Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Kỹ thuật nuôi ốc hương và sò huyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.04 KB, 32 trang )

NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT NUÔI
ỐC HƯƠNG, SÒ HUYẾT
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
35 36
PHẦN I
KỸ THUẬT NUÔI ỐC HƯƠNG
BÀI I
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
ỐC HƯƠNG
I. ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI VÀ HÌNH THÁI
CẤU TẠO
1. Đặc điểm phân loại
Ốc hương thuộc:
- Ngành: Mollusca
- Lớp: Gastrotropoda
- Lớp phụ: Prosobranchia
- Bộ: Neogastropoda
- Họ: Businidae
- Giống: Babykibua Schluter, 1838
- Loài: Babykibua areolata (Link 1807)
2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Ốc hương có vỏ mỏng nhưng rất chắn, tháp vỏ
bằng chiều dài của vỏ. Mặt ngoài da vỏ màu trắng
có điểm những hàng phiếm vân màu tím, nâu, nâu
35 36
đậm hình chữ nhật hay hình thoi. Lỗ miệng có vỏ
hình bán nguyệt, mặt trong có màu trắng sứ, lỗ trục
vỏ sâu.
Ốc hương


II. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
- Trên thế giới: Ốc hương phân bố ở biển nhiệt
đới Ấn Độ - Thái Bình Dương, và 1 số vùng biển
Xrilanca, Trung Quốc, Nhật Bản.
- Ở Việt Nam: Ốc hương phân bố dọc ven biển từ
Bắc vào Nam. Khu vực ốc hương sống thường cách
xa bờ 2 –3 km, có nền đáy gồ ghề tương đối dốc,
chất đáy là cát hay cát pha lẫn mùn bã hữu cơ, độ sâu
trung bình 8 –12 m. Ốc hương sống vùi ở đáy cát.
III. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG
1. Chất đáy
- Ốc hương con thường sống ở vùng đáy cát có
lớp bùn mềm trên mặt.
- Ốc hương trưởng thành sống chủ yếu ở nền đáy cát,
cát bùn hoặc cát có pha lẫn vỏ động vật thân mềm.
- Ở những vùng đáy có nhiều mùn bã hữu cơ và
khí H
2
S ốc hương thường không phân bố hoặc di
chuyển đến vùng đáy cát sạch hơn.
2. Độ mặn
- Ốc hương phân bố ở vùng biển khơi nên chúng
là loài hẹp muối.
- Độ mặn thích hợp nhất cho ốc hương phát triển
là từ 30 – 35‰.
- Ấu trùng, con non và con trưởng thành có khả
năng thích nghi với độ mặn từ 15 – 45‰ nếu được
thuần hoá dần dần.
- Lưu ý là việc tăng hoặc giảm độ mặn đột ngột
đều gây chết cho ốc do bị sốc.

35 36
3. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho ốc hương sinh trưởng và
phát triển là từ 26 – 28 độ C. Ốc hương có khả năng
chịu đựng nhiệt độ từ 12 – 35 độ C. Khả năng thích
ứng với nhiệt độ thấp của ốc hương tốt hơn thích
ứng với nhiệt độ cao. Nhiệt độ trên 35 độ C có thể
đã bắt đầu gây chết ốc, nếu nhiệt độ này kéo dài
trong khoảng 24 giờ.
4. Oxy hoà tan
Ốc hương thích hợp với hàm lượng oxy hoà tan
cần ở mức từ 4 - 6 mg/l.
5. Độ pH
Thường thì pH không ảnh hưởng nhiều đến sự
sinh trưởng và phát triển của ốc hương (trừ giai
đoạn ấu trùng bơi). pH thích hợp nhất cho ốc hương
phát triển là từ 6 - 9.
III. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG
- Dinh dưỡng của ốc hương thay đổi theo giai
đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng, ốc hương ăn
chủ yếu các loài tảo đơn bào. Từ giai đoạn ốc giống
đến ốc trưởng thành, thức ăn ưa thích của ốc hương
là động vật thân mềm hai mảnh vỏ (như trai, sò,
nghêu ), các loại giáp xác (như tôm, cua, ghẹ),
cá…
- Lượng thức ăn của ốc hương tiêu thụ hàng ngày
dao động từ 5 - 22% (trung bình 12%), tùy thuộc vào
loại thức ăn ưa thích và điều kiện môi trường nuôi.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn nhuyễn thể
hai mảnh vỏ, tôm có chất lượng cao, mùi vị ưa thích

được ốc hương ăn nhiều nhất, các loại cá ít được ốc
ưa thích hơn.
IV. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG
Ốc hương có kích thước càng nhỏ thì tốc độ tăng
trưởng càng cao, nhanh nhất là nhóm kích thước từ
1 – 10 và từ 10 – 20mm và chậm nhất, gần như
không đáng kể là nhóm kích thước trên 40mm.
V. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN
1. Phân biệt giới tính
Ốc hương là loài thụ tinh trong. Nếu quan sát
bên ngoài không thể phân biệt được ốc hương đực
và ốc hương cái.
Để phân biệt được giới tính của ốc người ta dựa
vào nhiều đặc điểm khác nhau, theo bảng sau:
35 36
Đặc điểm Ốc hương
đực
Ốc hương
cái
Cơ quan sinh dục
ngoài
Gai giao phối Lỗ sinh dục
Tuyến sinh dục Tuyến tinh
màu vàng cam
Buồng trứng
màu nâu tối
Sản phẩm sinh
dục
Tinh trùng Trứng
Tuyến Albumin Không có Có

Tuyến sinh bọc
trứng
Không có Có
Ống dẫn tinh Có Không
Buồng thụ tinh Không có
2. Quá trình đẻ trứng
- Ốc hương có khả năng thành thục quanh năm. Tỉ lệ
thành thục cao nhất từ tháng 3 đến tháng 10. Ốc hương
cái mỗi lần đẻ từ 18 đến 75 bọc trứng ( trung bình 38
bọc), mỗi bọc trứng chứa từ 170 – 1.850 trứng.
- Tỷ lệ đực cái trong quần đàn tự nhiên: Theo
nhiều nghiên cứu, kết quả kiểm tra trên 531 cá thể
ốc trưởng thành (kích thước > 60mm ) có 318 cá thể
cái (chiếm 55%) và 213 cá thể đực (chiếm 45%). Tỉ
lệ giới tính trung bình được xác định là 1:1.49.
BÀI II
KỸ THUẬT
NUÔI ỐC HƯƠNG THƯƠNG PHẨM
Hiện nay có bốn loại hình nuôi ốc hương thương
phẩm: nuôi trong đăng, nuôi lồng, nuôi trong ao đất,
nuôi trong bể ximăng. Tùy thuộc vào điều kiện tự
nhiên, vị trí của từng vùng mà chọn loại hình nuôi
cho thích hợp.
I. NUÔI ỐC HƯƠNG TRONG ĐĂNG, LỒNG
1. Yêu cầu điều kiện nuôi
Phải chọn nơi có vùng nước trong sạch, không bị
ô nhiễm để đặt lồng hoặc cắm đăng nuôi ốc. Cần
phải quan tâm đến các điều kiện sau:
- Chất đáy: chất đáy phải là cát hoặc cát san hô, ít bùn.
- Độ mặn: độ mặn của nước ổn định trong khoảng

25 - 35‰ .
- Nguồn nước: nước phải trong sạch và không bị
ảnh hưởng của nước ngọt do tác động của nước
sông vào mùa mưa.
- Độ sâu: độ sâu đặt lồng hoặc cắm đăng từ 1,5 m
nước trở lên.
35 36
2. Cấu tạo đăng, lồng
- Diện tích lồng: tùy theo điều kiện nuôi mà có thể
làm lồng có diện tích khác nhau, thông thường là từ
1 - 4m
2
.
- Khung lồng làm bằng sắt, có lưới bảo vệ bên
ngoài nhằm ngăn không cho cá dữ, cua, ghẹ lọt vào
ăn ốc. Lồng nuôi phải được chôn sâu dưới lớp cát
đáy khoảng 5cm để có nền cát cho ốc vùi mình.
- Đăng làm bằng tre, có bao lưới xung quanh
nhằm ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ lọt vào ăn ốc.
Độ cao lưới cắm đăng phải vượt trên mức nước
thủy triều cao nhất là 1 m để ốc không bị sóng đánh
ra ngoài. Đăng nuôi phải chôn sâu xuống dưới cát ít
nhất 10 cm để tránh ốc chui ra ngoài.
Nuôi ốc hương trong đăng
Mô hình nuôi ốc hương trong lồng
3. Thả giống
- Chọn giống: ốc giống có kích cỡ tối thiểu từ
8.000 - 10.000 con/kg trở lên.
- Mật độ thả giống: thà khoảng 500 đến 1000
con/m

2
.
- Cách thả giống: Trước khi thả ốc hương giống
cần phải để ốc giống thích nghi dần với nhiệt độ
không khí và nhiệt độ nước, không được thả ngay
để tránh hiện tượng gây sốc nhiệt cho ốc.
4. Chế độ cho ăn
- Thức ăn: thức ăn của ốc hương bào gồm cá, cua,
ghẹ, trai nước ngọt
35 36
- Cho ăn: Mỗi ngày cho ốc hương ăn một lần vào
buổi chiều tối, lượng thức ăn tùy theo tháng tuổi.
+ Tháng thứ nhất: lượng thức ăn chiếm 15 - 20%
trọng lượng ốc nuôi.
+ Tháng thứ hai: lượng thức ăn chiếm 10 - 15%
trọng lượng ốc nuôi.
+ Tháng thứ ba: lượng thức ăn chiếm 8 - 10%
trọng lượng ốc nuôi
+ Tháng thứ tư về sau: lượng thức ăn chiếm 5 -
7% trọng lượng thân ốc nuôi.
- Cách cho ăn:
+ Đối với cá nhỏ thì có thể để nguyên con thả
vào cho ốc ăn.
+ Đối với trai, sò, hầu thì cần đập vỡ vỏ rồi
thả vào cho ốc ăn.
+ Đối với cua, ghẹ: phải lột mai, đập bể càng
trước khi cho ăn.
5. Chế độ chăm sóc
- Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn để điều chỉnh
cho phù hợp. Vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu,

cá, vỏ sò ra khỏi lồng để tránh ô nhiễm nước.
- Thường xuyên kiểm tra lưới, phát hiện kịp thời địch
hại để diệt trừ, thường xuyên làm vệ sinh lồng lưới, thu
lượm rác rưởi mắc trên lưới để nước lưu thông.
- Trường hợp đáy lồng quá bẩn và có mùi hôi thì
sẽ làm cho ốc hương không ăn và yếu dần. Gặp
trường hợp này cần chuyển lồng sang vị trí mới.
Đối với nuôi trong đăng cắm cố định thì cần ngăn
thành nhiều ngăn, chuyển ốc hương sang ngăn mới
khi đáy ngăn cũ nuôi lâu ngày bị bẩn.
6. Thời gian nuôi
Thời gian nuôi ốc hương khoảng từ 5 đến 6
tháng, tùy theo điều kiện môi trường nuôi và quá
trình quản lý, chăm sóc.
7. Thu hoạch
- Khi ốc nuôi đạt kích thước khoảng từ 90 - 150
con/kg thì có thể thu hoạch để bán thương phẩm.
- Cách thu hoạch:
Ốc hương nuôi trong đăng, thu hoạch bằng cách
đặt bẫy hoặc lặn bắt.
+ Ốc hương nuôi trong lồng, thu hoạch bằng
cách nhấc lồng lên rồi nhặt ốc.
- Ốc hương sau khi thu hoạch cần nhốt trong giai
hoặc trong bể từ 1 đến 2 ngày để làm sạch bùn đất
và làm trắng vỏ trước khi xuất bán.
35 36
II. NUÔI ỐC HƯƠNG TRONG AO
1. Điều kiện ao nuôi
- Vị trí ao: Nên chọn vị trí ao nuôi gần biển để có
thể lấy nướcvà tháo nước dễ dàng.

- Nguồn nước: Ao nuôi phải có nguồn nước trong
sạch, không bị ảnh hưởng nước ngọt do tác động
của nước sông vào mùa mưa.
- Ao có bờ chắc chắn, có lưới chắn xung quanh
mép nước để ngăn không cho ốc bò lên bờ. Ở cống
cấp nước phải có lưới chắn để ngăn không cho cá
dữ, cua, ghẹ vào ăn ốc con.
- Trước khi cho ốc giống vào nuôi, phải tẩy dọn ao
sạch sẽ và diệt trừ địch hại.
2. Môi trường nước ao
- Độ mặn: Độ mặn duy trì ổn định từ 25 - 35‰.
- pH: độ pH thích hợp từ 7,5 - 8,5
- Độ sâu của ao: Ao nuôi nên có độ sâu từ 1 đến
1,2 m để đảm bảo nhiệt độ nước từ 26 - 30
0
C.
3. Thả giống
- Chọn ốc giống: chọn ốc giống có kích cỡ khoảng
từ 5000 - 6000 con/kg.
- Mật độ thả: có thể thả nuôi từ 50 đến 100
con/m
2
.
Trước khi thả ốc vào ao nuôi, phải để ốc thích nghi
dần với nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước, không
được thả ngay, để tránh hiện tượng gây sốc nhiệt
cho ốc.
4. Chăm sóc quản lý
- Thức ăn: thức ăn của ốc hương bào gồm cá, cua,
ghẹ, trai nước ngọt

- Cho ăn: Mỗi ngày cho ốc hương ăn một lần vào
buổi chiều tối, lượng thức ăn tùy theo tháng tuổi.
+ Tháng thứ nhất: lượng thức ăn chiếm 15 - 20%
trọng lượng ốc nuôi.
+ Tháng thứ hai: lượng thức ăn chiếm 10 - 15%
trọng lượng ốc nuôi.
+ Tháng thứ ba: lượng thức ăn chiếm 8 - 10% trọng
lượng ốc nuôi
+ Tháng thứ tư về sau: lượng thức ăn chiếm 5 - 7%
trọng lượng thân ốc nuôi.
- Cách cho ăn:
+ Đối với cá nhỏ thì có thể để nguyên con thả vào
cho ốc ăn.
+ Đối với trai, sò, hầu thì cần đập vỡ vỏ rồi thả
vào cho ốc ăn.
35 36
+ Đối với cua, ghẹ: phải lột mai, đập bể càng trước
khi cho ăn.
+ Thức ăn được thả vào các sàn hoặc vó, đặt đều
khắp trong ao.
- Thường xuyên theo dõi lượng thức ăn thừa để
điều chỉnh hệ số thức ăn cho phù hợp.
- Vào mỗi buổi sáng vớt toàn bộ thức ăn thừa,
xương, đầu cá, vỏ sò… trong các sàn ăn hoặc vó ra
khỏi ao để tránh ô nhiễm nước trong ao.
- Trường hợp nuôi lâu đáy ao quá bẩn và có mùi
hôi thì ốc hương sẽ không ăn và yếu dần, cần
chuyển ốc sang ao mới và cải tạo lại ao cũ sạch sẽ
trước khi dùng lại.
- Thay nước thường xuyên để giữ môi trường ao

nuôi luôn sạch sẽ là điều kiện tốt giúp cho ốc lớn
nhanh và không bị bệnh tật.
Lưu ý:
- Trong quá trình nuôi, thường xuyên chú trọng
đến yếu tố nhiệt độ và độ mặn trong ao nuôi.
- Khi nuôi ốc hương với mật độ cao phải đảm bảo
môi trường nước luôn trong sạch. Phải sử dụng máy
quạt nước, sục khí thường xuyên để tránh hiện
tượng thiếu oxy do ô nhiễm đáy ao.
5. Thời gian nuôi
Thời gian nuôi ốc hương khoảng từ 5 đến 6
tháng, tùy theo điều kiện chăm sóc và điều kiện môi
trường ao nuôi.
6. Thu hoạch
- Khi ốc nuôi đạt kích thước cỡ 90 - 150 con/kg
thì có thể thu hoạch để bán thương phẩm.
- Cách thu hoạch:
+ Tháo cạn nước trong ao, nhặt ốc bằng tay hoặc
dùng cào sắt để gom ốc.
+ Khi rút cạn nước, ốc thường chui sâu trong lớp
đáy ao, vì vậy cần nhặt bắt kỹ để tránh bỏ sót ốc
trong ao.
- Sau khi thu hoạch, cần nhốt ốc trong giai hoặc
trong bể từ 1 đến 2 ngày để làm sạch bùn đất và làm
trắng vỏ.
35 36
III. KỸ THUẬT NUÔI ỐC HƯƠNG TRONG
AO
Nuôi ốc hương trong bể xi măng có nhiều ưu
điểm như dể quản lý về môi trường nuôi, dể quản lý

địch hại, dể chăm sóc, chi phí đầu tư thấp.
1. Thiêt kế và xây dựng trại nuôi
a) Chọn địa điểm xây dựng trại nuôi
- Trại nuôi phải được xây dựng tại nơi có nguồn
nước trong sạch, độ mặn ổn định trên 30‰., không
bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp, nông
nghiệp hay chất thải sinh hoạt.
- Trại nuôi nên xa khu dân cư, có điều kiện thuận
lợi về điện, nước, phương tiện giao thông và các
dich vụ sinh hoạt khác.
- Nếu có thể thì nên xây trại ở gần điểm sản xuất
con giống, nơi tiêu thụ sản phẩm, là tốt nhất.
b) Quy cách trại nuôi
Tùy vào từng điều kiện, căn cứ vào vị trí, diện tích
hiện có mà xây dựng trại cho phù hợp.
- Các công trình trong trại phải liên hoàn và thuận
tiện cho việc sản xuất.
- Các hạn mục: khu vực chứa cát dự trữ, nguồn
nước dự trữ, hệ thống nước, hệ thống sục khí, hệ
thống điện phải được chủ động và quản lý chặt chẽ.
- Trại cũng cần xây dựng thêm bể xử lý nước thải
để đảm bảo môi trường.
c) Xây dựng bể nuôi
- Diện tích bể: tuỳ thuộc vào diện tích hiện có
cũng như khả năng kinh tế và trình độ quản lý của
hộ nuôi mà xây dựng bể cho phù hợp. Diện tích bể
phổ biến hiện nay thường là 6 x 2,5 x 1m.
- Bể nuôi nên xây dựng bằng vật liệu xi măng,
thành bể được cáng láng. Bể phải có lỗ thoát nước
để thuận tiện cho việc vệ sinh cũng như xả cạn toàn

bộ nước nuôi khi cần thiết.
- Đáy bể nên lót một lớp cát mịn có độ dày phù
hợp. Lưu ý cát quá ít sẽ không đủ cho ốc vùi mình;
nếu cát quá nhiều thì sẽ gây khó khăn trong việc vệ
sinh và quản lý môi trường nuôi. Do đo lượng cát tốt
nhất chỉ nên dày 1,5 - 3 cm đối với ốc thả nuôi từ 2,5
– 4 tháng và 3 – 4 cm đối với giai đoạn còn lại.
Lưu ý: Cát trước khi đưa vào bể nuôi phải được
sàng qua lưới để loại bỏ cát lớn, đá sỏi. Có thể xử lý
cát bằng 1 số hoá chất như thuốc tím 100ppm hoặc
Formol 50ppm để khử trùng, sau đó rửa sạch và đưa
vào bể nuôi.
35 36
2. Thả giống
a) Lựa chọn con giống
- Nên chọn con giống có kích cỡ đồng đều, không
bị biến dạng, có màu sắc đặc trưng.
- Cần chú ý loại bỏ ốc bị bể vỏ mà đặt biệt là phần
cuối của vỏ.
- Nên mua con giống tại những trại giống uy tín.
b) Mật độ nuôi
Tùy theo tháng tuổi của ốc hương mà mật độ nuôi
khác nhau:
- Ốc hương ở tháng tuổi thứ nhất: mật độ nuôi từ
800 - 1.000 con/m
2
.
- Ốc hương ở tháng tuổi thứ hai: mật độ nuôi từ
500 - 800 con/m
2

.
- Ốc hương ở tháng tuổi thứ ba: mật độ nuôi từ
200 - 300 con/m
2
.
- Ốc hương từ tháng thứ tư về sau: mật độ nuôi từ
100 - 200 con/m
2
.
c) Vận chuyển ốc hương giống
Việc vận chuyển ốc hương giống phổ biến hiện
nay là dùng phương pháp làm lạnh nước biển bằng
đá tới 25 – 26 độ C. Ốc giống được ngâm trong
nước lạnh khoảng 5 phút rồi cho vào bao, bơm oxy
và cho vào thùng xốp để vận chuyển. Chỉ nên vận
chuyển khoảng 10kg ốc giống/thùng.
Khi vận chuyển ốc hương về đến trại cần mở
nắp thùng ra để ốc thích nghi dần với nhiệt độ
không khí, nhiệt độ nước. Không được thả ốc ngay
vào bể để tránh hiện tượng gây sốc nhiệt.
d) Cách thả giống
- Căn cứ vào số lượng ốc của từng bể, sau đó cân
để định số lượng ốc rồi thả vào bể.
- Chỉ thả ốc vào bể khi ốc đã hồi phục và thích
ứng với điều kiện môi trường. Cần thả đều ở tất cả
các vị trí của bể nuôi.
3. Thức ăn
Thức ăn của ốc hương là tôm, cá, thịt nghêu băm
nhỏ (đã bỏ xương, vỏ)… Đối với thức ăn có kích cỡ
lớn, phải băm nhỏ và rửa sạch trước khi cho ăn

nhằm hạn chế ô nhiễm nước.
Thức ăn được rãi đều khắp bể nuôi vì ốc hương
giai đoạn nhỏ chỉ vận động được trong một bán
kính nhất định.
Mỗi ngày cho ốc hương ăn hai lần ở 3 tháng đầu và
một lần ở tháng thứ 4 trở đi. Thời điểm cho ốc ăn là
vào buổi chiều tối. Lượng thức ăn tùy theo tháng tuổi:
+ Tháng thứ nhất: lượng thức ăn chiếm 15 - 20%
trọng lượng ốc nuôi.
35 36
+ Tháng thứ hai: lượng thức ăn chiếm 10 - 15%
trọng lượng ốc nuôi.
+ Tháng thứ ba: lượng thức ăn chiếm 8 - 10%
trọng lượng ốc nuôi
+ Tháng thứ tư về sau: lượng thức ăn chiếm 5 -
7% trọng lượng thân ốc nuôi.
4. Chăm sóc
- Phải đảm bảo thức ăn cho ốc cả về số lượng và
chất lượng. Vào mỗi buổi sáng nên vớt tất cả thức
ăn thừa ra khỏi bể trước khi thay nước và cho ăn
nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm nước.
- Ngoài việc cho ăn hàng ngày, nên trộn thêm
vitamine C, B1… vào trong thức ăn để giúp ốc sinh
trưởng nhanh và tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
- Hằng ngày nên thay từ 50 - 70% nước trong bể.
Định kỳ vệ sinh bể và thay lớp cát đáy, ít nhất mỗi
tuần một lần.
- Trường hợp đáy bể quá bẩn, có mùi hôi, ốc sẽ
không ăn và yếu dần, cần chuyển ốc sang bể mới và
vệ sinh bể sạch sẽ trước khi dùng lại.

- Cần thường xuyên kiểm tra bể nuôi, nếu cần thiết
nên dùng ống nhựa đường kính 1 – 1,2 cm dán xung
quanh thành bể (cách mặt nước khoảng 1cm) nhằm
ngăn không cho ốc bò lên thành hay thoát ra ngoài.
- Điều chỉnh hệ thống sục khí để đảm bảo sao cho
vừa đủ, không quá mạnh hay quá yếu. Phải đảm bảo
sục khí liên tục 24/24 giờ để đảm bảo hàm lượng
oxy hòa tan > 4,5 mg/l.
- Những ngày mưa lớn (nếu trại bị ảnh hưởng lớn)
cần xả bớt lớp nước tầng mặt và giữ không cho độ
mặn giảm xuống dưới 20‰.
- Cần che bớt ánh sáng trong bể bằng lưới chắn
nắng để nhiệt độ trong bể nuôi không quá 32
0
C vào
mùa hè.
5. Thời gian nuôi
Thông thường thời gian nuôi từ 5 – 7 tháng, tùy
theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
6. Thu hoạch
- Khi ốc đạt kích thước cỡ 90 - 150 con/kg thì có
thể thu hoạch bán thương phẩm.
- Cách thu hoạch như sau: Tháo cạn nước trong
bể. Sau đó dùng tay bắt toàn bộ ốc trong bể. Có thể
dùng miếng nhựa xúc cả ốc và cát sàng qua cỡ mắt
lưới phù hợp để có thể chọn ốc đạt tiêu chuẩn, vừa
loại được những con ốc nhỏ.
- Những con đủ kích cỡ thương phẩm thì thu riêng,
còn lại những con chưa đủ tiêu chuẩn thu hoạch thì
đưa vào bể nuôi khác có con giống cùng kích cỡ để

tiếp tục nuôi cho đến kích thước thương phẩm.
35 36
BÀI III
KỸ THUẬT SẢN XUẤT
ỐC HƯƠNG GIỐNG
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ Thủy
sản) đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất
giống ốc hương và đã được chuyển giao đến nhiều
địa phương trong cả nước. Sau đây sẽ giới thiệu quy
trình sản xuất giống ốc hương.
I. NUÔI VỖ ỐC BỐ, MẸ
1. Chọn ốc bố mẹ
Nên chọn những ốc được khai thác từ tự nhiên,
có kích thước lớn hơn 50 mm. Chọn ốc bố mẹ khỏe
mạnh, không bị bể vỏ.
2. Nuôi vỗ ốc bố mẹ
- Ốc bố mẹ được nuôi vỗ trong bể xi măng. Bể
nuôi có dung tích khoảng 15-20m
3
. Đáy bể nên lót
lớp cát dày khoảng 5-10 cm.
- Mật độ nuôi khoảng 10 đến 15 con/m
2
.
- Thức ăn cho ốc bố mẹ là cá, ghẹ, mực, sò, trai.
Lượng thức ăn chiếm khoảng 5-7% trọng lượng ốc
nuôi.
3. Thu trứng và ấp trứng
- Vào mỗi buổi sáng, thu các bọc trứng. Sau đó
lựa chọn các bọc trứng tốt, rửa sạch và xử lý bằng

thuốc tím 10 ppm. Sử dụng sục khí và thay nước
hằng ngày.
- Ương ấu trùng nổi:
+ Mật độ ương khoảng 100-120 con/l. Thay
khoảng 40-60% lượng nước hằng ngày.
+ Thức ăn của ấu trùng là hỗn hợp tảo đơn bào.
Mỗi ngày cho ăn hai lần. Mật độ thức ăn tăng dần.
- Ương ấu trùng bò:
+ Cát sàng qua lớp lưới, rửa sạch, xử lý bằng
thuốc tím 10 ppm, cho vào bể một lớp cát dày 1-2 cm.
+ Cho ấu trùng bò ăn cá và ốc con.
+ Thay nước hằng ngày, lượng nước thay chiếm
từ 1/2 đến 1/3 thể tích bể. Sục khí thường xuyên.
4. Ương ốc hương giống
a) Chuẩn bị bể ương
35 36
- Bể ương phải được cọ rửa, tẩy trùng bằng
chlorin nồng độ 100ppm. Sau đó rửa sạch bể bằng
nước biển sạch, để khô.
- Dùng ống nhựa dán xung quanh thành bể, cách
đáy bể khoảng 50cm để ngăn không cho ốc bò lên
khỏi mặt nước.
- Bố trí sục khí đều trong bể. Khí điều chỉnh vừa
đủ, không quá mạnh hay quá yếu.
b) Mật độ ương
Mật độ ương xác định theo kích cỡ ốc giống:
- Ốc cỡ từ 1.000 - 4.000 con/kg thì mật độ ương
khoảng 1.000-3.000 con/m
2
.

- Ốc cỡ từ 4.000 - 7.000 con/kg thì mật độ ương
khoảng 3.000-5.000 con/m
2
.
- Ốc kích cỡ càng lớn thì mật độ ương càng dày
hơn, chẳng hạn dưới 10.0000 con/kg nên ương với
mật độ từ 10.000-15.000 con/m
2
.
c) Quản lý, chăm sóc
- Trong tháng đầu, thức ăn cho ốc là thịt tôm, ghẹ
băm nhỏ. Lượng thức ăn vừa đủ, không dư.
- Cho ăn 2 lần/ngày. Sang tháng thứ 2, cho ốc ăn
thịt cá, tôm, ghẹ, nhuyễn thể 2 vỏ cắt nhỏ. Lượng
thức ăn bằng 20-25% trọng lượng ốc.
- Hàng ngày thay khoảng 50-80% nước bể, kết
hợp với cho ăn vừa đủ, vớt sạch thức ăn thừa. Từ
tháng thứ hai trở đi, khi ốc con đã đủ lớn, định kỳ
sục rửa lớp cát hay thay lớp cát mới để lớp cát được
sạch sẽ, giúp ốc phát triển tốt.
d) Thu hoạch ốc giống
- Khi ốc giống đạt kích thước từ 15-20mm, khối
lượng khoảng 5000-7000 con/kg thì thu hoạch và
chuyển ra nuôi thương phẩm.
- Cách thu hoạch: Rút cạn nước trong bể ương,
dùng miếng nhựa xúc cả ốc và cát sàng qua các cỡ
mắt lưới khác nhau để phân loại ốc.
- Cân tổng số ốc và cân mẫu ốc mỗi loại. Xác định
số lượng ốc để thả nuôi cho đúng mật độ.
35 36

BÀI IV
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO
ỐC HƯƠNG
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, thì mới chỉ biết
được có 2 loại bệnh trên ốc hương: bệnh sưng vòi
lấy thức ăn (nguyên nhân có thể do tác hại của trùng
lông ciliophora) và bệnh ốc hương bỏ vỏ.
Những bệnh này thường xuất hiện vào đầu đến
giữa mùa mưa (tháng 10 – 11 hàng năm) khi các
yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng
vật chất hữu cơ thay đổi. Đây là môi trường thuận
lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển.
Đến nay vẫn chưa xác định được tác nhân chính
gây chết ốc hương cũng như chưa đưa ra các
phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Do đó người
nuôi ốc hương cần quan tâm đến khâu phòng bệnh.
I. CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Tác nhân gây bệnh chủ yếu ở ốc hương gồm
năm nhóm sau đây:
- Vi khuẩn:
Đây là nhóm nguy cơ cao với tần suất xảy ra
thường xuyên.
Ốc hương (nhất là ở giai đoạn ấu trùng) rất nhạy
cảm với thuốc kháng sinh, hầu hết chúng đều chết
khi sử dụng liều lượng cao (>5ppm). Có thể dùng
A30 (2-3 ppm) cho trực tiếp vào bể ương nuôi ấu
trùng nhằm ngăn chặn tác hại của một số vi khuẩn.
- Nấm:
+ Đây cũng là tác nhân gây bệnh chủ yếu cho ấu
trùng ốc hương. Kết quả phân lập nấm trên trứng và

ấu trùng Veliger đã xác định được 3 giống là
Haliphthros, Fusarium, Legenidium. Nấm Fusarium
thường được tìm thấy cùng với vi khuẩn
V.alginolyticus ở các mẫu ốc bị bệnh.
+ Có thể dùng Nistatine 1 ppm cho trực tiếp
vào bể nuôi để hạn chế tác hại của nấm. Sun-fat
đồng dùng ở liều lượng nhỏ (0,1-0,2 ppm) cũng có
tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm.
- Nguyên sinh động vật:
+ Trong số các nguyên sinh động vật, trùng loa
kèn là tác nhân thường gặp nhất trên cả giai đoạn
trứng và ấu trùng, đặc biệt trong trường hợp nuôi ấu
trùng ở mật độ dày và ít thay nước. Trùng loa kèn
thường ký sinh trên vỏ ốc, tiêm mao và chân ấu
trùng. Ở mật độ thấp, trùng loa kèn gây khó khăn
35 36
cho hoạt động của ấu trùng, còn ở mức độ nhiễm
cao chúng có thể gây chết rải rác hoặc hàng loạt
trong các trại sản xuất giống.
+ Hai giống Vorticella và Zoothamnium thường
gặp trong các mẫu kiểm tra và thường xuất hiện
nhiều hơn trong môi trường nước có độ mặn cao.
Mật độ trùng loa kèn tăng theo thời gian nuôi liên
quan đến mức độ nhiễm bẩn của nước. Bên cạnh
trùng loa kèn còn xuất hiện một số tác nhân khác.
Chúng có kích thước nhỏ, không có tiêm mao
nhưng chuyển động rất nhanh, kí sinh bên trong ấu
trùng với cường độ cảm nhiễm cao. Theo dự đoán
đây có thể là những loài thuộc vi bào tử Glugeo
ngành Microsporia, bộ Glugeida, họ Glugeidae.

Một loại ký sinh trùng khác thường gặp, nhất là vào
mùa mưa là trùng lông. Trùng lông ký sinh ở mang,
chân, ống hút và thường gặp ở giai đoạn con non và
con trưởng thành. Loại này có hình dạng giống như
cầu gai nhưng kích thước rất nhỏ không thể nhìn
thấy bằng mắt thường. Tác nhân này đã được phát
hiện với tần suất cao trong ốc nuôi ở thời điểm dịch
bệnh gây chết hàng loạt.
+ Shrimp favour với nồng độ 0,5 –1,5 ppm có tác
dụng phòng bệnh tốt cho ấu trùng để ngăn chặn sự
phát triển của trùng loa kèn trên ấu trùng ốc hương.
- Giun:
Gồm có giun đốt, giun tròn và giun đầu móc
hình dấu phẩy. Chưa xác định được tên giống loài.
Giun đốt có màu đỏ, kích thước chiều dài của con
trưởng thành khoảng 1-1,5 cm. Loại giun này
thường xuất hiện nhiều trong bể nuôi ấu trùng sử
dụng các loài tảo tươi làm thức ăn. Tác hại của
chúng chưa rõ ràng. Giun tròn có kích thước khác
nhau từ 1 đến vài mm, bám ở trên vỏ ốc nhưng
không gây ảnh hưởng nhiều. Giun móc hình dấu
phẩy là bọn kí sinh nguy hiểm đối với ấu trùng và
ốc giống. Chúng ký sinh ở trên và trong vỏ ốc,
chuyển động rất nhanh chọc khuấy các bộ phận cơ
quan ốc làm cho ốc yếu dần và chết.
+ Sử dụng dung dịch CuSO
4
nồng độ 0,05 và
0,1 ppm có thể loại bỏ hoàn toàn ba loài giun này.
- Copepoda:

Thường xuất hiện trong các bể ương ấu trùng sử
dụng nhiều thức ăn công nghiệp. Chúng thường
cạnh tranh thức ăn, môi trường sống và dùng chủy
tấn công vào các bộ phận cơ quan của ốc. Kết quả
làm giảm tỉ lệ sống và sinh trưởng của ốc, có thể
gây chết hàng loạt nếu mật độ copepoda cao. Chưa
có biện pháp phòng trừ hiệu quả ngoại trừ việc
chuyển bể để hạn chế số lượng copepoda.
35 36
II. HIỆN TƯỢN ỐC HƯƠNG CHẾT HÀNG
LOẠT
Chết hàng loạt là hiện tượng xảy ra phổ biến ở
các trại sản xuất giống, ao và lồng nuôi thương
phẩm ốc hương. Ốc bò lên bề mặt nền đáy bể hoặc
lồng nuôi, bỏ ăn và chết rất nhanh sau 1 đến 2 ngày,
đặc biệt với ốc giai đoạn ương giống.
Dấu hiệu kèm theo là vòi lấy thức ăn của ốc lòi
ra, sưng tấy. Quan sát kỹ thấy ốc thường giẫy dụa
rất nhiều trước khi chết. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tổng hợp các tác nhân gồm vi khuẩn, nấm, ký
sinh trùng phát triển trong điều kiện môi trường
nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trực
tiếp đối với ốc hương.
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp trị bệnh hiệu
quả do chưa xác định rõ tác nhân chính. Do đó cần
chú ý đến vấn đề phòng bệnh.
Để hạn chế bệnh này, cần thực hiện tốt các vấn
đề sau:
- Trước hết phải quản lý môi trường nuôi sạch sẽ.
- Chú trọng đến nguồn giống và chất lượng giống

nuôi. Tuyệt đối không nên khai thác giống tự nhiên
và vận chuyển từ xa về nuôi vì không đảm bảo sức
khoẻ, dễ bị nhiễm khuẩn và chết do vận chuyển,
làm lây lan và truyền bệnh.
- Ngoài ra nên bổ sung một số loại vitamin như C,
B1, vào trong thức ăn để giúp ốc sinh trưởng
nhanh, kháng bệnh tốt.
III. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO ỐC
HƯƠNG
- Thả giống đúng kích cỡ (theo khuyến cáo, kích
cỡ giống tối thiểu đạt 8.000 – 10.000 con/kg; mật
độ thả thích hợp 500 – 1.000 con/m
2
), không nên
thả giống còn quá nhỏ chưa qua kiểm dịch của cơ
quan thú y.
- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường
như pH, độ mặn, oxy hòa tan để có biện pháp xử lý
thích hợp, kịp thời nhằm tạo môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của ốc, đặc biệt chú ý yếu tố nhiệt
độ và độ mặn.
- Khi có biểu hiện ốc kém ăn và chết rải rác, cần
nhặt hay sàn lọc số ốc này, không nên vứt bừa bãi ở
khu vực vùng nuôi sẽ ảnh xấu đến chất lượng môi
trường nước trong khu vực. Di chuyển lồng khi
nguồn nước có sự xáo trộn các chỉ tiêu lý hóa, biển
động. Báo cán bộ nuôi trồng thủy sản ở địa phương
khi xảy ra sự cố, ốc chết.
35 36
- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh lưới lồng, nền

đáy trong suốt quá trình nuôi, sau mỗi đợt nuôi cần
cải tạo kỹ nền đáy. Định kỳ sử dụng vôi bột với
liều lượng 10 - 30 ppm để cải tạo nền đáy trong quá
trình nuôi.
PHẦN II
KỸ THUẬT NUÔI SÒ HUYẾT
BÀI I
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÒ HUYẾT
I. PHÂN LOẠI
Sò huyết thuộc:
- Họ: Arcidae
- Bộ: Arcoida
- Lớp phụ: Pteriomorphia
- Lớp: Bivalvia
- Tên tiếng Anh: Blood cockle
II. HÌNH THÁI
35 36
- Sò huyết có vỏ dày chắc, có dạng hình trứng, cá
thể lớn có vỏ dài 60 mm, cao 50 mm, rộng 49 mm.
- Mặt ngoài của vỏ có gờ, có khoảng 18-21 gờ.
Trên mỗi gờ có nhiều hạt hình chữ nhật. Đối với
những cá thể già, ở xung quanh mép vỏ những hạt
này không rõ lắm.
- Mặt trong của vỏ có màu trắng sứ, mép vỏ có
nhiều mương sâu tương ứng với đường phóng xạ
của mặt ngoài.
III. PHÂN BỐ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
- Sò huyết phân bố ở các bãi bùn mềm, ít sóng gió
và có nước lưu thông. Các bãi sò thường gần các
cửa sông có dòng nước ngọt đổ vào, nồng độ muối

tương đối thấp.
- Sò nhỏ sống trên mặt bùn, sò lớn vùi sâu trong
bùn khoảng 1 - 3 cm. Chúng dùng mép vỏ và màng
áo ngoài thải nước để hô hấp và bắt mồi.
- Sò không vùi sâu nên yêu cầu về chất đáy chỉ
cần khoảng 15cm bùn mềm, nhưng tốt nhất là nền
đáy là bùn pha một ít cát mịn. Sò có thể sống ở
vùng triều và vùng dưới triều đến độ sâu vài mét.
Nơi thích hợp nhất cho sò là tuyến triều thấp.
- Sò có khả năng thích nghi với phạm vị biến đổi
nồng độ muối rộng từ 10 - 35‰ (tỉ trọng 1.007 -
1.017), khoảng thích hợp là từ 15 - 30‰. Khi nồng
độ muối giảm thấp dưới 10‰, nhất là trong mùa
mưa lũ, sò sẽ vùi sâu xuống bùn. Nếu trong một thời
gian ngắn nồng độ muối trở lại thích hợp thì sò chui
lên và tiếp tục sống bình thường, nếu tình trạng nồng
độ muối thấp kéo dài có thể làm sò chết. Phạm vi
thích ứng nhiệt độ của sò cũng rất rộng từ 20-30
0
C.
IV. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG
Sò huyết thường ăn mùn bã hữu cơ, tảo và vi
sinh vật trong bùn. Sò bắt mồi thụ động bằng cách
tạo dòng nước qua mang để lấy thức ăn.
V. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN
1. Quá trình phát triển phôi
Sau 1 đến 2 năm tuổi, sò có thể thành thục sinh
dục và tham gia sinh sản lần đầu tiên. Khi thành
thục, sò đẻ trứng và tinh trùng vào nước, trứng thụ
tinh sẽ phát triển qua các giai đoạn ấu trùng bánh xe

và diện bàn.
2. Sinh sản nhân tạo
a) Nuôi vỗ
35 36
Sò huyết được bắt ngoài tự nhiên đem về nuôi ở
tuyến triều thấp, nơi có điều kiện thức ăn phong
phú, nước lưu thông. Nên nuôi với mật độ thưa để
sò nhanh thành thục. Sau khi sò đã thành thục sinh
dục, chúng được mang về phòng thí nghiệm để tiến
hành sinh sản nhân tạo.
b) Kích thích sinh sản
- Ở môi trường tự nhiên cần có điều kiện sinh thái
thích hợp thì sò mới đẻ trứng và phóng tinh, những
điều kiện đó là tối cần thiết. Nhưng trong sinh sản
nhân tạo, những điều kiện sinh thái đó cũng được sử
dụng hoặc thay thế bằng những kích thích nhân tạo.
- Việc sinh sản nhân tạo sò huyết hiện nay áp
dụng phương pháp kích thích sinh sản bằng hóa kết
hợp với kích thích sinh thái. Các phương pháp kích
thích sinh sản như sau:
+ Kích thích bằng (NH
4
OH): tiêm 0,2 - 0,5 ml
nước biển có chứa 2‰ amoniac vào xoang màng áo
của sò, sau đó cho vào nước biển đã lọc sạch, 20
phút sau sò sẽ đẻ.
+ Kích thích bằng nước amoniac kết hợp hạ thấp
nhiệt độ: sau khi tiêm nước amoniac, cho sò vào
nước có nhiệt độ 11 - 13
0

C trong 90 phút, sau đó
vớt sò ra và cho vào nước biển ở nhiệt độ bình
thường 28
0
C, sò sẽ đẻ sau 10 phút.
+ Ngâm trong nước amoniac kết hợp với hạ thấp
nhiệt độ: ngâm sò vào dung dịch amoniac 1‰, sau
3 giờ vớt sò ra để khô khoảng 90 phút, sau đó thả sò
vào nước biển có nhiệt độ 11 - 13
0
C trong 90 phút,
cuối cùng cho sò vào nước biển có nhiệt độ bình
thường, sò sẽ đẻ sau 20 phút.
+ Hạ nhiệt độ kết hợp nước chảy: Đem sò bố mẹ
vào tủ lạnh ở 10
0
C trong 2 giờ, sau đó chuyển sò
sang nước biển ở nhiệt độ bình thường. Kích thích
nhiệt ở 7 - 12
0
C kết hợp với nước chảy cũng cho kết
quả tốt.
Trong các phương pháp trên, phương pháp kết
hợp hạ nhiệt độ với nước chảy cho kết quả tốt nhất.
Phương pháp này làm cho sò không bị độc, tỉ lệ
sinh sản cao và thao tác lại đơn giản, thích hợp cho
sản xuất đại trà.
+ Thụ tinh nhân tạo: nếu kích thích đực và cái
riêng biệt thì sau khi sò sinh sản chúng ta phải tiến
hành thụ tinh nhân tạo. Trứng sò sau khi đẻ được

lọc qua lưới phiêu sinh rồi cho vào thau, chậu, sau
đó cho tinh dịch vào (tinh dịch có thể lấy bằng
phương pháp kích thích sinh sản hay giải phẫu).
Khuấy đều tinh dịch độ nữa giờ sau đó rửa vài lần,
ấu trùng phù du sẽ xuất hiện sau vài giờ. Nên duy trì
nhiệt độ lúc thụ tinh là 28
0
C.
- Ương nuôi ấu trùng
35 36
+ Ấu trùng được ương trong hệ thống nước chảy
và cho ăn bằng tảo hay nấm men với mật độ 2.500 –
3.500 tb/ml.
+ Khi ấu trùng đạt giai đoạn bám, cần cung cấp
vật bám cho sò. Vật bám tốt nhất là cát, sỏi hay vụn
của vỏ động vật thân mềm.
+ Cũng có thể ương ấu trùng trong ao đất có
diện tích khoảng 1.000m
2
. Ao đất phải có cống để
khống chế nước ra vào. Mức nước ương từ 0,5 -
0,8m, sâu nhất là 1m. Trước khi ương nên tẩy dọn
ao, bừa đáy, gây nuôi thức ăn.
+ Mật độ ương khoảng 1.250 ấu trùng/lít.
BÀI II
KỸ THUẬT NUÔI SÒ HUYẾT
Sò huyết là đối tượng rất dễ nuôi, không cần cho
ăn, khâu chăm sóc cũng đơn giản. Đặc biệt nuôi sò
trong ao lắng nước còn có tác dụng duy trì chất
lượng nước rất tốt và sò huyết lại lớn rất nhanh.

I. ĐIỀU KIỆN BÃI NUÔI
- Chọn vị trí ít sóng gió và gần cửa sông để xây
dựng bãi nuôi sò huyết.
- Chất đất của bãi nuôi tốt nhất là bùn mềm pha
lẫn cát mịn, mặt bùn bằng phẳng, có màu vàng nâu,
độ dày lớp bùn khoảng 3 - 6cm, chất đất cát pha bùn
với tỷ lệ bùn chiếm khoảng 70 - 80%. Yêu cầu dày
hay mỏng tùy vào kích cỡ của sò giống.
- Bãi nuôi tốt nhất là tuyến triều thấp với thời gian
phơi bãi ngắn từ 5-6 giờ/ngày.
- Muốn sò huyết sinh trưởng tốt, nước phải chứa
nhiều thức ăn (mùn bã hữu cơ, thực vật phù du và vi
sinh vật). Bãi nuôi nên chọn gần cửa sông để nước
sông bổ sung dinh dưỡng cho bãi, nhưng cần chú ý
đến sự biến thiên nồng độ muối để tránh ảnh hưởng
đến sò huyết.
35 36
- Yếu tố môi trường:
+ Nhiệt độ thích hợp để nuôi sò huyết là 15 - 30
0
C.
+ Nhiệt độ lớn hơn 40
0
C hoặc dưới -2
0
C thì sò
huyết bị chết.
+ Ðộ mặn của nước phù hợp là 10 - 29‰. Độ mặn
< 3,8‰ hoặc > 33‰ sẽ ảnh hưởng đến khả năng
sống của sò.

II. XÂY DỰNG BÃI NUÔI
- Cần chọn nơi có bãi bằng phẳng, không bị ứ
nước, nếu bãi quá rộng phải chia bãi ra thành từng ô
nhỏ để dễ chăm sóc. Xung quanh bãi nên chắn đăng
hay lưới để ngăn chặn địch hại và không cho sò
huyết bò ra khỏi bãi.
- Trước khi nuôi cần làm vệ sinh mặt bãi, nhặt
sạch tạp vật, nếu nền đáy cứng thì có thể xới cho
xốp.
Khi nuôi sò trong các đầm phải xây dựng một số
hạng mục công trình như sau:
- Trường hợp nuôi đơn giản:
+ Tiến hành đóng cột mốc ở 4 góc làm ranh
giới quản lý. Dùng đăng tre hoặc lưới căng xung
quanh bãi thành rào chắn để không cho sinh vật có
hại xâm nhập vào bãi nuôi. Sau đó, dùng cây gỗ
chắc chịu được nước, đường kính khoảng 10-15cm,
dài 1,5-2m làm thành cọc, đóng thành hàng xung
quanh bãi, mỗi cọc cách nhau 1m và đóng sâu 0,5m.
+ Dùng đăng lưới căng theo hàng dọc, chân
đăng hoặc lưới cắm sâu dưới bùn độ 0,2m và cột
chặt vào các cọc. Sửa sang lại bãi cho phẳng, không
để ứ đọng nước, nhặt hết các tạp vật hại sò. Nếu bãi
cứng phải cày bừa cho tơi xốp.
+ Cách nuôi này tuy đầu tư ít song lại không
bền vững, hàng năm phải thay cọc, lưới hoặc đăng
gây nhiều tốn kém.
35 36
- Trường hợp nuôi kiên cố:
+ Phải thiết kế bãi nuôi có hình chữ nhật và xây

dựng kèm theo các công trình. Bờ bao xung quanh
bãi phải đắp chắc chắn, mặt bờ rộng khoảng 2-
2,5m, đáy bờ 3-3,5m, chiều cao của bờ 1,2-1,5m.
Xây dựng thêm mương bao xung quanh phía trong
bờ bao. Diện tích mương bằng 15-20% diện tích bãi
nuôi. Thủy triều trước khi vào bãi qua mương được
lọc lại bùn, cát và các tạp vật khác làm cho nước
vào bãi trong sạch. Mương ngoài tác dụng là rào
chắn không cho sinh vật có hại xâm nhập vào bãi
còn có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ trên bãi nuôi.
+ Phía trước bãi nuôi và đối diện với cửa cống
cấp nước xây một bờ ngăn cao khoảng 0,6m, bề mặt
0,6m, cách bãi nuôi chừng 1,5m và cách cửa cống
1,5m, mục đích làm phân tán dòng chảy, giảm lưu
tốc chảy của nước từ cống cấp vào bãi để đảm bảo
cho bãi nuôi không bị xói mòn.
III. CHỌN GIỐNG
1. Nguồn giống
Sò huyết giống hiện nay chủ yếu là lấy từ giống
tự nhiên, cho nên trước khi tiến hành lấy giống cần
phải điều tra, dự báo diện tích bãi giống, trữ lượng
giống để có thể chủ động trong sản xuất. Xác định
diện tích qua điều tra vùng phân bố của sò giống và
xác định trữ lượng giống bằng các lấy mẫu sinh
lượng, dựa trên diện tích bãi giống và sinh lượng để
tính ra trữ lượng giống.
Thời điểm lấy giống nên tiến hành khi phát hiện
giống khoảng 10 - 15 ngày (giống cỡ 25 - 30 ngàn
con/kg).
Có hai cách lấy giống:

a) Lấy giống lúc bãi cạn
Khi triều xuống lộ mặt bãi, dùng cào để cào lớp
bùn trên mặt, sau đó dùng sàng, rổ để đãi bùn loại
bỏ rác, tạp vật và lấy sò giống. Mỗi lần lấy giống
xong phải san lại mặt bãi cho bằng phẳng để thu
giống sò đợt sau.
b) Lấy giống lúc bãi ngập nước
35 36
Cách này qui mô hơn, thường tiến hành vào
những ngày yên sóng hoặc lúc triều bắt đầu xuống,
nhưng nước vẫn còn ngập bãi. Dụng cụ lấy giống
gồm thuyền máy có lưới cào hoặc dùng cào tay, cào
lớp bùn trên mặt để thu giống.
2. Vận chuyển giống
- Sau khi lấy giống, có thể vận chuyển giống bằng
phương pháp giữ ẩm.Trong quá trình vận chuyển
con giống, tránh để sò huyết tiếp xúc với nước ngọt
đặc biệt là nước mưa. Thời gian vận chuyển con
giống không quá 6 giờ. Sò huyết giống được đựng
trong cập đệm hoặc bao bố, để nơi thoáng mát, vận
chuyển bằng xe hoặc tàu thuyền, thường xuyên tưới
nước biển lên các bao đựng sò giống để sò huyết
giống dễ hô hấp.
- Ở nhiệt độ thấp thì thời gian cho phép để vận
chuyển lâu hơn và tỉ lệ sống cao hơn.
III. KỸ THUẬT THẢ GIỐNG
1. Thả giống
- Mật độ thả: Mật độ thả giống tùy thuộc vào kích
cỡ sò huyết.
+ Ðối với sò giống có kích cỡ trên 60.000

con/kg thì mỗi ha thả khoảng 180 - 300 triệu con.
+ Đối với sò giống cỡ 40.000 con/kg thì thả
lượng giống là 135 - 150 triệu con/ha.
+ Đối với sò giống cỡ dưới 20.000 con/kg thì
thả khoảng 72 - 108 triệu con/ha.
- Thời điểm thả giống: thời điểm thả giống phải
thích hợp, không được thả khi thuỷ triều rút mạnh,
tránh sò bị cuốn trôi ra biển. Thời vụ thả giống từ
tháng 2 đến tháng 5 dương lịch là thích hợp nhất.
Nên thả giống lúc sáng sớm, để sò có thời gian chui
xuống bùn. Có thể dùng thuyền để rải giống đều
khắp mặt vuông (hoặc ao lắng).
Lưu ý: Quyết định mật độ thả con giống dựa
vào những nguyên tắc sau:
- Triệt để tận dụng khả năng sản xuất tại vùng
biển có đầm nuôi sò, nơi mà phần lớn các yếu tố
hữu quan đều không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
của sò.
- Sò giống nếu thả quá dày thì lượng thức ăn
cung cấp cho sò không đủ, làm hạn chế tốc độ sinh
trưởng, ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch. Mật
độ thả giống phụ thuộc vào điều kiện của vùng
nuôi và phụ thuộc vào kích cỡ con giống, đặc điểm
từng vùng.
35 36
Trung bình nên thả sò với số lượng như sau:
Kích cỡ sò
(con/kg)
Số lượng giống
(kg/ha)

300 - 400 13.500 – 15.000
400 – 600 10.500 – 12.000
600 – 800 9.000 – 10.500
800 – 1000 7.500 – 9.000
1000 - 1200 6.000 – 7.500
1200 - 1800 3.000 – 4.500
Thả giống sò huyết
2. San thưa sò giống
- Trong quá trình nuôi dưỡng, phải tiến hành san
thưa sò giống. Lần san thưa đầu tiên là khi sò giống
mới được khai thác. Sau khi rửa sạch, chia nhỏ số
lượng để thả nuôi trở lại.
- Làm sạch thực chất là hình thức tập luyện cho sò
giống thích ứng với hoàn cảnh sống mới, hơn nữa
loại bỏ được những sinh vật gây hại như loại ốc
ngọt.
- Nuôi thưa có thể thực hiện bằng cách mở rộng
diện tích, hoặc di chuyển một bộ phận sò giống đến
nơi khác nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của sò.
- Sò giống sống ở tầng mặt, chiều dài trung bình
khoảng 0,5 - 0,6cm, độ sâu của huyệt khoảng
0,5cm, về sau tuỳ thuộc vào sự tăng trưởng của từng
cá thể mà độ nông sâu của huyệt sẽ khác nhau.
- Sò giống có khả năng di chuyển ngang mặt
nước, chúng di chuyển nhiều nhất khi có kích cỡ
dưới 0,1 cm, lúc này người nuôi sò phải để ý xem
sự phân bố của sò giống có đều hay không, tránh
trường hợp sò bị túm tụm quá nhiều sẽ tìm cách di
chuyển ra khỏi đầm nuôi.
35 36

×