Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

nghiên cứu sự đa dạng các loài bò sát (reptilia) ở phường chiềng cơi, thành phố sơn la tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 56 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGHIÊM THỊ MINH PHƢỢNG





NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI BÒ SÁT
(REPTILIA) Ở PHƢỜNG CHIỀNG CƠI, THÀNH PHỐ
SƠN LA, TỈNH SƠN LA






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Sơn La, năm 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGHIÊM THỊ MINH PHƢỢNG





NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI BÒ SÁT
(REPTILIA) Ở PHƢỜNG CHIỀNG CƠI, THÀNH PHỐ
SƠN LA, TỈNH SƠN LA






Chuyên ngành: TN2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Văn Nhã



Sơn La, năm 2014

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ từ các tổ chức
và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn tới:
Phòng Đào tạo Đại học, phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lƣợng giáo dục,
Ban chủ nhiệm khoa Sinh – Hóa đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài.
UBND phƣờng Chiềng Cơi đã cung cấp cho tôi các thông tin về vị trí địa lí,
địa hình, khí hậu, thủy văn, dân số… giúp tôi hoàn thành đề tài.
Các thầy, cô bộ môn Động vật – Sinh thái đã cung cấp những kiến thức quý
báu để tôi hoàn thành đề tài.
Tập thể lớp K51 ĐHSP Sinh – Hóa cùng với ngƣời dân ở phƣờng Chiềng
Cơi đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu mẫu vật.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy Phạm Văn Nhã ngƣời
đã hƣớng dẫn tận tình cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ về mặt vật chất
và tinh thần để tôi hoàn thành đề tài.
Đề tài của tôi đã hoàn thành nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót,
tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh
viên để đề tài của tôi đƣợc hoàn thiện.

Sơn La, ngày 14 tháng 5 năm 2014
Tác giả đề tài

Nghiêm Thị Minh Phƣợng




DANH LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết
Đọc
ĐHSP
Đại học sƣ phạm
et al.
Cộng sự
KVNC
Khu vực nghiên cứu
L/R
Trái/phải
n
Số lƣợng mẫu
nnk
Những ngƣời khác
nxb
Nhà xuất bản
TB ± SD
Trung bình ± Độ lệch chuẩn
tr
Trang
UBND
Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Nội dung nghiên cứu 2

5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài 2
6. Đóng góp của đề tài 2
7. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu ở Việt Nam, ở Sơn La và ở phƣờng Chiềng
Cơi 3
7.1. Sơ lƣợc hƣớng nghiên cứu bò sát ở Việt Nam 3
7.2. Tổng quan nghiên cứu bò sát ở Sơn La 4
7.3. Tổng quan nghiên cứu bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi 5
8. Địa điểm, thời gian, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 7
8.1. Địa điểm nghiên cứu 7
8.2. Thời gian nghiên cứu 9
8.3. Đối tƣợng nghiên cứu 9
8.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
8.4.1. Nghiên cứu trên thực địa 9
8.4.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 11
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
CHƢƠNG I. THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT Ở PHƢỜNG CHIỀNG CƠI 17
1. Danh sách thành phần loài 17
2. Nhận xét về sự đa dạng cấu trúc thành phần loài bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi. 18
3. Số loài bò sát quý hiếm ở phƣờng Chiềng Cơi 20
4. Những ghi nhận mới cho KVNC và Sơn La 21
CHƢƠNG II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI BÒ SÁT Ở PHƢỜNG
CHIỀNG CƠI 22

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
1. Kết luận 41
1.2. Đặc điểm hình thái 41
2. Kiến nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ



Các bảng

Bảng 1. Thời gian và địa điểm khảo sát thu mẫu 9
Bảng 2. Các chỉ tiêu hình thái nhóm thằn lằn 11
Bảng 3. Các chỉ tiêu hình thái nhóm rắn 13
Bảng 4. Các chỉ tiêu hình thái nhóm rùa 13
Bảng 5. Danh sách thành phần loài bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi 17
Bảng 6. Sự đa dạng cấu trúc thành phần loài bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi. 18
Bảng 7. Danh sách các loài bò sát quý, hiếm ở phƣờng Chiềng Cơi 20




Các hình

Hình 1. Vị trí các điểm thu mẫu 6
Hình 2. Vị trí các tấm trên đầu, lỗ đùi và kiểu chi ở nhóm thằn lằn 14
Hình 3. Đặc điểm hình thái và cách đếm vảy thân ở rắn…………………….15
Hình 4. Vị trí tấm sừng trên mai rùa 16



Biểu đồ


Biểu đồ 1. Tỷ lệ % số giống, loài bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi 19





1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Sơn La gồm 7 phƣờng và 5 xã
[35]
. Trong đó Chiềng Cơi là một
trong 7 phƣờng thuộc thành phố. Chiềng Cơi có địa hình tƣơng đối phức tạp,
mang nét đặc trƣng của vùng núi Tây Bắc với nhiều rừng, núi xen giữa là những
phiêng bãi có thể sản xuất và xây dựng nhà cửa
[21]
.
Do Chiềng Cơi là 1 đơn vị hành chính thuộc thành phố, ngành lâm nghiệp
không phải là ngành chủ đạo, thêm vào đó tổng diện tích đất tự nhiên không lớn,
địa hình núi đá nhiều nên diện tích rừng hạn chế. Năm 2010 toàn phƣờng có
432,20 ha rừng các loại, độ che phủ đạt 38,42 %. Rừng của phƣờng chủ yếu là
rừng phòng hộ (rừng tre, nứa)
[21]
.
Cùng với sự phát triển kinh tế của phƣờng Chiềng Cơi trong những năm
gần đây là sự suy giảm và thu hẹp các hệ sinh thái tự nhiên do các hoạt động
chặt phá rừng, đốt nƣơng làm rẫy của nhân dân trong phƣờng đã có những ảnh
hƣởng trực tiếp đến sự đa dạng của các loài bò sát trong khu vực này
[21]
.
Bò sát không chỉ là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, mà chúng còn
có vai trò trong sản xuất nông nghiệp là tiêu diệt một số loài côn trùng có hại
cho cây trồng. Ngoài ra một số loài còn là dƣợc liệu quý, làm thực phẩm, làm
cảnh, chỉ thị môi trƣờng Chính vì vậy mà hiện nay bò sát đang là đối tƣợng
bị nhân dân địa phƣơng khai thác săn bắt dẫn đến số lƣợng và sự đa dạng về

thành phần loài bị giảm sút nghiêm trọng, thậm chí một số loài đang đứng
trƣớc nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu sâu và
toàn diện để có những dẫn liệu đầy đủ về khu hệ bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi,
đề xuất đƣợc các giải pháp hữu hiệu trong việc bảo tồn và phát triển bền vững
tài nguyên động vật nơi đây.
Cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào về thành phần loài bò
sát ở khu vực phƣờng Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Chính vì
những lí do nhƣ trên nên tôi tiến hành “Nghiên cứu sự đa dạng các loài bò sát
(Reptilia) ở phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La”

2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định sự đa dạng về thành phần loài bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi.
- Mô tả đặc điểm hình thái đặc trƣng của bò sát đã đƣợc ghi nhận ở phƣờng
Chiềng Cơi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu và thông tin có liên quan đến đề tài.
- Thu thập mẫu thuộc các loài bò sát ở KVNC.
- Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
- Xử lí số liệu thống kê, phân tích và bàn luận.
- Trình bày và viết đề tài.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các loài bò sát ghi nhận ở phƣờng
Chiềng Cơi.
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học mang
tính hệ thống về đặc điểm khu hệ bò sát ở KVNC.
- Ý nghĩa thực tiễn:

Đây là cơ sở khoa học có giá trị đối với địa phƣơng trong việc quy hoạch
và bảo tồn các loài bò sát.
6. Đóng góp của đề tài
- Lập đƣợc danh sách gồm 18 loài bò sát, thuộc 5 họ, 12 giống, 1 bộ cho
phƣờng Chiềng Cơi.
- Bổ sung dẫn liệu về hình thái đặc trƣng của một số loài bò sát ở phƣờng
Chiềng Cơi.
- Bổ sung 2 loài cho danh lục các loài bò sát của tỉnh Sơn La.

3
7. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu ở Việt Nam, ở Sơn La và ở phƣờng
Chiềng Cơi
7.1. Sơ lược hướng nghiên cứu bò sát ở Việt Nam
Lƣợc sử nghiên cứu bò sát ở Việt Nam có thể phân ra thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất: tính từ năm 1954 trở về trƣớc với chủ yếu là các công
trình nghiên cứu của ngƣời nƣớc ngoài. Một trong số đó là Tuệ Tĩnh (1623? –
1713) đã liệt kê 499 vị thuốc nam trong đó có 11 loài bò sát
[20]
.
Giai đoạn thứ hai: bắt đầu từ năm 1954 đến năm 1975: Là giai đoạn các
nhà khoa học và sinh viên các trƣờng đại học của Việt Nam tham gia nghiên cứu
và thu đƣợc nhiều kết quả.
Cả 2 giai đoạn này chủ yếu tập trung nghiên cứu điều tra xác định thành
phần loài bò sát.
Giai đoạn thứ 3: đƣợc tính từ năm 1975 trở lại đây, tập trung vào hai
hƣớng nghiên cứu chính.
* Hướng thứ nhất là điều tra phân loại bò sát:
Năm 1979, Đào Văn Tiến đã tổng hợp và xây dựng khoá định loại cho 77
loài thằn lằn ở Việt Nam
[17]

.
Năm 1981, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc thống kê đƣợc 159
loài bò sát
[5]
.
Năm 1981, 1982, Đào Văn Tiến thống kê đƣợc 165 loài rắn
[18, 19]
.
Năm 1985, Viện Sinh Thái và tài nguyên sinh vật trong báo cáo “Báo cáo
kết quả điều tra động vật ở Việt Nam” thống kê đƣợc 260 loài bò sát.
Năm 1992, Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang công bố công trình về khu hệ
động vật địa lý học của bò sát và lƣỡng cƣ Việt Nam
[6]
.
Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc thống kê đƣợc 258 loài bò sát ở
Việt Nam
[12]
.
Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trƣờng thống
kê đƣợc ở Việt Nam có 296 loài bò sát
[13]
.
Năm 2007, trong “Động vật chí Việt Nam – phân bộ rắn”, Nguyễn Văn
Sáng đã thống kê, mô tả và lập khóa định loại cho 149 loài rắn
[15]
.

4
Năm 2009, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quang Trƣờng đã
thống kê đƣợc 368 loài bò sát

[27]
.
Tháng 7/2010, số lƣợng các loài bò sát ở Việt Nam đã đƣợc xác định với
385 loài bò sát (Thomas Ziegler, Truong Quang Nguyen, 2010)
[28]
.
Tháng 5/2014, theo the reptile database, tống số loài bò sát ở Việt Nam
khoảng 422 loài
[36]
.
Nhìn chung từ năm 1975 đến nay, những công trình nghiên cứu thành phần
loài bò sát ngày càng nhiều. Các kết quả nghiên cứu đƣợc công bố trên các Tạp
chí khoa học trong nƣớc, Kỉ yếu Hội thảo quốc gia, và thời gian gần đây nhiều
công trình đƣợc đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, trong đó có
sự hợp tác của nhiều chuyên gia quốc tế.
* Hướng thứ hai nghiên cứu về sinh học và sinh thái học
Với sự dẫn dắt của GS.TSKH Trần Kiên, nhiều hƣớng nghiên cứu về sinh thái
học của bò sát đã đƣợc triển khai nghiên cứu. Cụ thể, Trần Kiên và Lê Nguyên
Ngật (1984, 1989, 1991, 1992) nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học
của Rắn hổ mang nuôi trong lồng. Nguyễn Văn Sáng (1988) về khả năng nuôi
Tắc kè. Lê Nguyên Ngật (1982) về độ tuổi của Rắn nƣớc, năm 1993 về tập tính
ăn mồi của Rắn hổ mang non. Ngô Đắc Chứng về đặc điểm quần thể Nhông cát
ở Thừa Thiên – Huế (1986, 1990, 1992, 1993). Trần Kiên và Hoàng Nguyễn
Bình (1989, 1991, 1993) về sinh thái học Rắn hổ mang. Đinh Thị Phƣơng Anh
(1993) về đặc điểm sinh thái học của Rắn ráo trƣởng thành. Trần Kiên và Ngô
Thái Lan (2001, 2002, 2006) về đặc điểm sinh học và sinh thái học của Thạch
sùng đuôi sần và Thạch sùng đuôi cụt,
[8, 9, 11]
. Bƣớc đầu kết quả nghiên cứu
theo hƣớng này đã góp phần xây dựng nhiều quy trình nhân nuôi một số loài bò

sát có giá trị kinh tế và một số loài quý, hiếm có giá trị bảo tồn.
7.2. Tổng quan nghiên cứu bò sát ở Sơn La
Năm 2007, Lê Nguyên Ngật, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha đã xác
định đƣợc 48 loài bò sát
[7]
. Năm 2009, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và
Nguyễn Quang Trƣờng đã xác định đƣợc 69 loài bò sát
[27]
.

5
Theo Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật (trong Lê Xuân Huệ và nnk,
2009) và Nguyễn Văn Sáng (trong Lê Trần Chấn, 2012) ở Copia có 36 loài bò
sát thuộc 12 họ, 2 bộ
[3, 4]
.
Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc và nnk đã thống kê đƣợc ở Khu bảo tồn
thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La có 45 loài bò sát, thuộc 35 giống, 13 họ, 2 bộ
[10]
.
Năm 2013, Trịnh Thị Thƣơng và nnk đã thống kê đƣợc ở Khu bảo tồn thiên
nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La có 33 loài bò sát thuộc 28 giống, 10 họ, 1 bộ
[16]
.
7.3. Tổng quan nghiên cứu bò sát ở phường Chiềng Cơi
Cho đến nay chƣa có một nghiên cứu nào về sự đa dạng loài bò sát ở
phƣờng Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

6
Hình 1. Vị trí các điểm thu mẫu




Ghi chú: : Điểm thu mẫu

7
8. Địa điểm, thời gian, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Địa điểm nghiên cứu: Phƣờng Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
- Vị trí địa lý:
Chiềng Cơi nằm ở phía Đông Nam của thành phố Sơn La, có vị trí giáp
ranh nhƣ sau:
+ Phía Đông giáp phƣờng Quyết Tâm, phƣờng Quyết Thắng, phƣờng Tô
Hiệu – thành phố Sơn La
[21]
.
+ Phía Tây giáp xã Hua La, xã Chiềng Cọ, phƣờng Chiềng An – thành phố
Sơn La
[21]
.
+ Phía Bắc giáp phƣờng Chiềng An, phƣờng Chiềng Lề – thành phố
Sơn La
[21]
.
+ Phía Nam giáp phƣờng Quyết Tâm, xã Hua La – thành phố Sơn La
[21]
.
Chiềng Cơi bao gồm 8 bản, 4 tiểu khu: bản Chậu, bản Bó Ẩn, bản Buổn,
bản Mé, bản Là, bản Pột, bản Coóng Nọi, bản Nà Cọ, Tiểu khu 1, Tiểu khu 2,
Tiểu khu 3, Tiểu khu 4
[21]

.
+ Tọa độ địa lý: 21°18’ đến 21°20’ vĩ độ Bắc
[21]
.
103°54’ đến 103°57’ kinh độ Đông
[21]
.

- Địa hình:
Chiềng Cơi có địa hình tƣơng đối phức tạp, mang nét đặc trƣng của vùng
núi Tây Bắc với những dãy núi trùng điệp, xen giữa là những phiêng bãi có
thể sản xuất và xây dựng nhà cửa. Địa hình có độ cao trung bình 720 m so với
mực nƣớc biển đƣợc chia thành 2 dạng chính nhƣ sau:
+ Địa hình đồi núi: Độ cao từ 600 – 925,9 m so với mực nƣớc biển: đây
là dạng địa hình chính phân bố ở hầu hết các nơi trên lãnh thổ trong đó những
khu vực núi cao điển hình là khu vực dọc ranh giới xã Hua La, xã Chiềng Cọ
và khu cấm K4
[21]
.
+ Địa hình phiêng bãi: Độ cao dƣới 600 m so với mực nƣớc biển. Đây là
một số phiêng, bãi đƣợc hình thành ở suối Nậm La và các nhánh suối của nó
phân bố ở các bản Bó Ẩn, bản Buổn, bản Pột
[21]
.


8
- Khí hậu:
+ Chiềng Cơi mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng miền núi
phía Bắc với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều (mùa mƣa)

kéo dài từ đầu tháng đến tháng 9, lƣợng mƣa chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm,
tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa đông lạnh và khô (mùa khô) kéo dài từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lƣợng mƣa nhỏ chỉ chiếm 20% cả năm.
[21]
+ Nhiệt độ trung bình năm là 21,5°C
[21]
.
+ Lƣợng mƣa trung bình: 1444 mm/năm
[21]
.
- Thủy văn:
Trên địa bàn phƣờng Chiềng Cơi không có con sông nào chảy qua, chỉ có 1
suối duy nhất là suối Nậm La cùng hệ thống khe nhỏ dẫn nƣớc từ các khe núi
chảy ra Nậm La và chảy ra những cánh đồng lúa. Thêm vào đó do địa hình dốc,
khả năng lƣu giữ thấp nên lƣu lƣợng dòng chảy biến động theo mùa. Mùa mƣa
lƣu lƣợng nƣớc và tốc độ dòng chảy lớn, mùa khô lƣợng nƣớc giảm gây nhiều
khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
[21]
.
- Khu hệ động, thực vật:
Về thực vật:
Thảm thực vật tự nhiên thƣa thớt do hiện tƣợng đốt nƣơng làm rẫy, khai
thác bừa bãi trên khu vực núi đá. Cho đến nay diện tích rừng của phƣờng đang
trong giai đoạn tái sinh nên độ che phủ thấp, trữ lƣợng không cao
[21]
.
Về động vật:
Các loài động vật không còn phong phú do các hoạt động săn, bắt trƣớc
đây. Hiện nay chỉ còn 1 số loài chim, thú và 1 số loại bò sát khác
[21]

.
- Dân số:
Dân số toàn phƣờng năm 2010 là 5018 ngƣời với quy mô hộ 4 ngƣời/hộ. Mật
độ dân số trung bình 446 ngƣời/km
2
, dân số sống phân tán, rải rác trên toàn phƣờng,
tập trung đông ở trung tâm phƣờng và dọc theo các trục đƣờng chính
[21]

- Đời sống:
Chiềng Cơi là phƣờng đa số các hộ nông nghiệp, toàn phƣờng có 12 bản,
Tiểu khu. Trong 5 năm qua phƣờng đã có những chuyển biến đáng kể, đời sống
vật chất và tinh thần của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng lên
[21]
.

9
8.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài dự kiến đƣợc thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014, chia làm
các giai đoạn:
- Trong tháng 9/2013: Thu thập thông tin liên quan đến đề tài và xây dựng
đề cƣơng.
- Từ cuối tháng 9/2013 – đầu 5/2014: tiến hành thu mẫu theo 5 đợt nhƣ sau:
Bảng 1. Thời gian và địa điểm khảo sát thu mẫu
Đợt nghiên
cứu
Thời gian
Số ngày
Địa điểm nghiên cứu
1

Tháng 9/2013
3
Bản Nà Cọ, Bản Pột
2
Tháng 10/2013
3
Tiểu khu 4, Tiểu khu 3
3
Tháng 11/2013
3
Tiểu khu 4, Bản Là
4
Tháng 4/2014
5
Bản Buổn, Tiểu khu 4
5
Tháng 5/2014
3
Bản Nà Cọ, Bản Chậu

- Tháng 4 – 5/2014: Viết và bảo vệ đề tài.
Ngoài thời gian thực địa, tiến hành tham khảo các tài liệu và phân tích mẫu
tại phòng thí nghiệm khoa Sinh – Hóa, trƣờng Đại học Tây Bắc.
8.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các loài bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi, thành phố
Sơn La, tỉnh Sơn La.
8.4. Phương pháp nghiên cứu
8.4.1. Nghiên cứu trên thực địa
* Công tác chuẩn bị khi đi thực địa
- Lập các tuyến khảo sát gồm nhiều sinh cảnh khác nhau nhƣ: Rừng tái

sinh, khu vực quanh dân cƣ, đồng ruộng, ao hồ.
Dựa trên địa hình và trục đƣờng giao thông của phƣờng, tôi chia ra các
tuyến khảo sát và thu mẫu nhƣ sau:
+ Từ Quốc lộ 6 qua bản Nà Cọ rồi đi bản Chậu qua bản Pột.
+ Từ Quốc lộ 6 đi bản bản Buổn qua bản Là qua Tiểu khu 4 rồi Tiểu khu 3.

10
+ Một số tuyến đƣờng trong khu dân cƣ.
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết nhƣ: Máy ảnh, vợt, kẹp, gậy bắt rắn, gậy
có móc, găng tay, túi vải, giấy can, phiếu, bút chì, hóa chất bảo quản (foocmoon
hoặc cồn) và các đồ dùng cá nhân cần thiết.
- Sử dụng các hƣớng dẫn định loại nhanh ngoài thiên nhiên có ảnh màu minh
họa nhƣ: Herpetofauna of Vietnam (Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc, Nguyen
Quang Truong, 2009), A field guide to the Reptiles of Thailand & South – East
Asia (Indraneil Das, 2010). Nhận dạng một số loài bò sát ở Việt Nam (Nguyễn Văn
Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Vũ Khôi, 2005
[14, 23, 27]
.
* Phƣơng pháp điều tra cộng đồng địa phƣơng
Do bò sát là đối tƣợng thƣờng xuyên bị săn bắt nên công tác điều tra phỏng
vấn qua cộng đồng địa phƣơng sẽ giúp ích nhiều cho việc bổ sung thông tin,
hoặc thẩm định lại thông tin về đối tƣợng nghiên cứu.
- Đối tƣợng phỏng vấn là ngƣời dân sống ở bản, chủ yếu là đàn ông.
- Việc điều tra đƣợc tiến hành linh hoạt và có sự chuẩn bị kĩ lƣỡng về câu
hỏi và bộ hình ảnh mầu các loài bò sát dùng trong phỏng vấn.
* Phƣơng pháp thu mẫu
- Tiến hành thu mẫu vào ban ngày bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣng chủ
yếu bắt bằng tay, ngoài ra có thể sử dụng gậy có móc, kẹp đối với rắn.
- Trên tuyến khảo sát phát hiện bằng cách quan sát sinh cảnh, xác lột, chụp
ảnh di vật nhƣ bình rƣợu ngâm các loài bò sát trong dân.

- Dùng gậy khua động, vạch tìm bò sát ở trong hang hốc, bụi cây, khe đá
vào ban ngày.
- Mẫu mô đƣợc bảo quản trong ống nhựa cồn 95% và ƣớp lạnh để sử dụng
cho phân tích ADN khi cần thiết.
* Phƣơng pháp xử lý mẫu thu đƣợc
- Bò sát sau khi bắt đƣợc đựng trong túi vải, tùy đối tƣợng to nhỏ khác
nhau mà đựng trong các túi to nhỏ khác nhau.
- Ghi chép thông tin cần thiết nhƣ: giờ, ngày, tháng, năm, tên loài (nếu biết)
địa điểm, sinh cảnh, hình thái bên ngoài của mẫu.

11
- Chụp ảnh mẫu.
- Làm chết mẫu băng cách cho mẫu vào lọ đựng, bông tẩm ethyacetate.
- Đeo nhãn thực địa cho từng mẫu.
- Định hình mẫu trong cồn 80 – 90% trong vòng 24 giờ.
- Sau đó bảo quản mẫu trong dung dịch cồn 70
0
.
8.4.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
* Chuẩn bị dụng cụ
Các dụng cụ thí nghiệm cần thiết nhƣ: thƣớc pamel, thƣớc dây.
* Phân tích các số liệu hình thái
Chúng tôi tiến hành đo, đếm, phân tích các chỉ số, đặc điểm hình thái dùng
trong phân loại đối với từng lớp bò sát (đơn vị đo là mm). Theo R. Bourret, Theo
Smith (1935, 1943)
[22, 30, 31]
.
Bảng 2. Các chỉ tiêu hình thái nhóm thằn lằn (hình 2)
TT
KÍ HIỆU

GIẢI THÍCH
1
SVL
Dài thân, từ mút mõm đến khe huyệt
2
HW
Rộng đầu
3
HL
Dài đầu
4
HH
Cao đầu
5
SEL
Dài mõm mắt
6
EYD
Đƣờng kính mắt
7
SBO
Số vảy gian ổ mắt
8
AGL
Dài nách – bẹn
9
TaL
Dài đuôi, từ khe huyệt đến mút đuôi (trừ đuôi tái sinh)
10
HLL

Dài chi sau, từ gốc đùi đến mút ngón dài nhất
11
FLL
Dài chi trƣớc
12
TYD
Đƣờng kính màng nhĩ
13
NS
Chiều dài của gai trên gáy.
14
NS1
Chiều dài lớn nhất của gai trên đỉnh gáy.
15
DS
Chiều dài lớn nhất của gai trên gờ lƣng.

12
16
D
Chiều rộng lớn nhất của vảy ở gốc gờ lƣng.
17
SBO
Số vảy gian ổ mắt
18
SBN
Số vảy gian mũi
19
SBM
Số vảy quanh vảy cằm.

20
SBR
Số vảy quanh vảy mõm.
21
PrO
Số vảy trƣớc ổ mắt
22
PtO
Số vảy sau ổ mắt
23
V
Vảy bụng, từ cổ đến vảy tiếp giáp vảy hậu môn
24
A
Tấm hậu môn, có thể chia hai theo rãnh chéo hoặc không
25
SupraL
Số vảy môi trên
26
InfraL
Số vảy môi dƣới
27
FI
Số bản mỏng dƣới ngón tay IV
28
TO
Số bản mỏng dƣới ngón chân IV
29
M
Số vảy vòng quanh thân

30
C
Số hàng vảy thân











13
Bảng 3. Các chỉ tiêu hình thái nhóm rắn (hình 3)
TT
KÍ HIỆU
GIẢI THÍCH
1
SVL
Dài thân
2
TaL
Dài đuôi
3
HL
Dài đầu
4
SL

Dài mõm
5
ASR
Vảy thân ở cổ
6
MSR
Vảy thân ở giữa thân
7
PSR
Vảy thân ở gần hậu môn
8
VEN
Số vảy bụng
9
SC
Số vảy dƣới đuôi
10
L
Vảy má
11
C
Vảy trƣớc hậu môn (1 vảy hay 2 vảy)
12
SL
Số vảy môi trên
13
IL
Số vảy môi dƣới
14
PreOc

Số vảy trƣớc ổ mắt
15
PostOc
Số vảy sau ổ mắt
16
T
Số vảy thái dƣơng
17
Ga
Vảy cằm I
18
Gp
Vảy cằm II

Bảng 4. Các chỉ tiêu hình thái nhóm rùa (hình 4)
TT
KÍ HIỆU
GIẢI THÍCH
1
L.ca
Dài mai, từ bờ trƣớc tấm gáy đến mép sau tấm trên đuôi
2
H
Cao mai, từ yếm đến chỗ cao nhất của mai
3
I.ca
Rộng mai
4
L.cd
Dài đuôi, từ mép trƣớc khe huyệt đến mút đuôi




14

Hình 2. Vị trí các tấm trên đầu, lỗ đùi và kiểu chi ở nhóm thằn lằn

I: Theo Manthey U. & Grosmann W.
[26]
.
II: Theo Zhao E. M and Adler. K.
[32]
.
A: 1- tấm mõm; 2- tấm gian mũi; 3- tấm trán mũi; 4- tấm trƣớc trán; 5- tấm
trán; 6- tấm trên mắt; 7- tấm trán đỉnh; 8- tấm đỉnh; 9- tấm gian đỉnh; 10- tấm gáy.
B: 1- tấm cằm; 2- tấm sau cằm; 3- tấm dƣới cằm; 4- tấm họng.
D: 1- tấm thái dƣơng; 2- tấm trên mí mắt; 3- tấm trƣớc mắt; 4- tấm má; 5-
tấm sau mũi; 6- tấm mũi; 7- tấm mõm; 8- tấm cằm; 9- tấm môi dƣới; 10- tấm
môi trên; 11- tấm màng nhĩ.

15

Hình 3. Đặc điểm hình thái và cách đếm vảy thân ở rắn
I: Vị trí các tấm trên đầu rắn
[26]
.
II: Dạng rãnh ở đầu (Theo Zhao E. M and Adler. K.
[28]
).
III: Cách đếm vảy thân, vảy dƣới đuôi (Theo Zhao E. M and Adler. K.

[28]
).
A: 1- tấm mõm; 2- tấm gian mũi; 3- tấm trƣớc trán; 4- tấm trán; 5- tấm trên
mắt; 6- tấm đỉnh.
B: 1- tấm môi trên; 2- tấm mũi; 3- tấm má; 4- tấm môi dƣới; 5- tấm trƣớc
mắt; 6- tấm sau mắt.
C: 1- tấm cằm; 2- tấm sau cằm I; 3- tấm sau cằm II; 4- tấm bụng.


16

Hình 4. Vị trí tấm sừng trên mai rùa (Theo Wirot Nutaphan)
[33]
* Định tên khoa học của các loài
Việc định tên khoa học cho các mẫu bò sát, chúng tôi dựa trên các khóa
định loại của Đào Văn Tiến (1979, 1981, 1982)
[17, 18, 19]
; Er. Zhao & Yaoming
Jiang, 1977
[32]
; Er-Mizhao và Kraig Adler (1993)
[34]
; Malcolm. A. Smith (1935,
1943)
[30, 31]
; R.Sharma, (2002)
[29]
; Nguyễn Văn Sáng “ Động vật chí Việt Nam
– Phân bộ Rắn”, 2007
[15]

và tài liệu có liên quan.
Tên phổ thông, tên khoa học của các loài và danh lục bò sát đƣợc sắp xếp
theo cách sắp xếp của danh lục bò sát Việt Nam năm 2009
[27]
có bổ sung và
thảo luận trong những trƣờng hợp riêng.

17
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG I. THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT Ở PHƢỜNG CHIỀNG CƠI
1. Danh sách thành phần loài
Qua phân tích 45 mẫu vật, kết hợp với những thông tin liên quan đến khu vực
nghiên cứu, chúng tôi đã xác định đƣợc 18 loài bò sát, thuộc 12 giống, 5 họ, 1 bộ.
Trong đó 16 loài có mẫu, 1 loài quan sát, 1 loài điều tra. Danh sách thành phần loài
bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi đƣợc thể hiện trong bảng 5.
Bảng 5. Danh sách thành phần loài bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi
TT
Tên khoa học
Tên phổ thông
Nguồn
tƣ liệu
Loài
quý
hiếm
1
2
3
4
5


Squamata
Bộ có vảy



1. Agamidae
Họ Nhông


1
Calotes emma Gray, 1845
Nhông emma
M

2
Calotes versicolor (Daudin, 1802)
Nhông xanh
M


2. Gekkonidae
Họ Tắc kè


3
Gekko gecko (Linnaeus, 1758)
Tắc kè
QS
VU
4

Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836
Thạch sùng đuôi sần
M

5
Hemidactylus platyurus (Schneider, 1792)
Thạch sùng đuôi dẹp
M


3. Scincidae
Họ Thằn lằn bóng


6
Eutropis longicaudata (Hallowell, 1856)
Thằn lằn bóng đuôi dài
M

7
Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820)
Thằn lằn bóng hoa
M


4. Colubridae
Họ Rắn nƣớc


8

Coelognathus radiatus (Boie, 1827).
Rắn sọc dƣa
M
VU,IIB
9
Oligodon fasciolatus (Gunther, 1864).
Rắn khiếm đuôi vòng
M

10
Ptyas korros (Schlegel, 1837)
Rắn ráo thƣờng
M
EN
11
Ptyas mucosus (Linnaeus, 1758)
Rắn ráo trâu
ĐT
EN,IIB
12
Enhydris chinensis (Gray, 1842)
Rắn bồng trung quốc
M

13
Enhydris plumbea (Boie, 1827)
Rắn bồng chì
M



18
1
2
3
4
5
14
Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837)
Rắn hoa cỏ nhỏ
M

15
Xenochrophis flavinpunctatus (Hallwell, 1861).
Rắn nƣớc
M


5. Elapidae
Họ Rắn hổ


16
Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)
Rắn cạp nong
M
EN,IIB
17
Bungarus multicinctus Blyth, 1860
Rắn cạp nia bắc
M

IIB
18
Naja atra Cantor, 1842
Rắn hổ mang
M
EN,IIB

 Ghi chú:
M: loài đƣợc thu mẫu; QS: loài quan sát; ĐT: loài điều tra.
IB: Nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thƣơng mại.
IIB: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thƣơng mại.
CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp
LR/nt: Sắp bị đe dọa.
2. Nhận xét về sự đa dạng cấu trúc thành phần loài bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi.
Bảng 6. Sự đa dạng cấu trúc thành phần loài bò sát ở phƣờng Chiềng Cơi.
BỘ
HỌ
GIỐNG
LOÀI
Số lƣợng
Tỉ lệ (%)
Số
lƣợng
Tỉ lệ (%)


Squamata
1. Agamidae
1
8,33

2
11,11
2. Gekkonidae
2
16,67
3
16,67
3. Scincidae
1
8,33
2
11,11
4. Colubridae
6
50
8
44,44
5. Elapidae
2
16,67
3
16,67
1 bộ
5 họ
12
100%
18
100%


×