đậu tương DT95 được công nhận khu vực
hoá năm 1997. Là giống có năng suất cao ở cả 2 vụ
Xuân và Đông, có phản ứng yếu với độ dài chiếu
sáng, cây cao 55 - 80 cm. Thời gian sinh trưởng vụ
Xuân 93 - 106 ngày, vụ Đông 90 - 98 ngày. Khối
lượng 1.000 hạt 150 - 160gam, khả năng chống đổ
trung bình, khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh khá.
Năng suất trung bình 22 - 27tạ/ha. Chống chịu các
bệnh gỉ sắt, đốm vi khuẩn, lở cổ rễ trung bình,
chống đổ yếu, trong vụ Xuân sinh trưởng không
đồng đều. Khả năng chịu nhiệt, chịu hạn khá.
d) Giống VX 93
Thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, cây cao 50 -
55 cm, hoa trắng hạt to, vàng, rốn hạt màu nâu.
Trọng lượng 1.000 hạt 150 - 160 gam. Năng suất có
thể đạt 15 - 30tạ/ha. Chịu rét tốt, chống chịu sâu
bệnh trung bình. Thích hợp vụ Thu - Đông và vụ
Đông trên đất bãi và 2 vụ lúa. Vụ Xuân trên đất
chuyên màu, đất mạ có khả năng trồng xen. Năng
suất trên diện rộng đạt trung bình 13 - 14 tạ/ha.
Được công nhận giống quốc gia từ năm 1990.

e) Giống M-103
Giống M-103 được công nhận giống quốc gia
năm 1994. Là giống thích hợp nhất trong vụ Hè,
nhưng cũng có thể gieo trồng trong vụ Xuân muộn
và vụ Thu Đông. Thời gian sinh trưởng 85 ngày,
chiều cao cây 55 - 70cm. Chiều cao đóng quả 13 -
14 cm, quả màu vàng sẫm, hạt vàng đẹp, lá xanh
thẫm, nhọn. Trọng lượng 1.000 hạt 160 - 180 gam,
năng suất trên diện tích rộng 17 - 20 tạ/ha. Trên nền
thâm canh đạt 30 - 35 tạ/ha. Khả năng chịu nóng
khá. Tỷ lệ quả 3 hạt cao (20 - 30%), quả nhiều, màu
sắc đẹp, ít nứt hạt (20%).
f) Giống AK 05
Giống AK05 được công nhận giống quốc gia
năm 1995. Cây sinh trưởng khoẻ, chiều cao cây 50-
60cm, thời gian sinh trưởng 98-105 ngày, hạt vàng
sáng đẹp, khối lượng 1000 hạt 130-135 gam, năng
suất trung bình 13-15 tạ/ha. Khả năng chống chịu
sâu bệnh trung bình, chịu hạn, chịu rét khá. Trồng
được cả trong vụ Xuân và vụ Đông.
g) Một số giống khác
Ngoài các giống kể trên vẫn còn một số giống
đậu tương khác như: DT76, DT80, DT83, DT93,
DT92, DT94, TL75, HL92, HL2, AK06, DT 2000,
D 96-02, VX 92, DT 2001 cũng có tiềm năng năng
1 2
suất khá. Đặc biệt là giống DT2000 và DT2001 là
những giống có tiềm năng cho năng suất rất cao.
3. Tiêu chuẩn hạt giống
- Hạt giống phải lấy ở cây khoẻ mạnh, thuần

chủng, nhiều quả có 2 - 3 hạt, khi chín ít bị tách vỏ,
không mang mầm bệnh.
- Hạt giống phải mẩy, không sâu bệnh, đạt tỷ lệ
nảy mầm trê 90%, trọng lượng 1.000 hạt phải đạt
theo chỉ tiêu giống.
- Trước khi gieo trồng phơi lại hạt giống một
nắng nhẹ trên nong, nia, cót, không được phơi trên
nền xi măng, sân gạch khi nắng gắt.
II. KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU TƯƠNG
1. Chế độ trồng trọt
Đậu tương là cây ngắn ngày nên có thể đưa vào
công thức luân canh tăng vụ hoặc trồng xen, gối tuỳ
theo đặc điểm khí hậu, thời tiết, đất đai và tập quán
canh tác từng vùng:
- Chế độ luân canh: Có thể áp dụng các công
thức sau:
+ Lúa Xuân - Lúa mùa sớm - Đậu tương Đông.
+ Lúa Xuân - Đậu tương Hè - Lúa mùa muộn -
Cây vụ Đông.
+ Ngô Xuân - Đậu tương Hè thu - Cây vụ Đông.
+ Đậu tương Xuân - Lúa mùa sớm - Cây vụ Đông.
+ Đậu tương Xuân - Mùa chính vụ - Rau vụ Đông.
+ Đậu tương Xuân - Đậu tương Hè - Lúa mùa.
+ Lúa Xuân - Đậu tương Hè - Ngô Thu đông.
- Chế độ trồng xen: Có thể trồng xen đậu tương
với các loại cây lương thực (ngô) và cây công
nghiệp như cà phê, dâu tằm, cao su hoặc cây ăn
quả… ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.
2. Làm đất
- Cày sâu 18 - 20 cm, bừa kỹ đất nhỏ, sạch cỏ

dại, bằng phẳng, tơi xốp. Nếu đất đồi cần làm theo
đường đồng mức để tránh xói mòn.
- Lên luống rộng 1,2 - 1,8 m; rãnh cao 20 cm,
thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc.
3. Mùa vụ
Trong canh tác đậu tương được chia thành 2 vụ
chính:
- Vụ Xuân: 15/2 - 15/3.
1 2
- Vụ Hè 20/5 - 15/6.
- Vụ Hè thu: 15/6 - 15/7.
- Vụ Đông: 10/9 - 5/10.
4. Khoảng cách, mật độ trồng
- Tuỳ thuộc vào giống, thời vụ trồng, đất đai,
trình độ thâm canh mà có mật độ trồng khác nhau.
+ Vụ Xuân: 30cm x 7cm (40 - 45 cây/m
2
).
+ Vụ Hè và Hẹ thu: 35 - 40 cm x 5 - 7 cm (35 -
40 cây/m
2
).
+ Vụ Đông: 30 - 35 cm x 5 - 7 cm (50 - 60
cây/m
2
).
- Lượng giống 50 - 60 kg/ha.
5. Kỹ thuật gieo hạt
- Gieo hạt khi đất đủ ẩm, trước khi gieo phải bón
phân vào rãnh hoặc hốc, gieo hạt xong lấp một lớp

đất tơi xốp dày 2 - 3 cm.
- Đối với đậu tương trên đất 2 vụ lúa: Trước khi
gieo hạt cho nước vào để làm cho đất đủ ẩm, sau đó
rút sạch nước mặt, vạch thành hàng hay dùng que
ấn thành hàng cách nhau 25 - 30 cm để gieo hạt.
Trên cùng một hàng gieo cách nhau 7 - 8 cm/1hạt,
hoặc theo khóm cách nhau 13 - 15cm, mỗi khóm 2 -
3 hạt, lấp hạt bằng đất trộn NPK hoặc phân chuồng
hoai mục.
III. KỸ THUẬT CHĂM SÓC
1. Bón phân
- Lượng phân bón: Tuỳ theo từng loại đất, loại
giống, mùa vụ,… mà có lượng phân bón cho
thích hợp.
+ Đất phù sa: Lượng phân bón cho 1 ha là: 5 - 6
tấn phân chuồng + 20 kgN + 40 - 60kg P205 + 40 -
60 kg K20.
+ Đất bạc màu, đất cát biển, đất feralit trên nền
phù sa cổ: Lượng phân bón cho 1 ha là : 8 - 10 tấn
phân chuồng + 30kgN + 60kg P205 + 60 kg K20.
- Tuỳ vào độ chua của từng loại đất để bón từ 15
- 25 kg vôi bột/sào.
- Cách bón:
+ Đối với phân đạm, lân, kali riêng rẻ: Bón lót
toàn bộ phân chuồng, lân, vôi, 50% lượng đạm và
50% kali. Bón thúc 50% lượng đạm và 50% lượng
kali kết hợp làm cỏ, vun gốc khi cây có 3-5 lá.
1 2
+ Đối với phân hỗn hợp NPK: Bón lót 70%
lượng phân NPK + phân chuồng + vôi, bón thúc

30% lượng phân NPK còn lại + toàn bộ lượng kali
khi cây có 3-5 lá.
2. Xới, vun, làm cỏ, tỉa cây, bón thúc
- Làm cỏ, xới vun đợt 1 khi cây có 1 - 2 lá thật,
tỉa dặm cây đều để cây không lấn át nhau.
- Đợt 2 xới, xáo, bón phân thúc 50% đạm và
50% kali và vun gốc khi đậu có 3 - 5 lá.
3. Tưới tiêu nước
Đậu tương là cây trồng cạn nhưng kém chịu hạn.
Nhu cầu nước của cây đậu tương lớn nhất vào thời
kỳ ra hoa làm quả. Đậu tương khi gieo cần độ ẩm
50% mới mọc được, vụ Hè thu làm xong đất cần
gieo ngay. Đậu tương cần được tưới khi thời kỳ cây
con, ra hoa làm quả. Nếu bị hạn ở các thời kỳ trên
sẽ giảm năng suất, nếu mưa lớn cần thăm ruộng
thường xuyên để tiêu úng.
4. Phòng trừ sâu bệnh
a) Sâu xám
- Triệu chứng: Thường cắn ngang thân cây. Phá
hại nặng vụ Xuân, vào thời kỳ cây con.
- Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ để diệt nhộng
và sâu non thường ẩn nấp cách mặt đất 4 - 6 cm. Có
thể dùng thuốc hoá học trừ diệt sâu non và sâu tuổi 1 -
3. Với sâu tuổi 4 - 5, tổ chức bắt vào buổi sáng sớm.
b) Ruồi đục thân
- Triệu chứng: Phá hoại ở các bộ phận của cây
như lá hoặc thân.
- Biện pháp phòng trừ: Luân canh với các cây
trồng khác như lúa… Dùng các loại thuốc hoá học
như BiAn 40EC, BiAn 50EC… theo liều khuyến

cáo ghi ngoài bao bì, nhãn mác.
c) Sâu đục quả
- Triệu chứng: Sâu phá hoại khi cây có quả non,
hạt mới hình thành bị sâu đục không phát triển nữa.
- Biện pháp phòng trừ sâu non: Phun thuốc sớm
trừ sâu non bằng Surpacide 40ND, Dipterex. Luân
canh với các cây trồng không phải là ký chủ của sâu
đục quả, chọn thời vụ trồng thích hợp.
d) Sâu hại lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá)
- Triệu chứng: Gây hại trên lá.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc hoá học như
BiAn 40EC, BiAn 50EC, Sherpa, Polytin, Oncol…
theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác.
1 2
e) Bọ xít xanh
- Triệu chứng: Chích hút lá, quả làm lá sinh
trưởng kém, quả lép, không chín được.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá
học như BiAn 40EC, BiAn 50EC,Padan 95SP,
Dipterex theo liều khuyến cáo.
f) Bệnh rỉ sắt
- Nguyên nhân: Do nấm.
- Triệu chứng: Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở
mặt dưới lá. Bào tử nấm phát triển trong vết bệnh,
làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá vàng,
mất khả năng quang hợp, rụng sớm, làm giảm số
lượng và trọng lượng hạt.
- Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng các loại
thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb, Boocđo
theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác.

g) Bệnh lở cổ rễ
- Nguyên nhân: Do nấm.
- Triệu chứng: ở cổ rễ có một lớp sợi trắng, cây
bị vàng úa và bị chết.
- Biện pháp phòng trừ: Xử lý hạt giống bằng
thuốc trừ nấm trước khi gieo.
h) Bệnh virus và vi khuẩn
- Nguyên nhân: Do virus và vi khuẩn gây hại.
- Triệu chứng: Làm hạt mất sức nảy mầm, cây
lùn thấp, đốt ngắn, lá xoăn vàng, hoa lá rụng sớm.
- Biện pháp phòng trừ: Tốt nhất là chọn giống
chống bệnh.
- Tóm lại: Đối với sâu bệnh hại đậu tương cần
áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như dùng
giống sạch bệnh, bón phân cân đối hợp lý, xử lý hạt
giống trước khi gieo, sử dụng các loại thuốc hoá
học đúng đối tượng và thời điểm.
1 2
PHẦN 6
KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH
CÂY LẠC
1. Về đất đai
Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất.
Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải đảm
bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành
phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt
nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ pH từ 5,5
- 7 nhằm thoả mãn 4 yêu cầu của cây lạc:
- Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang.
- Đủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố

định đạm.
- Tia quả đâm xuống đất dễ dàng.
- Dễ thu hoạch.
b) Về nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh
hưởng đến thời gian sinh trưởng của lạc. Nhiệt độ
trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là
khoảng 25 - 30 độ C và thay đổi theo giai đoạn sinh
trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho
thời kỳ nảy mầm 25 - 30 độ C, thời kỳ sinh trưởng
dinh dưỡng 20 - 30 độ C, thời kỳ ra hoa 24 - 33 độ
C, thời kỳ chín 25 - 28 độ C. Tích ôn hữu hiệu của
lạc 2.600 - 4.800
0
C thay đổi tuỳ theo giống.
c) Về ẩm độ, lượng mưa
- Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn
nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc được coi là cây
trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một
giai đoạn nhất định. Độ ẩm đất trong suốt thời gian
sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70 - 80% độ ẩm
giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một
chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80 - 85%) và giảm ở
thời kỳ chín của hạt.
1 2
- Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh
trưởng của cây lạc từ khi mọc đến thu hoạch (không
kể thời kỳ nảy mầm) là 450 - 700mm.
d) Về ánh sáng
Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang

chu kỳ của lạc là rất yếu và đối với nhiều trường
hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Số giờ
nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và
phát dục của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số
giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng.
2. Giống trồng
a) Một số giống lạc
- Giống sen lai (75/23): Được công nhận giống
Quốc gia năm 1990, là giống có thời gian sinh
trưởng trung bình, vụ Xuân 120 - 128 ngày, vụ Thu
105 - 115 ngày. Năng suất trung bình 16 - 24 tạ/ha,
nếu thâm canh tốt có thể đạt 35 tạ/ha. Hạt to đều,
khối lượng 100 hạt 53-56 gam, phù hợp cho xuất
khẩu. Chống chịu khá trong điều kiện nóng hoặc
úng nhanh cục bộ.
- Giống V79: Được công nhận năm 1995. Dạng
thân đứng, sinh trưởng khỏe, ra hoa tập trung, chiều
cao cây trung bình 47-50cm. Có thời gian sinh
trưởng dài hơn các giống địa phương. Vụ Xuân
128-135 ngày. Năng suất trung bình 27,9 tạ/ha,
thâm canh tốt có thể đạt 30 tạ/ha. Khối lượng 100
hạt 48-51 gam. Khả năng chịu hạn tương đối. Trong
điều kiện thâm canh cao dễ bị lốp đổ. Dễ mẫn cảm
với bệnh đốm lá và rỉ sắt. Thích hợp trên đất bạc
màu, thịt nhẹ, đất bãi không được bồi hàng năm,
vùng phụ thuộc nước trời.
- Giống 1660: Được khu vực hoá tháng 1/1995,
được công nhận tiến bộ kỹ thuật tháng 1/1998. Cây
cao 42 - 45 cm, thời gian sinh trưởng 127 - 133
ngày. Năng suất trung bình 16 tạ/ha, cao nhất 20 -

22 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 50 - 52 gam. Chịu
nóng khá, ít bị sâu xanh gây hại. Thích hợp với đất
đồi thấp, chân đất thích hợp đất thịt nhẹ, ít đầu tư.
Có thể gieo trồng trong vụ Xuân và vụ Thu.
- Giống L02: Được phép khu vực hoá năm 1998.
Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 127 ngày, vụ Thu
110 ngày. Cây cao 32 - 40cm, khối lượng 100 hạt
60 - 65 gam. Năng suất 30,2 - 36,5 tạ/ha. Chống
bệnh héo xanh ở mức trung bình, chịu thâm canh.
Chống chịu bệnh rỉ sắt, bệnh đốm nâu, đốm đen
trung bình khá.
- Giống MD7: Thời gian sinh trưởng 120 ngày
trong vụ Xuân, sinh trưởng tốt. Cây cao 49,2 cm.
Khối lượng 100 quả 139gam, khối lượng 100 hạt 51
gam, chịu hạn tốt, chịu đất ướt tốt. Năng suất 35
tạ/ha, là giống yêu cầu thâm canh.
1 2
- Giống LVT: Được nhập nội từ Trung Quốc vào
Việt Nam năm 1992. Được công nhận tiến bộ kỹ
thuật tháng 1/1998. Sinh trưởng khoẻ, phân cành
trung bình, bộ lá xanh đậm. Cây cao 56 - 63cm.
Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 125 - 133 ngày, vụ
Hè thu 110 - 120 ngày. Năng suất trung bình
19tạ/ha, cao nhất 23 - 26tạ/ha. Khối lượng 100 hạt
52 - 54gam. Thích hợp trên chân đất thịt nhẹ, đất cát
pha, đất bãi thấp và đất đồi thấp, tránh đất thịt nặng.
- Giống L14: Là giống nhập nội từ Trung Quốc
được Viện KHKTNN Việt Nam bồi dục và chọn lọc
từ năm 1996, được đưa vào sản xuất tại Nghệ An từ
vụ Hè thu năm 2000.

Đặc điểm của giống: Thân đứng, lá xanh đậm
trong gần suốt cả quá trình sinh trưởng, chống đổ
tốt, kháng bệnh bạc lá cao (đốm nâu, đốm đen, rỉ
sắt), kháng bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn). Quả
to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng.
Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 115 - 120
ngày, vụ Thu và vụ Đông 100 - 105 ngày. Khối
lượng 100 quả 150 - 155 gam, trọng lượng 100 hạt
55 - 58 gam. Thâm canh tốt, đầu tư cân đối cho
năng suất 40 - 45 tạ/ha.
- Giống L12: Là giống được Viện KHKTNN
Việt Nam lai tạo chọn ra từ tổ hợp lai V79/ICGV
87157 (1992).
+ Đặc điểm: Ra hoa kết quả tập trung, lá xanh
vàng, nhiễm bệnh đốm nâu, đốm đen, vỏ quả mỏng,
nhẵn, vỏ lụa màu hồng cánh sen, chịu hạn khá trên
đất bạc màu đồi vệ.
+ Thời gian sinh trưởng 110 - 120 ngày trong vụ
Xuân, 95 - 105 ngày trong vụ Thu đông. Trọng
lượng 100 quả 125 - 130 gam, 100 hạt 53 - 55 gam.
Năng suất thâm canh tốt có thể đạt 30 - 35 tạ/ha.
- Giống L08: Nhập nội từ Trung Quốc năm
1995, được đưa vào trồng ở Nghệ An từ vụ Hè thu
năm 2000.
1 2
+ Thời gian sinh trưởng của giống 115 - 120
ngày. Cây cao 45 - 50cm, năng suất quả 32 - 35
tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 60 gam, khối lượng 100
quả 163,5 gam, vỏ lụa màu hồng sáng. Giống chịu
thâm canh, chống bệnh rỉ sắt, đốm lá tương đối khá.

+ Đối với vùng đồi núi: Được cơ cấu các loại
giống lạc chủ yếu sau: L12, V79, sen Nghệ An.
+ Đối với vùng thâm canh: Được cơ cấu các loại
giống lạc chủ yếu sau: sen Nghệ An đã phục tráng,
sen lai 75/23, LVT, L14, L08.
b) Kỹ thuật chọn lạc để giống
Lạc được chọn trên những thửa ruộng sinh
trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng
suất cao.
- Phương pháp thứ nhất: Dùng lạc vụ Thu đông,
sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, không nứt nẻ,
phơi được nắng để làm giống vụ Xuân.
- Phương pháp thứ hai: Dùng lạc vụ Xuân, sau
khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạt mẩy, phơi được
nắng, không nứt nẻ, để làm giống vụ Thu đông và
vụ Xuân (khi giống vụ Thu đông không cung ứng
đủ cho vụ Xuân).
3. Kỹ thuật gieo trồng
a) Thời vụ gieo lạc
- Vụ Xuân: Thời gian gieo từ 20/1 - 25/2 hàng
năm, tập trung chủ yếu từ 01 - 15/2. Riêng khu vực
trung du và miền núi gieo sớm hơn 7 - 10 ngày.
- Vụ Hè - thu: Gieo tốt nhất từ 1/6 - 15/6 và gieo
ngay sau khi thu hoạch cây trồng vụ Xuân càng sớm
càng tốt.
- Vụ Thu - đông: Thời gian gieo từ 25/8 - 25/9
b) Xử lý giống và mật độ gieo
- Xử lý giống trước khi gieo:
+ Đất gieo lạc ẩm:
Chọn hạt lạc không quá già, không quá non,

không bị sâu bệnh ngâm trong nước từ 10-12 giờ. Ở
vụ Xuân nếu trời rét thì dùng nước ấm 40 - 45 độ C
(2 sôi +3 lạnh) ngâm trong 12 giờ, sau đó ủ cho nứt
mầm rồi đem gieo, không để mầm nhú dài.
+ Đối với đất gieo lạc khô thì không xử lý.
- Mật độ gieo: Mật độ 33 cây/m
2
, 30cm x 10cm
x 1 hạt (hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 10cm,
gieo 1 hạt/lỗ) hoặc 30cm x 20cm x 2 hạt; ứng với
lượng giống 200 kg lạc vỏ/ha đối với dùng lạc vụ
Xuân để giống và từ 150-160kg/ha đối với lạc vụ
Hè thu để giống.
1 2

×