BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
HỎ VĂN HÙNG
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TIN HỌC THIẾT KẾ
MỘT SỐ BẢN ĐỒ ĐỘNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
THẾ GIỚI LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
HỎ VĂN HÙNG
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TIN HỌC THIẾT KẾ
MỘT SỐ BẢN ĐỒ ĐỘNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
THẾ GIỚI LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học lịch sử
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Quốc Pháp
SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khoá luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
thầy giáo Nguyễn Quốc Pháp đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện khoá luận.
Nhân dịp này, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới toàn thể
các thầy, cô trong khoa Sử - Địa Trường Đại học Tây Bắc: các thầy cô giáo, các
em học sinh của trường THPT: Thuận Châu, Tông Lệnh, Chu Văn Thịnh, Yên
Châu, Bình Lư, Mai Sơn.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể sinh viên lớp K51 ĐHSP Lịch
sử đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận này.
Sơn La, Tháng 5 năm 2014
Tác giả
Hỏ Văn Hùng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN
Viết tắt
Đọc là
ĐDTQ
Đồ dùng trực quan
PPDH
Phương pháp dạy học
PPDHLS
Phương pháp dạy học lịch sử
CNTT
Công nghệ thong tin
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
M. PowerPoint
Microsoft PowerPoint
THPT
Trung học phổ thông
BGĐT
Bài giảng điện tử
NXB
Nhà xuất bản
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
2.1. Tài liệu của các nhà giáo dục nước ngoài 2
2.2. Tài liệu của các nhà giáo dục ở trong nước 2
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1. Mục đích nghiên cứu 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Cơ sở phương pháp luân và phương pháp nghiên cứu 4
5.1. Cơ sở phương pháp luận 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Cấu trúc khoá luận 5
CHƢƠNG 1: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƢỜNG PHỔ THÔNG - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1. Cơ sở lí luận 6
1.1.1. Vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử ở trường
phổ thông 6
1.1.2. Một số phần mềm tin học được ứng dụng hiệu quả thiết kế đồ dùng trực
quan trong dạy học lịch sử 10
1.1.3. Bản đồ lịch sử 13
1.1.4. Những nguyên tắc khi ứng dụng CNTT thiết kế bản đồ động sử dụng
trong dạy học lịch sử 14
1. 2. Cơ sở thực tiễn 14
1.2.1. Kết quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông 14
1. 2. 2. Thực trang dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay 15
1.2.3. Nguyên nhân của những thực trạng dạy học ở trường phổ thông hiện nay 15
CHƢƠNG 2: VỊ TRÍ MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA PHẦN LỊCH SỬ THẾ
GIỚI LỚP 11 THPT VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP
DẠY HỌC LỊCH SỬ 19
2.1. Vị trí, mục tiêu 19
2.1.1. Vị trí 19
2.1.2. Mục tiêu 19
2.2. Nội dung phần lich sử thế giới lớp 11 THPT 20
2.3. Những bản đồ sử dụng trong dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 THPT 21
2.4. Những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông 22
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TIN HỌC THIẾT KẾ, SỬ DỤNG
BẢN ĐỒ ĐỘNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11 THPT. 25
3.1. Những yêu cầu của việc sử dụng phần mềm M. PowerPoint trong thiết
kế bản đồ động 25
3.2. Các thao tác cơ bản trong thiết kế và trình diễn bản đồ động trên phần mềm
M. PowerPoint 26
3.2.1. Các bước thiết kế bản đồ trên M.PowerPoint 26
3.2.2. Một số bản đồ được lựa chọn thiết kế và trình diễn khi dạy học phần Lịch
sử thế giới hiện đại lớp 11THPT 30
3.3. Phương pháp sử dụng các bản đồ động trong dạy học phần lịch sử thế giới
lớp 11 46
3.3.1. Sử dụng bản đồ động nhằm cung cấp kiến thức mới cho học sinh 46
3.3.2. Sử dụng bản đồ động để củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh 48
3.3.3. Sử dụng bản đồ động để kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh 50
KẾT LUẬN 52
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhận thức trong dạy học lịch sử không nằm ngoài quy luật “từ trực quan
sinh động động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
Trong dạy học lịch sử phải nắm vững nguyên tắc trực quan, nguyên tắc này
được thể hiện thông qua sử dụng đồ dùng trực quan.
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT) đang dần trở thành một yêu cầu bắt buộc. Đây cũng là cơ sở quan
trọng trong việc định hướng đổi mới phương pháp daỵ học lịch sử.
Do những hạn chế chung, việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan theo
những phương thức truyền thống: các loại tranh ảnh, bản đồ do trung tâm thiết
bị trường học xây dựng; tranh ảnh, bản đồ trong sách giáo khoa v,v đã không
đáp ứng được yêu cầu đối mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của
học sinh. Trong điều kiện trên, việc ứng dụng CNTT vào thiết kế và sử dụng đồ
dùng trực quan trong dạy học lịch sử đang tỏ ra có nhưng ưu thế vượt trội. Trong
việc ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử, nhiều giáo viên đặc biệt chú ý đến
việc ứng dụng một số phần mềm tin học vào xây dựng và sử dụng hệ thống bản
đồ lịch sử.
Phần lịch sử thế giới lớp 11 THPT có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
chương trình lịch sử thế giới được học ở phổ thông. Đây la phần tiếp nối chương
trình lịch sử thế giới cận đại học sinh học ở lớp 10, hoàn thành kiến thức học ở
lớp 8 và làm cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức lịch sử thế giới giai đoạn từ
1945 đến nay mà học sinh sẽ được học ở lớp 12. Học tốt phần này có ý nghĩa
quan trong trong việc thực hiện mục tiêu chương trình, nâng cao hiệu quả dạy
học bộ môn.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy
học phần lịch sử thế giới lớp 11 THPT. Đó là những lí do chúng tôi sử dụng
phần mềm tin học thiết kế, sử dụng bản đồ động trong dạy học lịch sử thế giới
lớp 11 THPT.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, ứng dụng CNTT thiết kế đồ dùng
dạy học nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn. Đã
có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề ở nhiều mức độ
khác nhau, điểm qua chúng ta có thể thấy.
2.1. Tài liệu của các nhà giáo dục nƣớc ngoài
Cuốn “Dạy học nêu vấn đề” của I.Ia Lecne ( Phan Tất Đắc dịch, Nxb GD,
H, 1997 ) là công trình chuyên khảo về dạy học nêu vấn đề - không chỉ là một
biện pháp, một phương pháp tiêu biểu mà còn là nguyên tắc phát huy tích cực
của học sinh.
Cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” của
I.F.Kharlamop ( Nguyễn Thị Trang và Nguyễn Ngọc Quang dịch, Nxb GD, H
1978 ) đã đề cập đến những biện pháp nhằm kích thích hoạt động nhận thức của
học sinh khi trình bày bài mới, củng cố kiến thức, khi ôn tập tài liệu đã học và
khi tổ chức công tác tự học cho học sinh.
Cuốn “Các phương pháp dạy học hiệu quả” của nhóm tác giả Robert J.
Marzano, Deba J. Pickerring, Jane E. Pollock ( Hồng Lạc dịch ,Nxb GD,TP
HCM, 2005 ) gồm 13 chương, trong đó, từ chương 2 đến chương 10 trình bày
các phương pháp dạy học dựa trên các công trình nghiên cứu giáo dục ở Mỹ
tương ứng với 9 phương pháp dạy học hiệu quả. Sách gợi mở cho độc giả các
phương pháp phát huy tính tích cực học tạp của học sinh trong dạy học.
2.2. Tài liệu của các nhà giáo dục ở trong nƣớc
Giáo trình “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (Tập 1, Nxb
GD,H, 1987) có đề cập đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là
việc sử dụng bản đồ lịch sử trong dạy học.
Cuốn “Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử” ( Nxb Giáo dục H, 1975)
của tác giả Phan Ngọc Liên, Phạm Kỳ Tá đã đề cập khá căn bản về phân loại,
phương pháp sử dụng ĐDTQ có tính chất phổ biến trong dạy học lịch sử. Tuy
nhiên, vì xuất bản từ những năm 70 của thế kỷ XX, do điều kiện cụ thể lúc đó,
phần ứng dụng các phương tiện kĩ thuật trong dạy học lịch sử còn còn chưa
được đề cập đến.
3
Giáo trình “Bản đồ giáo khoa (sách dùng cho sinh viên khoa lịch sử )” của
tác giả Lâm Quang Dốc (Nxb ĐHSP, HN, 1997) đã đề cập đến những vấn đề cơ
bản về khái niệm, đặc điểm, tính chất, cách sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy
học lịch sử.
Cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lich sử” của nhóm tác
giả Nguyễn Thị Côi ( chủ biên ) Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh
(Nxb ĐHQG, HN, 2009) có đề cập đến biện pháp sử dụng, yêu cầu và cách xây
dưng bản đồ lịch sư treo tường trong dạy học lịch sử.
Bài viết “Sử dụng bản đồ lịch sử trong những bài giảng liên quan đến lịch
sử quân sự” của tác giả Phạm Hồng Tung và Nguyễn Thị Ngọc Mại đăng trên
tạp chí Lịch sử Quân sự 11/2006 tập trung vào yếu tố quan sự trên các BĐGK
treo tường nhưng đã bổ sung cái nhìn sâu sắc hơn cho tác giả luận văn về sử
dụng BĐGK treo tường
Các sách bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên lịch sử THPT hoặc các tài
liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 THPT điều đề cập đến nguyên
tắc chung về sử dụng ĐDTQ trong dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh.
Giáo trình “phương pháp dạy học lịch sử, tập 2” của tập thể tác giả: GS,TS
Phan Ngọc Liên; PGS, TS Trịnh Đình Tùng; PGS,TS Nguyễn Thị Côi đã đề
cập một cách khái quát về bản đồ giáo khoa lịch sử và các yêu cầu khi sử dụng
các loại bản đồ lịch sử rong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Cuốn “kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông,
tập1” (PGS,TS Nguyễn Thị Côi) đã đi sâu vào việc sử dụng kênh hình trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Trong đó tác giả đề cập khá cụ thể về nội
dụng và phương pháp sử dụng BĐGK LS của tất cả các bản đồ trong SGK, phần
lịc sử Việt Nam từ nguồn gốc đến Chiến dịch Việt Bắc- thu đông 1947. Phần
lịch sử thế giới chưa đề cập đến.
Cuốn “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá môn lịch sử” (TS. Nguyễn Xuân Trường, PGS. TS Trịnh
Đình Tùng, ThS. Nguyễn Mạnh Hưởng, Hà Nội, 2009) đã nêu lên tổng quan về
4
đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin, hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Powerpoint trong thiết kế
giáo án và bài giảng điện tử môn lịch sử ở trường THPT.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu lí luận, khảo sát thực tiễn, đề tài hướng tới việc đề xuất
các biện pháp ứng dụng một số phần mềm tin học xây dưng hệ thống bản đồ
động nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử thế giới hiện đại, lớp 11
THPT đồng thời góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học
lịch sử ở trường phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
Khảo sát thực tiễn việc ứng dụng CNTT trong dạy học phần lịch sử thế
giới lớp 11 THPT.
Đề xuất các biện pháp nhằm ứng dụng phần mềm tin học thiết kế một số
bản đồ động trong dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 THPT.
Xây dựng giáo án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm để rút ra các kết
luận khoa học.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quá trình ứng dụng phần mềm tin
học, thiết kế một số bản đồ động trong dạy học Lịc sử thế giới lớp 11 THPT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và khả năng có hạn tác giả chỉ giới hạn ở việc ứng dụng một
số phần mềm tin học vào thiết kế và sử dụng bản đồ động trong dạy học phần
lịch sử thế giới lớp 11 THPT. Tiến hành khảo sát thực trạng và tiến hành thực
nghiệm tại một số trường thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, tỉnh Lai châu.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên những quan điểm của chủ ngĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục nói chung và
giáo dục lịch sử nói riêng.
5
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu khoa học chung; phân tích, tổng
hợp, đánh giá…đề tài nghiên cứu dựa trên hai phương pháp chủ yếu:
Phương pháp điều tra: các hoạt động dự giờ, phiếu điều tra.
Phương pháp thực nghiệm: Thực hành ứng dụng một số phần mềm tin học,
thiết kế một số bản đồ động trong dạy học Lịch sử thế giới lớp 11 THPT.
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, nội
dung chính của khóa luận bao gồm 3 chương.
Chƣơng 1. Ứng dụng CNTT trong đạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông
- cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chƣơng 2. Vị trí, mục tiêu, nội dung của phần Lịch sử thế giới lớp 11
THPT và những yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học Lịch sử ở trƣờng
phổ thông.
Chƣơng 3. Ứng dụng phần mềm tin học, thiết kế một số bản đồ động
trong dạy học Lịch sử thế giới lớp 11 THPT.
6
CHƢƠNG 1
ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG - CƠ SỞ LÍ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử
ở trƣờng phổ thông
Vai trò
Với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão hiện nay, CNTT đã tác động sâu sắc
đến mọi lĩnh vực trong đời sống, trong quá trình dạy học, đã và đang có nhiều
giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy và thu được nhiều hiệu quả thiết thực.
Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy đã trở thành xu hướng phổ biến hiện nay.
Riêng với bộ môn Lịch sử cũng đặt ra yêu cầu hết sức bức thiết trong việc
ứng dụng CNTT vào giảng day. Do đặc trưng của bộ môn lịc sử mang tính quá
khứ, không lặp lại, nhưng quá trình nhận thức vẫn phải đảm bảo đi từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì vậy quá trình dạy học lịch sử cần phải sử
dụng nhiều tư liệu, các loại đồ đung trực quan, Và điều cần ứng dụng CNTT
nhằm nâng cao chất lương dạy học bộ môn.
Từ cơ sở trên chúng ta thấy. Vận dụng CNTT vào việc dạy học lịch sử ở
trường phổ thông có vai trò hết sức quan trong nó đã trở thành yêu cầu mang
tính nguyên tắc trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Ý nghĩa
Về giáo dƣỡng
Ứng dụng CNTT thiết kế bản đồ động có ý nghĩa quan trong trong việc
củng cố, khắc sâu, hệ thống hóa kiến thức về các sự kiện lịch sử, cung cấp sự
kiện, tạo biểu tượng sinh động cho học sinh. Trong dạy học lịch để học sinh có
thể đi từ nhận thức “cảm tính” đến nhận thức “lí tính” trước hết các em phải có
được biểu tượng lịch sử - những hình ảnh về sự kiện, hiện tượng phản ánh trong
óc học sinh với những nét chung nhất. Sử dụng CNTT trong dạy học thật hiệu
7
quả, kết hơp với phương pháp khác sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt điều này.
Ví dụ, khi dạy bai 13, mục 2 “Chính sách của tổng thống Mỹ Rudơven” ở
lớp 11 THPT, giáo viên sử dụng “Bức tranh đương thời mô tả chính sách mới”,
xây dựng trên phần mêm Powerpoit để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức
“ẩn” trong kênh hình. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, miêu tả bức tranh
thông qua một số câu hỏi gợi ý: Bức trannh nói lên điều gì? Tại sao người khổng
lồ trong bức tranh lại tượng trưng cho nhà nước Mỹ? Em có nhân xét gì về chính
sách mới cua Rudơven?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, các bạn khác bổ sung, giáo viên nhận xét
chốt lai nội dung kiến thức lịch sử mà bức hình phản ánh: “Cuộc khủng hoang
kinh tế thế giới 1929 - 1933” đã làm cho các nước tư bản chủ nghĩa đứng trên
bờ vực thẳm, trong đó nước Mỹ chịu hậu quả nặng nề nhất. Năm 1932 Rudơven
làm tổng thống trong tình trạng nước Mỹ đã khủng hoảng đến đỉnh điểm, chính
vì vậy ngay sâu khi lên nắm quyền, Rudơven đã ban hành “chính sách mới”
nhằm nhanh chóng đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng.
Hình ảnh mà chúng ta đang quan sát trên màn hình lớn là bức tranh đương
thời mô ta “chính sách mới” của Rudơven. Trong hình, người khổng lồ tượng
trưng cho nhà nước Mỹ với hàng ghìn sợi dây tương trưng cho mối liên hệ ràng
buộc của nhà nước đối với các nghanh kinh tế lúc bấy giờ. Người khổng lồ vươn
hai cánh tay to lớn thâu tóm toàn bộ nền kinh tế Mỹ cho thấy ảnh hưởng sức
mạnh của nhà nước đối với nền kinh tế. Trước khi thực hiên “chính sách mơi”,
nền kinh tế nước Mỹ đề cao “chủ nghĩa tự do” thái quá trong sản xuất, nhà
nước không có nhiều quyền hành trong sự phát triển kinh tế. Nhưng từ khi
“chính sach mới” được ban hành, nhà nước Mỹ can thiệp tích cực vào các
nghành kinh tế, sử dụng sức mạnh và biện pháp của mình để điều tiết toàn bộ
các khâu trong tổ chức kinh tế, đồng thời kích cầu để tăng sức mạnh của người
dân. Kết quả chính sách mới đã đưa nước Mỹ nhanh chóng thoat khỏi khủng
hoảng kinh tế và trở thành bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết khủng
hoảng cho các nước tư bản châu Âu.
8
Như vậy, việc chiếu bức tranh trên màn hình lớn để hướng dẫn học sinh
quan sát, miêu tả kết hợp với câu hỏi gợi mở sẽ giúp học sinh phát huy tính tích
cực trong học tập. Sau khi học sinh quan sát, suy nghĩ và trả lời, Giáo viên kết
luận sẽ hình thành cho các em biểu tượng rõ nét, chân thực về “chính sách mới”
của tổng thống Rudơven. Nhờ đó các em sẽ khắc sâu hơn, nhớ lâu hơn kiến thức
về sự kiện lịch sử không nhầm lẫn với các sự kiện lịch sử khác.
Ứng dụng CNTT là cơ sở để giúp học sinh nắm vững bản chất lịch sử
thông qua việc hình thành khái niệm, rút ra quy luật lịch sử.
Ví dụ, học sinh sẽ khó có thể nhận biết được thế nào là : “khởi nghĩa từng
phần”, thế nào là “Tổng khởi nghĩa” khi học về khởi nghĩa giành chính quyền
trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 nếu giáo viên không hướng dẫn học sinh
sử dụng bản đồ và chỉ rõ cho các em thấy tính khu vực, mục đích giành chính
quyền mới chỉ đặt ra ở cấp huyên, tỉnh, thành,… của những cuộc khởi nghĩa
từng phần, rồi việc đồng loạt khởi nghĩa trong toàn quốc trong vòng 15 ngày,
chính quyền về tay nhân dân cả nước, vai trò quyết định thắng lợi chung của
khởi nghĩa ở các thành phố lớn ( Hà Nội, Huế, Sài Gòn ) trong tổng khởi nghĩa
Cách mạng tháng Tám 1945… Đặc biệt nếu dạy có sử dụng bản đồ giáo khoa
điện tử thiết kế trên phần mềm Powerpoit sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, vì học
sinh vừa được “trực quan sinh động” vừa được “tư duy trừu tượng” sự kiện.
Được quan sát bản đồ trên màn hình lớn kết hợp với lời giảng của giáo viên, học
sinh còn thấy được sức mạnh to lớn của toàn dân, vai trò của đảng ta khi chấp
lấy thời cơ giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào nước ta, mà Tân
trào là điểm thắp lên ngọn lửa đấu tranh giành chính quyền trong toàn quốc. Học
sinh sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945
khi nhìn lại trên bản đồ một hệ thống các vùng giải phóng, các khu căn cứ địa -
một trong những kết quả cố gắng về sự chuẩn bị chu đáo của Đảng và nhân dân
ta cho tổng khởi nghĩa.
Về giáo dục
Cùng với các phương pháp dùng lời, việc ứng dụng CNTT trong dạy học
lịch sử cũng góp phần quan trọng vào việc giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức
9
cách mạng cho học sinh. Chẳng hạn khi dạy học về sự kiện Mỹ ném bom
nguyên tử xuống thành phố Hirosima (6/8/1945) và Nagasaki ( 9/8/1945 ) của
Nhật Bản, giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát bức hình chụp được
khoảnh khoắc lịch sử trên, kết hợp với phương pháp miêu tả, kể chuyện tạo ấn
tượng mạnh cho học sinh. Nhìn thấy đám mây hình nấm trên bầu trời Hirosima
sau khi quả bom phát nổ, nghe được số liệu hàng nghìn người bị chết và bị
thương, hàng trăm nghìn ngôi nhà, công trình bị phá hủy… học sinh sẽ cảm
nhận được sự ác liệt của chiến tranh, căm ghét và lên án hành động ném bom
của chính quyền Mỹ vào thời điểm lúc bấy giờ là không cần thiết.
Rõ ràng, nếu học sinh chỉ đọc tài lệu thoáng qua, hoặc chỉ nghe giáo viên
kể bằng phương pháp dùng lời sẽ không gây cảm súc ở học sinh bằng việc được
trực tiếp quan sát hình ảnh trên màn hình lớn, kết hợp lời kể của giáo viên.
Thông qua sự hỗ trợ của CNTT thì mọi tâm tư, tình cảm, thái độ yêu ghét của
học sinh sẽ được thể hiện qua bên ngoài.
Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử còn góp phần hình thành nhận thức
khoa học, thế giới quan đúng đắn, là cơ sở hình thành thái độ học tập nghiêm
túc, ý chí vươn lên trong học tập.
Về phát triển
Ứng dụng CNTT có ý nghĩa quan trong trong phát triển các năng lực nhận
thức; tri giác, năng lực ghi nhớ, tái tạo các sự kiện lịch sử. Chẳng hạn khi quan
sát “ Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 - 1945 ) ở mặt trận Châu Âu”,
học sinh sẽ xác định được vị trí của nước Nga trải dài từ Âu sang Á. Quan sát
bản đồ này học sinh cũng thấy được hướng tấn công xâm lược Châu Âu của Đức
thây đổi theo thời gian từ tháng 9 – 1939 đến năm 1940, Đức tấn công Đông Âu,
xâm lược Ba Lan, nhưng từ năm từ năm 1940 đến tháng 6 - 1941, Đức lại chuyể
hướng đột ngột sang xâm lược Bắc và Tây Âu,… học sinh nhận biết được điều
này thông qua hệ thống mũi tên màu xanh trên bản đồ.
Thứ hai là ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát triển năng lực tư duy khái quát hóa, năng lực so sánh, phân tích,
chứng minh, tổng hợp, đánh giá,… ví dụ, giáo viên sử dụng “Bản đồ chiến dịch
10
biên giới thu – đông 1950” để giải thích âm mưu của Pháp khi đề ra kế hoạch
Rơve: lập tuyến phòng thủ trên tuyến đường số 4 và thiết lập “Hành làng Đông
Tây” kéo dài từ Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nôi, Hòa Bình, Sơn La tạo thành hai
gọng kìm kẹp chặt lấy căn cứ Việt Bắc, cản trở Việt Bắc liên lạc với quân khu 3,
khu 4 và phong tỏa đường giao lưu quốc tế của nước ta. Trên cơ sở đó, Pháp
chuẩn bị một kế hoạch quy mô lớn tấn công Việt Bắc lần thứ hai, mong giành
được thắng lợi nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Ứng dụng CNTT có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành cho học sinh
năng lực thực hành, sử dụng CNTT trong tìm kiếm tài liệu, trâu dồi kiến thức.
Phát triển được năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
1.1.2. Một số phần mềm tin học đƣợc ứng dụng hiệu quả thiết kế đồ
dùng trực quan trong dạy học lịch sử
* Phần mềm M. Power Point
M. Power Ponit là phần mềm cơ bản tiện ích nằm trong bộ Microsoft
Office, là phần mềm mạnh về trình chiếu, cho phép người sử dụng có thể dễ
dàng tạo mới bài thuyết trình ( luận văn, tốt nghiệp, báo cáo khoa học, giới thiệu
sản phẩm, quy trình sản xuất…) đặc biệt cho phép người GV có thể thiết kế bài
giảng điện tử, các dạng bài tập về nhiều nội dung ngoại khóa.
Do đặc trưng của bộ môn lịch sử “mang tính quá khứ” và “không lặp lại”
trong dạy học yêu cầu GV phải tái hiện được cho HS nội dung kiến thức một
cách chính xác, chân thực, hệ thống. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của
CNTT việc ứng dụng một số phần mềm tin học như Ms FrontPage, Mm
Dreamweaver, Flash…đặc biệt là phần mềm Power Point để thiết kế bài giảng
điện tử nhằm hỗ trợ cho việc dạy học trở nên phổ biến.
Bài giảng điện tử là một “sản phẩm điện tử, được số hóa ( giáo trình điện
tử, giáo án điện tử, hồ sơ dạy học, học liệu điện tử…) được thiết kế, tổ chức theo
ý đồ, mục tiêu sư phạm nhất định. Sản phẩm này có thể được dùng một cách độc
lập hoặc tích hợp với các bài giảng truyền thống hiện nay” và là một “quá
trình” dạy học được điện tử hóa, số hóa. Qúa trình dạy học “không truyền
thống” này cho phép người học, người dạy và nội dung tri thức tương tác với
11
nhau trong một môi trường số hóa ( thường là mạng Internet, đĩa CD – Rom) ở
mọi nơi, mọi lúc”.
M. Power Point là phần mềm trình diễn và rất tiện ích cho việc ứng dụng vào
quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông với những tính năng nổi bật sau:
Làm cho ĐDTQ truyền thống (tranh ảnh, biểu đồ, lược đồ… ) chỉ bằng
trình chiếu đơn thuần nhưng vẫn đảm bảo nâng cao hiệu quả bài học
Tính năng chỉnh sửa kĩ thuật đối với các loại ĐDTQ như: tranh, ảnh, bản
đồ, phim tư liệu…các loại ĐDTQ nói chung, bên cạnh đó những mặt ưu điểm
vẫn còn tồn tại những hạn chế cụ thể: đối với nhóm ĐDTQ hiện vật (văn bản, tài
liệu gốc, di chỉ, di tích…) trải qua thời gian điều có thể bị hư hỏng, thây đổi, các
di tích, di chỉ thì đặc thù của nó là cố định việc cho HS quan sát các loại ĐDTQ
này là cực kì khó khăn, tốn kém…) đối với nhóm ĐDTQ quy ước (lược đồ, niên
biểu, bảng biểu…) qua thời gian các loại ĐDTQ này càng bị biến đổi về chất
liệu,màu sắc, bên cạnh đó khi dạy một bài cần nhiều bảng biểu, nhiều loại bản
đồ khác nhau thì việc treo bản đồ, bảng biểu trở nên hết sức khó khăn, tốn nhiều
thời gian… đối với nhóm ĐDTQ tạo hình (tranh, ảnh lịch sử ,) cũng như các
nhóm khác, hạn chế của nhóm ĐDTQ này sẽ bị biến đổi theo thời gian…
Như vậy, các nhóm ĐDTQ điều có nhứng hạn chế nhất định, đây là cơ sở
làm nổi bật tính năng chỉnh sửa kĩ thuật của phần mềm M. powerpoint. Cụ thể,
khi trình chiếu ĐDTQ có thể tiết kiệm được thời gian treo bản đồ, tranh ảnh trên
bảng, đảm bảo được yếu tố kĩ thuật, tính liên hoàn trong quá trình sử dụng, đặc
biệt là có thể chỉnh sửa kĩ thuật đảm bảo tính thẩm mĩ, tính trực quan, tính giáo
dục trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng.
Tính năng tạo hiệu ứng chuyển động là một trong những thế mạnh của
phần mềm M. powerpoint. Trong thiết kế bài giảng điện tử người GV phải
thường xuyên sử dụng tính năng này.
Tính năng tạo các bài tập kiểm tra, đánh giá hoạt động nhận thức của HS.
Kiểm tra đánh giá là quá trình thu thập và sử lí thông tin về tình hình lĩnh hội
kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, hình thành kĩ năng của HS… so với
mục tiêu, yêu cầu bài học đề ra, nhằm thông qua đó GV điều chỉnh hoạt động
12
dạy của mình. Do đó việc kiểm tra, đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng, cần
được tiến hành thương xuyên. Phần mềm M. Powerpoint có thể cho phép người
GV dễ dàng tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá thông qua các hệ thống câu
hỏi, bài tập xen kẽ.
Ngoài những tính năng trên, phần mềm M. powerpoint còn có tính năng
khác như: tính năng chèn các loại biểu tượng, tranh ảnh, các đoạn phim tư liệu,
các loại văn bản gốc…
Tóm lại phần mềm M. Power Point là phần mềm mạnh về trình diễn, với
những tính năng vượt trội so với một số phần mềm khác, cho phép người GV có
thể ứng dụng phần mềm này vào thiết kế BGĐT trong dạy học lịch sử.
* Phần mềm VIOLET
Bên cạnh phần mềm tạo trình diễn nổi tiếng và tiện dụng của M.
powerpoint, phần mềm VIOLET cũng là một công cụ giúp GV có thể tự xây
dựng được các bài giảng. So với phần mềm M. PowerPoint, việc sử dụng
VIOLET còn chưa được phổ biến. Tuy nhiên, phần mềm này có một số chức
năng tốt hơn như cho phép người dùng trình chiếu các file Flash hoặc cho phép
điều khiển quá trình chạy của đoạn phim, v.v…VIOLET có nhiều chức năng
giúp GV thiết kế giáo án.
* Phần mềm Herovideo hỗ trợ cắt và chụp phim tƣ liệu
Phần mềm M. powerpoint ngoài khả năng trình chiếu văn bản còn cho phép
chèn hình ảnh, âm thanh và những đoạn phim tư liệu lịch sử nhưng các tư liệu
này khi còn ở dạng “thô” trong các đĩa CD, VCD,… thường không phù hợp với
yêu cầu dạy học. Do đó khi sử dụng phần mềm này giáo viên càn phải có một số
kĩ năng cơ bản để xử lí âm thanh, phim tư liệu lịch sử bằng những phần mềm
đơn giản. Có nhiều phần mềm để xử lí phim, hình ảnh, âm thanh nhưng
HêroVideo là một phần mềm thông dụng được cài đặt khá phổ biến trên nhiều
máy tính và có thể được sử dụng để hỗ trợ việc soạn giảng giáo án điện tử trong
việc giảng dạy môn lịch sử.
13
1.1.3. Bản đồ lịch sử
Quan niệm về bản đồ giáo khoa: Bản đồ giáo khoa là những bản đồ sử
dụng trong mục đích giáo dục, nhưng cần thiết trong cho việc giảng dạy và học
tập ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo
dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo chuyên gia.
* Khái quát về bản đồ giáo khoa lịch sử:
Cấu tạo của BĐGK lịch sử:
BĐGK lịch sử tồn tại trong quan hệ giữa các yế tố cấu thành nó. Các yếu
tố đó bao gồm: Nội dung lịch sử, cơ sở toán học, hệ thống hỗ trợ.
Nội dung lịch sử là yếu tố đặc trưng nhất của BĐGKLS và được ưu tiên thể
hiện. Nội dung của BĐGK lịch sử là những đối tượng, hiện tượng, sự kiện lịch
sử, mô hình, hình ảnh lịch sử được thể hiện trên bản đồ.
Cơ sở toán học bản đồ bao gồm phép chiếu và tỉ lệ bản đồ. Trong đó, tỉ lệ
bản đồ là mức độ thu nho của các đối tượng, hiện tượng ngoài thực địa được đưa
lên mặt phẳng bản đồ.
Yếu tố hỗ trợ: bảng chú giải, bản đồ phụ, lát cắt biểu đồ, đồ thị, tranh ảnh.
Trong đó, bảng chú giải là yếu tố hỗ trợ quan trọng nhất.
* Các loại BĐGK lịch sử chủ yếu
Phân loại BĐGK lịch sử dựa vào các tiêu chí sau:
Một là, căn cứ vào tính chất BĐGK lịch sử bao gồm: bản đồ về diễn biến
chiến sự, bản đồ về diễn biến cách mạng, bản đồ về tình hình kinh tế, bản đồ
hành chính….
Hai là, căn cứ vào tỉ lệ của bản đồ, BĐGK lịch sử chia làm 3 loai: Bản đồ tỉ
lệ lớn trên 1: 2.00.000; bản đồ tỉ lệ trung bình 1: 2.00.000 đến 1: 1.000.000; bản
đồ tỉ lệ nhỏ dưới 1: 1.00.000.
Ba là, căn cứ vào nội dung lịch sử, BĐGK lịch sử bao gồm bản đồ tổng hợp
và bản đồ chuyên đề.
Bốn là, phân loại BĐGK lịch sử theo đặc điểm sử dụng gồm: bản đồ trong
SGK, bản đồ treo tường, Átlat giáo khoa lịch sử, bản đồ câm, bản đồ nổi…
14
1.1.4. Những nguyên tắc khi ứng dụng CNTT thiết kế bản đồ động sử
dụng trong dạy học lịch sử
Việc ứng dụng CNTT thiết kế bản đồ động sử dụng trong dạy học lịch sử
phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, cách mạng thông tin không thây thế hoàn toàn nguồn kiến thức,
nhân tố truyền thống trong dạy học, CNTT chỉ có vai trò hỗ trợ. Điều nay có
nghĩa là trong quá trình dạy học việc sử dụng bảng đen phấn trắng vẫn rất cần
thiết. Việc sử dụng CNTT cùng với sự hỗ trợ tối đa các phương tiện kĩ thuật,
nhằm mục đích góp phần làm phương pháp dạy học có hiệu quả hơn chứ không
thể thây thế hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thống.
Thứ hai, việc ứng dụng CNTT phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương
trình và bài học. Không cần thiết phải tiến hành trong toàn bộ chương trình qua
các chương môn học. Điều quan trọng là cần phải lựa chọn, xác định nội dung
của một số bài cụ thể có sở trường, ưu thế trong việc ứng dụng CNTT trong dạy
học lịch sử.
Thứ ba, giáo viên phải nắm vững và sử dụng thành thạo CNTT. Ví dụ, để
sử dụng phần mềm PowerPoint vào trong dạy học lịch sử yêu cầu giáo viên cần
phải có một trình độ kiến thức về tin học nhất định, nắm vững mục đích và một
số thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm này
Thứ tư, ứng dụng CNTT phải đảm bảo việc phát huy tính tích cực của học
sinh. Để làm được điều này thì cần phải đổi mới toàn diện mọi mặt về nội dung,
phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá trong đó có cả đổi mới phương tiện
dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử phải xóa bỏ được triệt để
phương pháp “độc thoại”, thầy đọc, trò chép, thầy nói, trò nghe. Cách dạy một
chiều lấy “giáo viên làm trung tâm” sẽ làm cho học sinh bị động trong tiếp thu
kiến thức,mà phải lấy học sinh làm chủ thể của kiến tức học tập.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kết quả dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông
Trong thời gian qua việc dạy học lịch sử đạt được nhiều thành tựu như: Nội
dung chương trình luôn được điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, bắt kịp với sự phát
triển của khoa học lịch sử.
15
Nhiều GV lịch sử đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp,
phương tiện dạy học mới để tạo hứng thú học tập lịch sử cho HS.
Hàng năm nhiều cuộc thi lịch sử được tổ chức như: thi olimpic lịch sử, thi
học sinh giỏi môn lịch sử các cấp… đem lại thành công to lớn, phát hiện ra
nhiều nhân tài cho Đất nước.
Nhiều cuộc thi tìm hiểu lịch sử được phát động trên các phương tiện thông
tin đại chúng thu hút được sự quan tâm tham gia và hưởng ứng của đông đảo
quần chúng.
1.2.2. Thực trang dạy và học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay
Trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông vẫn còn tồn tại những
bất cập và hạn chế lớn chưa thể khắc phục:
Trong những năm gần đây hiện tượng dân ta không biết sử ta ngày càng
tăng.
HS sai kiến thức, sự kiện, khái niệm cơ bản, diễn đạt hành văn lủng củng,
sai từ ngữ…
HS chán học lịch sử, học một cách chống đối.
Phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp đọc - chép không gây hứng
thú học tập cho HS, chưa phát triển được các năng lực HS.
1.2.3. Nguyên nhân của những thực trạng dạy học ở trƣờng phổ
thông hiện nay
Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử với việc sử dụng đồ dùng trực
quan - đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử đã và đang
được chú trọng và ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học, đặc biệt là khai thác các bản đồ lịch sử trong sách giáo
khoa của giáo viên chưa thực sự triệt để, không kích thích được học sinh suy
nghĩ, làm cho bài học khó hiểu, rườm rà. Thực tế không phải là học sinh không
thích học Sử, hầu hết các em đều cho rằng việc giáo viên sử dụng công nghệ
thông tin trong dạy học làm cho bài học trở nên hấp đẫn, dễ hiểu.
Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại trong dạy Lịch sử ở trường phổ thông
có rất nhiều, trong đó chủ yếu là do các nguyên nhân cơ bản sau:
16
Do những yếu kém về phương pháp dạy học.
Do không biết khai đồ dùng trực quan đặc biệt là việc sử dụng và khai thác
bản đồ giáo khoa lịch sử hợp lí, hiệu quả.
Do không chú ý đúng mức đến sự phát triển năng lực HS.
Bên cạnh các phương pháp giảng dạy truyền thống, việc ứng dụng CNTT
trong dạy học lịch sử đã và đang được các giáo viên ở trường phổ thông quan
tâm. Nhưng thực tế việc khai thác còn nhiều hạn chế, bất cập không mang lại
hiệu quả, hơn thế nữa chưa phát huy dược tính tích cực, chủ động của học sinh
trong lĩnh hội kiến thức.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông
cũng như việc áp dụng CNNT trong dạy học lịch sử. Bản thân tôi đã tiến hành
phát phiếu điều tra, trao đổi với giáo viên dự giờ tại một số trường THPT trên
địa bàn tỉnh Sơn La, Lai Châu:
THPT Cò Nòi
THPT Yên Châu
Và trường THPT Bình Lư tỉnh Lai Châu thu được kết quả như sau:
Đối với giáo viên gồm 16 giáo viên.
TT
Nội dung điều tra, khảo sát
Số GV
trả lời
Tỉ lệ %
1
Theo thầy (cô) chất lượng dạy học
lịch sử ở trường phổ thông hiện nay
như thế nào?
A: rất tốt
B: bình thường
C: rất thấp
4
9
3
25%
56.25%
18.75%
2
Theo thầy (cô) việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học lịch
sử có tầm quan trong như thế nào?
A: quan trọng
B: rất quan trọng
C: bình thường
10
2
4
62.5%
12.5%
25%
17
3
Các thầy (cô) có thường xuyên sử
dụng công nghệ thông tin trong dạy
học lịch sử không?
A: thường xuyên
B: đôi khi
C: không bao giờ
11
4
1
68.75%
25%
6.25%
Qua kết quả trên, chúng ta thấy giáo viên đã nhận thức được thực trạng của
việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay và việc cần thiết phải ứng
dụng CNTT nhằm phát huy hứng thú học tập cho học sinh trong việc học tập
lịch sử. Theo số liệu điều tra các thầy (cô) điều cho rằng chất lượng dạy học lịch
sử hiên nay không thật sự đạt hiệu quả cao có 56.25% cho rằng kết quả dạy học
hiện nay chỉ dừng lại ở mức bình thường. Trong khi đó có 18.75% cho rằng chất
lượng dạy học hiện nay là rất thấp. Từ thực trạng day học trên, việc thây đổi
phương pháp dạy học có sự ứng dụng của CNTT đang trở thành nhu cầu cấp
thiết hiên nay. Khi được hỏi việc áp dụng CNTT có vai trò như thế nào thì có
62.5% thầy (cô) trả lời rằng rất quan trọng, thấy được hiệu quả của việc ứng
dụng CNTT, cũng như tầm quan trọng của nó nên hiện nay ở trường phổ việc
sử dụng CNTT trong dạy học lịch sử đã được thầy (cô) sử dụng thường xuyên
hơn chiếm 68.75%. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn 6.25% vẫn còn ngại thây đổi
điều này cũng là trở ngại lớn đối với chất lượng giáo dục hiên nạy.
Học sinh gồm 117 học sinh của ba trường trung học phổ thông cho ta kết
quả như sau.
TT
Nội dung điều tra, khảo sát
Số HS
trả lời
Tỉ lệ %
1
Em có hứng thú với việc GV sử
dụng CNTT trong học tập lịch sử
không?
A: rất hứng thú
B: bình thường
C: không hứng thú
74
20
13
63.25%
25.64%
11.11%
18
2
Việc GV sử dụng CNTT trong
dạy học có làm cho các em dễ hiểu bài
hơn không?
A: dễ hiểu
B: bình thường
C: khó hiểu
64
29
24
54.7%
24.79%
20.51%
Qua kết quả điều tra trên chúng ta có thể thấy có nhiều học sinh đã hứng
thú học tập lịch sử thông qua việc GV sử dụng CNTT chiếm 63.25% điều này
chứng tỏ rằng việc dạy học có sự hỗ trợ của CNTT đã phát huy được tính tích
cực của các em trong học tập, đặc biệt là tạo được hứng thú học tập với môn học
lịch sử vốn được coi là khô khan, khó hiểu. Bên cạnh việc gây được hứng thú
đối với môn học lịch sử, việc úng dụng CNTT còn làm cho các em thấy hiểu bài
hơn chiếm 54.7%. Tuy nhiên trong đó vấn còn nhiều học sinh cho rằng việc áp
dụng CNTT trong dạy học làm cho các em cảm thấy khó hiểu bài hơn chiếm
20.51%. Điều này cho thấy vẫn còn phần lớn học sinh không hứng thú trong
học tập, chưa thíc nghi được phương pháp học tập có sự hỗ trợ của CNTT từ đó
dẫn tới lối học thụ động không sáng tạo.
Kết luận: Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên chúng ta nhận
thấy rằng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT hiện nay trong mọi lĩnh vực
cuộc sống không thể thiếu CNTT và trong giáo dục cũng vậy và thực tế nghiên
cứu cho thấy viê ứng dụng CNTT có vai trò rất lớn trên các mặt giáo dưỡng,
giáo dục, và ý nghĩa phát triển việc ứng dụng CNTT làm cho quá trình dạy - học
của thầy và trò phát huy được tính tích cực, chủ động hơn trong học tập, học
sinh có được kĩ năng trong việc sử dụng CNTT sau này. Đồng thời xuất phát từ
thực trạng dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Tôi mạnh dạn
đề xuất biện pháp “ứng dụng một số phần mềm tin học, trong thiết kế bản đồ
động lịch sử thế giới lớp 11 THPT” nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học
nói chung và chất lượng dạy học bộ môn lịch sử nói riêng, đặc biệt trong “Phần
lịch sử thế giới lớp 11 lớp 11 THPT” (chương trình chuẩn).
19
CHƢƠNG 2
VỊ TRÍ MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỚP 11 THPT VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
2.1. Vị trí mục, mục tiêu
2.1.1. Vị trí
Phần lịch sử thế giới lớp 11 THPT là phần kế tiếp chương trình đã học ở
lớp 10, bao gồm 2 phần; phần 1, lịch sử thế giới cận đại với nội dung là lịch sử
của các nước châu Á từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, chiến tranh thé giới
thứ nhất (1 914 – 1918), những thành tựu văn hóa thời cận đại. Phần 2, lịch sử
thế giới hiện đại cung cấp choi học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử xã
hội loài người từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến năm 1945.
Nếu như các nước châu Á bước vào giai đoạn mạt kì của chế độ phong
kiến, lâm vào khủng hoảng suy yếu, từng bước bị thôn tính thì CNTB cuối thế
kỉ XIX bước vào giai đoạn phát triển phản động nhất – chủ nghĩa đế quốc, cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất không thể giải quyết triệt để những mâu thuẫn nội
tại của chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên giai đoạn đầu của của lịch sử thế giới hiện
đại CNTB bước vào giai đoạn bùng nổ những mâu thuẫn báo hiệu cho một cuộc
chiến tranh thế giới mới, chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945).
2.1.2. Mục tiêu
Về kiến thức
- Biết được quá trình xâm lược, sự thống trị của CNTD Âu, Mĩ ở các
nước châu Á, châu Phi và Mĩ La Tinh. Đồng thời các cuộc đấu tranh chống
xâm lược, giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc
bùng nổ mạnh mẽ.
- Giúp học sinh có những hiểu biết tương đối chắc chắn, nắm vững sự
kiện cơ bản, có biểu tượng chính xác về các sự kiện, nắm được nguyên nhân
và diễn biến của hai cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn từ yếu tố thị trường
và thuộc địa.