Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

báo cáo thực tập Dây truyền sản xuất dây và cáp điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 53 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
` Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, kinh tế Việt Nam đang cùng hòa
nhập với nền kinh tế thế giới.Nhiều khu công nghiệp được mọc lên và nhu cầu về
điện rất lớn. Trước tình hình đó, sản xuất dây và cáp điện đang đứng trước cơ hội
phát triển.
Đồ án tốt nghiệp là sản phẩm khoa học của sinh viên, giúp sinh viên có cái nhìn
xuyên suốt và hệ thống những kiến thức đã được học trong trường, tiếp cận với
thực tế, tạo bước đệm cho sinh viên khi ra trường để phục vụ cho công việc sau
này.Vận dụng những kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm để giải quyết những vấn
đề có tính chất tổng hợp, phức tạp thường gặp trong thực tế. Và sau những nỗ lực
của bản thân cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo.Em đã hoàn thiện đề
tài : “ Dây truyền sản xuất dây và cáp điện ”. Trong quá trình thực tập tại công
ty em tìm hiểu thêm về PLC , biến tần ứng dụng trong quá trình sản xuất .
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Ngọc Anh đã chỉ
bảo, hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện cho em trong qua trình thực tập tốt
nghiệp. Các thầy cô giáo bộ môn điện tử cơ bản đã giúp em có được những kiến
thức chuyên nghành bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn! Bạn bè đã động viên em trong quá trình hoàn thiện báo cáo thực
tập.Các anh chị trong công ty giúp đỡ cho em rất nhiều trong quá trình thực tập.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu………………………………………………………………. 1
Mục lục………………………………………………………………… 2
Chương I : Giới thiệu về Công ty TNHH Ngân Xuyến………………… 4
1. Giới thiệu về công ty TNHH Ngân Xuyến………………………… 4
2. Dây truyền sản xuất dây và cáp điện………………………………… 5
2.1 Nguyên vật liệu chính………………………………………… 5
2.2 Kéo rút………………………………………………………… 5
2.3 Ủ mềm………………………………………………………… 6


2.4 Bện……………………………………………………………… 6
2.5 Bọc vỏ cách điện ………………………………………………. 7
2.6 Bọc vỏ bảo vệ………………………………………………… 7
2.7 Đóng gói………………………………………………………… 8
Chương II : Hệ thống nguồn và phụ tải…………………………………… 9
2.1 Khái niệm chung………………………………………………… 9
2.2 Mục đích phụ tải tính toán………………………………………….9
2.3 Các phương pháp phân nhóm phụ tải………………………………9
2.4 Xác định tâm phụ tải…………………………………………… 10
2.4.1 Mục đích………………………………………………… 10
2.4.2 Công thức tính………………………………………………. 11
2.5 Xác định phụ tải tính toán………………………………………….11
2.5.1 Một số khái niệm…………………………………………… 12
2.5.2 Các phương pháp xác định tâm phụ tải………………………13
2.6 Lựa chọn dây dẫn và kiểm tra sụt áp………………………………14
2.6.1 Tổng quan về chọn dây dẫn………………………………….14
2.6.2 Chọn điều kiện phát nóng cho phép…………………………15
2.6.3 Chọn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép …………… 15
2.6.4 Kiểm tra sụt áp……………………………………………… 15
2.7 Các loại dây và cáp điện sản xuất trong nước…………………… 16
2.7.1 Dây điện dân dụng……………………………………………17
2.7.2 Dây và cáp điện lực…………………………………………. 18
2.7.3 Dây trần…………………………………………………… 28
2.7.4 Cáp vặn xoắn ……………………………………………… 30
2.7.5 Cáp trung thế…………………………………………………32
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chương III : Ứng dụng PLC trong sản xuất dây cáp điện ………………34
3.Tìm hiểu về PLC……………………………………………………….34

3.1 Lịch sử ra đời ………………………………………………………34
3.2 PLC là gì ……………………………………………………………35
3.3 Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của PLC…………………… … 35
3.3.1 Cấu trúc của PLC…………………………………………….35
3.3.2 Nguyên lý hoạt động của PLC……………………………….36
3.4 Phân loại và ứng dụng PLC………………………………………….38
3.4.1 Phân loại …………………………………………………….38
3.4.2 Các lĩnh vực ứng dụng PLC…………………………………38
3.5 Các ưu điểm khi sử dụng hệ thống điều khiển PLC…………………38
3.6 Giới thiệu ngôn ngữ lập trình ……………………………………….39
4. Cấu trúc phần cứng họ S7………………………………………………41
4.1 Các tính năng của họ PLC S7-200 và S7-300……………………….41
4.1.1 S7-200………………………………………………………… 41
4.1.2 S7-300………………………………………………………… 41
4.2 Các module của PLC S7-200 và S7-300……………………………42
4.2.1 S7-200………………………………………………………….42
4.2.2 S7-300 …………………………………………………………43
4.3 Các loại module mở rộng …………………………………………. 45
4.4 Kiểm tra bằng cách nhìn Led ở bộ nguồn…………………………. 48
4.5 Kiểm tra bằng cách nhìn Led ở khối Digital ………………………49
Chương IV: Biến tần trong sản xuất dây và cáp điện………………………50
1. Biến tần……………………………………………………………….50
2. Nguyên lý hoạt động …………………………………………………50
3. Phạm vi ứng dụng ……………………………………………………51
4. Một số chú ý khi sử dụng biến tần……………………………………52
5. Tiết kiệm điện năng………………………………………………… 52
6. Các loại tải sử dụng biến tần để tiết kiệm điện……………………….53
Kết luận
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
CHƯƠNG I
Giới thiệu về Công ty TNHH Ngân Xuyến
1.Giới thiệu về Công ty TNHH Ngân Xuyến
Công ty TNHH Ngân Xuyến được thành lập ngày 20 tháng 03 năm 2001 ,theo
giấy phép kinh doanh số 0302000575 của sở kế hoạch đầu tư Hà Nội .
Địa chỉ Km 16 ,Quốc lộ 1A ,Duyên Thái ,Thường Tín , Hà Nội
Xuất phát từ một cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ,đến năm 2001 dưới sự sáng
lập của giám đốc Phạm Thị Xuyến ,công ty đã phát trienr lớn mạnh thành một doanh
nghiệp có uy tín lớn mạnh trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện với nhãn hiệu độc
quyền.
Công ty có một nhà máy sản xuất với số cán bộ ,công nhân viên là 65 người
,chuyên sản xuất dây và cáp điện…với sản lượng hàng triệu mét/năm.Cung cấp cho
mạng lưới điện dân dụng, công nghiệp ở thị trường miền Bắc và đã có uy tín nhất
định. Trong những năm qua ngoài việc chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản
xuất,công ty còn quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị những hệ thống máy
móc,hiện đại nâng cấp cho dây truyền sản xuất cao đảm bảo chất lượng sản phẩm có
sức mạnh cạnh tranh tốt để đáp ứng yêu cầu của thị trường.Để đạt được những mục
tiêu chiến lược lâu dài.Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn TCVN
ISO : 9001:2000 nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng .Với
chính sách luôn hiện đại hóa công nghệ sản xuất, duy trì và nâng cao chất lượng sản
phẩm, thưcj hiện tốt các dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Công ty TNHH Ngân Xuyến
mong muốn hợp tác với các đối tác kinh doanh vì lợi ích chung cho các bên và đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Với phương châm : “ Hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng không đạt tiêu
chuẩn sẽ không xuất ra thị trường ’’.
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
2.Quy trình sản xuất dây cáp điện

2.1 Nguyên vật liệu chính

- Nguyên vật liệu chính cấu thành nên các sản phẩm trên là các vật liệu truyền
thống sử dụng trong công nghệ sản xuất dây và cáp truyền tải điện năng,bao gồm
đồng hoặc nhôm làm ruột dẫn điện,nhựa PVC (Polyvinyl cloride ) hoặc XLPE (Cross
–link polyethylene) làm vỏ cách điện và vỏ bảo vệ.
- Các vật liệu phụ khác như : lớp băng quấn bảo vệ bằng thép hoặc nhôm, lớp
độn định hình bằng sợi PP, bột chống dính…sẽ được cấu thành vào sản phẩm tuỳ theo
quy cách kỹ thuật ,công nghệ sản xuất của từng sản phẩm đó.
2.2 Kéo rút
- Dây đồng (nhôm) nguyên liệu mua về thường có đường kính theo quy cách của
nhà sản xuất thường là dây f 8,0 mm hoặc f 3,0 mm).Để có các cỡ dây có đường
kính phù hợp với mỗi sản phẩm.Dây đồng (nhôm) nguyên liệu sẽ được kéo rút để
thu nhỏ đường kính đồng thời kéo dài chiều dài sợi qua các máy như máy kéo thô (
làm nhỏ đường kính dây đồng từ f 8,0 xuống f 7,0 mm ),máy kéo trung ( làm nhỏ
đường kính dây đồng từ f 2,6 xuống 0,7 mm) và máy kéo tinh ( làm nhỏ đường
kính dây đồng từ f 1,2 xuống f 0,17 mm).
- Trong quá trình kéo rut dây đồng ,hệ thống bơm dầu hoàn toàn sẽ bơm dầu làm
mát vào đầu khuôn rút , làm giảm nhiệt sinh ra do ma sát , bôi trơn và bảo vệ
khuôn.Hệ thống bơm dầu hoàn toàn này lắp cho từng thiết bị và không thai ra
ngoài.
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
2.3 Ủ mềm
- Quá trình ủ mềm dây đồng (nhôm) nguyên liệu nhằm phục hồi độ mềm dẻo và
sáng bóng của dây sau công đoạn kéo rút, trước khi đưa sang công đoạn bện và bọc
nhựa.
- Môi trường ủ đồng (nhôm) là lò ủ chứa khí Nitơ ở nhiệt độ cao.
- Qua trình ủ đồng cũng cần hệ thống bơm nước làm mát để bảo vệ giăng cao su

của nắp nồi ủ khỏi bị hư do nhiệt. Nước sử dụng trong công đoạn này chỉ làm mát
nên được thải xuống đường thoát nước chung.

2.4 Bện
- Bện là công đoạn tạo dây mạch cho quá trình bọc vỏ cách điện hoặc vỏ bảo
vệ tiếp theo.

- Tuỳ theo từng nhóm sản phẩm với quy cách kỹ thuật và các bước công nghệ
sản xuất khác nhau,có thể sử dụng các công nghệ bện sau :
+ Bện đồng mềm ( bện rối ) : Dùng trong sản xuất dây phôi của nhóm sản phẩm
dây điện mềm ,sử dụng máy bện nhiều sợi (từ 29 -75 sợi )

+ Bện đồng cứng : Dùng trong sản xuất dây phôi của nhóm sản phẩm cáp điện
sử dụng máy bện nhiều sợi ( từ 7 – 37 sợi )
+ Bện nhóm ( vặn xoắn) : Dùng trong công đoạn bện nhóm ,sủ dụng máy bện
vặn xoắn 4 bobbin.
- Tạo nhóm ruột dẫn điện trước khi bọc vỏ bảo vệ đối với nhóm sản phẩm cáp
điện (SP1).Trong công đoạn này ,các lõi cáp được vặn chặt với nhau với bước
xoắn phù hợp theo tiêu chuẩn kỹ thuật ,đồng thời các sợi PP ( Polypropylene ) sẽ
được dùng để tạo một tiết diện tròn cho lõi cáp. Đối với các sản phẩm cáp điện
(SP1) có quấn áo giấp kim loại bảo vệ thì các lớp bằng nhôm hoặc thép cũng được
đồng thời cấu thành vào sản phẩm trong công đoạn này bằng thiết bị quấn băng
được thiết kế trong máy bện vặn xoắn
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
2. 5 Bọc vỏ cách điện
- Sau công đoạn bện mạch ,dây phôi được chuyển sang công đoạn bọc vỏ cách
điện :


+ Sản phẩm cáp điện lực ruột đồng : có kết cấu CU /XLPE /PVC ,điện áp làm
việc từ 600V đến 1000V.Nhóm sane phẩm này trước đây thường đươc cách điện
bằng PVC ,hiện nay thường sử dụng vật liệu mới là XLPE.
+ Sản phẩm dây điện mềm : Nhóm sản phẩm dây điện mềm ( SP2) có kết cấu Cu
/PVC /PVC điện áp làm việc từ 300V đến 500V nên vật liệu để làm vỏ cách điện
dùng nhựa PVC.Hai lõi pha của sản phẩm được bọc hai màu thường là đen và
trắng để phân biệt khi sử dụng đấu nối thiết bị .


2.6 Bọc vỏ bảo vệ
- Bọc vỏ bảo vệ cho dây và cáp điện nhằm mục đích : Bảo vệ toàn bộ lõi dây (cáp)
bao gồm cả ruột dẫn và phần cách điện khỏi tác động bên ngoài làm ảnh hưởng tới
chất lượng hoặc làm giảm tuổi thọ của ruột dẫn.

+ Sản phẩm cáp điện (SP1)
Sản phẩm cáp điện nhãn hiệu GOLDCUP được bọc một lớp vỏ bảo vệ PVC màu
đen và các thông tin về sản phẩm cũng được in như đối với dây điện.
+ Sản phẩm dây điện mềm (SP2)
Sản phẩm dây điện mềm nhãn hiệu GOLDCUP được bọc một lớp vỏ bảo vệ PVC
với hai màu vàng hoặc đỏ, trong quá trình bọc giữa lớp vỏ bảo vệ và các lõi dây
được phân cách bằng một lớp bột đá. Dây điện thành phẩm khi bọc xong sẽ có một
lớp vỏ bảo vệ bóng, dai, bám chắc vào lõi dây nhưng vẫn có thể tách ra một cách
dễ dàng khi đấu nối, lắp đặt.
Các thông tin về sản phẩm in trên dây bằng kỹ thuật in liền nét (khác với công
nghệ in chấm bằng máy in phun điện tử) với giá thành rẻ hơn rất nhiều nhưng tạo
giá trị thẩm mỹ cao hơn.
2.7 Đóng gói
Các sản phẩm trên được đóng gói theo quy định của các Tiêu chuẩn Việt nam
tương ứng
Các loại cáp nhỏ có thể quấn từ 300 - 500 m/Ru - lô, các loại cáp lớn hơn từ 800 -

1000 m/Ru - lô.
Các loại cáp điện 2 ruột thường được đóng thành 200 m /cuộn.
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
+ Sản phẩm dây điện mềm
Được đóng gói thành cuộn bằng máy đóng gói tự động, chiều dài 100 - 200
mét/cuộn. Bên ngoài được quấn bằng bao Plastic.
Cáp điện sau khi đóng gói được phun sơn lên ru-lô các nội dung: Nhà sản xuất, tên
sản phẩm, số lượng…
Dây điện trước khi bao gói đều được băng đầu bảo quản và có gắn nhãn mác hàng
hoá bên ngoài.
Riêng dòng sản phẩm cáp bọc cao su, có thêm công đoạn luyện cán nguyên liệu
cao su từ cao su thiên nhiên thành cao su nguyên liệu cho sản xuất.
+ Công đoạn luyện cán dẻo bao gồm sự kết hợp giữa cao su thiên nhiên dạng
nguyên liệu thô và nhiều loại hóa chất khác nhau, qua quá trình luyện cán để trở
thành cao su trạng thái dẻo, có thể sử dụng được cho công đoạn đùn ép thành vật
liệu cách điện và vỏ bảo vệ cho cáp điện.
+ Công đoạn đùn ép là công đoạn phôi sản phẩm qua hệ thống đùn ép và lưu
hóa cao su liên tục cho ra sản phẩm cuối cùng. Vật liệu cao su qua công đoạn này
được hóa hợp với lưu huỳnh, được gia nhiệt và xử lý ở nhiệt độ thích hợp sẽ biến
đổi cấu tạo, cải thiện các cơ tính vốn có như bền dẻo, đàn hồi, chịu lực, cũng như
có khả năng chịu nhiệt lớn hơn.

SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
CHƯƠNG II
Hệ thống nguồn và phụ tải
2.1 Khái niệm chung

Khi thiết kế cung cấp điện cho nhà máy,xí nghiệp, hộ tiêu thụ thì một trong những
công việc rất quan trọng mà ta phải làm đó là tiến hành xác định phụ tải tính toán cho
nhà máy.
- Phụ tải tính toán : phụ tải tính toán( PTTT) là phị tải giả thiết không đổi lâu dài
của các phần tử trong hệ thống cung cấp điện tương đương với phụ tải thực tế biến đổi
theo điều kiện tác dụng nhiệt.nói cách khác, phụ tải tính toán cũng làm dây dẫn phát
nóng với nhiệt độ bằng nhiệt độ lớn nhất do phụ tải thực tế gây ra. Do vậy, về phương
diện phát nóng nếu ta chọn các thiết bị điện theo phụ tải tính toán có thể đảm bảo an
toàn cho các thiết bị đó trong mọi trạng thái vận hành bình thường.
2.2 Mục đích xác định phụ tải tính toán
Xác định phụ tải tính toán là một công đoạn rất quan trọng trong thiết kế cung
cấp điện, nhằm làm cơ sở cho việc lựa chọn dây dẫn và các thiết bị của lưới điện.
2.3 Các phương pháp phân nhóm phụ tải
Khi bắt tay vào xác định PTTT thì công việc đầu tiên mà ta phải làm đó là phân
nhóm phụ tải. thông thường thì người ta sử dụng một trong hai phương pháp sau:
- Phân nhóm theo dây truyền sản xuất và tính chất công việc:
phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo tính linh hoạt cao trong vận hành cũng
như trong bảo trì, sửa chữa. chẳng hạn như khi nhà máy sản xuất dưới công xuất
thiết kế thì có thể cho ngừng làm việc một vài dây truyền mà không làm ảnh hưởng
tới hoạt động của các dây truyền khác. Hoặc khi bảo tri, sửa chữa thì có thể cho
ngừng hoạt động của từng dây truyền riêng lẻ…những phương án này có nhược
điểm sơ đồ phức tạp, là chi phí lắp đặt khá cao do có thể cá thiết bị trong cùng một
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
nhóm lại không nằm gần nhau cho nên dẫn đến tăng chí phí đầu tư về dây dẫn,
ngoài ra thì đòi hỏi người thiết kế nắm vững quy trình của nhà máy.
- Phân nhóm theeo vị trí trên mặt bằng:
Phương pháp này có ưu điểm là dễ thiết kế, thi công, chi ophis nắp đạt thấp. nhưng
cũng có nhược điểm là kém tính linh hoạt khi vận hành sửa chữa so với phương

pháp thứ nhất.
Do vậy mà tùy vào điều kiện thực tế mà nguwoif thiết kế lựa chọn phương án cho
hợp lý.
2.4 Xác định tâm phụ tải
2.4.1 Mục đích
Xác định tâm phụ tải là nhằm xác định tvij trí hợp lý nhất để đạt được các tủ
phân phối(hoặc tủ động lực). vì khi đặt tủ phân phối tại vị trí đó thì ta sẽ thực hiện
được việc cung cấp điện với tông\r thất điện áp và công xuất nhỏ, chi phí kim loại
màu là hợp lý nhất. tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí cuối cùng còn phụ thuộc vào các
yếu tố khác như: đảm bào tính mỹ quan thuân tiện, an toàn trong thao tác …
Ta có thể xác định tâm phụ tải cho nhóm thiết bị(để định vị trí đặt tủ động
lực), của một phân xưởng,vài phân xưởng hoặc của toàn bộ nhà máy( để xác định
vị trí đặt tủ phân phối) nhưng để đơn giản công việc ính toán thì ta chỉ cần xác định
tâm phụ tải cho vị trí phân phối. còn vị trí đặt tủ động lực thì chỉ cần xác định một
cách tương đối sao cho vị trí đật tủ nằm cân đối trong nhóm thiết bị và ưu tiên gần
các động cơ có công xuất lớn.
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
2.4.2 Công thức tính
Tâm phụ tải được xác định theo công thức


=
=
=
n
i
dmi
n

i
dmii
P
PX
X
1
1
)*(



=
=
=
n
i
dmi
n
i
dmii
P
PY
Y
1
1
)*(
Trong đó:
- X ,Y là hoành độ và tung độ của tâm phụ tải (so với gốc chuẩn)
- Xi,Yi là hoành độ và tung độ của thiết bị thứ i(so với gốc chuẩn)
- Pđmi là công suất định mức của thiết bị thứ i

Sau khi xác định xong vị trí đặt các tủ động lực và các tủ phân phối ,ta sẽ tiến
hành vẽ sơ đồ đi dây cho các nhóm thiết bị và cho toàn bộ nhà máy .
Các nguyên tắc áp dụng khi chọn sơ đồ đi dây:
- Các thiết bị có công suất lớn thi đi dây riêng.
- Các thiết bị có công suất vừa và nhỏ đặt gần nhau thì có thể đi liên thông với
nhau (nhưng tối đa không được quá 3 thiết bị liên thông vì để đảm bảo độ tin cậy
cung cấp điện).
- Đối với các thiết bị 1 pha cần cố gắng đi dây sao cho chúng được phân bố đều
trên các pha…
Sau khi cân nhắc lựa chọn các phương án đi dây có thể ,ta sẽ chọn ra được phương
án đi dây hợp lý.
2.5Xác định phụ tải tính toán
2.5.1 Một số khái niệm
Hệ số sử dụng Ksd : Là tỉ số của phụ tải tính toán trung bình với công suất đặt hay
công suất định mức của thiết bị trong một khoảng thời gian khảo sát (giờ, ca hoặc
ngày đêm)
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Đối với thiết bị : K
sd
=
dm
tb
P
P
Đối với một nhóm thiết bị : K
sd
=
dm

tb
P
P
=


=
=
n
i
dmi
n
i
tbi
P
P
1
1
Hệ số sử dụng nói lên mức sử dụng,mức độ khai thác công suất của thiết bị trong
khoảng thời gian cho xem xét.
- Hệ số đồng thời Kđt : Là tỉ số giữa công suất tác dụng tính toán cực đại tại nút
khảo sát của hệ thốn cung cấp điện với tổng các công suất tác dụng tính toán cực
đại của các nhóm hộ tiêu thụ riêng biệt.(hoặc các nhóm thiết bị ) nối vào nút đó.

K
đ
t
=

=

n
i
tti
tt
P
P
1

- Hệ số cực đại Kmax : là tỉ số phụ tải tính toán và phụ tải trung bình trong thời gian
xem xét
Kmax=
tb
tt
P
P
- Hệ số cực đại thường được tính với ca làm việc có phụ tải lớn nhất.
- Hệ số Kmax phụ thuộc vào số thiết bị hiệu quả,vào hệ số sử dụng và hàng loạt các
yếu tố khác đặc trưng cho chế độ làm việc của thiết bị điện trong nhóm .
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
2.5.2 Các phương pháp xác định phụ tải tính toán
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để tính toán phụ tải, dựa trên cơ sở khoa
học để tính toán phụ tải điện và được hoàn thiện về phương diện lý thuyết trên cơ sở
quan sát các phụ tải điện ở xí nghiệp đang vận hành.
Thông thường những phương pháp tính toán đơn giản, thuận tiện lại cho kết quả
không thật xác định, còn muốn chính xác cao hơn thì phải tính toán phức tạp. Do vậy
tùy theo giai đoaạn thiết kế thi công và yêu cầu cụ thể mà chọn phương pháp tính toán
cho thích hợp.
Nguyên tắc chung để tính PTTT của hệ thống là tính từ thiết bị điện ngược trở

về nguồn, tức là được tiến hành từ bậc thấp đến bậc cao của hệ thống cung cáp điện và
chỉ cần tính toán tại các điểm nút của hệ thống điện.
Mục đích của việc tính toán phụ tải điện tại các nút là
- Chọn tiết diện dây dẫn của lưới cung cấp và phân phối điện áp từ 1000V trở
lên.
- Chọn số lượng và công suất máy biến áp
- Chọn tiết diện thanh dãn của thiết bị phân phối
- Chọn các thiết bị chuyển mạch và bảo vệ
Để chọn phương pháp tối ưu cần tiến hành phân tích những đặc điểm của các
nguồn cung cấp và các phụ tải .Trên cơ sở đó xác định công suất của các nguồn cung
cấp và sơ đồ nối điện sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hệ thống gồm có 1 nhà máy nhiệt điện và một hệ thống có công suất lớn
- Hệ thống điện có công suất vô cùng lớn là nút cân bằng công suất và nút cơ sở về
điện áp. Và do hệ thống có công suất vô cùng lớn cho nên không cần phải dự trữ
công suất cho nhà máy nhiệt điện ,nói cách khác công suất tác dụng và phản kháng dự
trữ sẽ lấy từ hệ thống điện.
- Nhà máy nhiệt điện có 6 tổ máy phát .Đối với nhà máy nhiệt điện ,các máy phát điện
làm việc ổn định khi phụ tải P >70% Pđm khi phụ tải P<30% Pđm thì các máy phát
ngừng làm việc.
Để đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải ta cần phải quan tâm đến tính chất
các phụ tải,tạo ra phương thức cung cấp điện đáp ứng yêu cầu của phụ tải .ta thấy phị
tải có công suất khá lớn.
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Tổng công suất cực đại của phụ tải là ΣP
PTmax
= 334 MW
Tổng công suất cực tiểu của phụ tải là ΣP
PTmin

= 50%ΣP
PTmax
= 167 MW
Các phụ tải ở gần nhà máy điện hay hệ thống có xu hướng nối trực tiếp với nhà
máy và hệ thống ,phụ tải ở xa có thể nối liên thông từ phụ tải khác đến.
Đây là khu công nghiệp và dân cư ,khoảng cách giữa nhà máy đến phụ tải là rất
lớn.Do vậy ta phải sử dụng đường dây trên không có tải điện ,độ bền cũng như tính
kinh tế cao,sử dụng cột bê tông ly tâm cho những vị trí cột đỡ , cột sắt cho những vị trí
néo ,góc,vượt đường ,sông, đồi ,núi , sử dụng sứ cho tuyến đường dây.
2.6 Lựa chọn dây dẫn và kiểm tra sụt áp
2.6.1 Tổng quan về chọn dây dẫn
Chọn dây dẫn cũng là một công việc khá quan trọng ,vì dây dẫn chọn không
phù hợp ,tức không thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật thì có thể dẫn đến các sự cố như
chập mạch do dây dẫn bị phát nóng quá mức dẫn đến hư hỏng cách điện .Từ đó làm
giảm độ tin cậy cung cấp điện và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng .Bên cạnh
việc thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật thi việc chọn lựa dây dẫn cũng cần phải thỏa
mãn các yêu cầu kinh tế .
Cáp dùng trong mạng điện cao áp và thấp áp có nhiều loại , thường gặp là cáp
đồng ,nhôm, cáp một lõi ,hai lõi ,ba lõi hay bốn lõi ,cách điện bằng dầu ,cao su hoặc
nhựa tổng hợp.Ở điện áp từ 110 KV đến 220 KV, cáp thường được cách điện bằng
dầu hay khí .Cáp có điện áp dươi 10 KV thường được chế tạo theo kiểu ba pha bọc
chung một lớp vỏ chì, cáp có điện áp trên 10 KV thường được bọc riêng lẻ từng
pha .Cáp có điện áp từ 1000 KV trở xuống thường được cách điện bằng giấy tẩm
dầu ,cao su ,nhựa tổng hợp.
Dây dẫn ngoài trời thường là loại dây trần một sợi, nhiều sợi hoặc dây rỗng
ruột. Dây dẫn đặt trong nhà thường được bọc cách điện bằng cao su hoặc nhựa .Một
số trường hợp ở trong nhà có thể dùng dây trần hoặc thanh dây dẫn nhưng phải treo
trên sứ cách điện .
Trong mạng điện xí nghệp ,dây dẫn và cáp thường được chọn theo hai điêu kiện sau
- Chọn theo điều kiện phát nóng cho phép

SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
- Chọn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép
2.6.2 Chọn điều kiện phát nóng cho phép
Khi có dòng điện chạy qua ,cáp và dây dẫn sẽ bị phát nóng .Nếu nhiệt độ tăng quá
cao thì chúng có thể bị hư hỏng cách điện hoặc giảm tuổi thọ và độ bền cơ học của
kim loại dẫn điện . Do vậy mà nhà chế tạo quy định nhiệt độ cho phép đối với mỗi
loại dây dẫn và cáp.
2.6.3 Chọn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép
Dây dẫn phải được chọn lựa sao cho tổn thất điện áp trên đường dây không vượt quá
giới hạn cho phép .
∆U
Σ
≤ ∆ U
cp
Trong thiết kế lựa chọn dây dẫn ,thông thường người ta sẽ chọn dây theo điều kiện
phát nóng và kiểm tra lại sụt áp cho phép.
2.6.4 Kiểm tra sụt áp
Tổng trở của đường dây tuy nhỏ nhưng khi dây mang tải thì sẽ luôn tồn tại sụt
áp giữa đầu và cuối đường dây
Sụt áp lớn trên đường dây sẽ gây ra những hậu quả như : Các thiết bị điện sẽ
không làm việc ổn định , tuổi thọ giảm ( có khi bị hư hỏng ngay ), tăng tổn thất …vv
Kiểm tra sụt áp nhằm đảm bảo cho dây dẫn được chọn phải thỏa mãn điều kiện
về sụt áp cho phép khi dây mang tải lón nhất.

2.7 Các loại dây và cáp điện sản xuất trong nước
2.7.1 Dây điện dân dụng
- Là loại dây điện bọc nhựa PVC dùng cho các thiết bị trong nhà.
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10

15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Dây đơn cứng ở cấp điện áp 660V theo tiêu chuẩn TCVN 2013-1994.dây đơn
cứng ruột nhôm ký hiệu là VA; dây đơn cứng ruột đồng ký hiệu là VC
Dây đơn mềm và dây đôi mềm các loại ở cấp điện áp 250V theo tiêu chuẩn
TCVN 2013-1994.
Dây đơn mềm ruột đồng ký hiệu là VCm
Dây đơn mềm dẹt ký hiệu là VCmd
Dây đôi mềm xoắn ký hiệu là VCmx
Dây đôi mềm tròn ký hiệu là VCmt
Dây đôi mềm ovan ký hiệu là Vcmo
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
2.7.2 Dây và cáp điện lực
Dây điện lực hạ thế CV là dây điện lực ruột đồng cách điện bằng nhựa PVC, dùng
để tuyền tải phân phối điện, điều kiện lắp đặt cố định.
Dây điện lực ruột đồng kí hiệu là CV – nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép đối với dây
là 70°C
Nhiệt độ cực đại cho phép khi ngắn mạch với thời gian không quá 5s là
- 140°C với mặt cắt lớn hơn 300mm2
- 160°C với mặt cắt nhỏ hơn hoặc bằng 300mm2
TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
Ở 2 cấp điện áp:
- Cấp điện áp 750V theo tiêu chuẩn TCVN 6610-4:2000
- Cấp điện áp 0,6/1 kV theo tiêu chuẩn CADIVI9/96
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Có 2 loại vật liệu ruột dẫn : Đồng cứng , đồng mềm hoặc nhôm cứng

* Có 2 kiểu ruột dẫn : Ruột dẫn tròn ép chặt hoặc không ép chặt theo tiêu chuẩn
Việt nam TCVN 6612-2000

°
Cáp điện hạ thế 1-4 lõi, giáp bảo vệ 2 lớp bằng kim loại (CW/DTA 0,6-1kV)
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Cáp điện lực 1 đến 4 lõi, ruột đồng, cách điện và vỏ bằng nhựa PVC, giáp 2 lớp
bằng kim loại bảo vệ, dùng để truyền tải phân phối,điện tròn công nghiệp, cấp điện áp
0,6/1kV, tần số 50Hz, lắp đặt cố định.
- Nhiệt độ làn việc dài hạn cho phép đối với cáp là 70°C.
- Nhiệt độ cực đại cho phép khi ngắn mạch với thời gian không quá 5s
- 140°C với mặt cắt lớn hơn 300mm2
- 160°C với mặt cắt nhỏ hơn hoặc bằng 300mm2
Ở cấp điện áp 0,6/1kV theo tiêu chuẩn TCVN 5935-1995 /IEC 502
- Có 2 kiểu ruột dẫn: ruột dẫn tròn ép chặt hoặc không ép chặt theo tiêu chuẩn
viết nam TCVN 6612-2000
- Có 1,2,3,4 lõi và loại 3 pha 1 trung tính

Cáp lực hạ thế 1-4 lõi, giáp bảo vệ 1 lớp kim loại (CVV/WA 0,6-1kV)
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Cáp điện lực 1 đến 4 lõi, ruột đồng, cách điện và vỏ bằng nhựa PVC, gipas sợi kim
loại dùng để truyền tải, phân phối điện trong công nghiệp,cấp điện áp 600/1000V, tần
số 50Hz, lắp cố định.
- Nhiệt độ làn việc dài hạn cho phép đối với cáp là 70°C.
- Nhiệt độ cực đại cho phép khi ngắn mạch với thời gian không quá 5s
- 140°C với mặt cắt lớn hơn 300mm2

- 160°C với mặt cắt nhỏ hơn hoặc bằng 300mm2
Ở cấp điện áp 0,6/1kV theo tiêu chuẩn TCVN 5935-1995 /IEC 502
- Có 2 kiểu ruột dẫn: ruột dẫn tròn ép chặt hoặc không ép chặt theo tiêu chuẩn
viết nam TCVN 6612-2000
- Có 1,2,3,4 lõi và loại 3 pha 1 trung tính


Dây điện lực hạ thế CX
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Dây điện lực ruột đồng cách điện bằng nhựa XLPE, dùng để truyền tải, phân phối
điện, điều kiện lắp đặt cố định.
- Ký hiệu: CX
- Nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép là: 90°C
- Nhiệt đọ cực đại cho phép khi ngắn mạch với thời gian không quá 5 giây.
- Cấp điện áp 0,6/1kV theo tiêu chuẩn CADIVI9/96
- Có 2 loại vật liệu ruột dẫn; đồng cứng, đồng mềm hoặc nhôm cứng.
- Có 2 kiểu ruột dẫn: ruột dẫn tròn ép chặt hoặc không ép chặt theo tiêu chuẩn việt
nam TCV 6612-2000/IEC 228
Cáp điện hạ thế 1-4 lõi đồng, cách điện XLPE, vỏ PVC (CXV-0,6/1 kV)
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Cáp điện lực 1 đến 4 lõi ruột đồng, cách điện XLPE, vỏ PVC, dùng để truyền tải,
phân phối điện công nghiệp, cấp điện áp 600/1000V, tần số 50Hz, lắp đặt cố định.
- Nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép đối với cáp là 90°C.
- Nhiệt độ cực đại cho phép khi ngắn mạch với thời gian không quá 5 giây là
250°C.
- Cấp điện áp 0,6/1kV theo tiêu chuẩn TCVN 5935-1995/ IEC60502

- Có 2 kiểu ruột dẫn: ruột dẫn tròn ép chặt hoặc không ép chặt theo tiêu chuẩn
việt nam TCV 6612-2000/IEC 228
- Có 1,2,3,4 lõi và loại 3 pha trung tính

SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Cáp điện lực hạ thế 1-4 lõi đồng, cách điện XLPE, vỏ PVC, gipas bảo vệ 2 lớp
bằng kim loại (CXV/DTA- 0,6/1kV)
Cáp điện lực 1 đến 4 lõi, ruột đồng cách điện XLPE, vỏ PVC dùng để truyền tải,
phân phối điện trong công nghiệp, cấp điện áp 600/1000V, tần số 50Hz,lắp đặt cố
định
- Nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép đối với cáp là 90°C.
- Nhiệt độ cực đại cho phép khi ngắn mạch với thời gian không quá 5 giây là
250°C.
- Có 2 kiểu ruột dẫn: ruột dẫn tròn ép chặt hoặc không ép chặt theo tiêu chuẩn
Việt nam TCVN 6612-2000.
- Có 1,2,3,4 lõi và loại 3 pha 1 trung tính.

SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Cáp điện hạ thế 1-4 lõi đồng ,cách điện XLPE,vỏ PVC,giáp bảo vệ 1 lớp kim
loại (CXV/WA-0,6/1kV)
- Cáp điện lực 1 đến 4 lõi, ruột đồng cách điện XLPE, vỏ PVC, dùng để truyền
tải, phân phối trong công nghiệp ,cấp điện áp 600/1000V, tần số 50Hz, lắp đặt cố
định.
- Nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép đối với cáp là 90°C.
- Nhiệt độ cực đại cho phép khi ngắn mạch với thời gian không quá 5 giây là
250°C.

Ở cấp điện áp 0,6/1kV theo tiêu chuẩn TCVN 5935 :1995/IEC 502
- Có 2 kiểu ruột dẫn : Ruột dẫn tròn ép chặt hoặc không ép chặt theo tiêu chuẩn
Việt nam TCVN 6612-2000.
- Có 1,2,3,4 lõi và loại 3 pha 1 trung tính.
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Cáp điện lực hạ thế 1-4 lõi đồng ,cách điện XLPE, Vỏ HDPE (CXE- 0,6/1kV)
Cáp điện lực 1 đến 4 lõi , ruột đồng ,cách điện XLPE, vỏ HDPE , dùng để truyền
tải, phân phối điện trong công nghiệp, cấp điện áp 600/1000V, tần số 50Hz , lắp đặt cố
định.
- Nhiệt độ làm việc dài hạn cho phép đối với cáp là 90°C.
- Nhiệt độ cực đại cho phép khi ngắn mạch với thời gian không quá 5 giây là
250°C.
Cáp điện lực dẹt hạ thế 2-3 lõi đồng ,cách điện XLPE/PVC, vỏ HDPE/PVC loại
(CVVF,CXVF,CXEF -0,6/1kV)
SV: Nguyễn Khắc Huấn Lớp CĐ ĐT 3_k10
25

×