Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

GIÁO ÁN BÀI 34 SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT SINH HỌC 11 CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.88 KB, 13 trang )

GIÁO ÁN
BÀI 34: Sinh trưởng ở thực vật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng của thực vật
- Trình bày được đặc điểm các loại mô phân sinh
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật
- Giải thích được sự hình thành các vòng năm ở thân cây gỗ
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh thông qua tranh ảnh,
sơ đồ.
- Phát triển năng lực tư duy, khái quát hóa, kỹ năng hoạt động theo nhóm và khả
năng trình bày vấn đề trước lớp
3. Thái độ:
Biết được đặc tính sinh trưởng của giống, của các loài cây cũng như ảnh hưởng
của các nhân tố sinh thái bên ngoài để từ đó trồng cây cho đúng mật độ, khoảng cách, xen
canh hợp lí; có ý thức bón phân, tưới tiêu hợp lý, giữ môi trường ổn định.
II. Phương pháp dạy học:
- Hỏi đáp tìm tòi
- Quan sát tranh tìm tòi bộ phận
- Hoạt động theo nhóm
III. Thiết bị dạy học:
- Tranh phóng to: Hình 34.1; 34,3/ SGK
- Phiếu học tập nghiên cứu mục II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp:
- PHT tìm hiểu: “Các loại mô phân sinh”.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1-2 phút)
2. Tiến trình dạy học:
a. Đặt vấn đề
Sinh vật muốn tồn tại và phát triển phải luôn tiến hành trao đổi chất với môi


trường và có khả năng phản ứng đối với các kích thích của môi trường để thích nghi. Kết
quả của các quá trình đó là làm cho sinh vật lớn lên, phân hóa và phát sinh hình thái tạo
nên các cơ quan của cơ thể. Đó chính là quá trình sinh trưởng và phát triển. Vậy bản chất
của quá trình này là gì? Thầy cùng các em sẽ tìm hiểu qua CHƯƠNG III: SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mục A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở
THỰC VẬT
Để biết được quá trình sinh trưởng của thực vật được diễn ra như thế nào, và nó
chịu tác động của những nhân tố nào chúng ta sẽ đi vào Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở
THỰC VẬT
b. Dạy bài mới
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về
khái niệm sinh trưởng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái
niệm sinh trưởng
- GV: Cho biết hạt từ khi gieo
trồng đến khi tạo thành hạt mới
thì đã trải qua những giai đoạn
nào?
Em có nhận xét gì về sự thay đổi
kích thước của cây từ giai đoạn
nảy mầm đến trước khi ra hoa?
Vậy cơ sở tế bào học của hiện
tượng tăng lên về kích thước của
cây qua từng giai đoạn là gì?
Gv chính xác kiến thức: Do sự
tăng số lượng, kích thước của tế

bào thông qua quá trình phân
chia nguyên phân.
Hiện tượng trên ở thực vật được
gọi là sinh trưởng, vậy theo các
em, sinh trưởng là gì?
- GV chính xác hóa kiến thức,
ghi bảng.
- Hs trả lời: Nảy
mầm, mọc lá ở cây
non, lớn nhanh, ra
hoa, kết quả, tạo
hạt.
- Hs: Kích thước
các bộ phận của
cây tăng lên
- Hs suy nghĩ trả
lời
HS trả lời
I. Khái niệm:
- Sinh trưởng của thực
vật là quá trình tăng lên
về mặt kích thước
(chiều dài, bề mặt, thể
18
phút
Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Ngâm một số hạt đậu trong nước
một thời gian thấy kích thước
hạt tăng lên. Vậy đó có phải là
sinh trưởng không? Tại sao?

Gv chính xác kiến thức: Không
phải vì sự tăng kích thước khối
lượng hạt đậu ở đây là do hật hút
nước chứ số lượng tế bào không
tăng lên. Khi đem phơi khô thì
hạt trở lại trạng thái ban đầu.
Sự tăng lên về kích thước của
hạt đậu ở ví dụ này là một quá
trình thuận nghịch.
Vậy sinh trưởng có phải là quá
trình thuận nghịch không?
Quá trình sinh trưởng sẽ làm cho
cây gia tăng kích thước, quá
trình này được thể hiện qua hai
hình thức đó là sinh trưởng sơ
cấp và sinh trưởng thứ cấp. Hai
hình thức sinh trưởng này diễn ra
theo những cơ chế nào lại cho ra
kết quả gì? Chúng ta cùng đi vào
mục II: Sinh trưởng sơ cấp và
sinh trưởng thứ cấp?
Hoạt động 2: Sinh trưởng sơ
cấp và sinh trưởng thứ cấp
- GV: Như đã tìm hiểu ở trên,
sinh trưởng là quá trình gia tăng
về kích thước của cơ thể do tăng
số lượng và kích thước của tế
- Hs suy nghĩ trả
lời.
- Hs: Sinh trưởng

không phải là quá
trình thuận nghịch
tích) của cơ thể do tăng
số lượng và kích thước
của tế bào.
II. Sinh trưởng sơ cấp
và sinh trưởng thứ
cấp:
1.Các mô phân sinh:
bào, vậy thì liệu có phải tất cả
các tế bào của cơ thể thực vật
đều có khả năng phân chia và
lớn lên hay không?
- Gv: Trong cơ thể thực vật chỉ
có một nhóm tế bào có khả năng
phân chia và được gọi chung là
mô phân sinh, vậy mô phân sinh
là gì?
- Gv: Yêu cầu Hs quan sát hình
34.1 trả lời câu hỏi:
Mô phân sinh được chia làm
mấy loại? Đó là những loại nào?
Dựa vào tiêu chí nào để phân
loại?
- Gv: Để thấy được sự khác
nhau giữa 3 loại mô phân sinh
GV yêu cầu HS tiến hành thảo
luận nhóm hoàn thành nội dung
phiếu học tập số 1.
- Hết thời gian, Gv yêu cầu học

sinh trình bày nội dung PHT
- Gv chính xác kiến thức, treo tờ
nguồn PHT.
- Gv thông báo:
+ Hoạt động của các mô phân
sinh này sẽ làm cho cây cao lên
và to ra thông qua sinh trưởng
sơ cấp và thứ cấp. Đầu tiên
nghiên cứu hình thức sinh
trưởng sơ cấp của thực vật.
- HS suy nghĩ trả
lời.
- HS trả lời
- HS trả lời: dựa
vào vị trí và chức
năng.
- HS thảo luận
nhóm, hoàn thành
PHT
- Hs trình bày
- Mô phân sinh là nhóm
các tế bào chưa phân
hóa, duy trì được khả
năng nguyên phân.
- Mô phân sinh bao
gồm:
+ Mô phân sinh đỉnh
+ Mô phân sinh bên
+ Mô phân sinh lóng
- Gv thông báo, ghi bảng: Sinh

trưởng sơ cấp xảy ra chủ yếu ở
cây 1 lá mầm. Ở phần thân non
của cây 2 lá mầm cũng xảy ra
sinh trưởng sơ cấp.
Ví dụ: sinh trưởng ở cây lúa, cỏ,
ngô,
- GV yêu cầu Hs quan sát hình
34.2 “Sinh trưởng sơ cấp của
thân”, yêu cầu HS trả lời câu hỏi
lệnh trang 135 SGK:
+ Loại mô phân sinh nào tham
gia vào sinh trưởng sơ cấp?
+ Vị trí của sinh trưởng sơ cấp?
+ Kết quả của sinh trưởng sơ
cấp?
Qua các dữ kiện vừa phân tích,
hãy cho biết sinh trưởng sơ cấp
là gì?
- GV bổ sung: Sinh trưởng sơ
cấp ngoài diễn ra ở thân nó còn
có ở rễ nhờ hoạt động của mô
phân sinh ở phần đỉnh rễ. Các tế
bào ở đó sẽ giãn ra, phân chia từ
đó làm cho rễ dài ra.
- GV hoàn thiện kiến thức cho
HS ghi bài
- GV thông báo: Kết quả của sinh
trưởng sơ cấp sẽ làm cho thân cây
dài ra. Vậy thân cây to ra do đâu?
Chúng ta cùng nghiên cứu mục 3:

- HS trả lời:
+ Mô phân sinh
đỉnh
+ Mô phân sinh
đỉnh ở đỉnh thân và
chồi nách
+ Thân cây dài ra
Hs trả lời
- HS ghi bài
2.Sinh trưởng sơ cấp:
- Xảy ra chủ yếu ở cây
1 lá mầm và phần thân
non của cây 2 lá mầm.
- Sinh trưởng sơ cấp là
hình thức sinh trưởng
của thân và rễ theo
chiều dài do hoạt động
của mô phân sinh đỉnh
thân và đỉnh rễ.
Sinh trưởng thứ cấp, để tìm ra
câu trả lời.
- GV thông báo: Sinh trưởng thứ
cấp chỉ xảy ra ở cây hai lá mầm,
ở cây một lá mầm không tồn tại
hình thức sinh trưởng này.
- GV: Cho HS quan sát sình 34.3
“Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp
của cây thân gỗ”.
- GV thông báo: trên đây là hình
ảnh về “Sinh trưởng sơ cấp và

thứ cấp của cây thân gỗ”.
+ Một đoạn cây thân gỗ được
chia làm 3 phần: phần thân sinh
trưởng trong năm nay, sinh
trưởng năm ngoái và sinh trưởng
vào năm kia.
Như đã nói ở trên, phần thân
non của cây gỗ (cây 2 lá mầm)
sẽ cho ta cấu trúc sinh trưởng sơ
cấp.
- Sinh trưởng sơ cấp được thực
hiện nhờ mô phân sinh đỉnh.
MPS đỉnh hình thành nên mô
trước phát sinh, mô trước phát
sinh hoạt động cho ra mạch gỗ
sơ cấp ở trong và mạch rây sơ
cấp ở ngoài. Hoạt động của mô
phân sinh đỉnh còn cho ra tia
tủy, biểu bì.
- Như các em đã biết ở cây gỗ có
sự tăng đường kính của thân cây
liên tục từ năm này qua năm
khác, điều này có được là do quá
trình sinh trưởng thứ cấp, thể
hiện qua các giai đoạn sau:
+ Trong giai đoạn đầu của
STTC, các tế bào của mô trước
phát sinh còn lại hoạt động tạo
nên tầng sinh mạch. Hoạt động
của tầng sinh mạch tạo ra mạch

gỗ thứ cấp và mạch rây thứ cấp.
3.Sinh trưởng thứ
cấp:
- Xảy ra ở thực vật 2 lá
mầm
+ Mạch gỗ thứ cấp hình thành
đẩy mạch gỗ sơ cấp vào bên
trong, mạch rây thứ cấp hình
thành đẩy mạch rây sơ cấp ra
ngoài
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Lớp tế bào phía ngoài cùng được
tạo ra từ đâu?
- GV thông báo: Lớp tế bào
ngoài cùng gọi là tầng bần được
tạo ra do hoạt động của tầng
sinh bần. Bên ngoài vỏ cây 2 lá
mầm thường xù xì do sự tạo ra
lớp tế bào mới và thay thế các
lớp tế bào cũ.
- Tầng sinh mạch và tầng sinh
bần thuộc loại mô phân sinh
nào?
Kết quả của sinh trưởng thứ cấp
là gì?
- GV: Vậy sinh trưởng thứ cấp
là gì?
- GV hoàn thiện kiến thức cho
HS ghi bài
- GV giới thiệu mô hình “giải

phẫu thân cây gỗ”
Yêu cầu HS nghiên cứu hình
34.4 SGK, lên bảng chỉ và nêu
tên đúng các lớp của thân cây.
- HS trả lời: từ
tầng sinh bần.
- HS trả lời: Mô
phân sinh bên.
- HS trả lời: thân
cây to ra
Hs trả lời
Hs chỉ trên mô
hình, nêu tên.
- Sinh trưởng thứ cấp là
hình thức sinh trưởng
theo chiều ngang của
thân và rễ do hoạt động
của mô phân sinh bên.
- Cấu tạo của thân cây
gỗ gồm gỗ lõi (ròng)
màu sẫm ở trung tâm
của thân.
Vòng gỗ kế tiếp phía
- GV thông báo:
Cấu tạo của thân cây gỗ gồm:
- Gỗ lõi (ròng) màu sẫm ở trung
tâm, gồm các tế bào mạch gỗ
thứ cấp già đóng vai trò làm giá
đỡ.
- Kế tiếp là gỗ dác màu sáng

gồm các mạch gỗ thứ cấp trẻ vận
chuyển nước và muối khoáng
- Tầng ngoài cùng bao quanh
thân là vỏ.
Theo các em, người ta làm thế
nào để tính được tuổi của các
cây đại thụ.
Em nào có thể giải thích cụ thể
về cách tính này?
- GV cung cấp thông tin:
+ Trên mặt cắt ngang thân cây
gỗ có các vòng đồng tâm với
màu sắc sáng tối khác nhau.
+ Từ mùa xuân đến mùa hè, cây
sinh trưởng thuận lợi, hình thành
các mạch ống rộng hơn và thành
ống mỏng hơn tạo nên vòng
sáng.
+ Đến mùa thu - đông, thời tiết
khắc nghiệt hơn, hình thành các
thành ống dày hơn tạo nên vòng
tối.
Vậy từ đó thầy đưa ra 1 ví dụ:
- Một bạn học sinh quan sát mặt
cắt ngang qua một thân cây,
quan sát thấy có 5 vòng sáng và
5 vòng tối, theo các em cây gỗ
đó bao nhiêu tuổi?
Cách tính tuổi này chỉ mang tính
- HS: lắng nghe

Hs: Dựa vào vòng
gỗ hàng năm
Hs suy nghĩ trả lời
- HS trả lời
bên ngoài là gỗ dác
màu sáng.
Tầng ngoài cùng bao
quanh thân là vỏ.
chất tương đối.
Em nào có thể kể thêm ứng dụng
khác của vòng gỗ?
Gv bổ sung kiến thức: các loại
gỗ quí như đinh, lim bền chắc
nhưng không có “vân”, không
đẹp như gỗ lát hoa…
- GV chuyển ý: Cha ông ta có
câu: “Nhất nước, nhì phân, tam
cần, tứ giống”. Câu tục ngũ này
ám chỉ kinh nghiệm sản xuất
của cha ông ta từ xưa về các
nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của thực vật. Để hiểu rõ
về vai trò của các nhân tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng của thực
vật chúng ta cùng đi vào mục 4
Hoạt động 3: Các nhân tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng
Dựa vào nguồn gốc, người ta
chia các nhân tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng của thực vật ra 2

nhóm: nhân tố bên ngoài và bên
trong.
- Em nào có thể kể cho thầy một
số nhân tố bên trong ảnh hưởng
đến sinh trưởng của thực vật?
Gv bổ sung kiến thức:
Đặc điểm di truyền của từng loài
cây: có cây sinh trưởng nhanh,
có cây sinh trưởng chậm, ngoài
ra, tùy từng giai đoạn phát triển
của cây mà sự sinh trưởng cũng
diễn khác nhau.
Hs trả lời: làm đồ
trang trí.
- HS trả lời
4. Các nhân tố ảnh
hưởng đến sinh
trưởng:
a.Nhân tố bên trong:
Đặc điểm di truyền,
Hoocmon thực vật.
8
phút
- GV yêu cầu HS giải thích câu
nói của cha ông ta: “ Trẻ trồng
na già trồng chuối”
Gv: Na là cây ăn quả lâu năm,
sau nhiều năm trồng mới ra trái
trong khi đó, chuối là cây nhanh
lớn, nhanh ra hoa kết quả nên có

thể nhanh chóng hưởng thành
quả.
- GV thông báo : Hoocmon cũng
có tác dụng điều tiết tốc độ sinh
trưởng của cây, điều này chúng
ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở bài sau
- Bên cạnh những nhân tố bên
trong, những nhân tố bên ngoài
cũng có ảnh hưởng rất mạnh mẽ
đến sinh trưởng của thực vật.
Em nào có thể kể tên các nhân tố
bên ngoài ảnh hưởng đến sinh
trưởng của Thực vật?
Phân chia mỗi tổ một nhân tố,
nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Vai trò của nhân tố đó đối với
cây?
+ Đối với nhân tố đó phải làm gì
để cây sinh trưởng tốt?
- Gv bổ sung thông tin:
+ Nhiệt độ là điều kiện sống rất
quan trọng đôi với thực vật.
Nhiệt độ có vai trò quyết định
pử giai đoạn nảy mầm của hạt,
chồi.
+ Nước là nguyên liệu trao đổi
chất ở cây, nó là nhân tố tác
động lên hầu hết các giai đoạn
của cây.
Hs suy nghĩ

- HS trả lời
Các thành viên
trong tổ nghiên
cứu, trả lời câu hỏi
b. Nhân tố bên ngoài:
- Nhiệt độ
- Hàm lượng nước
- Ôxi
- Ánh sáng
- Dinh dưỡng khoáng
+ Oxi cần cho sự sinh trưởng
của thực vật. Nồng độ oxi giảm
xuống dưới 5% thì sinh trưởng
bị ức chế.
+ Ánh sáng ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng về 2 mặt: thông qua
quang hợp và biến đổi hình thái.
+ Dinh dưỡng khoáng: thiếu các
nguyên tố dinh dưỡng cần thiết,
sinh trưởng của cây bị ức chế,
thậm chí bị chết. Vd: thiếu nito
gây vàng lá, thiếu kali làm cho
cỗ rễ thường bị gãy …
- GV: Vậy chúng ta cần vận
dụng những gì vào trong trồng
trọt để thu được năng suất tốt?
Quay trở lại câu tục ngữ ở trước
đó, theo em, vào thời điểm bây
giờ, việc xếp thứ tự các nhân tố
đó có còn đúng nữa k?

Gv thông báo: Hiện nay, nước,
phân bón và kỹ thuật canh tác
chúng ta có thể chủ động được,
do đó, nhân tố giống đang được
đặt lên hàng đầu.
Hs trả lời.
Hs suy nghĩ trả lời
3. CỦNG CỐ: (7 phút)
Câu 1: Vì sao những cây như ngô, lúa…thân cây thường có tiết diện nhỏ?
Trả lời: Do ngô, lúa là cây 1 lá mầm nên chúng chỉ có sinh trưởng sơ cấp, không
có sinh trưởng thứ cấp nên thân của chúng có tiết diện nhỏ.
Câu 2: Thân cây 1 lá mầm như cau, dừa có to ra hay k? Vì sao?
Trả lời: Có nhưng chỉ 1 mức độ nào đó trong giới hạn của loài, việc to ra của thân
không phải do các tế bào phân chia mà do sự lớn to lên của tế bào.
Lớp:……………
Nhóm:…………
PHIẾU HỌC TẬP
(Dành cho Mục II.1. Các mô phân sinh)
*******************
Nghiên cứu thông tin mục II.1 kết hợp quan sát hình 34.1(trang 134/SGK) cùng
với những kiến thức đã được học các em hãy hoàn thành nội dung phiếu học tập “Các
loại mô phân sinh” sau:
Các mô phân sinh Đối tượng Phân bố (vị trí) Chức năng
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên (gồm
tầng sinh bần và tầng
sinh mạch)
Mô phân sinh lóng
Lớp:……………
Nhóm:…………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Dành cho Mục II.1. Các mô phân sinh)
*******************
Nghiên cứu thông tin mục II.1 kết hợp quan sát hình 34.1(trang 134/SGK) cùng
với những kiến thức đã được học các em hãy hoàn thành nội dung phiếu học tập “Các
loại mô phân sinh” sau:
Các mô phân sinh Đối tượng Phân bố (vị trí) Chức năng
Mô phân sinh đỉnh
Cây một lá mầm
và hai lá mầm
Chồi đỉnh, chồi nách và
đỉnh rễ
Làm cho thân và rễ
cây dài ra
Mô phân sinh bên
(gồm tầng sinh bần
và tầng sinh mạch)
Cây 2 lá mầm
Được sinh ra từ mô
phân sinh đỉnh, phân bố
theo hình trụ hướng ra
phần ngoài của thân, rễ
Làm tăng độ dày
của thân, rễ
Mô phân sinh lóng Cây 1 lá mầm
Tại các mắt của cây một
lá mầm
Gia tăng sự sinh
trưởng chiều dài
của lóng

×