Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề cương kinh tế tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.55 KB, 7 trang )

A. LÝ THUYẾT
Câu 1: Quyền tài sản là gì ? Nó có những thuộc tính gì ? Nêu 1 số vấn đề thất bại
trong quyền tài sản đối với quản lý tài nguyên môi trường
- Khái niệm:
Quyền tài sản (hay quyền sở hữu) là quyền được quy định bởi quy tắc pháp luật (luật
định) cho một cá nhân hay một hãng sử dụng, kiểm soát hoặc thu phí đối với một nguồn
lực nào đó, họ được pháp luật bảo vệ khi có sự cản trở họ sử dụng những quyền ấy
-Những thuộc tính của quyền tài sản:
(1) Tính duy nhất: Chủ thể chủ sở hữu tài sản là người duy nhất được hưởng lợi từ việc
sở hữu, đồng thời chịu toàn bộ chi phí liên quan sở hữu tài nguyên.
(2) Tính chuyển giao: Quyền tài sản có thể mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ thể
trong nền kinh tế trên nguyên lý tự nguyện
(3) Tính cưỡng chế: Quyền tài sản nhất định được pháp luật bảo vệ
Tuy nhiên trong thực tế, không phải lúc nào quyền tài sản cũng có đầy đủ 3 thuộc tính
như trên, dẫn đến quyền tài sản bị méo mó và kéo theo thị trường vận hành méo mó,
không đạt đươc sự tối ưu hay nói cách khác dẫn đến sự thất bại của thị trường
Câu 2: Chứng minh và phát biểu định lý Hotelling về tài nguyên ko thể phục hồi
Giả thiết:
Cho một tài nguyên không thể phục hồi có trữ lượng Q
Cầu của thị trường: Pt=a-b*qt
Chi phí cận biên: MEC=C($/đơn vị)
Tỉ lệ chiết khấu: r
Phân bổ tài nguyên trong giai đoạn [0,n]
Gọi : Bt,Ct lần lượt là lợi ích, chi phí khai thác tài nguyên năm t
Xét tại năm thứ t:
Lợi ích khai thác tài nguyên:
Chi phí khai thác tài nguyên: Ct= MEC*qt
 Giá trị hiện tại của lợi ích ròng năm t:
Qua giai đoạn n năm, hiệu quả động đạt được khi
Hàm Langrange: ……
-Công thức Hotelling: Pt = MEC + MUC*(1+r)^t


-Định lý Hotelling: Trong mô hình phân bổ tài nguyên tối ưu thì giá tài nguyên gồm 2 bộ
phận cấu thành là chi phí khai thác cận biên và chi phí sử dụng cận biên, trong đó cho phí
sử dung cận biên phải gia tăng hàng năm với tỉ lệ bằng tỉ lệ chiết khấu.
Câu 3: Trình bày chính sách giá trần trong quản lý tài nguyên và những hậu quả có
thể với khai thác
Trường hợp áp dụng: Chính phủ muốn hỗ trợ sự phát triển của 1 số ngành nhất định
hoặc việc tiêu dùng nên quy định giá trần của tài nguyên, thường P trần < P t.t tự do
Tác động: Pc<P*
Tại P* có CS=AEP*, PS=P*EB
 NSB= AEB
Tại Pc<P*: Thiếu hụt
Cung thực tế: Qs<Qd
Ps= PcDB
Pd=ACDPc
 NSB=ACDB=AEB-CED
Hậu quả kinh tế trong ngắn hạn:
(1) Khan hiếm cung tài nguyên  xếp hàng, chờ đợi mua bán tài nguyên  hao tổn
nguồn lực thời gian + cạnh tranh
(2) Sự phân chia bất bình đẳng nguồn cung có hạn cho các nhóm lợi ích khác nhau
(3) Trong nhiều trường hợp, P t.t = P m trên thị trường đen, những người sẵn sàng trả
giá Pm để được tiếp cận tài nguyên trước tiên.
Hậu quả trong dài hạn:
Nếu giá tài nguyên cố định ở mức giá trần trong thời gian dài  khuyến khích việc khai
thác và sử dụng tài nguyên vô tội vạ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên nhanh hơn.
Câu 4: Trình bày chính sách độc quyền và hậu quả trong quản lý tài nguyên ko thể
phục hồi
Trường hợp áp dụng: Chính phủ đứng ra hoặc chỉ định một số công ty, tập đoàn lớn khai
thác và cung ứng tài nguyên cho toàn xã hội ( ko có cạnh tranh)
Nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại MC =MR
Qm<Q* ( nhà độc quyền hạn chế nguồn cung nhỏ hơn mức tối ưu)

Nhà độc quyền ko bán tài nguyên tại Ps mà đẩy giá lên Pm> Ps để thu lợi nhuận độc
quyền. Việc duy trì lợi nhuận độc quyền, gây tổn thất về mặt phúc lợi xã hội
Câu 5: Trình bày trợ cấp, trợ giá, vai trò của chính phủ và những chi phí xã hội liên
quan
Trường hợp áp dụng: Nhà nước hỗ trợ việc tiêu dùng tài nguyên của người dân/kích
thích tiêu dùng nên hỗ trợ mức giá trong quá trình sản xuất/tiêu thụ tài nguyên.
Việc trợ giá, khuyến khích tiêu dùng ở lượng nhiều hơn so với lượng tối ưu của thị
trường : Qd>Q*
 Muốn tiêu dùng tại Qd, người dân chỉ cần trả giá Pd
 Tuy nhiên tại Pd, lượng cung chỉ là Qs.
Vai trò của chính phủ: Muốn lượng cung tăng từ Qs lên Qd, người sản xuất phải nhận
được mức giá PS.
 Trên mỗi đơn vị tài nguyên, Nhà nước trợ giá (Ps-Pd)
Chi phí xã hội liên quan :
Tổng trợ cấp của Chính Phủ : PsBDPd
Thặng dư tiêu dùng CS(Ps)
Thặng dư sản xuất PS(Ps)
Như vậy, trợ giá làm lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng gia tăng.
Nhưng lại làm mất đi phúc lợi xã hội EBD.
Câu 6: Khái niệm tài nguyên có thể phục hồi. Các mô hình sinh học của tài nguyên
có thể phục hồi. Mô hình kinh tế và điểm khai thác tối ưu
-Khái niệm: Tài nguyên có thể phục hồi là tài nguyên hữu hạn về mặt số lượng nhưng
nếu biết cách quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý thì vẫn có khả năng tự phục hồi về mặt
số lượng cho những tiêu dùng lâu dài.
Trữ lượng K
Tăng trưởng (dX/dY)
Xmvp Xmsy Xk
Ví dụ: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản, tài nguyên nước mặt
 Do đặc tính có thể phục hồi nên trong các mô hình phân tích , người ta ko chỉ quan
tâm đến trữ lượng mà còn cả khả năng phục hồi của dòng tài nguyên đó ( Stock

and Flow )
*, Mô hình sinh học của tài nguyên có thể phục hồi ( thủy sản)
Theo quy luật sinh thái, quần thể sinh vật có xu hướng tăng trưởng từ điểm tối thiểu đến
điểm tối đa trong môi trường ko gian xác định do bị giới hạn bởi các yếu tố môi trường
(Năng lực hỗ trợ K), trữ lượng ko thể tăng mãi mà chỉ đến Xk.
Mức tăng trưởng có xu hướng nhanh ở giữa, chậm ở đầu và cuối chu kì tăng trưởng.
Mối quan hệ giữa mức tăng trưởng và trữ lượng ở một thời điểm nào đó:
Xk: Điểm trữ lượng tối đa ( trữ lượng lớn nhất và mang tính bền vững): vì khi có 1 tác
động bên ngoài hoặc nội tại làm cho nó lệch ra khỏi trạng thái cân bằng thì quần thể tự
phát sinh ra lực tăng trưởng âm hoặc dương để kéo về Xk.
Năng lực chứa đựng,hỗ trợ K
Thời gian T
TB
E (Nỗ lực )
Emey Emsy Ea Eo
Lợi ích – Chi phí
Xmvp: Điểm trữ lượng tối thiểu : Là điểm trữ lượng tối thiểu để quần thể có thể sinh sôi
và phát triển. Điểm này ko bền vững vì khi có lực tác động, kéo nó ra khỏi trạng tháo
Xmvp có thể kéo nó tăng trưởng tới Xk hoặc giảm về 0.
Xmsy: Điểm tốc độ tăng trưởng tối đa (nằm tại điểm uốn).
Nhận xét:
- Xmvp<X<Xmsy : X tăng => (dX/dt) tăng
- Xmsy<X<Xk: X tăng => (dX/dt) giảm
- X=Xmsy: (dX/dt)=> max
- X=Xk: (dX/dt)=0
Kết luận:
Trong kinh tế, một sự đánh bắt, khai thác tài nguyên của con người được gọi là bền vững
nếu như nó bằng đúng mức tăng trưởng tại điểm trữ lượng nào đó.
Trong các mức đánh bắt bền vững, đánh bắt tại Xmsy sẽ cho lượng đánh bắt bền vững tối
đa.

*, Mô hình kinh tế tài nguyên thủy sản:
Việc đánh bắt bền vững tại Xmsy về mặt sinh thái mang lại hiệu quả vì nó cho lượng
đánh bắt lớn nhất trong khi vẫn giữ nguyên trữ lượng thiên nhiên.
Tuy nhiên trong bài toán kinh tế, điểm khai thác như vậy chưa hẳn mang lại hiệu quả
kinh tế.
Net Benefit: NB=TB-TC => Max tại MB=MC
3 giả định của mô hình:
(1) Giá tài nguyên không đổi, không phụ thuộc vào sản lượng đánh bắt
(2) Chi phí biên của 1 đơn vị nỗ lực gia tăng là ko đổi
(3) Lượng đánh bắt trên 1 đơn vị nỗ lực tỉ lệ thuận với trữ lượng quần thể
TC
Trong mô hình kinh tế, có 1 đại lượng mới
Nỗ lực (E) = cố gắng đánh bắt tài nguyên
của con người
thường đo xấp xỉ bằng số thời gian đánh
bắt, số công nhân đánh bắt, số phương tiện
đánh bắt
0
Giả sử duy trì lượng đánh bắt bền vững tại mọi mức trữ lượng khác nhau.
Emey: Điểm nỗ lực mang lại hiệu quả kinh tế ( maximum economic yield)
Vì 0 < Emey < Emsy
Xmsy < Xmey < Xk
 Phát hiện này là mấu chốt để hoạch định chính sách
Trong đó, quan trọng nhất phải duy trì nỗ lực khai thác bền vững và hiệu quả kinh tế.
Trong điều kiện quyền tài sản được xác laoaj và bảo vệ rõ ràng thì chủ sở hữu sẽ có xu
hướng quản lý và duy trì nỗ lực tại Emey (vì nếu ko duy trì ở điểm đó sẽ là suy giảm
phúc lợi của bản thân chủ sở hữu)
Câu 7: Trình bày vắn tắt 1 số chính sách quản lý tài nguyên có thể phục hồi.
(1) Trao quyền tài sản cho hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
Theo nhóm chính sách này, Nhà nước và cơ quản quản lý giao các diện tích nước

mặt ao, hồ, đoạn sông cho các cá nhân quản lý dài hạn. Các cá nhân nộp lại các
khoản tiền thuê/đấu giá sử dụng và có quyền khai thác tài nguyên theo quy định.
(2) Trao quyền quản lý tài nguyên cho cộng đồng
Cộng đồng cùng khai thác và quản lý tài nguyên. Điều khó khăn nhất nhưng lại
mang lại tính bền vững là cộng đồng phải cùng đặt ra quy ước/hương ước để thống
nhất hoạt động quản lý trên cơ sở cân bằng lợi ích nhóm và giám sát các hành vi vi
phạm của nhóm.
(3) Đề ra quy định về hạn chế việc đánh bắt tài nguyên
Nhà nước căn cứ vào tình hình tài nguyên thưc tế và điểm khai thác tối ưu để đưa
ra các quy định về hạn chế lượng đánh bắt và các công cụ đi kèm thường bao gồm:
- Hạn chế số lượng phương tiện đánh bắ (phụ thuộc Emey)
- Đưa ra hạn ngạch đánh bắt từng phương tiện khác nhau
- Đưa ra quy định về phương tiện đánh bắt (kích thước thùng chứa, kích thước mắt
lưới, động cơ, số người,…)
(4) Giấy phép đánh bắt có thể chuyển nhượng (Catch quota)
Chính phủ xác định một hạn mức đánh bắt tối ưu cho một khu vực sau đó phát
hành giấy phéo công nhận quyền khai thác sau đó phân phối cho doanh nghiệp,
ngư dân sao cho: Tổng mức đánh bắt <= Trữ lượng cận trên
Trên thực tế, do hiệu quả kinh tế theo quy mô, doanh nghiệp lớn có chi phí trung
bình nhỏ tạo lợi thế cho việc khai thác nên các doanh nghiệp này thường dễ dàng
khai thác và mua lại giấy phép của các đơn vị nhỏ. Việc mua bán đem lại lợi ích
cho 2 bên nhưng vẫn đảm bảo đánh bắt ko vượt quá điểm tối ưu.
(5) Thành lập khu bảo tồn
Nhà nước bảo tồn tài nguyên rồi quy định việc khai thac và quản lý tài nguyên
trong vùng lõi và vùng đệm tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương và bảo tồn giá
trị cốt lõi của tài nguyên
B. BÀI TẬP

×