Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Câu hỏi ôn tập và đáp án môn kỹ thuật soạn thảo văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.58 KB, 12 trang )

Những câu màu xanh học tủ nhá :D. các câu này thuộc chương 1 và chương 7-hợp đồng
Đây là kq lao động của bạn Diệp và Linh dựa trên sự năng đông =)) của bạn Hoàng Tuyên
Dương
Câu 1 Tại sao công tác quản lý tổ chức lại cần có 1 hệ thống Vb?
+ Vb là phương tiện là công cụ để thu thập thông tin cần thiết cho tổ chức qlý và người lãnh đạo
+ Có một hệ thống VB hoàn chỉnh giúp tạo ra sự đồng bộ trong các hoạt động qlý,thi hành và
hướng các hđ này vào thực hiện có hiệu quả mục tiêu tổ chức
+ Hệ thống vb giúp cho nhà lãnh đạo nắm chắc đc các chủ trương đường lối của Đảng, nhà nc,
nắm bắt đc những thông tin mang tính trọng yếu từ đó giúp cho những quyết định của nhà lãnh
đạo trong công tác quản lý đc chính xác hiệu quả hơn
+ Thông qua hệ thống Vb chúng ta có thể phát hiện những bất cập, bẩt hợp lý trong hoạt động
quản lý của mỗi cơ quan từ đó khắc phục, sửa chữa để công tác qlý trở nên thống suốt. Đồng thời
cho phép đánh giá trình độ tổ chức, khả năng sang tạo, tinh thần chấp hành, ý thức tôn trọng PL,
chấp hành những quy định quyết định của cấp trên và sự vận dụng các Vb cấp trên vào thực tiễn
chỉ đạo hđ cơ quan đơn vị mình
+ HTVB chỉ rõ cho mỗi cá nhân bộ phận biết đc chức trách và bổn phận của mình trong tổ chức
quản lý và hướng họ vào hoạt động thống nhất của DN
Câu 2: Tại sao nói Vb là phương tiện truyền đạt thông tin quan trọng nhất trong công tác
qlý tổ chức?
Trong Xh văn minh, thông tin trở thành yếu tố quan trọng nhất, chính vì vậy việc truyền tải
truyền dạt thông tin phải đầy đủ kịp thời chinh xác. VB là phương tiện truyền đạt thông tin quan
trọng nhất vì:
+ Người lãnh đạo có nhu cầu rất lớn về thông tin VB. Nhu cầu sử dụng thông tin vb mỗi cấp bậc
trong cơ quan là khác nhau, cấp lãnh đạo càng cao thì phạm vi quan tâm càng lớn. Nhu cầu về
thông tin vb càng rộng. Việc cung cấp đầy đủ thông tin Vb giúp cho nhà lãnh đạo nâng cao suất
lao động, ra các quyết định qlý kịp thời chính xác
+ Nhà lãnh đạo phải tiếp nhận thông tin, báo cáo từ cấp dưới, đối tác vừa phải chuyển các thông
tin của mình tới các bộ phận có lien quan nghĩa là phải trao đổi thông tin, mà việc trao đổi ấy
thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống VB
+ Vb trở thành phương tiện truyền đạt các quyết định lãnh đạo. thông qua VB nhà lãnh đạo kiểm
tra việc thực hiện các quyết định, đánh giả đúng hoạt động của các đvị cá nhân thuộc thẩm quyền


của mình
Câu 3: Tại sao các văn bản quản lý tổ chức phải có giá trị pháp lý?
- Chức năng pháp lý của văn bản được thể hiện trong nội dung của các văn bản chứa đựng các
quy phạm pháp luật và các quan hệ luật pháp tồn tại trong xã hội, trong việc vận dụng các quy
phạm pháp luật vào đời sống thực tiễn cũng như giải quyết các nhiệm vụ có tính bắt buộc theo
quy định của pháp luật.
- Nội dung trong văn bản chính là những phát ngôn chính thức của các cơ quan, đơn vị, tổ chức
kinh tế, chính trị, xã hội.
- Văn bản là cơ sở pháp lý mang tính chuẩn mực và cưỡng chế trong việc vận dụng giả quyết
mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, trong đời sống thực tế.
Vì thế văn bản phải có giá trị pháp lý làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức,
đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội.
Câu 4: Tại sao nói văn bản là công cụ đắc lực để các nhà lãnh đạo quản lý và điều hành tổ
chức:
- Văn bản là phương tiện chứa đựng và truyền đạt các quy định quản lý
1
- Quản lý là 1 quy trình bao gồm nhiều khâu từ hoạch định, xây dựng tổ chức, kiểm tra, đánh giá.
Trong tất cả các khâu nói trên khâu nào cũng cần có sự tham gia của văn bản, trong hoạt động
quản lý xã hội thì mọi quyết định quản lý đều phải thể hiện bằng văn bản.
- Người lãnh đạo quản lý luôn phải ra nhiều quyết định quản lý sau khi đã thu thập phân tích xử
lý 1 cách đầy đủ toàn diện nhiều thông tin cần thiết qua hệ thống văn bản quản lý.
- Văn bản là sản phẩm thể hiện sự tuân thủ, thi hành những quyết định của cấp trên cũng như thể
hiện sự năng động sang tạo của cấp dưới, thể hiện khả năng tổ chức công việc có khoa học
không của mỗi cơ quan, của mỗi người quản lý, của mỗi người lãnh đạo. Nhìn vào hệ thống văn
bản ban hành của 1 cơ quan có thể đánh giá trình độ năng lực của nhà lãnh đạo.
Câu 5: Tại sao nói Vb đã thiết lập QHXH giữa các cá nhân, bộ phân và tổ chức? Hãy chỉ ra
1 số Vb thực hiện chức năng này
Mọi Vb đều bắt nguồn từ nhu cầu XH, từ yêu cầu của các mqh XH và phản ánh quan hệ
XH của các cá nhân tổ chức. Bất kỳ VB mới ra đời đều phải hướng vào phát triển quan hệ chung
hoặc quan hệ cụ thể nhất định. Sau khi ra đời vb sẽ điều chỉnh 1 hay 1 số quan hệ Xh nào đó

nhằm tạo ra những mqh Xh mới cho phù hợp vs hoàn cảnh và sự tiến bộ XH
Trong quá trình điều hành quản lý theo các mục tiêu đã định các cấp ngành phải sự dụng
hệ thống các loại Vb để thu thập và truyền đạt thông tin từ đối tượng này đến đối tượng khác,
giữa các cơ quan, đơn vị tổ chức, giữa cấp trên với cấp dưới, cá nhân với cá nhân. Quá trình quá
đó đã làm xuất hiện mối quan hệ xã hội nhiều mặt cần giải quyết
Câu 6: Tại sao nói Vb là cơ sở của công tác thanh tra kiểm tra
Kiểm tra là điều kiện kiên quyết và tất yếu nhằm đảm bảo cho bộ máy hoạt động hiệu
quả. Thông qua công tác kiểm tra các cấp ngành có thể phát hiện những hiện tượng quan lieu,
giấy tờ, đánh giá đúng đắn năng lực lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm,tính năng động ý thức chấp
hành PL của những cơ quan, cán bộ cấp dưới. Trên cơ sở phát hiện những thiếu sót đó từng cơ
quan sẽ ngăn chặn đc những sai lầm và đề ra bp khắc phục
Với công tác kiểm tra thì HTVB có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó đc xem xét trên các
góc độ sau đây:
+ Kiểm tra tính hợp lý của việc xuất hiện hay ban hành Vb. 1 vb mới ra đòi phải xuất phát từ yêu
cầu của thực tiễn, phù hợp với đk hoàn cảnh cụ thể nhất định. Nó phải ko trái với nội dung của
Vb cấp trên cũng như vs những Vb đã ban hành trc đó
+ Nội dung của Vb là kết quả thực hiện chúng. điều đó có nghĩa là phải xem xét Vb có tính khả
thi ko, hay nói cách khác là có phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, quyền lợi và khả năng của
đối tượng thi hành ko
Câu 7: Tại sao nói văn bản phản ánh trình độ của cán bộ quản lý và lãnh đạo:
- Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý => việc sử dụng các phương tiện này
như thế nào phụ thuộc vào năng lực của các nhà lãnh đạo.
- Nâng cao hệ thống văn bản giúp cho nhà lãnh đạo nắm được chủ trương đường lối cuộc sống
của đảng, từ có có thể 1 mặt thể hiện đúng, tuân thủ đúng , mặt khác có thể vận dụng sang tạo
vào những điều kiện hoàn cảnh của cơ quan mình.
- Qua hệ thống văn bản người lãnh đạo hiểu rõ những yêu cầu mệnh lệnh của cấp trên. Từ đó
người lãnh đạo tiến hành yêu cầu cấp dưới thực hiện các quyết định quản lý đã ban hành, kiểm
tra hiệu lực của các loại văn bản thông qua kết quả công tác vận dụng vào công tác nghiệp vụ
hay thi hành tổ chức.
=> Văn bản là sản phẩm thể hiện sự tuân thủ, thi hành những quyết định của cấp trên cũng như

thể hiện sự năng động sang tạo của cấp dưới, thể hiện khả năng tổ chức công việc có khoa học
không của mỗi cơ quan, của mỗi người quản lý, của mỗi người lãnh đạo. Nhìn vào hệ thống văn
bản ban hành của 1 cơ quan có thể đánh giá trình độ năng lực của nhà lãnh đạo.

2
Câu 8: Tại sao nói Vb phản ánh bản chất các sự vật hiện tượng trong tổ chức ở những đơn
vị không gian và thời gian nhất định
Mỗi vb ra đời đều dựa trên cầu của XH tại thời điểm và không gian nhất định chúng phản
ánh những biến cố đã hoặc đang xảy ra. Thông qua HTVB đó ng ta nhận biết đc những sự kiện,
những vấn đề kinh tế, chính trị, VH XH của thời điểm ban hành văn bản. Những VB chứa đựng
chúng được lưu giữ qua thời gian và trở thành vật chứa sử liệu quan trọng. Những Vb đó đc lưu
giữ và nó phản ánh mọi hđ của từng cơ quan đơn vị qua các mốc thời gian một cách trọn vẹn ko
hề thêm bớt hay bóp méo
Câu9: Tại sao phải phân loại Vb? sự phân loại VB có ý nghĩa gì với công tác soạn thảo VB?
HTVB rất phong phú, phức tạp cần phải phân loại chúng để có phương pháp soạn thảo và
quản lý chúng 1 cách thích hợp
Ý nghĩa của phân loại văn bản đối với công tác soạn thảo
Soạn thảo vb là rất quan trọng đòi hỏi 1 quy trình cụ thể bao gồm: cách thức tiến hành,
các bước công việc đc sắp xếp theo trình tự cụ thể để tạo ra văn bản 1 cách khoa học nhất
Mỗi vb thì có yêu cầu riêng về hình thức, nội dung và thể thức. Đặc biệt về nội dung, tùy theo
từng lọai Vb mà người soạn thảo lựa chọn kết cấu, xử lý thông tin đưa vào cho phù hợp. Vì vậy
phân loại vb có vai trò quan trọng trong việc định hướng lựa chọn thể thức, tìm kiếm thông tin và
cách thức trình bày thích ứng để làm rõ những vấn đề cơ bản, phù hợp với những yêu cầu mà vb
để ra
Câu 10: Tại sao nhà nước đặt ra thể thức văn bản thống nhất và yêu cầu các tổ chức tuân
thủ theo nó.
-Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, văn bản là phương tiện thông tin cơ bản để ghi
lại và truyền đạt các quyết định quản lý, là hình thức cụ thể hóa pháp luật và điều chỉnh các mối
quan hệ thuộc phạm vi quản lý hành chính Nhà nước. Vì vây, công tác soạn thảo văn bản nói
chung và văn bản hành chính nói riêng là một mảng không thể thiếu trong hoạt động quản lý

hành chính Nhà nước.
-Thể thức văn bản là những thành phần cần thiết phải có cũng như cách thức trình bày các thành
phần đó trong 1 văn bản để thể hiện tính pháp lý hay là cơ sở đảm bảo tính thống nhất, tính pháp
lý, nội dung và hiệu lực thi hành.
Vì vậy nhà nước đặt ra thể thức văn bản thống nhất và yêu cầu các tổ chức tuân thủ theo nó
nhằm:
+ Quán triệt và nâng cao tính pháp lý của văn bản để văn bản, thực sự là công cụ sắc bén.
+ Tạo sự thống nhất giữa các ngành, các cấp, các cơ quan tổ chức cá nhân.
+ Tránh được sự tùy tiện khi soạn thảo văn bản, tránh được những sai lầm mắc phải khi soạn
thảo văn bản.
+ Đảm bảo cho văn bản dễ đọc, dễ nhìn, dễ hiểu.
+ Đảm bảo tính trang trọng cho văn bản.
Câu 11: Tại sao soạn thảo văn bản phải tuân theo các quy trình soạn thảo văn bản ? Hãy
chỉ ra các văn bản tuân thủ quy trình đó.
*) Tại sao soạn thảo văn bản phải tuân theo các quy trình soạn thảo văn bản:
- Quy trình soạn thảo văn bản là cách thức tiến hành, là các bước công việc được sắp xếp theo
những trình tự cụ thể nhất định để soạn thảo ra văn bản 1 cách khoa học nhất.
- Tuân thủ theo quy trình này người viết sẽ lựa chọn được cách trình bày, cách viết, sử dụng
ngôn ngữ, văn phong và thời điểm ban hành thích hợp tránh được sai sót trong việc soạn thảo
văn bản, giúp cho người viết hình dung được điều mình cần viết, tránh phải sửa lại nhiều lần, tiết
kiệm thời gian.
*) Các loại văn bản tuân thủ quy trình đó:
3
- Quy trình soạn thảo văn bản được áp dụng với những văn bản lớn, bao hàm nhiều nội dung đặc
biệt là các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản điều lệ, quy chế…
- Riêng về việc lấy ý kiến góp ý hoàn chỉnh cho văn bản, theo quy trình thì phải có sự tham gia
đóng góp ý kiến của những người có kinh nghiệm soạn thảo hoặc phải có sự tham khảo ý kiến
của những người có liên quan, trình người phụ trách để nhận những ý kiến đóng góp…Điều này
chỉ được áp dụng đối với việc soạn thảo văn bản mang tính chất đại chúng , liên quan đến những
vấn đề chung, rộng rãi nhất. Còn đối với những văn bản tác nghiệp hay văn bản chứa đựng

những thông tin cần bí mật thì không thể như vậy đc.
Câu 12: Tại sao văn bản phải tuân thủ các yêu cầu về nội dung của văn bản? Hãy chứng
minh yêu cầu đó ở 1 văn bản cụ thể
*) Tại sao văn bản phải tuân thủ các yêu cầu về nội dung của văn bản:
- Nội dung văn bản là vấn đề quan trọng nhất của văn bản. Tùy theo từng loại văn bản mà người
soạn thào văn bản lựa chọn kết cấu, xử lý thông tin đưa vào cho thích hợp, có cách thức trình bày
thích ứng để làm rõ những vấn đề cơ bản mà mục đích của văn bản đặt ra.
- Thông qua nội dung của văn bản, người tiếp nhận sẽ hiểu được mục đích, những quan hệ mà
văn bản đó điều chỉnh, những việc cần phải xử lý trên cơ sở cách thức phương pháp và nguyên
tắc và nguyên tắc xử sự đúng đắn.
Câu 15: Tại sao tổ chức phải sử dụng các loại công văn? Vai trò của các loại công văn đối
với các hoạt động thường ngày của tổ chức.
*) Tại sao tổ chức phải sử dụng các loại công văn:
- Công văn là hình thức văn bản tác nghiệp hành chính dung phổ biến trong các cơ quan tổ chức
doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan nhà nước với cấp trên,
cấp dưới, đồng cấp và với công dân.
- Trong hoạt động hàng ngày, công văn được sử dụng và soạn thảo để thực hiện các hoạt động
thông tin, giao dịch, liên hệ công tác nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ.
*) Vai trò của công văn :
- Công văn hướng dẫn: chỉ rõ những trình tự, thủ tục, cách thức tổ chức và các biện pháp triển
khai thực hiện.
- Công văn giải thích: cụ thể hóa, chi tiết hóa nội dung của các văn bản như nghị quyết, chỉ thị
về việc thực hiện công việc nào đó mà cơ quan hoặc cá nhân nhận đc chưa rõ có thể hiểu sai thực
hiện không đúng hoặc ko thống nhất.
- Công văn chỉ đạo: là văn bản của cơ quan cấp trên thông tin cho cơ quan cấp dưới về công việc
cần phải triển khai, thực hiện.
- Công văn đôn đốc, nhắc nhở: của cơ quan cấp trên gửi cho cơ quan cấp dưới nhằm nhắc nhở,
chấn chỉnh hoạt động thi hành các chủ trương, biện pháp, quyết định nào đó.
- Công văn đề nghị, yêu cầu: văn bản cơ quan cấp dưới gửi cơ quan cấp trên hoặc các cơ quan
các cấp ngang quyền giao dịch với nhau để đề nghị, yêu cầu giải quyết những công việc nào đó

có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
- Công văn phúc đáp ( công văn trả lời) : trả lời những vấn đề mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có yêu cầu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản này.
- Công văn mời họp : là công văn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ trì mời các cơ quan, tổ
chức, cá nhân hữu quan đến dự họp, hội nghị, thảo luận… về các vấn đề có liên quan.
4
Câu 16: Tại sao các tổ chức phải sự dụng hệ thống báo cáo? Vai trò của hệ thống báo cáo
đối với hoạt động quản lý- lãnh đạo tổ chức?
*) Các tổ chức phải sử dụng báo cáo để:
-Sơ kết tổng kết tình hình hoạt động, công tác quản lý trên lĩnh vực cụ thể theo chức năng nhiệm
vụ của cơ quan nhà nc, các tổ chức ktế chính trị, XH
-Đánh giá kết quả của 1 phong trào 1 chiến dịch, 1 đợt khảo sát, 1 vấn đề trong quản lý, từ đó rút
ra bai học kinh nghiệm, những vấn đề cần đề nghị bổ sung cho 1 chính sách nào đó.
-Phản ánh 1 số sự việc bất thường xảy ra trong hoạt đông của cơ quan đơn vị trên các lĩnh vực
như: an ninh, trật tự, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh… để kiến nghị với các cấp trên cách giải
quyết hoặc cho phương hướng giải quyết
*)Vai trò của hệ thống báo cáo với hoạt động quản lý lãnh đạo và tổ chức
+ Phản ánh hoạt động quản lý theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan
+Phản ánh 1 sự việc bất thường xảy ra trong hoạt động cơ quan trên các lĩnh vực: thiên tai, hoả
hoạn, bệnh dịch
+Dùng để đánh giá tình hình rút kinh nghiệm cho công việc đã làm hoặc nhận xét chất lượng
quản lý của các cấp điều hành cụ thể
+Dùng để kiến nghị với cấp trên cách giải quyết và cho phương hướng xử lý
Câu 17: Khi nào cần sử dụng biên bản? Vai trò của biên bản đối với xã hội nói chung và
các tổ chức nói riêng:
*) Khi nào cần sử dụng biên bản:
- Ghi chép lại diễn biến và kết quả của 1 cuộc họp ( hội nghị): Biên bản hội nghị.
- Ghi chép lại tình tiết, diễn biến hay xác nhận những sự việc đã và đang xảy ra trong hoạt động
của cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hôi, dùng làm căn cứ cho những xử lý
tiếp theo : Biên bản vụ việc.

- Ghi chép lại những nội dung nghiệm thu, bàn giao tài sản, tiền bạc, nhiệm vụ, công việc, công
trình giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân hoặc ghi chép lại các nội dung liên quan trong thanh lý
hợp đồng: biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng.
*) Vai trò của biên bản đối với xã hội nói chung và các tổ chức nói riêng:
- Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.
- Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh
chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Vì vậy, biên bản phải mô tả lại các sự việc hiện tượng kịp
thời, tại chỗ với đầy đủ, chi tiết mọi tình tiết khách quan, không bình luận thêm bớt thì mới bảo
đảm được vai trò cung cấp thông tin để làm cơ sở cho các quyết định xử lý, hoặc minh chứng
cho các nhận định kết luận khác.
Câu 18: Khi nào sử dụng tờ trình? Vai trò của tờ trình đối với công tác quản lý và lãnh đạo
Tờ trình là loại Vb trình bày đc sử dụng để đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên phê
chuẩn hay xét duyệt 1 chủ trương hoạt động, 1 phương án công tác, 1 công trình xây dựng hoặc 1
giải pháp nào khác mà cơ quan viết tờ trình ko thể tự quyết định
Tờ trình có thể đề xuất những vấn đề liên quan tới chủ trương, chính sách mới, các luật
lệ, quy trình mới… tờ trình sử dụng để xin phê chuẩn những vấn đề thông thường trong điều
hành và quản lý ở cơ quan như: mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động,
xây dựng thêm cơ sở vật chất…
Câu 19: Khi nào nhà lãnh đạo sử dụng quyết định? Vai trò của quyết định đối với công tác
lãnh đạo?
*) Khi nào nhà lãnh đạo sử dụng quyết định:
- Chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, thủ trưởng
các cơ quan thuộc chính phủ, hội đồng thầm phán tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện
5
kiểm soát nhân dân tối cao, ủy ban nhân dân các cấp sử dụng quyết định để điều chỉnh các quan
hệ xã hội liên quan đến nhiều đối tượng, có hiệu lực thời gian và không gian rộng lớn.
- Tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội có chức năng quản lý đều có
quyền ban hành các quyết định theo đúng chức năng thẩm quyền để áp dụng các quy phạm pháp
luật vào việc tổ chức bộ máy như: chia tách, sáp nhâp, thành lập đơn vị mới hay giải quyết các
vấn đề nhân sự như: đề bạt, bổ nhiệm, tiếp nhận, khen thưởng, sa thải, kỷ luật…hình thức văn

bản pháp luật đc dùng phổ biến trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và doanh
nghiệp nhằm tổ chức và điều chỉnh các hoạt động quan hệ XH và hành vi của con người để nhằm
thực hiện chức năng quản lý của các cơ quan tổ chức đó
*) Vai trò của quyết định đối với công tác lãnh đạo:
- Quyết định là hình thức văn bản pháp luật đc dùng phổ biến trong các cơ quan nhà nước, các tổ
chức kinh tế xã hội và doanh nghiệp nhằm tổ chức và điều chỉnh các hoạt động quan hệ XH và
hành vi của con người để nhằm thực hiện chức năng quản lý của các cơ quan tổ chức đó.
- Quyết định là phương tiện năng động của nhà quản lý dùng để truyền đạt mệnh lệnh và nội
dung quản lý đến đối tượng quản lý.
- Hiệu lực pháp lý của quyết định thường được giới hạn trong khoảng thời gian và không gian
nhất định phù hợp với thầm quyền của tổ chức cá nhân ban hành quyết định.
Câu 21: Tại sao DN phải hoạt động dựa trên cơ sở điều lệ DN? Vai trò của điều lệ DN với
hoạt động quản lý lãnh đạo
*)DN phải hoạt động dựa trên cơ sở điều lệ DN vì:
Điều lệ DN là bản cam kết của tất cả các thành viên và thành lập tổ chức quản lý và hoạt
động của công ty. Các DN hđ trên cơ sở điều lệ thì mọi hđ của công ty mới trở nên thông suốt
hiệu quả và đúng với quy định của PL. Điều lệ là cơ sở cho hoạt động kinh doanh, là cơ sở gắn
kết các bên tham gia thành lập DN và là sự cam kết của 1 tập thể lđ đối với XH. Do đó tất cả các
DN hoạt động trong nền kt phải có điều lệ do bản than DN xd hoặc nhà nc quy định
*) Vai trò của điều lệ DN với hoạt động quản lý lãnh đạo:
-Điều lệ DN mang tính chất quy phạm cao đc thể hiện ở 2 mặt: trực tiếp cụ thể hoá PL, trực tiếp
quy định những điều cụ thể cho hành động thực tế của DN.
-Bản chất điều lệ là các bên thoả thuận áp đặt cho các hành động chung, có tính cưỡng chế cao
-Điều lệ DN có giá trị thực tiễn cao là các quy định cho các hoạt động thực tế của DN
-Điều lệ DN là 1 thể thông nhất cao trong hđ
Câu 22: Tại sao các doanh nghiệp phải sử dụng các quy chế và nội quy doanh nghiệp? Vai
trò của quy chế và nội quy doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp?
*) Tại sao các doanh nghiệp phải sử dụng các quy chế và nội quy của doanh nghiệp:
- Quy chế quàn trị doanh nghiệp là những quy định thống nhất trong 1 lĩnh vực hoạt động nào đó
do người đứng đầu tổ chức áp đặt nhằm tạo ra sự thống nhất hoạt động trong doanh nghiệp và

hiệu quả cao trong hoạt động.
- Nội quy quản trị doanh nghiệp là những quy định thống nhất một hoạt động nào đó theo 1 trật
tự nhất định của người đứng đầu tổ chức hay bộ phận hay bộ phận tổ chức nhằm tạo ra sự thống
nhất hành động trong hoạt động đó.
*) Vai trò của quy chế và nội quy doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp
- Là hệ thống văn bản hết sức quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
- Hệ thống điều lệ doanh nghiệp là những quy định có tính chất nguyên tắc chung nhất cho tất cả
các hoạt động của doanh nghiệp, phải được cụ thể hóa vào các lĩnh vực hoạt động riêng nhằm
điều tiết các hoạt động đó bằng quy chế và nội quy. Quy chế và nội quy là những quy định cụ thể
hóa từ điều lệ doạnh nghiệp.
- Tạo nên sự thống nhất hành động của toàn doanh nghiệp và hướng các hành động đó vào thực
hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu đã định.
6
Câu 23: Tại sao các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược sản xuất – kinh doanh doanh
nghiệp? Vai trò của nó đối với hoạt động doanh nghiệp?
*) Các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược sản xuất – kinh doanh doanh nghiệp vì:
- Chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp là văn bản thể hiện những định hướng cơ bản
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 khoảng thời gian nhất định
thường từ 5 năm trở lên.
- Trong chiến lược các giai đoạn kinh doanh đc xác định rõ ràng nhằm phục vụ cho ý đồ mở rộng
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp => Chiến lược sản xuất kinh doanh tương đồng với kế
hoạch trong dài hạn của doanh nghiệp. DN cần xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và từng
bước thực hiện để đạt đc mục tiêu mà DN đề ra.
*) Vai trò của nó đối với hoạt động doanh nghiệp:
- Chiến lược sản xuất kinh doanh của DN đã vạch ra hướng đi cụ thể trong 1 khoảng thời gian
dài theo những trật tự hoạt động nhất định nhằm ổn định sự mở rộng và phát triển sản xuất kinh
doanh của DN.
+ Chiến lược SXKD có vai trò to lớn với quá trình tố chức quản lý sản xuất kinh doanh DN, là
cơ sở cho lập kế hoạch SXKD hang năm của DN.
+ Chiến lược SXKD là cơ sở cho hoạch định các nguồn lực

+ Chiến lược SXKD là cơ sở xác định các chiến lược phát triển và mở rộng các nguồn lực và các
chính sách kinh doanh
+ Chiến lược SXKD là cơ sở cho công tác tổ chức quản lý hoạt động trong doanh nghiệp. Các
nhà quản lý dựa vào chiến lược mà thực hiện những điều chỉnh và cải cách nhất định trong hoạt
động nhằm đạt đc những hiệu quả cao trg SXKD.
Câu 24: Tại sao các DN phải xây dựng kế hoạch SXKD hàng năm? Vai trò của nó đối với
hoạt động của DN?
*) DN phải xây dựng kế hoạch SXKD hàng năm vì:
- Kế hoạch SXKD hàng năm của DN là văn bản thể hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
trong 1 năm. Kế hoạch này là hệ thống các hoạt động của DN đc xác định là từ đầu năm đến hết
năm.
- Để thể hiện cụ thể chi tiết rõ ràng cả về không gian thời gian của các hoạt động => DN cần phải
soạn thảo kế hoạch chung vè kế hoạch cụ thể để làm định hướng cho hoạt động của DN.
*) Vai trò của nó đối với hoạt động của DN
- Kế hoạch xác định trật tự công việc từ đầu đến cuối năm theo không gian thời gian nhất định.
- Kế hoạch xác định được khả năng hoạt động của DN nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Kế hoạch giúp các nhà lãnh đạo chủ động đc các hoạt động SXKD của mình
- Kế hoạch là cơ sở để chuẩn bị các nguồn lực cho DN
=> Kế hoạch là công cụ quản lý hoạt động SXKD của DN có hiệu quả nhất
Câu 25: Khi nào DN phải soạn thảo đề án và dự án sản xuất kinh doanh? Vai trò của nó
với công tác quản lý và lãnh đạo
Trong thực tế hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có thể phát hiện cơ hội làm ăn trên thị
trường. Do đó để mở rộng sản xuất kinh doanh các DN cần phải xây dựng dự án SX KD mới để
chủ động trong quá trình đầu tư
Dự án SX KD mới là vb thể hiện các yếu tố cơ bản trong hoạt động SX KD trong 1 chu kỳ của
đầu tư. Thực chất của dự án là thể hiện toàn bộ các yếu tố cơ bản của hđ SXKD từ lúc đầu tư vốn
ban đầu cho đến lúc thanh lý toàn bộ đầu tư
Vai trò: Dự án SX KD mới có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sxkd trên thị trường.
+Các DN xây dựng dự án SXKD mới biết đc lợi nhuận đối với đầu tư của họ trong cả chu kỳ
kinh doanh là bao nhiêu.

+Giúp cho DN chủ động chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho hđ, chủ động điều hành các hđ để
đạt hiệu quả kt cao
7
+Là văn bản gốc có sức thuyết phục của DN để kêu gọi đầu tư
Câu 26: Khi nào DN phải soạn thảo các giải pháp kinh tế kỹ thuật? Vai trò của nó đối với
các hoạt động của DN?
*) Khi nào DN phải soạn thảo các giải pháp kinh tế kỹ thuật
- Trong quá trình thực hiện các văn bản quản lý kinh tế DN, DN luôn gặp phải các sự cố nhất
định trong thực tế, vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải tìm ra những giải pháp kinh tế - kỹ thuật
để khắc phục những sự cố.
- Khi điều chỉnh, chỉnh lý các hoạt động trong kế hoạch hoặc chiến lược hoạt động của các dự án
SXKD đã xác định, DN phải soạn thảo các giải pháp kinh tế.
*) Vai trò của giải pháp kinh tế đối với các hoạt động của DN
- GP Kinh tế thể hiện tính năng động nhạy bén phản ứng linh hoạt của các nhà quản lý đối với sự
thay đổi trên thị trường.
- GPKT giúp các nhà quản lý khai thác hết khả năng nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- GPKT giúp cho DN bảo vệ hoạt động SXKD của mình khi có đe dọa từ bên trong và bên ngoài,
khi gặp những khó khăn phải vượt qua.
=> GPKT có vị trí vô cùng to lớn đối với công tác quản lý trong DN.
Câu 27: Tại sao các DN phải sử dụng các hợp đồng kinh tế ? Vai trò của các hoạt động
kinh tế đối với công tác kế hoạch của DN?
*) DN phải sử dụng các hợp đồng kinh tế vì
- Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc
thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
( Điều 1, pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25/09/1989)
*) Vai trò của hợp đồng với công tác kế hoạch của DN
- Hợp đồng kinh tế là văn bản quy định quan hệ về nghĩa vụ và lợi ích tức là quyền của mỗi bên
trong các bên giao dịch kinh doanh với nhau, để nếu có tranh chấp khiếu kiện về giao dịch thì có

văn bản hợp đồng kinh tế để phân xử.
- Hợp đồng kinh tế có tính pháp lý, buộc các bên tham gia phải thực hiện đầy đủ chính xác.
- Hợp đồng kinh tế là hòn đá tảng cho các hoạt động đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác
của các cơ quan, tổ chức, DN.
- Hợp đồng kinh tế là 1 trong những văn bản làm cơ sở cho việc đăng kí các giao dịch khác nhau
trong các hoạt động kinh tế, trong sản xuất kinh doanh và trong các giao dịch nhân sự.
Câu 28: Khi nào DN cần ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá? Các hợp đồng có vai trò
như thế nào đối với hoạt động SXKD của DN
DN cần ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá khi có sự thoả thuận xong về số lượng chất lượng,
giá cả… của các loại hàng hóa mà đơn vị mình hay các bên đối tác mà DN có thể đáp ứng hoặc
cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của mình
Vai trò của hợp đồng đối với hđ SXKD của DN
- Những thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá là cơ sở để DN đề ra những kế hoạch cho
hđ SXKD của mình để đáp ứng những tiêu chuẩn trong hoạt động về số lượng, bao bì mẫu mã và
chất lượng hàng hoá của DN
-Hợp đồng mua bán hàng hoá là căn cứ sở để giải quyết những tranh chấp liên quan đến vấn đề
mà 2 bên đã thoả thuận trong hợp đồng
-Là cơ sở pháp lý cho việc đăng ký các giao dịch khác liên quan tới hoạt động mua bán hàng hoá
Câu 29: Hợp đồng kinh tế dịch vụ được ký kết cho các hoạt động nào của DN? Tại sao phải
sử dụng nó?
8
*) Hợp đồng kinh tế dịch vụ được ký kết cho các hoạt động nào của DN
- Hợp đồng kinh tế dịch vụ được ký kết trong những hoạt động:
+ Sửa chữa dụng cụ máy móc
+ Sửa chữa công trình kiến trúc,
+ Phục vụ sinh hoạt
+ Dịch vụ pháp lý, dịch vị bảo vệ, bảo hiểm, cho thuê tài sản.
+ Giới thiệu việc làm, môi giới hôn nhân và các môi giới khác
*) Phải sử dụng hợp đồng kinh tế dịch vụ vì
- Hợp đồng kinh tế dịch vụ quy định những thỏa thuận giữa các bên đối tác về việc cung cấp dịch

vụ của DN, và các thỏa thuận khác về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
- Hợp đồng kinh tế dịch vụ còn là cơ sở pháp lý giúp giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp
về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
Câu 30: Tại sao các DN phải ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá ? Hợp đồng này có vai
trò như thế nào trong hoạt động quản lý DN
Câu 31: Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự? Tại sao trong hợp đồng dân sự
phải có các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng dân sự?
Hợp đồng dân sự
Hợp đồng kinh tế
- Là sự thỏa thuận của các bên về việc xác
lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ
của các bên trong mua, bán, thuê, vay,
mượn, tặng, cho tài sản, làm hoặc không
làm 1 việc, 1 dịch vụ hoặc các thỏa thuận
khác
- Là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu
giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực
hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục
đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây
dựng và thực hiện kế hoạch của mình
- Thể hiện những quan hệ trao đổi giữa
công dân với công dân hoặc giữa công dân
với pháp nhân. Nội dung của hợp đồng dân
sự gắn với quyền và nghĩa vụ dân sự mỗi
bên.
- Thể hiện quan hệ kinh tế giữa pháp nhân
với pháp nhân, hoặc giữa pháp nhân với cá

nhân có đăng kí kinh doanh.
*) Trong hợp đồng dân sự phải có các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng dân sự vì:
- Sau khi đã giao kết hợp đồng, các bên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp
đồng 1 cách tự giác. Đồng thời các quyền và nghĩa vụ đó sẽ được đảm bảo thực hiện bẳng sự
cưỡng chế của nhà nước khi 1 bên cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình.
9
- Mỗi bên tham gia hợp đồng đều có nghĩa vụ thực hiện đúng mọi điều khoản như đã quy định
trong hợp đồng hay do luật định. Nếu không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như đã cam kết trong
hợp đồng, bên vi pham có thế phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng.
Câu 32: Hợp đồng khoán việc được sử dụng trong những hoạt động nào của DN? Vai trò
của nó đối với hoạt động quản lý kinh tế DN?
*) Hợp đồng khoán việc được sử dụng trong những hoạt động của DN
- Hợp đồng khoán việc được sử dụng khi có sự thỏa thuận giữa DN và bên nhận khoán, bên nhận
khoán có nghĩa vụ phải hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của DN, và sua khi
hoàn thành phải bàn giao cho DN kết quả công việc đó. DN nhận kết quả công việc và có trách
nhiệm trả cho bên nhận khoán khoản tiền thù lao theo thỏa thuận đã thống nhất.
*) Vai trò của hợp đồng khoán việc đối với hoạt động quản lý kinh tế DN
- Hợp đồng khoán việc là những quy định mang tính pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa DN và
bên nhận khoán về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được pháp luật bảo vệ.
- Hợp đồng khoán việc là căn cứ giải quyết các vấn đề mà 2 bên đã thỏa thuận: khối lượng công
việc, chất lượng công việc, các yếu tố vật chất cho việc thực hiện công việc, thời gian hoàn thành
kết quả công việc, nghiệm thu công việc, trách nhiệm vật chât của mỗi bên và thời hạn thanh
toán.
- Hợp đồng khoán việc có vai trò chủ chốt trong hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh của
DN.
Câu 33: Tại sao các DN phải kí kết các hợp đồng đại lý? Bản chất hợp đồng đại lý là gì?
Vai trò của nó với hoạt động quản lý kinh tế DN?
*) DN phải kí kết các hợp đồng đại lý vì
- Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa hai bên trong đó 1 bên là bên đại lý được sự ủy quyền
của DN ( bên giao đại lý) cam kết nhân danh DN thực hiện 1 hay nhiều giao dịch vì lợi ích của

DN để nhận được khoản tiền thù lao do doanh nghiệp trả, theo 2 bên thỏa thuận về số lượng và
thời hạn thanh toán.
*) Bản chất hợp đồng đại lý
- Về tính chất hợp đồng đại lý là hợp đồng song vụ có đền bù, nếu các chủ thể là các tổ chức xã
hội hợp pháp thì hợp đồng đại lý là hợp đồng ưng thuận.
- Chủ thể của hợp đồng đại lý:
+ Bên đại lý: bên đại lý có thể là công dân ( đại lý xổ số) hoặc có thể là pháp nhân ( bưu điện, đại
lý tiết kiệm) có nghĩa vụ thực hiện 1 hay nhiều giao dịch một cách có lợi cho bên giao đại lý.
Bên đại lý tham gia vào 2 quan hệ pháp luật: quan hệ giữa bên đại lý và bên giao đại lý : quan hệ
bên trong, quan hệ giữa bên đại lý và bên thứ 3 để trao đổi giao dịch: quan hệ bên ngoài.
+ Bên giao đại lý có thể là công dân, pháp nhân, nhà nước cộng hòa XHCN VN, có quyền yêu
cầu bên đại lý thực hiện tốt các giao dịch đã tham gia với người thứ 3, có quyền yêu cầu bên đại
lý phải giao cho mình toàn bộ những kết quả bên đại lý hoàn thành.
*) Vai trò của nó với hoạt động quản lý kinh tế DN
Câu 34: Bản chất của hợp đồng lao động? Tại sao DN phải ký kết hợp đồng lđ? Vai trò của
hợp đồng lđ đối với hoạt động quản lý nhân sự trong DN
10
Bản chất: hợp đồng lđ là sự thỏa thuận giữa người lđ và người sử dụng lđ về việc làm có trả
công, điều kiện lđ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lđ
Hợp đồng lđ thể hiện mqh có tính chất pháp lý của người sử dụng lao động và người lđ trong sự
thỏa thuận trên cơ sở luật pháp quy định, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích người lđ đảm bảo tính
công bằng, bình đẳng trong quan hệ lao động giữa 2 bên.
Tại sao DN phải ký kết hợp đồng lao động:
Luật pháp lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của DN, các tiêu chuẩn
lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động. Để quy định trách nhiệm của các bên
trong quan hệ lao động giữa DN và người lao động, luật lao động đã quy định phải ký kết hợp
đồng lao động.
Vai trò của hợp đồng lao động đối với hoạt động quản lý nhân sự trong DN
- Hợp đồng lao động là cơ sở để DN tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu của mình.
- Hợp dồng lao động là 1 trong những hình thức pháp lý chủ yếu nhất để công dân thực hiện

quyền làm việc, tự do, tự nguyện lựa chọn việc làm cũng như nơi làm việc, yên tâm cống hiến
hết mình cho DN.
- Hợp đồng lao động quy định trách nhiệm thực hiện hợp đồng, là cơ sở để giải quyết tranh chấp
về lao động.
- Hợp đồng lao động là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực làm việc trong các cơ quan.
Câu 35: Để quản lý toàn diện DN chúng ta cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống VB
nào? Tại sao
Để quản lý toàn diện DN chúng ta cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống VB quản lý tổ chức
DN
Nguyên nhân: Bất kỳ 1 tổ chức nào cũng đòi hỏi phải tạo ra sự phân công, phân nhiệm 1 cách rõ
rang cụ thể cho các cá nhân và bộ phận nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm trong hệ thống tổ chức đồng thời tạo ra sự thống nhất các quan điểm hành động và
cơ chế hoạt động
-VB quản lý tổ chức là các quy định nhằm tạo nên sự thống nhất của các bộ phận cá nhân trong
tổ chức nhằm đảm bảo tổ chức vận hành đc thông suốt hiệu quả
+Tạo nên sự thống nhất hành động, hướng hành động theo mục tiêu đã đề ra
+Chỉ rõ cho mỗi cá nhân bộ phận biết chức trách nhiệm vụ của mình trong tổ chức hướng họ vào
các hoạt động thống nhất
+Tạo ra sự đồng bộ trong hđ quản lý, thừa hành và hướng các hđ này vào thực hiện có hiệu quả
mục tiêu của tố chức
Thứ tự Chức vụ Tên Chức vụ trong
Đảng CSVN
Ghi chú
1 Thủ tướng
Nguyễn Tấn
Dũng
Ủy viên Bộ Chính trị
2 Phó Thủ tướng
Nguyễn Sinh
Hùng

Ủy viên Bộ Chính trị
Phó Thủ tướng thường trực và phụ trách kinh
tế tổng hợp
3 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
4
Phó Thủ tướng (thường trực Ban chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng)
Trương Vĩnh
Trọng
Ủy viên Bộ Chính trị
5 Phó thủ tướng phụ trách kinh tế ngành Hoàng Trung Hải
Ủy viên Trung ương
Đảng
6
Phó Thủ tướng phụ trách văn hoá-xã
hội
Nguyễn Thiện
Nhân
Ủy viên Trung ương
Đảng
kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo
7 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Ủy viên Bộ Chính trị
11
Thanh
8 Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh Ủy viên Bộ Chính trị
9 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm Ủy viên Bộ Chính trị
10 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn
Ủy viên Trung ương
Đảng

11 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường
Ủy viên Trung ương
Đảng
12 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc
Ủy viên Trung ương
Đảng
13 Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh
Ủy viên Trung ương
Đảng
14 Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Ủy viên Trung ương
Đảng
15
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Cao Đức Phát
Ủy viên Trung ương
Đảng
16 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng
Ủy viên Trung ương
Đảng
17 Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Nguyễn Hồng
Quân
Ủy viên Trung ương
Đảng
18
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường
Phạm Khôi

Nguyên
Ủy viên Trung ương
Đảng
19
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông
Lê Doãn Hợp
Ủy viên Trung ương
Đảng
20
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội
Nguyễn Thị Kim
Ngân
Ủy viên Trung ương
Đảng
21
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
Hoàng Tuấn Anh
Ủy viên Trung ương
Đảng
22 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong
Ủy viên Trung ương
Đảng
23 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Thiện
Nhân
Ủy viên Trung ương
Đảng

24 Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Quốc
Triệu
Ủy viên Trung ương
Đảng
25 Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử
Ủy viên Trung ương
Đảng
26 Chánh Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền
Ủy viên Trung ương
Đảng
27 Chánh Văn phòng Chính phủ
Nguyễn Xuân
Phúc
Ủy viên Trung ương
Đảng
28 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu
Ủy viên Trung ương
Đảng
[sửa] Danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ (2007-2011)
12

×