1/18
KTV
Thông tin di động- Phần 1
Ý tưởng hệ thống Radio di động dựa trên hệ thống Cell do hãng Bell Laboratories giới thiệu
vào đầu năm 1970 .
1. Giới thiệu
Ý tưởng hệ thống Radio di động dựa trên hệ thống Cell do hãng Bell Laboratories giới thiệu
vào đầu năm 1970 . Trong mười năm sau hệ thống này vẫn chưa được thương mạu hoá để
cho mọi người sử dụng . Đầu năm 1980 , hệ thống điện thoại cellular tương tự được phát triển
mạnh mẽ ở châu Âu . Hệ thống điện thoại di động này sử dụng tần số dải 800MHz ( 806 tới
902 MHz ) và dải tần số 1.9GHz ( 1850 tới 1900MHz ) . Dải tần số 1.9GHz được sử dụng
trongcác dịch vụ của máy vi tính , nhưng nhiều hệ thống Cellular lại dùng những tần số này
như là những dịch vụ âm thanh .
2/18
KTV
Đầu tiên thế hệ thứ nhất của hệ thống di động , 1G , là tín hiệu tương tự và hoạt động với dải
tần số 800 MHz . Cuối cùng mở rộng với dải tần 1.8GHz và một phần Bắc Mỹ dùng dải tần
1.9GHz .
Thê hệ của hệ thống di động thứ 2 , 2G , xuất hiện vào 10 năm sau cùng với di động số đầu
tiên , mạng chuyển mạch số . Hệ thống này cung cấp chất lượng âm thanh tốt hơn , dung
lượng cao hơn , tiêu thụ năng lượng ít hơn và có khả năng chuyển vùng tốt hơn (global
roaming) . Chúng hoạt động với dải tần số 800MHz và của những dịch vụ PC .
Hệ thống di động dùng 03 kỹ thuật khác nhau để chia xẻ phổ tần số Radio ( giữa 30KHz tới
300 GHz ) nó trên dãy tần số âm thanh nghe được và dưới tần số ánh sáng có thể nhìn thấy .
## FDMA Frequency Division Multiple Access - Truy cập phân chia theo tần số
3/18
KTV
## TDMA - Time Division Multiple Access - Truy cập phân chia theo thời gian
4/18
KTV
## CDMA - Code Division Multiple Access - Truy cập phân chia theo mã
Trong đó kỹ thuật TDMA và CDMA là thống trị .
Trong sự phát triển mạnh mẽ thì gặp phải một vấn đề chuẩn hoá , mỗi một công ty lại phát
triển theo chuẩn riêng của họ . Trong khi xem xét đến khía cạnh về thị trường về những thiết
bị được sử dụng trong khu vực đó và để giải quyết về chuẩn hoá , hội nghị về truyền thông và
bưu điện Châu Âu (CEPT) đã thiết lập GSM ( Global System for Mobile Communications ) .
GSM được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1991 là tiêu chuẩn đầu tiên cho điện thoại di động
số được dùng cho đến nay . GSM thực hiện dải tần số 400MHz, 900MHz, 1800MHz và
1900MHz.
5/18
KTV
2. GSM
Mạng GSM được chia thành 04 phần chính :
•
Mobile Station : trạm Mobile để liên kết với thuê bao
•
Base Station Subsystem : điều khiển những liên kết Radio với Mobile Station .
•
Network và Switching Subsystem : thành phần chính có những dịch vụ Mobile và
Trung tâm chuyển mạch (Switching Center) để thực hiện để kết nối những cuộc gọi
giữa Mobile và thiết bị cố định hoặc Mobile của người sử dụng , mục đích của phần
này để theo dõi và quản lí các cuộc gọi .
•
Operation và Support Subsystem : phần này thiết lập và giám sát toàn mạng .
Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU - International Telecommunication Union) quả lí những
thành viên liên quan của phổ Radio quy định dải tần 890-915 MHz cho Uplink ( nối giữa
Mobile Station với Base Station ) và dải tần số 935-960 MHz cho Downlink ( liên kết Base
Station với Mobile Station ) cho hệ thống mạng di động trong Châu Âu . Những dải tần số
trên đã được sử dụng từ trước đó cho hệ thống tương tự từ trước đó và CEPT đã phải rành
riêng 10MHz đầu tiên của mỗi băng tần cho mạng GSM đang còn phát triển .
Do dải phổ Radio là hạn chế trong khi số thiết bị GSM có số lượng vô cùng lớn nên phải
phân chia giải thông này một cách hợp lí . Phương pháp lựa chọn GSM là sự kết hợp của
FDMA và TDMA .
FDMA chia tần số của băng thông 25MHz thành 124 tần số sóng mang và mỗi sóng màn có
dải thông 200MHz . Mỗi một Base Station có thể có một hoặc nhiều tần số sóng mang .
Trong TDMA mỗi một sóng mang được phân chia theo thời gian thành 08 khe thời gian .
Mỗi một khe thời gian được sử dụng để truyền từ Mobile và một khe khác được dùng để nhận
. Do chúng phân chia thời gian nên những thiết bị Mobile không nhận và truyền cùng một
thời gian .
6/18
KTV
Khi sử dụng công nghệ GSM , mỗi thiết bị GSM phải có SIM Card (Subscriber Identity
Module Card) duy nhất . SIM Card là một Chip nhỏ do nhà cung cấp dịch vụ GSM phát hành
. Những SIM này bao gồm những thông tin chủ yếu như : số điện thoại và tất cả những số
điện thoại có thể được lưu trữ trên SIM . Điều này cho phép người sử dụng dễ dàng thay đổi
thiết bị GSM bằng cáhc rút SIM Card và cắm nó vào một thiết bị khác .
Dùng hệ thống Phone GSM cùng với máy tính xách tay và PC Card cung cấp giải pháp Plug-
and-Play để truyền thông . Dữ liệu và Fax có tốc độ 9600bps và SMS (Short Message
Service) cho phép người dùng thiết bị Mobile có thể dễ dàng kết nối khi chuyển vùng trong
đất nước của họ .
Một điều chúng ta nên nhớ khả năng truyền dữ liệu không phải là tự động , nhà cung cấp dịch
vụ GSM phải bổ sung chức năng này cho Mobil của người sử dụng để đem lại sự thuận tiện
cho nó .
Thế hệ thứ hai của GSM xuất hiện vào cuối năm 1999 , lúc này tín hiệu giọng nói và dữ liệu
chỉ chiếm một khe thời gian . Theo lí thuyết có nhiều khe thời gian kết hợp thì có thể có tốc
độ cao hơn . HSCSD (High Speed Circuit Switched Data) nó là phần mở rộng của chuẩn
GSM cho phép người sử dụng kết hợp 08 khe thời gian nên tốc độ đạt được là 76.8 KBit/s.
Vào năm 1993 , hiệp định về kết nối liên vùng ( roaming ) được kí kết cho phép người sử
dụng có thể truy cập mạng GSM ở nước ngoài .
Fax , data và SMS được roaming lần đầu tiên giới thiệu vào năm 1995 . SMS đầu tiên được
dùng để hiển thị Voice Mail đang chờ , về sau nó cho phép gửi tin nhắn tới 160 kí tự .
Vào cuối những năm 1999 hầu hết là mạng di động 700 GSM hơn 100 nước từ : Châu Âu ,
Châu Mỹ , Châu Á , Châu Phi , Châu Úc . Thêm nữa là hệ thống vệ tinh GSM roaming mở
rộng tới những vùng mà hệ thống mặt đất không phủ tới được .
Trong khi đó sự bùng nổ về ứng dụng như : Internet , TV nên mạng GSM phải nâng cấp
thêm một giao thức nữa gọi là GPRS (General Packet Radio Service)
GPRS : nâng cấp cho GSM và dựa trên nhân TDMA để truyền dữ liệu theo kiểu gói nó có tốc
độ đạt được từ 21 đến 100 Kbit/s.
7/18
KTV
3. GPRS - General Packet Radio Service
GPRS được giới thiệu như là một bước trung gian để truyền dữ liệu tốc độ cao lên hệ thống
mạng hiện thời bằng cấu trúc mạng không dây GSM ( Global System for Mobile
Communications - Hệ thống thông tin di động toàn cầu ) . GSM được giới thiệu lần đầu tiên
vào năm 1991 , nó là chuẩn Mobile số lớn nhất được dùng đến ngày nay , thực hiện với băng
tần 400MHz, 900MHz, 1800MHz và 1900MHz .
GPRS và kiểu gói dữ liệu từ dịch vụ của GSM và mạng TDMA . Nó được thực hiện trên toàn
thế giới và cũng là những bước đầu tiên hướng tới chuẩn 3G .
8/18
KTV
GPRS cung cấp người sử dụng Mobile tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và đặc biệt thích hợp
đối với Internet và Intranet . Nó làm cho dữ liệu di động nhanh hơn , rẻ hơn và càng thân
thiện hơn đối với người sử dụng . Cùng với GPRS những thiết bị di động hỗ trợ GPRS ,
người sử dụng có thể thường xuyên dùng Internet dễ dàng , Ví dụ : Email dến ngay tức thời .
Nó cũng cho phép người dùng nhận những cuộc gọi liên tục trong khi gửi và nhận dữ liệu .
GPRS có thể kết nối IP điểm với điểm mà có thể dùng kết nối kết hợp với mạng LAN ,
những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) kèm theo những dịch vụ LAN cùng với giao diện
TCP/IP và X.25 .
GPRS cũng đưa ngay lập tức thiết lập kết nối và cho phép thay đổi của dữ liệu truyền trong
suốt thời gian kết nối . Công nghệ gói dữ liệu , GPRS chỉ dùng mạng nguồn và giải thông khi
dữ liệu được thực sự truyền . Điều này vô cùng phù hợp khi dùng giải thông Radio có sẵn .
Nó hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu từ 14.4Kbps khi dùng 01 khe thời gian của TDMA và lên tới
115Kbps khi dùng tất cả 08 kênh thời gian .
GPRS có thể thực hiện rất đơn giản bằng cách thêm những nút gói dữ liệu mới trong mạng
GSM/TDMA và nâng cấp những nút có sẵn để cung cấp những đường dẫn cho gói dữ liệu
giữa thiết bị đầu cuối di động và nút cổng ra vào ( Gateway Node ) . Gateway Node cung cấp
những mạng dữ liệu gói mở rộg mà liên quan với nhau để truy cập vào mạng Internet và
Intranet .
Giữa năm 2000 và năm 2002 , đã nâng cấp GSM , GPRS và mạng TDMA đang tồn tại là một
phương án mà cho phép tốc độ của một khe thời gian lên tới 38.4Kbit/s đối với HSCSD và 60
Kbit/s đối với GPRS , nó cho phép tốc độ đạt được 384Kbit/s bằng cách kết hợp nhiều khe
thời gian với nhau .
HSCSD () nó là sự phát triển của dữ liệu chuyển mạch bên trong môi trường GSM , nó cho
phép truyền dữ liệu lên liên kết GSM với tốc độ 57.6 Kbit/s . Điều này đạt được là do dùng
những khe thời gian liên tiếp của GSM , mà trong đó mỗi khe hỗ trợ 14.4Kbit/s nên dùng tới
04 khe thời gian GSM để truyền HSCSD .
9/18
KTV
Được biết đến như là việc nâng cấp quá trình truyền dữ liệu (Enhanced Data) cho việc phát
triển GSM là EDGE ( Enhanced Data for GSM Evolution) - nó là công nghệ mà cho phép
GSM và TDMA tương tự như khả năng để đạt được tới dịch vụ cho 3G . Việc nâng cấp trên
là việc tăng tốc độ truyền dữ liệu trên chuẩn GSM và hoạt động trên mạng 2G đang có sẵn ,
và đôi khi người ta còn gọi EDGE là dịch vụ 2.5G.
GPRS là ý tưởng cho dịch vụ WAP (Wireless Application Protocol) - WAP là giao thức mà
cho phép những dịch vụ Internet gửi tới những thiết bị di động có màn hình hiển thị nhỏ , ứng
dụng đi kèm trong những thiết bị cho phép WEP truy cập nội dung Web như là một Micro-
Browser . WAP lên GPRS mang lại giá rẻ cho khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ di động ,
bởi vì sóng Radio GPRS chỉ cần thiết khi truyền thông tin . Đối với người sử dụng điều đó có
nghĩa là họ chỉ phải trả tiền trongquá trình Download .
WAP và GPRS hiện nay đang phát triển rộng rãi trong thiết bị di động , cho các nhà cung cấp
dịch vụ , trong môi trường xí nghiệp .
10/18
KTV
Thông tin di động - Phần 2
Mục đích của dịch vụ thế hệ 3G (Third Generation) là cung cấp cho người sử dụng nhiều ứng
dụng hơn , với tốc độ cao hơn và với hy vọng tương thích với toàn thế giới .
4. 3G
Mục đích của dịch vụ thế hệ 3G (Third Generation) là cung cấp cho người sử dụng nhiều ứng
dụng hơn , với tốc độ cao hơn và với hy vọng tương thích với toàn thế giới .
Những hứa hệ đối với phổ tần số sóng Radio mới là nguyên nhân những người cung cấp
Telecomm trên thế giới đã trả giá rất cao cho giấy phép sử dụng 3G . Trong khi hệ thống
Cellular rất đông đúc đối với dải tần số 800MHz và 900Mhz và dải tần 1800MHz và
1900Mhz cũng đông không kém , thì nhiều hệ thống 3G sẽ hoạt động ở tần số 2000MHz .
Với tần số này hoàn toàn không liên quan tới những tần số đã tồn tại trước đó , nó hưa hẹn
đem lại nhiều những ứng dụng và đem lại những giá trị mới hơn những thế hệ trước .
Châu Âu có hệ thống điện thoại di động thế giới UMTS ( Universal Mobile Telephone
System) cùng với WCDMA lựa chọn cho giao thức đối với hệ thống 3G .
WCDMA ( Wideband Code Division Multiple Access ) - Truy cập phân chia theo mã băng
rộng , kỹ thuật này cho phép dùng phổ sóng Radio với hiệu quả cao và hỗ trợ truyền dữ liệu
lên tới 2Mbit/s đủ để cho phép truy cập vài đường Voice , Video và dịch vụ dữ liệu cùng một
lúc .
11/18
KTV
Sử dụng Packet-switching , UMTS sẽ cung cấp tốc độ truyền dữ liệu 384Kbit/s cho những
người sử dụng thiết bị di động tốc độ cao ( như ô tô , tàu hoả ) và với tốc độ truyền dữ liệu
cao hơn 2Mbit/s đối với người dùng thiết bị di động tốc độ thấp ( văn phòng , khu vực ngoại
ô ) . Như vậy những dịch vụ yêu cầu tốc độ cao có thể không dàn đều cho mọi nơi . Ví dụ :
sẽ chỉ có một số vùng yêu cầu cao như trung tâm thành phố . Bên ngoài vùng này người sử
dụng Mobile sẽ dùng những dịch vụ dựa trên thế hệ 2.5G .
Nhật bản là nước đi đầu trong nghiên cứu , phát triển và triển khai những công nghệ thử
nghiệm cho hệ thống 3G và họ cũng tập trung vào WCDMA như là công nghệ truy cập . Nó
cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa ra một chuẩn toàn cầu duy nhất và kết hợp
hài hoà của WCDMA cùng với đề suất của ETSI ( European Telecommunications Standards
Institute ) với UTRA ( UMTS Terrestrial Radio Access Network - nó là tên của mạng Radio
WCDMA trong UMTS)
Hiện tượng tăng tốc độ số lượng thuê bao ở Nhật bản ( hơn 40 triệu thuê bao đến giữa năm
2000 ) đi kèm với những vấn đề mà chỉ có hệ thống 3G mới giải quyết được đó là cung cấp
cơ hội cho những dịch vụ mới cùng với tốc độ truyền dữ liệu cao . Không như một phần thế
giới hiện nay đang sử dụng GSM với hệ thống 2G , thì hệ thống PDC của Nhật ( Personal
Digital Cellular : nó là chuẩn của Nhật cho điện thoại di động số dùng dải sóng 800MHz và
1500MHz ) không có kế hoạch liên kết để kết nối với 3G . Đó cũng chính là nguyên nhân
Nhật Bản mong muốn trở thành nước đầu tiên giới thiệu công nghệ 3G .
ARIB (Association of Radio Industry Businesses) đã thực hiện những chức năng tương
đương để thực hiện ÚMT ở Châu Âu .
12/18
KTV
Tại khu vức Bắc Mỹ , cũng như Châu Âu , sự cung cấp phần nâng cấp hệ thóng 2G để bảo
đảm sự đầu tư của họ trong hệ thống đang còn tồn tại và chúng cũng đã được đầu tư rất nhiều
. Có 03 sự cạnh tranh trong hệ thống 2G được sử dụng rộng rãi và mỗi trong số đó có một
phần chuyển sang 3G . IS-136 là chuẩn dựa trên TDMA và IS-95 dựa trên CDMA cả hai đều
được sử dụng trong dải PCS ( Personal Communications Services - dịch vụ điện thoại di động
của Mỹ dùng tần số 1900 MHz ) - và PCS1900 là bắt đầu của GSM . Mạng chuẩn IS-95 sẽ
được nâng cấp thành CDMA2000 mà tương tự như chuẩn WCDMA .
Trong giao thức WCDMA , mỗi cuộc gọi hoặc truyền dữ liệu sẽ được chia thành những gói
dữ liệu và được truyền đi cùng với nhau , như là trong mạng máy tính . Những gói bao gồm
mã nhận dạng để cho phép chuyển tới đùng mạng cần nhận cuối cùng . Một vấn đề chính của
CDMA là có đồng thời nhiều người đang trao đổi thong tin tại một Base Station và chúng sẽ
bị hạn chế công suất ở máy phát . WCDMA và CDMA2000 sẽ được thiết kế để quản lí quá
trình này .
Ở Châu âu , UMTS thực hiện WCDMA hoạt động theo 02 kiểu , mỗi kiểu mang theo 5MHz .
•
Kiểu đầu tiên dùng cặp băng sóng , một cho Uplink và một cho Downlink . Nó chặt
sóng mang 5MHz thành những cặp dùng FDD (frequency duplex division)
•
Kiểu thứ hai chặt sóng mang 5MHz thành nhiều khe thời gian để mang cả dữ liệu
Uplink và Downlink và dùng TDD (time duplex division) .
13/18
KTV
5.WAP -Wireless Application Protocol
Điều chủ yếu để truy cập mạng từ thiết bị Mobile không dây chính là WAP , nó là giao thức
cho ứng dụng không dây .
WAP là chuẩn toàn cầu và không bị điều khiển bởi bất kì một công ty nào . Ericsson, Nokia,
Motorola, và Unwired Planet thành lập một diễn đàn WAP vào năm 1997 cùng với mục đích
đưa ra một đặc tính kỹ thuật để ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để cho phát triển ứng
dụng lên mạng thông tin không dây . Kết quả của nó được mở rộng , những tính năng toàn
cầu cho phép người sử dụng Mobile cùng với thiết bị không dây dễ dàng truy cập và tác động
qua lại với thông tin và những dịch vụ tức thời . Công việc của nó hoàn toàn không dây - bao
gồm CDMA , GSM , TDMA , và ngay lập tức được ứng dụng cho Mobilephone ,
Smartphone , PDA ,
WAP kết hợp chặt chẽ với nhau và cùng mở rộng liên quan đến những giao thức dữ liệu
không dây . Phone.com thiết lập Version của chuẩn HTML được thiết kế cho truyền thông tin
qua mạng Mobile . Thiết bị đầu cuối không dây kết hợp cùng với Micro-Browser HDML
(Handheld Device Markup Language) và HDTP (Handheld Device Transport Protocol) của
Phone.com sau đó nối với đầu cuối của Internet hoặc Intranet mà ở đó có chứa những thông
tin được yêu cầu . Công nghệ này được kết hợp WAP , và được đổi tên mà liên quan tới
những từ viết tắt của WAP.
WAP cũng định nghĩa môi trường ứng dụng không dây WAE (wireless application
environment) để cho phép những nhà sản xuất và phát triển nội dung cùng với những dịch vụ
phát triển khác nhau và những ứng dụng như : Minibrowser , Email , tin nhắn Một thực
tiễn chính trong thiết bị WAP là chương trình duyệt Web (microbrowser) cho phép truy cập
tới bất kì Website mà hỗ trợ WAP . Ngôn ngữ WML (wireless markup language) của WAP
dùng chuẩn XML được ứng dụng rộng rãi đang được sử dụng trong các Website .
WML được thiết kế để tối ưu dữ liệu văn bản Internet để gửi tới mạng di động băng thong
hẹp và tới những màn hình di động có kích thước nhỏ . Nó có tính năng đặc biệt để hỗ trợ
việc điều khiển bằng một tay mà không có bàn phím .
14/18
KTV
WAP cũng có thể hiển thị 02 dòng văn bản trên màn hình đồ hoạ như của Smartphone Nó
cũng hỗ trợ WMLScript , tương tự như JavaScript nhưng được thiết kế cho những yêu cầu ít
hơn đối với hệ thống như bộ nhớ ít , tốc độ CPU . Nó không như WML sẽ cung cấp hỗ trợ
đặc điểm như : màu sắc , âm thanh và Video .
Người sử dụng dung điện thoại tích hợp với WAP sẽ có chương trình duyệt Web dùng WML
. Yêu cầu này sẽ qua WAP Gateway , sau đó lấy ra những thông tin từ máy chủ Internet trong
kiểu HTML hoặc tương ứng gửi tới thiết bị đầu cuối không dây dùng WML . Nếu nội dung
lấy ra là kiểu HTML , bộ lọc trong WAP Gateway sẽ cố gắng dịch sang thành WML . Những
thông tin yêu cầu sẽ được gửi từ WAP Gateway tới WAP Client .
6. Bluetooth
Bluetooth là tên của một ông vua của Đan mạch vào thế kỷ thứ 10 .
Bluetooth là đặc điểm kỹ thuật cho giải pháp để kết nối máy tính di động , điện thoại di động
và những thiết bị cầm tay khác và kêt nối Internet với hy vọng làm cuộc cách mạng để trao
đổi thông tin với các thiết bị cầm tay bằng kết nối không dây .
Đầu tiên được phát triển bởi 3Com, Ericsson, IBM, Intel, Lucent, Motorola, Nokia ,Toshiba
và hơn 1300 công ty khác . Microsoft quyết định gia nhập nhóm này vào năm 1999.
15/18
KTV
Bluetooth thuân lợi hơn tín hiệu hồng ngoại ở chỗ nó không cần tín hiệu đi thẳng . Nó ra đời
với hy vọng có giá thành sản xuất xuống thấp để thay thế hoàn toàn tín hiệu hồng ngoại .
Bluetooth hoạt động ở tần số 2.4GHz và hứa hẹn đem lại giải pháp không dây chung . Bản
chất nó là một kiểu công nghệ sóng cao tần mà được dùng như chuông cửa không dây và cửa
Gara đóng mở tự động . Nó tác động đến công nghệ mạng LAN không dây dựa trên IEEE
802.11 . Một đặc điểm khác của nó là tiêu thụ ít năng lượng nhưng hạn chế của nó là cự li
hoạt động 10m và tốc độ đạt được gần 1Mbit/s
Bluetooth không thể thay thế được những kết nối có dây với tốc độ cao như USB , IEEE1394
nhưng công nghệ của nó lại đơn giản . Công nghệ của nó làm việc như một điện thoại kéo dài
có bộ phận nhận tín hiệu và một Base Station . Nó có khả năng làm việc với 8 hoặc 10 thiết bị
trong một ô . Tốc độ truyền dữ liệu của các thiết bị Bluetooth thong thường là 721Kbit/s .
Những Module của Blutooth có thiết bị nhận để nhận và truyền dữ liệu dùng sóng Radio .
Những Module này sẽ quét và nhận biết những thiết bị Blutooth khác . Khi những thiết bị
Bluetooth nhận ra nhau chúng tự tạo thành một PAN (Personal Area Network) và người sử
dụng tự động trao đổi thông tin . Nếu thiết bị không cùng PAN thì người sử dụng phải thiết
lập kết nối bằng tay . Khi Module không nhận ra , thiết bị sẽ nhắc người sử dụng cho phép
mạng nhận một thiết bị mới . Người sử dụng có thể cho phép hoặc từ chối yêu cầu của mạng .
Module của Bluetooth sử dụng kỹ thuật FHSS (Frequency-Hopping Spread Spectrum) cho
việc truyền Voice và dữ liệu . Truyền thông kiểu FHSS được dùng rộng rãi nhiều năm trước
kia trong quân đội bởi vì khả năng an toàn và bảo mật cao .
Thiết bị Bluetooth sẽ bao gồm một hoặc nhiều kiểu mà sẽ cho biết những thiết bị tích hợp
Blutooth khác mà nó quét thấy . Kỹ thuật này cho phép những thiết bị cô gắng đồng bộ dữ
liệu của chúng ngay khi chúng nhận ra nhau . Kết quả là điện thoại Bluetooth sẽ tự động nhận
ra máy tính có tích hợp cổng Bluetooth và tai nghe Blutooth không dây . Người sử dụng có
khả năng dùng tai nghe để nói vào Phone hoặc dùng PC của họ để nối với Internet qua điện
thoại số - không cần dây dẫn và thiết lập hệ thống .
16/18
KTV
7. GPS - Global Positioning System
GPS là hệ thống định vị toàn cầu có 24 vệ tinh - 03 trong số đó là những vệ tinh Backup -
quay theo quỹ đạo của Trái đất hai lần trong một ngày với khoảng cách cách Trái đất 12000
dặm . 24 giờ / ngày những vệ tinh này truyền liên tục tín hiệu sóng Radio với tần số cao bao
gồm dữ liệu vị trí và thời gian , cho phép bất kì ai có thiết bị thu GPS để xác định bất kì vị trí
nào trên Trái đất . Mạng GPS do Bộ Quốc phòng Mỹ quản lí được dùng tự do với bất kì ai có
thiết bị thu GPS .
Những vệ tinh của GPS được gọi là vệ tinh NAVSTART . Mỗi một vệ tinh nặng 2000 pound
và có tấm hấp thụ năng lượng mặt trời được mở rộng khoàng 5.1m . Công suất phát 50W
hoặc nhỏ hơn , nó phát với 03 tần số khác nhau . Mỗi một vệ tinh được sử dụng trong khỏng
10 năm .
17/18
KTV
Mỗi một điểm trên mặt đất được xác định bởi hai toạ độ theo đường nằm ngang và đường
thẳng đứng . Những điều cơ bản trong công nghệ GPS là thời gian chính xác và thông tin vị
trí . Nó sử dụng đồng hồ nguyên tử có độ chính xác chênh lệch 1 giây trong vòng 30 năm và
dữ liệu vị trí , mỗi một vệ tinh luôn luôn phát tín hiệu về thời gian và vị trí của nó . GPS làm
việc theo nguyên tắc đo đạc tam giác , bằng việc biết khoảng cách của 03 hặc nhiều vệ tinh
hơn , thiết bị nhận có thể tính toán vị trí theo công thức toán học cho trước . Thông tin từ 03
vệ tinh sẽ được tính toán để xác định toạ độ theo chiều ngang và thẳng đứng , nhưng nếu
dùng 04 vệ tinh thì khả năng tính toán chính xác lớn hơn .
Mặc dầu dưới sự quản lí của Bộ Quốc phòng Mỹ , GPS được ứng dụng rộng rãi trong thương
mại . Dựa vào hệ thống GPS người ta có thể tìm được vị trí chính xác trên bản đồ số để tìm
theo dấu vết , để dẫn đường cho vũ khí
Ngày 1 tháng 5 năm 2000 , GPS cho phép 02 mức dịch vụ : mức thông thường có độ tính
chính xác khoảng 91m nó phụ thuộc vào sô vệ tinh tham gia vào việc xác định vị trí . Để
nâng cao tính chính xác tới khoảng 4.5m hoặc chính xác hơn nữa phải qua hệ thống sử lí
DGPS (Differential GPS - vi phân ) mà có sự tham gia vị trí thu thứ hai có vị trí xác định
trước .
18/18
KTV
8. Galileo
Hệ thống Galileo bao gồm một chúng vệ tinh gồm 30 chiếc được chia thành 03 quỹ đạo cách
Trái đất 24000 km và quét phủ kín bề mặt của Trái đất , do EU phát triển . Chúng được hỗ trợ
bởi mạng toàn cầu của những trạm mặt đất . Hiện nay có 02 sóng Radio hàng hải cho mạng
vệ tinh : GPS của Mỹ và Glonass của Nga , chúgn được thiết kế trong thời kì chiến tranh lạnh
cho mục đích quân sự . Khi đó hệ thống của Nga không được ứng dụng trong lĩnh vực dân sự
, Galileo được thiết kế để thay đổi GPS và hỗ trợ toàn bộ những hệ thống GPS có sẵn :
•
Galileo được thiết kế không phục vụ mục đích quân sự tuy nhiên nếu cần thiết nó
cũng được sử dụng để bảo đảm an ninh . Mặc dù như vậy nó cũng có những dịch vụ
cao cấp cho những kiểu công việc .
•
Nó dựa trên cùng một công nghệ như GPS và cũng cung cấp tương tự , nó bao gồm
chùm vệ tinh và những trạm điều khiển mặt đất và những hệ thống quản lí .
•
Galileo có độ tin cậy cao và có tín hiệu " thông báo toàn vẹn " để người sử dụng ngay
lập tức biết được bất kì lỗi nào . Không như GPS , nó có khả năng nhận tín hiệu của
hệ thống Galileo cả trong những thành phố nhỏ và những vùng sâu xa .
•
Nó thực sự phục vụ đại chúng như bảo đảm tính liên tục của những dịch vụ mà nó
cung cấp . Về một lúc nào đó tín hiệu GPS trong một năm có những lúc không có tín
hiệu mà không thông báo gì cả .
Cho đến hiện này vần song song tồn tại hai hệ thống GPS và Galelio.