Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tài liệu Đề cương kinh tế môi trường pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.67 KB, 55 trang )

Đề Cương Kinh Tế Môi Trường
Câu 1: Bản chất và mục đích nghiên cứu kinh tế môi trường
Hoạt động kinh tế của xã hội loài người có các thời kì(3):
- Kinh tế tự nhiên: Con người gắn chặt hữu cơ với hệ thống tự nhiên:
Hái lượm và săn bắt để sinh sống  chịu lệ thuộc hầu như hoàn toàn vào tự
nhiên.
- Nền văn minh nông nghiệp: Con người đã tiến hành sản xuất trên cơ
sở phát triển các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi ở những vùng đất có khả năng
canh tác được  tác động nhất định đối với tự nhiên còn rất hạn chế và chưa
gây ra những biến đổi sâu sắc đối với môi trường sống.
- Nền văn minh công nghiệp: Con người đã tiến hành rộng khắp các
hoạt động sản xuất  làm biến đổi ngày càng sâu sắc đối với môi trường sống.
- Dưới góc độ của nền kinh tế thị trường có hàng hoá môi trường.
Môi trường với qui mô và chất lượng cho phép là một loại hàng hoá đặc
biệt. Hơn thế nữa, chất lượng môi trường khó có thể dùng tiền bạc và quyền lực
để giành lại được; do vậy nghiên cứu và giải quyết những vấn đề về môi trường
cần phải có sự hợp sức của toàn xã hội và toàn cầu.
KTMT ra đời và PT là do đòi hỏi của sự PT KT- XH.
Kinh tế môi trường nhằm nghiên cứu (3):
- Mối quan hệ biện chứng giữa môi trường với tư cách là hệ thống chỉnh
thể với các hoạt động kinh tế – xã hội.
- Đưa ra những giải pháp thích hợp trong việc đảm bảo sử dụng có
hiệu quả các nguồn TNTN và thành phần môi trường.
- Ngăn chặn và giảm thiểu những sai lầm của thị trường, hoặc những
mặt trái trong các quyết định và cơ chế khai thác, sử dụng TNTN và môi trường
cho các hoạt động kinh tế – xã hội.
Mục tiêu cơ bản của phần lớn các nước trên thế giới cũng như ở nước ta hiện
nay (2):
- Sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm môi trường sống,
- Duy trì và cải thiện chất lượng của môi trường trong các hoạt động kinh
tế - xã hội.


Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, môi trường ngày càng mang
đậm tính chất của một dạng hàng hoá công cộng. Môi trường với tất cả những
tiện ích của mình, ngày càng trở thành tài sản chung của cộng đồng, vì cộng
đồng và do cộng đồng.
Bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững ngày càng trở thành
trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi quốc gia, mọi cộng đồng và mỗi cá
nhân.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu kinh tế môi trường (4):
1. Trang bị các lí luận, các kết quả điều tra nghiên cứu về môi trường do
các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước xây dựng; đặc biệt là những lĩnh
vực nghiên cứu về KTMT.
2. Phổ biến sâu rộng các lí luận, các kinh nghiệm trong nghiên cứu về
kinh tế môi trường cho mọi đối tượng khác nhau, nhất là các nhà sản xuất, các
nhà quản lí.
3. Nghiên cứu, điều tra, nắm bắt những đặc điểm môi trường sống và
những biến đổi của chúng do các tác nhân chi phối, đặc biệt là những biến đổi
do hoạt động phát triển kinh tế – xã hội tạo ra. Qua đó cần đề cao và phát huy
những tác động tích cực; đồng thời phải hạn chế và loại trừ những tác động tiêu
cực.
4. Tham gia các công tác bảo vệ và quản lí môi trường, hạn chế những
thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, đảm bảo môi trường sống ngày càng tốt
hơn. Góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế – xã
hội một cách bền vững.
Cõu2: Môi trường, chức năng, đặc trưng cơ bản của môi trường.
Môi trường của một sự vật hoặc một sự việc là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng tới sự vật và sự việc đó.
Môi trường sống (living environment) là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng tới sự sống và phát triển của cơ thể sống.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện (hoá học, vật lí, sinh vật
và xã hội) bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cá nhân và cộng đồng con

người.
vừa phải nằm trong môi trường sống của thế giới sinh vật nói chung, lại vừa phải
có đặc thù riêng liên quan đến hoạt động sống của con người.
Cuộc sống của con người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 hệ thống:
Hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội (xem giản đồ hình 2.1)
Hệ thống Hệ thống
Tự nhiên xã hội Hình 2.1.
Môi trường sống của
con người
MTTN MTNT MTXH
Hai hệ thống này ngày càng đan xen vào nhau và đã tạo ra 3 loại môi trường sống
đặc trưng: môi trường tự nhiên (MTTN), môi trường xã hội (MTXH) và môi trường nhân
tạo (MTNT)
Trong khoa học về môi trường và kinh tế môi trường chỉ giới hạn môi trường trong
hệ thống tự nhiên. Môi trường được nghiên cứu ở đây chỉ gồm môi trường tự nhiên và
môi trường nhân tạo.
Luật Bảo vệ môi trường 12/12/2005 đã nêu:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật” (Mục 1, Điều 3, Chương 1). “Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi
trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình
thái vật chất khác” (Mục 2, Điều 3).
2.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường (3)
2.1.2.1. Tạo không gian sống (không gian sinh tồn)
Lịch sử của loài người đã thấy rõ là, trong khi trái đất gần như không thay đổi về
độ lớn, nhưng dân số trên thế giới lại không ngừng gia tăng  diện tích đất tự nhiên bình
quân đầu người ngày càng giảm sút nhanh chóng (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1. Dân số và diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới qua các thời kì
Năm Đơn vị Đầu
CN

1650 1840 1930 1987 2010
Dân số Triệu người 200 545 1.000 2.000 5.000 7.000
Diện tích đất
bình quân
Ha/người 75 27,55 15 7,5 3,0 1,88

2.1.2.2. Cung cấp tài nguyên thiên nhiên
Nguồn TNTN chứa trong môi trường là rất đa dạng và giàu có, nhưng không phải
là vô tận. Sự khai thác quá mức các nguồn TNTN để phục vụ sản xuất và đời sống của con
người đã làm cho các nguồn này ở nhiều nơi bị cạn kiệt.
2.1.2.3. Nơi chứa đựng, hấp thụ, trung hoà các chất thải độc hại
Đây được coi là chức năng tạo sự cân bằng tự nhiên của môi trường trong hệ sinh
thái nuôi dưỡng. Bản thân mỗi yếu tố môi trường đều có khả năng tự điều chỉnh trong một
giới hạn nhất định xoay quanh trạng thái cân bằng động.
Tuy nhiên, quá trình đó chỉ có thể được đảm bảo khi lượng chất thải (W) vào môi
trường không lớn hơn khả năng hấp thụ (A) của môi trường, tức là W< A
2.1.3. Các đặc trưng cơ bản của môi trường (4)
2.1.3.1. Môi trường có cấu trúc phức tạp
Môi trường bao gồm nhiều yếu tố cấu thành tạo nên hệ môi trường. Các thành phần
môi trường thường xuyên tác động lẫn nhau, qui định và phụ thuộc lẫn nhau thông qua
dòng trao đổi vật chất – năng lượng – thông tin, làm cho hệ không ngừng vận động và phát
triển theo các chiều hướng khác nhau.
2.1.3.2. Môi trường có tính động
Các thành phần trong hệ môi trường tồn tại, phát triển và vận động không ngừng
trong một trạng thái cân bằng động.
Con người làm “hoa tiêu” lái môi trường phát triển theo những định hướng có lợi,
vừa đạt được hiệu quả môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế. 2.1.3.3. Môi trường có
tính mở
Trong hệ môi trường, các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục vận động
theo không gian và thời gian, từ nơi này đến nơi khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2.1.3.4. Môi trường có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh
Các thành phần trong hệ môi trường đều có khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh để
thích ứng với biến đổi bên trong theo qui luật của tự nhiên. Hơn thế nữa, vật chất sống
trong tự nhiên lại luôn có khả năng tự tiến hoá và vận động không ngừng để thích ứng với
điều kiện mới.
Câu 3: Điều kiện cân bằng sinh thái trong môi trường.
2.1.4.1. Cấu trúc của hệ sinh thái trong môi trường
Con người cũng như các loài sinh vật khác muốn sống và phát triển được đều phải
nằm trong một hệ sinh thái nhất định. Hệ này luôn luôn được đặt trong trạng thái cân bằng
nhất định.
Hệ sinh thái là hệ thống các loài sinh vật sống chung và phát triển trong một môi
trường nhất định, có quan hệ tương tác lẫn nhau và với môi trường đó. Một hệ sinh thái
hoàn chỉnh phải bao gồm các thành phần cơ bản sau:
1- Các chất vô cơ
Đây là thành phần cơ sở, nền tảng của môi trường sống, thuộc các thể dạng khác
nhau. Chúng được tạo thành bởi rất nhiều các hợp chất hoá học vô cơ khác nhau, tham gia
vào chu trình tuần hoàn vật chất. Các chất này được coi là nguồn nguyên liệu ban đầu để
mọi sinh vật sử dụng, biến đổi thành các chất hữu cơ sống.
2- Các chất hữu cơ
Loại này được thể hiện dưới dạng các chất mùn rác chứa nhiều hợp chất hữu cơ
phức tạp (các dạng carbua hydro). Chúng liên kết các thành phần sinh vật và vô sinh với
nhau, tham gia vào các chu trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.
3- Thành phần vật lí của môi trường
Đó là các điều kiện vật lí của từng loại môi trường. Mỗi loài, mỗi nhóm cá thể đòi
hỏi phải có các điều kiện vật lí của môi trường tương ứng.
Các chất vô cơ, chất hữu cơ và thành phần vật lí của môi trường nêu trên tạo thành
sinh cảnh trong toàn hệ sinh thái.
4- Các sinh vật sản xuất
Đó là các các loài cây xanh, sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ sống từ
các chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp. Quá trình quang hợp không

chỉ tạo ra các loại sinh khối khác nhau (C
6
H
12
O
6
), mà còn trên cơ sở hấp thụ khí CO
2
độc
hại để cung cấp dưỡng khí (O
2
) duy trì sự sống.
Thành phần này đóng vai trò mở đầu cho các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, là
mắt xích quan trọng, quyết định nhất cho sự sống của trái đất.
5- Các sinh vật tiêu thụ
Đó thường là các loài động vật, kể cả con người là sinh vật dị dưỡng lớn, tức là
thức ăn của chúng dựa vào các sinh vật khác. Đây là thành phần động nhất trong hệ sinh
thái.
6- Các sinh vật hoại sinh
Đây là các sinh vật dị dưỡng bậc thấp, thường có kích thước nhỏ bé (vi khuẩn,
nấm, mốc…). Nhờ có các loài sinh vật này mà tất cả các cơ thể sống khi chết đi sẽ được
phân huỷ và được khép kín trong các chu trình tuần hoàn vật chất.
Ba nhóm sinh vật nêu trên hợp thành nhóm gọi là quần xã sinh vật. Giữa chúng tạo
thành các “chuỗi thức ăn”, trong đó mỗi mắt xích là một loài nhất định.
2.1.4.2. Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái
Trong mỗi hệ sinh thái, các thành phần có mối quan hệ gắn bó và tương hỗ với
nhau.
Mối quan hệ đó, một mặt là tiền đề quan trọng để sự sống liên tục tồn tại và phát
triển; mặt khác, tạo cho từng hệ sinh thái có một sự ổn định tương đối, tạo nên cân bằng
sinh thái  duy trì được sự cân bằng giữa các thành phần cơ bản trong hệ sinh thái.

Câu 4: Các tác động của phát triển đến môi trường
Phát triển kinh tế có thể được hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt
của nền kinh tế trong một thời kì nhất định; trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô
sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội. Như vậy, phát triển kinh tế còn xem xét
đến cả tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục tiêu và tính bền vững.
2.2.2. Các tác động của phát triển đến môi trường (3)
2.2.2.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nếu mức khai thác nhỏ hơn khả năng phục hồi nguồn tài nguyên, hoặc quá trình
khai thác sử dụng nguồn tài nguyên hợp lí thì môi trường được cải thiện. Ngược lại,
thường bị suy thoái.
2.2.2.2. Thải các chất thải vào môi trường qua quá trình hoạt động và tái sản xuất
Xét cho cùng thì

W =

R: Càng khai thác, sử dụng nguồn TNTN nhiều bao
nhiêu thì tất yếu sẽ càng thải vào môi trường lớn bấy nhiêu  đẩy mạnh phát triển công
nghệ tinh, sử dụng khối lượng ngày càng ít nguyên liệu hơn, việc xây dựng lối sống lành
mạnh giảm thải vào môi trường chính là cải thiện môi trường sống.
2.2.2.3. Tác động trực tiếp vào môi trường
Trong quá trình phát triển, tác động của con người vào môi trường phù hợp với các
qui luật tự nhiên thì tạo ra hiệu quả tích cực. Ngược lại, dẫn đến các hậu quả tiêu cực, gây
hại cho môi trường  bất kì tác động nào của con người đối với môi trường đòi hỏi phải
được tính toán, cân nhắc thận trọng.
Câu 5: Mối quan hệ giữa môi trường với phát triển
2.3.1. Mối quan hệ qua lại, thường xuyên và lâu dài
Từ xa xưa đến nay, Con người và sự sống của con người vẫn luôn luôn lệ thuộc và
là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống tự nhiên.
Ngược lại, trong quá trình sống và hoạt động của mình, con người cũng thường
xuyên, liên tục khai thác các nguồn TNTN và tác động vào môi trường theo các hướng

khác nhau.
2.3.2. Mối quan hệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, phức tạp, sâu sắc và ngày càng mở
rộng
Đối với quá trình phát triển, các yếu tố môi trường ngày càng có ý nghĩa nhiều hơn

lợi ích có thể nhìn thấy và khai thác được, mà còn cả lợi ích chưa thể nhận ra.
Tác động của con người ngày càng trở nên mạnh mẽ về cường độ, phức tạp và sâu
sắc về tính chất, và ngày càng mở rộng về qui mô.
Bởi vậy, cho đến nay trước sức mạnh của con người, trái đất và môi trường sống
ngày càng trở nên nhỏ bé và mỏng manh, rất dễ bị tổn thương và bị tàn phá  Loài người
phải nhận thức rõ và đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình trước môi trường sống.
Câu 6: quan điểm phát triển bền vững trong kết hợp môi trường và phát triển
2.5.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Khi mà cuộc chạy đua kinh tế trên thế giới diễn ra ngày càng khốc liệt, thì khuynh
hướng phát triển bằng bất kì giá nào được đề cao  môi trường ngày càng bị suy thoái,
dẫn đến phát triển bị giảm sút.
Cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa môi trường và phát triển. Đây chính là cơ sở
cho sự phát triển bền vững.
Trong báo cáo của Uỷ ban thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc
năm 1987 “Phát triển bền vững (Sustainable Development) là sự phát triển kinh tế – xã hội
lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lí nguồn TNTN và bảo vệ môi trường, nhằm đáp
ứng nhu cầu hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế
hệ mai sau”.
Một hoạt động được gọi là bền vững phải đạt được ở mọi mặt: kinh tế, xã hội,
sinh thái và môi trường.
2.5.2. Quan điểm phát triển bền vững trong kết hợp môi trường và phát triển
(4).
2.5.2.1. Tôn trọng các qui luật tự nhiên
Trước hết phải nắm rõ các qui luật tự nhiên thông qua việc không ngừng nâng cao
nhận thức của mỗi người và của cả cộng đồng dân cư đối với tự nhiên.

Mặt khác, phải lựa theo các qui luật vốn có của tự nhiên để tác động vào tự nhiên
một cách phù hợp. Không can thiệp thô bạo và không được làm đảo lộn các qui luật vốn
bền vững của tự nhiên để tránh sự “trả thù” của tự nhiên. Xây dựng mối quan hệ thân
thiện, “khiêm tốn” với tự nhiên. Vấn đề “chinh phục tự nhiên” xem xét lại một cách
nghiêm túc hơn.
2.5.2.2. Tiết kiệm trong khai thác, sử dụng các nguồn TNTN và thành phần môi
trường
Để phát triển bền vững nhất thiết phải tiết kiệm.
Trước hết, cần phải quản lí chặt chẽ môi trường, đặc biệt là các nguồn TNTN.
Mặt khác, cần phải tăng cường áp dụng các thành tựu giảm thiểu hao phí TNTN và
thành phần môi trường để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
2.5.2.3. áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong việc sử dụng tổng hợp và thay thế
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường
- Sử dụng tổng hợp các nguồn TNTN và thành phần môi trường là để hướng tới tạo
ra một nền sản xuất kín, không có hoặc có rất ít chất thải.
- Thay thế các nguồn TNTN và thành phần môi trường là để sử dụng các nguồn dễ
kiếm, rẻ tiền, hoặc lấy từ nguồn TNTN có khả năng tái tạo hay vô hạn thay thế các nguyên
liệu truyền thống trước đây khó kiếm và dễ cạn kiệt.
2.5.2.4. Tăng cường các biện pháp bảo vệ, phục hồi, cải tạo và làm phong phú hơn các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường
Bảo vệ môi trường gắn với bảo tồn, cải tạo, làm phong phú và giàu có hơn các
nguồn TNTN.
Cõu7: Cỏc nguyờn tắc phỏt triển bền vững
2.5.3.1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, làm cơ sở đạo lí cho các nguyên tắc tiếp theo khác.
Trước hết, sự phát triển của mỗi nước, mỗi cộng đồng không được làm tổn hại đến
quyền lợi của những nước khác, cộng đồng khác và của các thế hệ mai sau. Mặt khác, sự
sống còn của con ngưòi lại phụ thuộc và do vậy phải tôn trọng tất cả các dạng sống trên
trái đất.
2.5.3.2. Cải thiện chất lượng cuộc sống con người

Sự phát triển chân chính chỉ có được khi nó làm cho cuộc sống của con người được
tốt lên không chỉ về kinh tế, mà còn cả về việc tạo một cuộc sống lành mạnh, có một nền
giáo dục tốt, có đủ tài nguyên đảm bảo cuộc sống, có quyền tự do về chính trị, được sống
an toàn và không có bạo lực.
2.5.3.3. Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất (3)
- Bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống. Hệ thống này là những quá trình sinh thái
nuôi dưỡng và bảo tồn sự sống.
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học. Sự đa dạng sinh học chính là tổng hợp các nguồn
gen trong hệ sinh thái, mà các nguồn này lại không ngừng biến đổi và liên tục tiến hoá.
- Bảo đảm việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo (đất,
nước, động vật, thực vật…), để chúng có thể phục hồi lại.
2.5.3.4. Hạn chế tới mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo
Tài nguyên không tái tạo là các nguồn tài nguyên khoáng sản (than đá, dầu khí,
quặng mỏ…). Chúng ngày càng cạn kiệt cùng với quá trình khai thác.
2.5.3.5. Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất
Khả năng chịu đựng có thể được hiểu là giới hạn có thể chấp nhận để có một số
lượng cá thể sống được trong vùng mà không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.
2.5.3.6. Thay đổi thái độ và thói quen của mỗi người
Cần phải thay đổi thái độ và hạn chế tiêu dùng lãng phí
Tại các nước có thu nhập thấp, sự nghèo khổ buộc con người khai thác bừa bãi
TNTN; ở các nước phát triển, tiêu dùng cho sinh hoạt và SX lớn  gây ra tác động xấu
đến môi trường  cần thay đổi.
2.5.3.7. Cho phép các cộng đồng tự quản lí lấy môi trường của mình
Môi trường là ngôi nhà chung, không phải của riêng ai  phải làm chủ nơi sinh
sống, cần khuyến khích mọi người tự quản lí môi trường của mình.
Đồng thời, chính phủ giúp đỡ hướng dẫn các cộng đồng thực hiện những nhiệm vụ
chung của đất nước theo hướng phát triển bền vững.
2.5.3.8. Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc phát triển và bảo vệ
Mỗi khu vực, bộ phận lãnh thổ là một yếu tố cấu thành trong một thể thống nhất
của đất nước.

 Thể chế đồng bộ, thống nhất, có sự bao quát đối với mọi lĩnh vực, trong đó có
lĩnh vực về môi trường.
 Cơ chế phù hợp, đảm bảo quyền lợi của con người, phục vụ đắc lực cho việc
thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
2.5.3.9. Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu
Trong thế giới ngày nay, không có quốc gia nào có thể phát triển khép kín được.
Muốn đạt được sự phát triển bền vững toàn cầu cần phải có sự liên minh chặt chẽ giữa tất
cả các nước.
Tất cả đều có lợi ích trong sự phát triển bền vững chung, cũng như đều bị đe doạ
đến quyền lợi nếu chúng ta không đạt được điều này.
Cần đẩy mạnh việc kí kết những công ước quốc tế đối với các quốc gia, đặc biệt là
đối với những nước có những vấn đề gay gắt và nhạy cảm về môi trường.
Câu 8 : Mô hình khai thác đối với các tài nguyên vô hạn
Trong phạm vi sự sống của loài người thì mặt trời và nguồn năng lượng của nó vẫn được
coi là vô hạn. Nguồn năng lượng mặt trời đóng vai trò quyết định và là nguồn gốc của sự
sống trái đất.
Từ năng lượng mặt trời được chuyển hoá, các dạng năng lượng khác được hình
thành và được tích luỹ dưới dạng tiềm năng: gió, sóng biển, dòng chảy biển và đại dương,
dòng chảy sông suối,… và cuối cùng là năng lượng sinh khối.
Nguồn tài nguyên này phân bổ không đều theo thời gian trong ngày và trong năm,
theo không gian lãnh thổ.
Loài người đã có nhiều thành tựu trong việc khác thác và sử dụng nguồn tài nguyên
năng lượng mặt trời; hơn nữa, đây lại là loại năng lượng sạch, rất cần cho sự phát triển bền
vững. Về cơ bản, trong phạm vi hoạt động kinh tế có thể xem xét theo hai hướng cơ bản
sau:
1) Tăng cường khai thác, sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng từ mặt trời
cung cấp theo hai cách:
- Sử dụng nhiệt mặt trời :
+ Phơi, sấy khô các vật dụng và hàng hoá (phơi khô nông, lâm, thuỷ, hải sản; phơi
khô các sản phẩm chế biến; phơi khô quần áo và đồ dùng gia đình…). Đây là một hình

thức truyền thống rẻ tiền nhất. Tuy nhiên, hình thức này lệ thuộc nhiều vào thời tiết  có
nhiều hạn chế.
+ Đun nóng các nồi hơi để phát điện & sử dụng vào các mục đích khác.
- Sử dụng bức xạ chuyển hoá thành nguồn quang điện mặt trời
Sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng mặt trời để phát điện (quang điện mặt trời) và
tích luỹ điện dưới dạng pin mặt trời.
Việc không ngừng hạ giá thành và từng bước khắc phục những nhược điểm về mặt
kĩ thuật đối với pin mặt trời sẽ mở ra triển vọng lớn của loài người.
2) Tăng cường khai thác các dạng năng lượng phái sinh từ năng lượng mặt
trời (2):
- Các nguồn năng lượng của gió, sóng biển; dòng chảy của đại dương, biển, sông
suối; địa nhiệt…
+ Lợi dụng sức gió, sức của dòng chảy, nhiệt độ của các suối nóng v.v…
+ Các nhà máy điện chạy bằng sức gió (phong điện), sức nước của sông, suối (thuỷ
điện), suối nóng (điện địa nhiệt).
Phát triển thuỷ điện được coi là phổ biến hơn cả với lợi ích nhiều mặt: SX điện
năng, điều hoà lưu lượng dòng chảy; cung cấp nước dồi dào và ổn định hơn cho đời sống
và sản xuất; hạn chế lũ lụt và hạn chế xói mòn, rửa trôi đất đai; tạo tiểu khí hậu ôn hoà
hơn và cảnh quan đặc trưng vùng hồ; phát triển nghề cá, giao thông vận tải, dịch vụ du
lịch v.v…
- Các nguồn năng lượng sinh học (2):
+ Nguồn năng lượng từ các chất hữu cơ trong các quá trình sinh - địa - hoá: Biogas,
các nguồn nhiên liệu hoá thạch (Than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên- nguồn này sẽ được
nghiên cứu riêng).
+ Nguồn năng lượng của các sinh vật sống, tức là từ sinh khối các loài động, thực
vật  quyết định đến sự sống.
 Để thấy rõ mô hình khai thác đối với các nguồn tài nguyên vô hạn ta có thể xem
xét qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 3.1. Mô hình khai thác nguồn tài nguyên vô hạn
Câu9: nguyên lý khai thác đối với các tài nguyên sinh vật

Trong điều kiện hiện nay, con người mới chỉ có khả năng khai thác các dạng tài nguyên
năng lượng đạt hiệu suất dưới 1,5%, tức là nguồn này nhìn chung còn rất dồi dào, chúng ta
khai thác sử dụng là không đáng kể.
Sản lượng khai thác đối với nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh (Y) được xác
định trên cơ sở mối quan hệ giữa trữ lượng (X) và tỉ lệ khai thác (E); tức là chúng được
biểu diễn qua biểu thức: Y= E.X; hay là E =
X
Y
; ( hình 3.3).
Y (Sản lượng khai thác)


MSY H
Y
1
ỏ F
0
X
0
X
1
X
MSY
X
MAX
X (Trữ lượng)
Hình 3.3. Quan hệ giữa tỉ lệ khai thác (E) với trữ lượng tài nguyên (X)

Qua công thức trên ta thấy, tỉ lệ khai thác E tỉ lệ thuận với sản lượng khai thác (Y),
và tỉ lệ nghịch với trữ lượng (X); nhưng vì Y<X, nên E<1. Trong trường hợp này thì trữ

lượng của nguồn tài nguyên thường đạt ở mức thấp, dưới trữ lượng để đạt sản lượng tối đa
bền vững (X
MSY
). Căn cứ vào mối quan hệ này ta có thể đưa ra các chính sách quản lí tài
nguyên phù hợp với từng điều kiện cụ thể của nguồn tài nguyên.
Ví dụ: Hãy xác định sản lượng tối đa bền vững (MSY) và tỉ lệ khai thác (E)
trong việc kinh doanh và phát triển rừng nguyên liệu giấy tại địa bàn nghiên cứu? Biết
rằng, loại cây này có tốc độ tăng trưởng cho khai thác chu kì là 10 năm, với đường kính
trung bình đạt 0,24m, chiều dài cây được qui đổi là 4m, khoảng cách giữa các cây trung
bình là 2m.
Ta dễ dàng xác định được trữ lượng tối đa (X
MAX
)của cây nguyên liệu giấy qui đổi
trên 1 ha bằng các phép tính đơn giản là:
+ Số lượng cây được qui đổi có trên 1ha là:
10.000 : (2x2) = 2500 (cây)
+ Lượng sinh khối qui đổi của 1 cây đạt chuẩn là:
(0,24:2)
2
x 3,14x 4

0,18 (m
3
)
+ Trữ lượng tối đa 1 ha rừng là:
2500 x 0,18 = 450 (m
3
)
Y (Sản lượng khai thác)
(m

3
)


MSY 45 H
F
0 450 (m
3
)
X
0
X
MSY
X
MAX
X (Trữ
lượng)
Hình 3.4. Sản lượng tối đa bền vững (MSY) và tỉ lệ khai thác (E) của rừng
nguyên liệu giấy ở địa bàn nghiên cứu.
Để đảm bảo hàng năm khai thác cây làm nguyên liệu giấy mà không làm suy giảm
khả năng tái sinh rừng, thì sản lượng trung bình không được vượt quá khả năng tái sinh của
rừng, tức là:
+ Sản lượng tối đa bền vững (MSY) sẽ là:
450 : 10 = 45 (m
3
/ha)
+ Tỉ lệ khai thác (E) trong điều kiện sản lượng tối đa bền vững E = 10%
(hoặc 1/10). Có thể được minh hoạ qua Hình 3.4.
Câu10: nguyên lý khai thác với tài nguyên khoáng sản
Hoạt động khai thác khoáng sản có ảnh hưởng từ 2 phía:

- Làm giảm mức độ khai thác của một mỏ cụ thể.
- Làm tăng các hoạt động thăm dò và phát triển, từ đó dẫn đến tăng mức khai thác
trong tương lai.
Nguồn tài nguyên chỉ được phép khai thác theo nguyên lí: Tốc độ tăng giá của tài
nguyên được khai thác phải bằng tỉ lệ chiết khấu, hay là bằng tốc độ tăng giá trị vốn 
Người sở hữu tài nguyên sẽ được hưởng lợi vì giá tài nguyên tăng theo thời gian.
Như vậy: Mức giá tối ưu = Chi phí khai thác + Chi phí người sử dụng.
Trong đó, chi phí người sử dụng = chi phí cơ hội của việc khai thác hiện tại được
đưa vào lợi nhuận trong tương lai (tức là lấy từ lợi nhuận với mức giá phổ biến trong tương
lai).
Tổng lượng khoáng sản khai thác được sẽ phải đảm bảo tối đa hoá giá trị hiện tại
ròng lợi nhuận đã chiết khấu:
- Nếu giá cả của khoáng sản sẽ tăng, hoặc nếu chi phí khai thác được xem là giảm
 Chủ có thể trì hoãn hoặc giảm sản lượng khai thác hiện tại.
- Nếu lãi suất hiện tại đối với đầu tư tài chính tăng Tăng mức độ khai thác
khoáng sản tại các mỏ Lợi nhuận hiện tại lớn hơn so với lợi nhuận trong tương lai. Đồng
thời, các công ti khai thác cũng sẽ nỗ lực thăm dò và phát triển các mỏ mới nhằm tăng
cường khai thác.
Câu11: Dân cư, dân số, và sự kết hợp gia tăng dân số, phát triển kinh tế đồi với khai
thác, sử dụng TNTN và môI trường.
- Tác động của gia tăng dân số đến việc khai thác, sử dụng TNTN và môi trường
Sự tác động của dân cư đến môi trường đã được Paul Ehrlich và John Holdren đưa
ra năm 1971 dưới dạng biểu thức sau:
I = P. A.T
Trong đó:
I: Tác động môi trường của các yếu tố liên quan đến dân số.
P: Qui mô dân số.
A: Mức độ sử dụng TNTN bình quân đầu người.
T: Tác động môi trường của việc sử dụng công nghệ.
Tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số thế giới thể hiện:

+ Sự khai thác quá mức các nguồn TNTN tạo sức ép nặng nề.
+ Khối lượng lớn chất thải, vượt quá khả năng tự hấp thụ, trung hoà của môi
trường.
+ Tình trạng phân hoá sâu sắc mức sống của dân cư giữa hai hệ thống các nước.
Theo ước tính, 20% số dân là người giàu chiếm khoảng 83% tổng thu nhập của thế giới;
ngược lại, 20% số dân nghèo nhất chỉ có 1,5% tổng thu nhập. Từ đó dẫn đến quá trình gây
ô nhiễm môi trường theo sự phân cực giữa hai hệ thống này là:
* Ô nhiễm do nghèo đói ở các nước đang phát triển.
* Ô nhiễm do giàu có ở các nước công nghiệp phát triển.
Chính sự chênh lệch ngày càng lớn mức sống đã dẫn đến tình trạng di dân phổ biến
xảy ra dưới nhiều hình thức. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh ... không đáp ứng
kịp thời cho sự gia tăng dân số đô thị  ngày càng làm trầm trọng hơn sự ô nhiễm môi
trường ở các thành phố lớn, đặc biệt là các thành phố lớn ở các nước đang phát triển.
Từ giữa thế kỉ XX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. 2 tỉ người năm 1930, đến
nay (năm 2007) đã lên tới 6,6 tỉ người. Do vậy, để duy trì và phát triển cuộc sống, con
người đã khai thác ồ ạt các nguồn TNTN, làm tàn phá và gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ
cân bằng sinh thái, đe doạ trực tiếp đến sự sống còn của chính con người.
- Nghèo đói và nguy cơ tàn phá môi trường
Do phải đối mặt với sự tồn tại cuộc sống trước mắt, những người nghèo vừa là
nguyên nhân gây ra các vấn đề tài nguyên - môi trường, vừa là nạn nhân của chính sự tàn
phá tài nguyên - môi trường. Đó chính là hệ thống có liên quan mật thiết, trói buộc lẫn
nhau giữa sự gia tăng nhanh về dân số, sự nghèo đói, sự thấp kém về dân trí và sự tàn phá
về TNTN và môi trường (hình 3.7.)
Những bộ phận dân cư nghèo nhất thường lại sống ở những vùng nhạy cảm nhất,
dễ bị tổn thương nhất về tài nguyên và môi trường. Các vấn đề về tài nguyên và môi
trường thường bị xem nhẹ và bị chi phối bởi những nỗ lực trong việc thoả mãn các nhu cầu
thiết yếu của người nghèo về các nhu yếu phẩm, nhà ở, y tế, giáo dục.
Tàn phá TNTN
Đói nghèo và môi trường
Dân số tăng nhanh Dân trí thấp

Hình 3.7. Dân số tăng nhanh với nghèo đói và tàn phá môi trường

3.3.2.3. Sự kết hợp gia tăng dân số, phát triển kinh tế với khai thác TNTN và bảo vệ
môi trường (3)
- Tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí
Cứ tăng 1% dân số thì phải cần tăng 3 – 4% GDP mới đảm bảo mức sống ổn định
bình thường của cộng đồng dân cư, đảm bảo chịu đựng hệ sinh thái.
Hiện có hai xu hướng trái ngược nhau: Dân số tăng nhanh ở các nước đang phát
triển; dân số tăng rất chậm ở các nước công nghiệp phát triển: Châu Phi là 2,4%, Trung Mĩ
2,4%, Nam Mĩ 1,5%, Châu á 1,3%, thì Châu Âu chỉ đạt - 0,2%, Bắc Mĩ 0,5%
1
. Cả hai xu
hướng này đều dẫn đến những hệ quả bất lợi trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội ở
những quốc gia này.
Tại các nước có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao, điều kiện sống và phát triển kinh
tế – xã hội ở trình độ thấp kém về mọi mặt, nguy cơ tàn phá TNTN và môi trường rất cao;
còn tại các nước dân số tăng tỉ lệ thấp lại đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết
các vấn đề lao động xã hội (lực lượng lao động thiếu, khủng hoảng về cơ cấu dân cư và gia
đình...)  Di cư bất hợp pháp kéo dài  làm trầm trọng hơn trong việc giải quyết ổn định
các vấn đề kinh tế – xã hội của các nước này. Đảm bảo tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí là một
nhu cầu cấp thiết đối với các nước đang phát triển (xem hình 3.8).
Hình 3.8. Dân số ổn định với kinh tế phát triển, bảo vệ TNTN & MT
ở các nước công nghiệp phát triển, dân số hàng năm khoảng 0,3 – 0,5% là phù hợp.
Mức tăng dân số ở những nước đạt dưới mức này đều được coi là mức tăng thấp.
Nhưng ở các nước đang phát triển, vẫn cần tỉ lệ tăng dân số ở mức trên dưới 1,0%.
Mức tăng dân số ở những nước vượt quá mức này đều được coi là mức tăng cao.
ở Việt Nam, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 đến 2 con phải là một quyết tâm lớn
của toàn xã hội. Gia tăng dân số hợp lí, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, cùng với
việc tăng cường bảo vệ môi trường, bảo tồn và tái tạo các nguồn TNTN - Đây là chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội bền vững của đất nước.

- Phân bố lại dân cư và sử dụng hợp lí lao động
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình chung của nhiều quốc gia trên thế giới
là dân cư phân bố không đều, không hợp lí. Như vậy, rõ ràng các điều kiện TNTN và môi
trường có ảnh hưởng trực tiếp và đặc biệt quan trọng trong sự phân bố dân cư trên thế giới.
Cho đến nay, đã diễn ra quá trình dịch chuyển kinh tế, phát triển mạnh mẽ các khu
công nghiệp, các vùng kinh tế mới để khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên. Từ đó đã kéo
theo quá trình di dân dưới nhiều hình thức khác nhau.
Quá trình di dân thường được thể hiện dưới hai hình thức chủ yếu: Di dân tự do và
di dân có tổ chức.
+ Di dân tự do thường diễn ra ở qui mô nhỏ lẻ, thiếu kế hoạch thống nhất và nằm
ngoài sự kiểm soát quản lí của nhà nước. Di dân loại này thường dễ gây ra những tác động
tiêu cực đến TNTN và môi trường. Do vậy, đối với di dân loại này Nhà nước cần phải có
biện pháp cụ thể, một mặt nhanh chóng ổn định cuộc sống của người dân định cư, mặt
khác phải giáo dục và hướng dẫn họ cùng tham gia bảo tồn các nguồn TNTN và môi
trường sống.
1
Di dân từ nông thôn ra thành thị, nhất là ra các đô thị lớn. áp lực về việc làm, về
tăng nhanh các tệ nạn xã hội, về môi trường đô thị xuống cấp... Nhà nước cần phải có các
chính sách, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, tạo
ra sự phát triển đồng đều về các mặt để thu hút lao động và dân cư.
+ Di dân có tổ chức là việc Nhà nước bằng các hình thức khác nhau có các chính
sách để đưa dân từ vùng đông dân đến các vùng ít dân, hoặc đưa dân đi khỏi vùng do phải
giải toả xây dựng các công trình quan trọng quốc gia hoặc do phải đảm bảo an toàn dân
sinh.
- Lồng ghép vấn đề dân số và môi trường với các chính sách phát triển kinh tế – xã
hội khác
Vấn đề TNTN và môi trường gắn với vấn đề dân số và chính sách phát triển kinh tế
– xã hội ở mỗi quốc gia. Giữa chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết và tác động tương
lẫn nhau.
Dân số tăng nhanh, nghèo đói và dân trí thấp thường đi liền với nhau; và hậu quả

kéo theo là sự cạn kiệt các nguồn TNTN và tàn phá môi trường. Như vậy, phải lồng ghép
vấn đề dân số vào chiến lược và kế hoạch phát triển; đồng thời phải liên kết với giải quyết
các vấn đề TNTN và môi trường.
Việt Nam được xếp là nước đang phát triển có tốc độ gia tăng tự nhiên dân số cao.
Nhà nước ta đã tiến hành cuộc vân động sinh đẻ có kế hoạch, bằng việc giảm mức sinh,
giảm qui mô gia đình. Tốc độ gia tăng dân số liên tục giảm từ 3,2% (năm 1976) xuống
1,44% (2003), và hiện nay đang dừng lại ở mức 1,3%.
Tăng cường xoá đói, giảm nghèo ổn định đời sống, phát triển ngành nghề, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng miền, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc ít người, nơi thường có nhạy cảm với vấn đề tài nguyên và môi trường. Nhờ vậy,
tỉ lệ hộ đói nghèo đã giảm nhanh. Trong "Báo cáo cập nhật nghèo 2006 - nghèo và giảm
nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993-2004" ngày 17/3/2007 do Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết: Trong 10 năm (1993-2004) thành
tựu lớn nhất của Việt Nam đạt được là tốc độ giảm nghèo nhanh: tỉ lệ hộ nghèo từ 58,1%
(năm 1993), giảm xuống còn 19,5% (năm 2004); tức là đã giảm được38,6% số hộ nghèo.
Là một nước được xếp là nghèo nhất thế giới trước đây, đến năm 2005 Việt Nam đã chỉ
còn xếp thứ 47 trong số 103 nước đang phát triển được xếp hạng về chỉ số nghèo tổng hợp
(HPI).
Việc nâng cao trình độ dân trí được chú ý đặc biệt. Tăng cường hệ thống giáo dục
phổ thông, dạy nghề và các bậc đào tạo theo hướng đa dạng hoá các hình thức, phát huy tối
đa các nguồn lực xã hội.
Bằng việc giảm gia tăng tự nhiên dân số, tăng cường xoá đói, giảm nghèo, nâng cao
trình độ dân trí, chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc
đánh giá là tăng nhanh và đạt ở mức khá cao: Từ 0,583 (năm 1985), 0,649 (1995), đã tăng
đến 0,704 (2005). Vì vậy, từ một nước xếp cuối, đến năm 2005 nước ta đã được đưa lên
xếp thứ 108 trong số 177 nước được đưa vào xem xét. Trong mục tiêu phát triển thiên niên
kỉ (MDGs), Việt Nam đã làm được những việc mà nhiều nước giàu vẫn chưa làm được,
như tỉ lệ học sinh nhập học cao (đạt 97,5% trong năm 2004), tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
giảm (còn 24% trong năm 2005), bình đẳng giới...
Tuy nhiên, vấn đề TNTN và môi trường ở nước ta hiện vẫn còn nhiều bất cập, cần

phải tiếp tục được giải quyết. Đặc biệt, tình trạng khai thác rừng và khoáng sản bừa bãi
chưa được kiểm soát chặt chẽ, tình trạng gây ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp và
các khu dân cư tập trung vẫn còn diễn ra khá nghiêm trọng ở nhiều nơi.
Câu12: Tác động gây ngoại ứng tiêu cực đến môI trường
Phần lớn các hoạt động sản xuất và dịch vụ thường gây ngoại ứng tiêu cực đến môi trường.
MC, MR, P
MSC
I
H
P
0
E
B MPC
P
1
MEC
A F
MR

O Q
0
Q
1
Q

Hình 4.1. Tác động gây ngoại ứng tiêu cực đến môi trường
Trên hình 4.1. đường chi phí cá nhân biên (MPC) luôn nằm dưới đường chi phí xã hội biên
(MSC). Độ lớn chênh lệch giữa hai loại chi phí này là chi phí ngoại ứng biên (MEC). Điều
đó có nghĩa là:
MSC = MPC + MEC =

dQ
dPC
+
dQ
dEC
= P
Trong đó, P: Giá cả thị trường; PC: Chi phí cá nhân;
dQ
dPC
: Đạo hàm PC theo sản
lượng Q; EC: Chi phí ngoại ứng có hại;
dQ
dEC
: Đạo hàm chi phí ngoại ứng có hại theo Q;
MR: Doanh thu biên.
- Tại điểm E. Đây là điểm cân bằng với hiệu quả xã hội, do vậy Q
0
là sản lượng
đảm bảo tối đa hoá lợi ích xã hội:
Tổng chi phí TC
0
=
dQMSC
Qo
.
0

= Độ lớn hình OBEQ
0
Tổng doanh thu TR

0
=

Qo
dQMR
0
.
= Độ lớn hình OIEQ
0
Tổng lợi ích đạt được của xã hội TB
0
=

Qo
dQMR
0
.
-
dQMSC
Qo
.
0

= TR
0
- TC
0
= Hiệu
số độ lớn diện tích hình OIEQ
0

- OBEQ
0
= Độ lớn diện tích hình IEB (1) .
- Tại điểm F. Đây là điểm cân bằng với hiệu quả của doanh nghiệp, do vậy Q
1

sản lượng đảm bảo tối đa hoá lợi ích của doanh nghiệp:
Tổng chi phí TC
1
=

1
0
.
Q
dQMSC
= Độ lớn hình OBHQ
1
Tổng doanh thu TR
1
=

1
0
.
Q
dQMR
= Độ lớn hình OIFQ
1
Tổng lợi ích đạt được của xã hội TB

1
=

1
0
.
Q
dQMR
-

1
0
.
Q
dQMSC
= TR
1
– TC
1

= Hiệu số độ lớn hình OIFQ
1
– OBHQ
1
= Hiệu số độ lớn hình IEB – EFH (2) .
* So sánh tại điểm F với tại điểm E ta có:
TB
1
– TB
0

= (2) – (1) = Hiệu số độ lớn các hình: IEB – EFH – IEB = - EFH; hay
TB
1
<TB
0
.
Như vậy, khi sản lượng từ Q
0
 Q
1
, tổn thất lợi ích xã hội = độ lớn hình EFH 
sản lượng càng tăng hoặc chi phí cá nhân biên (MPC) càng thấp thì tổn thất lợi ích xã hội
càng lớn. Tổn thất này chính là phần lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp mà xã hội phải
gánh chịu  Chính phủ đánh thuế ô nhiễm: chi phí cá nhân biên (MPC)  chi phí xã hội
biên (MSC), hay là:
t = MEC = MSC – MPC = P –
dQ
dPC
(tức là: mức thuế suất phải bằng hiệu số mức
giá và chi phí của doanh nghiệp bỏ ra tại đơn vị sản phẩm thứ Q của sản lượng)  Pigou
(1877 – 1959)
Nếu sản lượng đạt tới Q
1
thì tổng mức thuế doanh nghiệp phải nộp (T
1
) bằng tổng
chi phí ngoại ứng có hại (TEC
1
) do doanh nghiệp gây ra :
T

1
=

1
0
.
Q
dQMSC


1
0
.
Q
dQMPC
hay T
1
= TEC
1
= độ lớn hình ABHF. Sản lượng càng
cao càng phải đóng thuế nhiều hơn và thường với mức thuế suất luỹ tiến theo mức tăng sản
lượng của doanh nghiệp. Hai giải pháp phải thực hiện:
- Doanh nghiệp phải hạn chế qui mô sản xuất tới sản lượng Q
0
: Tối đa hoá lợi ích
xã hội, nhưng doanh nghiệp vẫn có lãi sau khi đã nộp thuế ô nhiễm. - Doanh nghiệp phải
đổi mới công nghệ, giảm thải gây độc hại ô nhiễm môi trường. Từ đó doanh nghiệp cần
phải có sự cân nhắc hài hoà khi trang bị công nghệ mới.
Câu13: Tác động ngoại ứng tích cực đến môi trường
P, MC, MB

B
MSC, MPC
A H
E
P
0
MSB
P
1
F MPB
I
C MEB

O Q
1
Q
0
Q
Hình 4.2. Tác động tạo ngoại ứng tích cực đối với môi trường
Qua hình 4.2: MSC = MPC, MPB luôn nằm dưới MSB. Mức chênh lệch giữa hai
loại lợi ích chính là MEB, tức là: MEB = MSB – MPB.
Ta có thể thấy rõ là:
- Tại điểm E: Q
0
là mức sản lượng đảm bảo tối đa hoá lợi ích xã hội. Theo cách
tính tương tự như ở trên, tổng lợi ích xã hội đạt được là:
TB
0
=


Qo
dQMSB
0
.
-
dQMSC
Qo
.
0

= Độ lớn hình IBE.
- Tại điểm F: Q
1
là mức sản lượng đảm bảo tối đa hoá lợi ích của doanh nghiệp.
Khi đó tổng lợi ích xã hội đạt được là:
TB
1
=

1
0
.
Q
dQMSB
-

1
0
.
Q

dQMSC
= Độ lớn hình IBHF.
* So sánh sản lượng đạt Q
1
với Q
0
, xã hội sẽ bị tổn thất lợi ích được tính bằng độ
lớn hình HEF (phần gạch chéo).
Như vậy, trên thực tế các doanh nghiệp thường chỉ hoạt động ở qui mô Q
1
<Q
0
để
bảo toàn lợi nhuận đạt được. Muốn khắc phục tổn thất lợi ích xã hội, cần phải tăng sản
lượng đạt tới mức Q
0
.
Để khuyến khích doanh nghiệp nâng qui mô hoạt động tới mức Q
0
, chính phủ phải
dùng chính sách trợ cấp tài chính, sao cho mức trợ cấp phải bằng MEB.
Câu14: Lí thuyết Ronal Coase về mô hình thỏa thuận ô nhiễm
Mô hình: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này gây ra ngoại ứng trực tiếp cho phía
bên kia.
Giả sử: Một doanh nghiệp hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Những người dân ở
đó bị thiệt hại  cần phải có sự thoả thuận giữa hai nhóm đại diện.
Doanh nghiệp gây ra ô nhiễm là bên A, còn người bị gánh chịu thiệt hại bởi ô
nhiễm môi trường là bên B.
Trên cơ sở hình 4.3.a (lấy từ hình 4.1) ta xác định được mô hình thoả thuận ô
nhiễm là hình 4.3.b

Trên hình 4.3. Mô hình thoả thuận ô nhiễm được xác định là:
Q
1
: Sản lượng đảm bảo tối đa hoá lợi ích của doanh nghiệp
Q
0
: Sản lượng đảm bảo tối đa hoá lợi ích của xã hội
Q
2
: Sản lượng cân bằng giữa lợi nhuận và chi phí ngoại ứng có hại của
doanh nghiệp
MNPB: Lợi ích ròng biên của doanh nghiệp (có thể được coi là lợi nhuận
của doanh nghiệp).
Bây giờ ta xem xét hai tình huống sau đây:
Tình huống thứ nhất: Quyền sở hữu môi trường thuộc người bị ô nhiễm
(bên B)
Bên B không muốn ô nhiễm, họ muốn mức hoạt động sản xuất trở về điểm 0. Điều
này trái với mục đích của hoạt động sản xuất. Nếu nhà sản xuất (bên A) hoạt động với sản
lượng tại điểm Q
3
; tại mức hoạt động này doanh nghiệp đã gây ra một ngoại ứng (EC) với
mức chi phí bằng diện tích hình OLVQ
3
. Nhưng doanh nghiệp phải sản xuất ở mức cao
nhất để nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn. Như vậy, tất yếu phải dẫn đến việc mặc cả
thông qua thị trường giữa bên A và bên B.
Nếu A đền bù cho B một khoản chi phí tối thiểu phải bằng ngoại ứng có hại gây ra
(độ lớn diện tích hình OLVQ
3
), thì bên A vẫn thu được khoản lợi nhuận (độ lớn diện tích

hình LKNV). Lợi nhuận doanh nghiệp thu được tại sản lượng Q3 đạt là:


3
0
.
Q
dQMNPB
-

3
0
.
Q
dQMEC
= Độ lớn hình OKNQ
3
- Độ lớn hình OLVQ
3

= Độ lớn hình LKNV
Sự thoả thuận này sẽ đảm bảo lợi ích cho cả phía người gây ô nhiễm và người chịu
ô nhiễm. Quá trình mặc cả này kéo dài và chỉ có thể dừng lại ở mức sản lượng Q
0
– mức
sản lượng tối ưu cho sự thoả thuận (mặc cả), nơi có điểm gặp nhau (G) giữa đường MEC
với đường MNPB. Bên A chỉ có thể chấp nhận đền bù cho bên B một khoản đúng bằng
thiệt hại mà họ gây ra đối với môi trường ở mức tối ưu có thể chấp nhận được; khi đó mức
lợi nhuận còn lại đạt được là lớn nhất và có giá trị bằng độ lớn của hình LKG.
MR, MC

MSC
I
E
MPC
Hình 4.3. (a) F
MR
A
MEC
O Q
0
Q
1
Q
MR, MC
K N
MNPB
Hình 4.3. (b) MEC
G T M
v
L U

0 Q
3
Q
0
Q
4
Q
1
Q

Hình 4.3. Mô hình thoả thuận về ô nhiễm
Tình huống thứ hai: Quyền sở hữu môi trường thuộc người gây ô nhiễm
(bên A)
Bên A sẽ có quyền hoạt động sản xuất ở mức cao nhất Q
1
. Tại đây chi phí ngoại
ứng có hại đối với môi trường là giá trị của độ lớn hình OLMQ
1
.
Bên B phải gánh chịu thiệt hại lớn do ô nhiễm môi trường gây ra, vì vậy họ muốn
nhà sản xuất giảm mức hoạt động xuống mức nhỏ hơn Q
1
. Giả sử mức hoạt động theo yêu
cầu bên B là Q
4
; do giảm sản lượng từ Q
1
xuống Q
4
(Q
4
< Q
1
) nên lợi nhuận sẽ bị giảm
một khoản bằng độ lớn hình Q
4
UQ
1
. Như vậy, ở đây sẽ diễn ra sự mặc cả giữa bên A và
bên B.

Nếu bên B bỏ ra một khoản tối thiểu bằng lợi nhuận nhà sản xuất chịu mất đi do
giảm mức sản xuất từ Q
1
xuống Q
4
thì bên A có thể sẵn sàng chấp thuận. Điều đó có lợi,
bởi lẽ bên B bỏ ra một khoản bằng độ lớn hình Q
4
UQ
1
, nhưng họ lại tránh được một tổn
thất lớn hơn rất nhiều (UTMQ
1
) do ô nhiễm môi trường gây ra. Điều này có nghĩa là bên B
bớt đi một tổn thất là:

1
4
.
Q
Q
dQMEC
-

1
4
.
Q
Q
dQMNPB

= Độ lớn hình Q
4
TMQ
1
- Độ lớn hình Q
4
UQ
1
= Độ lớn hình UTMQ
1
Quá trình mặc cả này kéo dài, đến mức MNPB = MEC tại sản lượng Q
0
thì dừng
lại.
Như vậy theo Ronald Coase, không cần có sự can thiệp của chính phủ, thông qua
thị trường, giữa người gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễm vẫn có thể đạt được thoả thuận
với sự mặc cả diễn ra ở một trong hai tình huống cụ thể nêu trên trong quá trình hoạt động
sản xuất.
Câu15: Thuế Pigou đối với người gây ô nhiễm
4.3.1. Thuế Pigou và mục tiêu tối đa hoá phúc lợi xã hội
Theo Pigou(1877 – 1959)
2
, thuế ô nhiễm là một công cụ nhằm đưa chi phí cá nhân
(PC) lên ngang bằng với chi phí xã hội (SC). Nguyên tắc tính thuế này là ai gây ra ô nhiễm,
người đó phải chịu thuế.
Theo cách tiếp cận như đã được nêu ở trên (hình 4.1), người gây ô nhiễm cần phải
giảm sản lượng về mức tối ưu xã hội (từ Q
1
xuống Q
0

). Pigou đã đưa nguyên tắc là, mức
thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm có giá trị bằng chi phí ngoại ứng do đơn vị sản
phẩm gây ra tại mức sản lượng Q
0
; tức là t
0
= MEC(Q
o
) (xem hình 4.5)

MC, MR, P
MSC
N

G
E MPC
L F
I J
MEC
2
Arthur C. Pigou (1877 – 1959) là một giáo sư kinh tế chính trị tại Trường Đại học Cambridge từ
1908 – 1944. Ý tưởng về thuế ô nhiễm của ông được đề cập lần đầu năm 1920 trong tác phẩm
"Kinh tế học phúc lợi’’.
M H
K MNPB MR

O Q
0
Q
1


Hình 4.5. Cơ sở xác định thuế Pigou
- Nếu doanh nghiệp đạt được sản lượng tại Q
0
, sau khi trừ đi thuế Pigou thì lợi
nhuận của doanh nghiệp (

0
) sẽ là:


0
=

Qo
0
MNPB.dQ – Q
0
.t
0
= Độ lớn diện tích hình OGHQ
0
- Độ lớn hình chữ nhật
OKHQ
0
= Độ lớn hình KGH Doanh nghiệp vẫn tìm thấy lợi nhuận sau khi nộp thuế ô
nhiễm.
- Nếu doanh nghiệp đạt sản lượng tại Q>Q
0
, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị

giảm. Nhờ cách đánh thuế này doanh nghiệp không tăng thêm sản lượng.
áp dụng thuế Pigou đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi ích xã hội, buộc nhà sản xuất
phải điều chỉnh mức hoạt động của doanh nghiệp về sản lượng tối ưu xã hội. Vì vậy, người
ta thường gọi thuế Pigou là “thuế ô nhiễm tối ưu”.
Điều kiện để tối đa hoá lợi ích xã hội là MB = MSC, hay MR = MSC. Ngoài việc
doanh nghiệp đóng góp khoản thuế T(Q
0
) = Độ lớn hình OKHQ
0
(hay hình ILEJ), xã hội
còn được bù đắp từ lợi nhuận của doanh nghiệp ít nhất bằng độ lớn hình LNE. Hay nói
cách khác, sau khi nộp thuế, thặng dư người tiêu dùng sẽ là độ lớn hình LNE.
4.3.2. Thuế Pigou và mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của nhà sản xuất
Khi chưa thuế, doanh nghiệp sản xuất ở sản lượng Q
1
, tại đây lợi nhuận sẽ lớn nhất
OGQ
1
. Khi áp dụng thuế t
0
, tại mức sản lượng Q
0
, tổng số thuế doanh nghiệp phải nộp là
ILEJ (hoặc hình OKHQ
0
), lợi nhuận sau thuế là MIJ.
Giả sử sản lượng vượt quá Q
0
, MNPB < t
0

(đường MNPB nằm dưới so với đoạn
Q
0
H). Ngược lại, doanh nghiệp cũng không cố gắng giảm sản lượng xuống mức nhỏ hơn
Q
0
, vì cơ hội đạt lợi nhuận cực đại đối với doanh nghiệp là tại Q = Q
0
. Như vậy, bằng cách
xác định thuế t
0
= MEC (Q
0
) doanh nghiệp sẽ đạt tối đa hoá lợi ích kinh tế để sản xuất tại
mức sản lượng tối ưu xã hội (Q
0
).
Trên thực tế, việc xác định đúng mức thuế t
0
là rất khó khăn, vì khó có thể có đủ
thông tin về MNPB và MEC. Đó là những vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu cùng
với sự hỗ trợ của các biện pháp khác nhau khác.
Câu16: Sản xuất sạch hơn. Lợi ích và trở ngại chủ yếu của SXSH
SXSH (cleaner product) là việc áp dụng một cách có hệ thống các biện pháp phòng ngừa
trong các qui trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục tiêu tăng hiệu quả
hoạt động. Từ đó giúp cải thiện tình trạng môi trường, tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro cho
con người và môi trường - UNEP đưa ra năm 1989.
Đối với các qui trình sản xuất: SXSH gồm bảo quản nguyên liệu, năng lượng,
loại bỏ các nguyên liệu độc hại, giảm bớt qui mô và mức độ độc hại của các chất thải gây ô
nhiễm ngay từ trước khi chúng được thải ra môi trường.

Đối với hoạt động sản xuất: SXSH giảm thiểu tác động có hại trong chu trình sản
xuất, từ khai thác nguyên liệu, đến giao sản phẩm.
Đối với dịch vụ: Phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ thiết kế, quản lí hoạt động,
đến chọn đầu vào các dịch vụ.
Tuy nhiên, một số loại không được coi là SXSH, như: tái chế ngoài phạm vi xí
nghiệp, di chuyển các chất độc hại sang một môi trường trung gian khác, xử lí chất thải,
làm loãng thành phần chất thải để giảm bớt độ độc hại và nguy hiểm v.v..
Chất thải được coi là “sản phẩm” có giá trị kinh tế âm.
* Như vậy, SXSH có nghĩa là trong quá trình hoạt động sản xuất tránh hoặc giảm
bớt lượng chất thải được sản sinh ra; sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và
nguyên nhiên vật liệu; sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường; giảm
bớt lượng chất thải xả vào môi trường, giảm chi phí và tăng lợi ích đối với hoạt động của
doanh nghiệp.
4.4.1.2. Lợi ích của SXSH (5)
Nâng cao chất lượng mọi mặt môi trường sống.
Môi trường liên tục được cải thiện.
Làm giảm các loại chi phí. Các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tối ưu hoá quá
trình sản xuất kinh doanh. Việc tránh làm phát sinh chất thải không những tiết kiệm được
chi phí, mà hơn thế nữa còn giúp tái chế hoặc sử dụng lại các chất thải, phế liệu, vì vậy sẽ
giúp làm tăng lợi ích kinh tế cho người sản xuất.
Góp phần nâng cao hiệu quả và năng suất của hoạt động của các doanh nghiệp.
Làm tăng lợi thế của các công ti. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và người
tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về vấn đề môi trường, thì các sản phẩm đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trường sẽ có lợi thế và do vậy mới có khả năng cạnh tranh được trên thị trường.
4.4.1.3. Các trở ngại chủ yếu trong áp dụng SXSH (2)
- Các trở ngại trong nội bộ doanh nghiệp:
+ Nhận thức về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh còn thấp;
+ Thiếu thông tin và kiến thức chuyên môn;
+ Chỉ coi trọng ưu tiên cho cạnh tranh trong kinh doanh; tức là sức ép về đầu tư
trong ngắn hạn thường lớn hơn nhiều so với đầu tư trong dài hạn (trong đó có ván đề môi

trường);
+ Những khó khăn về việc đáp ứng các điều kiện nhân, tài, vật, lực;
+Thiếu các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp;
+ Sự trì trệ của các nhà quản lí; …
- Trở ngại từ các nguyên nhân bên ngoài doanh nghiệp:
+ Sự yếu kém của hệ thống pháp lí liên quan đến SXSH;
+ Khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ SXSH;
+ Khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính và nhân lực từ bên ngoài.
Câu17: Quota ô nhiễm. Lợi ích của quota ô nhiễm.
Năm 1968, nhà kinh tế học người Canađa là Dales đưa ra một cơ chế trong đó một số
lượng nhất định “quyền gây ô nhiễm” có thể mua đi bán lại giữa những người gây ô
nhiễm. “Quyền gây ô nhiễm” của các doanh nghiệp sẽ được ghi nhận bằng các “giấy phép
phát thải” hay còn được gọi là “côta ô nhiễm” do cơ quan quản lí môi trường ban hành.
Dùng côta ô nhiễm là biện pháp can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh mức ô
nhiễm.
Doanh nghiệp chỉ được phép thải trong phạm vi số lượng giấy phép mình có.
Doanh nghiệp nào muốn thải nhiều hơn sẽ phải mua thêm giấy phép từ những doanh
nghiệp không có nhu cầu sử dụng. Ngược lại, doanh nghiệp nào có khả năng giảm thải tốt
có thể thừa ra một số giấy phép và được quyền bán số giấy phép thừa đó.

P, C
MDC
P* S*
P
1
MAC

0 W* W
1
W

2
W
Hình 4.6. Thị trường côta ô nhiễm
Hình 4.6 là cơ sở phân tích về thị trường côta. Trong đó:
MAC là đường chi phí biên làm giảm ô nhiễm, đường này cũng được coi là
đường cầu với côta ô nhiễm; tức là với mức thải cho phép với giá côta nào đó thì buộc
người sản xuất phải mua số côta tương ứng.
MDC là đường chi phí thiệt hại biên, thực chất đây cũng được coi là đường
chi phí ngoại ứng biên (MEC).
Trên hình 4.6. chỉ ra mức ô nhiễm và số côta ô nhiễm cần được cấp:
OW
2
là số côta tối đa, tương ứng với mức được thải tối đa.
OW* là số côta tối ưu, tương ứng với mức phát thải tối ưu, và với giá côta
tối ưu OP*. Điều này có nghĩa là, theo mục đích tối ưu Pareto, nhà nước cần phát hành
OW* côta.
OW
1
là mức thải các doanh nghiệp thường gây ra, mức này thường cao hơn
mức phát thải tối ưu.
Với qui định số lượng côta, giá côta được thải, nhà sản xuất sẽ lựa chọn một trong
hai giải pháp:
- Mua côta ô nhiễm để được thải với mức thải qui định.
- Tăng chi phí làm giảm ô nhiễm theo yêu cầu kiểm soát ô nhiễm.
4.5.2. Các lợi ích của côta ô nhiễm
Động lực của thị trường này là cả người mua và người bán đều có lợi; đồng thời
tổng chi phí giảm thải của toàn xã hội sẽ giảm xuống.
Người gây ô nhiễm nào có biện pháp giảm ô nhiễm rẻ hơn việc mua côta ô nhiễm
thì họ sẽ bán lại các côta đó cho người gây ô nhiễm khác; còn ngược lại. Bằng cách này,
người gây ô nhiễm sẽ tối thiểu hoá chi phí ô nhiễm và mức phát thải ô nhiễm.Trong trường

hợp có thêm nhiều cơ sở gây ô nhiễm mới được đưa vào hoạt động, khi đó đường cầu đối
với côta ô nhiễm (MAC) sẽ dịch chuyển sang phải (xem hình 4.7).
Trong trường hợp này, nhà nước muốn duy trì mức ô nhiễm thì vẫn giữ mức cấp
giấy côta là W*, nhưng giá lại tăng từ P* lên P**.

MC, P

MDC
F
P**
P* E
MAC
O W* Wm Wn W
Hình 4.7. Thay đổi cung cầu đối với côta ô nhiễm

Như vậy, nhà doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn một trong hai phương án: mua côta ô
nhiễm, nếu như việc đầu tư để giảm nhẹ ô nhiễm cao hơn; hoặc sẽ đầu tư trang thiết bị để
giảm nhẹ ô nhiễm, nếu như đầu tư để giảm nhẹ ô nhiễm thấp hơn mua côta. Điều này
chứng tỏ lợi ích của côta trong việc tối thiểu hoá chi phí ô nhiễm.
Câu18:Đánh giá tác động môi trường. Mục đích và nguyên tắc ĐGTĐMT.
Trải qua một vài chục năm trở lại đây, đánh giá tác động môi trường đã được
quan tâm và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khái niệm về đánh
giá tác động môi trường cũng đã được các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế
đưa ra với các góc độ khác nhau.
Theo Maclaren: “Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact
Assessment – EIA) là phương pháp có hệ thống phát hiện các hậu quả môi
trường tiềm năng và các tác động của chúng đến con người, đến cuộc sống, lối
sống của họ” (Các công cụ đánh giá tác động môi trường, NXB KH – KT, 2001).
Theo Morgan: “Đánh giá tác động môi trường là một quá trình phát hiện,
dự báo, đánh giá và làm nhẹ các tác động đến môi trường và đưa thông tin đó

đến người ra quyết định” (Các công cụ đánh giá tác động môi trường, NXB KH –
KT, 2001).
Theo Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc (UNEP): “Đánh giá tác động
môi trường là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả đối với môi trường
của một dự án phát triển quan trọng. Đánh giá tác động môi trường xem xét việc
thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của con người tại
khu vực thực hiện dự án, tới hiệu quả của chính dự án và của các hoạt động
phát triển khác tại vùng đó. Sau dự báo đánh giá tác động môi trường phải xác
định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực làm cho dự
án thích hợp hơn với môi trường của nó” (UNEP, ROAP, 1988).
ở Việt Nam, việc đánh giá tác động môi trường bắt đầu được chú trọng tới
từ những năm 90 của thế kỷ XX. Tới nay, đánh giá tác động môi trường luôn là
một công cụ quan trọng được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi
trường. Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam được Quốc hội khoá XI
thông qua vào năm 2005: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự
báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện
pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.
Như vậy, xét cho cùng đánh giá tác động môi trường chính là công việc
thẩm định đảm bảo chắc chắn về mặt môi trường của một dự án đầu tư cụ thể.
5.1.3. Mục đích của đánh giá tác động môi trường
5.1.3.1. Dự báo những tác động có thể có đối với môi trường của dự án
đầu tư
Đây là một công cụ giúp cho sự phòng ngừa và ngăn chặn hữu hiệu các
tác động tiêu cực tới môi trường của những dự án phát triển. Một báo cáo đánh
giá tác động môi trường cần phải được xem xét tất cả những ảnh hưởng đối với
cuộc sống của con người, tới các thành phần của môi trường, đặc biệt là tới các
hệ sinh thái tự nhiên. Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần phải xem xét
trong tất cả các yếu tố thành phần của môi trường trong quá trình thiết kế, triển
khai và cả quá trình vận hành dự án được thực hiện.
5.1.3.2. Tìm kiếm các giải pháp khoa học và hợp lí để ngăn chặn hoặc làm

hạn chế những tác động gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường
hay sự cố môi trường trong thời gian dự án đi vào hoạt động
Việc đánh giá tác động môi trường có tác dụng định hướng đúng đắn các
hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy vai trò của các cộng đồng dân cư, lồng
ghép những ảnh hưởng xã hội liên quan tới những thay đổi cảnh quan hoặc môi
trường tham gia vào việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên có khả
năng tái sinh. Đặc biệt phải coi trọng việc đánh giá tác động môi trường đối với
các dự án phát triển sản xuất công nghiệp, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng
và các dự án kiểm soát chất thải nguy hại.
5.1.3.3. Báo cáo những phương án lựa chọn để đảm bảo tính tối ưu khi dự
án được triển khai
Sau khi đã xem xét phân tích kĩ lưỡng những tác động môi trường của
các dự án khi chúng đi vào hoạt động, cơ quan có thẩm quyền đưa ra những
quyết định cụ thể cuối cùng đối với dự án. Những kết quả đánh giá tác động môi
trường là cơ sở quan trọng để lượng hoá về mặt giá trị những tổn thất và lợi ích
về môi trường bên cạnh những chi phí và lợi ích về kinh tế khi dự án được triển
khai đi vào hoạt động. Đồng thời, đánh giá tác động môi trường còn đưa ra
những phương án khác nhau đối với các dự án, để từ đó chủ đầu tư có thể lựa
chọn và cấp có thẩm quyền xét duyệt được phương án tối ưu.
5.1.4. Các nguyên tắc đánh giá tác động môi trường
5.1.4.1. Tập trung vào các vấn đề chính có liên quan trực tiếp tới môi
trường
Một dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp, khi được triển khai thực hiện thường có sự tác động tới môi trường
trên rất nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, để có thể tập trung vào việc lựa
chọn các giải pháp tích cực và hợp lí, nhằm hạn chế tối đa hoặc loại bỏ được
các nguyên nhân gây ra những tác động xấu tới môi trường, khi đánh giá tác
động môi trường cần tập trung vào việc phân tích, dự báo các tác động chủ yếu
gây ra ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường.
5.1.4.2. Lôi cuốn sự tham gia của các thành viên thích hợp

Cũng như ở các nước đang phát triển, đánh giá tác động môi trường là
một hoạt động rất mới mẻ ở Việt Nam. Hơn nữa, hoạt động này khá phức tạp,
bao gồm nhiều công việc khác nhau, liên quan tới nhiều lĩnh vực hoạt động
và lợi ích của nhiều đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, đánh giá tác động môi
trường cần phải có sự tham gia của nhiều nhóm công tác, của nhiều chuyên gia
và những người có liên quan. Có thể phân ra làm ba nhóm chủ yếu sau :
- Chủ dự án hoặc các chuyên gia thuộc tổ chức dịch vụ tư vấn có trách
nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
- Nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ
chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi thực hiện dự án. Đại diện những tổ chức,
cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền lợi hoặc có quyền lợi bị ảnh hưởng khi dự
án đầu tư được triển khai thực hiện.
- Đại diện của tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội
đồng thẩm định quyết định. Đại diện của cơ quan phê duyệt dự án. Đại diện của
cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của cơ quan phê duyệt dự án. Nhóm
những nhà chức trách có chức năng kiểm tra, kiểm soát quá trình triển khai và
thực hiện dự án
5.1.4.3. Cung cấp thông tin đối với những người ra quyết định về dự án
Việc thu thập thu thập và cung cấp thông tin môi trường cho người ra
quyết định có tầm quan trong đặc biệt. Thông tin môi trường bao gồm một dải
rộng các dữ liệu, các số liệu thống kê trên cả hai phương diện định lượng và
định tính. Việc cung cấp thông tin cho phép người ra quyết định phân tích được
nguyên nhân và hậu quả, trên cơ sở đó đưa ra được chiến lược hành động,
quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi
trường.
Các thông tin cung cấp phải được giải thích rõ ràng, phải đảm bảo có tính
định hướng các vấn đề và đáp ứng các nhu cầu của những người ra quyết định,
cho nên trong quá trình lựa chọn các dữ liệu phải đề cập tới các vấn đề then
chốt. Việc cung cấp thông tin về dự án phải được thực hiện trước và phải được

bổ sung qua các giai đoạn theo trình tự sau :
- Các nhà đầu tư phải được xem xét các vấn đề liên quan đến môi trường
mà dự án của họ có thể ảnh hưởng tới.
- Các nghiên cứu về môi trường phải có tác dụng trợ giúp cho quá trình
lựa chọn, tìm kiếm vị trí xây dựng công trình của dự án.
- Đánh giá tác động môi trường phải xác định đầy đủ các tiêu chuẩn môi
trường để làm cơ sở cho việc thiết kế và thực thi dự án.
Người ra quyết định phê chuẩn, cấp giấy chứng nhận cho một dự án đầu
tư cụ thể, có thể là Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân hoặc một cơ quan
thuộc hệ thống hành pháp. Những người có thẩm quyền thường không phải là
các nhà chuyên môn. Do vậy, để đảm bảo cho các quyết định đáp ứng được các
yêu cầu của luật pháp và phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với dự
án, các thông tin trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải đảm bảo tính
tổng hợp, chuẩn xác. Đồng thời, các tài liệu trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường đòi hỏi phải dễ hiểu, dễ sử dụng và phải được biểu hiện cụ thể bằng các
bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ…
5.1.4.4. Đề xuất các giải pháp cần thiết để hạn chế hoặc loại bỏ các tác
nhân gây hại tới môi trường

×