Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 34 Sinh học 11 Căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.85 KB, 3 trang )

Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên
GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết

CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
BÀI 34. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về sing trưởng và phát triển của cơ thể thực vật.
- Chỉ rõ những mô phân sinh nào của thực vật Một lá mầm và Hai lá mầm là
chung và những mô phân sinh nào là riêng.
2. Kỹ năng và thái độ:
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp.
- Giải thích được sự hình thành vòng năm.
II. Phương tiện dạy học:
- Một số tranh vẽ một số hình 34.1
III. Tiến trình lên lớp:
1. Phần mở bài.
- Giáo viên dùng tranh hay phác hoạ hình 34.1 SGK rồi hỏi hoc sinh:
? quá trình từ hạt trở thành cây non là gì?
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Cho HS đọc muc I.
Thế nào là sinh trưởng?
Có mấy loại mô phân sinh?
Thế nào là mô phân sinh?
thế nào là mô phân sinh đỉnh?
I. Khái niệm chung về sinh trưởng của


thực vật.
- Sinh trưởng: tăng số lượng, khối lượng và
kích thước tế bào làm cây lớn lên.
II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ
cấp.
1. Các mô phân sinh.
Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên
GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11
Vd?
Thế nào là mô phân sinh bên?
VD?
Thế nào là mô phân sinh lóng?
VD?
Thế nào là sinh trưởng sơ cấp?
Vd?
Thế nào là sinh trưởng thứ cấp?
Vd?
Nêu những yếu tố bên trong có thể ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của cây?
Nêu những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến
sự phát triển của cây?
VD?
- Mô phân sinh đỉnh: là mô phân sinh sơ cấp,
định cư tại chồi đỉnh (chồi tận cùng) và tại
chồi nách của thân (cành) và tại đỉnh rễ.
- Tầng phát sinh (mô phân sinh bên): được
sinh ra từ mô phân sinh đỉnh và phân bố theo
hình trụ, tạo nên sinh trưởng thứ cấp làm tăng
độ dày của cây.
- Mô phân sinh lóng: phân bố tại các mắt của

thân thực vật một lá mầm. Mô phân sinh lóng
gia tăng sự sinh trưởng chiều dài của lóng.
2. Sinh trưởng sơ cấp.
Sinh trưởng sơ cấp của cây là sinh trưởng làm
tăng chiều dài của thân và của rễ do hoạt động
phân bào nguyên phân của mô phân sinh đỉnh
thân và đỉnh rễ.
3. Sinh trưởng thứ cấp.
Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ do tầng
phát sinh mạch dẫn (mô phân sinh bệnh) hoạt
động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra các lõi
gỗ, gỗ dác, mạch rây.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.
a. Yếu tố bên trong:
- Đặc điểm di truyền, các thời sinh trưởng
của các giống, loài cây.
- Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh
trưởng của cây.
b. Yếu tố bên ngoài: đìêu kiện tự nhiên và
biện pháp canh tác.
- Nhiệt độ: là điều kiện sống rất quan trọng
Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên
GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11
đối với thực vật.
VD: SGK.
- Nước: tác động lên hầu hết các giai đoạn
nảy mầm, ra hoa, tạo quả và hoạt động hướng
nước của cây. Là nguyên liệu cho quá trình
trao đổi chất.
-Ánh sáng:

+ thông qua ánh hưởng đến quang hợp.
+ Phát sinh hình thái.
- Ôxi: cần cho sự sinh trưởng của thực vật.
- Dinh dưỡng khoáng: nếu thiếu các nguyên
tố dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là thiếu nitơ
sinh trưởng của cây bị ức chế, thậm chí chết.
3. Củng cố:
- Học sinh đọc nội dung SGK trong khung cuối bài
- Học sinh làm rõ được sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp
4. Dặn dò:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
RÚT KINH NGHIỆM




Ngày , tháng , 2010
Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×