MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng yên đã tạo những
điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Khoa Công Nghệ Thông Tin cùng các thầy cô giảng viên Khoa đã tận tình
giảng dạy cho tất cả chúng em giúp cho chúng em hiểu rõ hơn những kiến thức về du
lịch và những vấn đề khác nữa.
Đặc biệt, lớp Tk8.2 nói chung và nhóm chúng em nói riêng xin chân thành cám
ơn cô Đặng Vân Anh, giảng viên môn Thương Mại Điện Tử đã hướng dẫn chúng em
hiểu biết rõ hơn về việc ứng dụng TMĐT vào các hoạt động kinh doanh du lịch trong
các tổ chức.
Bài tập lớn của nhóm chúng em vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót trong quá
trình tìm hiểu nhưng đó chính là công sức mà nhóm chúng em có được sau những
ngày nhóm làm việc với nhau. Nhóm chúng em xin chân thành cám ơn cô nếu được sự
chỉ dạy và sữa chữa những sai sót cho bài tập lớn của nhóm, đồng thời nhóm chúng em
xin nhận sự đóng góp ý kiến của các bạn để nhóm có thể hoàn thành bài tập lớn tốt
hơn.
Chân thành cám ơn
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thương mại điện tử (TMĐT) là hình thái hoạt động mới trong nền kinh
tế số. Trong đó, hạ tầng cơ sở công nghệ cho TMĐT bao gồm các mạng máy
tính được kết nối với nhau và được liên kết với các thiết bị điện tử thuộc mạng
viễn thông chính là môi trường cho TMĐT hoạt động. Mạng này không những
cho phép người sử dụng truy cập thông tin, mà còn cho phép họ trao đổi thông
tin từ các vị trí khác nhau trên mạng. Hiện nay, rất nhiều người đã sử dụng máy
tính kết nối với mạng Internet, hoặc các mạng trong nội bộ công ty gọi là
Intranet. Ngoài ra, các đối tác kinh doanh còn có thể kết nối với nhau qua
Extranet – mạng kết nối giữa các Intranet của các tổ chức, doanh nghiệp qua
Internet. Sự phát triển không ngừng của Công Nghệ Thông Tin nói chung là
nhân tố thuận lợi cho việc ứng dụng máy tính trong các tổ chức; và TMĐT nói
riêng là nhân tố chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh
trên thế giới hiện nay hoạt động có hiệu quả hơn, dễ dàng và nhanh chóng hơn
dưới sự tác động của môi trường cạnh tranh toàn cầu. Tất cả các hình thức kinh
doanh nói chung và không riêng về ngành du lịch TMĐT đã trở thành một yếu
tố không thể nào thiếu trong suốt quá trình hoạt động. Trước sự phát triển ngày
càng mạnh mẽ của CNTT và hệ thống TMĐT thì nước ta đã áp dụng những gì
vào các hoạt động kinh tế nói chung cũng như trong hoạt động du lịch nói
riêng. Những ứng dụng từ TMĐT mà ngành du lịch nước ta đã đạt được chính
là đề tài mà nhóm chúng em sẽ chọn làm bài tập lớn. Cụ thể là” Nghiên cứu về
ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch trức tuyến” là đề tài mà nhóm chúng
em sẽ tìm hiểu. Để hiểu rõ hơn những ứng dụng, thuận lợi, khó khăn nhóm sẽ
tìm hiểu từ việc ứng dụng TMĐT của Việt Nam nói chung và của công ty
Viettravel nói riêng, qua bài tập lớn của nhóm sẽ được giải quyết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đưa ra cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử trên thế giới và ở nước ta.
- Tìm hiểu tổng quan về thương mại điện tử
- Tìm hiểu tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch trực tuyến
trên thế giới và ở Việt Nam
Từ đó có những giải pháp cũng như kiến nghị để giải quyết những khó
khăn đó.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài mà nhóm chúng em chọn là
tình hình ứng dụng TMĐT trong du lịch trực tuyến ở Việt Nam và trên Thế Giới
. Từ đó sẽ hiểu rõ hơn những thành quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn
trong suốt quá trình ứng dụng TMĐT trong du lịch trực tuyến.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với kiến thức có được trên lớp cùng với sự tìm hiểu trên các phương tiện
thông tin như sách báo, Internet…nhóm chúng em đã có những kiến thức cơ
bản nhất về việc TMĐT, tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch
trực tuyến ở Việt Nam và trên thế giới . Tuy nhiên khả năng của nhóm cũng có
hạn nên những gì mà nhóm chúng em tìm hiểu được chưa thật sự đầy đủ và trọn
vẹn…nhưng những vấn đề mà nhóm đưa vào tiểu luận cũng một phần nào đó
làm rõ những ứng dụng của TMĐT trong du lịch trực tuyến ở Việt Nam và trên
thế giới, đưa ra những số liệu so sánh giữa các nước, các lĩnh vực khác nhau để
sự nhận định của người nghe được nhanh và chuẩn xác.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Các khái niệm
Từ khi ra đời đến nay, TMĐT đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như online
trade, cyber trade, paperless commerce, i-commerce (Internet commerce), m-
commerce (mobile commerce), e-commerce (electronic commerce)
1.1.1. Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp
Theo định nghĩa tại diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương (1997), TMĐT là
các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các
phương tiện điện tử.
Theo EITO (1997), TMĐT là việc thực hiện các gaio dịch kinh doanh có dẫn
đến việc chuyển giao giá trị, thông qua các mạng viễn thông.
Theo Cục Thống Kê Hoa Kì (2000), TMĐT là việc hoàn thành bất kì một giao
dịch nào, thông qua một mạng máy tính làm trung gian, có bao gôm việc chuyển giao
sở hữu hay quyền sử dụng hàng háo và dịch vụ.
Như vậy, TMĐT theo nghĩa hẹp được hiểu là hoạt động thương mại đối với
hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng Internet.
1.1.2. Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng
Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) định nghĩa TMĐT bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng, phân phối sản phẩm và thanh taón trên mạng Internet,
được gaio nhận trực tiếp hay giao nhận qua Internet dưới dạng số hóa.
Liên minh Châu Âu (EU) cho rằng TMĐT là toàn bộ các giao dịch thương mại
thông qua viễn thông và các phương tiện điện tử, bao gồm TMĐT trực tiếp (trao đổi
hàng hóa hữu hình) và TMĐT gaín tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình). Ngoài ra TMĐT
còn bao gồm chuyển tiền điện tử (electronic fund transfer- EFT), mau bán cổ phiếu
điện tử (electronic share trading- EST), vận đơn điện tử (electronic bill of lading- E
B/L), đấu gái thương mại (commercial auction), hợp tác thiết kế và sản xuất, tìm kiếm
các nguồn lực trực tuyến, mua sắm trực tuyến, maketing trực tiếp, dịch vụ khách hành
hậu mãi…
Theo tổ chức OECD, TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các
tổ chức và cá nhân, dựa trên việc xử lý và truyền đi các dự kiện được số hóa, thông
qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng thông với mạng mở ( như
AOL).
Định nghĩa của Liên Hợp Quốc có lẽ là đầy đủ và bao quát nhất, nhằm giúp các
nước có thể tham kahỏ làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển TMĐT
phù hợp. Theo tổ chức này, TMĐT pảhn ánh theo chiều ngang là việc thực hiện toàn
bộ các hoạt động kinh doanh bao gồm maketing, bán hàng, phân phối và thanh toán
thông qua các phương tiện điện tử: phản ánh theo chiều dọc bao gồm cơ sở hạ tầng
cho sự phát triển TMĐT, các thông điệp, các quy tắc cơ bản và đặc thù, các ứng dụng.
Tóm lại, theo nghĩa rộng, TMĐT là toàn bộ quy trình và ácc hoạt động kinh
doanh sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa, liên quan
đến các tổ chức hay cá nhân.
Để dễ hình dung những điểm tương đồng và khác biệt giữa TMĐT và thương
mại thông thường, hay còn gọi là thương mại truyền thống (TMTT).
1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử
1.2.1. Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực
tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước
Trong Thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến
hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như
chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax,
telex, chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các
phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một
cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch
Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo
lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp nơi đều có
cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất
thiết phải có mối quen biết với nhau.
1.2.2. Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của
khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử thực hiện trong một
thị trường không biên giới(thị trường thống nhất toàn cầu).
Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh
nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với thương mại điện tử, một doanh
nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chile…, mà không hề
phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm.
1.2.3. Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử có sự tham gia của ít nhất
ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người xung cấp
dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống
như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp
dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao
dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm
vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện
tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại
điện tử.
1.2.4. Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương
tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông
tin là thị trường.
Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình
thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà
trung gian ảo là các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo
được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính. Các trang Web
khá nổi tiếng như Yahoo! America Online hay Google đóng vai trò quan trọng cung
cấp thông tin trên mạng. Các trang Web này trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên
Internet. Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa
hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào hàng ngàn các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ
lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên
mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng. Nhiều người sẵn
sàng trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng. Một số công ty đã mời
khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng
dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhận được bộ quần áo
theo đúng yêu cầu của mình. Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có
rất nhiều người hưởng ứng. Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua
nhau đưa thông tin lên Web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Web
bằng cách mở cửa hàng ảo.
1.3. Lợi ích của thương mại điện tử
1.3.1. Thu thập được nhiều thông tin
TMĐT giúp người ta tham gia thu được nhiều thông tin về thị trường, đối tác,
giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố
quan hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị
trường, nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với
xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Điều này đặc biệt có ý
nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang được nhiều nước quan tâm,
coi là một trong những động lực phát triển kinh tế.
1.3.2. Giảm chi phí sản xuất
TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn
phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm
kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như được bỏ hẳn);
theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt tới
30%. Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực được
giải phóng khỏi nhiều công đoạn có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến
những lợi ích to lớn lâu dài.
1.3.3. Giảm chi phí bán hàng tiếp thị và giao dịch
TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện
Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng,
catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và thường
xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.
Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ, đã có tới 50% khách hàng đặt mua 9%
phụ tùng qua Internet (và nhiều các đơn hàng về lao vụ kỹ thuật), và mỗi ngày giảm
bán được 600 cuộc gọi điện thoại.
TMĐT qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể
thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là từ quá trình quảng cáo, tiếp xúc
ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán). Thời gian giao dịch qua Internet chỉ
bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0.5 phần nghìn thời gian giao
dịch qua bưu điện chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng
từ 10% đến 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường.
Tổng hợp tất cả các lợi ích trên, chu trình sản xuất (cycle time) được rút ngắn,
nhờ đó sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn.
1.3.4. Xây dựng quan hệ với đối tác
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành
viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua mạng (Internet/ Web), các thành
viên tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan Chính phủ…) có thể giao
tiếp trực tuyến (liên lạc “ trực tuyến”) và liên tục với nhau, có cảm giác như không có
khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và sự quản lý đều được tiến
hành nhanh chóng một cách liên tục: các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới
được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có
nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
1.3.5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức
Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo
cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa phát triển: nếu không
nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỷ nữa, nước đang
phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công
nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước công nghiệp hóa.
1.4. Phân loại thương mại điện tử
1.4.1. Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau
Trong loại này, các công ty sử dụng mạng để đặt hàng từ phía người cung cấp,
nhận các hoá đơn và thanh toán. Loại hình này đã hoạt động rất tốt trong mấy năm
gần đây, đặc biệt là trong việc sử dụng EDI trong mạng cá nhân hoặc mạng giá trị gia
tăng WAN.
1.4.2. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và cá nhân
Loại thương mại điện tử thứ hai này tương đương với hình thức bán hàng qua
mạng. Cùng với sự phát triển của mạng www, thương mại điện tử giữa các công ty và
khách hàng cũng đạt được nhiều bước tiến. Hiện nay trên mạng Interrnet có rất nhiều
các trang bán hàng với đủ mọi loại mặt hàng tiêu dùng từ bánh kẹo, rượu bia cho đến
máy tính, xe hơi.
1.4.3. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ
Thương mại điện tử giữa công ty và chính phủ bao gồm toàn bộ các giao dịch
giữa các công ty và các tố chức chính phủ. Hình thức này mới ra đời song có thể sẽ
phát triển nhanh chóng nếu như các chính phủ thúc đẩy sự nhận thức và phát triển của
thương mại điện tử trong các cơ quan của mình. Ngoài các giao dịch mua bán hàng
hoá, đây cũng là phương thức mà các doanh nghiệp nộp thuế doanh thu và thuế giá trị
gia tăng cho Nhà nước.
1.4.4. Thương mại điện tử giữa cá nhân và chính phủ
Thương mại điện tử giữa cá nhân và chính phủ tuy chưa xuất hiện song cùng
với sự phát triển của các loại hình thương mại điện tử kể trên, các chính phủ sẽ mở
rộng quan hệ với các cá nhân trong các lĩnh vực chẳng hạn như chi trả các khoản trợ
cấp xã hội.
1.4.5. Thương mại điện tử giữa khách hàng với nhau
Thương mại điện tử giữa các khách hàng với nhau là hình thức đã đang xuất
hiện và ngày càng phổ biến rộn grãi như các web site đấu giá, mua bán,rao vặt, hiệp
hội các khách hàng mua sỉ để được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà sản xuất.
1.5. Hạn chế của thương mại điện tử
Thương mại điện tử gồm có hai hạn chế: thứ nhất là hạn chế về mặt kỹ thuật và
thứ hai là hạn chế về mặt thương mại.
Hạn chế của thương mại điện tử
Hạn chế về kỹ thuật Hạn chế về thương mại
Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất
lượng, an toàn và độ tin cậy.
An ninh và riêng tư là hai cản trở về
tâm lý đối với người tham gia TMĐT
Tốc độ đường truyền internet chưa
đáp ứng được yêu cầu người dùng,
nhất là trong TMĐT
Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán
hàng trong TMĐT do không được gặp
trực tiếp
Các công cụ xây dựng phần mềm
vẫn trong giai đoạn đang phát triển
Nhiều vấn đề luật, chính sách thuế
chưa được làm rõ.
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm
TMĐT với các phần mềm ứng dụng
Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ
tạo điều kiện để TMĐT phát triển.
và các cơ sở dữ liệu truyền thống.
Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt
(công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi
phí đầu tư
Các phương pháp đánh giá hiệu quả
của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện
Chi phí truy cập internet còn cao Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ
thực đến ảo cần thời gian
Thực hiện các đơn đặt hàng trong
thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ
thống kho hàng tự động lớn
Sự tin cậy đối với môi trường kinh
doanh không giấy tờ, không tiếp xúc
trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời
gian.
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn
để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có
lãi)
Số lượng gian lận ngày càng tăng do
đặc thù của TMĐT
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn
hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các
công ty dot.com
Bảng 1.1: Hạn chế của thương mại điện tử
Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), 10 cản trở lớn nhất của
TMĐT tại Mỹ theo thứ tự là:
1. Tính an toàn
2. Sự tin tưởng và rủi ro
3. Thiếu nhân lực về TMĐT
4. Văn hóa
5. Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn
hạn chế)
6. Nhận thức của các tổ chức về TMĐT
7. Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng )
8. Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng
9. Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống
10. Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH
DU LỊCH TRỰC TUYẾN
2.1. Tình hình ứng dụng TMĐT trong du lịch trực tuyên trên thế giới
Công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc ứng
dụng CNTT trong các lĩnh vực của đời sống đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới. Du
lịch là một ngành công nghiệp mang tính đa ngành và xã hội hóa cao. Do vậy ta dễ
dàng nhận thấy sự hiện diện của CNTT trong rất nhiều lĩnh vực thuộc du lịch. Ngày
nay, với chỉ một chiếc máy tính nối mạng, chúng ta có thể tham quan mọi cảnh đẹp
trên thế giới. Hơn thế nữa, chúng ta chỉ cần một động tác đơn giản “ nhấp chuột” là
đã có thể đặt mua một chuyến du lịch vòng quanh thế giới, tới các danh lam thắng
cảnh nổi tiếng, cũng những chuyến bay thoải mái với các hãng hàng không nổi tiếng.
Trong lĩnh vực khách sạn, CNTT giúp cho việc quản lý cũng như đặt phòng trở nên
tiện lợi hơn bao giờ hết. Chỉ cần ở nhà chúng ta có thể đặt phòng tại một khách sạn
cách nơi ở nửa vòng trái đất phục vụ cho chuyến du lịch của mình.
Trên thế giới CNTT đã được ứng dụng trong ngành du lịch từ rất sớm. Người
dân ở các nước tiên tiến có thể đặt mua qua mạng bất cứ một sản phẩm nào trong
nghành du lịch từ vé máy bay, phòng nghỉ khách sạn, thuê ô oo cho đến các tour du
lịch thông qua các website của các khách sạn, hãng hàng không, hãng du lịch. Hoặc
họ có thể đặt mua trọn gói thông qua các hệ thông phân phối toàn cầu.
Theo nghiên cứu năm 2004 về cơ cấu các ngành dịch vụ trong du lịch trực
tuyến ở Châu Âu cho thấy:
Hình 2.1: Cơ cấu các ngành dịch vụ trong du lịch trực tuyến ở Châu Âu
năm 2004
Hình 2.2: Thị trường du lịch trực tuyến tại Mỹ
Thị trường du lịch trực tuyến của Trung Quốc trong quý 1 năm 2011 đã vượt
quá 2 tỷ đồng doanh thu
Hình 2.3: Thị trường du lịch trực tuyến tại Trung Quốc đến quý 1 năm 2011
Trung Quốc thị trường du lịch trực tuyến lên 29% trong quý 2 năm 2013
Quy mô thị trường du lịch đạt 50,9 tỷ nhân dân tệ trong quý 2 năm 2013
Hình 2.4: Thị trường du lịch trực tuyến tại Trung Quốc đến quý 2 năm 2013
Theo hãng nghiên cứu thị trường Forrester (Mỹ) các dịch vụ du lịch như đặt vé
máy bay, khách sạn, thuê xe ô tô…sẽ chiếm khoảng 27 tỷ USD doanh số bán hàng
trực tuyến trong năm nay; và dịch vụ du lịch sẽ là mặt hàng đứng thứ tư được mua
bán nhiều nhất trên mạng sau phần mềm –phần cứng máy tính, sách báo và đồ điện
tử.
Trên thế giới có rất nhiều website lớn như: Expedia,Travelocity, Cheap Tickets,
Orbitz và Priceline - mỗi người mỗi vẻ thiết kế nhưng về cơ bản thì những dịch vụ họ
cung cấp đều như nhau.
Trước đây, các site chỉ tập trung vào một lĩnh vực nào đó như giá vé máy bay
hay khách sạn. Nhưng bây giờ họ cung cấp toàn bộ các sản phẩm du lịch: từ đặt tour
đến phòng khách sạn rồi đến những gói du lịch trọn vẹn. Sự cạnh tranh trên thị trường
du lịch trực tuyến diễn ra rất gay gắt, mỗi hãng lữ hành đều đưa ra những tính năng
mới trên website của mình để nâng cao tính cạnh tranh. Đại lý du lịch trực tuyến
Orbitz có tính năng Deal Detector, cho phép khách du lịch có thể thay đổi loại vé họ
muốn mua, tức là nếu giá vé vào thời điểm khách đặt trước cao hơn sơ với giá vé bán
vào ngày mà họ đã chọn để đi, thì tính năng mới sẽ gửi một email đến họ và họ có thể
thay đổi nếu như vé bán hôm đó vẫn còn. Khách hàng dùng dịch vụ này hoàn toàn
được miễn phí nếu đăng ký vào site này. Còn tính năng mới nhất của Expedia là nó
mô tả phòng khách sạn và bất kỳ những thứ liên quan khác như bao gồm tiền phòng
có cả bữa ăn sáng, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị lên cho người sử dụng.
Các hãng hàng không trên khắp thế giới đang tăng cường ứng dụng thương mại
điện tử như là một công cụ hiệu quả để điều chỉnh chi phí. Họ hoặc sẽ chấm dứt hoặc
cho đóng cửa các trung tâm dịch vụ điện thoại khách hàng của mình.
Ngành hàng không đã chấp nhận một thực tế là các sự kiện như 11/9 hoặc
SARS có thể tấn công các hãng bất kỳ lúc nào, cho nên cách tốt nhất là phải có sự
chuẩn bị trước. Hầu hết các hãng hàng không đều nhanh chóng lựa chọn thương mại
điện tử để kiểm soát chi phí trong khi vẫn duy trì được các sản phẩm dịch vụ của
mình.
Tiêu biểu trong xu hướng này có các hãng như Air France, Cathay Pactiff,
Qantas và Thai Airways.Hầu hết các hãng này đã giảm bớt hoạt động của các trung
tâm hỗ trợ khách hàng. Southwest Airlines ( Hoa Kỳ) còn quyết định đóng cửa 3
trong 9 trung tâm dịch vụ đặt vé máy bay và tập trung vào công cụ đặt vé qua Net.
Cho đến nay tất cả các hãng hàng không đã duy trì được một website chính thức
trong khi đặt vé và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng vẫn phải còn sử lý riêng lẻ. Nhưng
khi thị trường bị hạ ở mức thấp nhất, thì các hãng nhận thấy thương mại điện tử là
một sự lựa chọn khôn ngoan để cắt giảm chi phí.
Hiện nay 70% lượng booking ở Mỹ đã được thực hiện trực tuyến. Các hãng như
Qantas và Thai Airways cũng đã thông báo về làn sóng đặt vé máy bay trực tuyến.
Còn đối với các khách sạn, thì việc đặt phòng qua mạng đã là “chuyện thường
ngày”. Hầu như tất cả các khách sạn đều có những website riêng cho phép khách
hàng đặt chỗ vào bất cứ lúc nào.
2.2. Tình hình ứng dụng TMĐT trong ngành du lịch trực tuyến ở Việt Nam
Dịch vụ Internet được bắt đầu cung cấp chính thức tại Việt Nam từ năm 1997.
Trải qua hơn một thập kỷ, cơ sở hạ tầng mạng cũng như số người sử dụng Internet tại
Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng. Theo khảo sát của Asia Digital Maketing Yearbook
– ADMY (asiadma.com), tính đến cuối tháng 5-2007, số người dùng Internet của Việt
Nam đạt 14 triệu, xếp thứ 17/20 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu thế giới về số
người sử dụng Internet. Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam, đến đầu
tháng 6-2007, con số này 16,5 triệu người, chiếm 19,87% dân số. Bộ bưu chính viễn
thông đánh giá Việt Nam đứng vào top 10 thế giới về tốc độ phát triển Internet. Đó là
một trong những điều kiện thuận lợi cơ bản tạo tiền đề phát triển lĩnh vực TMĐT.
Hiện nay, dân số nước ta là 90 triệu người. Trong đó, số người dùng Internet là
30,9 triệu người (35% dân số) (VNNIC).
Tại Việt Nam, 75% người truy cập Internet sử dụng “Search Engines (Các công cụ tìm
kiếm)” thường xuyên nhất khi họ thực hiện nghiên cứu tìm kiếm trực tuyến.
Hình 2.5: Tình hình sử dụng công cụ tìm kiếm tại Việt Nam
Từ khi nghị định 55/2001/NĐ-CP ra đời, đã có 5 nhà cung cấp dịch vụ kết nối
(Internet Exchange Provider- IXP) được cấp phép và đang hoạt động tích cực, bao
gồm VNPT, Viettel, FPT, ETC và SPT. Kết nối với các IXP là các nhà cung cấp dịch
vụ Internet (Internet Service Provider- ISP) với hai loại dung lượng chính là dung
luợng lưu chuyển trong nước và dung lượng lưu chuyển quốc tế. Hướng đi quốc tế lên
đến 12 hướng, qua 8 vùng quốc gia có lưu lượng trao đổi Internet lớn, gồm Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Malaysia. Trong số
17 ISP được cấp phép, có một số đang tham gia mạnh mẽ vào thị trường như VNPT,
SPT, FPT, Viettel…các doanh nghiệp còn lại hoạt động với quy mô nhỏ, số lượng thuê
bao khiêm tốn. Các dịch vụ truy cập Internet hiện nay được các ISP cung cấp bao gồm
truy cập gián tiếp qua đường dây điện thoại, ISDN, thuê bao băng thông rộng ADSL,
truyền hình cáp CaTV, Wi-Fi, thuê bao trực tiếp. Đặc biệt, người dùng có cơ hội sử
dụng các dịch vụ cao như video trực tuyến, VoIP chất lượng cao, game trực tuyến.
Ngoài ra còn có hơn 20 nhà cung cấp nội dung trên Internet, gồm các tờ báo điện
tử Vietnamnet, Vnexpress, VDCmedia, cùng hàng nghìn trang tin điện tử được cấp
phép khác. Tên miền được sử dụng khá đa dạng đã góp phần phát triển các trang thông
tin tiếng Việt.
Trong tiến trình hội nhập, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về TMĐT
đã có những thay đổi nhanh chóng. Năm 2002, chỉ có chưa đến 800 doanh nghiệp có
website thì đến cuối năm 2004 đã có khoảng 3000 doanh nghiệp, nếu tính cả các
website có tên miền quốc tế thì con số này lên đến 17.500 doanh nghiệp. Một khảo sát
về hiện trạng của TMĐT của Bộ Thương Mại cho thấy năm 2002 có khoảng 30%
doanh nghiệp kết nối Internet và chua tới 10% doanh nghiệp có website riêng, thì hai
năm sau các tỷ số này đã tăng lên đến 83% và 25%. Đến cuối năm 2005, một cuộc
điều tra do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành đã công bố
kết quả 91% doanh nghiệp kết nối Internet và khoảng 30% doanh nghiệp có website
riêng.
Tại Việt Nam ngành du lịch đang được ưu tiên phát triển là một ngành mũi nhọn.
Theo số liệu thống kê của Tổng cụ Du lịch công bố thì năm 2003 lượng khách quốc tế
đến Việt Nam đạt hơn 2,2 triệu lượt người, đem lại 1,6 tỷ USD doanh thu cho ngành
du lịch. Đấy là chưa kể đến khoảng 10 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch trong nước
và quốc tế.
Khảo sát về tình hình sử dụng Internet để nghiên cứu về các chủ đề liên quan
đến Công Nghệ (86%), Bán Lẻ (80%) và Du Lịch (77%).
Hình 2.6: Tình hình sử dụng Internet nghiên cứu về các chủ đề tại Việt Nam
Trong vòng 12 tháng qua, hầu hết tất cả mọi người đều mua trực tuyến các sản
phẩm Bán Lẻ, và một phần lớn cũng mua các sản phẩm Công Nghệ, CPG & Chăm
Sóc Sức Khỏe. Du Lịch chiếm khoảng 63% (xếp thứ 5 trong Bảng xếp hạng).
Hình 2.7: Tình hình mua sản phẩm trực tuyến tại Việt Nam
Sở dĩ, số người tìm kiếm về Du Lịch khá cao (77%) nhưng mua sản phẩm trực
tuyến (online) về Du Lịch lại chỉ có 63% là vì hầu hết người dùng đều mua sản phẩm
ngoại tuyến (offline).
Bảng 2.1: So sánh sự tìm kiếm và mua sản phẩm online và offline
Dựa trên số liệu thống kê các từ khóa về Du Lịch của Google Keyword Tool (từ
tháng 06/2011 đến 05/2012), sản phẩm về Du Lịch được tìm kiếm nhiều nhất là từ
tháng 2 đến tháng 5.
Hình 2.8: Tình hình sử dụng Internet để tìm kiếm
các sản phẩm về Du Lịch trong năm
Bằng công cụ Google Keyword Tool và Google Insights for Search, ta có thể thấy
được người dân Việt Nam có nhu cầu tìm kiếm về các chuyến du lịch nước ngoài,
nhiều nhất là Thái Lan và Mỹ. Dự báo sẽ vẫn còn xu hướng tìm kiếm về các chuyến đi
này và càng gia tăng trong tương lai.
Hình 2.9: Tình hình người dân Việt Nam tìm kiếm về các chuyến du lịch
nước ngoài
Theo thống kê của Tổng Cục Du Lịch, khách quốc tế đến Việt Nam trong năm
2011 đạt 6.014.032 lượt, tăng 19,1% so với năm 2010. Báo cáo từ Google Insights for
Search cho thấy các quốc gia trên thế giới cũng có nhu cầu du lịch đến Việt Nam khá
cao (tìm kiếm dựa trên ngôn ngữ tiếng Anh).
Hình 2.9: Tình hình người dân thế giới có nhu cầu tìm kiếm về các chuyến
du lịch tại Việt Nam
Qua những thống kê trên cho thấy:
• Người dùng Internet chiếm 35% dân số.
• Trong đó, 75% sử dụng các Công cụ tìm kiếm để nghiên cứu sản phẩm & dịch
vụ trực tuyến.
• Người dùng đặc biệt nghiên cứu về các ngành như Công Nghệ (86%), Bán Lẻ
(80%) và Du Lịch (77%).
• Người dùng thường mua các sản phẩm Du Lịch ngoại tuyến hơn là trực tuyến.
• Tháng 2 đến tháng 5 là tháng mà Du Lịch được người dùng quan tâm nhất.
• Dựa trên Google Keyword Tool và Google Insights for Search, ta có thể thấy
được:
• Người dùng tại Việt Nam có xu hướng tìm kiếm các chuyến đi du lịch tại các
quốc gia như: Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia.
• Người dùng ở các nước như: Campuchia, Úc, Singapore, Malaysia, Hong
Kong,… có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm Du Lịch tại Việt Nam.
Việc ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch cũng đã được chú trọng.
Tổng cụ Du lịch đã có website giới thiệu về Việt Nam, cũng như là các thông tin cần
thiết về các cảnh đẹp và các thủ tục cho khách du lịch tại các địa chỉ:
o www.vietnamtourism.gov.vn
o www.dulichvn.org.vn
o www.vietnamtourism-info.com
o
o www.travel.com.vn
Trong các website này, khách hàng có thể tìm thấy các thông tin giới thiệu
chung về đất nước con người Việt Nam; các danh thắng trên khắp đất nước. Đồng
thời khách hàng cũng có thể thấy các địa chỉ về khách sạn, nhà hàng cũng như các địa
chỉ của các công ty du lịch lữ hành trên cả nước. Tất cả các website này được xây
dựng trên 4 ngôn ngữ Anh, Pháp, Việt, Hoa.
Ngoài các website này, Tổng cục Du lịch còn hợp tác với các đối tác nước
ngoài xây dựng các website quảng bá du lịch Việt Nam như hợp tác với chương trình
phát triển kinh tế tư nhân khu vực MeKong (MPDF) xây dựng website quảng bá du
lịch Việt Nam tại địa chỉ . Ưu điểm của website
này là những khách sạn, nhà khách bình dân trong khu vực đều có thể sử dụng
website này để quảng bá hoạt động kinh doanh du lịch của mình.
Website đều có phần kết nối link giới thiệu tiềm năng tour, tuyến khách sạn, hệ
thống danh lam thắng cảnh, phương thức di chuyển hiệu quả nhất…
Căn cứ vào thông tin được cung cấp từ những website này, khách du lịch có thể
lựa chọn nhiều phương án du lịch, giá cả nghỉ ngơi di chuyển…
Không chỉ có Tổng cụ Du lịch các công ty du lịch mà các khách sạn cũng đều
đã tự mình hoặc thuê ngoài để xây dựng những website giới thiệu sản phẩm trên
mạng.
Các công ty du lịch đều xây dựng cho mình một website riêng để giới thiệu về
các sản phẩm của mình. Tất cả các website này đều có mô hình cơ bản:
Thông tin giới thiệu chung
Giới thiệu tour
Thông tin chi tiết tour