Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Cơ sở lí luận chung về rủi ro thị trường và quản trị rủi ro thị trường trong hoạt động của ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.54 KB, 19 trang )

Môn: Quản Trị Ngân Hàng
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO THỊ
TRƯỜNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
1.1. Phương pháp luận về rủi ro thị trường trong kinh doanh
Ngân hàng
1.1.1. Khái niệm rủi ro thị trường trong kinh doanh Ngân
hàng
Rủi ro thị trường (RRTT) được định nghĩa là rủi ro giá trị của các
trạng thái nội hoặc ngoại bảng cân đối kế toán (CĐKT) chịu ảnh hưởng
bất lợi bởi những biến động trong các thị trường chứng khoán, lãi suất,
tỷ giá hối đoái hay giá cả hàng hoá….
1.1.2. Phân loại rủi ro thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến
rủi ro thị trường trong kinh doanh Ngân hàng
a) Rủi ro hối đoái
Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động ngân hàng là rủi ro phát sinh
trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi
tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.
Trong hoạt động ngân hàng, yếu tố trực tiếp gây nên rủi ro hối đoái
(RRHĐ) là các hoạt động mua bán ngoại tệ và hoạt động trên tài sản có
và tài sản nợ bằng ngoại tệ của ngân hàng, tạo nên trạng thái ngoại tệ
mở:
- Hoạt động ngoại tệ ngoại bảng: Tồn tại qua 4 hoạt động sau: mua
và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm thanh toán các hợp đồng ngoại
thương; nhằm thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp; mua
bán ngoại tệ cho chính mình nhằm cân bằng trạng thái ngoại tệ để phòng
ngừa rủi ro tỷ giá; mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi
khi tỷ giá biến động.
Trạng thái ngoại bảng (ngoại tệ )= Doanh số mua vào – Doanh số bán
ra
- Hoạt động ngoại tệ nội bảng: Ta có thể thấy ngân hàng có


những tài sản và nguồn vốn bằng ngoại tệ. Tài sản bằng ngoại tệ của
ngân hàng chủ yếu là các tài sản sinh lời như là cho vay và đầu tư. Nợ
bằng ngoại tệ của ngân hàng có thể hình thành từ các nguồn vốn huy
Trang 1
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
động và đi vay: tiền gửi bằng ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái
phiếu bằng ngoại tệ…
Trạng thái nội bảng( ngoại tệ)= Giá trị tài sản – Giá trị nợ
Trạng thái này < 0 hay > 0 thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong tương lai
nếu tỷ giá tăng lên hay giảm xuống. Nguyên nhân bao gồm:
 Chủ quan: Do trạng thái ngoại hối của ngân hàng không cân xứng, từ sự
không cân xứng đó sẽ dẫn đến rủi ro khi tỷ giá biến động theo chiếu
hướng bất lợi.
 Khách quan: tỷ giá biến động bất lợi là do mất cân đối cung cầu ngoại tệ
trên thị trường , cán cân thanh toán quốc tế, chính sách thuế quan, năng
suất lao động, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước, lãi suất giữa
đồng nội tệ với ngoại tệ….
b) Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị
trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ
biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng.
- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất:
 Khi xuất hiện sự không cân xứng về kì hạn giữa tài sản và nợ được đo
lường bằng khe hở lãi suất
Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn vốn nhạy cảm
lãi suất
 Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình
huy động vốn và cho vay.
 Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế dẫn
đến vốn của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay.

- Các hình thức của rủi ro lãi suất
 Rủi ro về giá (price risk): phát sinh khi lãi suất thị trường tăng, giá trị thị
trường của các trái phiếu và các khoản cho vay với lãi suất cố định ngân
hàng đang nắm giữ sẽ bị giảm giá. Trái phiếu và các khoản cho vay có
thời hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn, nếu ngân hàng muốn bán đi
các loại tài sản này thì phải chịu tổn thất.
 Rủi ro tái đầu tư (re-investment risk): xuất hiện khi lãi suất thị trường
giảm khiến ngân hàng phải chấp nhận đầu tư các nguồn vốn của mình
vào những tài sản mới với mức sinh lời thấp hơn.
- Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất:
Trang 2
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
 Rủi ro lãi suất làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng.
 Rủi ro lãi suất làm giảm thu nhập từ tài sản cảu ngân hàng.
 Rủi ro lãi suất làm giảm giá trị thị trường của tài sản và vốn chủ sở hữu
của ngân hàng.
- Các nhân tố phản ánh quy mô rủi ro lãi suất:
 Khe hở lãi suất (interest rate gap): Các nhà quản lý ngân hàng đã dùng
khe hở lãi suất như là tiêu chí đo khả năng thu nhập giảm khi lãi suất
thay đổi. Khe hở lãi suất hình thành do chênh lệch tài sản và nguồn nhạy
cảm.
 Mức độ thay đổi của lãi suất thị trường cũng ảnh hưởng đến quy mô
RRLS.
c) Rủi ro thanh khoản
- Bản chất cốt lõi của rủi ro thanh khoản: là sự mất cân xứng giữa cung
thanh khoản và cầu thanh khoản do cân đối không chính xác luồng tiền
ra và luồng tiền vào hoặc do tác động từ bên ngoài mà không lường
trước được nên dẫn đến rủi ro thanh khoản.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản:
 Nguyên nhân chủ quan: liên quan đến chính việc xác định nhu cầu

thanh khoản của ngân hàng.
Thứ nhất, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn
hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác sau đó chuyển hóa chúng
thành những tài sản đầu tư dài hạn . Do đó đã xảy ra tình trạng mất cân
xứng giữa ngày đáo hạn mà thường gặp nhất là dòng tiền thu hồi từ các
tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền gửi đến hạn.
Thứ hai, do tiền gửi ngân hàng nhạy cảm với sự thay đổi lãi suất đầu
tư, khi lãi suất đầu tư tăng một số người sẽ chuyển tiền tiết kiệm sang
các kênh đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách hàng vay tiền
sẽ tích cực vay vì lãi suất thấp hơn, tác động đến thanh khoản ngân
hàng.
Thứ ba, có chiến lược quản trị thanh khoản không phù hợp và kém
hiệu quả như sở hữu chứng khoán có thanh khoản thấp, dự trữ ngân
hàng không đủ cho nhu cầu chi trả…
 Nguyên nhân khách quan: Liên quan đến các tác nhân xấu ngoài dự
kiến gây rủi ro như khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, các tin đồn
thất thiệt gây ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng và các khoản cho vay đến
Trang 3
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
hạn nhưng không nhận được thanh toán từ phía khách hàng do làm ăn
thua lỗ, phá sản hoặc gặp thiên tai.
- Các nhân tố phản ánh rủi ro thanh khoản: Các chỉ tiêu thanh khoản;
Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn theo kỳ đáo hạn thực tế; Khe hở thanh
khoản.
1.2. Công ước Basel và các phương pháp quản trị rủi ro thị
trường theo chuẩn mực Basel
Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking
supervision – BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các
Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển
(G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ

hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80, với mục đích hoạt động
chính là xây dựng những khuôn khổ chung để kiểm soát các rủi ro và
giám sát an toàn đối với những ngân hàng hoạt động quốc tế.
Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:
(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ
lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như
Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân
hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động)
và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro
tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ,
nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi
ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy
cảm với xếp hạng.
(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân
hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công
cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải
pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro
chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà
hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).
Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ
nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ
đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược
đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các giám sát viên nên rà
Trang 4
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của
ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối
thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp
nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát
viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu

theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để
đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo
quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không
được duy trì trên mức tối thiểu.
(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một
cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh
sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những
thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên
quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị
trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng
loại rủi ro này.
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ
chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu
cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho
nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.
1.2.1. Nhận dạng và xác định các loại rủi ro thị trường
Nhận dạng rủi ro là là quá trình xác định liên tục và có hệ thống, bao
gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu nhằm thống kê được
tất cả các loại rủi ro thị trường đã, đang xảy ra và dự báo những rủi ro thị
trường có thể xảy ra.
Các ngân hàng thương mại nếu áp dụng phương pháp đo lường rủi ro
thị trường nội bộ thì cần đáp ứng các yêu cầu của Basel II về việc nhận
dạng và xác định các yếu tố gây rủi ro thị trường, tức là các mức giá trên
thị trường có ảnh hưởng tới giá trị các trạng thái kinh doanh của ngân
hàng.
1.2.2. Đo lường định lượng rủi ro thị trường
Phương pháp chuẩn hoá: Phương pháp được tiêu chuẩn hoá sử dụng
những nền tảng mà từ đó các rủi ro cụ thể và rủi ro thị trường nói chung
phát sinh từ các khoản nợ và các trạng thái chứng khoán được tính toán
riêng biệt.

Trang 5
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
- Rủi ro lãi suất: Tiêu chuẩn vốn đối phó rủi ro các trạng thái về chứng
khoán nợ và các công cụ có liên quan tới lãi suất khác trong sổ sách kinh
doanh của ngân hàng.
- Rủi ro chứng khoán: Tiêu chuẩn vốn tối thiểu để đối phó với các rủi ro
từ việc nắm giữ các trạng thái đối với chứng khoán trong sổ sách kinh
doanh.
- Rủi ro hối đoái: Các tiêu chuẩn vốn tối thiểu để đối phó với rủi ro nắm
giữ các trạng thái ngoại tệ, bao gồm cả vàng. Vàng được đối xử như là
ngoại tệ hơn là như hàng hoá vì sự biến động của nó liên hệ chặt chẽ với
ngoại tệ hơn và các ngân hàng quản lý vàng tương tự như quản lý ngoại
tệ.
- Rủi ro hàng hoá: Tiêu chuẩn vốn tối thiểu để đối phó với rủi ro nắm giữ
các trạng thái về hàng hoá, bao gồm cả kim loại quý không phải là vàng.
a) Phương pháp sử dụng mô hình nội bộ
Phương pháp này cho phép các ngân hàng sử dụng cách đo lường rủi
ro từ các mô hình quản lý rủi ro nội bộ của mình trên cơ sở đảm bảo 7
bộ điều kiện, bao gồm:
- Các tiêu chí chung có liên quan tới sự đầy đủ của mô hình quản lý rủi ro;
- Các tiêu chuẩn định tính cho việc giám sát việc sử dụng mô hình trong
nội bộ, đặc biệt là việc giám sát của các cán bộ quản lý;
- Hướng dẫn cho việc xác định các yếu tố gây rủi ro thị trường phù hợp
(bao gồm giá cả và các tỷ lệ của thị trường có ảnh hưởng tới giá trị của
các trạng thái của ngân hàng);
- Các tiêu chuẩn định lượng quy định việc sử dụng các tham số thống kê
chung tối thiểu cho việc đo lường rủi ro;
- Hướng dẫn cho việc thực hiện kiểm định khủng hoảng (stress testing)
- Các thủ tục đánh giá mô hình từ bên ngoài
- Các quy tắc ngân hàng sử dụng kết hợp cả mô hình nội bộ và phương

pháp được tiêu chuẩn hoá.
b) Giám sát và kiểm soát rủi ro thị trường
Nguyên tắc 1: Để thực hiện các trách nhiệm của mình, hội đồng quản
trị một ngân hàng cần phê duyệt các chiến lược và chính sách liên quan
đến quản lý rủi ro thị trường và bảo đảm rằng ban điều hành thực hiện
các bước cần thiết để theo dõi và kiểm soát các rủi ro này theo các chiến
lược và chính sách đã được phê duyệt.
Trang 6
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
Nguyên tắc 2: ban điều hành phải bảo đảm rằng cơ cấu hoạt động của
ngân hàng và mức độ rủi ro thị trường mà ngân hàng gánh chịu được
quản lý hiệu quả, các chính sách và thủ tục được thiết lập để kiểm soát
và hạn chế những rủi ro này, và các nguồn lực có sẵn để đánh giá và
kiểm soát rủi ro thị trường
Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần quy định rõ các cá nhân và/hoặc
các uỷ ban chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thị trường và bảo đảm rằng có
sự phân định rõ ràng nhiệm vụ trong các yếu tố chính của quá trình quản
lý rủi ro để tránh khả năng xung đột lợi ích.
Trang 7
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC RỦI RO THỊ TRƯỜNG
TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình đổi
mới để bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản
lý vĩ mô của nhà nước. Ngân hàng đã thực sự là ngành tiên phong trong
quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt
động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực trong công tác huy động
vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện
thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Ngành ngân
hàng đã xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc

kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả.
Tuy nhiên, vấn đề nổi lên hiện nay là nguy cơ suy thoái của kinh tế
toàn cầu từ các cuộc khủng hoảng nợ công xuất phát từ các nước phát
triển đã ảnh hưởng khá mạnh mẽ đối với ngành ngân hàng của các nước
mới nổi trong đó có Việt Nam. Vấn đề rủi ro trong hoạt động ngân hàng
hiện nay diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những tác động to lớn
không thể lường hết được cho nền kinh tế.
2.1. Rủi ro lãi suất:
Trong thực tế các ngân hàng rất khó thuyết phục khách hàng để có
thể huy động phù hợp với chương trình tài sản nợ - tài sản có của ngân
hàng. Ngoài ra đối với các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm rất khó dự
đoán được khoản tiền này sẽ tăng lên hay giảm xuống? Và khả năng thu
hồi nợ đến hạn của khách hàng cũng không chính xác nên việc xây dựng
một dòng tiền ra vào cân xứng với kỳ hạn là rất khó thực hiện.Vì vậy rủi
ro lãi suất luôn luôn tồn tại trong kinh doanh ngân hàng.
Trang 8
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
Thứ nhất, Nhìn vào số dư tiền gửi tại các Ngân hàng tới 20.9 tăng
11,23% trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ đạt có 2,35%. Điều đó xảy ra
là do: Thứ nhất, liên tiếp những sự cố về Ngân hàng thời gian qua đang
khiến các Ngân hàng lớn, đặc biệt Ngân hàng quốc doanh có được niềm
tin của người gửi tiền, nên nguồn vốn huy động tăng rất nhanh. Ngược
lại, số Ngân hàng cổ phần nhỏ phải “chịu trận” khi khách hàng không
gửi mới hoặc rút tiền gửi chuyển sang địa chỉ mà họ yên tâm hơn. Và
việc quy định cho phép các tổ chức tín dụng được tự thỏa thuận lãi suất
kỳ hạn trên 1 năm với khách hàng, vô tình tạo ra kẽ hở để các Ngân
hàng gặp khó khăn về thanh khoản tăng lãi suất.
Điều thứ hai, Thực tế tại Việt Nam mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12
tháng khá sát và thậm chí có lúc thấp hơn mức lãi suất đối với kỳ hạn ba
tháng. Sự gần nhau của các mức lãi suất này không chỉ phản ánh tính

thanh khoản kém của hệ thống ngân hàng mà còn hàm ẩn rủi ro sai lệch
cơ cấu thời hạn. Khi các mức lãi suất gần bằng nhau trong điều kiện lạm
phát cao ở Việt Nam hiện nay thì người gửi tiền sẽ có xu hướng chuyển
sang các khoản gửi ngắn hạn để giảm rủi ro lãi suất. Khả năng huy động
được tiền gửi dài hạn giảm đi đồng nghĩa với nguồn huy động ngắn hạn
tài trợ cho các khoản tín dụng dài hạn sẽ tăng lên, từ đó đẩy rủi ro sai
lệch cơ cấu thời hạn của ngân hàng lên cao, đặc biệt trong tình trạng của
Việt Nam khi hệ thống ngân hàng từ trước đến nay vốn đã có tỉ lệ tiền
gửi ngắn hạn và không kỳ hạn sử dụng cho vay dài hạn cao. Thêm vào
đó, mức lãi suất quá cao cũng hàm ẩn rủi ro khi theo lý thuyết về phần
bủ rủi ro, chỉ có những dự án có tính rủi ro cao mới có thể đem lại những
mức lãi suất cao trong khi hạn chế đầu tư vào những dự án ít rủi ro
nhưng chỉ có tỉ suất sinh lợi vừa phải. Do vậy, rủi ro vỡ nợ xuất phát từ
mức lãi suất cao cũng tăng lên. Và rủi ro lãi suất sẽ kéo theo rủi ro sai
lệch về cơ cấu đồng tiền. Với mức lãi suất (danh nghĩa) nội tệ và ngoại
tệ chênh lệch lớn do hệ quả của các chính sách tiền tệ và tỉ giá, tín dụng
ngoại tệ đã tăng trưởng nhanh hơn gấp nhiều lần so với tín dụng nội tệ.
Tính đến cuối năm 2011, tín dụng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng đã
tăng 18,7% trong khi tín dụng nội tệ chỉ tăng 10,2% so với cuối năm
2010. Tín dụng ngoại tệ tăng lên trong khi rủi ro mất giá nội tệ cũng tăng
khi thâm hụt thương mại vẫn có nguy cơ tăng cao trở lại đi kèm với đầu
tư nước ngoài có xu hướng sụt giảm.
Trang 9
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
Ngoài ra, 06 tháng đầu năm 2012 diễn ra cuộc đua lãi suất ngân hàng
đã diễn ra âm thầm khi Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên tắc thắt
chặt tiền ra, nâng lãi suất trên thị trường mở để kiềm chế lạm phát. Có
một thực tế: Nếu ngân hàng không nâng lãi suất thì sẽ mất khách và
dòng vốn sẽ chảy ngay sang ngân hàng khác, và vì thế, các ngân hàng lại
vẫn tái diễn cảnh “nhìn nhau” để áp lãi suất tiền gửi cho khách hàng.

Thực tế, việc ghi vào sổ tiết kiệm theo quy định và tặng thêm lãi suất
ngoài ở một tờ cam kết khác đã trở nên phổ biến. Để huy động được
tiền, các ngân hàng còn dùng nhiều cách như chuyển vốn ở tài khoản
ATM của khách hàng sang hình thức nhận vốn ủy thác, khách hàng sẽ
được hưởng lãi suất lên tới gần 20%.
2.2. Rủi ro hối đoái:
Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại
hối do sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền. Trước thời điểm
2/2011, việc Ngân hàng Nhà nước chưa điều chỉnh tỷ giá vì thế trên thị
trường xuất hiện giao dịch hai giá mang nguồn lợi đáng kể cho một số
Ngân hàng và cũng không bỏ qua các rủi ro to lớn đối với một số Ngân
hàng. Việc Ngân hàng nhà nước ổn định thị trường ngoại hối, đảm bảo
tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng là hợp thức hóa những gì xảy
ra trên thị trường thời gian gần đây. Bởi sự điều chỉnh này sẽ xóa bỏ
được tình trạng thu phí ngoại tệ, khiến trong hệ thống xuất hiện tình
trạng hai tỷ giá.
Rủi ro hối đoái đáng quan tâm hơn đến các ngân hàng tái cấp vốn
bằng USD. Còn các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay chủ yếu
cho vay bằng nội tệ nên rủi ro tỷ giá hối đoái không nhiều, nếu tỷ giá
tiếp tục bình ổn như hiện nay. Và việc triệt tiêu hết rủi ro hối đoái là rất
khó vì phụ thuộc nhiều yếu tố vĩ mô khác nhau. Tuy nhiên, các ngân
hàng cần có phương án chuẩn bị các mức thay đổi tỷ giá, kiểm tra sức
chịu đựng của ngân hàng mình, khắc phục tổn thất như thế nào.
2.3. Rủi ro tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng; nó thường
chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về
khối lượng công việc cũng như mức độ tạo thuận lợi. Tỷ lệ thuận với nó
là mức độ rủi ro của nghiệp vụ này cũng chiếm phần lớn trong tổng mức
rủi ro của hoạt động ngân hàng.
Trang 10

Môn: Quản Trị Ngân Hàng
Từ cuối năm 2008, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong
nước gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng
nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng . Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay,
tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó
khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài
chính của doanh nghiệp giảm sút làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ tín
dụng năm 2011 chậm lại đáng kể và trong 7 tháng đầu năm 2012 (chỉ
tăng 1,02% nhưng nợ xấu tăng tới 45,5%).
Từ đầu năm đến nay, tỷ lệ và giá trị nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam, theo Moody’s, là rất khó lường, thể hiện qua các con số khác
biệt theo công bố của Ngân hàng Nhà nước. Vào tháng 7, Ngân hàng
Nhà nước tuyên bố, tính đến cuối tháng 5, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên mức
4,5% tổng dư nợ cho vay tại các ngân hàng thương mại. Trong khi đó,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình lại phát biểu rằng, tỷ
lệ nợ xấu đã tăng lên 10% tổng dư nợ, dù không đưa ra thời điểm cụ thể
cho con số này.
Moody’s nhận định, chất lượng tài sản suy giảm đã xói mòn mức vốn
của nhiều ngân hàng, làm suy yếu thêm khả năng hấp thụ thua lỗ vốn đã
yếu của ngân hàng Việt Nam hiện nay, đồng thời kìm hãm khả năng cấp
vốn tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng. Tăng trưởng tín dụng trong 7 tháng
đầu năm vì thế gần như là đi ngang.
Trang 11
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
(*) Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ quý III chưa được soát xét
Về nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn, VCB tiếp tục dẫn đầu với tỷ
trọng nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ là 2,63%. Tiếp đến là HBB với 1,87%,
NVB với 1,14% còn lại đều dưới 1%. Trong đó, SHB và STB có tỷ

trọng nợ mất vốn trên tổng nợ giảm so với đầu năm.
Không chỉ có các ngân hàng niêm yết, theo VnEconomy ngày 27/10, từ
đầu năm đến nay, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng. Hết
tháng 8/2011, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 3,21% so với 2,53% tại
tháng 8/2010.
Trong tổng số nợ xấu trên 76 nghìn tỷ đồng tính đến hết tháng 8, nợ
nhóm 3 chiếm 30,18%, nhóm 4 chiếm 20,53% và nhóm 5 chiếm trên
49%. Điều đó đồng nghĩa, các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất trắng
khoảng 37,2 nghìn tỷ đồng.
Trang 12
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ cho vay khách hàng tại thời
điểm 30/9
(data: BCTC/CafeF)
Về con số cụ thể, ngân hàng BIDV có khoản nợ có khả năng mất vốn
cao nhất, lên tới 3.984,4 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9; của
Vietcombank cũng hơn 3.200 tỷ; của Vietinbank là 2.578 tỷ đồng. Ngân
hàng ACB hiện có 829,1 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn; MB có 629,4
tỷ; Techcombank là 610,8 tỷ…
So với thời điểm cuối năm 2011, nợ có khả năng mất vốn của các
ngân hàng đặc biệt tăng rất mạnh, ngoại trừ KienLongBank giảm gần
4%. Có thể kể đến một số cái tên như LienVietPostBank tăng đến 53 lần
so với cuối 2011 (từ 4,48 tỷ lên 243,8 tỷ); của BaoVietBank tăng hơn 6
lần từ 23,5 tỷ lên hơn 170 tỷ.
2.4. Rủi ro thanh khoản
Hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực
hiện quá trình cải cách các ngân hàng thương mại (NHTM) đã có bước
phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản
dường như chưa được quan tâm đúng mức. Một trong những nhiệm vụ
quan trọng mà các nhà quản lý ngân hàng cần thực hiện là đảm bảo khả

năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh
khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản
khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời
điểm mà ngân hàng cần. Điều này có nghĩa nếu ngân hàng không có đủ
Trang 13
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường sẽ có thể mất
khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống.
Cuối năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 là khoảng thời gian
đầy sóng gió về vấn đề thanh khoản trong ngành ngân hàng, tình trạng
khan hiếm tiền đồng, lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam liên ngân hàng
tăng lên một cách chóng mặt đã đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc
chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động tăng dần lên từ 14%
lên tới 21%/năm. Mặc dù lãi suất huy động tăng cao như vậy nhưng theo
nghiên cứu của một số chuyên gia thì thực sự đồng Việt Nam thu hút về
ngân hàng lại không được như ý muốn của các nhà quản lý và tình trạng
thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng thẳng.
Hậu quả là hoạt động kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương
mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí một vài ngân hàng nhỏ bị tê
liệt. Việc cho vay đối với khách hàng tại các ngân hàng hầu như bị đình
chỉ, hầu hết các ngân hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo hạn mức đối với
những khách hàng truyền thống, trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị
đẩy lên rất cao, ở mức 18%/năm, rồi 24%/năm. Kết quả kinh doanh của
các ngân hàng giảm sút một cách nghiêm trọng, nhiều ngân hàng bị lỗ
hàng trăm tỷ và hầu hết các ngân hàng đều phải điều chỉnh giảm kế
hoạch lợi nhuận khoảng 30- 40%. Tình hình đó đã gây ảnh hưởng nặng
nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đánh giá ở
góc độ vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế thì những diễn biến như trên đã
gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến mục tiêu giảm lạm phát, tăng trưởng
kinh tế và ổn định đời sống xã hội.

Nguyên nhân chủ yếu là do dòng vốn tiền gửi của các thành phần
kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát
và lòng tin. Về phía các NHTM, điều kiện kinh doanh thuận lợi trong
những năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín
dụng quá nóng trong khi lại buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm
mất cân đối một số tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm
bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Trong bối cảnh đó, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách
tiền tệ thắt chặt một cách quyết liệt nhằm thu về một khối lượng tiền mặt
đồng Việt Nam khá lớn từ lưu thông thì một số NHTM không thể xoay
chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư.
Trang 14
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
Các NHTM đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản
một cách khoa học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ
của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân
hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh
chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng.
Sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của ngân hàng trong thời gian qua, có
nguyên nhân từ việc nhà đầu tư nhận thấy rằng khủng hoảng thanh
khoản đang hoặc sắp xảy ra với ngân hàng. Nguyên nhân gây nên sự sụt
giảm mạnh cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là
hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ cũng xuất phát từ vấn đề
thanh khoản.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Yêu cầu đối với công tác quản trị nói chung, quản trị rủi ro nói
riêng của các NHTM VN hiện nay
- Các NHTM Việt Nam cần chú ý đến khâu quản trị chiến lược, nó có ý

nghĩa quyết định đến sự thành công của một Ngân hàng. Quản trị chiến
lược giúp cho Ngân hàng thấy rõ mục đích và định hướng kinh doanh
của mình. Quản trị chiến lược làm tăng tính chủ động của Ngân hàng,
Trang 15
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
tăng khả năng thích nghi của Ngân hàng với những khuynh hướng mới
và môi trường kinh doanh mới.
- Song song với đổi mới quản trị chiến lược, các NHTM Việt Nam cần
thay đổi cơ cấu tổ chức theo mô hình Ngân hàng hiện đại.

- Các NHTM cũng cần phải quan tâm đặc biệt đến việc quản trị rủi ro hệ
thống.
- Muốn thực hiện được những mục tiêu trên, các NHTM Việt Nam không
thể không quan tâm đến vấn đề quản trị nguồn nhân lực.
3.2. Đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro thị
trường tại các NHTM Việt Nam
3.2.1. Áp dụng mô hình giá trị chịu rủi ro (VaR) nhằm lượng hóa
rủi ro thị trường
Trong hoạt động QLRRTT, mô hình giá chị chịu rủi ro (VaR) được
áp dụng như là một công cụ đo lường định lượng hữu hiệu nhất hiện
nay. Hầu hết các NHTM trên thế giới đều đang áp dụng mô hình tính
VaR để xác định mức độ chịu rủi ro tối đa đối với các hoạt động kinh
Trang 16
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
doanh trên thị trường tài chính của mình, trên cơ sở đó các ngân hàng có
thể đưa ra các yêu cầu vốn tối thiểu liên quan đến RRTT.
3.2.2 Áp dụng mô hình thời lượng trong quản lý rủi ro lãi suất
Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền
của tài sản này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Các ngân
hàng có thể thực hiện chính sách cân xứng kỳ hạn đến hạn của tài sản có

và tài sản nợ, dù vậy khái niệm thời lượng của tài sản cho thấy ngân
hàng vẫn luôn phải chịu rủi ro lãi suất.
- Thời lượng trong mối liên hệ với kỳ hạn đáo hạn của tài sản
- Thời lượng và ảnh hưởng của độ biến đổi lãi suất thị trường
- Sử dụng mô hình thời lượng để phòng ngừa rủi ro lãi suất
3.2.3 Xây dựng hệ thống quản lý tài sản nợ - tài sản có
- Sử dụng NPV – giá trị hiện tại ròng của bảng CĐKT và các giả định
- Vấn đề hành vi hay quyền chọn tiềm ẩn (Behaviour & Implicit options)
3.2.4. Áp dụng các công cụ mới trong quản lý rủi ro thanh khoản
3.2.5. Sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm rủi ro
Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá
trị của một tài sản cơ bản (TSCB - underlying asset), ra đời xuất phát từ
nhu cầu “quản trị rủi ro” bao gồm việc chia tách, kiểm soát và chuyển
Trang 17
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
đổi rủi ro từ chủ thể này sang chủ thế khác. Nói cách khác, sản phẩm
phái sinh là công cụ để bảo hiểm rủi ro.
3.2.6. Quản lý rủi ro chứng khoán và rủi ro hàng hoá
Như đã đề cập trong Chương I, hiện nay rủi ro chứng khoán và rủi ro
hàng hoá chưa được các NHTM VN quan tâm nhiều so với các dạng rủi
ro thị trường khác, bởi lẽ các NHTMVN chưa trực tiếp có hoạt động
kinh doanh hàng hoá, chứng khoán.
3.2.7. Một số giải pháp khác
- Nâng cao năng lực tài chính.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý.
- Mua sắm, trang bị phần mềm quản trị rủi ro thị trường.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị rủi ro thị trường.
- Đào tạo nguồn nhân lực quản lý rủi ro.
3.3. Một số kiến nghị
Bên cạnh những giải pháp đưa ra đối với các NHTM, quá trình

QTRRTT có được sớm triển khai thành công với hệ thống NHTM Việt
Nam hay không, còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo, hướng dẫn cũng
như tạo điều kiện hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng, các Bộ, ngành
liên quan, mà đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội
Ngân hàng.
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan
- Có chính sách cải cách khu vực Ngân hàng, bao gồm cả NHNN và
NHTM, thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước
nhằm tăng cường năng lực tài chính, tăng cường quản trị, điều hành của
các NHTM Nhà nước hiện nay;
- Khuyến khích hoạt động của Công ty Kiểm toán độc lập, nhằm tạo lập
môi trường công khai minh bạch về tài chính của tất cả doanh nghiệp;
- Cần có sự rà soát thường xuyên các văn bản pháp luật, các quy định,
hướng dẫn có liên quan đến hoạt động của NHTM để nắm bắt các khó
khăn vướng mắc khi áp dụng, từ đó có sự chỉnh sửa kịp thời và tạo điều
kiện cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn góp phần làm cho nền kinh
tế phát triển vững chắc…
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Quản trị rủi ro thị trường là mảng hoạt động khá phức tạp và khó
khăn, bởi phạm vi của nó rất rộng, đồng thời các yếu tố nội hàm lại có
Trang 18
Môn: Quản Trị Ngân Hàng
mối tương quan phức tạp, có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau dưới nhiều góc
độ. Chính vì vậy, để quản trị RRTT một cách hiệu quả, cần thực hiện
đồng bộ, thống nhất phối hợp ở tất cả các cấp độ, mà cấp độ cao nhất
chính là NHNN với các chính sách điều hành có ảnh hưởng trực tiếp và
sâu rộng đến toàn hệ thống.
3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội Ngân hàng
Hiệp hội Ngân hàng là tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động
kinh doanh Ngân hàng, tư vấn cho các NHTM giải quyết các vấn đề về

nghiệp vụ phát sinh trong thực tế. Với tư cách đó, nhằm phát triển hoạt
động QTRRTT tại Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần:
- Thứ nhất, đứng ra tổ chức các buổi toạ đàm, Hội thảo nghiên cứu về
hoạt động QTRRTT trong đó cần tập trung vào một số chuyên đề quan
trọng như: sự phối hợp giữa các TCTD tham gia QTRRTT, hạn chế rủi
ro trong hoạt động QTRRTT
- Thứ hai, làm đầu mối cho các NHTM Việt Nam cùng chia sẻ kiến thức,
kinh nghiệm trong quá trình tìm kiếm đối tác, nghiên cứu triển khai hệ
thống QTRRTT
- Thứ ba, tìm hiểu và nghiên cứu việc triển khai hoạt động QTRRTT tại
các nước trên thế giới, qua đó có sự tư vấn kịp thời cho các Ngân hàng
về vấn đề xây dựng và hoàn thiện quá trình QTRRTT, cụ thể như việc
xây dựng Quy định QLRRTT đối với các NHTM, các Mẫu biểu áp dụng
để đảm bảo tính khoa học, thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trang 19

×