Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu Kỹ thuật nuôi Artemia ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.59 KB, 13 trang )

Download» AGRIVIET.COM
I. GIỚI THIỆU:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nghề nuôi
trồng thuỷ sản đã có những bước tiến mới.
Cùng với sự phát triển mạnh của thị trường thức ăn thủy sản, trong đó vấn đề thức ăn
cho tôm cá là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của nganh nuôi trồng thuỷ sản hiện nay.
Để tìm một nguồ
n thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt có thể dùng rộng rãi
cho các đối tượng nuôi là yêu cầu quang trọng nhất.
Artemia là một thức ăn lý tưởng có thể đáp ứng được yêu cầu cho các loài (ấu trùng
tôm, cá), do nó có khả năng sản xuất trứng nghỉ. Trứng nghỉ có khả năng tìm sinh lâu và
có thể cho nở lại vào bất cứ lúc nào, tạo ra một loại thức ăn sống tốt, đảm bảo về kích
thước và chất lượng cho ấu trùng tôm cá.
Việc sử dụng hiệu quả Artemia rất quan trọng vì giá thành trứng nghỉ hiện nay rất
cao. Trong quá trình sản xuất tôm giống (tôm thẻ, tôm sú…) chi phí cho Artemia thường
chiếm 40-50% giá thành sản phẩm, cho nên việc tìm ra một nguồn Artemia thích hợp và
sử dụng có hiệu quả, đảm bảo được giá trị dinh dưỡng cho các loại ấu trùng tôm, cá là
rất cần thiết trong vấn đề thức ăn của nghề nuôi trồ
ng thuỷ sản hiện nay.

II. PHÂN BỐ - PHÂN LOẠI:
1. Phân loại:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Branchiopoda
Bộ: Anostraca
Họ: Artemiidae
Giống: Artemia, Leach 1919
Artemia có 6 loài gần gũi được ghi nhận:
Artemia salina ở Anh quốc
Artemia tunisiana ở Châu Á


Artemia franciscana ở Châu Mỹ
Artemia persimillis ở Argentina
Artemia urmiana ở Iran
Artemia monica ở Mỹ
Download» AGRIVIET.COM
2. Phân bố:
Chủng quần Artemia có thể tìm thấy ở các hồ nước mặn hoặc trong các cánh đồng
muối ở nhiều nơi trên thế giới. Các loài khác nhau có thể sống ở khoảng nhiệt độ khác
nhau(6-35
0
C), Artemia phát triển tốt trong môi trường nước tự nhiên, chúng có khả
năng chống lại các loài vật dữ, là mồi ngon của các loài cá, các loài giáp xác và luân
trùng.
Tuy nhiên, do cơ thể chúng thích ứng với nhiệt độ cao là môi trường mà các loài vật
dữ khó có thể tồn tại được (Artemia là loài chịu mặn cao nhất trong các loài PSĐV)
thêm vào đó chúng có khả năng tổng hợp một loại sắc tố (haemoglobin) rất có hiệu quả
trong môi trường có hàm lượng oxi thấp, ở độ m
ặn cao và chúng có khả năng sản xuất
trứng nghỉ trong điều kiện bất lợi đến sự tồn tại của chủng quần.
Vì vậy, Artemia có thể tìm thấy ở độ mặn mà vật dữ không thể tồn tại (70 ppt hoặc
hơn). Artemia chỉ chết khi môi trường đã bảo hoà về độ mặn (250 ppt hoặc hơn).

III. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ARTEMIA:
1. Hình thái, chu kì của Artemia qua các giai đoạn:
a. Giai đoạn ấu trùng đầu tiên: (instar I) chiều dài khoảng 380-500
μ
, có màu đỏ
nhạt và có 3 cặp bộ phụ:
Râu A
1

có chức năng cảm giác
Râu A
2
có chức năng di chuyển và lọc thức ăn
Hàm có chức năng lấy thức ăn


Ấu trùng
Download» AGRIVIET.COM
Ngoài ra, còn có một mắt đơn nằm ngoài hai râu A
1
, ở vùng đầu mặt bụng có một túi
lớn đóng vai trò nhận thức ăn được lọc vào miệng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này con vật
không lấy thức ăn từ ngoài vào vì miệmg và hậu môn còn đóng kín.
b.Giai đoạn ấu trùng thứ hai: (instars II)
Sau 12 giờ con vật lột xác thành ấu trùng thứ hai, những thức ăn nhỏ có kích thước
từ 1-4
μ
được lọc bởi râu A
2
và đưa vào ống tiêu hóa, ấu trùng trải qua 15 lần lột xác
để trở thành con trưởng thành, lúc này mắt kép đã hình thành và kéo dài ở phần đầu
trước hay bên thân có cặp bộ phụ biến thành chân bơi có 11 cặp chân bơi, mỗi chân
chia thành 3 nhánh:
Nhánh trên (epipodite) có chức năng di chuyển và lọc thức ăn
Nhánh trong (eudopodite) có chức năng di chuyển và lọc thức ăn
Nhánh ngoài (exopodite) có chức năng hô hấp.

Trưởng thành
c.Giai đoạn instars X:

Từ giai đoạn này trở đi, râu A
2
của con đực mất chức năng kết cặp. Trong khi đó ở
con cái râu này thoái hoá mất chức năng cảm giác, ở con cái còn có buồn ấp nằm phía
sau đôi chân thứ 11.







Con cái Con đực
Download» AGRIVIET.COM
2. Sinh sản:
Artemia trưởng thành có kích thước khoảng 10mm chiều dài (ở dòng lưỡng tính)
và 20mm (ở dòng đơn tính). Khi kết cặp con đực sẽ giữ lấy con cái nhờ vào cái móc
của râu A
2
và các chân bơi cuối cùng. Trong tư thế này chúng có thể bơi lội bình
thường trong thời gian khá lâu.







Quá trình giao phối
Trứng thụ tinh sẽ phát triển thành ấu trùng Nauplius và được con cái phóng thích

trực tiếp ra môi trường nước, hình thức này gọi là đẻ con (ovoviparous). Trong trường
hợp môi trường bất lợi tuyến vỏ trở nên hoạt động và một số sản phẩm màu nâu được
tiết ra bao bọc lấy phôi và phôi lúc này chỉ phát triển đến giai
đoạn Gastrula và ngừng
tại đó. Lúc này con cài sẽ đẻ ra trứng nghỉ (Cyst), hình thức nay gọi là đẻ trứng. Trứng
Artemia trôi nổi trên mặt nước có độ mặn cao được sóng gió đẩy vào bờ, các trứng này
sẽ khô lại, trong trường hợp thích hợp trứng sẽ trương nước và hoạt động trở lại sản
xuất ra Nauplius.



Download» AGRIVIET.COM
3. Cấu tạo vỏ trứng:
Vỏ tn có cấu tạo gồm ba lớp:
a. Lớp chlorin: là lớp màng cứng của lipoprotein kết hợp với kitin, haematin
(haematin là sản phẩm của haemoglobin) và hàm lượng haematin sẽ quyết định tới
màu sắc của vỏ trứng, cn chính của lớp này là bảo vệ phôi trứng khỏi bị tác động cơ
học của tia sang mặt trời. Lớp này có thể “gỡ bỏ” hoàn toàn bởi các tác nhân oxi hoá
mạ
nh hypochlorite.


b. Lớp màng ngoài: (outer cuticular membranne) ngăn cản sự ngấm vào của các
phân tử có kích thước lớn hơn phân tử CO
2
(là màng nhiều lớp có cn lọc đặc biệt hoạt
động như một lớp rào bảo vệ).
c. Lớp màng phôi: (embryonic cuticel) lớp này có độ trong suốt và co giãn cao,
ngăn cách phôi với lớp màng trong (inner cuticular membranne nó được hình thành
màng vỏ trong quá trình ấp trứng).

Thành phần hoá học của trứng Artemia gồm:
- Protein: 45-50%
- Nước: 2-20% (trứng khô)
- Carbonhydrat: 12-20%
- Lipid: 10-20%
- Tro: 3-4%
- Cal/g trứng khô: 5.000-5.500

×