Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

nghề sản xuất và chế biến chè ở thái nguyên (giai đoạn 1997 - 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700 KB, 113 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




ĐINH THỊ THU HƢƠNG



NGHỀ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ
Ở THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 1997 - 2010)




LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ






Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






ĐINH THỊ THU HƢƠNG



NGHỀ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ
Ở THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 1997 - 2010)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.54


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN DUY TIẾN


Thái Nguyên – 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn

chưa từng được ai công bố.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN





Đinh Thị Thu Hƣơng














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Duy Tiến, cùng các thầy cô trong Khoa
Sau Đại học, Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Thái Nguyên; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên; Cục Thống kê
tỉnh Thái Nguyên; Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên, trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên… đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả
trong quá trình thu thập số liệu hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái
Nguyên, BGH trường THPT Chuyên và các thầy cô giáo trong tổ chuyên
môn, trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tác giả trong quá trình học tập
và hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 08 năm 2011
Tác giả


Đinh Thị Thu Hƣơng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, MÔ HÌNH
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………… ……………………………………………1
NỘI DUNG
Chƣơng 1. NGHỀ CHÈ Ở THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1997……… …8

1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên…… … … 8
1.2. Nguồn gốc cây chè và nghề trồng chè ở Thái Nguyên trước năm 1997 15
Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………………………………………………………24
Chƣơng 2. NGHỀ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 1997 - 2010)…………………………………………….……………………………… … 27
2.1. Vùng phân bố và kĩ thuật trồng, chế biến chè………………………… …… ……………27
2.1.1. Vùng phân bố………………………………………………………………………………….………… ……27
2.1.2. Kĩ thuật trồng và chế biến chè……………………………………………….……………… ……40
2.2. Quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm………………………………………………….……49
2.2.1. Quy trình sản xuất…………………………………………………………………… ……………………49
2.2.2. Hình thức sản xuất……………………………………………………….………………….………………55
2.2.3. Các loại sản phẩm………………………………………………….…………………… …………………62
2.2.4. Thị trường tiêu thụ………………………………………………….…………………….……… ………64
Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………………………………… …………….………… …70
Chƣơng 3. VAI TRÒ CỦA CHÈ THÁI NGUYÊN TRONG ĐỜI SỐNG
KINH TẾ - XÃ HỘI…………………………………………………………………………….………… ………73
3.1. Về kinh tế…………………………………………………………………………………………….……………….73
3.2. Về văn hoá - xã hội……………………………………………………………… …………… ……………84
Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………………………………………………… ………95
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………… …………………… .… ……98
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………… ………101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ATK
An toàn khu
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CP
Cổ phần
DN
Doanh nghiệp
EU
European Union. Liên minh Châu Âu
FAO
Food and Agriculture Organization. Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc
HACCP
Hazard Analysis Critical Control Point. Hệ thống quản lý chất lượng
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTX
Hợp tác xã
IPM
Intergrated Pest Managerment. Quản lý dịch hại tổng hợp
KCN
Khu Công nghiệp
KH - KT
Khoa học kĩ thuật
OTD
Open Technology Development. Phát triển theo công nghệ mở.
PTNT
Phát triển nông thôn
SHTT
Sở hữu trí tuệ
SNG
Commonwealth of Independent States. Cộng đồng các Quốc gia Độc lập

TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Uỷ ban nhân dân
USD
United States dollar. Đô la Mĩ
VAC
Vườn ao chuồng
VietGAP
Vietnamese Good Agricultural Practices. Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam
WB
World Bank. Ngân hàng thế giới
WTO
World Trade Organization. Tổ chức thương mại thế giới
XNK
Xuất nhập khẩu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Số TT
Nội dung
Trang
Bản đồ
Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

Bảng 2.1

Diện tích trồng chè phân theo huyện/thành phố/thị xã
27
Bảng 2.2
Quy hoạch vùng chè tập trung tỉnh Thái Nguyên năm 2010
48
Bảng 2.3
Quy hoạch vùng chè tập trung tỉnh Thái Nguyên năm 2015
39
Bảng 2.4
Quy hoạch vùng chè tập trung tỉnh Thái Nguyên năm 2020
39
Bảng 2.5
Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu chè Thái Nguyên
59
Bảng 3.1
Tình hình sản xuất cây lâu năm giai đoạn 2000 - 2009
75
Bảng 3.2
Sản lượng chè búp tươi phân theo huyện/thành phố/thị xã
76
Bảng 3.3
Dự kiến diện tích, sản lượng chè toàn tỉnh đến năm 2020
80



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ Đại hội VI của Đảng (12/1986) mở đầu cho thời kì đổi mới toàn
diện đất nước, nhất là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lí nông
nghiệp (5/4/1998), Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản
xuất hàng hoá gắn với thị trường. Nhờ đó, từ sau đổi mới, một nền nông
nghiệp hàng hoá đã hình thành với những sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng thế
giới như gạo, chè, cà phê, cao su Qua các Đại hội tiếp theo (Đại hội VII,
VIII, IX), Đảng ta tiếp tục ra nghị quyết tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế
- xã hội nông thôn với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.
Trong những năm gần đây, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn mà nông nghiệp nước ta nói chung, nông nghiệp Thái
Nguyên nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt trong
nông nghiệp, cơ cấu cây trồng đã có sự thay đổi rõ rệt, đem lại hiệu quả kinh tế
to lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội.
Trong cơ cấu cây công nghiệp dài ngày, bên cạnh cao su, cà phê, ca cao,
dừa, hồ tiêu, điều , chè là cây có sản phẩm mang tính hàng hóa, có giá trị kinh
tế cao, có giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ con người, có ý nghĩa về văn
hoá - xã hội, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, đặc
biệt trong các dịp lễ tết, cưới xin, thờ cúng tổ tiên. Đồng thời, chè còn có ý nghĩa
rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, nhất là đối với trung du và miền núi như
chống xói mòn đất dốc, phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần bảo vệ đầu nguồn
nước cho châu thổ hạ lưu các sông lớn. Vì vậy, chè là cây công nghiệp dài ngày
đã được trồng lâu đời trong nhân dân, diện tích chè ngày càng được mở rộng.
Cây chè có vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
Trong thời gian qua, chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn
ba mươi nước trên thế giới: Trung Đông, Nga, SNG, châu Âu, châu Mĩ Cây
chè còn gắn liền với nhiều danh lam thắng cảnh, sơn thuỷ hữu tình, cuốn hút
khách tham quan du lịch trong và ngoài nước. Vì nhiều lẽ, có thể khẳng định
nghề trồng chè và chế biến chè là một nghề truyền thống có vị trí quan trọng đối
với người Việt Nam, trong quá khứ cũng như hiện tại và trong tương lai. Bởi
vậy, trong định hướng về phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp thời kì công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cây chè luôn được xác định là cây mũi nhọn, được xếp
ở vị trí những cây công nghiệp chủ yếu, thực sự đóng vai trò chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo từng bước đẩy mạnh nền kinh tế đất nước
nói chung và kinh tế tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè đứng thứ hai của Việt Nam, chỉ sau
tỉnh Lâm Đồng. Chất lượng chè xanh của Thái Nguyên ngon nhất trong cả nước.
Khả năng sản lượng chè Thái Nguyên sẽ tăng nhanh trong những năm tới do nhu
cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới. Với
truyền thống sản xuất từ lâu đời, cây chè thực sự có ý nghĩa to lớn với đời sống
kinh tế và văn hoá của cư dân trong tỉnh hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay việc sản
xuất, chế biến, tiêu thụ cũng như công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng
thương hiệu chè chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Vì vậy,
trong những năm tới, cần tiếp tục cố gắng phát huy những kết quả đạt được,
đồng thời đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến và
tiêu thụ chè tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Xuất phát từ thực tế nói trên, cùng với mong muốn có thể đóng góp
một phần nhỏ bé xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh và hơn nữa được
sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy PGS.TS Nguyễn
Duy Tiến, tôi đã lựa chọn đề tài "Nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái
Nguyên (giai đoạn 1997 - 2010)” làm Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chè là một cây trồng đạt kỉ lục về quá trình nghiên cứu lâu dài và cơ sở
nghiên cứu về chè là một biểu tượng của sự kiên trì bám trụ nghiên cứu khoa
học tại Vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt là từ năm 1884, các nhà
khoa học Pháp đã tổ chức điều tra, khảo sát về cây chè ở miền núi phía Bắc
nước ta. Những công trình nghiên cứu về chè do người Pháp và người Việt
Nam thực hiện đã khẳng định được vị trí cây chè trong sản xuất nông nghiệp
Việt Nam, giá trị sử dụng trong nước và xuất khẩu, đề ra được kế hoạch phát
triển chè ở trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Sau năm 1954, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, các
nghiên cứu về chè được sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đã từng bước
được phát triển, đặt cơ sở cho việc phát triển các vùng chuyên canh tập trung
chè ở Việt Nam.
Trong cuốn “Cây chè miền Bắc Việt Nam”, của Viện Hàn lâm khoa
học Liên Xô, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1981 đã trình bày và phân
tích những đặc điểm chung và sự tiến hoá của cây chè, ý nghĩa của cây chè
với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Sau Đại hội VI (12/1986) của Đảng, những vấn đề về kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước và từng địa phương
được chú ý nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, đã được đề cập ở một số
công trình nghiên cứu của các cá nhân, các bộ, ban, ngành liên quan đến lĩnh
vực kinh tế - xã hội.
Trong cuốn “Tiềm năng kinh tế đồng bằng sông Hồng”, Nhà xuất bản
Thống kê, 1995 của tác giả Trần Hoàng Kim đã phân tích tiềm năng to lớn
của đồng bằng sông Hồng và đề ra những giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa sự



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
phát triển của vùng kinh tế giàu tiềm năng này, trong đó có đề cập đến khả
năng phát triển to lớn của cây chè.
Trong cuốn “Cây chè Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội,
1997 của tác giả Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong đã giới thiệu khái quát về
những chặng đường lịch sử phát triển cây chè Việt Nam, các vùng trồng chè
nổi tiếng ở Việt Nam, vị trí cây chè trong nền nông nghiệp Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Sinh Cúc trong cuốn “Nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam thời kì đổi mới”, Nhà xuất bản Thống kê, 2003 đã đề cập đến thực trạng
sản xuất, xuất khẩu cây chè trong thời kì đổi mới, những thành tựu, những
khó khăn hiện nay và đề ra giải pháp mở rộng sản xuất và thị trường xuất
khẩu.
Ở tỉnh Thái Nguyên, hàng năm đều có các tài liệu thống kê về thành
tựu, hạn chế, giải pháp phát triển cây chè. Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp
chí, thông tin khoa học cũng nghiên cứu vấn đề đề tài quan tâm. Mặc dù vậy,
cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu và trình bày một cách
hệ thống về quá trình phát triển nghề chè ở Thái Nguyên dưới góc độ lịch sử.
Trên thực tế, chỉ có các số liệu thống kê những kết quả đạt được và những tồn
tại, khó khăn cần giải quyết.
Khi thực hiện đề tài: "Nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên
(giai đoạn 1997 - 2010)”, tác giả đã kế thừa một cách nghiêm túc, có chọn lọc
các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, bao gồm các nội
dung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, yếu tố con
người và các nhân tố khác có tác động đến tình hình phát triển cây chè tỉnh
Thái Nguyên, trước hết là các công trình chính sử, các công trình nghiên cứu
chung về kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên có những phần liên quan đến cây
chè.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung nghề trồng và chế biến chè ở Thái Nguyên trong
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong khuôn khổ còn hạn chế của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu quá
trình và đặc điểm sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở Thái Nguyên, chủ yếu tập
trung vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian: 1997 - 2010. Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề, Luận văn có đề cập
đến đặc điểm nghề trồng, chế biến và tiêu thụ chè Thái Nguyên trước năm
1997.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu về việc trồng, chế biến và tiêu thụ chè ở Thái
Nguyên, Luận văn rút ra vai trò quan trọng của chè Thái Nguyên với phát
triển kinh tế, văn hoá, góp phần ổn định xã hội ở Thái Nguyên. Đồng thời, đề
ra những giải pháp tiếp tục phát triển nghề trồng và chế biến chè trong tương
lai.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả khai thác triệt để các văn bản,
chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND, HĐND tỉnh Thái Nguyên; các báo
cáo tổng kết, tài liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Cục Thống kê; các nguồn tài liệu từ Sở Văn hoá, Thông tin và Du lịch,

Trường Đại học Nông lâm, Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên; các
sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu về nghề trồng và chế biến chè.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic là hai phương pháp chính mà tác giả vận dụng. Nghề chè ở Thái Nguyên
được xem xét trong các giai đoạn phát triển kế tiếp nhau với những đặc điểm
cụ thể để so sánh và rút ra bài học bổ ích.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát, điền dã
cũng được vận dụng trong đề tài này. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phương
pháp liên ngành: Kinh tế học, Thống kê học, Xã hội học
5. Đóng góp của Luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hoá, làm phong phú thêm khối lượng tư
liệu có liên quan đến sự phát triển của nghề trồng, chế biến và tiêu thụ chè
Thái Nguyên, từ đó phác hoạ một bức tranh tổng thể về nghề sản xuất và chế
biến chè Thái Nguyên thời kì đổi mới, chủ yếu từ khi tái lập tỉnh 1997 đến
2010.
Luận văn có những kết luận cụ thể về thành tựu, hạn chế, khó khăn,
giải pháp cho sản xuất chè. Đồng thời, rút ra những điểm nổi bật, vai trò của
chè Thái Nguyên với cuộc sống của nhân dân, với tình hình kinh tế, văn hoá
trên địa bàn tỉnh và với tình hình chung của đất nước.
Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình
trồng, chế biến, xuất khẩu chè ở Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh thuộc khu
vực miền núi phía Bắc nói chung.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy
và học tập lịch sử địa phương ở các trường chuyên nghiệp, phổ thông trên địa

bàn tỉnh.
Luận văn còn góp phần giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước
cho các thế hệ.
6. Bố cục của Luận văn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Nghề chè ở Thái Nguyên trước năm 1997.
Chƣơng 2: Nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 -
2010).
Chƣơng 3: Vai trò của chè Thái Nguyên trong đời sống kinh tế - xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Chƣơng 1
NGHỀ CHÈ Ở THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1997
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Xưa nay, Thái Nguyên vẫn được coi là nét gạch nối của vùng Đông
Bắc và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vừa có một miền núi rừng hùng vĩ phía Bắc,
một miền trung du đồi gò “bát úp” phía Nam và những dải đồng bằng hẹp
vùng trung lưu Sông Cầu, Sông Công. Thái Nguyên thực sự là một miền non
xanh nước biếc.
Tỉnh Thái Nguyên được tái lập từ ngày 1/1/1997 theo Nghị quyết của
kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khoá IX. Phía bắc tỉnh Thái Nguyên tiếp giáp với

tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông
giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà
Nội. Diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 3.562,82 km².
Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo
dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói
chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du,
miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông
qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố
Thái Nguyên là đầu nút.
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ
nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn
hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên,
Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định
Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao
và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Thái Nguyên có một vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay
quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm
Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km, Thái Nguyên còn là điểm nút giao
lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối
với các tỉnh thành, Quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu
Việt Nam - Trung Quốc, Quốc lộ 1B Lạng Sơn, Quốc lộ 37, 279. Hệ thống
đường sông Đa Phúc - Hải Phòng, đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội.
Tỉnh Thái Nguyên là một vùng đất nửa trung du, nửa miền núi, có hai
con sông lớn bao quanh. Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh Trung
du, miền núi khác, chủ yếu là vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa

sông Cầu và sông Công. Cùng với thời gian và sự luân chuyển theo quy luật
tạo hoá của đất trời, những con sông này đã vận chuyển phù sa màu mỡ bồi
đắp nên những bình nguyên. Chính vì lẽ đó mà Thái Nguyên có một vùng thổ
nhưỡng đặc biệt, thuận lợi cho canh tác nông, lâm nghiệp, phù hợp cho cây
chè sinh trưởng và phát triển.
Địa hình được chia thành 3 vùng:
Vùng địa hình vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy
theo hướng bắc nam và tây bắc - đông nam. Dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng
tây bắc - đông nam. Vùng này tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định
Hoá và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt
phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 - 1000m, độ dốc
thường từ 25
0
- 35
0
.
Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao
phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và
Quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình
gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100 - 300m, độ dốc thường từ 15
0
-
25
0
.

Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng
phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là
các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Thị xã
Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng
Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30 - 50m, độ dốc thường dưới 10
0
.
Cả 3 vùng địa hình trên đều có những thuận lợi nhất định cho sự phát
triển của cây chè. Tuy nhiên, diện tích trồng chè có sự phân bố khác nhau trên
3 vùng địa hình. Cây chè được trồng nhiều ở vùng địa hình núi thấp đan chéo
với các dải đồi cao và vùng đồi thấp đồng bằng phía Nam thuộc các huyện
Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 2.000 -
2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được
chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai,
vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam huyện Võ
Nhai, vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ,
Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng
nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối
tương đối đều cho các tháng trong năm.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, một mùa đông lạnh, lượng nước mưa dồi
dào, ẩm độ không khí >80%, nhiệt độ trung bình 18 - 23
0
rất thích hợp cho
cây chè sinh trưởng và phát triển.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tương
đối thuận lợi để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững. Đặc


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
biệt, tại Thái Nguyên, có thể tìm thấy cả cây trồng vật nuôi có nguồn gốc
nhiệt đới và ôn đới. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái
Nguyên có nhiều khả năng để phát triển các ngành nông - lâm nghiệp, công
nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. Trong các cây công nghiệp dài
ngày, chè là cây trồng có nhiều thuận lợi về địa hình và khí hậu để phát triển.
Tài nguyên đất: Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000, cho
thấy đất đai của tỉnh chủ yếu là đất đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự
nhiên) [26, tr. 42] rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng chè. Đất đai
gồm có các loại chính sau:
Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Phân
bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, Sông Công và các sông suối trên địa bàn
tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hàng năm thuộc huyện Phổ
Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của
tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh
dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc
biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau màu ).
Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên.
Loại đất này phân bố ở các huyện phía Nam tỉnh.
Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% diện tích tự nhiên, loại đất
này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất
cả các loại đất ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác
nhau và phân tán trên địa bàn các huyện. Đây là loại đất rất thích hợp với
trồng ngô, đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24% diện
tích tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên
địa bàn các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây
trồng ngắn ngày khác.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Đất nâu đỏ trên đá vôi: diện tích 6.289 ha, chiếm 1,7% diện tích tự
nhiên. Phân bố tập trung ở huyện Võ Nhai và Phú Lương. Nhìn chung đây là
loại đất tốt nhưng khô, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới thịt trung bình, mức
độ bão hoà bazơ khá, ít chua. Trên loại đất này, có khoảng 70% diện tích có
độ dốc dưới 200
0
thích hợp với sản xuất nông nghiệp và sản xuất theo phương
thức nông lâm kết hợp.
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65%
diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố tập trung
thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ,
Định Hoá. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc
dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glây hoá mạnh. Trên loại đất
này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 - 25
0
rất thích hợp với phát
triển cây chè và cây ăn quả. Diện tích đất đỏ vàng trên phiến thạch sét chiếm
tỉ lệ diện tích tự nhiên lớn nhất so với các loại đất khác, phù hợp cho trồng
chè nên nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên có tiềm năng rất lớn về
đất đai để tiếp tục phát triển.
Đất đỏ nâu trên đá macma bazơ trung tính: diện tích 22.035 ha, chiếm
6,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ,
Định Hoá, Phú Lương. Đây là đất chứa nhiều sắt, măng gan, khi gặp nóng ẩm
dễ phong hoá, phần trên đỉnh dễ kết von. Đây là loại đất tốt, có khoảng 63%
có độ dốc từ 8 - 25
0

, có khả năng khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp và
nông lâm kết hợp.
Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát: diện tích 42.052 ha, chiếm 11,88%
diện tích tự nhiên. Đây là loại đất đồi núi có diện tích lớn thứ hai sau đất đỏ
vàng trên phiến thạch sét, phân bố rải rác ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh và
thường có độ dốc dưới 25
0
, diện tích trên 25
0
chỉ có khoảng 23%. Loại đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
này trên tầng đất mặt thường có màu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có
nhiều sạn thạch anh, đất chua.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 14.776 ha, chiếm 4,17% diện tích
tự nhiên, phân bố tập trung ở Phú Lương, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú
Bình và Đại Từ. Đất thường có độ dốc thấp, 58% diện tích có độ dốc dưới 8
0
,
rất thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá ).
Đất vàng đỏ trên đá macma axit: diện tích 30.748 ha, chiếm 8,68% diện
tích tự nhiên, phân bố tập trung ở Đại Từ và Định Hoá. Đây là loại đất dễ bị
xói mòn, rửa trôi vì lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, đất chua
và khoảng 50% diện tích có độ dốc trên 25
0
.
Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự
nhiên, cây công nghiệp dài ngày chủ yếu là cây chè. Thái Nguyên là vùng đất

thích hợp để phát triển cây chè. Chè được trồng trên 6 loại đất chính: đất xám
phát triển trên phiến thạch sét, sa thạch và sa phiến thạch, phù sa cổ và đất đỏ
phát triển trên bazan, đá macma bazơ trung tính, đá cát. Phổ biến nhất là chè
được trồng ở đất phát triển trên phiến thạch sét. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là
chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện
có khoảng 17.600 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có
trên 15.000 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng 75.000 tấn
chè búp tươi [53, tr. 63]. Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè trong tương
lai lên đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ năm 1997, khi tỉnh Thái Nguyên được tái lập, cũng như các tỉnh khác
trong cả nước, trong quá trình thực hiện chính sách đổi mới kinh tế của Đảng,
nền nông nghiệp của Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả nhất định. Cơ
cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực, kinh tế trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
trại, các vùng sản xuất hàng hoá tập trung đã được hình thành và đang phát
triển, nhất là trong sản xuất chè, cây ăn quả và chăn nuôi.
Nguồn nhân lực: dân số Thái Nguyên 1.137.671 người bằng 1,35% dân
số cả nước. Trên lãnh thổ Thái Nguyên có 8 thành phần dân tộc anh em sinh
sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 75,5%, Tày 10,7%, Nùng 5,1%,
Dao 2,1%, Sán Dìu 2,4%. Các dân tộc khác Cao Lan, Mông, Hoa chiếm 4,2%
dân số toàn tỉnh. Cơ cấu dân tộc cho thấy sự đa dạng về phong tục, tập quán
lối sống và kinh nghiệm lao động sản xuất. Đồng thời các dân tộc hiện đang ở
trình độ phát triển khác nhau về kinh tế, giáo dục và đào tạo.
Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực lớn thứ 3, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 9 trường
Đại học, 20 trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, 9 Trung tâm dạy

nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động. Thái Nguyên
cũng là một trung tâm y tế của vùng Trung du Bắc Bộ với 01 Bệnh viên đa
khoa TW, 9 bệnh viện cấp tỉnh và 14 trung tâm y tế cấp huyện.
Về chất lượng lao động: văn hoá tiểu học 8,35%, tốt nghiệp THCS
68,71%, tốt nghiệp THPT 21,94%. Lực lượng lao động thường xuyên có trình
độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp/học nghề trở lên chiếm 22,9%, lao động
qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 14,16%. Năm 2005,
tỷ lệ lao động qua đào tạo là 28%.
Mức sống dân cư: đời sống cư dân nông thôn đã không ngừng được cải thiện
về vật chất và văn hóa tinh thần. GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm,
từ 142 USD (năm 1995) lên 238,4 USD (năm 2000) và 525,7 USD (năm 2007).
Kết cấu hạ tầng phát triển nhanh trong những năm đổi mới. Tỉnh đã
hoàn thành điện khí hoá nông thôn sớm hơn so với một số tỉnh lân cận. Hệ
thống giao thông nông thôn, chợ, thông tin liên lạc, các công trình phúc lợi
như: trường học, trạm y tế, nhà văn hoá… được xây dựng, nâng cấp đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
yêu cầu cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn tỉnh đã xoá số hộ đói trước năm 2000, số hộ nghèo giảm còn
20,65% năm 2007. Bệnh viện đa khoa tỉnh và ở các huyện được nâng cấp, mở
rộng mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Sự nghiệp giáo dục phát triển, toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục
trung học cơ sở năm 2004, đang thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học,
phấn đấu hoàn thành cơ bản vào năm 2010.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
của tỉnh Thái Nguyên cũng có nhiều khó khăn, hạn chế. Thái Nguyên là một
tỉnh kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp còn
mang nặng yếu tố truyền thống, tự cung, tự cấp, manh mún, phân tán, lạc hậu.

Điểm xuất phát kinh tế của tỉnh thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
chuyển dịch chậm, các cơ sở công nghiệp trong nông thôn chưa nhiều, nhất là
công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và
có xu hướng ngày một giảm, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản
xuất và đời sống, trình độ và khả năng cạnh tranh hàng hóa còn hạn chế.
Những khó khăn và yếu kém trên tác động không nhỏ, làm hạn chế đến quá
trình phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên nói chung và phát triển nghề chè nói
riêng.
1.2. Nguồn gốc cây chè và nghề trồng chè ở Thái Nguyên trƣớc năm 1997
1.2.1. Nguồn gốc cây chè
Cây chè có nguồn gốc ở vùng gió mùa Đông Nam Á, bao gồm vùng
Tây Nam Trung Quốc, Bắc Mianma, Bắc Lào và Bắc Việt Nam hiện nay.
Cây chè được cư dân Bách Việt phương Nam, thuộc nền văn hoá lúa
nước phát hiện đầu tiên trên thế giới làm dược thảo. Sau đó lan truyền lên
phương Bắc của dân tộc Hán có nền văn hoá nông nghiệp cạn và du mục
Hoàng Hà. Từ đó phát triển mạnh mẽ về công nghệ chế biến thành nước trà,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
một thứ nước uống giải khát phổ cập ở Trung Hoa, rồi truyền bá ra khắp năm
châu trên thế giới ngày nay vì đáp ứng tốt các nhu cầu thiết yếu về nước uống
của con người. [33, tr. 147]
Theo tác giả Đỗ Ngọc Quỹ trong cuốn “Cây chè Việt Nam”, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1998, con đường lan truyền tập quán uống nước trà
bắt đầu từ vùng nguyên sản cây chè ở Đông Nam châu Á sang châu Âu, châu
Phi rồi mới sang châu Mỹ và châu Đại Dương. Trà đã phổ biến khắp hành
tinh trái đất xuyên qua con đường tơ lụa huyền thoại, con đường trà mã đạo
đường bộ và con đường gia vị đường biển Đông Nam Á. Trà đã đi từ nền văn
hoá Phật giáo (Trung Hoa, Nhật Bản) sang nền văn hoá Ấn Độ giáo, đến với

nền văn hoá Hồi giáo vùng vịnh Ba Tư, rồi đến các nền văn hoá Chính thống
giáo (Nga), Thiên chúa giáo (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Italia ) và
Tin lành (Hoa Kỳ, Australia). Lịch sử từ "trà” trong các ngôn ngữ thế giới
xuất phát từ âm Hán phổ thông "Cha” của Bắc Kinh và thổ âm địa phương
"Tey” của vùng Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Hoa.
Mỗi khi thâm nhập vào một quốc gia, sự xuất hiện của trà được chào
đón như một khám phá mới về một dược thảo thần diệu trong đời sống xã hội
con người của Phương Đông xa xôi và huyền bí. Đầu tiên tập quán uống trà
bắt rễ vào các lớp vua chúa như một mốt của thời đại, sau đó mới phổ biến ra
các lớp thượng lưu văn nhân, sĩ phu, thương gia giàu có, rồi cuối cùng mới
phổ cập đến người dân thường.
Các công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc
của cây chè là vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có điều kiện khí
hậu ẩm ướt quanh năm. Theo các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây 4.000
năm người Trung Quốc đã biết dùng chè làm dược liệu, sau đó mới dùng chè
để uống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Năm 1823, R.Bruce phát hiện những cây chè dại lá to ở vùng Atxam
(Ấn Độ). Từ đó, các học giả người Anh cho rằng quê hương của cây chè là ở
Ấn Độ chứ không phải ở Trung Quốc.
Những công trình nghiên cứu của Dejmukhatze (1961 - 1976) về phức
catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các
chất catechin giữa các loại chè được trồng và mọc hoang dại đã nêu lên luận
điểm về sự tiến hoá, trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè. Từ sự biến
đổi sinh hoá của các lá cây chè mọc hoang dại và các cây chè được trồng trọt,
chăm sóc, Dejmukhatze cho rằng nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam.
[33, tr. 155]

Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây
chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi
phía Bắc.
Lê Quý Đôn trong sách " Vân Đài loại ngữ " (1773) có ghi trong mục
IX, Phẩm vật như sau: " Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới
và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ
nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước
uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị
chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên ” [33, tr. 16]
Từ năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn
bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà
Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu, đến tận vùng Vân Nam,
nơi có những cây chè đại cổ thụ.
Sau những chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang (Việt Nam)
năm 1923, và Tây Nam (Trung Quốc) năm 1926, các nhà khoa học Pháp và
Hà Lan cho rằng: những rừng chè, bao giờ cũng mọc bên bờ các con sông lớn,
như sông Dương Tử, sông Tsi Kiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Vân Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
và Bắc Kỳ (Việt Nam), sông Mê Kông ở Vân Nam, Thái Lan và Đông
Dương, sông Salouen và Irrawađi ở Mianma, sông Bramapoutrơ ở Assam.
Năm 1976, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, sau
những nghiên cứu về tiến hoá của cây chè, bằng phân tích chất catechin trong
chè mọc hoang dại, ở các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc, và các
vùng chè cổ Việt Nam đã nhận định: Cây chè cổ Việt Nam, tổng hợp các
catechin đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam… Từ đó có sơ đồ tiến hoá cây
chè thế giới sau đây: Camellia → Chè Việt Nam → Chè Vân Nam lá to →
Chè Trung Quốc → Chè Assam (Ấn Độ) [33, tr. 153]

Tóm lại, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận : Đại thể cây
chè phát nguyên từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga,
Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía
Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các
ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ
95
0
đến 120
0
Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ 29
0
đến 11
0
Bắc.
Ở Việt Nam, tục uống trà có từ rất lâu đời. Theo một tài liệu khảo cứu
của Ủy ban Khoa học Xã hội thì người ta đã tìm thấy những dấu tích của lá và
cây chè hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn
nghi ngờ cây chè đã có từ thời kỳ đồ đá Sơn Vi (Văn hóa Hòa Bình). Cho đến
nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao
1.000m so với mặt biển, có một rừng chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: Việt Nam là một trong những "chiếc nôi”
cổ nhất của cây chè thế giới.
1.2.2. Nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên trƣớc năm 1997
Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã có tập quán trồng, chế biến và uống
các loại chè (cũng gọi là trà). Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu.
Nhưng cây chè được khai thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng

×