Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu quy trình sản xuất vawcxin bất hoạt tụ huyết trùng gia lâm cầm nhũ dầu quy mô phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.38 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***




HOÀNG VĂN KHOẢN




NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT VĂC XIN
BẤT HOẠT TỤ HUYẾT TRÙNG GIA CẦM NHŨ DẦU
QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM




CHUYÊN NGÀNH :

THÚ Y
MÃ SỐ :

60.64.01.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
1


PGS.TS. NGUYỄN VIẾT KHÔNG
2

TS. NGUYỄN BÁ TIẾP




HÀ NỘI, 2013


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i
LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan:
Các kết quả nghiên cứu thể hiện trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa ñược
sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày …. tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn



Hoàng Văn Khoản








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñề tài nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới các thầy hướng dẫn:
PGS.TS Nguyễn Viết Không - Phó viện trưởng, Viện Thú y Quốc gia
TS. Nguyễn Bá Tiếp - Trưởng Bộ môn Giải phẫu - Tổ chức, Khoa Thú y,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
ðã luôn tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
ñề tài cũng như trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
- Các thầy cô và cán bộ giảng dạy của Khoa Thú y, Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình giảng dạy, truyền ñạt ñầy ñủ kiến thức
chuyên môn cần thiết cho chúng tôi trong quá trình học tập tại trường.
- Ban lãnh ñạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Trung tâm Nghiên
cứu Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ thú y - Viện Thú y Quốc gia ñã
tạo ñiều kiện tốt nhất giúp tôi triển khai và thực hiện ñề tài tại Trung tâm.
- Gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã luôn ñộng viên và giúp ñỡ tôi về
tinh thần, vật chất và chuyên môn trong quá trình học tập và thực hiện ñề
tài tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày …. tháng 10 năm 2013




Hoàng Văn Khoản


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng vi

Danh mục các hình vii

Danh mục các từ viết tắt viii

MỞ ðẦU 1

1. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 3

1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh Tụ huyết trùng 3

1.2. Tình hình nghiên cứu văc xin phòng bệnh tụ huyết trùng ở Việt Nam 5


1.3. Vi khuẩn Pasteurella multocida 6

1.3.1. ðặc tính sinh học 6

1.3.2. ðặc tính nuôi cấy của Pasteurella multocida 7

1.3.3. ðặc tính sinh hóa của Pasteurella multocida 8

1.3.4. Giáp mô của vi khuẩn Pasteurella multocida 10

1.3.5. ðộc tố của vi khuẩn Pasteurella multocida 11

1.3.6. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida 11

1.4. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm 15

1.4.1. Dịch tễ học 15

1.4.2. ðặc tính gây bệnh và ñộc lực 15

1.4.3. ðường xâm nhập và phương thức truyền bệnh 15

1.4.4. Lứa tuổi mắc và tỷ lệ tử vong 16

1.4.5. ðộng vật cảm thụ 16

1.4.6. Nguồn bệnh và phương thức lây truyền bệnh 16

1.4.7. Các loại kháng nguyên P.multocida 17


1.4.8. ðáp ứng miễn dịch trong bệnh Tụ huyết trùng gia cầm 19

1.5. Văc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng gia cầm 21

1.5.1. Quá trình phát triển văc xin phòng Tụ huyết trùng 21



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv
1.5.2. Chất bổ trợ văc xin 22

1.5.3. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất văc xin 23

1.5.4. Các loại văc xin Tụ huyết trùng gia cầm 24

2. CHƯƠNG II. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 27

2.1. ðối tượng và nội dung 27

2.1.1. ðối tượng 27

2.1.2. Nội dung 27

2.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 27

2.3. Nguyên liệu 27

2.3.1. Vi sinh vật, sinh phẩm 27


2.3.2. Môi trường 28

2.3.3. Hóa chất 28

2.3.4. Máy, thiết bị, vật liệu và dụng cụ 28

2.4. Phương pháp nghiên cứu 29

2.4.1. Phương pháp kiểm ñịnh giống P.multocida N41 29

2.4.2. Phương pháp xác ñịnh ñậm ñộ vi khuẩn 29

2.4.3. Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu hóa lý của văc xin 30

2.4.4. Phương pháp xác ñịnh chỉ tiêu an toàn văc xin 30

2.4.5. Phương pháp xác ñịnh chỉ tiêu hiệu lực của văc xin 31

2.4.6. Phương pháp xác ñịnh ñáp ứng miễn dịch và ñộ dài miễn dịch 31

2.4.7. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 34

3. CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35

3.1. Kết quả kiểm ñịnh giống sản xuất P.multocida N41 35

3.2. Giải pháp kỹ thuật tối ưu hóa hiệu quả lên men sinh khối 37

3.2.1. Ảnh hưởng của chất lượng môi trường ñến ñậm ñộ vi khuẩn 37


3.2.2. Xác ñịnh hàm lượng oxy hòa tan (DO) tối ưu 41

3.3. Kết quả thử nghiệm, lựa chọn chất bổ trợ phù hợp 43

3.4. Sản xuất thử nghiệm văc xin tụ huyết trùng gia cầm nhũ dầu 47

3.5. ðặc tính sinh miễn dịch của kháng nguyên trong văc xin nhũ dầu

50



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v
3.5.1. Mức ñộ ñáp ứng miễn dịch theo thời gian 50

3.5.2. Kết quả giám sát ñộ dài miễn dịch 53

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

5.1. Tài liệu tiếng Việt 57

5.2. Tài liệu tiếng Anh 59





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.01 Một số ñặc tính sinh hóa thông thường của P.multocida 9
Bảng 1.02 Hệ thống phân loại Pasteurella multocida 13
Bảng 1.03 Mối liên hệ giữa hai hệ thống ñịnh type P.multocida 14
Bảng 2.01 Thành phần phản ứng IHA 33
Bảng 3.01 Kết quả kiểm ñịnh một số chỉ tiêu giống sản xuất 35
Bảng 3.02 Thành phần môi trường thử nghiệm 38
Bảng 3.03 Ảnh hưởng của môi trường ñến ñậm ñộ vi khuẩn 39
Bảng 3.04 Ảnh hưởng của hàm lượng DO ñến ñậm ñộ vi khuẩn 42
Bảng 3.05 Kết quả ñánh giá chất lượng nhũ dầu thử nghiệm 44
Bảng 3.06 Ảnh hưởng của chất bổ trợ ñến chỉ tiêu an toàn và hiệu lực
của văc xin
45
Bảng 3.07 Kết quả theo dõi biểu hiện lâm sàng của gà sau khi ñược
tiêm văc xin nhũ dầu THT
46
Bảng 3.08 Kết quả kiểm nghiệm văc xin (bổ trợ Montanide ISA 70M VG) 48
Bảng 3.09 Kết quả kiểm nghiệm văc xin (bổ trợ Montanide ISA 760 VG) 49
Bảng 3.10 Chỉ số miễn dịch của gà ñối với văc xin 51
Bảng 3.11 ðộ dài miễn dịch của văc xin Tụ huyết trùng nhũ dầu 54



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.01 Sơ ñồ pha loãng canh khuẩn 30
Hình 2.02 Mô hình phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp 31
Hình 3.01 Biểu ñồ biến ñộng năng suất sinh khối (log CFU/ml) theo
thành phần và nguồn gốc môi trường
40
Hình 3.02 Biến ñộng ñậm ñộ vi khuẩn tại các mức DO theo thời gian 42
Hình 3.03 Biểu ñồ biến ñộng chỉ số miễn dịch nhóm ở các lô gà tiêm
văc xin
53
Hình 3.04 Biểu ñồ biến ñộng tỷ lệ bảo hộ theo thời gian 55






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Tên ñầy ñủ
AGPT Agar Gel Precipitation Test
BHI Brain Heart Infustion (Brorth)
BSA Bovine Serum Albumine
DNA Deoxyribonucleic Acid
DNT Dermo Necroti Toxin
DO Disolve Oxygen

ðC ðối chứng
ELISA Enzyme – linked Immunosorbant assay
HC Hồng cầu
HT Huyết thanh
IHA Indirect Haemagglutination Assay
KHT Kháng huyết thanh
KN Kháng nguyên
LD
50
50 percent Lethal Dose
LPS Lipo-Polysaccharide
MR Methyl red
NK Ngưng kết
OMPs Outer Membrance Proteins
P.multocida Pasteurella multocida
PBS Phosphate Buffered Saline
THT Tụ huyết trùng
VP Voge – Praskauer



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Là một trong hai lĩnh vực trọng yếu của sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế do
ngành chăn nuôi mang lại ñã góp phần quan trọng hiện thực hóa chính sách “xóa ñói,
giảm nghèo bền vững” do Chính phủ ñề ra, giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại
các vùng nông thôn, ñảm bảo cung cấp ñủ thực phẩm cho nhu cầu xã hội và tiến tới xuất

khẩu. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển ñó là tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
bùng phát rất khó kiểm soát và thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm do lạm dụng thuốc
kháng sinh, hóa dược trong chăn nuôi và công tác phòng chống dịch bệnh ñang từng ngày
ñe dọa sức khỏe người dân.
Trong những năm gần ñây, thế giới lên tiếng cảnh báo về tình trạng lạm dụng thuốc
kháng sinh và hóa dược trị liệu trong công tác khống chế và kiểm soát dịch bệnh trong
chăn nuôi. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh khá phổ biến trong chăn nuôi tiềm ẩn nhiều
nguy cơ như: Tồn dư thuốc kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi, ảnh hưởng ñến sức
khỏe người sử dụng, bên cạnh ñó là nguy cơ kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn, gây khó
khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh trên người và ñộng vật. Chính vì vậy, sử dụng
các chế phẩm sinh học ñể phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi là hướng ñi tất yếu ñể
ñảm bảo có một ngành chăn nuôi an toàn và bền vững.
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tụ huyết trùng
(Pasteurella multocida) gây ra ở tất cả các loài gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng và ở các lứa
tuổi ñều có thể mắc bệnh. Tỷ lệ chết có thể lên tới 80-90% nếu không can thiệp thuốc
kháng sinh kịp thời. Tổn thất kinh tế do bệnh tụ huyết trùng gây ra hàng năm ñối với
ngành chăn nuôi gia cầm là không nhỏ. Cụ thể, theo thống kê của Chi cục thú y các tỉnh
cho thấy; năm 2004 chỉ trong tháng 1 ñã ghi nhận số gia cầm chết do tụ huyết trùng tại
tỉnh Long An khoảng 100.000 con, tỉnh Tiền giang khoảng 40.000 con
( />trung/40014931/157/)
Thống kê hằng năm của các trang trại chăn nuôi gia cầm tập chung cũng cho thấy:
Tỷ lệ gia cầm chết do tụ huyết trùng là không nhỏ, thiệt hại ñáng kể nhất trên ñàn gia cầm


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2
sinh sản. Tuy nhiên, việc phòng bệnh bằng văc xin chưa thực sự ñược quan tâm cũng như
chưa mang lại hiệu quả tối ưu do nhiều nguyên nhân. Trong ñó có các nguyên nhân liên
quan ñến chất lượng và hiệu quả sử dụng văc xin. Hiện nay, văc xin phòng bệnh tụ huyết

trùng cho gia cầm ñã và ñang ñược một số doanh nghiệp sản xuất ở dạng văc xin bất hoạt
với chất bổ trợ keo phèn. Tuy nhiên, hiệu lực và ñộ dài miễn dịch chưa cao, với ñối tượng
gia cầm sinh sản thường phải tiêm 2-3 ñợt/năm mà hiệu quả bảo hộ vẫn chưa ñược ñảm
bảo. Như vậy, việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng văc xin
với hai chỉ tiêu quan trọng là hiệu lực và ñộ dài miễn dịch là việc làm cần thiết và cấp
bách nhằm kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu việc sử dụng thuốc kháng sinh trong công tác
phòng và ñiều trị bệnh tụ huyết trùng gây ra trên gia cầm, ñặc biệt là gia cầm sinh sản.
Xuất phát từ nhận ñịnh trên chúng tôi tiến hành ñề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu quy
trình sản xuất văc xin bất hoạt Tụ huyết trùng gia cầm nhũ dầu quy mô phòng thí
nghiệm”.
2. Mục ñích nghiên cứu và ý nghĩa của ñề tài
- Lựa chọn chất bổ trợ nhũ dầu cho quy trình sản xuất vắc xin tụ huyết trùng sử dụng
giống gốc P. multocida N
41

- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất vắc xin THT gia cầm dạng nhũ dầu
- Xác ñịnh ñược hiệu quả sử dụng vắc xin tiến tới tạo sản phẩm vắc xin ñảm bảo các
yêu cầu, tiêu chuẩn có thể sử dụng phòng tụ huyết trùng gia cầm với hiệu lực và khả năng
bảo hộ cao.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Làm cơ sở xây dựng quy trình công nghệ tối ưu trong sản xuất vắc xin Tụ huyết
trùng gia cầm dạng nhũ dầu có chất lượng tốt, hiệu quả phòng bệnh cao, hạ giá thành sản
phẩm.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3
1. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN


1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh Tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng (THT) là bệnh xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới và ñược nhiều
nhà nghiên cứu khẳng ñịnh là có tính chất mùa vụ. Bệnh thường xảy ra vào trước và sau
mùa mưa lũ, những nơi có khí hậu ẩm ướt, nắng nóng, mưa nhiều. Do ñó, bệnh rất phổ
biến ở vùng ñông nam châu Á và gây những tổn thất không nhỏ cho ngành chăn nuôi các
nước trong khu vực.
Bệnh ñược phát hiện và nghiên cứu từ khá lâu, trải qua nhiều giai ñoạn và hiện nay
vẫn là chủ ñề quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Theo Phan Thanh Phượng (1989), có thể tóm tắt những nghiên cứu bước ñầu về
bệnh THT như sau:
Năm 1878, Bollinger là người ñầu tiên phát hiện ra bệnh tụ huyết trùng xảy ra trên
bò tại ðức.
Năm 1879, Tousain phát hiện bệnh tụ huyết trùng xảy ra trên gà.
Năm 1880, Luis Pasteur nhà vi trùng học người Pháp ñã phát hiện ra vi khuẩn gây
bệnh tụ huyết trùng gà (Powl cholera).
Năm 1881, Gaffky phát hiện bệnh ở thỏ và ñặt tên là bệnh bại huyết (Septicaemia
disease).
Năm 1886, Loeffer phát hiện ra bệnh xảy ra trên lợn. Hueppe, nhà giải phẫu bệnh lý
người ðức phát hiện thấy sự tương ñồng về triệu chứng, bệnh tích ở bò, gà và thỏ mắc
bệnh tụ huyết trùng.
Năm 1887, Oroste và Armani phát hiện ra bệnh và ñặt tên là Barbone. Trevissan ñã
ñề nghị ñặt tên chung cho giống vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng là Pasteurella ñể tưởng
nhớ ñến nhà bác học Louis Pastuer, người ñầu tiên phát hiện vi khuẩn gây bệnh tụ huyết
trùng ở gà. Từ ñó người ta căn cứ vào ñặc tính sinh bệnh cụ thể của từng loài vật, chia
Pasteurella thành các loài khác nhau:
Pasteurella gây bệnh cho bò là P.boviseptica
Pasteurella gây bệnh cho trâu là P.bubaliseptica


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4
Pasteurella gây bệnh cho lợn là P.suiseptica
Pasteurella gây bệnh cho gia cầm là P.aviseptica
Năm 1939, Rosenbusch và Merchant ñã ñề nghị ñặt tên chung cho vi khuẩn gây
bệnh tụ huyết trùng là P.multocida ñể thể hiện khả năng gây bệnh cho nhiều loài vật của
vi khuẩn này
Tại Việt Nam, bệnh tụ huyết trùng và vi khuẩn tụ huyết trùng cũng ñã và ñang là mối
quan tâm của rất nhiều nhà khoa học. Trong ñó, có thể kể ñến những công trình nghiên
nghiên cứu tiêu biểu như:
Phan Thanh Phượng và cộng sự, 1993 nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý ở gia súc,
gia cầm ñược tiêm văc xin tụ huyết trùng có các chất bổ trợ khác nhau ñã khẳng ñịnh rằng
các chỉ tiêu sinh lý có biến ñộng nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.
Nguyễn Ngã, 1995 nghiên cứu tính kháng nguyên và ñộc lực vi trùng gây bệnh tụ
huyết trùng ở trâu bò khu vực miền trung, nhằm chọn giống vi khuẩn ñịa phương thích
hợp có khả năng phối hợp với giống nước ngoài ñể chế tạo văc xin ñạt hiệu lực cao. Kết
quả là vi khuẩn P.multocida chủng TS ñịa phương cho khả năng bảo hộ cao và ổn ñịnh
hơn cả.
Hoàng ðạo Phấn, 1996 nghiên cứu tác ñộng của thực khuẩn thể ñặc hiệu ñối với
P.multocida phân lập từ gia súc, gia cầm. Kết quả cho thấy: 84,2% trong số 76 chủng vi
khuẩn bị dung giải bởi các thực khuẩn thể ñặc hiệu.
Nguyễn Thiên Thu và Nguyễn Ngã, 1996 phân lập và xác ñịnh type huyết thanh
P.multocida ở trâu bò nuôi tại miền trung Việt Nam. Kết quả, trong số 469 mẫu bệnh
phẩm (dịch ngoáy mũi) có 21 bệnh phẩm ñược xác ñịnh có vi khuẩn gây bệnh tụ huyết
trùng, bằng phản ứng IHA xác ñịnh ñược 18/21 mẫu thuộc type B Carter - type gây bệnh
tụ huyết trùng có thể thấy ở hạch lympho, niêm mạc ñường hô hấp trên của trâu bò với
hiệu giá ngưng kết 1/64.
Trương Văn Dung, 1998 nghiên cứu ñặc tính và ñịnh type huyết thanh học vi khuẩn
gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò phân lập ñược ở một số tỉnh phía bắc. Kết quả là trong 92
chủng có 14 chủng thuộc type A, 23 chủng thuộc type B, 30 chủng thuộc liên type A, B,

D và 14 chủng không xác ñịnh.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5
ðinh Duy Kháng và Lê Văn Phan, 2000 ñã ứng dụng kỹ thuật PCR ñể ñịnh type vi
khuẩn P.multocida phân lập ở miền trung Việt Nam. HB1, HB2 và HS1, HS2 là hai cặp
mồi ñược dùng ñể xác ñịnh P.multocida type B gây bại huyết, xuất huyết. Trong số 7
chủng chuẩn Quốc gia (I2, IR, 41, 43, 99, 483, 8936) thì chỉ có chủng IR có hình ảnh ñặc
chưng của type B. TOX1, TOX2 là cặp mồi dùng ñể xác ñịnh P.multocida type A và D
có gen ñộc tố (toxin) A ñã xác ñịnh chủng 99 có mang gen ñộc tố này.
Cao Văn Hồng, 2002 nghiên cứu về mùa dịch và ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu
ñến bệnh tụ huyết trùng gia súc ở ðắc Lắc. Kết quả cho thấy, thời tiết có tác ñộng ñến
bệnh tụ huyết trùng gia súc, ảnh hưởng của lượng mưa ñến số lượng gia súc ốm do tụ
huyết trùng là rõ rệt nhất
Trương Văn Dung, Hoàng Xuân Nghinh và cộng sự, 2000 xác ñịnh type huyết thanh
học vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò:
Type B gây bại huyết (Heamorhagic Septicaemia)
Tye A, D gây viêm phổi bê, nghé (Bovine Pneumonic Pasteurellosis)
Type D và Bordetella bronchiseptica gây viêm teo mũi truyền nhiễm.
1.2. Tình hình nghiên cứu văc xin phòng bệnh tụ huyết trùng ở Việt Nam
Phan Thanh phượng và cộng sự nghiên cứu chế tạo văc xin nhũ hóa Tụ huyết trùng
trâu bò có hiệu lực miễn dịch cao nhằm thay thế văc xin keo phèn có hiệu lực miễn dịch
thấp (Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1979-1984).
Nguyễn Ngã, Lê Minh Tâm và Nguyễn Bá Cường nghiên cứu sản xuất văc xin tụ
huyết trùng trâu bò chủng Iran (Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1985-1989).
Phan Thanh Phượng và cộng sự nghiên cứu văc xin nhũ hóa tụ huyết trùng trâu bò
trong sản xuất. Kết quả, sản xuất kháng nguyên trong bình lên men sục khí, tạo nhũ trong
máy gây nhũ, bảo quản văc xin trong ñiều kiện nhiệt ñộ 4-10

0
C, hiệu lực văc xin ñạt
100% trong 12 tháng (công trình nghiên cứu KHKT thú y 1990-1991).
Văc xin phòng bênh tụ huyết trùng cho gia súc gia cầm có 3 loại: Văc xin vô hoạt
không có chất bổ trợ (Bacterin), văc xin vô hoạt có chất bổ trợ và văc xin tái tổ hợp.
Văc xin vô hoạt không có chất bổ trợ (Bacterin): Vi khuẩn cường ñộc ñược bất hoạt


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6
bằng Formalin với nồng ñộ 0,3%, ñộ dài miễn dịch ngắn và gây phản ứng mạnh nên hiện
nay không còn ñược sử dụng.
Văc xin vô hoạt có chất bổ trợ: Vi khuẩn ñược bất hoạt bằng Formalin 0,3%, phối
hợp với các chất bổ trợ phù hợp. Văc xin lại này thường có ñộ an toàn cao, ñộ dài miễn
dịch cao hơn văc xin không có bổ trợ.
Văc xin tái tổ hợp, là thế hệ văc xin phòng bệnh tiên tiến nhờ áp dụng những thành
tựu trong công nghệ sinh học phân tử. Sự tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực sinh học
phân tử hiện nay cho phép chúng ta nghĩ ñến và hy vọng tới việc chế tạo ra các loại văc
xin tổng hợp ñể phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người và vật nuôi
trong tương lai.
1.3. Vi khuẩn P.multocida
1.3.1. ðặc tính sinh học
Vi khuẩn Pasteurella nằm trong bộ Eubacteriales, thuộc họ Parvobacteriaceae,
giống Pasteurella và chia làm 3 loài, trong ñó loài gây bại huyết, xuất huyết cho gia súc,
gia cầm là P.multocida và P.heamolytica.
ðặc ñiểm hình thái
P.multocida là một cầu trực khuẩn nhỏ, có kích thước 0,25-0,4 x 0,4-1,5 µm. Vi
khuẩn có giáp mô, không sinh nha bào, không lông, không di ñộng.
Tính chất bắt màu của vi khuẩn

P.multocida bắt màu gram âm với thuốc nhuộm gram.
Khi phân lập từ cơ thể gia súc mắc bệnh (máu, phủ tạng…) và trong môi trường nuôi
cấy, vi khuẩn khi ñược nhuộm màu có hiện tượng bắt màu sẫm ở hai ñầu còn ở giữa
không bắt màu hoặc bắt màu nhạt hơn so với hai ñầu, nên người ta còn gọi P.multocida là
vi khuẩn lưỡng cực. ðiều này ñược Manninger, 1919 giải thích là do tế bào vi khuẩn
ñang trong giai ñoạn phân chia, vi khuẩn tăng lên về kích thước, ñộc lực và nguyên sinh
chất. Khi ñó, nguyên sinh chất dung giải và dồn về hai ñầu của vi khuẩn.
Trong canh khuẩn non thường thấy vi khuẩn có hình trứng, hình cầu
ñứng riêng lẻ hoặc thành chuỗi ngắn. Trong canh khuẩn già vi khuẩn bị suy


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7
yếu, biến dạng, thay ñổi hình thái như hình gậy dài, dùi cui, quả ñấm, kích
thước lớn hơn bình thường, có khi dài 2-3 µm hoặc dài hơn.
1.3.2. ðặc tính nuôi cấy của P.multocida
P.multocida là loại vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí không bắt buộc, có thể nuôi ở
nhiệt ñộ 15-38
0
C (thích hợp nhất ở 37
0
C), pH 7,2-7,4. Trên các môi trường nuôi cấy
thông thường vi khuẩn phát triển kém, trong môi trường có thêm huyết thanh hoặc máu
thì vi khuẩn phát triển tốt.
* Trong môi trường nước thịt:
Sau 24 giờ nuôi cấy ở 37
0
C canh khuẩn ñục, lắc có hiện tượng vẩn như sương mù rồi
mất, ñáy ống nghiệm có cặn nhầy. Môi trường có mùi tanh ñặc trưng. Theo Carter, 1995,

mùi tanh ñặc trưng nhất ở pha vi khuẩn phát triển nhanh. Trong môi trường nước thịt vi
khuẩn P.multocida phát triển theo 4 pha lần lượt: Pha chậm, pha nhanh, pha cân bằng và
pha suy thoái, ñể lâu thì mùi tanh giảm dần.
* Trên môi trường thạch thường
Sau khi nuôi cấy 37
0
C/24 giờ vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc dạng S, khuẩn lạc nhỏ,
trong suốt như hạt sương, mặt khuẩn lạc vồng. Nuôi lâu, khuẩn lạc có màu trắng ngà dính
vào môi trường.
Trên môi trường thạch thường vi khuẩn P.multocida có thể phát triển thành những
dạng khuẩn lạc sau:
Khuẩn lạc dạng S (Smooth): Khuẩn lạc trơn, rìa gọn, bóng láng, long lanh, mặt vồng.
ðây là dạng khuẩn lạc của vi khuẩn có ñộc lực mạnh.
Khuẩn lạc dạng R (Rough): Khuẩn lạc thường dẹt, có rìa nhám, xù xì. ðây là khuẩn
lạc của vi khuẩn ñộc lực yếu.
Khuẩn lạc dạng M (Mucoid): Khuẩn lạc nhầy, ướt, kích thước lớn, ñộc lực vi khuẩn
yếu hơn vi khuẩn cho khuẩn lạc dạng S.
Hình dạng khuẩn lạc cũng có thể thay ñổi, nếu nuôi cấy lâu ngày thì kích thước
khuẩn lạc lớn hơn, nhớt, dính chặt vào mặt thạch (khuẩn lạc già). Nếu cấy chuyển nhiều
lần thì giáp mô bị mất, kích thước khuẩn lạc nhỏ lại, không màu và trong suốt.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8
* Trên môi trường thạch máu:
Vi khuẩn phát triển tốt hơn, khuẩn lạc to hơn trên thạch thường, không gây dung
huyết. Môi trường này thường ñược dùng ñể giữ giống vi khuẩn.
* Trên môi trường thạch huyết thanh:
ðây là môi trường ñể phân lập, giám ñịnh và xác ñịnh ñộc lực của vi khuẩn

P.multocida. Trên môi trường này vi khuẩn phát triển thành những khuẩn lạc ñặc biệt, có
hiện tượng dung quang khi quan sát khuẩn lạc dưới kính hiển vi có ñộ phóng ñại thấp
(20x) với góc chiếu tới 45
0
của ánh sáng ñèn.
Tùy theo ñộc lực của vi khuẩn mà màu sắc dung quang của khuẩn lạc khác nhau:
Nếu vi khuẩn có ñộc lực cao thì khuẩn lạc quan sát ñược có màu xanh lơ, xanh lá mạ
chiếm khoảng 2/3 diện tích khuẩn lạc, 1/3 diện tích còn lại của khuẩn lạc là màu vàng và
vàng cam. Khuẩn lạc này gọi là Fg (Greenish Fluorescent).
Nếu vi khuẩn có ñộc lực vừa, khuẩn lạc quan sát thấy màu xanh lơ ít hơn màu vàng
da cam. Khuẩn lạc này gọi là Fo (Orange Fluorescent).
Nếu vi khuẩn có ñộc lực yếu, khuẩn lạc của chúng không có hiện tượng dung quang,
không màu và ñược gọi là Nf (Not Fluorescent). Khuẩn lạc nhỏ, tròn, trong suốt.
Hiện tượng dung quang của khuẩn lạc Tụ huyết trùng thể hiện rõ khi nuôi cấy vi
khuẩn 16-18 giờ ở 37
0
C. Nếu nuôi cấy quá giờ trên, hiện tượng dung quang sẽ giảm dần
và mất ñi.
Theo Smith, ñặc tính dung quang có quan hệ chặt chẽ với sự tạo vỏ của P.multocida.
Dựa vào ñặc tính này người ta có thể chọn lọc ñược những chủng vi khuẩn gây bệnh Tụ
huyết trùng có tính kháng nguyên cao và khả năng gây ñáp ứng miễn dịch tốt.
1.3.3. ðặc tính sinh hóa của P.multocida
Cũng như các loại vi khuẩn khác, P.multocida khi ñược nuôi cấy trong các môi
trường dinh dưỡng, quá trình trao ñổi chất diễn ra trong tế bào vi khuẩn sẽ tạo ra các sản
phẩm có thể làm thay ñổi pH của môi trường. Khi ñó, dựa vào sự thay ñổi màu sắc của
các chất chỉ thị màu trong môi trường người ta có thể xác ñịnh ñược ñặc tính sinh hóa của
chúng. Trên bảng 1.01 là một số ñặc tính sinh hóa ñiển hình của P.mutocida.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9
Bảng 1.01. Một số ñặc tính sinh hóa thông thường của P.multocida
ðặc tính / phản ứng Kết quả
Khả năng dung huyết -
Môi trường MacConkey -
Môi trường Gelatin -
Phản ứng sinh Indol +
Phản ứng sinh H
2
S +
Phản ứng khử Nitrat +
MR (Methyl red) -
VP (Voge – Praskauer) -
KCN +
Ure -
Catalase +
Oxydase +
Citrat -
Malonate -
Arginin decarboxylase -
Lysine decarboxylase -
Omithine decarboxylase +
Chú thích: (+) Dương tính; (-) Âm tính
Theo Carter, 1984 vi khuẩn P.multocida có một số ñặc tính sinh hóa sau:
- Dương tính trong phản ứng Oxydase và Catalase
- Âm tính khi kiểm tra khả năng dung huyết, khả năng di ñộng và khả năng làm tan
chảy Gelatin và khả năng mọc trên môi trường MacConkey.
- Lên men không sinh hơi các loại ñường: Glucose, saccarose, manitonse, sorbit và
xylone.

- Không lên men các loại ñường: Lactose, maltone, ramose, salixin, dunxid và
adonit.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10
1.3.4. Giáp mô của vi khuẩn P.multocida
P.multocida là loại vi khuẩn có khả năng sinh giáp mô, là yếu tố ñộc lực quan trọng
của vi khuẩn. Giáp mô ñược sinh ra ở những ñiều kiện nhất ñịnh trong quá trình sinh
trưởng. Giáp mô có tác dụng bảo vệ vi khuẩn chống lại sự thực bào và các tác ñộng có hại
từ môi trường. Giáp mô cũng là nơi dự trữ chất dinh dưỡng cho vi khuẩn.
Theo Manniger, 1919 vi khuẩn có giáp mô thường có ñộc lực cao, nhưng ñộc lực
của vi khuẩn lại phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của giáp mô hơn là sự có mặt của chúng.
Theo Carter, 1967 vi khuẩn phân lập từ ñộng vật mắc bênh cấp tính ña số ñều thấy
có giáp mô và ñộc lực.
Theo Bain, 1954 thành phần của giáp mô có chứa axit Hyaluronic và gắn một lớp
Polysaccarit.
Theo Carter, 1975 giáp mô của type A có cấu tạo bởi axit Hyaluronic nhưng có sự
liên quan mật thiết với các thành phần khác như polysaccarit, protein và lipit.
Theo Harmon, 1991 axit Hyaluronic không gây hoạt hóa kháng thực bào, nhưng
chất chiết giáp mô có khả năng ức chế khả năng thực bào của bạch cầu ña nhân trong
máu bò. Nếu tách axit Hyaluronic khỏi giáp mô sẽ làm tăng khả năng bám dính của vi
khuẩn lên bề mặt của tế bào ñộng vật ký sinh, tăng tính mẫn cảm của vi khuẩn ñối với sự
thực bào.
Theo Wilson, 1992 tính kháng nguyên giáp mô của vi khuẩn P.multocida xác ñịnh
theo type huyết thanh A, B, D, E, F.
Bain và De Alwis, 1982 nhận thấy có thể phân lập ñược cả vi khuẩn có giáp mô và
không có giáp mô từ cơ thể ñộng vật mắc bệnh Tụ huyết trùng. Nuôi cấy vi khuẩn ở 37
0

C
với môi trường cơ bản có chứa 0,05% Glucose thì giáp mô phát triển tốt. Ngược lại, nếu
môi trường chứa nhiều Glucose và ở 28
0
C thì giáp mô không hình thành.
Theo Eslinger và cộng sự, 1992 các chủng P.multocida Serotype A ñều có tính bám
dính mạnh ñối với tế bào Hela, trong khi ñó Serotype B, D, E có ñộ bám dính thấp hơn
nhiều.
ðể quan sát giáp mô người ta nhuộm vi khuẩn bằng mực Ấn ðộ, hoặc dùng dung


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11
quang khuẩn lạc.
Theo Rimler, 1992 nếu khuẩn lạc có dung quang sắc cầu vồng thì vi khuẩn có giáp
mô.
1.3.5. ðộc tố của vi khuẩn P.multocida
Theo Sawuata, 1984 một số chủng P.multocida thuộc serotype D có khả năng sinh
ra một yếu tố ñược gọi là yếu tố sinh hoại tử da (Dermo Necroti Toxin – DNT), có bản
chất là protein. Tác ñộng của DNT là gây hoại tử biểu bì, gây ñộc với tế bào phổi bò, gây
chết và ỉa chảy nhầy, teo lách ở chuột.
Theo Rimeler, 1989 và Brogden, 1980-1982: Trong chất lọc canh trùng già có một
loại ñộc tố có bản chất lipo-polysaccarit (LPS). Khi tiêm chất này vào tĩnh mạch trâu bò
sẽ gây phản ứng sốt, ỉa chảy ra máu và có thể tử vong.
1.3.6. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn P.multocida
Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn P.multocida rất phức tạp và chưa ñược biết ñầy
ñủ. Cho ñến nay người ta ñã xác ñịnh ñược P.multocida có hai loại kháng nguyên: Kháng
nguyên vỏ (K) và kháng nguyên thân (O).
Kháng nguyên vỏ (K – Kapsular antigen)

Kháng nguyên K có bản chất là polysaccharide, là một bán kháng nguyên. Kháng
nguyên K chỉ có ở những chủng ñộc hay những chủng P.multocida tạo khuẩn lạc dạng S.
Kháng nguyên K nhận ñược bằng cách cho canh khuẩn non vào nước cất ñun sôi cách
thủy trong 1 giờ, ly tâm lấy phần dịch trong, bỏ cặn.
Kháng nguyên K có hai thành phần: α và β, ñược cấu tạo từ protein và
polysaccharide, có khả năng gắn lên thụ thể của tế bào hồng cầu. Người ta dùng kháng
nguyên này ñể ñịnh type kháng nguyên giáp mô bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu gián
tiếp (IHA: Indirect Haemagglutination Assay).
Các protein trên màng gọi là OMPs (Outer Membrance Proteins) ñược coi là chất
chỉ thị ñể ñánh giá khả năng kích thích sinh miễn dịch trong rất nhiều phản ứng miễn
dịch. Theo Muniady và Murata (1993) tính sinh miễn dịch của một số lipopolysaccharide
chính là do thành phần OMPs của màng tế bào vi khuẩn.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12
Kháng nguyên thân (O – Somatic antigen)
Kháng nguyên O có bản chất là gluxit-lipit-protein, ñộc với chuột nhắt và gây ñược
miễn dịch. Lớp kháng nguyên thân (O) bị kháng nguyên K che phủ, khỏi bị thực bào tác
ñộng. ðồng thời, kháng nguyên K ngăn cản sự tiếp xúc giữa kháng nguyên O và kháng
thể O. Do ñó, muốn phát hiện kháng nguyên O phải phá hủy ñược kháng nguyên K.
Kháng nguyên O gồm hai nhóm: ðặc hiệu và không ñặc hiệu. Các chủng vi khuẩn
khác nhau sẽ khác nhau về kháng nguyên O. Chỉ có serotype B hầu như ñồng nhất thuộc
một nhóm kháng nguyên O
Kháng nguyên O có hai hệ thống phân loại:
- Theo Namioka và Murata, 1961 kháng nguyên O có 12 yếu tố
- Theo Heddleston, 1972 kháng nguyên O có 16 yếu tố, ký hiệu từ O
1
ñến O

16
.
Kháng nguyên O là kháng nguyên thành tế bào vi khuẩn P.multocida. Theo
Namioka và Murata: Khi khuẩn lạc của vi khuẩn P.multocida chuyển từ dạng S sang
dạng R thì vi khuẩn vẫn giữ ñược kháng nguyên O.
Kháng nguyên O của vi khuẩn P.multocida là một phức hợp protein-
lipopolysaccharide, ñược chiết xuất nhờ axit trichloacetic, dung dịch phenol và máy siêu
âm.
Trong phản ứng huyết thanh học kháng nguyên O có ñặc tính loài rất cao. Tuy nhiên,
nó cũng tạo ra phản ứng chéo với các mẫu huyết thanh kháng các vi khuẩn gram âm khác
như P.pseudotuberculin, P.heamolytica.
Hiện nay, trong khi nghiên cứu chế văc xin phòng bênh tụ huyết trùng cho gia súc,
gia cầm, một số tác giả ñã tiến hành tách kháng nguyên O và kháng nguyên K riêng ra
với mục ñích là ñể bộc lộ kháng nguyên O, tạo miễn dịch tốt hơn. P.multocida có tính
kháng nguyên giao hỗ (tương ñồng kháng nguyên), tạo miễn dịch chéo giữa các chủng.
Tính chất này thể hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào từng chủng.
Những nghiên cứu về cấu trúc, số lượng và sự phân bố kháng nguyên của
P.multocida rất quan trọng trong việc chế tạo văc xin ñặc hiệu. Một văc xin có hiệu lực tốt
phải bao gồm các kháng nguyên tương ứng với các serotype của các chủng phân lập ñược
trong từng vùng hay từng khu vực.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13
Các type huyết thanh học của vi khuẩn P.mutocida:
Theo quy ñịnh của FAO, ñể xác ñịnh serotype của vi khuẩn P.multocida cần kết hợp
cả hai hệ thống ñịnh type kháng nguyên là ñịnh type kháng nguyên vỏ (K) và ñịnh type
kháng nguyên thân (O).
Cho ñến nay, các type huyết thanh học của P.multocida ñược mô tả dựa theo hai hệ

thống phân loại chính của Rober, 1947 và Carter, 1952.
Theo Rober, 1947 P.multocida gồm 4 type là I, II, III, IV, sau này Hudson, 1954 tìm
thêm type V.
Carter, 1952 dựa vào phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch và phản ứng IHA xác
ñịnh ñược 4 type: A, B, C, D.
Năm 1961, Carter phát hiện thấy chủng vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng ở Châu
Phi. Chủng này không hoàn toàn giống với các chủng trên nhưng có quan hệ kháng
nguyên với type B và ông ñặt tên là type E.
Năm 1963, Carter phát hiện thấy type C không tồn tại và quyết ñịnh xóa bỏ danh
pháp của type này.
Carter và Chengapa, 1981 cho rằng: Cần kết hợp hai phản ứng là phản ứng ngưng
kết gián tiếp hồng cầu và phản ứng kết tủa khuyếch tán trong thạch ñể xác ñịnh serotype
của vi khuẩn P.multocida.
Năm 1987, Rimler và Rhoader bằng phản ứng IHA ñã bổ sung thêm một type mới
gây bệnh cho gà tây, gọi là type F.
Bảng 1.02. Hệ thống phân loại P.multocida
Tác giả Phản ứng Phân loại
Phân loại theo kháng nguyên K
Carter (1955) IHA
Type A, B, C,
D
Carter (1961) IHA Type E
Carter (1963) IHA Bỏ type C
Rimler và Rhoader (1987) IHA Type F


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14
Namioka và Murata (1961) NK tế bào ñã xử lý HCl Type 1 - 12

Namioka và Bruner (1963) AGPT Type 1 - 16
Namioka và Murata (1964) AGPT Type 1 - 16
Heddleston (1996) AGPT Type 1 - 16
Chú thích: AGPT (Agar Gel Precipitation Test): Phản ứng kết tủa khuyếch
tán trong thạch; IHA (Indirect Heamagglutination Assay): Phản ứng ngưng kết
gián tiếp hồng cầu; NK: Phản ứng ngưng kết
Nhìn chung, có hai hệ thống ñịnh type của P.multocida ñược dùng phổ biến là:
[Namioka, 1961 – Carter, 1955] và [Carter, 1955 – Heddleston, 1972].
Nhiều thực nghiệm sau này ñã chứng minh ñược mối liên hệ giữa hai hệ thống ñịnh
type của Robert và Carter như sau:
Bảng 1.03. Mối liên hệ giữa hai hệ thống ñịnh type P.multocida
Carter Mối quan hệ Robert
Type A Tương ñương Type II, III, IV
Type B Tương ñương Type I
Type D Tương ñương Type IV
Type E, F Không tương ñương

Ngày nay, kỹ thuật sinh học phân tử là phương pháp chẩn ñoán cho kết quả nhanh
nhất và chính xác nhất mà thế giới và Việt Nam ñang áp dụng ñể ñịnh type vi khuẩn
P.multocida. ðinh Duy Kháng và cs, ( 2000), ðỗ Ngọc Thúy và cs, (2007) ñã ứng dụng
kỹ thuật PCR ñể ñịnh type vi khuẩn P.multocida phân lập ở Việt Nam.
1.4. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
1.4.1. Dịch tễ học
Ở Việt Nam, bệnh Tụ huyết trùng thường bắt ñầu xảy ra vào tháng 3-4, phát mạnh
vào tháng 5-7 và lui dần vào tháng 8-9, xuất hiện lại vào tháng 10-11. Hầu hết các loài gai
gia súc, gia cầm ñều mắc bệnh (Nguyễn Xuân Bình, 1995)
Hiện nay, bệnh xảy ra hầu như quanh năm, mạnh nhất vào mùa mưa. Hầu hết các
loại gia cầm ñều mắc.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15
1.4.2. ðặc tính gây bệnh và ñộc lực
Khả năng gây bệnh và ñộc lực của P.multocida rất phức tạp và không ổn ñịnh, phụ
thuộc vào chủng vi khuẩn, loài vật chủ. Khả năng phát triển và nhân lên của P.multocida
trong cơ thể ký chủ do giáp mô của vi khuẩn quyết ñịnh, nếu vi khuẩn mất khả năng tạo
giáp mô sẽ mất ñộc lực. Mặt khác, có nhiều chủng phân lập ñược thấy giáp mô rất rõ
nhưng ñộc lực thấp. ðiều ñó chứng tỏ rằng ñộc lực của vi khuẩn còn phụ thuộc vào cấu
trúc hóa học của kháng nguyên giáp mô và kháng nguyên thân.
1.4.3. ðường xâm nhập và phương thức truyền bệnh
Hugher, 1930 thấy rằng khi cho gà uống canh trùng P.multocida bọc gelatin gà
không mắc bệnh, nhưng khi nhỏ mũi gà lại mắc bệnh.
Theo Pritchett và Hugher, 1932 P.multocida thường xâm nhập vào cơ thể gia cầm
qua niêm mạc hầu, họng, ñường hô hấp, vết thương trên da. Arson dùng canh trùng ñánh
dấu ñồng vị phóng xạ P.32 thấy rằng: ðường xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn là qua niêm
mạc miệng và họng.
Prichett kiểm tra trên ñàn gà Leghorn thương phẩm cho biết có rất nhiều gà mang vi
khuẩn P.multocida trong vòm mũi, ñây là nguồn lây bệnh cho toàn ñàn
Các tác giả Vanes, Olney, Hall ñã chứng minh rằng những con sống sót sau một vụ
dịch có thể chính là ổ chứa mầm bệnh. Tác giả nghiên cứu 200 phôi gà từ gà mái nhiễm
bệnh cho thấy P.multocida không lây truyền qua trứng. Iliew, 1963 cho thấy, những
chủng P.multocida phân lập từ trâu bò, lợn không gây bệnh cho gia cầm, nhưng 18 chủng
phân lập ñược từ vùng thường xuyên có bệnh thấy khả năng gây bệnh cho gia cầm rất
cao. Bao bì ñựng thức ăn và dụng cụ chăn nuôi có thể là nhân tố trung gian truyền bệnh
1.4.4. Lứa tuổi mắc và tỷ lệ tử vong
Hugher, 1930 tiến hành theo dõi trên ñàn gà 90.000 con thấy rằng, tỷ lệ tử vong của
gà trên 4 tháng tuổi cao hơn ở gà dưới 4 tháng tuổi. Tác giả cũng thấy rằng gà tây là loài
mẫn cảm nhất, tỷ lệ tử vong có thể lên ñến 90-100%. Gà trưởng thành sau 48 giờ gây
bệnh với chủng vi khuẩn cường ñộc bằng cách phiết bông tẩm mầm bệnh vào khe mũi

hoặc cho tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh thì hầu hết gà dò ñều mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong là


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16
35-45% ở ñàn gà trong 4 tuần sau khi nhốt chung với gà bệnh.
1.4.5. ðộng vật cảm thụ
Gà, chim và các loại thủy cầm ñều mẫn cảm với bệnh. Ngoài ra, khi gây bệnh thực
nghiệm với chủng P.multocida phân lập ñược từ gia cầm mắc bệnh qua ñường mũi
Heddleston và Watko, 1964 nhận thấy chúng gây chết thỏ, bồ câu và chim sẻ nhưng
không thấy biểu hiện lâm sàng nào khi gây bệnh cho chuột cống, chuột lang, cừu, lợn và
bò.
1.4.6. Nguồn bệnh và phương thức lây truyền bệnh
Hughes, 1930 khi nghiên cứu trên ñà gà Leghor thương phẩm cho thấy rất nhiều gà
mang mầm bệnh P.multocida trong khe mũi. Các tác giả còn cho thấy rằng gà mang vi
khuẩn chính là nguồn gây bệnh cho toàn ñàn. Công trình nghiên cứu của Hala, 1955 cho
thấy rằng những gà sống sót trong ổ dịch có thể chính là ổ chứa mầm bệnh và các tác giả
cũng chứng minh P.multocida có thể ñược truyền qua trứng sau khi nghiên cứu 2000
phôi gà từ gà mái mắc nhiễm bệnh. Ngoài ra, chim hoang giã cũng là nguồn gây bệnh cho
gia cầm.
Hầu hết các loài gia súc ñều là vật mang trùng ñối với P.multocida. Tuy nhiên, phần
lớn các chủng P.multocida này không có khả năng gây bệnh cho gia cầm.
Rimler và cộng sự, 1989 ñã phân lập ñược P.multocida từ hạch amidan bò, cừu, lợn
thì các chủng phân lập ñược từ bò và cừu không gây bệnh cho gia cầm, nhưng 18 chủng
phân lập ñược từ lợn ở vùng có bệnh thường xuyên có khả năng gây bệnh cho gia cầm
cao và chỉ có 2/47 chủng ở lợn trong vùng ít có bệnh là có ñộc lực ñối với gia cầm
1.4.7. Các loại kháng nguyên P.multocida
ðể chế tạo ñược văc xin có hiệu lực phòng bệnh cao thì việc nghiên cứu ñể hiểu rõ
về kháng nguyên, sự phân bố và vai trò của chúng ñối với khả năng kích thích sinh ñáp

ứng miễn dịch là vô cùng quan trọng
Ngày nay, vai trò của kháng nguyên P.mutocida trong ñáp ứng miễn dịch ñã dần
ñược làm sáng tỏ. ðối với P.multocida gây bệnh cho gia cầm và vai trò của các loại
kháng nguyên ñược nghiên cứu khá sâu, song vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau của các tác

×