Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Kỹ thuật nuôi artemia và Moina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.75 KB, 34 trang )

NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT NUÔI
TRÙN ARTEMIA
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
1 2
LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI ARTEMIA,
MOINA (TRỨNG NƯỚC), LUÂN TRÙNG
BRACHIONUS PLICATILIS, SÂU GẠO
Artemia, Moina (trứng nước, bo bo) là các loại
thức ăn không thể thiếu cho tôm, cá nuôi ở giai
đoạn còn nhỏ. Thị trường tiêu thụ Artemia và
Moina rất lớn, vì thế nghề nuôi Artemia và Moina
rất phát triển và cho hiệu quả kinh tế cao.
Luân trùng Brachionus Plicatilis, sâu gạo là thức
ăn ưa thích của cá cảnh, chim cảnh. Hai loại này
tương đối dễ nuôi, thị trường tiêu thụ rộng. Bà con
có thể nuôi bán cho những trại cá cảnh và chim
cảnh để cải thiện đời sống gia đình.
Những kiến thức trình bày trong sách đã được
chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài
liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần
thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà
con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm
sóc các đối tượng kể trên.
Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ
ích cho bà con nông dân.
1 2
PHẦN 1
KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA
BÀI 1


ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ARTEMIA
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, PHÂN LOẠI VÀ
PHÂN BỐ
1. Vị trí phân loại
Artemia thuộc:
- Ngành: Arthropoda
- Lớp: Crustacea
- Lớp phụ: Branchiopoda
- Bộ: Anostraca
- Họ: Artemiidea
- Giống: Artemia
2. Đặc điểm về hình thái
Artemia phát triển trải qua các giai đoạn:
- Ấu trùng mới nở (instar I = nauplius, có chiều
dài 400-500 µm) có màu vàng cam, có một mắt màu
đỏ ở phần đầu và ba đôi phụ bộ. Ấu trùng giai đoạn
I không tiêu hóa được thức ăn vì bộ máy tiêu hóa
chưa hoàn chỉnh. Lúc này, chúng sống dựa vào
nguồn noãn hoàng.
- Sau khoảng 8 giờ từ lúc nở, ấu trùng lột xác
trở thành ấu trùng giai đoạn II (instar II). Lúc này,
chúng có thể lọc và tiêu hóa các hạt thức ăn cỡ nhỏ
có kích thước từ 1 đến 50 µm và bộ máy tiêu hóa
đã bắt đầu hoạt động. Ấu trùng tăng trưởng và trải
qua 15 lần lột xác trước khi đạt giai đoạn trưởng
thành. Các đôi phụ bộ xuất hiện ở vùng ngực và
dần dần biến thành chân ngực. Mắt kép xuất hiện ở
hai bên mắt.
- Từ giai đoạn 10 trở đi, các thay đổi về hình
thái và chuyển hóa chức năng của các cơ quan

1 2
trong cơ thể bắt đầu, chúng có sự biệt hóa về giới
tính. Ở con đực, anten của chúng phát triển thành
càng bám, trong khi đó anten của con cái bị thoái
hóa thành phần phụ cảm giác (râu cảm giác). Các
chân ngực được biệt hóa thành ba bộ phận chức
năng: Các đốt chân chính, các nhánh chân trong
(vận chuyển và lọc thức ăn) và nhánh chân ngoài
dạng màng (mang).
- Artemia trưởng thành (dài khoảng 10-12 mm)
có cơ thể kéo dài với hai mắt kép, ống tiêu hóa
thẳng, râu cảm giác và 11 đôi chân ngực. Con đực
có đôi gai giao cấu ở phần sau của vùng ngực (vị
trí sau đôi chân ngực thứ 11) và con cái rất dễ nhận
dạng nhờ vào túi ấp hoặc tử cung nằm ngay sau đôi
chân ngực thứ 11.
Hình 1: : Vòng đời của Artemia (theo Sorgeloos
và ctv., 1980)
3. Phân bố
Sự phân bố của Artemia được chia làm hai
nhóm:
Những loài thuộc về Cựu thế giới (Old World) là
những loài bản địa đã tồn tại từ rất lâu trong các hồ,
vịnh tự nhiên.
Những loài thuộc về Tân thế giới (New World)
là những loài mới xuất hiện ở những vùng trước đây
không có sự hiện diện của Artemia. Sự có mặt của
chúng do người, chim hoặc là gió tạo ra mà tiêu
biểu là loài Artemia franciscana (đại diện cho loài
Artemia ở Tân thế giới) đã được sử dụng rộng rãi để

thả nuôi ở nhiều ruộng muối trên khắp các lục địa.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1. Đặc điểm môi trường sống
Artemia chỉ có thể tìm thấy ở những nơi mà vật
dữ (cá, tôm, giáp xác lớn) không thể xuất hiện (cao
hơn 70 ppt). Ở độ mặn bão hòa (lớn hơn 250 ppt)
Artemia chết đồng loạt do môi trường vượt ngưỡng
chịu đựng (trở nên gây độc) và việc trao đổi chất
cực kỳ khó khăn.
Các dòng Artemia khác nhau thích nghi rộng với
sự biến đổi môi trường khác nhau, đặc biệt là nhiệt
1 2
độ (6-35
0
C), độ muối (độ mặn của nước) và thành
phần ion của môi trường sống. Ở các thủy vực nước
mặn với muối NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên
các sinh cảnh Artemia ven biển và các sinh cảnh
nước mặn khác nằm sâu trong đất liền, chẳng hạn
hồ Great Salt Lake (GSL) ở Utah, Mỹ. Các sinh
cảnh Artemia khác không có nguồn gốc từ biển nằm
sâu trong lục địa có thành phần ion khác rất nhiều
so với nước biển.
Artemia được nuôi rộng rãi ở Việt nam thuộc
dòng Artemia franciscana, mặc dù có nguồn gốc từ
Mỹ (San Francisco Bay, USA) nhưng sau thời gian
thích nghi, dòng này gần như đã trở thành dòng bản
địa của Việt nam và chúng có nhiều đặc điểm khác
xa so với tổ tiên của chúng, đặc biệt là khả năng
chịu nóng. Hiện tại chúng có thể phát triển tốt trong

điều kiện:
- Độ mặn: 80-120‰
- Nhiệt độ: 22-35
0
C
- Oxy hoà tan: không thấp hơn 2 mg/l
- pH từ trung tính đến kiềm (7.0-9.0)
2. Đặc điểm về dinh dưỡng
Artemia là loài sinh vật ăn lọc không chọn lựa,
chúng sử dụng mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào và vi
khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50µm. Các sinh cảnh
tự nhiên có Artemia hiện diện thường có chuỗi thức
ăn đơn giản và rất ít thành phần giống loài tảo.
Artemia thường xuất hiện ở những nơi có nồng độ
muối cao, vắng mặt các loài tôm, cá dữ và các động
vật cạnh tranh thức ăn khác như luân trùng, giáp xác
nhỏ ăn tảo. Ở các sinh cảnh này nhiệt độ, thức ăn và
nồng độ muối là những nhân tố chính ảnh hưởng
đến mật độ của quần thể Artemia hoặc ngay cả đến
sự vắng mặt tạm thời của chúng.
Trong nghề nuôi Artemia trên ruộng muối, nông
dân thường sử dụng phối hợp phân chuồng (chủ yếu
là phân gà) kết hợp với phân vô cơ (Urea, DAP )
để gây màu trực tiếp (trong ao nuôi Artemia) hoặc
gián tiếp (ngoài ao bón phân) trước khi cấp nước
“màu” (nước tảo) vào trong ao nuôi. Phân gà khi
được bón trực tiếp vào ao nuôi, ngoài việc cung cấp
dinh dưỡng kích thích tảo phát triển, phân còn là
nguồn thức ăn trực tiếp cho Artemia. Ngoài ra, khi
lượng nước tảo cung cấp vào ao hàng ngày thiếu

hụt, nông dân còn sử dụng cám gạo, bột đậu nành
hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp khác để duy
trì quần thể Artemia.
1 2
BÀI 2
KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA
Artemia là loài giáp xác nhỏ chỉ sống ở nước lợ
mặn và chỉ sinh sản trứng ở nước có độ mặn cao, vì
vậy mà chỉ có ở ruộng muôi mới đủ tiêu chuẩn về
độ mặn cho artemia đẻ trứng. Artemia sẽ đẽ con nếu
độ mặn thấp dưới 120‰.
I. KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA TRÊN
RUỘNG MUỐI
1. Thời vụ sản xuất Artemia
Trùng hợp với thời vụ sản xuất muối khác nhau
ở từng địa phương, chẳng hạng ở khu vực Vĩnh
Châu - Bạc Liêu, mùa vụ sản xuất Artemia bắt đầu
từ cuối tháng 11 và kết thúc vào đầu tháng 6 dương
lịch hàng năm, trong khi đó quá trình này kéo dài từ
đầu tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 8 ở khu vực
Cam Ranh.
Tuy nhiên, mùa vụ có thể kéo dài nếu nước mặn
được chuẩn bị sớm và độ mặn trong ao được duy trì
ở các tháng đầu của mùa mưa.
2. Xây dựng ao nuôi Artemia
- Chọn điểm: Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật
trong lựa chọn địa điểm cấy thả, trước khi xây dựng
kế hoạch cần lưu ý các điểm sau:
+ Ao nuôi gần nguồn nước biển nhằm khắc phục
tình trạng thiếu nước, nhất là trong mùa khô.

+ Ao nuôi thuận lợi trong giao thông nhằm vận
chuyển nguyên liệu, phân bón
- Diện tích: Để dể quản lý, diện tích ao nuôi
khoảng 0.5 đến 1 ha là thích hợp nhất. Ao thường
1 2
có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp 3 đến 4 lần
chiều rộng.
- Hướng ao: Trục dài hoặc đường chéo của ao
nằm xuôi theo hướng gió chính của địa bàn, để
giúp cho việc thu trứng sau này được thuận lợi, vì
trứng nổi trên mặt nước sẽ được gió thổi tấp vào bờ
cuối gió.
- Kỹ thuật xây dựng công trình: Ao nuôi thường
được xây dựng theo hai dạng: riêng rẽ hoặc trong
cùng một hệ thống, ở ao riêng rẽ thường tốn kém
hơn vì bờ ao cần được xây dựng chắc chắn và có hệ
thống cấp tháo nước riêng biệt; ở hệ thống kết hợp
chỉ cần chú ý tu sửa đê bao của toàn hệ thống, còn
kênh cấp tháo thì được phân bổ chung cho các ao
nên giảm được chi phí.
Các chỉ tiêu cần lưu ý trong xây dựng:
Ở những nơi đất mới khai thác, hoặc dễ thẩm
lậu, bờ ao cần được xây dựng gia cố chắc chắn
(đầm nén, tô láng bờ ).
- Công trình phụ: Để đáp ứng cho yêu cầu quản
lý, ao nuôi cần được lắp đặt các công trình phụ sau:
+ Lưới lọc cá: Dùng lưới nylon (cỡ mắc lưới từ
1-1.5 mm) để làm khung lọc nước hoặc may theo
dạng vèo để hứng nguồn nước cấp vào ao.
+ Đập tràn: đập đất hoặc phai gỗ lắp ở cống cho

phép lớp nước nhạt tầng mặt (mùa mưa) được tháo
bỏ nhằm duy trì độ mặn cho ao nuôi.
+ Nơi bón phân: được bố trí ngay nguồn nước
cấp vào ao nuôi, thường được rào lại bằng tre hoặc
lá dừa nước để tránh phân bị trôi dạt.
+ Rào phá sóng: được lắp đặt ở bờ cuối gió bằng
các vật liệu rẻ tiền (tre, lá dừa nước ) nhằm phá
sóng để trứng dễ tập trung nơi thu hoạch.
+ Vách ngăn trứng: thường dùng nylon để lót
bờ nơi thu hoạch nhằm tránh trứng thất thoát vào
bờ đất, tuy nhiên cách này khá đắt tiền nên người
dân thường dùng bùn nhão để tô láng góc bờ chỗ
thu hoạch.
3. Quá trình thu gom nước mặn (đi nước) để thả
Artemia
Nước mặn được chuẩn bị theo kỹ thuật làm
muối, theo nguyên tắc bốc hơi nước biển để tăng độ
mặn, để rút ngắn thời gian này nhiều biện pháp đã
được sử dụng như: nuôi nước mỏng, bừa trục, sang
ao để có đủ lượng nước và độ mặn theo yêu cầu,
thường phải mất từ 2 đến 3 tuần.
4. Các yêu cầu tối thiểu cho ao trước khi xuống giống
- Lượng nước và độ mặn: Lúc đầu vụ do nhiệt
độ môi trường còn thấp, chỉ cần mực nước ngập
1 2
trảng (đáy ao) vài phân (một đến hai lóng tai) là có
thể xuống giống, tuy nhiên cũng cần tính toán sao
cho lúc cá thể đạt cỡ trưởng thành, mực nước phải
đủ sâu để Artemia lẫn tránh sự săn bắt của chim.
Mặc dù Artemia có thể sống ở độ muối thấp, ta

cũng không nên cấy thả Artemia ở độ muối dưới
80‰ (8 chữ), vì lúc này còn hiện diện rất nhiều
Fabrea, copepod, tảo độc hoặc tôm cá dữ làm hạn
chế tăng trưởng hoặc tiêu diệt hoàn toàn số Artemia
mới thả.
Chuẩn bị thức ăn cho ao nuôi Artemia:
Bước này chỉ cần thiết cho những ao nghèo tảo
thức ăn (nước ao không màu hoặc màu nhạt), để
gây màu thường dùng các loại phân vô cơ (urea,
lân ) hoặc hữu cơ (phân heo, phân gà, phân bò,
phân dê, phân cút ) với liều lượng:
+ Phân hữu cơ: 500 đến 1000 kg/ha.
+ Phân vô cơ : 50 đến 100 kg/ha.

5. Thả giống
- Kỹ thuật ấp nở :
+ Dụng cụ: cân, xô, chậu, lưới lọc, ống dẫn khí,
đá bọt, máy thổi khí, đèn huỳnh quang
+ Điều kiện ấp nở:
• Ánh sáng: thắp đèn huỳnh quang cách mặt
nước bể ấp khoảng 2 tấc.
• Nhiệt độ: 25-30
0
C.
• Độ muối: nước biển 35 ppt (ba chữ rưỡi)
được dùng để ấp trứng.
• pH: 8.1 đến 8.3.
• Mật độ ấp: không nên nhiều hơn 5g trứng
cho mỗi lít nước.
+ Thao tác: Nước được lọc sạch trước khi cho

vào bể ấp; cân trứng theo đúng mật độ qui định cho
vào bể ấp, kết hợp sục khí để đảo trộn nhằm thúc
đẩy quá trình hút nước của trứng để kích thích sự
phát triển phôi. Sau 20 đến 24 giờ trứng nở tập
trung, sẵn sàng cho việc cấy giống.
Những điểm cần lưu ý trong thao tác thả
giống:
+ Cỡ giống thả: Cấy thả bằng giống mới nở
(Naupli): hình thức này rất phổ biến, đặc biệt ở
những nơi mới bắt đầu thử nghiệm nuôi Artemia.
Cấy giống cỡ nhỏ (Naupli giai đoạn I) có trở ngại là
rất khó quan sát cá thể ở những ngày đầu, nhưng
chúng có thể chịu đựng sự sai khác lớn về nhiệt độ
1 2
và độ muối giữa nơi ấp nở và nơi cấy thả; do đó nếu
kéo dài thời gian ấp nở ấu thể sẻ phát triển đến giai
đoạn lớn hơn (Naupli giai đoạn II; tuỳ điều kiện
nhiệt độ trong bể ấp, thường thời gian để chuyển từ
Naupli giai đoạn I sang giai đoạn II mất khoảng 5
đến 8 giờ), khả năng trên sẻ giảm đi làm gia tăng tỉ
lệ tử vong lúc cấy thả.
Cấy thả bằng giống lớn: khi cấy thả theo phương
pháp này cần lưu ý là phải thuần hoá giống thả (cho
một phần nước ao định thả vào thùng giống vừa
chuyển đến) để chúng thích nghi dần với nhiệt độ
và độ muối trước khi cấy thả vào ao.
+ Thời gian thả thích hợp: Thích hợp nhất là thời
gian lúc sáng sớm (6 đến 7 giờ) hoặc chiều tối (17
đến 19 giờ), điều này cần nắm để tính toán kế hoạch
ấp nở cho hợp lý.

+ Mật độ thả: Thường mật độ thả ở ao đất được
đề nghị là 50 cá thể cho mỗi lít, tuy nhiên theo quan
sát thực tế nếu ao nuôi được cấy thả ở mật độ lớn
hơn 100 cá thể trên lít thì sau 2 tuần ao nuôi bắt đầu
cho trứng, trong khi ở ao có mật độ thưa, quần thể
phải trải qua giai đoạn tăng gia mật độ trước khi
tham gia cho trứng.
+ Vận chuyển giống: Nếu nơi cấy thả khá xa
(thời gian vận chuyển từ một giờ trở lên) nơi ấp nở
hoặc ao cung cấp giống, giống nở cần được san
thưa, đóng oxy và hạ nhiệt độ của môi trường vận
chuyển để giảm thấp tỉ lệ hao hụt.
+ Nơi thả giống: Thích hợp nhất là bờ ao phía
trên hướng gió, hoặc đầu nguồn nước cấp nhằm
đảm bảo cho giống được phân bố đều trong ao.
+ Nơi thu mẫu để đánh giá: Đối với giống lớn
thì dễ dàng quan sát sự tồn tại của chúng trong ao
vừa cấy thả, ngược lại nếu cấy giống ấp nở thì rất
khó phát hiện chúng trong hai ba ngày đầu; tuy
nhiên chúng có tập tính phân bố ở nơi trên hướng
gió, hoặc góc bờ. Dùng vợt bằng lưới mịn để thu và
quan sát mẫu.
+ Quan sát mẫu: Ấu thể Artemia có màu trắng
sữa hoặc trắng hồng, chúng bơi lội theo đường zig-
zăg nhưng đường di chuyển ngắn hơn của Copepod,
có tập tính hướng quang dương (tập trung nơi có
nhiều ánh sáng).
+ Những dấu hiệu xấu cho ao nuôi: Với sự xuất
hiện riêng lẻ hoặc kết hợp của các yếu tố sau đây:
fabrea, copepod, cá dữ, lab-lab, độ trong thấp, nhiệt

độ cao, chim xuất hiện các biện pháp khắc phục
như đã nêu trên.
6. Những biện pháp chính trong quản lý ao nuôi
+ Cấp, tháo nước: Nhằm bù đắp sự thất thoát cột
nước do thẩm lậu hoặc bốc hơi, mặt khác để cung
cấp tảo thức ăn (nước xanh), lượng nước cấp vào ao
1 2
phải thoả mãn việc duy trì độ muối (90 đến 120‰)
và độ đục (25 đến 35 cm).
Tương tự, để đảm bảo chất lượng nước trong ao,
thường thì sau một tháng rưỡi đến hai tháng tính từ
lúc xuống giống, nên tiến hành thay từ 30% đến
50% lượng nước trong ao.
+ Bón phân, cho ăn:
Bón phân (phân gà) 500 đến 1000 kg/ha/tháng,
Urea từ 50 đến 100 kg/ha/tháng.
Phân gà được bón trực tiếp vào ao Artemia
(chúng lọc các chất dinh dưỡng hoặc vi khuẩn có
trong phân) hoặc ao bón phân để kích thích tảo phát
triển trước khi đưa vào ao nuôi; đối với Urea, chỉ
nên bón ở ao bón phân.
Để đơn giản trong việc đánh giá thức ăn tự nhiên
của ao bón phân và ao nuôi, ngoài độ đục cần thiết
như đã nêu trên, thang màu đề nghị dưới đây dùng
để đánh giá thành phần tảo trong ao:
Màu nước Thành phần tảo
Vàng nâu Khuê tảo (Diatom) thức ăn có giá trị
dinh dưỡng cao cho Artemia
Xanh lá cây
nhạt

Tảo lục (Chlorophyta) đặc biệt là
Chlamydomonas, không tốt cho Artemia
Xanh lá cây
đậm
Tảo lam (Cyanophyta), nhiều độc tố,
lại kích thước lớn nên Artemia không
thể sử dụng được
Cho ăn: thỉnh thoảng cám gạo được bổ sung (từ
10 đến 20 kg/ha/ngày) khi ao nuôi thiếu thức ăn, tuy
nhiên hiệu quả sử dụng cám gạo của Artemia rất
thấp (từ 10 đến 20%), nên phần lớn cám gạo kết
lắng xuống đáy gây ô nhiễm môi trường (có thể
khắc phục bằng cách sàng lọc kỹ trước khi đưa
xuống ao), vì giá đắt nên việc dùng cám gạo không
kinh tế lắm.
+ Chế độ bừa trục: Vừa có tác dụng đảo trộn phân
bón trong ao, vừa có tác dụng diệt các mầm rong đáy
(lab-lab), khi độ đục thích hợp có thể giảm chế độ bừa
trục để hạ giá thành trong chi phí sản xuất.
+ Gia cố công trình: Hàng ngày bên cạnh các
hoạt động nêu trên, trong quản lý ao cần phải thường
xuyên chăm sóc bờ bọng tránh rò gỉ thẩm lậu, kiểm
tra lưới lọc để tránh sự xâm nhập của cá dữ
7. Thu hoạch và sơ chế sản phẩm
Tuỳ theo yêu cầu mà sản phẩm thu hoạch từ ao
Artemia có thể là trứng bào xác hoặc sinh khối.
+ Trứng bào xác (cyst): Tùy theo cách quản lý
ao và tình hình phát triển của quần thể, thường sau
2 tuần hoặc hơn tính từ lúc xuống giống, con cái bắt
đầu mang trứng: trứng trắng (đẻ con), hoặc trứng

nâu (trứng bào xác). Sau vài ngày ở ao có con cái
1 2
mang trứng bào xác, ta có thể quan sát trứng nổi
trên mặt của góc ao cuối gió, trứng có màu vàng
sậm đến vàng nâu.
Dùng vợt lưới mịn hoặc ca để vớt trứng, do
trứng có lẫn rác bẩn nên cần tách trứng bằng các
lưới có các cỡ khác nhau:
- Lưới I: 1000 um (1mm)
- Lưới II: 400 um (0.4mm)
- Lưới III: 100 - 150 um (0.1-0.15mm)
Sau đó rữa sạch lại nhiều lần bằng nước trong
ao, đoạn ngâm trứng trong nước muối bảo hòa (300
ppt = 25 đến 30 chữ), hàng ngày nên đảo trộn trứng
và rút bỏ cặn dưới đáy vật chứa. Định kỳ hàng tuần
nên chuyển trứng cho sấy khô và bảo quản.
+ Sinh khối (biomass): Được dùng làm thức ăn
phổ biến trong các trại giống và trại ương tôm cá.
Để duy trì quần thể Artemia, một phần sinh khối
trong ao nuôi được thu hoạch theo định kỳ (hàng
tuần hoặc hàng tháng).
Sinh khối được thu bằng cách kéo lưới trực tiếp
trong ao nuôi hoặc tháo một phần nước trong ao
nuôi và dùng lưới để chặn sinh khối lại.
Trong sử dụng có thể dùng sinh khối tươi trực tiếp
hoặc chế biến hay đông lạnh để dùng dần về sau.
8. Một số hiện tượng thường gặp trong ao nuôi
và cách phòng ngừa
+ Địch hại: cá, tôm, copepoda, chim.
+ Một số hiện tượng khác:

• Đốm đen (Leucotrix / black spots)
• Đốm trắng
• Đuôi dài ("thả diều" = long tail pellet)
• Chậm lớn: Môi trường sống không thích
hợp (thiếu thức ăn, nhiệt độ, độ muối không
phù hợp )
• Không tham gia sinh sản (không đẻ hoặc túi
ấp rổng): Thiếu ăn không đủ năng lượng cho
tái phát dục hoặc để phóng trứng.
• Chết hàng loạt do chênh lệch độ muối hoặc
nhiệt độ: Hiện tượng này dễ thấy, đặc biệt
khi cấy thả sinh khối cỡ lớn vào ao mới.
• Hiện tượng co cụm (boiling effect): Quần thể
khoẻ mạnh, đặc biệt là những ngày nắng nhiều.
• Nổi đầu vào sáng sớm: Khi ao bẩn, hoặc tảo phát
triển dày đặc, hậu quả làm thiếu oxy về đêm nên
Artemia nổi đầu vào sáng sớm hôm sau.
1 2
PHẦN 2
KỸ THUẬT NUÔI MOINA
(TRỨNG NƯỚC)
BÀI 1
GIỚI THIỆU VỀ MOINA
I. Giới thiệu
- Daphnia là loài giáp xác nước ngọt nhỏ gọi là
rận nước. Tên này không những ám chỉ đến kích
thước bé nhỏ mà còn ở chuyển động giật cục của
chúng trong nước. Các chi rận nước (Daphnia) và
trứng nước (Moina) có quan hệ họ hàng gần với
nhau. Chúng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và

thường được gọi dưới tên chung là daphnia.
- Cấu tạo cơ thể của trứng nước gồm đầu và
thân. Râu là phương tiện di chuyển chính. Đôi mắt
lớn nằm dưới lớp da ở hai bên đầu. Một trong
những đặc điểm chính đó là cơ thể chúng được bao
phủ bởi một khung xương. Chúng tự lột lớp vỏ này
một cách định kỳ. Túi ấp nơi trứng và ấu trùng phát
triển nằm trên lưng của con cái. Ở rận nước túi này
đóng kín nhưng ở trứng nước (hay bo bo) nó lại mở.
- Có sự khác biệt đáng kể về kích thước giữa các
chi. Trứng nước có kích thước tối đa chỉ bằng một
nửa rận nước. Trứng nước trưởng thành (700 –
1.000 µm) có kích thước gần gấp đôi ấu trùng
artemia (500 µm) và gần gấp 2 - 3 lần kích thước
của trùng bánh xe trưởng thành (rotifer). Tuy nhiên,
trứng nước mới nở (nhỏ hơn 400 µm) gần bằng hay
hơi lớn hơn trùng bánh xe trưởng thành và nhỏ hơn
ấu trùng artemia.
- Cá bột của một số loài cá nước ngọt có thể ăn
trứng nước ngay từ khi mới nở. Tuy nhiên, cần biết
rằng trứng nước rất khó phân tách theo kích thước.
Thí nghiệm lọc trứng nước bằng lưới nhuyễn kích
1 2
thước 500 µm tại UF/IFAS Tropical Aquaculture
Laboratory cho kết quả với số lượng không đáng kể.
Trong chăn nuôi, cần lưu ý đến khối lượng trứng
nước tiêu thụ vì chúng lớn rất nhanh, cá bột không
ăn nổi. Nếu những con trứng nước lớn này tập trung
với mật độ cao, chuyển động giật cục của chúng có
thể gây hoảng sợ cũng như tổn thương cho cá bột.

- Ở Singapore, loài Moina micrura nuôi trong
ao hồ bón chủ yếu bằng phân gà hay phân heo,
được sử dụng làm thức ăn chính cho cá bột của các
loài cá cảnh nhiệt đới, tỷ lệ cá sống bình quân lên
đến 95 - 99% ở kích thước 20 cm. Không may, có
rất ít thông tin về phương pháp nuôi trứng nước đại
trà và nếu có thì chỉ là những bản đánh máy hay
xuất bản hạn chế.
II. Môi trường sống
- Bo bo (trứng nước) xuất hiện với mật độ cao ở
các ao, hồ, vũng nước, dòng chảy chậm và đầm lầy
nơi có nhiều chất hữu cơ. Chúng đặc biệt tập trung
ở những vùng nước ấm nơi có đầy đủ điều kiện để
chúng phát triển.
- Bo bo hoàn toàn thích nghi với nguồn nước
kém chất lượng. Chúng có thể sống nơi nồng độ
oxy hoà tan từ 0 cho đến bão hoà. Bo bo đặc biệt
thích nghi với sự biến đổi của nồng độ oxy và
thường sinh sôi với số lượng lớn trong môi trường
nước ô nhiễm ở cống rãnh. Bo bo được cho là có
vai trò quan trọng trong việc xử lý các hồ chứa
nước thải. Chúng có thể sống sót trong môi trường
nghèo oxy nhờ khả năng tổng hợp hemoglobin. Sự
hình thành hemoglobin dựa trên mức độ oxy hoà tan
trong nước. Hemoglobin có lẽ cũng phát sinh bởi
nhiệt độ cao và mật độ bo bo.
- Bo bo chịu đựng được tầm nhiệt độ rất cao và
dễ dàng vượt qua biến đổi nhiệt độ trong ngày từ
5 - 31
0

C, nhiệt độ tối ưu với chúng là 24 - 31
0
C.
Khả năng chịu đựng tốt của bo bo là điểm thuận
lợi đối với các trang trại kinh doanh cá ở miền
Nam nước Mỹ và việc ươm nuôi làm thức ăn cho
cá cảnh tại nhà.
3. Thức ăn
Bo bo ăn các loại vi khuẩn, men bia, vi tảo và
mùn bã hữu cơ (thối rữa). Vi khuẩn và nấm men có
giá trị dinh dưỡng cao. Số lượng bo bo phát triển
nhanh nhất khi lượng vi khuẩn, men bia và vi tảo
dồi dào. Bo bo là một trong những sinh vật phù du
có thể tiêu thụ tảo xanh Microcystis aeruginosa. Cả
bã hữu cơ động lẫn thực vật đều cung cấp năng
lượng cho sự tăng trưởng của bo bo. Chất lượng của
mùn bã hữu cơ phụ thuộc vào nguồn gốc và độ tuổi
của chúng.
1 2
4. Vòng đời
- Bo bo có thể sinh sản theo cách vô tính và hữu
tính. Thông thường, bo bo gồm toàn con cái sinh
sản theo cách vô tính. Ở điều kiện tối ưu, bo bo cái
từ 4 - 7 ngày tuổi bắt đầu sinh sản với số lượng từ 4
- 22 con. Mỗi lứa cách nhau từ 1 - 2 ngày, mỗi con
cái đẻ từ 2 - 6 lần trong đời.
- Ở điều kiện môi trường bất lợi, con đực xuất
hiện và sinh sản hữu tính bắt đầu, tạo ra trứng tiềm
sinh tương tự như trứng artemia. Điều kiện chuyển
đổi từ sinh sản vô tính sang hữu tính ở bo bo là việc

cắt giảm nguồn thức ăn, kéo theo nhiều trứng được
tạo ra. Như vậy, việc cung cấp đầy đủ thức ăn là cần
thiết vì nó kích thích bo bo sinh sản theo cách vô
tính, nhờ đó có rất ít số lượng trứng tiềm sinh được
tạo ra.
- Mật độ cao ở rận nước có thể làm sự sinh sản
sụt giảm một cách đáng kể nhưng điều này không
xảy ra ở bo bo. Số lượng trứng sinh ra ở rận nước
Dapnia magna sụt giảm mạnh khi mật độ từ 95 -
115 cá thể trưởng thành trên 25 - 30 lít. Mật độ nuôi
thích hợp ở rận nước được ghi nhận là 500 con/lít.
Tuy nhiên, mật độ nuôi thích hợp ở bo bo là 5.000
con/lít và do đó chúng thích hợp trong chăn nuôi
thâm canh.
- So sánh sự sinh sản trong các hồ nuôi Daphnia
magna và Moina macrocopa bón bằng men bia và
ammonium nitrate NH
4
NO
3
cho thấy lượng thu
hoạch ở bo bo (106 - 110 g/m3) lớn gấp 3 - 4 lần so
với thu hoạch ở rận nước (25 - 40g/m
3
). Khối lượng
thu hoạch hàng ngày ở bo bo với thức ăn vi tảo nuôi
bằng phân hữu cơ đạt 375 g/m
3
.
5. Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng của bo bo (trứng nước) phụ
thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn mà chúng được
nuôi. Dù vậy, lượng protein ở bo bo chiếm 50%
khối lượng khô. Bo bo trưởng thành chứa nhiều
chất béo hơn bo bo non. Lượng chất béo chiếm 20 -
27% khối lượng khô ở bo bo cái trưởng thành và 4 -
6% ở bo bo non.
1 2
BÀI 2
KỸ THUẬT NUÔI MOINA
Nguyên tắc sản xuất bo bo dựa trên chuỗi bầy
nuôi liên tiếp. Bầy nuôi mới được tạo ra hàng ngày
trong các bồn chứa riêng biệt. Khi tất cả nấm men,
vi khuẩn và tảo được tiêu thụ hết, thường từ 5-10
ngày sau khi ươm, bo bo được thu hoạch và bầy
khác được ươm tiếp. Nguyên tắc này đặc biệt thích
hợp khi có một số lượng nhất định bo bo được thu
hoạch mỗi ngày bởi vì việc sản xuất hàng ngày
được điều khiển tốt hơn nhiều.
Một nhóm bồn nuôi cũng thích hợp để duy trì
sự đồng nhất vì rất ít khả năng bo bo có đối thủ
cạnh tranh (chẳng hạn như sinh vật đơn bào, trùng
bánh xe, giáp xác copepod) hay những kẻ săn mồi
(như thủy tức, bọ gạo, ấu trùng bọ bắp cày hay cà
niễng, ấu trùng chuồn chuồn hay con xin cơm).
Bồn nuôi có thể duy trì đến 2 tháng hay hơn
bằng việc thu hoạch hàng ngày, thay nước, cho ăn
thường xuyên và duy trì tốc độ tăng trưởng. Sau đó,
bồn nuôi sẽ không sinh sôi nhanh chóng khi bón thức
ăn. Khi chúng không còn phát triển tốt nữa, nên thu

hoạch toàn bộ bo bo và bắt đầu nuôi bầy mới.
Bo bo có thể được sản xuất bằng cách nuôi kết
hợp với thức ăn của chúng hay nuôi riêng rẽ. Nuôi
kết hợp đơn giản hơn nhưng nuôi riêng rẽ lại cho
kết quả tốt hơn.
Khi nuôi riêng rẽ, bồn nuôi vi tảo được đặt sao
cho nó chảy vào bồn bo bo. Sản xuất từ những bồn
riêng biệt có điểm bất lợi là cần nhiều không gian
để nuôi vi tảo. Tuy nhiên cũng có điểm thuận lợi là
ít có khả năng lây nhiễm bệnh, điều khiển tốt hơn
và thu hoạch được nhiều bo bo hơn.
* Lưu ý: dù áp dụng cách nuôi dưỡng nào cũng
luôn phải duy trì hàng loạt hồ nuôi bo bo để đề
phòng trường hợp chúng bị chết.
1 2
I. BỒN NUÔI
- Bồn nuôi trung bình có thể tích khoảng 38 lít.
Tuy nhiên, thể tích này chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu
của một người nuôi cá bình thường. Để nuôi với
mục đích thương mại thì phải sử dụng bồn chứa, hồ
nhân tạo (bằng xi măng, kim loại, plastic hay sợi
thủy tinh) và hồ đất. Ngoài ra, bất cứ vật dụng nào
cũng có thể được tận dụng như bồn tắm cũ, bồn rửa
chén, ngăn tủ lạnh và chậu nhựa. Đừng sử dụng loại
bồn kim loại, ngoại trừ chúng được làm bằng loại
thép không rỉ.
- Trong những bồn chứa lớn, độ sâu của nước
không nên vượt quá 90 cm, từ 40 đến 50 cm là lý
tưởng. Mực nước nông giúp các sinh vật phù du
quang hợp và nồng độ ôxy hòa tan được tốt hơn.

- Bồn nuôi bo bo nên để ở nơi có ánh sáng
khuếch tán và bóng râm. Môi trường có cây cối và
mái che bằng vải bạt (giảm 50-80% cường độ chiếu
sáng) là lý tưởng. Bồn nuôi cần được che mưa để
tạo độ ổn định và chắn lưới để phòng ngừa các loại
côn trùng ăn thịt.
- Bồn nuôi không cần phải giữ quá sạch nhưng
một số thứ như tảo sợi và ấu trùng của các loài côn
trùng ăn thịt (lăng quăng, chuồn chuồn, bọ…) có
thể làm giảm sản lượng bo bo. Bồn nuôi cần được
sát trùng trước bằng cách phơi khô hay tẩy bằng
dung dịch acid nhẹ HCl có nồng độ 30%.
II. MÔI TRƯỜNG NƯỚC
- Bo bo rất nhạy cảm với các chất hóa học và
kim loại (như đồng, kẽm là những chất thường xuất
hiện trong nước máy), bột giặt, chất tẩy và những
chất độc hại khác trong nguồn nước. Phải đảm bảo
bồn nước không bị nhiễm những chất độc trên. Nên
sục khí nước máy trong ít nhất hai ngày để chlor
bay hơi, hay bỏ chất trung hòa chlor như sodium
thiosulfate (Na
2
S
2
O
3
) nếu muốn rút ngắn thời gian.
Nguồn nước tự nhiên là lý tưởng. Nước mưa cũng
rất tốt để nuôi bo bo nếu được hứng từ vùng không
bị ô nhiễm không khí. Nước đã qua xử lý lọc cũng

có thể dùng được.
- Nhiệt độ lý tưởng để nuôi bo bo là từ 24 đến
31
0
C. Chúng chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ cao
hơn 32
0
C trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiệt
độ thấp khiến chúng sinh sản chậm lại.
III. SỤC KHÍ
Sục khí giúp cung cấp ôxy hòa tan cho bo bo,
trộn đều thức ăn và gia tăng lượng sinh vật phù du,
dẫn đến kết quả là gia tăng số lượng trứng, số lượng
bo bo cái mang trứng và mật độ bo bo. Duy trì một
dòng chảy nhỏ trong bồn cũng giúp gia tăng sự sinh
sản. Hồ có dung tích 1,5 m
3
chỉ cần duy trì từ 1 đến
2 ống sục khí. Nên tránh điều chỉnh để bọt khí thật
yếu vì đầu sục có thể bị kẹt làm bo bo ngộp thở nổi
lên mặt nước và có thể chết.
1 2
IV. THỨC ĂN
- Dưới đây là danh sách và tỷ lệ một số loại thức
ăn dành cho bo bo. Hãy cho chúng ăn nhiều loại
thức ăn khác nhau để tìm xem đâu là loại thích hợp
nhất cho bo bo. Tỷ lệ thức ăn ở đây chỉ để tham
khảo và bà con cần điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện nuôi dưỡng của mình.
- Lượng thức ăn được tính toán trên thể tích nuôi

là 379 lít. Lượng thức ăn sẽ tăng thêm từ 50 - 100%
sau khoảng 5 ngày nuôi:
+ Men làm bột bánh mì: 8,5 – 14,2 g.
+ Men và phân hóa học: 8,5 - 14,2g men và
14,2g ammonium nitrate (NH
4
NO
3
).
+ Men, cám và cỏ linh lăng (alfalfa): 8,5g men,
42,5g cám gạo hay lúa mạch và 42,5g cỏ.
+ Men, cám và phân bò hay bùn: 8,5 g men, 42,5g
cám gạo hay lúa mạch và 142g phân bò hay bùn.
+ Men, hạt bông và phân bò hay bùn: 8,5 g
men, 42,5 g hạt bông hay lúa mạch và 142 g phân
bò hay bùn.
+ Phân bò hay phân ngựa khô hay bùn: 567g
phân khô hay bùn.
+ Phân gà hay heo khô: 170 g phân khô.
+ Men và bột tảo spirulina: 6g bột bánh và 3g
bột tảo. Cho bo bo ăn hỗn hợp này trong hai ngày
trước khi thu hoạch. Chú ý: trộn nước ấm vào men
và bột tảo và để khoảng 30 phút. Khuấy đều và đổ
vào bồn nuôi bo bo qua lưới lọc nhuyễn. Lưới sẽ lọc
hết cặn bã.
- Phân hữu cơ thường tốt hơn phân hóa học vì
cung cấp vi khuẩn, nấm, bã hữu cơ và sinh vật phù
du, là những thức ăn của bo bo. Có rất nhiều thứ có
thể làm thức ăn cho bo bo với kết quả là chúng sinh
sôi rất nhanh. Phân hóa học cũng có thể dùng làm

thức ăn nhưng tốt nhất nên dùng cho hồ đất hơn là
bồn và hồ nhân tạo.
- Phân tươi tốt hơn vì chúng chứa nhiều chất hữu
cơ và vi khuẩn. Tuy nhiên, chuồng gia súc cần được
chống muỗi để phân không chứa lăng quăng làm
ảnh hưởng đến đàn bo bo. Mặc dù không tuyệt đối
cần thiết nhưng phân nên để cho khô trước khi sử
dụng. Loại phân bò và bùn khô bán ngoài thị trường
có thể được sử dụng để nuôi bo bo.
- Mặc dù phân gia súc thường được sử dụng để
nuôi bo bo, các loại thức ăn khác như men, cỏ linh
lăng (alfalfa) và cám tuy không tốt bằng nhưng
cũng dùng được. Bột làm bánh, cám và cỏ linh lăng
khô có bán ở các cửa hàng thực phẩm.
- Những chất hữu cơ thô như phân gia súc, bùn,
cám và dầu thực vật thường được đựng trong túi
1 2
lưới. Khăn, vải lọc, bao nylon hay bất kỳ loại sợi
dệt nào đều có thể được sử dụng tuy nhiên túi
nylon và sợi tổng hợp không bị mục như vải và
khăn. Với bồn lọc nhỏ, vớ nylon sử dụng rất phù
hợp, rẻ tiền và thuận tiện. Sử dụng túi để loại bỏ
cặn khi thu hoạch bo bo và cho phép điều khiển
việc cho ăn tốt hơn.
- Cho quá nhiều thức ăn có thể làm nước mau
dơ. Dù nuôi bằng loại bồn nào thì cũng nên cho ăn
nhiều lần, mỗi lần một ít rồi tăng dần một khi bạn
đã có kinh nghiệm. Nếu nấm men xuất hiện trong
bồn chứa vì nước quá màu mỡ, bao chứa chất hữu
cơ nên được lấy ra. Nếu nấm men phát triển quá

mạnh, nên xả bồn chứa và làm lại từ đầu.
- Độ pH quá cao (lớn hơn 9.5) do rêu phát triển
mạnh và sự gia tăng nồng độ chất độc ammonia
(không phân ly) có thể hạn chế sự phát triển của bo
bo. Độ pH của bồn nuôi nên điều chỉnh ở mức từ 7-
8 bằng dấm ăn (acetic acid).
V. ƯƠM NUÔI
Sử dụng con giống thuần để ươm. Tránh sử dụng
con giống yếu hoặc thoái hoá, con giống đẻ trứng
tiềm sinh hay con giống có lẫn loài săn mồi. Tỷ lệ
gây giống khoảng 100 con bo bo/25 lít. Mặc dù trên
lý thuyết chúng ta có thể chỉ cần bắt đầu bằng một
con bo bo cái nhưng hãy luôn sử dụng một số lượng
đầy đủ để phát triển đàn bo bo một cách nhanh
chóng. Nếu ươm ít hơn, đàn bo bo sẽ phát triển
chậm hơn do vậy số lượng thức ăn lúc đầu phải
giảm xuống để tránh làm ô nhiễm nước. Nếu ươm
nhiều hơn thì có thể thu hoạch sớm hơn và giảm
nguy cơ nhiễm bệnh.
Bo bo bắt đầu được ươm sau khi bồn được bón
phân khoảng 24 giờ hay lâu hơn. Nhưng nếu bón
bằng men bia thì có thể ươm bo bo sau vài giờ sục
khí nếu chất lượng nước và nhiệt độ phù hợp bởi vì
bo bo có thể ngay lập tức ăn các tế bào men. Một ít
vi tảo hiện diện trong nước và bao tử của bo bo
giống là đủ để chúng phát triển bùng phát.
VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC
Theo dõi bồn nuôi hàng ngày để xác định tình
trạng sức khoẻ của bo bo:
- Xác định sức khoẻ của bo bo bằng cách khuấy

bồn nuôi, múc một muỗng lớn (15 ml) nước bồn rồi
đem quan sát dưới kính lúp từ 8X đến 10X hay kính
mổ. Bo bo màu xanh hay đỏ nâu với bụng căng tròn
và chuyển động linh hoạt là dấu hiệu của bầy nuôi
khoẻ mạnh. Bo bo màu nhợt nhạt với bụng rỗng hay
bo bo đẻ trứng là dấu hiệu của môi trường kém chất
lượng hay thiếu thức ăn.
1 2
- Xác định mật độ của bo bo bằng cách nhỏ cồn
70 độ vào một muỗng trà nước bồn (3 - 5 ml) để
giết và rồi đếm số lượng bo bo trên đĩa thí nghiệm
bằng kính lúp hay kính mổ. Mật độ thu hoạch chứa
từ 45 - 47 con trong một muỗng trà. Bằng kinh
nghiệm, mật độ bo bo có thể được xác định thông
qua quan sát mà không cần phải đếm.
- Mật độ thức ăn trong nước khi quan sát qua ly
thuỷ tinh nên hơi xanh hay nâu nhạt như nước trà.
Nước trong là dấu hiệu của sự thiếu thức ăn. Bồn
nuôi nên được bón thêm từ 50-100% lượng thức ăn
ban đầu, nếu độ trong suốt lớn hơn 30 - 40 cm. Điều
này có thể xác định bằng một đĩa nhựa trắng hay
viền kim loại đường kính 10 cm, gắn vào một đầu
gậy. Độ trong suốt là chiều sâu mà đĩa còn được
nhìn thấy khi nhúng trong nước.
- Nếu phát hiện những loài săn mồi (như thuỷ
tức, bọ gạo, ấu trùng bọ bắp cày hay cà niễng, ấu
trùng chuồn chuồn hay con xin cơm) thì cần xả bồn
nuôi, làm sạch và tiêu diệt chúng để khỏi làm ảnh
hưởng đến vụ nuôi sau.
VII. THU HOẠCH

- Thu hoạch bằng cách dùng vợt lưới nhuyễn vớt
những “đám mây” bo bo nổi trên mặt nước. Cũng
có thể thu hoạch bằng cách xả hay hút nước qua
lưới lọc có kích thước từ 50 - 150 µm. Tắt máy sục
khí và để thức ăn lắng xuống trước khi thu hoạch.
Với bồn nuôi bán liên tục, không nên thu hoạch quá
20 - 25% bo bo mỗi ngày, trừ khi bắt đầu nuôi lứa
khác. Nếu thu hoạch bằng cách xả nước bồn thì cần
phải thay nước trước khi thu hoạch. Thu hoạch mỗi
lần một ít và thả bo bo vào bồn nước sạch để giữ
chúng sống sót.
- Chất cặn dưới đáy bồn cần được quậy lên hàng
ngày cùng với lúc thu hoạch để thức ăn nổi lên và
ngăn cản vi khuẩn yếm khí phát triển.
Lưu ý:
- Các loài bo bo khác nhau về kích thước, sinh
sản và điều kiện sống tối ưu. Cần điều chỉnh chế độ
nuôi dưỡng tùy theo loài và dòng bo bo nhất định.
Gia tăng diện tích bề mặt có thể thu được những kết
quả tích cực trong sản xuất bo bo. Với rận nước, khi
diện tích tăng lên gấp 4 lần nhờ đặt những tấm nhựa
thì khối lượng thu hoạch cũng nhiều gấp 4 lần.
Không rõ là nhờ chất lượng nước được cải thiện khi
vi khuẩn phân huỷ nitơ bám trên các bề mặt, hay sự
thay đổi phân bố của rận nước hay chế độ dinh
dưỡng được cải thiện.
1 2
- Không nhất thiết phải sản xuất bo bo dựa trên
nhu cầu tiêu thụ của cá bột. Lượng bo bo thu được
có thể trữ nhiều ngày trong bồn nước sạch đặt trong

tủ lạnh. Chúng sẽ tỉnh lại khi nhiệt độ ấm lên. Chất
lượng dinh dưỡng của bo bo trữ lạnh có thể không
tốt bởi vì chúng bị nhịn đói một thời gian, vì vậy bo
bo nên được nuôi bằng vi tảo hay men bia trước khi
đem cho cá ăn.
- Bo bo có thể được trữ lâu dài bằng cách trữ
lạnh trong nước muối nồng độ thấp (nồng độ 7 ppt,
1.0046) hay trữ khô. Cả hai phương pháp đều làm
bo bo chết vì vậy cần phải sục khí liên tục giữ
chúng lơ lửng trong nước để cá bột có thể ăn. Bo bo
đông lạnh và bo bo khô không bổ dưỡng bằng bo bo
tươi và cá con cũng không chuộng thức ăn này lắm.
Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng của bo bo đông
lạnh và khô cũng không bị thay đổi nhiều, những
chất dinh dưỡng không tan quá nhanh vào nước.
Hầu hết những enzyme hoạt động bị phân huỷ trong
vòng 10 phút sau khi bỏ bo bo vào nước. Sau một
giờ, tất cả những acid amin tự do và acid amin kết
hợp đều bị phân huỷ.
PHẦN 3
KỸ THUẬT NUÔI LUÂN TRÙNG
BRACHIONUS PLICATILIS
BÀI 1
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LUÂN
TRÙNG BRACHIONUS PLICATILIS
1. Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo
- Theo Pechenik (2000), hệ thống phân loại của
luân trùng như sau:
+ Ngành: Rotifera
+ Lớp: Monogononta

+ Bộ: Ploima
+ Họ: Brachionidae
+ Giống: Brachionus
+ Loài: Brachionus plicatilis (Muller)
1 2
Luân trùng Brachionus plicatilis
- Luân trùng có kích thước từ 100 - 340µm, có
dạng hình trứng dài, hơi dẹp theo hướng lưng bụng.
Bờ bụng trước có 4 gai dạng u lồi, giữa có khe hình
chữ V. Luân trùng có cấu tạo gồm 3 phần: đầu, thân
và chân.
+ Ðầu mang vòng tiêm mao, có chức năng bơi
lội và thu gom thức ăn.
+ Thân luân trùng chứa nhiều dịch cơ thể và các
cơ quan sau.
+ Hệ tiêu hoá: Luân trùng thu thức ăn nhờ vòng
tiêm mao sau đó vào trong miệng và đến hàm
nghiền. Hàm nghiền này sẽ nghiền các hạt thức ăn
bằng nhiều con đường khác nhau (cắt, nghiền ) rồi
đi vào thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn.
+ Hệ bài tiết: Luân trùng bài tiết chủ yếu là chất
thải có nguồn gốc đạm (phần lớn là ammonia). Sự
chuyển động của tiêm mao ở các tế bào ngọn lửa
(flame cells) tạo nên dòng chảy nhỏ, các chất lỏng
bài tiết vào trong các túi và chảy vào bàng quang sau
đó được bài tiết ra ngoài thường xuyên và đều đặn.
+ Hệ sinh dục: Cơ quan sinh dục của con cái bao
gồm 3 phần: buồng trứng, chất noãn hoàng và lớp
nang. Ngay từ khi mới sinh ra, số lượng trứng đã có
sẵn trong buồng trứng.

+ Chân: Chân luân trùng có cấu tạo hình nhẩn
không có sự phân đốt, có thể co rút và cuối cùng là 1
hoặc 4 ngón chân. Sự chuyển tiếp giữa chân và thân
là hậu môn. Đây là điểm nằm ở vị trí bên ngoài mặt
lưng, là nơi thải ra của ruột, bàng quang và vòi trứng.
- Dựa vào các đặc điểm hình thái khác nhau,
người ta phân loại ra 2 dòng Brachionus là dòng
nhỏ (dòng S ) và dòng lớn ( dòng L).
+ Luân trùng dòng S là Brachionus
rotundiformis, có chiều dài vỏ giáp từ 100 - 210 μm
(trung bình là 160 μm). Trên vỏ giáp có gai nhọn,
trọng lượng khô là 0,22μg.
+ Luân trùng dòng L là Brachionus plicatilis,
có chiều dài vỏ giáp từ 130-340 μm (trung bình là
239 μm).
Luân trùng dòng S và L sinh trưởng với tốc độ
khác nhau, có khả năng chịu đựng nhiệt độ khác
1 2
nhau và có nhiệt độ sinh trưởng tối ưu khác nhau
(Fushuko, 1989).
Ngoài ra sự biến đổi về hình thái giữa các loài có
thể xảy ra phụ thuộc vào độ mặn hoặc chế độ cho ăn.
+ Con đực nhỏ hơn con cái, không có cơ quan
tiêu hóa và bóng hơi.
+ Cơ thể có khoảng 1.000 tế bào nhưng sinh
trưởng do nguyên sinh chất tăng lên.
2. Vòng đời của Brachionus plicatilis
Luân trùng có tuổi thọ ngắn, trung bình 3,4 – 4,4
ngày ở điều kiện nhiệt độ 25
0

C. Chúng có thể đạt
đến giai đoạn trưởng thành chỉ 0,5 – 1,5 ngày sau
khi nở hay đẻ. Sau đó, con cái có thể đẻ liên tục,
mỗi lần cách nhau khoảng 4 giờ. Suốt đời sống, con
cái có thể tham gia đẻ 10 lứa. Tuy nhiên, khả năng
sinh sản của con cái còn tùy thuộc rất nhiều vào
điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ.
a) Đặc điểm dinh dưỡng
Luân trùng B. plicatilis là loài ăn lọc không chọn
lọc, thức ăn có kích thước 20 - 25 mm mang đến
miệng nhờ sự chuyển động của vòng tiêm mao
(Dhert, 1996) thông qua hoạt động bơi lội. Trong tự
nhiên, các loại thức ăn thường được luân trùng sử
dụng là tảo, vi khuẩn, nấm men, chất hữu cơ lơ lững
trong nước.
b) Sinh trưởng và phát triển
- Luân trùng sinh trưởng và phát triển phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: độ mặn, nhiệt độ, mật độ nuôi…
- Bằng phương pháp nuôi nhân tạo xác định
được một số chỉ tiêu sinh trưỏng sau:
+ Thời gian phát triển phôi: thường kéo dài từ 11
– 21 giờ.
+Thời gian thành thục: tính từ lúc còn non đến
lúc trưởng thành sinh sản: kéo dài từ 22 – 38 giờ.
+ Nhịp đẻ: thường dao động từ 6 – 10 giờ.
- Số trứng mang tại một thời điểm: thường dao
động từ 1 - 4 (8 chiếc).
- Số trứng mang trong vòng đời: dao động từ 11
- 17 (30 chiếc).
- Tuổi thọ: phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ. Ở

nhiệt độ khoảng 25
0
C, thời gian sống của cá thể
luân trùng ước tính khoảng 3,4 - 4,4 ngày (Fukusho,
1989). Thông thường cá thể mới nở trưởng thành
1 2
sau 0,5 - 1,5 ngày và bắt đầu đẻ trứng khoảng 4
giờ/lần. Một cá thể cái có thể sinh sản khoảng 10
thế hệ trong suốt vòng đời.
c) Đặc điểm sinh sản
Luân trùng có 2 hình thức sinh sản: sinh sản vô
tính (đơn tính) và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính: con cái vô tính sẽ sinh ra
trứng lưỡng bội (2n) và sẽ phát triển thành con cái
vô tính. Con cái này sinh sản với tốc độ nhanh, nhịp
sinh sản khoảng 4 giờ dưới điều kiện thuận lợi. Tốc
độ sinh sản phụ thuộc vào điều kiện nuôi và tuổi
của luân trùng. Đây là hình thức sinh sản nhanh
nhất để tăng quần thể luân trùng và là hình thức
quan trọng trong hệ thống nuôi luân trùng.
- Sinh sản hữu tính: Trong vòng đời của luân
trùng, khi có sự biến động đột ngột của điều kiện
môi trường như nhiệt độ, nồng độ muối…, luân
trùng sẽ chuyển sang hình thức sinh sản hữu tính.
Trong quá trình này xuất hiện cả con cái vô tính và
con cái hữu tính, chúng đều có hình thái giống
nhau, khó phân biệt, tuy nhiên con cái hữu tính sẽ
sinh ra trứng đơn bội (1n). Con cái hữu tính có 3
kiểu sinh sản. Con non sinh ra từ những trứng đơn
bội không thụ tinh sẽ phát triển thành con đực. Con

đực có kích thước bằng 1/3 kích thước con cái.
Chúng không có ống tiêu hoá và bàng quang nhưng
có tinh hoàn đơn với nhiều tinh trùng thành thục.
Trứng nghỉ: là trứng đơn bội đã thụ tinh. Trứng
nghỉ có vách tế bào dày giúp nó chịu đựng qua điều
kiện khắc nghiệt và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ
nở thành con cái vô tính
d) Giá trị dinh dưỡng và vai trò làm thức ăn của
luân trùng
- Giá trị dinh dưỡng của các “vật mồi” được
quyết định bởi khả năng thoả mãn của nhu cầu về
dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của các
“đối tượng đích”. Không phải ngẫu nhiên mà hiện
nay luân trùng được nuôi rộng rãi để làm thức ăn
cho hầu hết các loài cá biển. Mỗi dối tượng cá biển
cần các loại thức ăn khác nhau, nhưng có thể khẳng
định rằng “Luân trùng là thức ăn sống không thể
thiếu cho giai đoạn bắt đầu ăn của ấu trùng cá biển”.
- Giá trị của luân trùng trong công nghệ sản xuất
giống cá biển được thể hiện ở các mặt sau:
+ Kích thước luân trùng phù hợp với kích cỡ
miệng của ấu trùng cá biển mới nở.
+ Tốc độ bơi chậm, khả năng phân bố đều trong
nước, màu sắc phù hợp nên cá dễ ăn.
1 2
+ Luân trùng dễ nuôi do chịu được sự biến động
lớn của môi trường.
+ Tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn, khả
năng nuôi với mật độ cao có thể cho sinh khối lớn,
đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.

+ Và đặc biệt quan trọng là giá trị dinh dưỡng
của luân trùng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các
đối tượng nuôi.
+ Luân trùng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá và
hấp thụ. Trong thành phần axit béo không no có
chứa EPA, DHA, hai loại này được coi là axit béo
thiết yếu có tác động đến tỷ lệ sống và sự phát triển
của cá biển. Mặc dù khả năng tổng hợp HUFA n-3
của luân trùng rất kém, nhưng bù lại luân trùng lại
dễ hấp thu và tích luỹ các loại axit này. Điều này rất
có ý nghĩa khi ta áp dụng các biện pháp làm giàu
luân trùng trước khi cho ấu trùng cá biển ăn, nhằm
năng cao tỷ lệ sống, sức sinh trưởng của các đối
tượng nuôi.
- Theo thống kê, luân trùng sử dụng làm thức ăn
cho 60 loài cá biển, 16 loài giáp xác. Ví dụ: sử dụng
làm thức ăn cho cá chẽm giai đoạn từ 1 – 15 ngày
tuổi; sử dụng làm thức ăn cho cá mú giai đoạn từ 1
– 30 ngày tuổi; sử dụng làm thức ăn cho cá măng,
cá bớp giai đoạn từ 5 – 20 ngày tuổi.
e) Thức ăn
Luân trùng thuộc nhóm ăn lọc không chọn lọc
nên có thể sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi
chúng. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của thức ăn sẽ
quyết định giá trị dinh dưỡng cũng như năng suất
nuôi luân trùng. Do đó, việc chọn lựa nguồn thức ăn
thích hợp để nuôi luân trùng sẽ quyết định đến năng
suất và giá trị của luân trùng. Thức ăn sử dụng cho
nuôi luân trùng chủ yếu là tảo, men bánh mì (yeast)
và thức ăn nhân tạo.

* Sử dụng tảo làm thức ăn cho luân trùng
- Cho luân trùng ăn bằng vi tảo sẽ tăng năng
suất nuôi, trong đó luân trùng phát triển tốt khi sử
dụng các loài tảo Chlorella, Nannochloropsis
oculata, Isochrysis, Tetraselmis… Luân trùng khi sử
dụng Chlorella sacchrophila có tốc độ sinh sản và
đạt mật độ cao nhất, kế đến là Isochrysis,
Tetraselmis suecica, men bánh mì Saccharomyces
cereviciae và cuối cùng là Thalassiosira
pseudonana. Ngoài ra luân trùng nuôi với Chlorella
nước mặn có giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều
HUFA đặc biệt là EPA. Trong vùng nhiệt đới,
Chlorella nước ngọt đã được sử dụng thành công
trong việc nuôi luân trùng bằng cách thuần hoá
trước khi cho ăn. Một trong những thuận lợi trong
việc sử dụng Chlorella làm thức ăn cho luân trùng
1 2
là do tảo này phát triển và phân cắt nhanh (chỉ sinh
sản vô tính). Chlorella chứa hàm lượng protein
50%, lipid 20%, Carbohydrate 20%, Vitamin B1,
B12, chất khoáng… Hơn nữa Chlorella còn sản sinh
ra chất kháng sinh Chlorellin kháng lại một số vi
khuẩn, do đó hạn chế một số mầm bệnh.
- Một số tảo có chứa hàm lượng các acid béo
thiết yếu rất cao như acid eicosapentaenoic (EPA
20:5n-3) và docosahexaenoic acid (DHA 22:6n-3),
cho nên chúng được xem là thức ăn tươi sống rất tốt
bổ sung hàm lượng acid béo cho luân trùng. Khi
luân trùng ăn tảo, nó sẽ thu nhận các acid béo thiết
yếu này trong vài giờ và sau đó tiến tới cân bằng

giữa tỉ lệ DHA/EPA. Ðối với tảo Isochrysis, tỉ lệ
này lớn hơn 2 và ở tảo Tetraselmis tỉ lệ này là 0,5.
- Tảo được dùng làm thức ăn cho luân trùng dưới
nhiều dạng khác nhau, dạng tảo sống (tảo tươi), dạng
tảo khô và tảo đông lạnh. Tảo tươi được coi là thức
ăn tốt nhất cho luân trùng vì ngoài giá trị dinh dưỡng
cao, tảo còn có thể cải thiện chất lượng nước bằng
cách giảm bớt những sản phẩm từ sự chuyển hoá của
luân trùng. Tuy nhiên, sử dụng tảo tươi làm thức ăn
cho luân trùng sẽ rất đắc tiền nên người ta tìm cách
hạ giá thành bằng cách sử dụng tảo sấy khô hay tảo
đông lạnh. Tảo khô cho sản lượng luân trùng chỉ cao
bằng 70% so với nuôi bằng tảo sống nhưng có thể
thay thế từ 80-90% tảo sống bằng tảo khô mà sức
sản xuất của luân trùng không giảm. Luân trùng cho
ăn bằng tảo Nanochloropsis sp. đông lạnh có tốc độ
sinh trưởng bằng 81% so với cho ăn bằng tảo
Nanochloropsis sp. tươi sống và thành phần acid béo
trong luân trùng ăn tảo Nanochloropsis sp. đông lạnh
và tảo tươi rất giống nhau.
* Sử dụng men bánh mì làm thức ăn cho luân trùng
- Men bánh mì là những tế bào nấm men có kích
thước 5-7 μm, có hàm lượng protein cao (45-52%)
và rẻ tiền, được sử dụng làm thức ăn cho luân trùng.
Tuy nhiên, nếu chỉ cho luân trùng ăn hoàn toàn
bằng men bánh mì thì năng suất không ổn định và
quần thể luân trùng mau tàn (Hirayama, 1987;
Komis, 1992). Nguyên nhân chủ yếu là do khó quản
lý chất lượng nước nuôi, men bánh mì khó tiêu cần
trợ giúp thêm vi khuẩn tiêu hóa. Hơn nữa, bản thân

men bánh mì có giá trị dinh dưỡng kém (chỉ giàu
protein, thiếu các thành phần khác).
- Mặt khác, luân trùng chỉ ăn men bánh mì có
tốc độ sinh trưởng và sinh sản thấp, điều này dẫn
đến phải kéo dài chu kỳ nuôi mới đạt được mật độ
mong muốn. Cho ăn bằng men tươi thì tốt hơn men
khô nhưng khó quản lý chất lượng nước và sự phát
triển của vi khuẩn trong hệ thống nuôi. Khi cho ăn
bằng men bánh mì rất khó giải quyết việc dư thừa
1 2

×