Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

kỹ thuật nuôi cá lăng hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.61 KB, 34 trang )

NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT NUÔI
CÁ LĂNG
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
37 38
LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI CÁ LĂNG
Cá lăng (lăng nha, lăng vàng, lăng chấm) là đối
tượng thủy sản được nuôi nhiều tại các địa phương
trong cả nước, đem lại giá trị kinh tế cao. Nhiều hộ
nông dân cũng đã làm giàu từ mô hình nuôi cá lăng
nha, lăng vàng, lăng chấm.
Để việc nuôi cá lăng đạt hiệu quả và cho năng
suất cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật
nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức
trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và
nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó
chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn
thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm
kinh nghiệm trong việc nuôi cá lăng để đạt hiệu quả
kinh tế cao.
Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ
ích cho bà con nông dân.
37 38
PHẦN 1
KỸ THUẬT NUÔI CÁ LĂNG NHA
Cá lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá
nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi
vị thơm ngon, giá trị thương phẩm cao. Trước đây,
loại cá này chủ yếu được đánh bắt, khai thác từ tự
nhiên. Nhưng hiện nay loài cá này là đối tượng thủy


sản được bà con nuôi nhiều và cho năng suất cao.
I. ĐIỀU KIỆN AO, BÈ NUÔI
- Để nuôi cá lăng nha đạt hiệu quả, có thể áp
dụng hình thức nuôi bán thâm canh trong ao hoặc
trong bè. Tuy nhiên, nuôi trong bè cá lớn nhanh hơn.
- Ao nuôi rộng 1.000m
2
trở lên, sâu 1,5 - 2m. Độ
che phủ mặt nước không quá 30%. Lớp bùn dày 10
- 15cm, có thể chủ động cấp, thoát nước.
- Nếu nuôi bè, bè phải có thể tích từ 10m
3
trở
lên, đặt ở nơi có dòng chảy vừa phải.
- Nguồn nước dùng để nuôi cá lăng nha phải
đảm bảo các thông số: Độ pH từ 6 - 8 (tốt nhất 6,5 -
7,5); ôxy hòa tan trên 3mg/l; độ trong 30 - 40cm; độ
mặn 0 - 5‰, hàm lượng NH
3
dưới 0,01mg/l.
II. CHUẨN BỊ AO, BÈ
- Việc chuẩn bị ao, bè có ý nghĩa quyết định đến
kết quả nuôi. Nếu tẩy trùng ao, bè tốt thì mầm bệnh
khó có cơ hội phát triển.
- Tẩy dọn ao: Sau khi tháo cạn nước, dùng vôi
nông nghiệp (CaCO
3
) rải đều khắp đáy ao với lượng
10 - 15kg/100m
2

.
- Ngay sau khi bón vôi, sử dụng sản phẩm
chuyên dùng để hấp thụ khí độc hoặc chế phẩm sinh
37 38
học Environ AC xử lý ô nhiễm nền đáy ao với liều
1 - 1,5kg/1.000m
3
nước để thúc đẩy việc phân huỷ
chất hữu cơ và khử khí độc.
- Phơi nắng đáy ao 1 - 2 ngày rồi khử trùng ao
một lần nữa bằng một trong các sản phẩm BKC,
liều dùng 0,7 - 1lít/1.000m
3
hoặc Sanmolt F, liều
dùng 1 - 1,5 lít/1.000m
3
. Không nên bón lót ao bằng
phân chuồng.
- Đối với bè, kiểm tra, gia cố bè thật kỹ trước
khi thả cá. Dùng BKS hoặc Sanmolt F phun vào bè
để diệt mầm bệnh. Đặt bè nơi ít sóng gió, dòng chảy
vừa phải, thuận lợi trong việc vận chuyển cá, vận
chuyển thức ăn.
III. THẢ CÁ GIỐNG
- Tiêu chuẩn: Cá không mất nhớt, đuôi và râu
không bạc màu; cỡ đồng đều.
- Mật độ: Nếu nuôi trong ao bán thâm canh
(nuôi ghép): thả 4-5 con/m
2
(trong đó cá lăng nha

chiếm 20-30% tổng số cá thả). Thâm canh (nuôi
đơn): thả 6-8 con/m
2
. Ngoài ra, cần thả thêm 3-5%
cá rô phi thường để làm thức ăn cho cá. Nếu nuôi
trong bè, mật độ 60-70 con/m
3
.
- Thời gian thả: Tốt nhất là thả cá vào buổi sáng,
từ 8 giờ đến 11 giờ.
- Phòng bệnh cho cá bằng cách sát trùng (tắm
cá) trước khi thả xuống ao, bè bằng muối ăn (1
muỗng canh pha trong 1 lít nước) hoặc bằng BKS,
Sanmolt F theo liều hướng dẫn.
IV. THỨC ĂN
- Có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau: cá
tạp, cắt khúc vừa cỡ miệng. Thức ăn tự chế 50% cám
+ 50% cá. Thức ăn viên với độ đạm ít nhất 35%.
- Cho ăn 3 lần/ngày (sáng, chiều và tối). Cữ tối
chiếm 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày.
- Nên bổ sung chất bổ vào thức ăn để giúp cá
tăng sức đề kháng, tiêu hoá tốt, lớn nhanh. Các chất
bổ sung gồm: Các loại Vitamin C; chế phẩm vi sinh
vật, men tiêu hoá (Aqualact 1g/kg thức ăn); các sản
phẩm chứa axít amin, sorbitol (Hepatofish 2,5g/kg
thức ăn); khoáng vi lượng (Vitatech F liều lượng 1 -
2g/kg thức ăn).
V. CHĂM SÓC
- Nếu nuôi ao, thường xuyên theo dõi hoạt động
của cá, nhất là vào sáng sớm để xử lý kịp thời khi cá

có biểu hiện bất thường. Định kỳ (15 - 20 ngày)
thay nước ao một lần.
37 38
- Từ tháng thứ 2 trở đi, định kỳ 10 -15 ngày tiến
hành khử trùng nước và khử khí độc ở đáy ao bằng
BKC với liều lượng 0,5 lít/1.000m
3
nước hoặc
Sanmolt F với liều 0, 7 – 1 lít/1.000m
3
.
- Trong điều kiện nuôi bè, thường xuyên theo
dõi hoạt động ăn mồi của cá, nhất là vào lúc nước
đứng, nước đổ để xử lý kịp thời.
- Phòng bệnh cho cá bằng cách: Treo túi vôi ở
đầu bè. Cứ 15 ngày khử trùng bè 1 lần bằng BKC
(phun trực tiếp xuống bè).
PHẦN 2
KỸ THUẬT NUÔI CÁ LĂNG VÀNG
Cá lăng vàng (lăng nghệ) là một trong những loài
cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ nhẹ
thuộc miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long. Đây
là một trong những loài cá bản địa có thịt thơm ngon
và bổ dưỡng. Hiện nay, cũng như các loài cá bản địa
khác, cá lăng vàng ngày càng bị khai thác nghiêm
trọng nên sản lượng cá tự nhiên ngày một giảm thấp.
Do đó, giá cá thịt cá lăng ngày càng cao. Vì vậy, nghề
37 38
nuôi cá lăng vàng trong ao đất hứa hẹn nhiều thuận
lợi về mặt kinh tế. Để nuôi cá lăng vàng đạt hiệu quả

như mong muốn, người nuôi có thể áp dụng một
trong hai hình thức nuôi: nuôi thâm canh hoặc nuôi
bán thâm canh. Dù là hình thức nuôi nào, người nuôi
cũng nên thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật để
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
I. ĐIỀU KIỆN AO NUÔI
Trong nghề nuôi cá thâm canh, điều kiện ao nuôi
là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
kết quả của một vụ nuôi. Dưới dây là những tiêu
chuẩn của một ao nuôi cá lăng vàng thương phẩm.
- Diện tích ao ít nhất là 500m
2
, độ sâu mực nước
từ 1 - 2 m.
- Ao thoáng mát, độ che phủ mặt nước ao không
quá 30% tổng diện tích mặt nước.
- Đáy ao không nhiều bùn (lớp bùn dày từ 10 -
15 cm).
- Nước ao nuôi phải đảm bảo chất lượng như sau:
+ pH từ 6,5 – 7,5.
+ Oxy hoà tan trên 3 mg/l.
+ Độ trong từ 20 - 40 cm.
+ Nước ngọt hoặc lợ nhẹ (độ mặn từ 0 đến 7‰).
- Ao nuôi phải đảm bảo chủ động trong việc cấp
và tháo nước.
II. CHUẨN BỊ AO NUÔI
Việc chuẩn bị ao nuôi có ý nghĩa quyết định đến
kết quả nuôi. Nếu chuẩn bị ao đúng kỹ thuật thì
mầm bệnh khó có cơ hội phát triển và diệt hết cá
tạp, cá dữ. Chuẩn bị ao nuôi gồm các công việc sau:

- Tẩy dọn ao: Sau khi tháo cạn nước, dùng vôi
nông nghiệp (CaCO
3
) rãi đều khắp đáy ao với lượng
7 -10 kg/100 m
2
. Nếu vùng đất nhiễm phèn, có thể
bón vôi từ 10 - 15 kg/100 m
2
.
- Ngay sau khi bón vôi, sử dụng sản phẩm
chuyên dùng để thúc đẩy việc phân hủy vật chất
hữu cơ và khử khí độc ở đáy ao để tạo môi trường
sống tốt nhất cho cá lăng. Có thể dùng XORBS với
liều 0,5 – 0,7 kg/1.000 m
2
ao.
- Phơi nắng ao từ 1 - 2 ngày rồi khử trùng ao
bằng một trong hai loại sản phẩm sau đây:
+ FIDIS: Lọc nước cho vào ao khoảng 10 cm rồi
dùng FIDIS với liều từ 2 đến 2,5 lít/1.000 m
2
, phun
đều khắp mặt nước và bờ ao. Một ngày sau đó lọc
nước thật kỹ cho vào ao.
37 38
+ WPLMIDTM: Liều 0,3 kg/1.000 m
3
. Lọc
nước cho vào ao rồi phun WOLMIDTM theo liều

như trên. Từ 2 - 3 ngày sau mới thả cá giống.
III. THẢ CÁ GIỐNG
- Tiêu chuẩn cá thả nuôi:
+ Khoẻ mạnh, không sây sát, không mất nhớt.
+ Cỡ cá thả phải đồng đều và lớn.
- Mật độ thả:
+ Nuôi thâm canh: thả 7 - 8 con/m
3
.
+ Nuôi bán thâm canh: thả 4 - 5 con/m
3
.
- Thời gian thả cá: tốt nhất là thả vào buổi sáng,
khoảng 8-11 giờ sáng.
- Sát trùng cá trước khi thả bằng BROOTTM 5X
với liều 3ppm (3cc BROOT/m
3
). Hoà tan BROOT
vào thau nước theo liều trên rồi nhúng vợt có cá vào
thau khoảng 5 giây.
- Ngay sau đó, thả cá vào ao nuôi. Không nên
thả cá giống nhiều lần trong cùng một ao.
IV. THỨC ĂN CHO CÁ
Tùy theo hình thức nuôi mà có thể cho cá ăn
bằng thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế.
- Đối với nuôi thâm canh:
+ Cho cá ăn bằng thức ăn viên có độ đạm ít nhất
25%.
+ Khẩu phần ăn chiếm từ 2-5% tổng trọng lượng
cá nuôi.

+ Một ngày cho ăn ba lần (vào sáng, chiều, tối).
Cữ cho ăn tối chiếm khoảng 60% tổng lượng thức
ăn trong ngày.
- Nuôi bán thâm canh (ghép với loại cá khác):
+ Cho cá ăn bằng thức ăn tự chế (tận dụng
nguyên liệu tại chỗ).
+ Khẩu phần ăn 2-4% tổng lượng cá trong ao.
+ Một ngày cho ăn hai lần (sáng và chiều).
- Thả cá rô phi GIFT thường, tép, cá tạp để
chúng sinh sản nhằm làm mồi cho cá lăng vàng.
37 38
PHẦN 3
KỸ THUẬT NUÔI CÁ LĂNG CHẤM
I. ĐIỀU KIỆN AO, BÈ NUÔI
- Để nuôi cá lăng chấm đạt hiệu quả, có thể áp
dụng hình thức nuôi bán thâm canh trong ao hoặc
trong bè. Tuy nhiên, nuôi trong bè thì cá lớn
nhanh hơn.
- Ao nuôi rộng 1.000m
2
trở lên, sâu 1,5 - 2m. Độ
che phủ mặt nước không quá 30%. Lớp bùn dày 10
- 15cm, có thể chủ động cấp - thoát nước.
- Nếu nuôi bè, bè phải có thể tích 10m
3
trở lên,
đặt ở nơi có dòng chảy vừa phải.
- Nguồn nước dùng để nuôi cá lăng chấm phải
đảm bảo các thông số: Độ pH từ 6 - 8 (tốt nhất 6,5 -
7,5); ôxy hòa tan trên 3mg/l; độ trong 30 - 40cm; độ

mặn 0 - 5‰, hàm lượng NH
3
dưới 0,01mg/l.
II. CHUẨN BỊ AO, BÈ
- Việc chuẩn bị ao, bè có ý nghĩa quyết định đến
kết quả nuôi. Nếu tẩy trùng ao, bè tốt thì mầm bệnh
khó có cơ hội phát triển.
37 38
- Tẩy dọn ao: Sau khi tháo cạn nước, dùng vôi
nông nghiệp (CaCO
3
) rải đều khắp đáy ao với lượng
10 - 15kg/100m
2
.
- Ngay sau khi bón vôi, sử dụng sản phẩm
chuyên dùng để hấp thụ khí độc hoặc chế phẩm sinh
học Environ AC xử lý ô nhiễm nền đáy ao với liều
1 - 1,5kg/1.000m
3
nước để thúc đẩy việc phân hủy
chất hữu cơ và khử khí độc.
- Phơi nắng đáy ao 1 - 2 ngày rồi khử trùng ao một
lần nữa bằng một trong các sản phẩm BKC, liều 0,7 -
1lít/1.000m
3
hoặc Sanmolt F, liều 1 - 1,5 lít/1.000m
3
.
Không nên bón lót ao bằng phân chuồng.

- Đối với bè, kiểm tra, gia cố bè thật kỹ trước
khi thả cá. Dùng BKS hoặc Sanmolt F phun vào bè
để diệt mầm bệnh. Đặt bè nơi ít sóng gió, dòng
chảy vừa phải, thuận lợi trong việc vận chuyển cá,
vận chuyển thức ăn.
III. THẢ CÁ GIỐNG
- Tiêu chuẩn: Cá không mất nhớt, đuôi và râu
không bạc màu; kích cỡ đồng đều.
- Mật độ: Nếu nuôi trong ao bán thâm canh
(nuôi ghép): thả 4-5 con/m
2
(trong đó cá lăng chấm
chiếm 20-30% tổng số cá thả). Thâm canh (nuôi
đơn): thả 6-8 con/m
2
. Ngoài ra, cần thả thêm 3-5%
cá rô phi thường để làm thức ăn cho cá. Nếu nuôi
trong bè, mật độ 60-70 con/m
3
.
- Thời gian thả: Tốt nhất thả vào buổi sáng, từ 8-
11 giờ.
- Phòng bệnh cho cá bằng cách sát trùng (tắm
cá) trước khi thả xuống ao, bè bằng muối ăn (1
muỗng canh pha trong 1 lít nước) hoặc BKS,
Sanmolt F theo liều hướng dẫn.
IV. THỨC ĂN
- Có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau: cá
tạp, cắt khúc vừa cỡ miệng cá. Thức ăn tự chế 50%
cám + 50% cá. Thức ăn viên độ đạm ít nhất 35%.

- Cho ăn 3 lần/ngày (sáng, chiều và tối). Cữ tối
chiếm 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày.
- Nên bổ sung chất bổ vào thức ăn để giúp cá
tăng sức đề kháng, tiêu hoá tốt, lớn nhanh hơn như:
các loại Vitamin C; chế phẩm vi sinh vật, men tiêu
hoá (Aqualact 1g/kg thức ăn); các sản phẩm chứa
axít amin, sorbitol (Hepatofish 2,5g/kg thức ăn);
khoáng vi lượng (Vitatech F liều lượng 1 - 2g/kg
thức ăn).
37 38
V. CHĂM SÓC
- Nếu nuôi ao, thường xuyên theo dõi hoạt động
của cá, nhất là vào sáng sớm để xử lý kịp thời. Định
kỳ (15 - 20 ngày) thay nước ao một lần.
- Từ tháng thứ 2 trở đi, định kỳ 10 -15 ngày tiến
hành khử trùng nước và khử khí độc ở đáy ao bằng
BKC với liều 0,5 lít/1.000m
3
nước hoặc Sanmolt F
liều 0, 7 – 1 lít/1.000m
3
.
- Trong điều kiện nuôi bè, thường xuyên theo
dõi hoạt động ăn mồi của cá, nhất là vào lúc nước
đứng, nước đổ để xử lý kịp thời khi cá có biểu hiện
bất thường.
- Phòng bệnh cho cá bằng cách: Treo túi vôi ở
đầu bè. Cứ khoảng 15 ngày khử trùng bè 1 lần bằng
BKC (phun trực tiếp xuống bè).
PHẦN 4

KỸ THUẬT NUÔI CÁ LĂNG NHA
TRONG BÈ
I. TỔNG QUAN
- Ở nước ta cá lăng nha thích hợp với khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, nơi được hưởng nguồn
nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu. Cá lăng nha
có thịt trắng chắc, ít xương dăm, mùi vị thơm ngon.
37 38
Hiện nay cá lăng nha được thị trường ưa chuộng,
giá cả khá cao.
- Trước đây loài cá này chỉ được đánh bắt trong
tự nhiên. Hiện nay, Trung tâm giống thủy sản An
Giang đã cho sinh sản thành công nhân tạo cá lăng
nha, vì vậy nguồn giống nuôi chủ yếu là từ sinh sản
nhân tạo.
- Môi trường nước thích hợp cho cá lăng là: pH
từ 6-8 (thích hợp nhất là 6,5-7,5), ô xy hòa tan trên
3 mg/lít, độ mặn từ 0-50‰, hàm lượng NH
3
dưới
0,01 mg/lít.
II. KỸ THUẬT NUÔI
1. Bè nuôi
- Tùy theo khả năng kinh tế của mỗi người mà
có thể làm bè nuôi có kích thước to hoặc nhỏ khác
nhau, thể tích tối thiểu của bè là 10m
3
, độ sâu mực
nước trong lồng phải đạt 2m.
- Lồng cần có mái che để che mát cho bè. Dùng

bó tre hoặc thùng phuy làm phao để giảm độ chao
lắc của bè, nên đặt lồng ở nơi có nước chảy vừa
phải, không quá mạnh. Phía dưới của bè cần đổ một
lớp đất sét mềm khoảng 10 - 15 cm để cho cá chui
rúc khi động, đất sét được khử trùng bằng vôi và
muối, liều lượng là 10kg đất trộn với 100 - 150gr
muối và 50 - 100gr vôi bột.
2. Cá giống
Khi chọn cá giống cần phải biết rõ nguồn cá
giống. Nên mua cá giống ở những nơi bán có uy tín.
Cá giống tốt là cá không mất nhớt, đuôi và râu
không bạc màu, đồng cỡ, cá bơi lội khỏe, cỡ cá thả
khoảng 5 - 7cm, trọng lượng khoảng 30 con/kg.
Cá giống
3. Kỹ thuật chăm sóc
- Cần làm sàn ăn cho cá, cách làm này sẽ quản lý
được lượng thức ăn và nắm được sức tăng trọng của
cá. Liều lượng mồi cho ăn hằng ngày bằng 5 - 7%
trọng lượng cơ thể cá.
- Thức ăn của cá là cá tạp xay nhỏ hoặc cắt khúc
vừa miệng cho cá ăn. Thức ăn tự chế gồm 50% cám
+ 50% cá tạp xay nhỏ, ép thành viên cho cá ăn.
37 38
- Cần cho cá ăn thêm thức ăn công nghiệp để bổ
sung hàm lượng đạm.
- Một ngày cho cá ăn 3 lần vào lúc sáng, chiều
và tối. Lượng thức ăn buổi tối chiếm khoảng 40 -
50% tổng lượng thức ăn trong ngày.
- Trong quá trình cho ăn cần quan sát lượng mồi
thừa thiếu trong sàn mà điều chỉnh tăng hay giảm

lượng thức ăn mỗi ngày cho phù hợp.
- Cần đưa ra khỏi bè cá thức ăn còn dư để tránh
ô nhiễm môi trường nước nuôi cá. Đầu mùa dịch
bệnh, khoảng tháng 10, 11 cần thêm vào thức ăn
vitamin C với lượng 5 mg/100 kg cá để tăng sức đề
kháng cho cá.
4. Phòng và trị bệnh
Thường xuyên kiểm tra, gia cố bè thật chắc
trước và sau khi thả cá. Dùng BKS hoặc Sanmolt F
phun vào bè để diệt mầm bệnh.
Đặt bè nơi ít sóng gió, tốc độ nước chảy nhẹ,
thuận lợi cho việc vận chuyển cá và thức ăn. Trước
khi thả cá cần tắm cho cá bằng dung dịch muối ăn
2 - 3‰.
.
PHẦN 5
KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO
CÁ LĂNG CHẤM

I. KỸ THUẬT SINH SẢN
1. Chuẩn bị cá bố mẹ
Cá bố mẹ phải có trọng lượng trên 1,5kg, từ 3
tuổi trở lên, sức khoẻ tốt, không bị thương tật và
xây sát.
2. Nuôi vỗ cá bố mẹ
Nuôi vỗ cá bố mẹ theo 3 công thức khác nhau.
Sử dụng 3 ao F6 (1030m
2
), D4 (950m
2

) và B2
(1020m
2
) để nuôi vỗ cá bố mẹ. Các ao có mức nước
37 38
sâu 1,2 - 1,5m, bờ ao lát bê tông có các góc lượn
tròn, độ sâu bùn đáy từ 0,25 - 0,30m.
* Công thức 1:
- Trong ao nuôi 50 cá bố mẹ, tổng khối lượng
201kg, tỷ lệ đực/cái 1/1.
- Tạo dòng chảy trong ao bằng 2 máy bơm công
suất 1,5kw đặt chéo 2 góc ao, thời gian tạo dòng
chảy trong ao như sau: tháng 12 bơm nước 2
ngày/lần, mỗi lần bơm 4giờ/ngày, tháng 1 bơm
nước 8giờ/ngày, tháng 2 bơm nước 16giờ/ngày, từ
tháng 3 - 6 bơm nước 24/24 giờ.
- Tạo mưa nhân tạo trong ao bằng 3 máy bơm công
suất 0,75kw và dàn phun mưa đảm bảo phun mưa đều
khắp mặt ao. Tháng 1- 2, phun mưa từ 13 giờ đến 16
giờ, tháng 3 - 6 phun mưa từ 3 giờ đến 6 giờ.
* Công thức 2:
- Trong ao nuôi 54 cá bố mẹ, tổng khối lượng
195kg, tỷ lệ đực/cái 1/1.
- Tạo dòng chảy như ở công thức 1, thời gian tạo
dòng chảy trong ao từ tháng 3 - 6 với thời gian bơm
nước là 24/24 giờ. Chế độ phun mưa cũng như ở
công thức 1.
* Công thức 3:
- Thay nước định kỳ trong ao, giữ nước luôn
sạch. Không tạo dòng chảy và phun mưa nhân tạo

trong ao.
* Cho cá ăn (áp dụng cho cả 3 công thức):
Từ tháng 7 -11, cho cá ăn thức ăn tươi sống gồm
cá mè và cá tạp. Từ tháng 12 đến khi cá đẻ xong,
cho cá ăn thức ăn tươi sống gồm cá và tôm theo tỷ
lệ khối lượng là 3 cá/1 tôm. Cho ăn theo mức ăn hết
của cá (dao động từ 2-5%). Cho thức ăn vào các
sàng để có thể kiểm soát mức tiêu thụ của cá.
3. Sinh sản nhân tạo
Vào cuối tháng 4, khi nhiệt độ nước ao nuôi vỗ
đạt 26-30
0
C là thời điểm có thể cho cá sinh sản.
Chuyển cá bố mẹ thành thục đã được lựa chọn ở
ao vào hệ thống bể xi măng dạng hình tròn, có
đường kính 2,5m, giữ ở mức nước 0,5m. Cho nước
thường xuyên chảy nhẹ kết hợp sục khí đảm bảo
hàm lượng O
2
hoà tan luôn cao hơn 5,5mg/l. Nhốt
cá riêng vào từng bể nhằm tránh hiện tượng chúng
cắn lẫn nhau.
Dùng các loại kích dục tố LRHa, Domperidon,
HCG, não thùy. Thực hiện tiêm 2 lần cách nhau 23-
37 38
25 giờ. Liều lượng tiêm cho cá đực bằng 1/3 cá cái.
Liều tiêm cho lần 1 bằng 1/5 tổng liều.
Mổ cá đực lấy tuyến sẹ, thụ tinh cho trứng bằng
phương pháp thụ tinh khô. Cá đực sau khi được
khâu lại vết mổ có thể thả vào ao nuôi vỗ tiếp để sử

dụng sau này. Tỷ lệ sống của cá đực sau khi mổ
khoảng 60 - 70%.
4. Ấp trứng
Dùng một trong bốn loại dụng cụ sau:
- Dụng cụ 1:
+ Khay ấp có kích thước 0,37 x 0,23 x 0,05m có
đáy bằng nhôm, xung quanh là lưới có cỡ 25
mắt/cm
2
. Đặt lưới trong bể xi măng có kích thước
1,20 x 1,20 x 0,30, mực nước sâu 0,20m, trứng ngập
sâu trong nước khoảng 3-5cm.
+ Sục khí thường xuyên trong bể đảm bảo hàm
lượng O
2
hòa tan đạt trên 6mg/l.
+ Trong quá trình ấp, loại bỏ trứng hỏng và
trứng không thụ tinh, tránh hiện tượng nấm phát
triển gây chết cả những trứng có chất lượng tốt.
+ Thay nước định kỳ 8 giờ/lần, mỗi lần thay 1/2-
2/3 lượng nước trong bể ấp.
- Dụng cụ 2: ấp trứng trong chậu có sục khí và
thay nước định kỳ. Chậu men có dung tích 5 lít, ấp
8000 trứng/chậu.
- Dụng cụ 3: Khay ấp trứng cá rô phi có kích
thước 0,37 x 0,23 x 0,05m làm bằng nhôm, mỗi bên
thành (chiều dài) có 6-8 lỗ thoát nước. Lưu lượng
nước chảy qua khay là 0,5 lít/phút. Trong quá trình
ấp, loại bỏ trứng không thụ tinh và trứng chết tránh
hiện tượng nấm phát triển.

- Dụng cụ 4: Dùng lưới để rải trứng, là loại săm
Thái có cỡ 40 mắt/cm
2
được gắn trên khung sắt có
kích thước 0,37 x 0,23 m. Rải trứng đã thụ tinh sau
khi được rửa sạch trên lưới với mật độ 9,4
trứng/cm
2
. Trong quá trình ấp, sục khí và thay nước
định kỳ 8 giờ/lần, mỗi lần thay 1/3-1/2 lượng nước
trong bể ấp.
Kết quả cho thấy cá lăng chấm nuôi trong ao có
hệ số thành thục và sức sinh sản tương đối trung
bình cao hơn hệ số thành thục và sức sinh sản trung
bình của cá tự nhiên. Kết quả này cho thấy cá lăng
thành thục tốt khi nuôi trong ao.
Tỷ lệ nở (%) = (Tổng số cá bột thu được/Tổng
số trứng thụ tinh)x100.
Tỷ lệ dị hình (%) = (Số cá bột dị hình/Tổng số
cá bột nở)x100.
37 38
Năng suất cá bột thực tế = (Tổng số cá bột thực
tế thu được/Tổng khối lượng cá cái cho đẻ (kg)).
37 38
PHẦN 6
KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO
CÁ LĂNG VÀNG
I. THUẦN DƯỠNG VÀ NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ
1. Thuần dưỡng cá làm bố mẹ
Nếu cá bố mẹ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nuôi

trong bè (được cho ăn bằng cá tạp) thì phải thuần
dưỡng chúng trong ao đất từ 1 đến 2 tháng rồi mới
tiến hành nuôi vỗ. Việc thuần dưỡng nhằm mục
đích tập cho cá quen với điều kiện nuôi ao đất và
thức ăn viên dạng nổi.
Ban đầu cho cá nhịn đói vài ngày rồi bắt đầu cho
ăn bằng thức ăn viên nổi có hàm lượng đạm tối
thiểu 30%. Mới đầu cho cá ăn lượng thức ăn viên ít,
sau đó tăng dần lên theo khả năng bắt mồi của
chúng. Tuy nhiên, để phòng trường hợp cá chưa kịp
thích nghi với thức ăn viên, ảnh hưởng đến sức
khỏe của đàn cá, trong thời gian đầu của việc thuần
dưỡng nên bổ sung thêm thức ăn là cá tạp cắt nhỏ
(khẩu phần 0,5 - 1% trọng lượng đàn cá). Lượng
thức ăn cho cá ăn vào buổi tối chiếm 60 - 70% tổng
lượng thức ăn trong ngày.
2. Nuôi vỗ cá bố mẹ
- Cá được chọn làm bố mẹ phải đáp ứng các tiêu
chuẩn sau:
+ Trọng lượng từ 200 - 500gram/con: Cá cái 1 -
4 tuổi, cá đực từ 2 - 5 tuổi.
+ Cá đực và cá cái có nguồn gốc khác nhau về
vùng địa lý và bố mẹ.
+ Cá mạnh khỏe, không nhiễm bệnh, không dị
hình, không sây sát và không mất nhớt.
- Tiêu chuẩn của ao nuôi vỗ:
37 38
+ Diện tích ao tối thiểu là 300m
2
, tốt nhất từ

500-1.000m
2
.
+ Độ sâu mực nước ao từ 1,2 - 15m.
+ Ao thông thoáng, ít hoặc không có bóng râm
che mặt nước.
+ Nguồn nước cấp cho ao chủ động, trong sạch,
không nhiễm phèn, không nhiễm mặn.
+ Ao có độ trong cao từ 30 - 40cm.
+ Lớp bùn đáy ao từ 10 - 20cm.
- Mật độ nuôi vỗ khoảng 0,5kg/m
2
, tỷ lệ đực cái
là 2/1 hoặc 3/1. Có thể nuôi chung hoặc nuôi riêng
cá đực, cái.
- Nuôi vỗ cá lăng vàng cũng được chia làm hai
giai đoạn:
+ Giai đoạn nuôi tích cực: Cho cá ăn bằng thức
ăn viên nổi (do Greenfeed hoặc Cargill sản xuất) có
hàm lượng đạm tối thiểu là 26% với khẩu phần 3%
trọng lượng thân. Một ngày cho cá ăn ba lần. Buổi
tối cho ăn với lượng thức ăn chiếm 60 - 70% tổng
lượng thức ăn trong ngày. Thức ăn cho cá có bổ
sung thêm vitamin và chế phẩm vi sinh vật với
lượng cần thiết nhằm tăng sức đề kháng và khả
năng tiêu hóa thức ăn của cá bố mẹ.
+ Giai đoạn nuôi thành thục: Cũng cho cá ăn
bằng thức ăn viên nổi nhưng có hàm lượng đạm tối
thiểu là 35% với khẩu phần 1 - 2% trọng lượng
thân. Một ngày cho cá ăn ba lần. Buổi tối cho ăn với

lượng thức ăn chiếm 60 - 70% tổng lượng thức ăn
trong ngày. Thức ăn cho cá có bổ sung thêm
vitamin, nhất là vitamin E và chế phẩm vi sinh vật
với lượng cần thiết nhằm tăng sức đề kháng, khả
năng tiêu hóa thức ăn của cá bố mẹ và nhanh thành
thục sinh dục.
- Vì cá lăng vàng có tập tính sống và hoạt động
ở tầng đáy nên trong quá trình nuôi vỗ, định kỳ 15
ngày một lần khử trùng nước ao, khử khí độc và
phân hủy chất hữu cơ ở đáy ao bằng các sản phẩm
chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản như IODIS,
FIDIS hoặc MIZUPHOR và XORBS. Với chế độ
nuôi vỗ như trên, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt từ
80% trở lên và thời gian tái phát dục của cá cái là
2,5 - 3 tháng.
II. KÍCH THÍCH SINH SẢN
Có thể sử dụng hai hình thức cho cá sinh sản là
gieo tinh nhân tạo và sinh sản tự nhiên. Tuy nhiên,
để sản xuất giống hàng loạt và chủ động nên dùng
kỹ thuật gieo tinh nhân tạo và khử dính trứng rồi ấp
trong bình Weys.
37 38
1. Chọn cá cho sinh sản
Chọn cá bố mẹ cho sinh sản dựa theo các tiêu
chuẩn sau:
- Cá cái: Dựa vào hình dạng ngoài là chủ yếu và
có thể dùng que thăm trứng để xác định độ thành
thục của từng cá thể theo các tiêu chuẩn:
+ Bụng to và mềm đều.
+ Lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng.

+ Sự cực hóa của nhân đạt trên 80% tổng số
trứng lấy ra.
+ Trứng có màu vàng nhạt, kích thước 1,2 -
1,3mm.
+ Trứng căng tròn và có độ rời cao.
- Cá đực: Dựa vào hình dạng ngoài là chủ yếu.
+ Thân thon dài, không quá mập.
+ Gai sinh dục càng dài càng tốt và có màu ửng
hồng ở đầu mút.
+ Mạch máu phân bố ở da bụng càng nhiều
càng tốt.
2. Tiêm chất kích thích sinh sản
Sử dụng LH-RHa kết hợp với Domperidone để
kích thích cá rụng trứng với tổng liều là 100µg LH-
RHa/kg cá cái.
Liều sơ bộ là 30µg/kg cá cái và liều quyết định
là 90µg/kg cá cái. Khoảng thời gian giữa hai lần
tiêm là 5 giờ.
Liều của cá đực bằng 1/3 - 1/2 liều của cá cái.
Thời gian hiệu ứng của LH-RHa là 5 giờ tính từ lúc
tiêm liều quyết định (nhiệt độ nước 29 - 30
0
C). Tỷ
lệ rụng trứng đạt 90% trở lên.
Thăm trứng cá cái
Tiêm LH-RHa
37 38
3. Gieo tinh
- Sử dụng phương pháp gieo tinh bán khô. Sau
khi kiểm tra thấy cá cái rụng trứng hoàn toàn, bắt

đầu chuẩn bị gieo tinh.
- Đầu tiên giải phẫu cá đực thu buồng tinh, lau
sạch và khô buồng tinh rồi cho vào cối sứ. Sau đó,
vuốt trứng cá cái vào thau nhựa đã lau sạch và khô.
- Trung bình buồng tinh của cá đực nặng 500g
có khả năng thụ tinh 300 - 400g trứng. Sau khi vuốt
trứng xong, cân tổng trọng lượng trứng đã vuốt. Sau
đó, dùng kéo cắt nhuyễn buồng tinh rồi cho 20 -
30ml nước cất vào cối sứ chứa tinh dịch và ngay tức
khắc đổ tinh dịch vào thau trứng. Dùng lông gia
cầm khuấy đảo đều và liên tục trong khoảng 1 phút.
- Sau khi gieo tinh xong, rửa trứng bằng nước
sạch 1 - 2 lần rồi khử dính bằng phương pháp
Carbamide. Khi trứng mất tính dính hoàn toàn, rửa
trứng bằng nước sạch 2 - 3 lần rồi tiến hành khử
trùng trứng bằng SANMOLT-FTM hoặc
ROOTTM5X và rửa lại bằng nước sạch 3 - 4 lần rồi
đem đi ấp trong bình Weis.
- Sau khi gieo tinh 6 - 7 giờ, tiến hành xác định
tỷ lệ thụ tinh và trong quy trình này tỷ lệ thụ tinh
thường đạt hơn 50%. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào
chất lượng sản phẩm sinh dục, nhất là chất lượng
buồng tinh.
4. Ấp trứng
- Sau khi khử dính và khử trùng, trứng được ấp
trong bình Weys. Sử dụng bình Weys bằng thủy
tinh là tốt nhất để dễ dàng trong việc chăm sóc
trứng và thu ấu trùng cá.
- Lưu tốc trong quá trình ấp dao động từ 1 -
1,5l/phút. Ở nhiệt độ nước 29 - 31

0
C, thời gian nở
của cá lăng vàng dao động từ 18 - 20 giờ. Tỷ lệ nở
của cá lăng vàng dao động từ 70 đến 80%.
Ấp trứng trong bình Weys
- Sau khi trứng nở hoàn toàn, thu ấu trùng cho
vào bể composite, bể bạt hoặc bể ximăng để ương
nuôi. Ấu trùng mới nở có kích thước khá nhỏ
(4mm), thân trong suốt, nằm ở đáy bể và chưa bơi
lội chủ động. Đến ngày tuổi thứ hai, cá thường bám
xung quanh thành bể. Sau 3 ngày tuổi, cá bơi chủ
37 38
động, thân bắt đầu xuất hiện sắc tố đen, noãn hoàng
tiêu biến và ăn được phiêu sinh động vật loại nhỏ.
PHẦN 7
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
BÀI 1
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ
CÁCH ĐIỀU TRỊ
I. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH Ở CÁ
- Sự có mặt của mầm bệnh: Vi rút, vi khuẩn, nấm
- Sức khoẻ vật nuôi: cá yếu không đề kháng
được các tác nhân gây bệnh.
- Do điều kiện môi trường.

II. PHÒNG BỆNH CHO CÁ
1. Tăng cường sức khoẻ đàn cá nuôi
- Chọn đàn giống khoẻ mạnh, ít mang mầm
bệnh.
- Dùng đàn giống khoẻ mạnh ở địa phương.

- Dùng vac xin để tạo khả năng miễn dịch
cho cá.
- Nuôi mật độ thích hợp.
- Thường xuyên chăm sóc và quản lý.
- Tạo điều kiện môi trường ao nuôi thích hợp
cho cá nuôi.
2. Tiêu diệt ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển
của mầm bệnh
- Tẩy dọn ao thật kỹ trước khi nuôi.
- Xử lý nguồn nước trước khi đưa vào ao nuôi.
- Ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập qua
thức ăn.
- Sát trùng nơi cho ăn.
- Dùng thuốc để diệt mầm bệnh trong ao nuôi.
- Tiêu diệt ký chủ trung gian và ký chủ cuối
cùng.
- Quản lý tốt môi trường.
37 38
3. Quản lý điều kiện môi trường
- Xây dựng ao nuôi đảm bảo nguồn nước trong
sạch.
- Nuôi ghép nhiều loài với nhau trong một ao.
- Nuôi luân canh, quản lý chất thải tốt.
- Quản lý yếu tố môi trường: độ pH, hàm
lượng O
2
, quản lý các chất độc, duy trì độ pH.
4. Các biện pháp phòng bệnh cho cá
- Định kỳ bón vôi xuống ao 15 ngày /lần : 1,5 -
2 kg/100 m

2

- Dùng các chế phẩm sinh học để cải tạo môi
trường như chất phục hồi: MAZO (chất phục hồi
môi trường và ức chế vi sinh vật có hại), CV- 01
(chất lắng đọng xử lý môi trường), Environ- AC
(chất xử lý ô nhiễm nền đáy).
III. NHẬN BIẾT SỰ XUẤT HIỆN DẤU HIỆU
BỆNH LÝ
Dấu hiệu bên ngoài Nguyên nhân
Cá nổi đầu trên mặt nước
ngớp không khí, tập trung
Thiếu O
2
, bị ký
vào chỗ nước vào sinh ở mang
Từng đốm trắng riêng rẽ trên
da, đường kính tối đa 1 mm. Cá
nằm yên đáy ao phía gần bờ
Bệnh đốm trắng
Khắp da xuất hiện nốt sần
trắng bằng hạt tấm, hạt đậu
xanh
Bệnh bào tử
Khởi đầu các vệt trắng phía
đuôi. Sau lan dần khắp thân
làm cá mất nhớt, chết nhanh
Bệnh trắng da
Những đốm tròn có lông tơ
tua tủa, xuất hiện từng cụm

trên da cá
Bệnh nấm
thủy mi
Xuất hiện những vết thương
lở loét với kích thước khác
nhau ở cuống đuôi, sau
xương chẩm vùng hậu môn
Bệnh lở loét
Xuất huyết từng vùng rải rác
khắp thân
Bệnh do rận cá,
trùng mỏ neo
Da mang cá nhợt nhạt tiết
nhiều nhớt đôi khi có hiện
tượng xuất huyết cảm giác
ngứa ngáy thích cọ xát
Bệnh sán lá
đơn chủ
Từng vùng trên da bị xám Bệnh do thiếu
37 38
xanh hoặc đen dinh dưỡng
Cơ thể cá bị biến dạng Do di truyền
Do thiếu dinh
dưỡng
1. Bệnh lở loét
a. Triệu chứng bệnh lý
- Dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn, bơi lội lờ đờ, nhô
đầu lên khỏi mặt nước.
- Da sậm lại, xuất hiện những vết ăn mòn màu
đỏ hoặc màu xám trên đầu, các vây và cuống đuôi.

- Có những vết loét ăn sâu đến xương, cơ bị thối
rữa, đôi khi ăn cụt cả phần đuôi và cuối cùng cá chết.
b. Phòng bệnh
- Vào đầu mùa dịch bệnh nên định kỳ bổ sung
Vitamin C trong thức ăn với liều lượng 5- 10g/100
kg cá.
- Treo lá xoan 5-10 kg/10m
3
nước cho vào bao tải
hoặc lưới cước treo ở đầu bè hoặc ở ao có nước ra vào.
c. Trị bệnh
- Những con cá bị bệnh nhẹ, vết thương không
rộng lắm, nếu thả vào những điều kiện nước tốt
hơn, thường bệnh sẽ giảm hoặc tự khỏi.
- Xử lý nước ao cá bệnh: Dùng vôi bột liều
lượng 2-6 kg/100m
3
nước.
- Xử lý cá bệnh: Trộn một số kháng sinh vào
thức ăn: Dùng KN 04 - 12 : 0,2 kg/100 kg cá/ngày,
dùng trong 3 ngày. Nên bổ sung thêm Vitamin
B
1
,Vitamin C, hoặc Premix vitamin vào thức ăn và
dùng liên tục 5-7.
2. Bệnh trắng da (bệnh tuột nhớt)
a. Triệu chứng bệnh lý
- Thời kỳ đầu, đuôi cá có vệt trắng, sau lan dần về
phía trước, đến vây lưng và vây hậu môn rồi cả thân
màu trắng, cá mất nhớt và đôi khi bong da, bong vẩy.

- Bệnh nặng cá cắm đầu xuống và sau thời gian
ngắn cá chết.
b. Phòng bệnh
- Tránh làm xây xát cá khi đánh bắt và vận
chuyển cá.
- Không nên nuôi hoặc nhốt cá ở mật độ quá dầy.
- Giữ môi trường nuôi luôn sạch và thức ăn
phong phú.
c. Trị bệnh:
37 38
- Thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến lúc
chết rất ngắn, việc phát hiện bệnh sớm rất có ý
nghĩa trong chữa trị.
- Ngâm cá trong bột tẩy nồng độ 1g/m
3
.
- Tắm cá bệnh bằng Streptomycine 25mg/m
3
nước trong 30 phút.
3. Bệnh nấm thuỷ mi (nấm nước, bệnh mốc da ở cá)
a. Triệu chứng bệnh lý
- Khi bị bệnh, trên da cá xuất hiện những vùng
trắng xám, trên đó có những sợi nấm nhỏ, mềm tua
tủa. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào
nhau thành búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng
mắt thường (để cá bệnh vào nước dễ quan sát hơn).
b. Phòng bệnh
- Ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ
nuôi.
- Khi có cá bệnh cần cách ly để trách sự lây lan.

d. Cách trị bệnh
Có thể dùng một trong những cách sau đây để trị
bệnh.
- Tắm cá bệnh trong nước muối 0,5-1 kg/100 lít
nước (cá hương, giống), 2-3 kg/100 lít nước (cá lớn)
trong thời gian 10-15 phút.
- Tắm cá trong dung dịch Malachite green liều
lượng 1-2g/m
3
nước trong thời gian 30-60 phút,
hoặc liều lượng 0,1-0,2 g/m
3
ngâm cá trong thời
gian dài.
4. Bệnh trùng bánh xe
a. Triệu chứng bệnh lý
- Khi cá mới mắc bệnh, mình cá có lớp nhớt màu
hơi trắng đục. Bệnh nặng cá có màu sắc nhợt nhạt,
tiết nhầy trắng đục trên thân, mang, vây xơ mòn.
- Cá bệnh thường nổi đầu và thích tập trung nơi
nước chảy.
- Thích cọ mình vào thành bể hoặc cây cỏ và
cảm giác như ngứa ngáy.
- Đôi khi nhô đầu lên khỏi mặt nước và lắc mạnh
đầu.
- Cá bệnh nặng trông lờ đờ, đảo lộn vài vòng rồi
chìm xuống đáy ao và chết.
b. Phòng bệnh
- Cần giữ môi trường luôn sạch.
37 38

- Mật độ cá nuôi không quá dầy.
c. Trị bệnh
- Dùng Sunphat đồng ngâm cá bệnh, nồng độ
0,5-0,7g/m
3
. Tắm cá bệnh với nồng độ 2-5g/m
3
trong thời gian 30 phút.
- Dùng Malachite green: Ngâm cá ở nồng độ
0,1-0,2g/m
3
trong thời gian dài hay tắm cá 1-2g/m
3
trong thời gian 30-60 phút.
5. Bệnh trùng quả dưa (bệnh đốm trắng)
a. Triệu chứng bệnh lý
- Thường ký sinh trên da, mang và vây của cá,
trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ (đường
kình lớn nhất 1 mm).
- Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ
đờ yếu ớt. Nếu ở cá trê giống bị bệnh này thường
được gọi là bệnh "treo râu".
b. Phòng bệnh
- Tẩy dọn ao kỹ, phơi đáy ao 3-4 ngày để diệt
bào nang dưới đáy ao sau mỗi vụ.
- Khi hệ thống ương nuôi có cá bệnh, cần cách ly
cá bệnh với cá khỏe.
c. Trị bệnh
- Khi trị bệnh cần phải chuyển ao.
- Dùng Malachite green với liều lượng 0,1-

0,3g/m
3
phun xuống ao cá bệnh hay liều lượng 1-
2g/m
3
tắm cá trong 30 phút.
6. Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ
a. Triệu chứng bệnh lý
- Cá có hiện tượng xuất huyết, mang nhợt nhạt,
mắt cá lồi. Hiện tượng xuất huyết thấy ở vây và
xương nắp mang.
- Bệnh xuất hiện vào mùa xuân hè.
b. Phòng bệnh
- Áp dụng biện pháp phòng chung.
7. Bệnh trắng đuôi ở cá
a. Triệu chứng bệnh lý
- Đuôi cá xuất hiện các điểm trắng, ít ngày sau
lan ra tận gốc vây lưng, vây đuôi.
- Có tư thế bơi bất thường, đầu chúc xuống.
b. Phòng bệnh
- Quản lý chặt chẽ môi trường, không nuôi mật
độ quá dày.
37 38
- Trước mùa bệnh có thể phun Ca(OCL)
21
ppm
hoặc dùng Oxytetraylin 20- 25 ppm tắm cá trong 10
phút, có thể cho cá ăn thuốc KN - 04 - 12 với 2 - 4
kg/1kg cá /ngày, ăn trong 3 - 5 ngày.
c. Trị bệnh

- Dùng KN - 04 - 12 với 2 - 4 kg/1kg cá /ngày,
trong 5 - 7 ngày.
8. Bệnh xuất huyết, đốm đỏ
a. Triệu chứng bệnh lý
- Thân cá xuất hiện những chấm đỏ, lớn hay nhỏ.
Bệnh nặng có xuất huyết toàn thân.
b. Phòng bệnh: Giống như bệnh đốm đỏ.
9. Bệnh viêm ruột ở cá
a. Triệu chứng bệnh lý
- Cá kém ăn, bỏ ăn.
- Bụng cá trương to, có ban đỏ, hậu môn đỏ lồi.
- Xoang cơ thể tích dịch, thành ruột bị viêm và
chảy máu, trên thành ruột có màu đỏ, dịch vàng hay
hồng chảy ra từ hậu môn. Cá vận động chậm chạp,
bơi tách đàn, chết nhanh.
b. Phòng bệnh
- Áp dụng biện pháp phòng chung.
- Đảm bảo thức ăn không bị nhiễm khuẩn, nếu là
thức ăn tươi cần sát trùng NaCl 2 - 3%.
- Dùng thuốc KN - 04 - 12 : 2 - 4 g/kg cá /ngày,
cho ăn trong 6 ngày.
c. Trị bệnh
- Cho Ca(OCl)
2
rắc xuống ao với nồng độ 1g/m
3
nước để diệt vi khuẩn ngoài môi trường nước.
- Dùng Sunfaguanidin trộn vào thức ăn để diệt vi
khuẩn bên trong cơ thể.
10. Bệnh thối mang do vi khuẩn

a. Triệu chứng bệnh lý
- Cá nổi đầu, tách đàn, kém ăn, màu sắc tối
đen, mất vẻ tươi sáng.
- Mang rách nát, dính kết, xương nắp mang tụ
máu, tiết nhiều dịch nhờn, có mùi hôi do tơ mang
rách nát.
b. Phòng trị bệnh
- Dùng Ca(OCl)
2
phun xuống ao với nồng độ 1
g/m
3
nước.
- Dùng Furazolidon phun xuống ao với nồng độ
0,3 g/m
3
nước.
37 38

×