Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Luận văn thạc sĩ về thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty bảo hiểm BIDV kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.99 KB, 42 trang )




MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION
(Bilingual)
Ha noi Intake 3

Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
(Hệ song ngữ)
Lớp MBA - EV9 - HN


Subject code (Mã môn học): MGT510
Subject name (Tên môn học): Quản trị chiến lược
Assignment No.(Tiểu luận số):
Student Name (Họ tên học viên): Nguyễn Đức Hoà
Student ID No. (Mã số học viên): E0900073



2


TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn
HELP
MBA




Họ tên học viên


:Nguyễn Đức Hoà
Lớp
:MBA-EV9-HN
Môn học
:Quản trị chiến lƣợc
Mã môn học
:MGT510
Họ tên giảng viên
: TS. Lê Thị Thu Thuỷ
Tiểu luận số
:
Hạn nộp
:10/01/2011
Số từ
: 11.012

CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN
Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài
tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra.
Ngày nộp bài:………………………………………Chữ ký: …………….................................
LƯU Ý
Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký
Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên








3
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập khoá học MBA liên kết giữa Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
và Trường Đại học HELP, xin cảm ơn các giảng viên, giáo viên đã truyền đạt những phương pháp
nghiên cứu, kiến thức khoa học, cảm ơn cán bộ của trường đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá
học. Cảm ơn tới giảng viên Mr. Ravi Varmman A/L Kanniappan của đại học Help, Malaysia; giảng viên
Mr. Nguyễn Văn Minh trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội, đặc biệt tôi xin cảm ơn giảng viên TS.
Lê Thị Thu Thủy đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Công ty Bảo hiểm BIDV đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin để tôi có thể hoàn
thiện đề tài nghiên cứu về phân tích, đánh giá chiến lược của công ty. Cám ơn các cán bộ nhân viên đã
trực tiếp cung cấp thông tin, trả lời bảng câu hỏi.



TÓM TẮT
Những thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ 21 đánh dấu những thành công và tiến trình hợp tác toàn diện
về kinh tế của Việt Nam trên toàn thế giới. Mối quan hệ về kinh tế, xã hội của nước ta không ngừng mở
rộng thông qua việc tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và quốc tế (WTO, AFTA, APEC),
ký kết hợp tác song phương, đa phương đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức bắt buộc các doanh
nghiệp tại Việt Nam phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình mới. Hiện nay, mức độ
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng cao do doanh nghiệp
trong nước không ngừng đổi mới, mở rộng mạng lưới và với sự tham gia thị trường của nhiều công ty
bảo hiểm hàng đầu trên thế giới. Do vậy, đa số doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ lựa chọn
chiến lược kinh doanh tập trung phát triển sản phẩm tối ưu. Đây là yếu tố then chốt quyết định thành
công của ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong thời gian tới. Công ty bảo hiểm BIDV là công ty bảo hiểm
chiếm thị phần thứ 6 tại thị trường Việt Nam, phong cách hoạt động theo quy trình quản lý hiện đại,
chiến lược kinh doanh rõ ràng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ cao. Công ty đã xây dựng
chiến lược kinh doanh hướng đến xây dựng sản phẩm tối ưu cho khách hàng, với chiến lược phù hợp,
mạng lưới kinh doanh, thị phần của công ty không ngừng mở rộng. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa hoàn
thiện được quy trình đánh giá, kiểm soát hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách khoa học, chi tiết, hệ

thống sản phẩm bảo hiểm cần mang sáng tạo hơn nhằm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Số lượng
khách hàng chủ yếu dựa trên nguồn khách hàng của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam. Vì vậy,
công ty cần phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm khắc phục các điểm yếu, phát huy tiềm năng,
tận dụng cơ hội thị trường hướng đến các mục tiêu trong tương lai.

4
CHƢƠNG I: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Tại Việt Nam, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là một thị trường rộng lớn đối với các doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm với dân số trên 86 triệu, tốc độ GDP trung bình 7,5%. Trong quá trình phát
triển, doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt những rủi ro phát sinh không thể tính toán do ảnh hưởng của
môi trường vi mô và vĩ mô. Các doanh nghiệp thường đặt ra mục tiêu doanh thu, lợi nhuận sau đó áp
dụng mọi phương thức để đạt được nên chưa có định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng, chưa có thói
quen mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro. Vì vậy, mục tiêu của các công ty kinh doanh bảo hiểm phi
nhân thọ là mua lại các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá phân tích
để chuyển rủi ro thành lợi nhuận. Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển rất nhanh, tuy
nhiên các công ty kinh doanh bảo hiểm chưa tập trung nghiên cứu phát triên các sản phẩm bảo hiểm mới
để thu hút khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, công ty kinh doanh bảo hiểm cần có một chiến lược
kinh doanh cụ thể. Vì vậy, kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là lĩnh vực hấp dẫn tôi lựa chọn để thực
hiện đồ án tốt nghiệp khoá học MBA – Quản trị kinh doanh (2009-2011). Đối tượng tôi sử dụng để đánh
giá, phân tích chiến lược kinh doanh phục vụ cho đề tài là Công ty Bảo hiểm BIDV. Trên cơ sở chiến
lược kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, mục tiêu phân tích của tôi là tìm hiểu về thực trạng và các
giải pháp chiến lược hiện tại của doanh nghiệp, mức độ phù hợp của chiến lược gắn liền với thực trạng
nguồn lực, sau đó đề xuất đổi mới chiến lược hợp lý, sáng tạo.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Bảo
hiểm BIDV kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Đánh giá chiến lược đang triển khai
dựa trên mô hình Delta project và bản đồ chiến lược và đề xuất một số giải pháp về chiến lược phát triển
trong giai đoạn từ 2011-2015.
Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu là phản ánh một cách thực tế chiến lược kinh doanh hiện tại của doanh
nghiệp, phân tích, đánh giá chiến lược hiện tại đã phù hợp với môi truờng kinh doanh, tâm lý khách
hàng Việt Nam, chỉ ra điểm yếu, phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp.
Sử dụng mô hình Delta project, Bản đồ chiến lược đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của doanh
nghiệp. Đồng thời áp dụng cơ sở lý thuyết về quản trị chiến lược, marketing, quản trị nguồn nhân lực và
quản trị tài chính để hỗ trợ phân tích.
Phân tích, đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của chiến lược kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp dựa
trên các nguồn lực và kế hoạch thực hiện để đề xuất chỉnh sửa, xây dựng một kế hoạch chiến lược hoàn
chỉnh hơn nhằm mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận, đáp ứng sự phát triển trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết: Đưa ra cơ sở lý thuyết liên quan vào việc đánh giá mô hình Delta project và
Bản đồ chiến lược của Công ty Bảo hiểm BIDV nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, lựa chọn sản phẩm
tối ưu, phát triển khách hàng và dịch vụ hỗ trợ đánh giá xây dựng lòng tin của khách hàng.
Ứng dụng lý thuyết vào thực tế từng nội dung theo mô hình Delta project và Bản đồ chiến lược nhằm
đánh giá chiến lược thông qua những kết quả đã thực hiện được, những mục tiêu chưa thực hiện, những
quy trình không hợp lý mà công ty đang áp dụng.
Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các đề xuất khắc phục, nâng cao hiệu quả của chiến lược
kinh doanh, kiểm soát chiến lược và đề xuất thay đổi chiến lược.
4. Giới thiệu bố cục Đồ án tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đồ án tốt
nghiệp bao gồm 07 chương:
Chƣơng 1: Mục đích nghiên cứu
Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết Quản trị chiến lƣợc
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Bảo hiểm BIDV
Chƣơng 5: Đánh giá thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Bảo hiểm BIDV
Chƣơng 6: Đề xuất chiến lƣợc kinh doanh Công ty Bảo hiểm BIDV giai đoạn 2011 đến 2015
Chƣơng 7: Kết luận

















6
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC
1. Khái niệm về quản trị chiến lƣợc
1.1. Khái niệm
Quản trị chiến lược là hệ thống các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc
hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được thành công lâu dài của tổ
chức. Các quyết định và hành động gắn kết với nhau thành hệ thống hướng tới mục tiêu thành công lâu
dài và bền vững (Hải, Quản trị chiến lược, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2010, trang 10).
Chiến lược kinh doanh là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức và thực hiện
chương trình hành động ấy cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu
(theo Alfred Chandler, ĐH Harvard).
Quản trị chiến lược bao gồm hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược, kiểm soát chiến lược; được xây
dựng ở các cấp độ khác nhau: cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh, cấp chức năng; tương ứng các cấp độ là
phân công chuyên môn hóa theo ba cấp độ tương ứng: cấp cao, cấp đơn vị kinh doanh và cấp chức năng.
1.2. Quy trình quản trị, đổi mới chiến lược của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược phù hợp luôn luôn là yếu tố quan
trọng nhất. Vì vậy, doanh nghiệp luôn luôn phải chủ động trước sự thay đổi của thị trường, sức ép cạnh
tranh của đối thủ để điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Sơ đồ quản trị chiến lược cụ thể như sau:















Hình 1: Quy trình quản lý, đổi mới chiến lược của doanh nghiệp

Tìm kiếm năng lực
cốt lõi của công ty
Xác định sứ
mệnh và
mục tiêu
chiến lƣợc

Phân tích môi
trƣờng chiến lƣợc
Dự tính các giải pháp chiến lƣợc có

khả năng thay thế
Lựa chọn giải pháp
chiến lƣợc tối ƣu
7
2. Các công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lƣợc Công ty Bảo hiểm BIDV.
2.1. Mô hình căn bản của quản trị chiến lược

Hình 2: Mô hình căn bản của Quản trị chiến lược
(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)
Quy trình triển khai các nhiệm vụ trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh
Thảo
Chiến lƣợc
để đạt đƣợc
Các Mục tiêu
đặt ra
Lập ra các
Mục tiêu
Phát triển
Sứ mệnh và
Viễn cảnh
chiến lƣợc
của công ty
Ứng dụng
Thi hành
Chiến lƣợc
Cải thiện /
Thay đổi
Xem lại,
sửa đổi
nếu cần

Xem lại,
sửa đổi
nếu cần
Cải thiện /
Thay đổi
Phục hồi
các nội dung
cũ nếu cần
Nvụ 1 Nvụ 2 Nvụ 3 Nvụ 4 Nvụ 5
Giám sát,
Đánh giá,
Và Sửa chữa
sai sót
(Nguồn: Tài liệu môn học Quản trị chiến lược của Đại học HELP)

Hình 3: Năm nhiệm vụ thực hiện trong Quản trị Chiến lược

8
2.2. Công cụ cơ bản phân tính, đánh giá chiến lƣợc
2.2.1 Mô hình Delta Project:
Điểm mới trong mô hình Delta đó là tam giác phản ánh 3 định vị chiến lược của doanh nghiệp bao gồm:
Giải pháp khách hàng; Chi phí thấp; Khác biệt hóa.
Mục tiêu: Mở ra một cách tiếp cận chiến lược mới cho doanh nghiệp trên cơ sở xác định sản phẩm tốt
(Chi phí thấp hay Khác biệt hóa) không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công.
Điểm mới của tiếp cận chiến lược theo chiến lược Delta là xác lập xây dựng chiến lược với triển khai
chiến lược thông qua cái gọi là quy trình thích ứng.
Quy trình này được thể hiện với 3 nội dung cơ bản: hiệu quả hoạt động; đổi mới; định hướng khách
hàng (nguồn: tài liệu môn học Quản trị chiến lược Đại học Help).
4 quan điểm khác nhau
Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi & Tăng trƣởng

Mô hình Delta
Sơ đồ chiến lược
Các thành phần cố định
vào hệ thống
Sản phẩm tốt nhất
Các giải pháp khách
hàng toàn diện
Sứ mệnh kinh doanh
Xác định vị trí cạnh tranh
Cơ cấu ngành
Công việc kinh doanh
Lịch chiến lƣợc
Đổi mới, cải tiến Hiệu quả hoạt động
Xác định khách hàng mục tiêu
Lịch trình chiến lƣợc cho quá trình thích ứng
Ma trận kết hợp và ma trận hình cột
Thử nghiệm và Phản hồi

Hình 4: Mô hình Delta Project
(nguồn: tài liệu môn học Quản trị chiến lược của Đại học Help)
9
2.2.2 Bản đồ chiến lược:
Bản đồ chiến lược được phát triển trên cở sở Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – công cụ
chuẩn hóa giữa chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp): mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các
giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân – quả rõ ràng. Đây là một hệ thống
đo lường kết quả hoạt động của công ty trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính, mà còn cả
thước đo khách hàng, quá trình kinh doanh, đào tạo và phát triển.
Nguyên tắc chủ yếu của bản đồ chiến lược:
Chiến lược cân bằng các nguồn mâu thuẫn
Chiến lược khách hàng với các giá trị khác nhau

Các giá trị được tạo ra nhờ nội lực của Doanh nghiệp
Chiến lược bao gồm các đề tài bổ sung nhau và đồng thời
Sự liên kết chiến lược xác định giá trị của những tài sản vô hình
Với bản đồ chiến lược, tất cả các thông tin (về 4 phương diện: tài chính, khách hàng, nội bộ, đào
tạo và phát triển) sẽ được tổng hợp trên một trang giấy, điều này giúp quá trình giao tiếp trao đổi dễ
dàng hơn.
Lĩnh vực tài chính sẽ nhằm vào việc hình thành giá trị cổ đông dài hạn và xây dựng cấu trúc chi
phí tận dụng tài sản dựa trên chiến lược năng suất, và một chiến lược phát triển mở rộng cơ hội, tăng
cường giá trị khách hàng
Bốn yếu tố cuối cùng của sự cải tiến chiến lược được hỗ trợ bởi giá cả, sự sẵn có, sự chọn lọc,
công năng, dịch vụ, tối tác và nhãn hiệu.
Nhìn từ phía nội bộ công ty, quá trình điều hành và quản lý quan hệ khách hàng sẽ góp phần điều
chỉnh, cải tiến hình ảnh về sản phẩm và dịch vụ.
Tất cả những quá trình này sẽ được phản ánh qua sự điều hành nhân sự, quản lý thông tin và vốn
công ty. Vốn công ty được hiểu là văn hóa công ty, ban lãnh đạo, sự liên kết và làm việc nhóm. Cuối
cùng, mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả được miêu tả và hình các mũi tên (nguồn: tài liệu môn học
Quản trị chiến lược Đại học Help).
10

Hình 5: Bản đồ chiến lược
(nguồn: tài liệu môn học Quản trị chiến lược của Đại học Help)

2.2.3 Các công cụ hỗ trợ khác:
Phân tích môi trường vĩ mô (Mô hình PEST).
Phân tích môi trường ngành (Mô hình M.PORTER).
Phân tích phân tích SWOT.





11
CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu
Vì thời gian nghiên cứu đề tài hạn chế nên khi lựa chọn đề tài tốt nghiệp, tôi đã chủ động lựa chọn
doanh nghiệp có nhiều thông tin sơ cấp và thứ cấp đã được công bố nhằm đảm bảo mục tiêu hoàn thành
đồ án. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện cụ thể như sau:
Quy trình Chi tiết công việc Nguồn cung cấp
Phƣơng pháp
Công cụ tiến hành
BƢỚC 1
Xác định đề tài,
định đối tượng
cung cấp thông tin,
lập đề cương chi
tiết
- Xác định đề tài phân tích chiến
lược lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
- Lập danh sách người cung cấp
thông tin
- Tham khảo tài liệu để lập đề
cương chi tiết
- Khoa Quốc tế -
Đại học Quốc gia
Hà Nội
- Cửa hàng sách kinh
tế; sử dụng tài liệu đã
được cung cấp.
- Trang Web chính
thức về bảo hiểm
phi nhân thọ

- Tài liệu: đọc sơ lược và
ghi lại các nội dung liên
quan đến quản trị chiến
lược.
- Sắp xếp, định hướng
nội dung cần viết trong
đồ án
- Sử dụng máy tính để
lấy dữ liệu
BƢỚC 2
Tổng hợp cơ sở lý
thuyết. Thông tin
vĩ mô
- Thu thập thông tin Vĩ mô: tổng
hợp Luật bảo hiểm, các Nghị định
và Thông tư hướng dẫn.
- Thu thập thông tin các công ty
kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
thị phần, chiến lược, sản phẩm,
dịch vụ, tầm nhìn, sứ mệnh.
- Tìm kiếm tài liệu
trên internet
- Liên hệ doanh
nghiệp xin tài liệu
chiến lược đã được
công bố

- Tra cứu thông tin
trang Web của chính
phủ, của Hiệp hội bảo

hiểm Việt Nam
- Thông qua những
người bạn để xin tài liệu,
truy nhập trang
web:
- Sử dụng máy tính để
lấy dữ liệu
BƢỚC 3
Tổng hợp thông tin
về Công ty cổ phần
bảo hiểm BIDV và
đối thủ cạnh tranh
- Tổng hợp thông tin chung: quá
trình hình thành phát triển, thị
phần, giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm
nhìn
- Báo cáo tổng kết, báo cáo tài
chính
- Tổng hợp báo cáo ngành và
thông tin đối thủ cạnh tranh
- Tài liệu giới thiệu
về công ty và
website công ty.
- Trang Web của
Hiệp hội bảo hiểm
Việt Nam
()
- Trang Web chính
thức của các công
ty kinh doanh bảo

hiểm phi nhân thọ
- Sử dụng máy tính để
tra cứu thông tin.
- Lập bảng câu hỏi,
tổng hợp câu trả lời
BƢỚC 4
Phân tích và đánh
giá thông tin
- Phân tích và đánh giá chiến lược
hiện tại của Công ty bảo hiểm
BIDV trên cơ sở tài liệu đã thu
thập được
- Phân tích về môi trường vĩ mô:
- Phân tích về môi trường ngành:
- Phân tích SWOT
- Cập nhật thông tin áp dung vào mô hình
Delta Project và bản đồ chiến lược.
- Sử dụng mô hình PEST
- Sử dụng mô hình Porter
- Sử dụng phần mềm Word, Excel để thống kê
phụ lục.
BƢỚC 5
Hoàn thiện thực
trạng chiến lược
- Vẽ mô hình Delta Project và bản đồ
chiến lược để phản ánh đúng thực
trạng chiến lược của doanh nghiệp.
- Sử dụng mô hình Delta Project và bản đồ
chiến lược theo tài liệu của HELP.
- Căn cứ các nội dung thu thập thông tin, phân

12
doanh nghiệp và đề
xuất thay đổi
- Thu thập thông tin về một số công
ty bảo hiểm hàng đầu trên thế giới.
- Xác định một số quy định mới
của chính sách nhà nước về bảo
hiểm phi nhân thọ.
tích đánh giá của 4 bước trên đề đề xuất đổi
mới.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản
Để thực hiện việc nghiên cứu quản trị chiến lược của Công ty Bảo hiểm BIDV, tôi đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu tổng hợp sau đó vận dụng các mối quan hệ để thu thập tài liệu tài liệu sơ cấp thông qua
việc lập bảng câu hỏi để phỏng vấn, quan sát doanh nghiệp. Về tài liệu thứ cấp, tôi đã thu thập thêm một
số tài liệu về lĩnh vực bảo hiểm trên trang web của công ty, của các đối thủ cạnh tranh và một số báo cáo
đã được các doanh nghiệp phát hành công khai. Ngoài ra, tôi đã tổng hợp ý kiến đánh giá của các
chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm trên trang Web của Hiệp hội bao hiểm Việt
Nam để hỗ trợ thêm phần phân tích của cá nhân. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm để phân tích, đánh giá chiến lược, phương pháp so sánh, phương pháp
chuyên gia để phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phương pháp thu thập
thông tin chủ yếu là thu thập có chọn lọc những thông tin chính theo mô hình Delta project và bản đồ
chiến lược. Các công cụ hỗ trợ trực tiếp: kỹ thuật phân tích SWOT, mô hình PEST, mô hình 5 thế lực
cạnh tranh của M.PORTER để phân tích môi trường ngành, đối thủ cạnh tranh, cơ hội, thách thức của
doanh nghiệp. Một số hạn chế trong phương phương nghiên cứu: thiếu thời gian khảo sát thực tế, chưa
kiểm tra chính xác các dữ liệu thu thập được trong quá trình đánh giá, phân tích. Những thông tin thu
thập áp dụng vào mô hình Delta project và bản đồ chiến lược khó khăn do các công cụ này thường được
áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất.
3. Dữ liệu thông tin
3.1. Danh mục tài liệu dữ liệu thứ cấp: hoàn toàn sử dụng công cụ máy tính đề truy nhập internet tìm

tài liệu và những tài liệu đã có trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tại cơ quan công tác.
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2005
Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 quy định chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm và
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Tài liệu cam kết WTO về kinh doanh bảo hiểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
3.2. Dữ liệu sơ cấp:
Báo cáo công bố giới thiệu thông tin về Công ty bảo hiểm BIDV: cơ hội đầu tư đấu giá cổ phần lần đầu
Bảng câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục I)
Công ty bảo hiểm BIDV là công ty đại chúng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán nên các thông tin
13
của công ty luôn được cáo bạch thường xuyên, đảm bảo độ tin cậy.
3.3 Phân tích dữ liệu thu thập đƣợc
Trên cơ sở tài liệu thu thập được, tôi đã sử dụng một số công cụ sau để hỗ trợ, phân tích, đánh giá chiến
lược của Công ty bảo hiểm BIDV.
3.3.1. Sử dụng Mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô.
Mô hình sử dụng các yếu tố Chính trị - pháp luật; Kinh tế; Xã hội – dân số; Công nghệ và môi trường
Quốc tế để phân tích, đánh giá môi trường vĩ mô.
3.3.2.Sử dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER để phân tích môi trường ngành bảo hiểm
phi nhân thọ.

Hình 6: Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER
(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Malaysia)
3.3.3. Phân tích SWOT.
Mục đích chính của phân tích môi trường bên trong là nhận diện các nguồn tiềm năng đang có tạo ra lợi
thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
Tiến hành phân tích: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty bảo hiểm BIDV. Qua phân
tích SWOT từ đó để khai thác điểm mạnh, nắm bắt cơ hội vượt qua những thách thức, khắc phục điểm
yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh.







Năng lực
của
người
cung cấp
Sự ganh đua của
các công ty hiện có
Năng
lực của
khách
hàng
mua
Nguy cơ cạnh
tranh của sản
phẩm thay thế
Nguy cơ của các đối
thủ tiềm năng
14
CHƢƠNG IV: THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV
I. Giới thiệu Công ty Bảo hiểm BIDV
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) ra đời trên cơ sở
chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần
vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc (là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và

chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới (BIC) kể từ ngày 01/01/2006.
Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm sau 6 năm của liên doanh và kinh nghiệm hoạt động trên
thị trường tài chính hơn 50 năm qua của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, sau khi đi vào hoạt
động, BIC tiếp tục thực hiện chiến lược cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù
hợp trong tổng thể các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói của BIDV tới khách hàng.
Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện nay BIC đang đứng thứ 6/28 công ty bảo hiểm
phi nhân thọ về thị phần bảo hiểm gốc và là một trong những công ty bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trên thị trường trong 4 năm qua. BIC là công ty dẫn đầu thị trường về phát triển kênh
Bancassurance và các kênh mua/bán bảo hiểm trực tuyến (E-business). BIC cũng là công ty bảo hiểm
đầu tiên có mạng lưới hoạt động phủ kín tại thị trường Đông Dương. Hiện nay, LVI đã vươn lên đứng
thứ 2 về thị phần tại Lào và CVI đã đi vào hoạt động ổn định tại Campuchia.
Từ ngày 01/10/2010, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, BIC chính thức chuyển đổi sang mô hình
Tổng Công ty Cổ phần và tăng vốn điều lệ lên 660 tỷ đồng. 19 chi nhánh được chuyển đổi thành các
công ty thành viên hạch toán phụ thuộc. Hiện nay, BIC có 500 cán bộ nhân viên, phục vụ khách hàng tại
19 Công ty thành viên, hơn 70 Phòng kinh doanh và gần 1.000 đại lý bảo hiểm trên toàn quốc. Định
hướng phát triển của BIC là sẽ trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần lớn
nhất và được ưa thích nhất Việt Nam, duy trì vị trí 1 trong 2 trụ cột chính của hệ thống BIDV.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010.
Với tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ sau khi là thành viên của Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam (BIDV). Tổng doanh thu lũy kế đến 30/11/2010 toàn Tổng Công ty đạt 748,004 tỷ đồng, tăng
38% so với cùng kỳ năm 2009. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của BIC trong tháng 11/2010 có sự
khởi sắc sau tháng đầu tiên tập trung cho việc chuyển đổi mô hình hoạt động, đưa doanh thu phí bảo
hiểm lũy kế 11 tháng đạt 468,959 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009. Doanh thu hoạt động
đầu tư tài chính đạt 226,422 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tính riêng tháng 11 đạt 7,929 tỷ đồng, tăng 454% so với
tháng 10, đưa tổng lợi nhuận lũy kế 2 tháng sau chuyển đổi sang Tổng Công ty Cổ phần của BIC đạt
15
15,477 tỷ đồng.
Lợi nhuận tháng 11/2010 của BIC sụt giảm đáng kể so với tháng 10/2010 (giảm 50%) chủ yếu do Tổng
Công ty thực hiện trích lập lại khoản dự phòng 11,2 tỷ đồng giảm giá chứng khoán khoản đầu tư vào

BFI (phần dự phòng đã trích trước đây theo giá dưới mệnh giá đã được tính tăng vốn Nhà nước khi xác
định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định).
So với cùng kỳ năm 2009, vốn chủ sở hữu của BIC đã tăng 40%, đạt 677,748 tỷ đồng; Quỹ dự phòng
nghiệp vụ tăng 35%, đạt 231,304 tỷ đồng. (nguồn: báo cáo công bố tháng 11/2010 của BIC)
II. Định vị chiến lƣợc của Công ty Bảo hiểm BIDV
1. Lựa chọn chiến lược
Công ty Bảo hiểm BIDV xác định chiến lược trọng tâm là liên tục đổi mới dịch vụ làm gia tăng giá trị
khách hàng thông qua hệ thống các dịch vụ nổi trội, tiên tiến, nắm bắt tâm lý và nhu cầu thay đổi của
khách hàng trong nước và quốc tế. Vì vậy, công ty lựa chọn giải pháp sản phẩm tối ưu.
2. Tầm nhìn - Sứ mệnh
Tầm nhìn: Trở thành 1 trong 5 công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Việt Nam theo cả 3 tiêu chí:
vốn, thị phần và lợi nhuận, từng bước đa dạng hóa hoạt động. Xây dựng BIC trở thành thương hiệu bảo
hiểm uy tín, là hoạt động trụ cột chính trong Tập đoàn Tài chính BIDV.
Sứ mệnh: BIC sẽ là nhà quản lý rủi ro tài chính toàn diện cho khách hàng
3. Giá trị cốt lõi
Mục đích: xây dựng BIC trở thành thương hiệu bải hiểm có uy tín, hoạt động hiệu quả trên thị trường
bảo hiểm Việt Nam, không ngừng gia tăng tỷ trọng đóng góp trong hệ thống BIDV.
Giá trị cốt lõi: “Tận tâm cho sự an tâm” – xác định sự hiểu biết sâu sắc và đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của khách hàng là nên tảng của sự thành công; xây dựng văn hóa BÍC trên cơ sở lấy chính trực là kim
chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động; chia sẻ niềm tin, cơ hội và hệ thống giá trị mang lại cho các thành
viên; coi trọng sự sáng tạo, tài năng cá nhân và xác định đây là giá trị cốt lõi của sự thành công và
trường tồn của công ty.
III. Phân tích môi trƣờng ngành bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô
Sử dụng mô hình PEST phân tích môi trường vĩ mô.
Môi trường chính trị, luật pháp (P):
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật:
Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực nhằm tạo hành lang pháp lý chuẩn mực nhằm thúc đẩy các
doanh nghiệp phát triển: Ngành kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tiềm ẩn những rủi ro nhất định bắt buộc
doanh nghiệp phải đối mặt. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về kinh doanh

bảo hiểm, đầu tư vốn và hoạt động của công ty cổ phần, chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra,
16
việc thực thi chưa đạt hiệu quả cao nên khả năng chính sách của Nhà nước thay đổi luôn có thể xảy ra và khi
xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế (E):
Tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình trên 7%. Năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 5,32%, tốc độ lạm phát 6,88% (nguồn:báo cáo phát
triển kinh tế xã hội năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trong các diễn biến thất thường của nền
kinh tế, hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt trong tình hình
khó khăn, nhu cầu bảo hiểm tăng cao do thị trường có xu hướng tiến tới sự an toàn để hạn chế mức tối
thiểu rủi ro có thể gặp phải. Trong giai đoạn 2006-2009, tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm tăng
bình quân 19,1%. Cơ cấu tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm trong GDP tăng từ 1,42% năm 2006 lên
2,3% năm 2009 (nguồn:Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam).
Môi trường xã hội, dân số (S):
Tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc tại Việt Nam chiếm gần 50% tổng dân số. Xu hướng lựa chọn ngành
nghề liên quan tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ngày càng gia tăng ở độ tuổi trẻ. Các trường đào tạo đáp
ứng tốt nhu cầu đào tạo nhân lực cho lĩnh vực bảo hiểm.
Đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí trung bình toàn xã hội không ngừng được cải thiện. Điều
này là động lực, là thị trường tiềm năng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
Môi trường công nghệ (T):
Thực tế ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành bảo hiểm còn thấp. Việc nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng là một trong những đòi hỏi cấp bách nhằm hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ
bảo hiểm, mà trong đó, ứng dụng CNTT là yếu tố quan trọng.
Thách thức lớn đối với ngành bảo hiểm Việt Nam hiện nay là trình độ CNTT giữa các DN chưa đồng
đều và năng lực của đội ngũ nhân lực còn hạn chế. Theo các chuyên gia, do quy mô và tính chất hoạt
động của các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, nên mỗi doanh nghiệp cần có phương thức tổ chức
mạng lưới riêng của mình. Do vậy, mức độ sử dụng vốn đầu tư và trang bị kỹ thuật cũng rất khác nhau.
Có doanh nghiệp đầu tư theo hướng tập trung, có doanh nghiệp đầu tư theo hướng phân tán.
Môi trường quốc tế:
Nền kinh tế thế giới luôn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng trong trường hợp xẩy ra chiến tranh hay khủng

hoảng cục bộ tại một ngân hàng, hệ thống ngân hàng. Sự ảnh hưởng này sẽ nhanh chóng lan sang các
quốc gia, khu vực khác do quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng sâu rộng. Do vậy, môi trường
quốc tế ổn định là điều kiện khách quan, yếu tố chính để ngành bảo hiểm phi nhân thọ phát triển.
2. Xác định vị trí cạnh tranh
Cấu trúc ngành bảo hiểm phi nhân thọ: Hiện nay, cả nước có 50 công ty bảo hiểm, trong đó doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 28 doanh nghiệp, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 DN tái bảo

×