Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu ứng dụng giải pháp truyền thông điệp trong thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 65 trang )



BỘ CÔNG THƢƠNG
CỤC THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC







Mã số :
Cơ quan chủ trì : Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin
Cơ quan chủ quản : Bộ Công Thƣơng
Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Hữu Tuấn


Hà Nội, năm 2010



LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, song song với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin
(CNTT), Thƣơng mại điện tử (TMĐT) đang bùng nổ và trở thành công cụ hữu hiệu để
giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc quản lý một cách hiệu quả, các doanh nghiệp tạo ra
những lợi thế cạnh tranh, đồng thời mở rộng mạng lƣới phân phối sản phẩm, nâng cao
chất lƣợng dịch vụ để phục vụ cho cộng đồng và xã hội. Trong đó, mô hình kinh
doanh TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đang đƣợc ứng dụng rộng rãi và
là nguồn thu lớn nhất trong TMĐT. Các giao dịch B2B chủ yếu đƣợc thực hiện trên


các hệ thống ứng dụng TMĐT nhƣ mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch
TMĐT B2B (emarketplace), hay các mạng kinh doanh điện tử... Các doanh nghiệp có
thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ
thống này. Do vậy, TMĐT B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiêp, đặc
biệt giúp doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trƣờng,
quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cƣờng các cơ hội kinh doanh. Để ứng dụng TMĐT
một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, thiết lập và tuân thủ các quy
trình nghiệp vụ thích hợp kết hợp chặt chẽ với việc ứng dụng các tiêu chuẩn công nghệ
tiên tiến, phù hợp. Hiện nay, nhiều tổ chức và doanh nghiệp lớn trên thế giới dƣới sự
hỗ trợ của Cơ quan nhà nƣớc đã và đang thúc đẩy nhanh chóng việc xây dựng và phổ
biến các giải pháp truyền thông điệp trong TMĐT nhằm đẩy mạnh việc trao đổi dữ
liệu điện tử.
Tại Việt Nam hiện nay, một số tập đoàn, doanh nghiệp cũng đã áp dụng các giải
pháp truyền thông điệp trong một số lĩnh vực nhƣ phân phối bán lẻ, lĩnh vực giao nhận
vận tải, hải quan, tài chính và một số dich vụ công trực tuyến tại một số cơ quan nhà
nƣớc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và đƣa ra giải pháp công nghệ truyền thông điệp phù
hợp nhằm thúc đẩy quá trình chuẩn hóa các thông tin, tiến tới việc chuẩn hóa các
chứng từ điện tử và tạo tiền đề cho việc truyền nhận các biểu mẫu trong chính phủ
điện tử vẫn còn chƣa thực sự đƣợc ứng dụng mạnh mẽ. Do vậy, trong thời gian tới,
việc mở rộng và áp dụng các giải pháp truyền thông điệp trong thƣơng mại điện tử,
đặc biệt là theo mô hình B2B và G2B là rất cần thiết không chỉ với những doanh
nghiệp trong các ngành công nghiệp có quy mô lớn mà còn cần thiết với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu ứng dụng giải pháp truyền thông điệp
trong thƣơng mại điện tử” cấp Bộ này đã đƣợc Cục TMĐT và CNTT triển khai thực
hiện, nhằm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm ứng dụng hệ thống
truyền thông điệp theo tiêu chuẩn quốc tế để trao đổi các chứng từ thƣơng mại (tờ
khai, biểu mẫu) trong một số mô hình thƣơng mại điện tử tiêu biểu nhƣ Chính phủ với




doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài, tập
thể tác giả cũng tham khảo nhiều kinh nghiệm quý báu từ việc triển khai các hệ thống
truyền thông điệp của các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới nhƣ Hàn Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông v.v…, và các tài liệu của UN/CEFACT.
Tập thể tác giả chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ Vụ Khoa
học và Công nghệ, Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin, các chuyên gia
trong ban soạn thảo đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành
nhiệm vụ NCKH này.

Hà Nội, tháng 12/2010
Thay mặt tập thể tác giả
Chủ nhiệm đề tài



Nguyễn Hữu Tuấn




MỤC LỤC
CHƢƠNG I - TỔNG QUAN .......................................................................................... 1
I. Sự cần thiết của việc thực hiện đề tài ........................................................................... 1
II. Mục tiêu của đề tài: ..................................................................................................... 1
1. Mục tiêu chính: ............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu kinh tế - xã hội: ............................................................................................ 1
3. Mục tiêu khoa học công nghệ: ..................................................................................... 1
III. Nội dung thực hiện .................................................................................................... 2
IV. Phƣơng pháp thực hiện .............................................................................................. 2

V. Các kết quả đạt đƣợc .................................................................................................. 3
CHƢƠNG II - KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG
ĐIỆP ................................................................................................................................ 4
I. Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam trong triển khai giải pháp truyền
thông điệp ........................................................................................................................ 4
1. Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai các giải pháp truyền thông điệp ...................... 4
2. Thực trạng Việt Nam trong triển khai các giải pháp truyền thông điệp .................... 16
II. Phân tích và so sánh một số giải pháp truyền thông điệp phổ biến .......................... 24
1. Giải pháp truyền thông điệp dựa trên chuẩn mở ebMS ............................................. 24
2. Giải pháp truyền thông điệp IBM - WebSphere DataPower XI50............................ 25
3. Giải pháp truyền thông điệp Oracle........................................................................... 27
4. Một số giải pháp truyền thông điệp khác – Giải pháp Microsoft Biztalk Server ...... 31
CHƢƠNG III - XÂY DỰNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................... 38
I. Phân tích yêu cầu kỹ thuật xây dựng giải pháp truyền thông điệp trong thƣơng mại
điện tử tại Việt Nam ...................................................................................................... 38
II. Nội dung giải pháp .................................................................................................... 39
1. Mô tả hoạt động của Trục hạ tầng truyền thông điệp thông minh ESB .................... 39
2. Xây dựng giải pháp thử nghiệm sử dụng Trục hạ tầng truyền thông điệp thông minh
ESB trong thƣơng mại điện tử - Hệ thống báo cáo đa chiều giữa các Công ty, các Tổng
công ty và Bộ Công Thƣơng ......................................................................................... 41
III. Khuyến nghị ............................................................................................................ 56



1. Xây dựng thử nghiệm hạ tầng truyền thông điệp cho thƣơng mại điện tử ................ 56
2. Phát triển và chuyển giao công nghệ mới để phát triển các giải pháp thƣơng mại
điện tử cho Việt Nam ..................................................................................................... 56
3. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền phổ biến ............................................................. 56
4. Tăng cƣờng tham gia các tổ chức hỗ trợ công nghệ và tiêu chuẩn quốc tế .............. 57






















DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
(Phần tiếng Việt)
Chú giải
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
HTTT Hệ thống thông tin
KDĐT Kinh doanh điện tử
SXKD Sản xuất kinh doanh

TMĐT Thƣơng mại điện tử

Từ viết tắt
(Phần tiếng Anh)
Tiếng Anh Chú giải
G2B Goverment to Business Chính phủ với doanh nghiệp
B2B Business to Business Doanh nghiệp với doanh nghiệp
CRM Customer Relationship
Management
Quản trị quan hệ khách hàng
ERP Enterprise Resources
Planning
Hoạch định tài nguyên doanh
nghiệp
e-Business Electronic Business Kinh doanh điện tử
e-Commerce Electronic Commerce Thƣơng mại điện tử
SCM Supply Chain Management Quản trị chuỗi cung ứng
UN/EDIFACT United Nations for
Electronic Data Interchange
for Administration,
Commerce and Transport
Tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử
dùng trong lĩnh vực Hành chính,
Thƣơng mại và Vận tải của Liên
Hợp Quốc
VAN Value Added Network Mạng giá trị gia tăng
XML Extensible Markup
Language
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng




ebXML Electronic Business
Extensible Markup
Language
Kinh doanh điện tử sử dụng ngôn
ngữ đánh dấu mở rộng
EDI Electronic Data Interchange Trao đổi dữ liệu điện tử
WSDL Web Services Description
Language
Ngôn ngữ mô tả dịch vụ web
UDDI Universal Description,
Discovery and Integration
UDDI là một dịch vụ thƣ mục nơi
mà các doanh nghịêp có thể đăng
ký và tìm kiếm các dịch vụ web
SOAP Simple Object Access
Protocol
Giao thức truy cập đối tƣợng đơn
giản.


1

CHƢƠNG I - TỔNG QUAN

I. Sự cần thiết của việc thực hiện đề tài
Trong những năm gần đây, xu hƣớng ứng dụng các nhóm giải pháp công nghệ
hiện đại trong việc truyền nhận các thông điệp trong các chứng từ kinh doanh phục vụ
các hoạt động thƣơng mại diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu và phát triển các nhóm

giải pháp này ngày càng đƣợc các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế quan tâm với mục
đích nâng cao hiệu quả mà thƣơng mại điện tử (TMĐT) đem lại và hạn chế tối đa rủi
ro trong các giao dịch trực tuyến, thúc đẩy hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh.
Việc nghiên cứu, xây dựng các nhóm giải pháp, quy trình phù hợp này sẽ giúp doanh
nghiệp ngành Công Thƣơng ứng dụng TMĐT một cách sâu rộng. Tuy nhiên sẽ đòi hỏi
sự nghiên cứu sâu sắc, và có những giải pháp công nghệ hiện đại, phù hợp với hạ tầng
và văn hoá kinh doanh thì doanh nghiệp mới triển khai vào trong thực tế hiệu quả.

II. Mục tiêu của đề tài:
1. Mục tiêu chính:
Nghiên cứu kiến trúc, mô hình, công nghệ các hệ thống truyền thông điệp phổ
biến trong thƣơng mại điện tử hiện nay trên thế giới.
Đề xuất giải pháp ứng dụng hệ thống truyền thông điệp theo tiêu chuẩn quốc tế
để trao đổi các chứng từ thƣơng mại (tờ khai, biểu mẫu) trong một số mô hình thƣơng
mại điện tử tiêu biểu nhƣ Chính phủ với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh
nghiệp.

2. Mục tiêu kinh tế - xã hội:
Giải pháp truyền thông điệp giúp các doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ có thể
trao đổi, truyền các chứng từ và các biểu mẫu, tạo thuận lợi cho công tác quản lý điều
hành tại doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích phát triển các ứng dụng thƣơng mại
điện tử trong các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tăng cƣờng năng lực và nhận thức doanh nghiệp
trong việc tiếp cận, chuẩn hóa các quy trình kinh doanh và lợi ích từ các công cụ hỗ trợ
kinh doanh.

3. Mục tiêu khoa học công nghệ:

2


Đề tài đi sâu vào việc nghiên cứu các kinh nghiệm áp dụng những giải pháp công
nghệ hiện đại ứng dụng trong truyền các thông điệp điện tử nhằm đƣa ra một giải pháp
mới mang tính tổng quát, khuyến nghị áp dụng trong một số mô hình thƣơng mại điện
tử nhƣ Chính phủ với doanh nghiệp (G2B) và Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).
Từ trƣớc đến nay, cũng đã có một số đơn vị áp dụng giải pháp truyền thông điệp
trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thanh toán điện tử liên ngân hàng, lĩnh vực
tài chính và một số ứng dụng trong truyền dữ liệu thƣơng mại. Tuy nhiên, chủ yếu là
sử dụng công nghệ có sẵn, đóng gói nhƣ là một phần tích hợp trong mỗi phần mềm mà
chƣa có sự nghiên cứu riêng để đƣa ra các giải pháp cho thƣơng mại điện tử. Tìm hiểu
các giải pháp truyền thông điệp sẽ là một bƣớc đi, tạo tiền đề cho việc tích hợp dữ liệu,
tích hợp các quy trình kinh doanh, biểu mẫu, chứng từ của các hệ thống thông tin điện
tử trở lên thuận lợi hơn.

III. Nội dung thực hiện
Đứng trƣớc yêu cầu cấp bách về việc đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp nâng
cao năng lực và khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế, việc nghiên cứu
ứng dụng giải pháp truyền thông điệp trong thƣơng mại điện tử cho các cơ quan hành
chính nhà nƣớc và các doanh nghiệp tại Việt nam là rất cần thiết.
Nội dung đề tài tập trung vào các công việc chủ yếu sau:
1. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng ứng dụng các giải pháp truyền thông điệp
trong nƣớc và trên thế giới.
2. Nghiên cứu và so sánh kiến trúc, mô hình và công nghệ liên quan đến các hệ
thống truyền thông điệp.
3. Đề xuất giải pháp ứng dụng hệ thống truyền thông điệp truyền các tờ khai, biểu
mẫu trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến (đối với mô hình Chính phủ với
doanh nghiệp), và truyền chứng từ kinh doanh giữa các doanh nghiệp phù hợp
với tình hình thực tiễn tại Việt Nam.

IV. Phương pháp thực hiện
Thu thập tài liệu và kinh nghiệm Quốc tế về các giải pháp truyền thông điệp

trong thƣơng mại điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, qua các nguồn
Internet, qua các chuyên gia và sự hợp tác với các tổ chức Quốc tế.
Sử dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến hiện nay trên thế giới để áp dụng .

3

Phối hợp với các chuyên gia của Bộ KHCN, TCVN, ngân hàng, các công ty cung
cấp dịch vụ thƣơng mại điện tử v.v… để lấy ý kiến tƣ vấn, góp ý cho các giải pháp và
nội dung đề tài.
Tham khảo các ứng dụng truyền thông điệp đã có (trong và ngoài nƣớc), định
hƣớng ứng dụng trong thực tế tại Việt Nam trong việc trao đổi các chứng từ kinh
doanh giữa các doanh nghiệp và trao đổi các biểu mẫu trong cung cấp các dịch vụ
công trực tuyến.

V. Các kết quả đạt được
Xây dựng và đề xuất đƣợc giải pháp truyền thông điệp ứng dụng trong thƣơng
mại điện tử tại Việt Nam.
Thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tăng cƣờng năng lực và nhận thức doanh nghiệp
trong việc tiếp cận, chuẩn hóa các quy trình kinh doanh và lợi ích từ các công cụ hỗ trợ
kinh doanh.


4

CHƢƠNG II - KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG ĐIỆP

I. Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam trong triển khai giải pháp truyền thông điệp
1. Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai các giải pháp truyền thông điệp
Trên thế giới, các ứng dụng thƣơng mại điện tử đƣợc phát triển từ rất sớm do nhu
cầu thực tiễn. Từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc, các mô hình thƣơng mại điện tử

bùng nổ mạnh mẽ theo mô hình thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp (B2B). Tuy nhiên, do yếu tố hạ tầng công nghệ, kỹ thuật các doanh nghiệp
chƣa tự thực hiện đƣợc mà phải thông qua các công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia
tăng. Từ đó hình thành mô hình mạng giá trị gia tăng VAN (Value Added Network)
nhằm phục vụ các doanh nghiệp với mục đích kết nối kinh doanh giữa các doanh
nghiệp. Các chứng từ hay thông điệp kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ đƣợc các
công ty tiến hành chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế và truyền đến đối tác của
mình sử dụng các giải pháp truyền thông điệp riêng.
Ngày nay, sựa phát triển không ngừng của Internet đã mang lại lợi thế lớn cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ có thể thông qua các công ty VAN để truyền dữ liệu
đến đối tác lớn của mình mà không cần phải đầu tƣ một hệ thống CNTT và nguồn
nhân lực lớn. Hơn nữa, các mạng VAN sẽ giúp truyền các thông điệp một cách chuẩn
hóa, an toàn và tin cậy.
Sự phát triển mạnh mẽ của các tiêu chuẩn, công nghệ cũng nhƣ nhu cầu của các
doanh nghiệp trên toàn thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia nhƣ các
tập đoàn siêu thị, kinh doanh bán lẻ, có nhiều đối tác đã làm cho sự gia tăng nhanh
chóng của các công ty cung cấp giải pháp truyền thông điệp. Một số điển hình về hệ
thống truyền thông điệp trên thế giới đã và đang đƣợc áp dụng nhƣ: ebMS, AS2, EDI
VAN, WebSphere (IBM), Tuxedo (Oracle), Biztalk (Microsoft), Web Service
messaging, v.v...
Các giải pháp truyền thông điệp này thƣờng đƣợc bên thứ 3 cung cấp, là nền tảng
cho các dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử.
Các hệ thống truyền thông điệp không những đƣợc ứng dụng trong lĩnh vực
thƣơng mại điện tử B2B mà còn đƣợc ứng dụng mạnh mẽ trong việc cung cấp các dịch
vụ công trực tuyến của Chính phủ (G2B) và trong cả Chính phủ điện tử. Một số quốc
gia trên thế giới đã ứng dụng khá mạnh mẽ các giải pháp truyền thông điệp nhƣ: Hàn
Quốc (Giải pháp UtradeHub, BizFrame MXHub…), Thái Lan (e-Gov Interoperability
sử dụng ebMS), Đài Loan (TradeVan), Hồng Kong (Hermes, TradeLink), Malaysia
(DagangNet), …


5

Hiện tại đã có rất nhiều hãng làm dịch vụ truyền thông điệp (công ty VANs)
trong thƣơng mại điện tử đặc biệt là trong mô hình kinh doanh điện tử B2B nhƣ: GXS
(Hoa Kỳ), Kleinschmith (Đức), Rosettanet, AXN, Axway (Hồng Kông), EBDX (IBM
– Mỹ), Sterling Commerce (AT & T – Mỹ), KTNet (Hàn Quốc), TradeVan (Đài
Loan), TradeLink (Hồng Kông), … phát triển. Hầu hết các công ty lớn, các tập đoàn
đa quốc gia, các đơn vị có hệ thống phân phối toàn cầu, các công ty trong nhóm
Fortune 500, v.v… đều là khách hàng của các công ty VANs và ứng dụng giải pháp
truyền thông điệp để kết nối các chứng từ kinh doanh, đối tác của mình.

1.1. Hàn Quốc (Hệ thống uTradeHub)
1. Bối cảnh
Nhờ định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế từ những năm 1960 mà nền kinh tế
Hàn Quốc đã đã có những bƣớc phát triển nhảy vọt và đã nổi nên nhƣ một trong những
quốc gia xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Khối lƣợng xuất khẩu của hàn quốc tăng từ
mức 100 triệu $ năm 1964 lên mức 363.5 tỉ $ năm 2009. Điều này đƣa Hàn Quốc lên
vị trí thứ 9 trong các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Đồng thời với việc giao
thƣơng với nƣớc ngoài đạt mức 82.4% GDP quốc gia của năm 2009, Hàn quốc đã trở
nên phụ thuộc nhiều vào thƣơng mại và thƣơng mại chính là định hƣớng cho sự phát
triển và tăng trƣởng của nền kinh tế. Xuất khẩu vẫn đƣợc xem là một động lực quan
trọng của nền kinh tế Hàn Quốc.
Khi khối lƣợng các giao dịch trong các hoạt động thƣơng mại ngày một tăng và
trở lên quá lớn, nhiều vấn đề gây cản trở, giảm hiệu quả cho các hoạt động thƣơng mại
tăng theo. Ví dụ nhƣ: Những tài liệu thiết yếu cho các giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu
theo cấp số nhân tăng lên cùng với sự mở rộng khối lƣơng giao dịch thƣơng mại. Điều
này khéo theo việc xử lý khối lƣợng lớn các công việc trên giấy tờ là rất khó khăn và
hậu quả là chi phí cao đã trở thành một trong những mỗi quan tâm lớn nhất của tất các
các bên thêm gia có liên quan đến thƣơng mại. Điều này giải thích tại sao chính phủ
Hàn Quốc đã thông qua thƣơng mại phi giấy tờ nhƣ là một chính sách thƣơng mại

quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả trong thƣơng mại và cải thiện xa hơn nữa cạnh
tranh quốc gia.

2. Quá trình thực hiện thương mại phi giấy tờ của Hàn Quốc
Năm 1989 đƣợc xem là bƣớc ngoặt cho thƣơng mại phí giấy tờ ở Hàn Quốc. Bộ
Thƣơng mại, Công nghiệp và Năng lƣợng Hàn Quốc(MOCIE) đã hoàn thành kế hoạch
cơ bản cho tự động hóa hoạt động ngoại thƣơng. Trong đó, có đặt ra các cơ chế, chính

6

sách làm cơ sở cho việc áp dụng thƣơng mại phi giấy tờ. Sau đó, nhóm dự án tự động
hóa các doanh nghiệp thƣơng mại sẽ đƣợc thành lập trong hiệp hội thƣơng mại quốc tế
Hàn Quốc (KITA - một tổ chức xúc tiến thƣơng mại hàng đầu tại Hàn Quốc). Nhóm
dự án đã đƣợc giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề gây ra bởi sự tăng trƣởng nhanh
chóng của thƣơng mại quốc tế, điều đã làm tăng chi phí lao động và phụ phí đi kèm
với quá trình in ấn phát hành tài liệu. Đồng thời điểm này, nhóm dự án cũng đã thiết
lập đƣợc các chiến lƣơc kinh doanh cho thƣơng mại tự động hóa tập trung vào tiêu
chuẩn hóa các văn bản thƣơng mại.
Kể từ năm 1989, thƣơng mại phí giấy tờ của Hàn Quốc đã đƣợc xúc tiến trải qua
4 giai đoạn chính nhƣ sau:
+ Giai đoạn 1: Giai đoạn giới thiệu (1989-1993)
Chuẩn bị căn cứ cho việc săp xếp tổ chức để giới thiệu Thƣơng mại tự động hóa trên
cơ sở EDI. Trong suốt giai đoạn này, các kế hoạch cơ bản cho việc tự động hóa ngoại
thƣơng (11/1989) đã đƣợc chuẩn bị. Tiếp theo là các biện pháp khác nhƣ thiết lập nên
mạng kinh doanh điên tử KTNET (6/1991) và ban hành các đạo luật về xúc tiến
thƣơng mại về tự động hóa kinh doanh (12/1991).
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng trưởng (1994-2000), bao gồm việc giới thiệu các dịch
vụ sau đây:
4. Tháng 1/1994: Dịch vụ EDI cho việc thông quan xuất khẩu, nhập khẩu và mở
thƣ tín dụng L/C.

5. Tháng 12/1994: Tờ khai xuất khẩu
6. tháng 7/1996: Dịch vụ EDI áp dụng cho tờ khai xuất khẩu.
7. Tháng 12/1996: Hệ thống hợp nhất bản kê khai xuất khẩu nhập khẩu.
8. Tháng 7/1997: Dịch vụ EDI cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu thuế
quan thuế hoàn trả.
9. Tháng 1/2000: e-C/O (chứng nhận xuất xứ điện tử) và công chứng hóa đơn
thƣơng mại cùng với dịch vụ EDI dựa trên internet.
Trong suốt thời kỳ này, phạm vi của các văn bản điện tử đã đƣợc mở rộng để kiểm
soát các quá trình điện tử liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu với mục đích nâng
cao tính hiệu quả của thủ tục nhập khẩu
+ Giai đoạn 3: giai đoạn nhảy vọt (2001 – 2007 ), dự án giao dịch thương mại
không giấy tờ đã đựoc tăng tốc thông qua các họat động sau đây:
10. Tháng 3/2001: Gia nhập liên minh Pan – Asia – Ecommerce (PAA).

7

11. Tháng 12/2001: Phát triển hệ thống quản lý giao vận qua Internet
(eLogisFrame).
12. Tháng 6/2003: Thành lập Ủy ban Thƣơng mại điện tử quốc gia.
13. Tháng 12/2003: Chuẩn bị kế hoạch cho việc thúc đẩy thƣơng mại điện tử.
14. Tháng 12/2005: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa đổi luật thƣơng mại điện
tử và các dự án thƣơng mại phi giấy tở trên internet..
15. Tháng 5/2007: Khai trƣơng Hệ thống uTrade Hub.
Điều cần thiết cho các dịch vụ dựa trên internet tăng vọt ở giai đoạn này với sự
phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và việc sử dụng internet rộng rãi.
Trong các trƣờng họp nhƣ vậy, điều này đã có khả năng tạo lên một kế hoạch xây
dựng uTradeHub với mục đích cung cấp dịch vụ thƣơng mại phi giấy tờ dựa trên XML
và internet. Hệ thống uTradeHub là quá trình thƣơng mại không cần giấy tờ cho phép
các bên tham gia vào quá trình thƣơng mại điện tử với tổ chức chính phủ, dịch vụ
khách hàng, ngân hàng, các công việc liên quan tới nhau về mặt giao vận. Hệ thống

uTradeHub cũng đảm bảo lƣu trữ an toàn và duy trì thông tin thƣơng mại thông qua
kho tài liệu thƣơng mại.

Hình II.1: Mô hình của Hệ thống uTradeHub

8


+ Giai đoạn 4: Giai đoạn nâng cấp (2008 - nay)
uTradeHub đã đƣợc cải thiện để phổ biến rộng hơn thƣơng mại phi giấy tờ tới ngƣời
sử dụng. sau đó u Trade Hub bắt đầu tiến hành phổ biến rộng rãi ra cả ở nƣớc ngoài và
dần dần đƣợc công nhận nhƣ là một hệ thống giao dịch tốt mà không cần giấy tờ, từ đó
đã xây dựng nên mạng lƣới thƣơng mại phi giấy tờ. Giai đoạn thƣơng mại phi giấy tờ
này có các hoạt động chính sau:
16. Bộ tƣ pháp chỉ định KTNET nhƣ là một vận đơn điện tử (e- B/L) tháng 9/2008.
17. Ra mắt dịch vụ xác nhận mua hàng.
18. Xây dựng hệ thống thƣơng lƣợng đàm phán điện tử (hệ thống thanh toán tài
chính) hoàn thành dự án Tập đoàn ô tô Huyndai vào tháng 5/2010.
Trọng tâm hiện nay là vấn đề phổ biến các dịch vụ của u Trade Hub này.

1. Thực trạng hoạt động của hệ thống uTradeHub
uTradeHub cung cấp đa dạng các dịch vụ khác nhau bằng việc liên kết nền tảng
cơ sở của nó với các hệ thống của khoảng 30.000 các công ty giao dịch thƣơng mại và
ngân hàng (xem hình 2) đa số ngƣời sử dụng chủ yếu của u Trade Hub là các công ty
kinh doanh (24570) một phần còn lại sử dụng u Trade Hub bao gồm các nhà giao nhận
(2383), các công ty cung ứng dịch vụ (2180), các công ty môi giới hải quan (1116) .
Các công ty còn lại sử dụng uTradeHub này là các công ty cung cấp các dịch vụ xuất
nhập khẩu, môi giới hải quan, và giải quyết các vấn đề thƣơng mại tài chính.

9



Hình II.2: Thực trạng hoạt động của hệ thống uTradeHub
Không chỉ xuât khẩu/ nhập khẩu liên quan đến dịch vụ mà còn có cả 1 danh sách
liên quan đến dịch vụ nhƣ: cung ứng, thủ tục hải quan và cấp phép chứng nhận đƣợc
thể hiện trong uTradeHub. Nhìn chung có 7 dịch vụ chính nhƣ: thông báo xuất khẩu
L/C, thông báo địa phƣơng L/C, và mở cửa xuất khẩu trong khu vực tài chính thƣơng
mại. Phần chứng nhận bao gồm 4 dịch vụ trong đó có cả chứng nhận xuất xứ, vận tải
hàng hóa, chính sách bảo hiểm. Ngoài ra còn 3 dịch vụ nhƣ: Thông quan xuất khẩu ,
thông quan nhập khẩu và hoàn lại tiền thuế hải quan đã đƣợc cung cấp trong thủ tục
hải quan, và cuối cùng dịch vụ hậu cần đƣọc thông báo trong vận chuyển hàng hóa
ngoại quan.
Bảng II.1: Danh sách các dịch vụ trong hệ thống UTradeHub
Lĩnh vực Dịch vụ
Tài trợ thƣơng mại Thông báo xuất khẩu L/C
Thƣ bảo lãnh
Thông báo địa phƣơng L/C
Mở cửa xuất khẩu L/C
Local L/C Nego

10

Open Account Nego
Master L/C Nego
Cấp giấy phép và chứng nhận Xác nhận mua
Giấy chứng nhận xuất xứ
Chính sách bảo hiểm
Chứng nhận xuất nhập khẩu
Hải quan Thông quan xuất khẩu
Thông quan nhập khẩu

Hoàn lại thuế
Quá trình cung ứng Khai báo vận tải hàng hóa ngoại quan
Khai báo xuất nhập khẩu
Khai báo kê khai hàng hóa
Giao nhận đơn hàng


2. Lợi ích
So với thƣơng mại truyền thống thƣơng mại phí giấy tờ mang lại những lợi ích
sau:
19. Mất ít thời gian hơn để hoàn thành quá trình xuất nhập khẩu bằng cách tiết kiệm
thời gian cho việc pháp hành và lƣu hành các tài liệu thông qua EDI và XML
dựa trên cơ sở ứng dụng điện tử.
20. Việc bảo mật các chứng từ điện tử đƣợc đảm bảo trong u Trade Hub, thông qua
kho lƣu dữ liệu của u Trade để quản lý văn bản và thông qua hệ thống chứng
nhận những bằng chứng xác định
21. Quá trình xử lý văn bản trở nên minh bạch hơn trƣớc bởi vì hệ thống liên kết
với ngân hàng, shiping lines và các tổ chức liên quan cho phép báo cáo một
cách chính sác thời gian của quá trình cũng nhƣ phòng ngừa các tài liệu giả mạo
Hệ thông uTradeHub ƣớc tính đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế khoảng 3 tỉ $
(bảng 2) . Trƣớc tiên quá trình ứng dụng điện tử trong xuất nhập khẩu là quá trình dự
kiến tiết kiệm đến 550 triệu $ bằng việc giảm đi các chi phí lao động, chi phí phát
hành, lƣu hành tài liệu. Thứ hai, việc áp dụng uTradeHub sẽ làm giảm đi chi phí

11

khoảng 2.9 tỉ $ cho việc lƣu kho và quản lý tồn kho. Cuối cùng chi phí ƣớc tính cắt
giảm khoảng từ việc giảm đầu tƣ dƣ thừa ngành công nghệ thông tin.
Bảng II.2: Lợi ích thương mại dự kiến từ thương mại phi giấy tờ
Ngành Nội dung Số lƣơng (triệu $)

Tăng năng suất Giảm chi phí lao động 263.3
Giảm chi phí in ấn 19.1
Giảm chi phí lƣu thông và
lƣu trữ
271.9
Giảm phụ phí Giảm chi phí lƣu kho 1.36
Giảm chi phí quản lý tồn
kho
750
Lợi nhuận khác Giảm chi phí cơ sở hạ tầng
IT
318
Tổng cộng:
2982

1.2. Đài Loan – Hệ thống TradeVan
Trade-Van đƣợc thành lập năm 1990, là một hệ thống tích hợp các dịch vụ điện
tử hỗ trợ thƣơng mại của Đài Loan. Trade-Van giúp hoạt động kinh doanh trở nên có
hiệu quả và tăng cƣờng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Cũng nhƣ
TradeLink, Trade-Van có sự tham gia khá sâu của Nhà nƣớc, Bộ tài chính chiếm 40%
vốn và cổ phần với nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ thuận lợi hóa thanh toán hải
quan trực tuyến chất lƣợng cao cũng nhƣ bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ngoài ra, Trade-Van
còn giảm tối đa chứng từ thanh toán hải quan, chứng từ kinh doanh, chứng từ thƣơng
mại quốc tế cũng nhƣ đơn giản hóa thủ tục thanh toán hải quan, thuận lợi hóa thƣơng
mại quốc tế cũng nhƣ số hóa các chứng từ hậu cần quốc tế.
Ngoài việc là cầu nối với Chính Phủ, Trade-Van còn cung cấp những dịch vụ gia
tăng khác về trao đổi thông tin nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch của doanh nghiệp
nhƣ TMĐT, thông tin bất động sản, bảo hiểm, tài chính, thuế cũng nhƣ hậu cần quốc
tế.


12


Hình II.3: Mô hình kinh doanh của Tradevan

Ngoài ra Trade-Van còn hợp tác với công ty cung cấp dịch vụ TMĐT hàng đầu
Châu Á khác nhƣ Tradelink – Hồng Kông, KTNet – Hàn Quốc, CrimsonLogic –
Singapore, EDI Indonesia – Indonesia, DagangNet – Malaysia, TEDI – Nhật Bản
trong mô hình kinh doanh B2B nhằm mở rộng mạng lƣới kinh doanh và nâng cao tính
hiệu quả trong thƣơng mại toàn cầu.
Dịch vụ TMĐT: Dịch vụ TMĐT của Trade-Van nhằm tăng hiệu quả sản xuất,
giảm chi phí lao động của con ngƣời, và tiết kiệt chi phí hành chính. Các dịch vụ
TMĐT này bao gồm chuỗi cung ứng điện tử, dịch vụ kinh doanh điện tử
Chuỗi cung ứng điện tử: Nhằm phát triển chuỗi cung ứng, Trade-Van đã kết nối
trực tiếp các nhà sản xuất khu vực và quốc tế thông qua Internet, cung cấp những
luồng thông tin một cách chính xác bao gồm theo dõi lộ trình vận chuyển của hàng
hóa. Chuỗi cung ứng điện tử của Trade-Van nhằm kiểm soát và quản lý kho bãi một
cách có hiệu quả.
Dịch vụ kinh doanh điện tử: Dịch vụ kinh doanh điện tử của Trade-Van nhằm
mục tiêu chính là giảm tối đa chi phí mua sắm. Hệ thống này hoạt động thông qua
Internet gồm các quá trình hỏi hàng, báo giá, đặt hàng, quản lý vận chuyển, phƣơng
thức vận chuyển và thanh toán. Ngoài ra, với mục đích tăng tối đa cơ hội kinh doanh,
dịch vụ kinh doanh của Trade-Van còn là nơi các nhà cung cấp, ngƣời bán, ngƣời mua
cũng nhƣ các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần có thể trao đổi thông tin một cách thuận
tiện nhất với một chi phí thấp nhất.

13

Dịch vụ tài Chính: Bảo mật là mối quan tâm hàng đầu khi thực hiện các giao
dịch tài chính. Kể từ khi thành lập, Trade-Van đã cam kết cung cấp một môi trƣờng

giao dịch trực tuyến an toàn cho các doanh nghiệp. Trên thực tế, đây là một trong bốn
cam kết quan trọng nhất đối với khách hàng của Trade-Van. Dịch vụ tài chính của
Trade-Van cho phép các doanh nghiệp có thể nhanh chóng thực hiện các giao dịch tài
chính trực tuyến một cách an toàn. Để cung cấp một môi trƣờng trao đổi thông tin
hoàn toàn tự động và an toàn, Trade-Van sử dụng chữ ký số, mật mã số cũng nhƣ các
biện pháp kiểm soát an toàn đƣợc số hóa khác.
Các dịch vụ Tài chính mà Trade-Van cung cấp và phát triển bao gồm:
22. Thanh toán thuế điện tử
23. Chuyển khoản
24. Giấy chứng nhận xác thực
Các khách hàng chủ yếu bao gồm các nhà môi giới hải quan, nhà nhập khẩu, xuất
khẩu, ngân hàng, các tổ chức nông nghiệp và cảng biển, hải quan, tổ chức tín dụng, cơ
quan chính phủ, v.v…
Dịch vụ hậu cần toàn cầu: Sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa khiến việc kết
nối giữa các doanh nghiệp trên toàn cầu trở nên phức tạp. Song việc kết nối và trao đổi
thông tin giữa các đối tác kinh doanh là rất cần thiết. Với dịch vụ hậu cầu toàn cầu,
Trade-Van sẽ kết nối các doanh nghiệp dễ dàng hơn, trao đổi thông tin kinh doanh một
cách minh bạch, nhanh chóng và chính xác hơn.
Thông qua Internet, Trade-Van kết nối các đối tác kinh doanh cũng nhƣ các nhà
cung cấp dịch vụ hậu cần bằng cách phá vỡ rào cản giữa các doanh nghiệp, thiết lập
một môi trƣờng trao đổi thông tin thông thoáng. Dịch vụ hậu cần này sẽ làm tăng hiệu
quả luồng kinh doanh, phân phối nguyên vật liệu, và quản lý dòng tiền giữa các đối tác
kinh doanh quốc tế.
Các dịch vụ hậu cần quốc tế mà Trade-Van cung cấp và phát triển bao gồm:
25. Thƣơng mại phi giấy tờ
26. Theo dõi lộ trình vận chuyển hàng hóa
27. Quản lý chuỗi cung ứng điện tử
1.3. Hồng Kông – Hệ thống TradeLink
TradeLink đƣợc chính quyền Hồng Kông thành lập từ năm 1997 với mục tiêu
cung cấp các dịch vụ thuận lợi hóa thƣơng mại trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả và

tính cạnh tranh của nền thƣơng mại Hồng Kông. Điểm nổi bật của TradeLink là sự
tham gia sâu rộng của các cơ quan chính phủ - ngƣời cung cấp những dịch vụ công hỗ

14

trợ thƣơng mại có liên quan đến mọi giao dịch xuất nhập khẩu trên lãnh thổ này.
TradeLink là một mạng KDĐT tích hợp, nơi thực hiện các giao dịch giữa chính quyền
Hồng Kông và toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp trong một số dịch vụ công liên quan
đến thƣơng mại.
Cho đến nay, TradeLink đã thu hút sự tham gia của hơn 54.000 doanh nghiệp
trong các lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, giao nhận, dịch vụ hậu cần, cung
ứng và 100% các nghiệp vụ khai báo dịch vụ công đƣợc tiến hành trực tuyến. Trong
năm 2007, tổng khối lƣợng giao dịch qua TradeLink lên đến hơn 20 triệu đô la.
Bên cạnh việc tạo ra cầu nối giao tiếp với chính phủ, TradeLink còn cung cấp
hàng loạt những dịch vụ giá trị gia tăng khác nhằm giúp doanh nghiệp quản lý các giao
dịch một cách hiệu quả, bao gồm công cụ trao đổi trực tuyến, kết nối nhu cầu mua và
bán, bảo mật và chứng thực điện tử, lập hóa đơn và thanh toán điện tử, lƣu trữ thông
tin và kiểm toán dữ liệu.
Trong bối cảnh 98% các nhà sản xuất và xuất khẩu của Hồng Kông là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, với trên 87% doanh nghiệp có chƣa đến 10 nhân viên, TradeLink
đã nhận rõ sự hạn chế về kỹ năng và nguồn lực CNTT của những doanh nghiệp này
nên đã thiết kế các dịch vụ một cách đơn giản, thuận tiện tối đa cho ngƣời doanh
nghiệp.


Hình II.4: Mô hình hoạt động các dịch vụ tài chính của TradeLink
Các dịch vụ cung cấp trực tuyến trên TradeLink (www.TradeLink-ebiz.com):
Dịch vụ giao nhận điện tử:

15


Dịch vụ giao nhận điện tử cho phép các bên tham gia giao dịch khởi tạo và trao
đổi các hồ sơ liên quan nhƣ đơn hàng vận chuyển (hƣớng dẫn vận chuyển) và vận đơn
(B/L) điện tử. Dịch vụ đƣợc thiết kế để tạo ra một kênh trao đổi nhanh chóng, hiệu quả
và an toàn giữa các bên xuất nhập khẩu, công ty giao nhận và nhà vận chuyển để tiến
hành các giao dịch chuyển hàng.
Khi sử dụng dịch vụ này của TradeLink, bên gửi hàng chỉ cần nhập các thông tin
hƣớng dẫn về lô hàng vận chuyển vào một phần mềm gài sẵn trên www.TradeLink-
ebiz.com, phần mềm sẽ tự động đóng gói và truyền dữ liệu này đến hệ thống của nhà
vận chuyển. Đáp lại, đầu nhận sẽ gửi cho nhà xuất khẩu dự thảo vận đơn để rà soát và
xác nhận mọi chi tiết trƣớc khi phát hành vận đơn chính thức.
Dịch vụ khai báo tự động cho hàng nhập cảng Hoa Kỳ:
Dịch vụ khai báo tự động (AMS – Automated Manifest Service) của TradeLink
là một bộ giải pháp hoàn chỉnh giúp các bên gửi hàng, nhà vận chuyển và công ty giao
nhận gửi cho Hải quan Hoa Kỳ những thông tin về một lô hàng có đích đến là Mỹ
trong vòng 24 giờ trƣớc khi lô hàng này cập cảng.
TradeLink giới thiệu dịch vụ khai báo tự động này vào tháng 1 năm 2003 nhằm
hỗ trợ các doanh nghiệp Hồng Kông trong việc đáp ứng quy định “thông báo trƣớc
24h” của Hải quan Hoa Kỳ. Từ đó đến nay, dịch vụ đã đƣợc cải tiến thêm một số chức
năng và trở nên hiệu quả, tiện lợi cũng nhƣ đơn giản hơn với ngƣời sử dụng.
Về cơ bản, bộ giải pháp hoành chỉnh của Dịch vụ khai báo tự động bao gồm các
tính năng sau:
- Tích hợp Dịch vụ khai báo tự động với Dịch vụ giao nhận điện tử của TradeLink,
giúp nhà vận chuyển lấy đủ các thông tin cần thiết về lô hàng từ ngƣời gửi hàng.
- Kết nối hai chiều với Cục Hải quan Hồng Kông để tự động truyền đi các tờ khai dƣới
dạng điện tử về những lô hàng rời cảng Hồng Kông.
Dịch vụ chứng từ thương mại:
Dịch vụ chứng từ thƣơng mại (TDS – Traders Documentation Service) là một
nền ứng dụng trên web nhằm tạo điều kiện để các bên tham gia giao dịch trao đổi
chứng từ điện tử một cách an toàn và bảo mật.

Dịch vụ này dựa trên nguyên tắc kế thừa dữ liệu, giúp ngƣời sử dụng tránh đƣợc
việc nhập nhiều lần cùng một thông tin (với nhiều chứng từ khác nhau phát sinh trong
một quy trình giao dịch thƣơng mại), do đó tiết kiệm thời gian và công sức nhập dữ
liệu, giảm các lỗi phát sinh và đảm bảo tính nhất quán của chứng từ cũng nhƣ độ chính
xác của dữ liệu. Ngƣời sử dụng dịch vụ chứng từ thƣơng mại sẽ đƣợc hƣởng những
tính năng sau của hệ thống:

16

- Nhập thẳng các dữ liệu của đơn đặt hàng khởi tạo trên sàn giao dịch vào hệ thống.
- Tạo các chứng từ mới trên cơ sở những chứng từ sẵn có, ví dụ tạo danh sách đóng
gói từ đơn đặt hàng.
- Tải về chứng từ vận chuyển và trên cơ sở đó lập tờ khai hải quan.
- In toàn bộ các chứng từ theo định dạng mà mỗi bên tham gia giao dịch yêu cầu.
- Nhận email thông báo khi một chứng từ cụ thể đƣợc gửi đến.
Dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử:
Kể từ tháng 8 năm 1999, TradeLink đã bắt đầu cung cấp dịch vụ trao đổi dữ liệu
điện tử (EDI – Electronic Data Interchange) cho cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (CO –
Certificate of Origin). Dịch vụ này cho phép các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất thiết
lập, ký số và xác thực các thông tin khai báo về chứng nhận xuất xứ trực tiếp từ máy
tính cá nhân của họ, sau đó gửi trực tiếp đến Bộ Công Thƣơng hoặc một trong năm tổ
chức cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (GACOs – Goverment Approved Certification
Organisations). Doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn tổ chức cấp chứng nhận phù hợp từ
danh sách khi khai báo, các thủ tục còn lại sẽ đƣợc TradeLink hoàn tất.
Việc chấp nhận, hủy bỏ hay đề nghị bổ sung chứng nhận xuất xứ điện tử cũng
đƣợc Bộ Công Thƣơng Hồng Kông trả lời điện tử cho các nhà sản xuất và xuất khẩu.

2. Thực trạng Việt Nam trong triển khai các giải pháp truyền thông điệp
Tại Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp đang đƣợc các nhà quản lý các cấp chú
trọng đầu tƣ đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lƣợng để nâng cao hiệu quả

SXKD. Nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp kinh tế hàng đầu thuộc các ngành
nhƣ điện lực, viễn thông, dầu khí, thép, dệt may, sản xuất và phân phối, v.v… đã từng
bƣớc phát triển các ứng dụng CNTT và TMĐT phục vụ công tác điều hành và quản lý
sản xuất với mức đầu tƣ khá cao (từ vài trăm ngàn USD đến hàng triệu USD). Với
tổng mức đầu tƣ lớn và tiếp cận đƣợc công nghệ hiện đại, các ứng dụng TMĐT và
CNTT cùng các dịch vụ giá trị gia tăng đƣợc phát triển nhanh chóng, có hệ thống và
mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong đó, đặc biệt là việc ứng dụng các giải pháp mới đẩy
mạnh ứng dụng thƣơng mại điện tử kết nối các doanh nghiệp với các đơn vị thành
viên, đối tác của mình.
Theo kết quả khảo sát 50 cơ quan và doanh nghiệp gần đây của Cục
TMĐT&CNTT cho thấy 27,8% doanh nghiệp chủ yếu áp dụng các tiêu chuẩn công
nghệ để cung cấp thông tin cho giao dịch trực tuyến với đối tác. Việc ứng dụng các
tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thƣơng mại điện tử nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin

17

doanh nghiệp nhƣ xử lý số liệu kế toán - tài chính, quản lý quan hệ khách hàng, quản
lý hàng hóa kho bãi, hay lập kế hoạch nguồn lực đƣợc các doanh nghiệp ứng dụng với
tỷ lệ khá đồng đều dao động trong khoảng từ 10-16%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy
10,1% doanh nghiệp hiện ứng dụng những tiêu chuẩn vào việc thanh toán trực tuyến,
theo xu hƣớng phát triển chung của hệ thống thanh toán qua mạng, con số này sẽ có
triển vọng tăng cao trong những năm tới đây.
Cũng theo kết quả khảo sát trên, các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thƣơng mại
điện tử chủ yếu hiện nay đƣợc doanh nghiệp ứng dụng bao gồm:
28. Tiêu chuẩn XML.
29. Các chuẩn quốc tế liên quan đến trao đổi dữ liệu điện tử (nhƣ các tiêu chuẩn
của EDIFACT, GS1, ISO 8583, SWIFT, ISO 9735).
30. Một số chuẩn về xử lý dữ liệu khác.

Hình II.5: Tỷ lệ ứng dụng các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ TMĐT của doanh nghiệp


48.3% các đơn vị tham gia khảo sát cho biết hiện nay đang ứng dụng XML và các
chuẩn dựa trên nền tảng XML do doanh nghiệp tự xây dựng và công bố. Với đặc thù
của XML là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng có khả năng đáp ứng yêu cầu về trao đổi dữ
liệu kinh doanh có cấu trúc giữa các cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, nên XML đã trở
Đã áp dụng , XML và các chuẩn
xây dựng trên nền tảng XML,
48.30%
Đã áp dụng , EDIFACT, 9.70%
Đã áp dụng , Do doanh nghiệp tự
xây dựng và một số tiêu chuẩn
khác, 42%
Sẽ áp dụng, XML và các chuẩn
xây dựng trên nền tảng XML,
43.50%
Sẽ áp dụng, EDIFACT, 11.60%
Sẽ áp dụng, Do doanh nghiệp tự
xây dựng và một số tiêu chuẩn
khác, 44.90%
Đã áp dụng Sẽ áp dụng

18

thành tiêu chuẩn thông dụng, là công cụ hữu ích trợ giúp cho việc truyền gửi các tài
liệu và dữ liệu điện tử thuận lợi. Hơn nữa, XML còn làm đơn giản hóa việc trao đổi,
tích hợp dữ liệu giữa các hệ thống máy tính khác nhau, đặc biệt là các hệ thống đƣợc
kết nối qua Internet, do đó XML đƣợc ứng dụng rất rộng rãi trong các hoạt động ứng
dụng thƣơng mại điện tử.
Bên cạnh sử dụng XML, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn tự xây dựng
và ban hành các tiêu chuẩn riêng, số còn lại áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã đƣợc

công bố và phổ biến rộng rãi nhƣ EDIFACT, GS1, v.v...
Về tình hình triển khai các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thƣơng mại điện tử vào
thực tiễn, chủ yếu các doanh nghiệp hiện nay áp dụng dƣới hình thức chủ trì hoặc hợp
tác với các đối tác trong và ngoài nƣớc khác hoặc tự triển khai ứng dụng. Ƣớc tính
khoảng 75% đơn vị tham gia khảo sát cho biết việc ứng dụng tiêu chuẩn công nghệ hỗ
trợ TMĐT chủ yếu là tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài, 20% sử dụng
công nghệ do các các công ty trong nƣớc phát triển, còn lại 5% các đơn vị tự triển khai
ứng dụng.
Một số mô hình thành công và điển hình ở Việt Nam hiện nay là của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam về điều tiết các hoạt động điện lực toàn quốc, Công ty Cổ phần
Công nghệ và truyền thông Việt Nam (VNTT) với mô hình dịch vụ điện toán đám
mây, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) sử dụng các giải pháp của
Oralce…về tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm, ứng dụng cho 10 nhà máy và 16
điểm triển khai từ Hà Nội đến Cần Thơ. Mô hình trao đổi dữ liệu điện tử do Unilever
Việt Nam và Metro Cash & Carry xây dựng năm 2007 dựa trên chuẩn trao đổi dữ liệu
điện tử EDI thông qua các công ty cung cấp giải pháp truyền thông điệp tại Anh, Đức
và Singapore. Ngoài ra, hiện tại trong ngành tài chính, công thƣơng giải pháp truyền
thông điệp đƣợc sử dụng khá phổ biến nhƣ: hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
(giải pháp truyền thông điệp Tuxedo của Oracle), Hải quan điện tử (giải pháp truyền
thông điệp Biztlak của Microsoft), Hệ thống truyền dữ liệu Visa dệt may sang Hoa Kỳ
của Bộ Thƣơng mại (giải pháp của công ty Kleinschmith (Đức), Hệ thống Hiện đại
hóa quy trình thu, nộp NSNN giữa cơ quan Thuế, Kho bạc, Hải quan (Giải pháp
Websphere của IBM).
Thực tiễn trên cho thấy, việc triển khai dịch vụ truyền thông điệp trong thƣơng
mại điện tử đã mang lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, thúc đẩy quá
trình chuẩn hóa các thông tin, tiến tới việc chuẩn hóa các chứng từ điện tử và tạo tiền
đề cho việc truyền nhận các biểu mẫu trong chính phủ điện tử. Do vậy, trong thời gian
tới, việc mở rộng và áp dụng các giải pháp truyền thông điệp trong thƣơng mại điện tử,
đặc biệt là theo mô hình B2B và G2B là rất cần thiết không chỉ với những doanh

×