Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

kỹ thuật nuôi chồn hương chồn nhung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 32 trang )

NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT NUÔI CHỒN
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
39 40
NUÔI CHỒN LÀM GIÀU
Hiện nay mô hình nuôi chồn hương đã phát triển
ở nhiều địa phương trong cả nước, nhiều hộ gia
đình đã làm giàu từ loại động vật nuôi này.
Chồn hương rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả
kinh tế cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng cũng
rất đơn giản. Điểm đặc biệt của chồn hương là cho
xạ hương, đây là một loại dược liệu quý.
Chồn hương có thịt rất mềm, thơm, ngọt và
ngon, là món ăn đặc sản trong các nhà hàng. Giá
thịt chồn hương hiện nay lên đến cả triệu đồng/kg.
Ngoài chồn hương ra thì chồn nhung đen cũng
được nuôi nhiều ở nước ta. Chồn nhung đen cũng rất
dễ nuôi, chăm sóc cũng đơn giản, thức ăn của chúng
dễ kiếm, chủ yếu là thức ăn có sẵn ở địa phương.
Thịt chồn nhung đen rất giàu giá trị dinh dưỡng:
hàm lượng protein rất cao, khoảng 19,7%; hàm
lượng mỡ thấp chỉ khoảng 15%, đặc biệt thịt của
chúng có chứa một số khoáng rất quan trọng đối với
sức khoẻ con người. Chính vì vậy mà thịt chồn
nhung đen không những là đặc sản có trong quán
ăn, nhà hàng mà còn là đặc sản quý trong cẩm nang
các bài thuốc quý dân gian.
39 40
PHẦN I
KỸ THUẬT NUÔI CHỒN HƯƠNG


BÀI 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỒN HƯƠNG
I. PHÂN LOẠI, PHÂN BỐ
Chồn hương hay cầy vòi hương (có nơi còn gọi
là chồn mướp, ngận hương) thuộc bộ thú ăn thịt
(carnivora), họ cầy (viveridae). Tên khoa học là
Vivericula indica (theo desmarest, 1817).
Hiện nay có khoảng trên 200 chủng loại chồn
khác nhau, riêng chồn hương là đặc biệt nhất vì ở
dưới bụng của con đực, giữa hậu môn và dương vật
có một túi xạ, phần giữa túi có 2 lỗ thông, phía bên
39 40
trên phủ dầy lông, đồng màu với lông trên bụng
chồn. Trong túi xạ, có các tuyến xạ tiết ra chất xạ
hương sánh đặc như mật ong, có màu nâu đỏ, có
mùi thơm nồng. Trong thành phần của xạ có
ammoniac, tinh dầu, rất nhiều muối khoáng và các
thành phần hợp chất hương hữu cơ. Đây là chất xạ
của con đực để dẫn dụ con cái vào mùa sinh sản.
Chồn hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung
Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chồn
hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du.
Trong tự nhiên, chồn hương sinh sống trong các
khu vực rậm cỏ hay cây bụi thấp như nương rẫy ven
suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi… Bản tính tự
nhiên của chồn hương là hoạt động và kiếm ăn vào
ban đêm là chủ yếu (thường từ chập tối đến nửa
đêm) và thường sống đơn độc.
II. HÌNH DÁNG
- Chồn hương có thân hình nhỏ, trông giống con

mèo, nhưng dài đòn hơn, riêng phần đuôi dài bằng
khoảng 2/3 thân của nó, đuôi có nhiều lông.
- Chồn hương có chân ngắn, mõm nhọn, tai tròn và
rất thính, hai mắt lớn và cực kỳ tinh anh, có thể nhìn
xuyên trong bóng đêm. Chồn hương rất linh động.
- Dọc theo cơ thể, trên phía lưng của chồn hương
có 4-6 dãi lông màu vàng nhạt hoặc xám nhạt hơn
so với lông toàn thân, tạo nên các vệt sọc dưa chạy
dài dọc theo thân của nó từ cổ đến đuôi. Đối với con
trưởng thành có chiều dài từ hậu môn đến mõm
khoảng 50-60cm, riêng phần đuôi dài từ 36 - 42cm,
nặng trung bình từ 2 - 6kg.
Chồn hương
Các loại chồn hương được nuôi ở Việt Nam:
Các trại nuôi chồn hương ở Việt Nam thường
nuôi 3 loại. Chúng có mầu lông, độ to nhỏ và trọng
lượng khác nhau.
39 40
- Loại thứ nhất: lông xám tro ngã vàng, có 4-
6 dãi sọc màu nhạt hơn chạy dọc theo thân. Đây là
giống chồn hương có số lượng nuôi nhiều nhất ở
Việt Nam. Loại chồn này, con đực trưởng thành
thường nặng từ 5-7 kg, con cái từ 3-5 kg. Tuy
chồn hương là loại thú hoang dã, không dễ thuần
hóa nhưng đây là giống dễ nuôi hơn cả. Giống chồn
hương này nuôi nhanh lớn, đẻ từ 1-5 con một lứa.
- Loại thứ hai: loại này có lông màu xám tro
hay lông mốc ngã đen có các đốm đậm màu hơn nổi
trên nền lông. Loại chồn này có thân ngắn hơn loại
thứ nhất, nhìn có vẽ mập hơn, nhưng trọng lượng

con trưởng thành nhẹ cân hơn. Đặc điểm của chồn
loại này là ghét bầy đàn, thích sống cô độc, tính tình
hung dữ, đôi lúc rất năng động, hay cắn nhau nếu
sống gần nhau, và chúng có thể ăn cả con nhỏ.
- Loại thứ ba: loại này có lông vàng hay đốm
đỏ. Con đực trưởng thành nặng khoảng 2,5 - 3kg,
con cái chỉ nặng từ 1,2 -1,5 kg. Loại nầy cũng dữ
tính, hay biểu lộ sự hung hăng, tuy bé hơn 2 loại
trên nhưng mắn đẻ hơn, động dục sớm. Chồn nuôi
từ 6-8 tháng tuổi đã động dục và mỗi năm sản sinh
2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 2-6 con.
Chồn hương nuôi
Chồn hương nuôi
39 40
Chồn hương nuôi
III. TẬP TÍNH SỐNG
Chồn hương là loại thú hoang dã. Có một số loại
chồn có cách sống bầy đàn, nhưng cũng có nhiều
chủng loại chồn chỉ sống và đi kiếm ăn đơn độc.
Chồn hương ngoài tự nhiên vốn có tập tính kiếm
ăn đơn độc, chúng chỉ gặp nhau vào mùa sinh sản.
Ban ngày chúng trốn tránh và ngủ ngày trong các
hang hốc, kẻ đá, ban đêm mới bò ra đi kiếm ăn. Vào
mùa thức ăn khan hiếm, chồn hương đói không ngủ
được cũng phải đi kiếm ăn vào cả ban ngày. Tuy
nhiên, ban ngày chồn hương vẫn thích chọn chỗ có
bóng tối, tránh ánh sáng.
Chồn hương là loài ưa sạch sẽ, không thích chỗ
ẩm ướt, hôi hám, bụi bặm. Chúng không đi vệ sinh
lung tung mà thường đi ở một chỗ nhất định, kín

đáo. Lợi dụng tập tính nầy, nhiều bà con nông dân
trồng cà phê, vào mùa cà phê chín, có chồn hương
vào vườn ăn cà phê vào ban đêm, sáng ra chỉ đến
một chỗ nhất định để lượm phân của nó và đem
phơi chỗ bóng râm, rồi sơ chế cà phê chồn. Đây là
loại cà phê đặc biệt ngon.
IV. THỨC ĂN
Chồn hương là thú ăn tạp, thức ăn của nó
có cả động vật lẫn thực vật. Trong tự nhiên, thông
thường chồn hương tìm bắt chuột, rắn, ếch, nhái,
kỳ nhông , các loại sâu bọ và côn trùng khác
nhau. Do có móng vuốt sắc, lanh lẹ, khả năng leo
trèo linh động nên chồn hương có thể leo lên cây
bắt chim non, ăn trứng chim. Nếu sống gần khu
vực nông thôn, ban đêm chồn hương rình bắt gà,
vịt, ăn cả đàn gà con và trứng, nó rất thích ăn trứng
gà lộn, vịt lộn.
Ngoài ra chồn hương còn ăn các loại quả có vị
ngọt như chuối, mãng cầu, đu đủ chín, cà phê chín.
Đặc biệt chồn hương rất thích ăn cà phê chín, chúng
cũng thích ăn trái cà phê chín Robusta hơn trái cà
phê chín Arabica, vì trái cà phê Robusta chín ngọt,
39 40
ít nước, nước ngọt của thịt trái sánh hơn. Chúng kén
chọn từng trái cà phê, ăn hết phần vỏ và cùi, còn
phần hạt có vỏ trấu cứng thì được chúng nuốt trọng,
nhưng không tiêu hóa được, các hạt cà phê nầy sẽ
thải ra ngoài thành phân cà phê chồn hương. Trong
quá trình nhai, gặm hạt cà phê, đi qua dạ dày
và ruột của chồn hương, các enzyme, men tiêu hóa

trong hệ tiêu hóa của nó đã thấm vào hạt cà phê,
làm biến đổi chất bên trong hạt cà phê, khiến bẻ gẫy
các phân tử hương và vị trong cấu tạo hữu cơ của
hạt cà phê. Khi hạt cà phê do chồn hương ăn, tiêu
hóa và thải ra được xử lý, được làm sạch khỏi mọi
chất bẩn, được rang lên ở nhiệt độ từ 200-249
0
C
theo một kỹ thuật rang rất tinh tế, thì sẽ cho ra loại
cà phê chồn nổi tiếng trên thế giới.
V. SỰ SINH SẢN
Chồn hương có vài lần động dục trong một năm.
Chu kỳ động dục của chồn hương cũng hay biến
động, không ổn định. Mùa động dục của chồn
hương thường tập trung vào khoảng từ tháng 7 đến
tháng 10 hàng năm. Chồn hương mỗi năm đẻ từ 1
đến 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 1 đến 6 con.
Chồn hương cái khi động dục thường chuyển
động nhanh nhẹn, phá chuồng, phát ra tiếng kêu
khịt khịt để gọi bạn tình. Nhận được tín hiệu này,
chồn hương đực liền tiết ra xạ hương thơm lừng để
quyến dụ con cái. Sau vài ngày chung sống với
nhau và gây giống xong, chúng sẽ cắn nhau và chia
tay nhau nhanh chóng.
Thời gian mang thai của chồn hương cái khoảng
85-90 ngày. Trước ngày đẻ 1- 4 ngày, chồn cái thở
mạnh, bụng phình to, vú sưng đỏ, cắn phá lưới
chuồng, tỏ vẻ rất khó chịu. Chồn hương mẹ thường
có 6 vú, chia ra làm hai hàng. Chồn hương con mới
đẻ, sau 7-10 ngày mới mở mắt. Chồn mẹ sẽ cho con

bú từ lúc mới sinh đến 30-40 ngày tuổi. Tuổi thọ
của chồn hương khá cao, có thể sống trên 10 năm.
39 40
BÀI 2
KỸ THUẬT NUÔI CHỒN HƯƠNG
I. XÂY DƯNG CHUỒNG NUÔI
- Chuồng nuôi chồn hương được thiết kế đơn giản
bằng cách xây tường xi măng trên một khoảng sân
trống hình chữ nhật. Tường xây cao khoảng 1m bao
quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra
vào chắc chắn.
- Chuồng làm theo hướng đông nam, mái lợp
ngói, cao ráo, thoáng mát, có hệ thống cửa sổ đóng
mở thuận lợi, có lắp đặt quạt thông gió, đảm bảo
mùa đông ấm, mùa hè mát.
- Đối với chuồng cho chồn hương sinh sản, được
thiết kế mặt bằng xi măng, hoặc bằng đất và được
chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích
khoảng 5-10m
2
, có lỗ trống để thoát nước dễ dàng.
Mỗi ngăn thả nuôi hai con chồn hương đực và cái.
- Trong chuồng có thể thiết kế giàn nhiều tầng
(2-3 tầng) bằng bê tông hay tre, gỗ chắc chắn để
chứa cũi nhốt chồn, mỗi tầng cao 0,7-0,8 m, các
cũi để trên một tầng phải được ngăn kín bằng tấm
các tông màu để chồn hương trong hai cũi không
trông thấy nhau, nhằm phòng chống hiện tượng
stress. Nền từng tầng được làm bằng bê tông hơi
dốc về phía có rãnh thoát nước thải của nền

chuồng. Thông thường cũi nhốt chồn được làm
kiên cố bằng lưới sắt B40, cửa có then cài chắc
chắn để chồn không chui ra được.
- Mỗi cũi hình hộp chữ nhật có thể tích 1 m
3
(rộng
1 m, dài 2 m, cao 0,5 m, có 4-6 chân cao 0,2 m), có
thể nuôi được 2-3 con. Đáy cũi bằng lưới sắt hay
tre, gỗ chắc chắn và thưa (cách nhau 7-10 cm) để
phân lọt xuống nền tầng, khi vệ sinh dọn phân được
dễ dàng.
39 40
Chuồng nuôi chồn hương
Chuồng nuôi chồn hương thiết kế bằng xi măng
II. CHỌN GIỐNG VÀ THỜI VỤ NUÔI THỊT
1. Chọn giống
Chọn giống là khâu rất quan trọng, con giống tốt
thì sẽ sinh trưởng và phát triển tốt và mang lại hiệu
quả cao.
Khi chọn chồn hương giống cần chú ý:
- Nên chọn những con nhanh nhẹn, không bị
thương, bị tật.
- Chọn những con lông mượt, mắt, mũi nhanh
nhẹn, tinh tường.
- Nên chọn những con giống được nuôi từ nhỏ lên
vì chúng đã thích nghi với môi trường sinh thái.
- Đối với chồn sinh sản, thì nên chọn con từ 8
tháng tuổi trở lên.
Chồn hương giống
39 40

2. Thời vụ nuôi
Thông thường chồn hương được nuôi vào tháng
2 hoặc tháng 3. Thu bán vào tháng 6 hoặc tháng 8.
Chồn hương nếu được chăm sóc tốt, chúng lớn
rất nhanh, trọng lượng có thể đạt 0,7 - 1,0
kg/con/tháng. Khi chồn hương đạt trọng lượng
khoảng 2,5 kg trở lên thì có thể xuất bán.
III. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
1. Thuần dưỡng chồn hương
Bản tính tự nhiên của chồn hương là thường
hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu, thức
ăn chính của chồn hương là côn trùng, chuột, chim,
rắn, nhông, kiến, mối, trứng chim và nhiều loại củ,
quả và rễ cây… Vì vậy, khi nuôi chồn hương ta nên
cho chồn ăn bữa tối là chính, bữa sáng là phụ và tập
cho chồn hương ăn thức ăn nhân tạo.
Tập cho chồn hương ăn thức ăn nhân tạo:
- Việc tập cho chồn hương ăn thức ăn nhân tạo
phải tiến hành từ từ, kiên trì trong 5-10 ngày, sau đó
chồn hương mới chịu ăn uống bình thường.
- Trước tiên, để chồn nhịn đói trong 1-2 ngày, sau
đó cho chúng ăn chuối chín bóc vỏ để cả quả (1-2
quả/con/bữa) trộn lẫn với cháo đường nấu nhuyễn.
Ban đầu chồn chỉ ăn chuối và liếm cháo đường bám
xung quanh, cho ăn như vậy khoảng 4 - 5 bữa. Sau
đó, nghiền nhuyễn chuối chín với cháo đường cho
ăn trong 1-2 ngày. Khi chồn chịu ăn, cho ăn cháo
đường trước, hoa quả ăn bổ sung sau.
- Để chồn tăng khối lượng nhanh, cần tập cho
chúng ăn cháo đường hầm nhừ với các loại thịt

động vật như: heo, chó, mèo, tôm, cá và bổ sung
thêm B.Complex, vitamin tổng hợp, cám gà đậm
đặc…
39 40
Chồn đang ăn
2. Vệ sinh chuồng trại
- Hàng ngày cần phải dọn vệ sinh và thỉnh thoảng
cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt
mầm bệnh, đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, sạch
sẽ, thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường.
- Phân, nước tiểu của chồn phải được thoát ra
ngoài qua hệ thống cống rãnh. Chuồng trại vệ sinh
sạch sẽ, giúp chồn hương phát triển nhanh, sinh sản
nhiều và không bị bệnh tật.
- Chồn hương rất kỵ với những chuồng nuôi mất
vệ sinh và có mùi hôi thối. Chuồng nuôi nào không
quét dọn sạch sẽ thì chồn hay bị bệnh và có khi bỏ
đi chuồng khác.
3. Chăm sóc, nuôi dưỡng
Chồn hương đã được thuần dưỡng, thường
quanh quẩn gần chuồng nuôi và ngoan hiền như
mèo, nhưng cần lưu ý, khi đẻ thì chúng rất dữ.
Chồn hương đã được thuần dưỡng, mỗi năm có
thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2-5 con. Chồn hương con
rất khỏe, ít bệnh tật…
Lưu ý, khi chồn hương tìm ổ đẻ, ta có thể dùng
bồn sành sứ (loại bồn rửa mặt…) đặt vào chuồng
rồi bắt chồn hương mang thai bỏ vào bồn cho
chúng đẻ… Trong điều kiện nuôi thuần hóa, nếu
làm chuồng dưới đất hay đào hang sẵn cho chồn

đẻ, chúng chỉ nằm ì ở đó. Chồn hương chỉ đẻ khi
chủ nuôi đưa chúng đặt vào bồn để đẻ. Lúc vừa
mới đẻ xong, nếu bắt chúng đi, chồn mẹ sẽ xù lông
cắn. Khi nào chồn con cứng cáp tìm cách ra khỏi
bồn, chúng mới ngoan ngoãn cho chúng ta bắt nhốt
vào chuồng.
IV. PHÒNG BỆNH
- Chồn hương trong điều kiện nuôi dưỡng nhân
tạo rất mẫn cảm với các loại thức ăn mới lạ. Khi
thay đổi thức ăn, chúng thường hay bị bệnh tiêu
39 40
chảy, phân không thành khuôn, loãng, nhiều nước.
Nên phòng bệnh tiêu chảy bằng cách cho uống
thuốc kháng sinh vào thức ăn mới, trộn với thức ăn.
- Chồn hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng (phân
lẫn máu) hoặc bị bệnh thương hàn (sốt cao, phân
lỏng màu vàng) như các loại gia súc, gia cầm khác.
Các bệnh này có thể điều trị bằng các loại thuốc thú
y. Liều lượng tính lượng thuốc/kg thể trọng, tương
tự như liều dùng đối với gia cầm.
BÀI 3
NUÔI CHỒN HƯƠNG SINH SẢN
Trước hết phải biết nhận dạng con cái con đực:
Ngay từ khi chồn còn nhỏ, đặt chúng nằm ngửa để
kiểm tra, nếu có gai giao cấu lồi ra là con đực,
không thấy là con cái.
- Chuồng trại: Có thể tận dụng chuồng nuôi heo cũ,
dùng vật liệu gỗ hoặc lưới thép vuông 3cm. Đóng
thành từng ô chuồng cao 70cm, ngang 1m, dài 1,2m.
39 40

Chuồng nuôi chồn hương làm theo hướng đông nam,
có mái che, thoáng mát, cao ráo, đảm bảo mùa đông
ấm, hè mát. Chuồng nuôi chồn sinh sản nên làm
bằng gỗ, dùng các thanh gỗ dày 1cm, rộng 3cm bào
nhẵn, đóng xung quanh, để khe hở 1cm, ở dưới đáy
có vỉ gỗ hoặc tre, đóng dày hơn, để dễ cho việc vệ
sinh, chồn con không bị kẹt chân. Chồn hương
trưởng thành có thân hình thon dài trung bình từ 55 –
75 cm, cân nặng trung bình từ 2 – 5 kg.
- Chọn giống bố mẹ: Chọn những con khoẻ mạnh,
không bị thương tật, lông mượt, mắt mũi nhanh
nhẹn, tinh tường.
- Thức ăn: Thông thường cho ăn cơm, cháo nấu
với cá biển. Một ngày cho ăn 1 bữa chính vào lúc 6
giờ tối, ban ngày cho ăn thêm trái cây có độ ngọt
cao như mít, chuối, đu đủ…
- Mùa sinh sản chồn hương không rõ ràng nhưng
thường tập trung vào tháng 2 – 10 âm lịch, chồn
nuôi được 8 tháng tuổi trở lên nếu sinh trưởng và
phát dục tốt có thể giao phối lần đầu (nhưng tốt nhất
để chồn 12 tháng tuổi mới cho giao phối). Biểu hiện
động đực của chồn hương thường không rõ ràng,
nhất là chồn bắt từ thiên nhiên. Trong điều kiện
nuôi nhốt, nếu cho ăn tốt, chồn thường động dục
thường xuyên hơn. Nếu khi phối giống chồn không
chửa thì sau 30 ngày chồn sẽ động đực, ta sẽ cho
giao phối lại. Chồn hương ở ngoài thiên nhiên một
năm đẻ được 1 lứa, chồn đã được thuần hoá, một
năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình từ 4 – 6 con.
- Một số biểu hiện khi chồn động dục: Chồn cái

thường bỏ ăn 3 ngày, phá chuồng, phát ra tiếng kêu
lạ. Chồn đực tiết ra mùi thơm (xạ hương) để quyến
rũ con cái, thời gian này ta bắt con cái cho vào
chuồng con đực để cho chúng giao phối. Lưu ý khi
phát hiện chồn có biểu hiện động dục cần cho chồn
giao phối ngay, khi giao phối xong, tách con cái, con
đực nuôi riêng. Thời gian chồn mang thai khoảng 90
ngày, chồn con mới đẻ từ 7 – 10 ngày mới mở mắt,
thời gian này chồn mẹ cho chồn con bú.
- Nếu chồn đẻ nhiều thì tách từng cặp cho bú luân
phiên, khoảng 1 tuần sau nhốt chung trở lại. Trước
khi đẻ khoảng 30 ngày, cần bổ sung thêm các chất
dinh dưỡng cần thiết cho chồn mẹ như: Bcomplex,
Vitamin tổng hợp…. Sau khi sinh cần cho chồn mẹ
uống nước đầy đủ. Chồn con được 35 ngày tuổi,
chồn tự ăn thức ăn với mẹ được, từ lúc đẻ tới lúc
xuất chuồng khoảng 60 ngày, trọng lượng đạt 400 –
600g/con.
39 40
PHẦN II
KỸ THUẬT NUÔI CHỒN NHUNG ĐEN
BÀI 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỒN NHUNG ĐEN
I. NGUỒN GỐC
- Là loại động vật gậm nhấm, rất hiền lành, ăn tạp
phong phú, có tính bầy đàn khá cao, nhút nhát và
kém leo trèo.
- Chồn nhung đen còn có tên gọi là "hắc thốn", có
nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ở vùng núi Andes,
được Tây Ban Nha nhập vào nuôi cách đây hàng

trăm năm. Sau đó chồn nhung đen được nuôi ở một
số nước Châu âu, rồi phát triển sang Châu Á.
39 40
- Chồn nhung đen được tuyển chọn và phối giống
từ nhiều loài chồn để tạo thành một loại chồn ưu
việt có màu lông đen tuyền, toàn thân đều màu đen.
- Chồn nhung đen có đặc trưng là:
+ Lông ngắn nhưng dày, mềm mại, khỏe mạnh,
toàn thân đều là màu đen bóng mượt, mắt đen, môi
đen, tứ chi màu đen, tai đen, mũi đen, không có đuôi.
+ Bốn chân ngắn và nhỏ nhắn, chi trước có 4
ngón, chi sau có 3 ngón, chân sau dài bằng chân
trước, thường dài khoảng 8 - 9 cm, các ngón chân
đều có móng nhọn nhưng nhỏ và ngắn.
+ Vùng đầu hình tròn, bên mép có râu xếp thành
tầng, lớp.
+ Ở điểm giữa vành tai lại hướng vào trong nên
tạo thành hình số 3.
+ Núm vú ở con cái ở hai bên dưới vùng bụng,
cơ quan sinh dục của con đực và con cái đều ở gần
hậu môn.
+ Chồn nhung đen trưởng thành, thân dài từ 30 -
40 cm, con đực dài hơn con cái.
- So sánh hình giáng các giống chồn nhung đen:
+ Giống Anh quốc: lông ngắn, mềm mại, thể
trạng khỏe mạnh, màu lông có lẫn các màu trắng,
đen, vàng xám.
+ Giống Angola: sợi lông mảnh nhưng dài, bao
phủ khắp mặt, đầu, thân; màu lông thì có cả màu
vàng cam, màu xám đen.

+ Giống Tây Á: lông ngắn và thô, thể trạng yếu,
màu nâu phân bố khắp toàn thân. Loại chồn này rất
mẫn cảm đối với các loại dịch bệnh.
- Giống Pêru: lông ngắn nhưng dày, mềm mại
như tơ, đặc biệt là ở vùng bắp chân và ở chi trước,
vùng đầu lông bao phủ tới tận mũi, màu lông có rất
nhiều: màu vàng cam, màu đen, màu xám, màu
xanh da trời.
II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
- Toàn thân chồn được bao phủ bởi một lớp lông
đen tuyền, mượt. Chồn nhung đen có 4 chi ngắn
khoảng 8 cm. Trong đó 2 chi trước có 4 ngón và 2
chi sau có 3 ngón. Trên các ngón có các móng khá
sắc, dài cỡ 1 cm.
- Chồn nhung đen cũng có đôi mắt, mũi, tai, môi
đen tuyền. Tuy nhiên chúng lại không có đuôi như 1
số loài động vật khác.
- Phần đầu hơi tù tròn, 2 bên mép có 2 hàng râu
dài đều về phía sau.
39 40
- Tai chồn nhung đen rất nhỏ và mỏng nên rất khó
quản lý bằng cách đeo số tai cho chúng vì rất
dễ bị rách.
- Chồn nhung đen chỉ có 2 vú ở 2 bên vùng bụng.
- Cơ quan sinh dục của cả con đực và cái khá gần
hậu môn, và trông khá giống nhau nếu không tinh
mắt sẽ khó có thể phân biệt được chúng. Để phân
biệt con đực và con cái, chúng ta ấn nhẹ tay vào
cạnh cơ quan sinh dục chúng, nếu là con đực thì
chúng lòi cơ quan giao cấu, còn con cái thì không.

- Chồn nhung đen trưởng thành có khối lượng
trung bình khoảng 800g, một số con có thể đạt
khoảng 1,4kg.
III. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG
- Thức ăn của chồn nhung đen rất phong phú, có
thể là thức ăn xanh, thức ăn tinh, củ quả hoặc có thể
là phế phụ phẩm.
- Tuỳ từng điều kiện nuôi từng nơi khác nhau mà
có thể chọn lựa thức ăn và khẩu phần ăn cho phù
hợp. Tham khảo bảng sau:
Loại chất
dinh
dưỡng
Abumin Chất
béo
Chất

Chất
chiết
xuất
không
có Nito
Kẽm Phốt
pho
Cỏ voi 13.34 3.23 28.51 39.17 0.35 0.12
Ngọn
ngô
5.90 0.90 24.90 50.20
Khoai
lang

2.30 0.10 0.10 18.39 0.30 0.30
Củ cá rốt 0.80 0.30 1.10 5.00 0.80 0.04
Ngọn cao
lương
3.70 1.20 33.90 48.00
- Nước uống: do thức ăn của chồn có tỷ lệ các loại
thức ăn xanh chứa khá nhiều nước nên chồn tiêu thụ
rất ít. Trung bình mỗi ngày, một con chồn trưởng
39 40
thành tiêu tốn khoảng 40g nước (dao động khoảng
25 – 60g).
III. SINH SẢN
- Chồn nhung đen có khả năng sinh sản khá cao,
mỗi năm chồn đẻ trung bình khoảng 4 lứa. Mỗi lứa
đẻ trung bình từ 3 - 4 con.
- Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Thời
gian cai sữa cho chồn con là 20-21 ngày.
- Chồn mẹ sau khi sinh khoảng 3 giờ đã có có thể
động dục trở lại, nhưng trong thực tế người ta ít khi
cho phối ở thời điểm này vì sợ ảnh hưởng tới khả
năng chăm sóc đàn con.
- Thường sau khi cai sữa xong từ 1 đến 3 ngày,
chồn lại động dục, đây là thời điểm mà người chăn
nuôi thường cho phối nhất.
- Đối với chồn hậu bị chuẩn bị bước sang giai
đoạn sinh sản, vào khoảng 50-60 ngày, chúng đã có
những biểu hiện động dục đầu tiên. Tuy nhiên
không nên để chồn tự do ghép đôi giao phối ở
những thời điểm này mà thường để chồn khoảng
70-80 ngày tuổi đối với con cái, 90-100 ngày tuổi

đối với con đực, mới cho giao phối vì thời điểm này
chồn mới phát triển thành thục các bộ phận cơ quan
sinh lý.
- Việc phát hiện thời điểm động dục của chồn là
tương đối khó vì chồn động dục ngầm và khá kín.
Thường chỉ thấy một số chồn cái nhảy lên lưng của
nhau, và khi thả chồn đực vào thì chồn đực sẽ lập
tức ngửi những con cái đang có biểu hiện động
dụng và nhảy lên lưng. Nếu con cái đã đến thời gian
động dục thì chúng sẽ cho con đực nhảy lên còn
không thì chúng sẽ chạy không cho con đực nhảy.
- Khi chồn cái đã mang thai, chúng ăn uống khá
mạnh. Nhiều con trước khi chửa chỉ nặng khoảng
600g nhưng sau khi chửa có thể nặng thới 1.200g.
Điều đó cũng được thể hiện qua khối lượng con sơ
sinh của chúng vào khoảng 100g.
- Lúc chuẩn bị trước khi đẻ 2-3 ngày, nếu là đàn
nuôi quần thể, nên tách riêng chúng ra một ô riêng,
những ngày này chồn thường cắp những cọng rơm, lá
khô để làm tổ trước khi đẻ. Chính vì vậy cần chuẩn bị
nguyên liệu, chuồng trại sạch sẽ để chồn mẹ sinh.
- Chồn con sau khi sinh đã có thể mở mắt và rất
nhanh nhẹn. Khoảng nửa giờ đồng hồ sau, chúng đã
có khả năng chạy bình thường, 3 ngày tuổi chúng đã
có khả năng ăn một số loại thức ăn xanh mềm. Chú
ý trong thời gian chồn mẹ nuôi con thì không được
39 40
thả chồn đực trưởng thành vào vì chồn đực có thể
cắn chết chồn con.
- Tỷ lệ ghép phối: Đối với chồn được nuôi theo

nhóm quần thể, có thể ghép phối theo tỷ lệ 1 đực: 4
cái là được. Chồn thường được cho phối trực tiếp.
III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1. Tập quán sinh hoạt
- Chồn nhung đen có tính tình khá hiền lành,
không cắn người cũng không cào cấu, chúng rất
thân thiện với con người. Ngoài ra chúng cũng
không xảy ra đối kháng với các loài động vật khác,
trốn chạy là bản năng duy nhất.
- Chồn nhung đen không giỏi leo trèo, chạy nhảy,
do vậy mà không cần làm lồng che phủ. Chồn thích
hợp với môi trường sống khô ráo sạch sẽ, thích hợp
với nhiệt độ trong khoảng 18 - 25 độ C.
- Chồn nhung đen rất nhát, trong không gian yên
tĩnh, đột nhiên có âm thanh hoặc có loài chuột, gia
cầm, gia súc, hoặc người lạ sẽ làm chồn bị hoảng sợ,
kích động (trừ người cho ăn thường xuyên ra vào).
- Khứu giác và thính giác của chồn nhung đen rất
phát triển, chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của
môi trường. Nếu thời tiết thay đổi đột ngột thì có
thể làm chồn bị bệnh.
- Chồn con sau khi dứt sữa và chồn trưởng thành
đều rất thích chung sống với nhau, thường đùa giỡn
với nhau, rất hoạt bát, do đó, cần có khoảng trống
rộng để chồn chơi đùa, nếu không quá trình sinh
trưởng phát dục sẽ không tốt.
- Chồn nhung đen thường dùng tiếng kêu để biểu
thị yêu cầu của mình, ví dụ như sau khi chồn đã
quen với người cho ăn thì từ xa, chỉ cần nghe thấy
tiếng bước chân, tiếng nói chuyện của người cho ăn

thì chồn liền phát ra tiếng kêu “chi chi chi”; đặc biệt
là khi chúng đói và đòi ăn thì tiếng kêu càng to và
nhiều hơn. Do bị đói nên khi người cho ăn mở cửa
bước vào phòng, có con còn chồm hai chân trước
lên và đứng bằng hai chi sau, hai chi trước chụm
vào nhau đưa lên cao để đòi ăn, giống như đang
hành lễ với người cho ăn; sau khi được cho ăn thì
lập tức ngoan ngoãn ngừng kêu, yên lặng tranh ăn
với nhau, sau khi ăn no liền nô đùa với nhau.
- Chồn đực vào thời kỳ phát dục, liền theo đuổi
chồn cái và phát ra tiếng kêu trầm “tu lu tu lu”; sau
khi giao phối lại phát ra tiếng kêu “chiu chiu chiu”
biểu thị sự hưng phấn và hài lòng. Trong mùa giao
phối, giữa các con đực với nhau xảy ra những va
chạm, xung đột, con nào mạnh hơn sẽ nghiến răng
39 40
và phát ra tiếng kêu “cưa cưa”, thể hiện sự tức giận,
đuổi kẻ yếu hơn đi. Chồn nhung đen có tập tính
đoàn kết với nhau chống lại kẻ thù, khi nghe thấy
một âm thanh lạ liền lập tức phát ra tiếng kêu cảnh
báo “gu lu”, đồng thời lập tức chạy trốn.
- Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ cỡ nhỏ,
giác quan phát triển, thành dạ dày rất mỏng, ruột
thừa khá lớn, thích ăn lá mạ non có chứa nhiều xơ,
đặc biệt là ngọn cây non của các loại dây leo thân
mềm. Chồn nhung đen có khả năng tiêu hóa các loại
chất xơ rất tốt, có thể tiêu hóa tới 38,2% hàm lượng
chất xơ.
- Về các loại thức ăn của chồn nhung đen thì có
các đặc trưng như sau: khi chọn các thức ăn tinh

cho chồn nhung đen (ví dụ như: lúa mạch, cám gạo)
thì nên chọn các loại thức ăn phù hợp với khẩu vị
của chồn, khiến cho chồn ăn tốt hơn, một khi thay
đổi loại thức ăn, lập tức xảy ra hiện tượng kén ăn
hoặc thậm chí là ngừng ăn, nhưng sau khi thích ứng
với loại thức ăn mới, chồn nhung đen lại ăn nhiều
trở lại.
2. Sinh trưởng và phát dục
- Chồn nhung đen từ lúc sinh cho tới lúc trưởng
thành là khoảng 60 ngày đối với con cái, và khoảng
70 ngày đối với con đực. Chồn cái mang thai
khoảng 60 - 70 ngày, mỗi lần sinh từ 3 - 6 con, mỗi
năm mang thai 4 - 5 lần, một con đực phối cho 1 - 2
con cái là tốt nhất.
- Chồn cái sinh con xảy ra cả vào ban ngày lẫn
ban đêm, nhưng thường sinh nhiều vào đêm khuya.
Sau khi sinh, chồn mẹ liền ăn nhau thai của chồn
con, liếm sạch lông cho chồn con, sau đó mới cho
chồn con bú.
- Chồn con sau khi sinh vài tiếng liền có thể ăn
được thức ăn ngoài, sau 40 - 60 ngày chồn con có thể
trọng khoảng 500 gam. Tuổi thọ của chồn nhung đen
có thể kéo dài khoảng 6 - 7 năm, thường là 3 - 4 năm.
39 40
BÀI 2
KỸ THUẬT NUÔI CHỒN NHUNG ĐEN
I. CHỌN VỊ TRÍ NUÔI
Để nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả cao
thì việc đầu tiên là phải chọn được địa điểm nuôi
tốt. Nơi nuôi phải đáp ứng được những yêu cầu phù

hợp với tập tính sinh hoạt của chồn nhung đen, phù
hợp với những yêu cầu về môi trường, số lượng đàn
chồn định nuôi, cũng như đặc điểm sinh sản và
những yếu tố về điều kiện môi trường khí hậu, trình
độ chăn nuôi… Tùy theo điều kiện mặt bằng và khả
năng tài chính của từng hộ nuôi mà xây dựng
chuồng trại cho phù hợp.
- Chồn nhung đen có tính tình hiền lành, thích
sống bầy đàn, nhưng rất nhút nhát, không thích bị
quấy rầy, kích động, khá mẫn cảm đối với những
âm thanh và kích thích từ bên ngoài. Những thay
đổi đột ngột của môi trường như: quá nóng hay quá
lạnh đều ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và
phát triển của chồn nhung đen. Do đó, nên chọn môi
trường yên tĩnh, tránh xa những nơi ồn ào như
đường ray, nhà ga xe lửa; nơi nuôi dưỡng cần phải
được cung cấp đầy đủ nước sạch, mùa đông phải
tránh được gió lùa, mùa hè thì lại phải thoáng gió,
đồng thời phải cách xa khu chăn nuôi gia cầm, gia
súc để giảm bớt sự ô nhiễm và phòng tránh các
bệnh truyền nhiễm, ở vùng lân cận phải có nơi cung
cấp đầy đủ nguồn thức ăn xanh cho chồn.
II. XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI
- Chuồng nuôi chồn nhung đen không cần phải
quá kiên cố, các phòng ở cho chồn có thể là phòng
thông thường hoặc có thể dùng những phòng cũ,
chuồng lợn cũ cải tạo lại là có thể sử dụng được.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho chồn có thể thoải mái
39 40
sinh sống, nâng cao hiệu quả và số lượng chăn nuôi

thì chuồng nuôi vẫn phải đáp ứng một số các điều
kiện sau:
+ Phải thoáng khí: Kể cả chuồng trại mới xây
hay là cải tạo lại thì chuồng nuôi tốt nhất là ở hướng
Bắc quay hướng cửa về hướng Nam, không hạn chế
kích thước to hay nhỏ. Chuồng nuôi phải đảm bảo
mùa đông ấm, mùa hè mát, không khí lưu thông,
thoáng mát và không bị ô nhiễm, hạn chế bị nhiễm
bụi và ẩm ướt; ở cửa ra vào và cửa sổ, tốt nhất nên
bố trí cao hơn so với tầm với của chồn để tránh gió
lạnh trực tiếp thổi thẳng vào chồn.
+ Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng: Dựa
trên tập tính sinh hoạt của chồn nhung đen là thích
môi trường ấm áp, thích khô ráo thì chuồng trại nên
được duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vào mùa
hè nắng nóng nên thiết kế sao cho đảm bảo nhiệt độ
khống chế ở khoảng 25 - 30
0
C, vào mùa đông lạnh
giá nên duy trì nhiệt độ khoảng 20
0
C, không được
thấp dưới 10 độ, và độ ẩm không khí là khoảng 50 -
60 %. Môi trường ẩm ướt không chỉ ảnh hưởng đến
sinh sản và phát triển của chồn nhung đen mà còn
dễ dẫn đến việc phát sinh bệnh dịch; chuồng trại
nên được bảo đảm ánh sáng phù hợp, duy trì môi
trường ánh sáng yếu cho chồn nhung đen, không
được để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chồn, nhưng
không được để trong chuồng quá tối.

+ Chuồng nuôi phải yên tĩnh và chống được
chuột: Chồn nhung đen rất nhát gan, nên khi xây
dựng chuồng trại phải lựa chọn nơi có môi trường
xung quanh yên tĩnh. Cửa ra vào chuồng phải được
che kín, nền chuồng nuôi tốt nhất là láng bằng xi
măng; cửa sổ nên lắp lưới sắt nhằm chống chuột và
các loại thú khác vào gây hại, quấy nhiễu chồn nhung
đen, ngăn chặn việc giao phối nhầm với loài chuột.
Chuồng nuôi chồn nhung đen
- Việc nuôi chồn nhung đen khá đơn giản, có thể
áp dụng nhiều phương pháp chăn nuôi khác nhau.
Mỗi vùng có thể dựa theo tập tính sinh hoạt của loài
chồn nhung đen và những điều kiện thực tế ở địa
phương để áp dụng những phương pháp thích hợp.
Nên chọn những phương pháp chăn nuôi đơn giản,
39 40
dễ thực hiện để giảm giá thành. Những phương
pháp chăn nuôi thường được áp dụng: nuôi nhốt
trong lồng, nuôi nhốt trong phòng lớn, nuôi công
nghiệp quy mô lớn.
* Nuôi nhốt trong lồng:
+ Cách nuôi này nên áp dụng đối với nuôi chồn
nhung đen với số lượng ít; ưu điểm là dễ dàng quản
lý, dễ cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, dễ khống chế
việc sinh sản của chồn, cho ăn cũng rất thuận tiện,
dễ dàng làm vệ sinh phân và nước tiểu cho chồn.
+ Lồng nuôi có thể làm từ gỗ, tre trúc hoặc là
làm bằng sắt, chiều dài khoảng 60 cm, chiều rộng
khoảng 50 cm và chiều cao khoảng 40 cm. Một
lồng có thể nuôi từ 1 - 2 cặp chồn trưởng thành,

hoặc 8 - 12 chồn con.
* Nuôi nhốt trong phòng lớn:
+ Cách nuôi này phù hợp với việc nuôi với số
lượng lớn trong điều kiện có diện tích chăn nuôi lớn
và bằng phẳng. Ưu điểm của phương pháp này là có
thể sử dụng thiết bị cơ giới để vận chuyển thức ăn
xanh, thức ăn tinh, tiết kiệm được nhân công, tiết
kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao động.
+ Đòi hỏi mặt bằng rộng rãi, ánh sáng đầy đủ,
không khí dễ dàng lưu thông, thoáng mát, gió nam
có thể thổi vào qua cửa chính và cửa sổ, nên không
khí được thay mới liên tục, dễ dàng dọn vệ sinh,
thích hợp với việc dùng xe tải để vận chuyển chồn
nhung đen. Có thể dùng ván gỗ để phân cách thành
nhiều gian, ở giữa chừa lối đi cho người chăn nuôi.
* Chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn và khép
kín:
+ Đây là mô hình nuôi công nghiệp quy mô lớn,
ưu điểm là thuận lợi cho việc tập trung quản lý, thao
tác đơn giản, có thể lợi dụng được không gian của
phòng chăn nuôi, tiết kiệm diện tích, dễ dàng lựa
chọn con giống thuần chủng, đánh số.
+ Trong chuồng nuôi có thể dùng tấm gạch
mỏng, tấm ván gỗ hoặc lưới sắt để ngăn thành 3 - 5
tầng, kích thước là 80 x 60 x 50. Mỗi tầng nuôi 1 - 2
cặp chồn bố mẹ, và 8 - 12 chồn con.
+ Ở nền của mỗi tầng thì bố trí lưới sắt có lỗ
rộng khoảng 1 - 2 cm, để cho phân dễ rơi xuống,
nền của mỗi tầng cách lưới khoảng 5 - 10 cm và hơi
nghiêng, trên bề mặt phủ lớp ni lông hoặc tấm ván

trơn nhẵn để phân dễ dàng rơi thẳng xuống thùng
đựng phân. Mỗi tầng như thế phải bố trí một cái cửa
nhỏ có kích thước rộng 35cm và cao 30 cm, để tiện
đưa thức ăn và dễ dàng bắt được chồn nhung đen.
+ Phương pháp này tuy rằng có thể lợi dụng
triệt để không gian rộng lớn, quy mô chăn nuôi
39 40
cũng khá lớn nhưng mà không thuận tiện trong việc
cho ăn, bắt giữ chồn và quan sát tình hình mang thai
của chồn, hộ chăn nuôi có thể tùy theo điều kiện
thực tế mà có thể có những cải tiến mới nhằm nâng
cao chất lượng và sản lượng chăn nuôi.
III. THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ĂN
1. Cách tiêu hóa thức ăn của chồn nhung đen
- Thức ăn sau khi mà chồn nhung đen đã ăn sẽ đi
qua đường tiêu hóa và được hấp thu một phần dinh
dưỡng ở đây. Chồn nhung đen là loại động vật ăn
cỏ, cơ hàm phát triển, thành dạ dày mỏng, ruột thừa
lớn, chiếm tới khoảng 1/3 khoang bụng, nên lượng
ăn là rất lớn, nhu cầu chất xơ là rất nhiều.
- Chồn nhung đen có khả năng tiêu hóa chất xơ
khá tốt, tới 38,2%, đối với chất xơ có trong cỏ thì tỷ
lệ tiêu hóa là 33%. Cho nên các loài cỏ thường dùng
cho chăn nuôi gia súc rất thích hợp làm thức ăn xanh
đối với chồn nhung đen. Ngoài ra thì chồn nhung
đen cũng rất thích ăn củ cải, cà rốt, lá rau, các loại
cỏ, lá cây, ngọn cây ngô, lá cây mía, rơm rạ.
- Nhu cầu dinh dưỡng:
+ Chồn nhung đen cần phải hấp thu một lượng
thức ăn nhất định để duy trì sự sinh tồn, sinh trưởng

và sinh sản, và cũng chỉ có thể ăn những loại thức
ăn hợp khẩu vị mới có thể cung cấp được đầy đủ
dinh dưỡng. Thông thường, tỷ lệ thức ăn tinh có thể
chiếm 20 - 30% lượng thức ăn của chồn nhung đen,
còn lại là thức ăn xanh chiếm từ 70 - 80%. Để đảm
bảo được chất lượng thịt chồn thơm ngon thì người
nuôi cần chú ý về yêu cầu dinh dưỡng như sau (chỉ
có giá trị tham khảo, người nuôi có thể điều chỉnh
cho thích hợp):
+ Hàm lượng thành phần các chất dinh dưỡng cơ
bản (%): 6.00 nước, 47,75 thực phẩm chiết xuất
không có Nitơ; 0,24 sắt; 20,54 protein thô; 311,1
39 40
calo; 0,24 Magiê; chất béo: 6,34; 1,10 can xi; 0,53
Natri; 15,06 chất xơ; 0,69 phốt pho.
+ Hàm lượng các axit amin có trong thức ăn
(%): histidine thô: 1,31; Phenylalanine: 0,53; axit
amin tổng hợp: 0,49; threonine: 0,66; tyrosine: 0,55;
lysine: 0,90; high-acid: 1,28; aspartate: 1,64;
tryptophan: 0,27; Systine: 3,05; glycine: 0,87;
proline: 1,02; isoleucine: 0,74; cysteine: 0,27;
methionin: 0,27; valine: 0,83.
+ Trong thức ăn hàng ngày không được thiếu
Vitamin D, mỗi 100 gam thể trọng cần tới 1,6 mg
Vitamin D, thời gian mang thai cần tới 10 mg. Nếu
thiếu Vitamin D sẽ làm cho xương sườn của chồn
mềm đi, không cứng chắc, các khớp xương sưng to,
kém ăn, sinh trưởng và phát dục kém, khả năng
chống bệnh cũng giảm, hậu quả là làm cho chồn
ngày càng yếu và thậm chí sẽ bị chết. Nếu như

trong thời gian dài không kịp thời bổ sung Vitamin
D thì sẽ thấy chồn có hiện tượng rụng lông rất
nghiêm trọng. Ngoài ra còn cần phải bổ sung
Vitamin E. Trong quá trình nuôi dưỡng cũng phải
chú ý bổ sung các loại khoáng chất.
- Cung cấp nước: Nước là thành phần cần thiết
cho cơ thể của chồn nhung đen. Mất nước sẽ làm
cho phổi bị khô, ngoài ra còn bị táo bón không thể
bài tiết phân ra ngoài cơ thể, làm cho chồn mắc
bệnh, bị gầy mòn rồi tử vong. Chồn nhung đen chủ
yếu thông qua hàm lượng nước có trong thức ăn
xanh để cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể,
đặc biệt là vào lúc thời tiết hanh khô của mùa hè và
mùa thu, cần phải tăng lượng nước có trong nguồn
thức ăn xanh của chồn để đảm bảo lượng nước cung
cấp đầy đủ. Lúc thời tiết nóng bức cũng phải cung
cấp nhiều nước, còn vào thời tiết lạnh thì có thế
cung cấp nước ít đi hoặc thậm chí là không cho
uống nước. Chú ý là nước cung cấp cho chồn phải
là nước sạch.
2. Các loại thức ăn
39 40
- Chồn nhung đen là loài ăn tạp, có thể ăn được
nhiều loại thức ăn. Thức ăn cho chồn trong tự nhiên
có sẵn rất nhiều, nhưng chủ yếu là thực vật. Thức ăn
xanh thường bao gồm các loại thức ăn xanh dành
cho gia súc có sẵn trong thiên nhiên hoặc là sản
phẩm thừa của trồng trọt.
- Người nuôi thường dùng cỏ voi, cỏ voi lá ngắn
cho chồn ăn… Trong đó, nhiều nhất là cho ăn cỏ

voi: chứa tới 9,98% chất abumin, 3,4% chất béo
thô; chất xơ và chứa tới 17 loại axit amin, so với lá
ngô cao gấp 2,1 lần, cao hơn lúa mạch tới 1,33 lần.
Chồn nhung đen thích ăn các loại cỏ và phần ngọn
của các loại cây leo có hàm lượng chất xơ cao,
ngoài ra còn rất thích ngọn cây ngô, ngọn cây cao
lương, lá mía và các loại lá cây khác. Chồn nhung
đen thích ăn các loại rau quả như: cà rốt, các loại
khoai, vỏ dưa. Vỏ của những loại thức ăn này có
hàm lương abumin cao, ít chất béo lại chứa nhiều
nước và các vitamin, có thể bổ sung lượng nước và
vitamin cần thiết cho chồn nhung đen, giúp chồn
nhung đen phát triển tốt.
IV. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
1. Vệ sinh phòng bệnh
- Vệ sinh sạch sẽ rồi phun thuốc tiêu độc khử
trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi… trước 5 – 7
ngày rồi mới đưa vào nuôi. Thuốc dùng tiêu độc
khử trùng phổ biến là Haniodine, Benkocid…
- Vệ sinh khử trùng trong khi nuôi:
+ Cần quét dọn vệ sinh chuồng trại, dụng cụ,
khu vực chăn nuôi định kì hàng ngày. Đồng thời
cũng dùng các hoá chất khử trùng trên tiêu độc khử
trùng chuồng trại khu vực chăn nuôi định kì một
tuần một lần.
+ Tránh cho người lạ tiếp xúc vào khu vực chăn
nuôi.
+ Thức ăn nuớc uống đầu vào phải sạch sẽ, hợp
vệ sinh.
- Vệ sinh tẩy uế chuồng trại sau khi nuôi: Sau

khi nuôi xong cũng phải quét dọn sạch sẽ và phun
thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước
khi có th chuẩn bị cho lứa nuôi mới.
2. Phòng – trị bệnh
Chồn nhung đen là loại động vật rất ít bệnh tật.
Tuy nhiên chồn nhung đen cũng thường gặp những
bệnh sau:
- Bệnh cầu trùng
Có thể trị bệnh này bằng Rigercorcin, Aprolium.
39 40

×