Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Xây dựng hệ thống tái sinh tế bào trần từ mô sẹo phôi hoá của một số giống cây ăn quả có múi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.09 MB, 99 trang )

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
o0o


VŨ LAN ANH


XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH TẾ BÀO TRẦN TỪ
MÔ S
ẸO PHÔI HOÁ CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÂY ĂN
QU
Ả CÓ MÚI





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ðỗ Năng Vịnh



HÀ NỘI - 2009
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
2


LỜI CÁM ƠN
Lời ñầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
ñến GS. TS. ðỗ Năng Vịnh, người ñã quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tôi rất
tận tình ñể hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới thầy cô giáo lớp cao học K16, ñã giúp
ñỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn trong suốt thời gian học
cao học.
Tôi xin cám ơn TS. Hà Thị Thuý, cùng toàn thể các cô chú, các anh chị
và các bạn ñồng nghiệp tại Phòng thí nghiệm trọng ñiểm Công nghệ tế bào
thực vật - Viện Di Truyền Nông Nghiệp ñã giúp ñỡ tôi trong công việc cũng
như quá trình viết luận văn.
Cuối cùng, tôi xin ñược gửi lời cám ơn sự ủng hộ, ñộng viên khích lệ của
gia ñình và bạn bè trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn.


Vũ Lan Anh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
3



LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan luận văn là kết quả nghiên cứu hoàn toàn chính xác
và trung thực. Nội dung luận văn có ñược tham khảo và sử dụng các tài liệu,
thông tin ñược ñăng tải và công bố trên các tác phẩm, tạp chí và các webside
theo danh mục tài liệu của luận văn.
Kết quả trình bày trong luận văn ñược xử lý thống kê bằng phần mềm
thống kê với ñộ tin cậy cao.


Vũ Lan Anh
























Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
4


MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cảm ơn ii
Lời cam ñoan iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình vẽ, ñồ thị ix
MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Giới thiệu về cây ăn quả có múi 4
1.1.1. Phân loại 4
1.1.2. Nguồn gốc 5
1.1.3. Các giống cây ăn quả có múi trồng phổ biến ở trong nước 7
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới và trong
nước

8
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới 8
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi ở nước ta 11
1.3. Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi trong nước 12
1.4. Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi trên thế giới 13
1.5. Cơ sở khoa học - Nguyên lý của quá trình phát sinh phôi soma 14

1.5.1. Quá trình phát sinh phôi soma gián tiếp qua callus 15
1.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng ñến quá trình tạo mô sẹo phôi hoá ở
giống cây có múi
18
1.6. Tách và nuôi tế bào trần ở citrus 23
1.6.1. Lịch sử phát triển của phương pháp tách nuôi và tái sinh tế
bào trần
23
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
5


1.6.2. Các phương pháp tách tế bào trần từ các nguồn mẫu khác
nhau
24
1.6.3. Thành công trong nghiên cứu hệ thông tái sinh tế bào trần từ
mô sẹo phôi hoá ở citrus
25
1.6.4. Những ứng dụng trong nghiên cứu hệ thông tái sinh tế bào
trần từ mô sẹo phôi hoá ở citrus
26
1.7. Nghiên cứu tái sinh cây từ tế bào trần có nguồn gốc mô sẹo phôi
hoá
30
1.7.1. Tạo phôi vô tính ở cây ăn quả có múi 30
1.7.2. Tái sinh cây từ phôi vô tính 31
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
32
2.1. Vật liêu nghiên cứu 32

2.2. Nội dung nghiên cứu 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Nghiên cứu tạo mô sẹo phôi hoá của 2 giống cam Sành và
Valencia
33
2.3.2. Nhân sinh khối nguồn mô sẹo phôi hoá 35
2.3.3. Phương pháp tách và tái sinh tế bào trần từ mô sẹo phôi hoá 37
2.3.4. Nghiên cứu tái sinh cây từ tế bào trần có nguồn gốc mô sẹo
phôi hoá ở hai giống citrus
38
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và xử lý số liệu 41
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Nghiên cứu tạo mô sẹo phôi hoá của 2 giống cam Sành và
Valencia
42
3.1.1. Nghiên cứu khử trùng mẫu 42
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của CðHST ñến tạo callus 44
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
6


3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của dạng mẫu và tuổi mẫu nuôi cấy ñối
với tạo mô sẹo phôi hoá
47
3.2. Nhân sinh khối nguồn mô sẹo phôi hoá 50
3.2.1. Ảnh hưởng của các chất ñiều hoà sinh trưởng ñến nhân sinh
khối callus của hai giống citrus
50
3.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng Malt extract 51
3.2.3. Ảnh hưởng của nuôi cấy lỏng lắc ñến nhân sinh khối callus

của hai giống cây ăn quả có múi
53
3.2.4. So sánh hệ số nhân sinh khối callus giữa nuôi cấy lỏng lắc
thông thường với nhân sinh khối thông qua hệ thống Bioreacter
58
3.3. Tách và nuôi cấy tế bào trần từ mô sẹo phôi hoá 60
3.4. Nghiên cứu tái sinh cây từ tế bào trần có nguồn gốc mô sẹo phôi
hoá ở hai giống citrus
63
3.4.1. Tạo phôi vô tính từ tế bào trần nguồn gốc mô sẹo phôi hoá của
hai giống citrus
63
3.4.2. Tái sinh cây từ phôi vô tính 70
3.5. Kết quả ñưa cây ra vườn ươm 76
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


2,4 D: 2,4 Dichlorophenoxy acetic acid
α-NAA: α-Naphtalene acetic acid
BAP: Benzyl amino purine
EC: Embryogenic cell
NEC: Non – embryogenic cell
ME: Malt extract
CCC Clocolinclorit
CðHST Chất ñiều hoà sinh trưởng
MS Murashige và Skoog
ABA Axit abxixic













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng


Tên bảng Trang
1.1 Các giống thương mại chính ñược trồng ở nước ta 7
1.2 Quá trình phát sinh phôi ở cây một lá mầm và hai lá mầm 17
3.1 Ảnh hưởng của H
2
O
2
với thời gian và nồng ñộ khác nhau
ñến hiệu quả khử trùng
43
3.2 Ảnh hưởng của tổ hợp 2,4D + BAP và 2,4-D + kinetin ñến
sự hình thành callus của cam Sành
45
3.3 Ảnh hưởng của tổ hợp 2,4D + BAP và 2,4-D + kinetin ñến
sự hình thành callus cam Valencia
46
3.4 Ảnh hưởng của dạng mẫu ñối với tạo mô sẹo phôi hoá 47
3.5 Ảnh hưởng BAP và kinetin ñến nhân sinh khối callus 50
3.6 Ảnh hưởng của ME ñến nhân sinh khối ở hai giống cam
Sành và cam Valencia
52
3.7 Ảnh hưởng của thể tích môi trường khác nhau ñến nhân
sinh khối callus của cam Sành và cam Valencia
54
3.8 Ảnh hưởng của tốc ñộ lắc khác nhau ñến nhân sinh khối
callus của cam Sành và cam Valencia
56
3.9 So sánh hệ số nhân sinh khối callus giữa nuôi cấy lỏng lắc
thông thường với nhân sinh khối thông qua hệ thống

Bioreacter
59
3.10 Số phôi vô tính hình thành trên các môi trường tạo phôi
khác nhau
64
3.11 Ảnh hưởng của nuôi cấy lỏng lắc ñến hình thành phôi vô
tính
66
3.12 Ảnh hưởng của các môi trường khác nhau ñến sự nảy
mầm của phôi vô tính
71
3.13 Ảnh hưởng của nước dừa và ME ñến tỷ lệ nảy mầm của
phôi vô tính ở cam Sành và cam Valencia
74
3.14 Ảnh hưởng của loại giá thể ñến tỉ lệ sống của cây ngoài
vườn ươm
76
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
9


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình Trang
1.1 Tổng sản lượng Citrus của các nước chính 9
2.1 Mẫu quả non và lát cắt ngang quả non dùng trong thí
nghiệm
33
3.1 Ảnh hưởng của H

2
O
2
với thời gian và nồng ñộ khác nhau
ñến hiệu quả khử trùng mẫu
43
3.2 Ảnh hưởng của tổ hợp 2,4 D + BAP và 2,4-D + kinetin
ñến sự hình thành callus cam Sành và cam Valencia
46
3.3 Callus cam Valencia trên môi trường có bổ sung CðHST
khác nhau
47
3.4 Ảnh hưởng của dạng mẫu nuôi cấy ñối với tạo mô sẹo
phôi hoá
48
3.5 Mô sẹo thu ñược từ noãn cam Sành 48
3.6 Callus trên môi trường bổ sung 2mg/l BAP 51
3.7 Ảnh hưởng của ME ñến nhân sinh khối ở hai giống cam
Sành và cam Valencia
53
3.8 Sinh khối của callus trên môi trường bổ sung 0,5mg/l ME 53
3.9 Ảnh hưởng của thể tích môi trường ñến nhân sinh khối
callus của hai giống cam Sành và cam Valencia
55
3.10 Sinh khối callus cam Sành trong môi trường lỏng lắc với
thể tích khác nhau
55
3.11 Ảnh hưởng của tốc ñộ lắc và thể tích môi trường khác
nhau ñến nhân sinh khối callus của cam Sành và cam
Valencia

57
3.12 Mô sẹo phôi hoá trong các ñiều kiện nuôi cấy khác nhau 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
10


3.13 Hình ảnh tế bào trần 62
3.14 Phôi hình thành trên các môi trường có bổ sung các loại
ñường khác nhau
65
3.15 Ảnh hưởng của các môi trường khác nhau ñối với sự tạo
phôi vô tính từ mô sẹo phôi hoá
65
3.16 Ảnh hưởng của nuôi cấy lỏng lắc ñến hình thành phôi vô
tính ở hai giống cam Sành và cam Valencia
67
3.17

Phôi cam Sành hình thành trên môi trường lỏng 67
3.18 Quá trình phát sinh phôi từ callus phôi hoá của Cam sành
và Cam Valencia
69
3.19 Ảnh hưởng của các môi trường khác nhau ñến sự nảy mầm
của phôi vô tính
72
3.20 Nảy mầm của phôi vô tính trên môi trường có bổ sung
CðHST
72
3.21


Ảnh hưởng của nước dừa và ME ñến tỷ lệ nảy mầm của
phôi vô tính ở cam Sành và cam Valencia
75
3.22 Ảnh hưởng của nước dừa ñến nảy mầm và phát triển của
phôi vô tính ở cam Valencia
75
3.23 Ảnh hưởng của loại giá thể ñến tỉ lệ sống của cây con 77
3.24 Cây con ngoài vườn ươm 77




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
11


MỞ ðẦU
Cây ăn quả có múi (citrus) ñược xem là một trong những cây ăn quả
quan trọng nhất trên thế giới, nhờ giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của nó.
Chính vì những giá trị ñó mà diện tích và sản lượng citrus trên thế giới trong
những năm qua liên tục tăng [31]. Sản xuất quả Citrus tăng từ 22 triệu tấn
năm 1960 ñến 78 triệu tấn năm 1991 và trong năm 2000 – 2004 sản lượng
citrus ñã lên ñến 105 triệu tấn [41, 24]. ðến năm 2007-2008 thì sản lượng của
cả thế giới tăng lên 117 triệu tấn với diện tích xấp xỉ 8 triệu ha [25].
Ở Việt Nam diện tích trồng cây ăn quả có múi trong những năm qua
cũng tăng rất nhanh, năm 1990 cả nước có 19 062 ha cam quýt với sản lượng
119 238 tấn [2]. ðến năm 2007-2008 sản lượng citrus của cả nước ñã tăng lên
624 000 tấn với diện tích khoảng 61 100 ha, riêng cam quýt chiếm 51 100 ha
[25].
Các giống cam quýt của nước ta vô cùng phong phú bao gồm các giống

nhà trồng, hoang dại và bán hoang dại. Tuy nhiên, những giống này còn nhiều
nhược ñiểm so với các giống tiêu chuẩn trên thị trường quả có múi thế giới
[3]. Do ñó, việc tạo giống cây ăn quả có múi ñáp ứng tiêu chuẩn về chất
lượng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng ñầu của công tác chọn tạo
giống. Hiện nay, ngoài các phương pháp truyền thống ñã và ñang ñược áp
dụng thì phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học ñang là mục tiêu hướng
ñến của các nhà chọn tạo giống. Trong ñó, kỹ thuật nuôi cấy mô có thể tạo ra
nguồn mô sẹo phôi hoá và phôi vô tính sạch bệnh hoặc có thể tạo ra nguồn tế
bào trần có khả năng dung hợp từ nhiều loại mẫu khác nhau ñể tạo nhiều con
lai xa khác loài, giúp vượt qua những rào cản di truyền khi lai bằng các
phương pháp truyền thống, và mở rộng cơ sở di truyền cho chọn tạo giống
[13] Một trong các hướng ứng dụng quan trọng của nó là tách và tái sinh tế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
12


bào trần từ mô sẹo phôi hoá. Các nhà chọn giống cây có múi ñã nghiên cứu
tạo ñược nguồn tế bào trần từ các mô khác nhau ở cây có múi như tế bào thịt
lá, mô sẹo phôi hoá, mô sẹo không phôi hoá, tế bào tứ tử (Tetrads). Kể từ ñây
tái sinh cây từ tế bào trần ñã thực hiện ñược ở rất nhiều giống và loài citrus
[28, 35, 29].
Trong số các giống ñược trồng phổ biến như: bưởi Phúc Trạch, bưởi
ðoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Năm Roi; các giống quýt ðường Canh, quýt Bắc
Sơn, quýt Tích Giang; các giống cam Xã ðoài, cam Vân Du, cam Sành, thì
cam Sành (Citrus nobilis) có phổ thích nghi rộng, trồng ñược ở cả 2 miền Bắc
Nam, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cam Sành lại là giống nhiều hạt và hiện
nay ñang bị nhiễm bệnh greening nặng nề. Còn cam Valencia (Citrus
sinensis) là một giống cam thương mại, có giá trị về mặt kinh tế ñang ñược
trồng phổ biến trong nước và trên thế giới. ðây là loại cam có vỏ ngoài mỏng
và ñẹp, có tỷ lệ xơ thấp, nhiều nước, ít hạt, có mùi thơm và ngọt, có khả năng

thích nghi rộng, chịu hạn cao. Ngoài ra cam Valencia có ñặc ñiểm là chín
muộn, và có thể thu hoạch trong thời gian dài [3]. Do vậy, việc xây dựng
thành công hệ thống tái sinh tế bào trần có nguồn gốc từ mô sẹo làm vật liệu
nghiên cứu chọn tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, không hạt thích
nghi với môi trường sinh thái và thị trường trong nước là một yêu cầu quan
trọng của công tác chọn tạo giống.
Với lý do ñó, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:

Xây dựng hệ thống
tái sinh tế bào trần từ mô sẹo phôi hoá của một số giống cây ăn quả có múi
”.

Mục ñích nghiên cứu
- Xây dựng quy trình tạo mô sẹo phôi hoá in vitro ở giống cam Sành và cam
Valencia làm vật liệu tốt cho tách và nuôi cấy tế bào trần.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
13


- Xây dựng ñược phương pháp tái sinh cây từ tế bào trần ở hai giống cam
Sành và cam Valencia làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về dung hợp tế
bào trần và chuyển gen.
Yêu cầu
ðể ñạt ñược mục ñích trên chúng tôi tiến hành một số nghiên cứu sau:
- Xây dựng quy trình tạo mô sẹo phôi hoá của hai giống cam Sành và cam
Valencia
- Xác ñịnh môi trường tối ưu cho giai ñoạn nhân sinh khối nguồn mô sẹo
phôi hoá
- Tách và nuôi cấy thành công tế bào trần từ nguồn mô sẹo phôi hoá
- Tạo ñược cây con ngoài vườn ươm

Ý nghĩa khoa học thực tiễn của ñề tài
Tiếp cận và làm chủ ñược hệ thống tái sinh cây từ tế bào trần có nguồn
gốc mô sẹo phôi hoá, từ ñó phục vụ tốt cho công tác chọn tạo giống cây ăn
quả có múi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
14


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây ăn quả có múi
Sản xuất quả citrus của thế giới liên tục tăng: 22 triệu tấn vào năm 1960,
78 triệu tấn vào năm 1991 và từ năm 2000 - 2004 sản lượng citrus hàng năm
ñạt 105 triệu tấn [41, 24]. ðến năm 2007 - 2008 thì sản lượng Citrus trên toàn
thế giới ước tính vào khoảng 116 triệu tấn, trong ñó sản lượng cam chiếm
khoảng 64 triệu tấn (
FAO, 2009).
Trên thế giới có 140 nước sản xuất quả Citrus
tập chung chính là Florida và Braxin, với sản lượng hàng năm chiếm khoảng
85% của toàn thế giới. Riêng Braxin xuất khẩu 99% sản lượng, trong khi ñó
Florida thì tiêu thụ 90%. Tiêu thụ quả có múi bình quân ñầu người ở các nước
phát triển năm 2002 là 22kg/ người (cam, quýt), 2kg/ người (bưởi); ở các
nước ñang phát triển là 8,5kg/ người (cam, quýt) và 0,5kg/ người (bưởi) [22].
1.1.1. Phân loại
Hệ thống phân loại cam quýt rất phức tạp do khả năng thích ứng rộng:
ngày càng có nhiều các dạng lai tự nhiên, các ñột biến tự nhiên và quá trình
chọn giống nhân tạo ñã tạo nên nhiều giống mới, loài mới, do ñó những thiếu
sót và nhầm lẫn trong phân loại là không tránh khỏi.
Cây ăn quả có múi thuộc tông Clauseneae, dưới họ Aurantioideae, họ
Rutaceae, bộ Rutales, ngành Ngọc lan Lignosea, lớp cây hai lá mầm

Dicotylendones. Hệ thống phân loại ñầu tiên của Liné (1753) ñến nay ñã ñược
nhiều tác giả bổ sung, ñiều chỉnh [3]. Theo hệ thống phân loại của Swingle
(1967), Sykes (1987) và Jones (1990) thì họ Rutaceae, dưới họ Aurantioideae
có hai tông (tông Clauseneae và Citreae), 6 tông phụ và 33 chi, trong chi
citrus có 16 loài.

Tông Citreae có khoảng 13 chi, trong ñó có 6 chi quan trọng
là Citrus, Poncitrus, Fortunella, Eremocitrus, Microcitrus và Clymenia. ðặc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
15


ñiểm chung của 6 chi này là cho trái có tép mọng nước. Chi citrus ñược chia
làm 2 nhóm nhỏ Eucitrus và Papeda, các loài ñược trồng phổ biến hiện nay
thuộc nhóm Eucitru. Các loài trong nhóm Papeda thường ñược dùng làm gốc
ghép hay lai với các loài khác.
Ở Việt Nam ñã ghi nhận là có 14 chi, 37 loài thuộc dưới họ
Aurantioideae. Theo Võ Văn Chi (1997), ở nước ta chi citrus có 11 loài (Phụ
lục 1, bảng 2). Khác với Võ Văn Chi, Phạm Hoàng Hộ (1992) chia chanh kiên
và chanh tây làm hai loài riêng biệt: citrus limonia (chanh kiên) và C. limon
(chanh tây) và bổ sung thêm một số loài, ví dụ, C. nobilis (cam Sành, King
Mandarin).
1.1.2. Nguồn gốc
Citrus xuất hiện ñầu tiên ở ðông Nam Châu Á khoảng 4000 năm trước
công nguyên, sau ñó ñược di chuyển dần sang miền bắc Châu Phi chủ yếu qua
con ñường thương mại [8]. Tanaka (1979) ñã vạch ñường ranh giới vùng xuất
xứ của các giống thuộc chi citrus từ phía ñông Ấn ðộ (chân dãy Hymalaya)
qua Úc, miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản. ðiều này cũng khẳng ñịnh thêm
về nguồn gốc các giống cam chanh (Citrus sinensis Osbeck) và các giống
quýt ở Trung Quốc theo ñường ranh giới gấp khúc Tanaka [3]

Thanh Yên (Citron) là loại trái ñầu tiên trong loài cây có múi ñược biết
ñến ở Châu Âu, và ñược mô tả trồng ở vùng vịnh Ba Tư khoảng 300 năm
trước công nguyên, sau này ñược trồng nhiều ở Ý và những vùng ấm áp ở
Châu Âu [18]
Cam chua (sour orange) hay cam ñắng ñược phát triển trong thế kỷ thứ
10 ở phía ñông ðịa Trung Hải và muộn hơn ở Châu Phi và Nam Châu Âu.
Chanh tây (limon), Chanh ta (lime) và Bưởi (pomelo) cũng tương tự như vậy
nhưng ñược phát hiện muộn hơn khoảng vào nửa ñầu thế kỷ 12 [18].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
16


Cam ngọt (sweet orange) theo như tác giả Tanaka thì có nguồn gốc từ
Trung Quốc và phổ biến ở Châu Âu có lẽ trong thế kỷ thứ 16.
Quýt (mandarin, tangerine) cũng ñược trồng ở Trung Quốc và Nhật
Bản trong thời gian rất sớm. Nhiều tác giả cho rằng hầu hết các giống quýt
hàng hoá có nguồn gốc ở Trung Quốc, Nhật Bản hoặc ðông Nam Á, riêng
quýt Satsuma có nguồn gốc hoàn toàn từ Nhật Bản.
Bưởi chùm (grapefruit) có lẽ ñây là một loài lai của bưởi, cam Temple
có nguồn gốc ở miền Tây ấn ðộ [8].
Hiện nay cam quýt ñược trồng nhiều nơi trong vùng khí hậu nhiệt ñới
và Á nhiệt ñới, khoảng giữa 40
0
vĩ Bắc và 40
0
vĩ Nam, nơi có ñất ñai thích
hợp, ñủ ẩm và không quá lạnh (tối thiểu từ âm 6
0
C - âm 4
0

C). Các yếu tố ảnh
hưởng ñến vùng trồng cây ăn quả có múi bao gồm khí hậu, ñất ñai, nhiệt ñộ
tối thiểu. Những nơi có nhiệt ñộ thích hợp nhưng lượng mưa nhiều, nhiều gió,
nhiều mây che phủ kèm theo bức xạ mặt trời yếu hoặc ñất ñai không phù hợp
như tầng canh tác nông, khả năng giữ nước kém, lũ lụt, sẽ không thuận lợi
cho cây có múi phát triển.
Theo thống kê trên thế giới có khoảng hơn 90 nước trồng cây ăn quả có
múi, với diện tích trồng trọt gần 3 triệu ha. Phần lớn chúng ñược trồng ở các
vùng cận nhiệt ñới khoảng giữa 15
0
và 35
0
vĩ Bắc, 15
0
và 35
0
vĩ Nam, có nhiệt
ñộ mùa ñông lạnh vừa phải, có giai ñoạn ngủ nghỉ ñông và sau ñó cây ra hoa
ñồng loạt vào mùa xuân. Tại các vùng nhiệt ñới khoảng giữa 15
0
vĩ bắc và 15
0
vĩ nam nơi có nhiệt ñộ cao, không thích hợp lắm cho việc trồng cam quýt
nhưng bưởi và chanh lại khá phát triển do chịu ñược nhiệt. Khi nhiệt ñộ cao
quanh năm, cây có múi có thể ra hoa vài lần trong năm. Sự ra hoa ở vùng này
ñược kích thích bởi khô hạn hoặc các yếu tố khắc nghiệt khác. Quả thường có
vỏ màu xanh khi chín và chất lượng thấp hơn. Bù lại, ở các vùng cao như cao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
17



nguyên ở gần xích ñạo, người ta vẫn có thể sản xuất ñược quả có múi chất
lượng cao.
1.1.3. Các giống cây ăn quả có múi trồng phổ biến ở trong nước
Ở nước ta cây ăn quả có múi ñược trồng tản mạn khắp các vùng trong
cả nước. Mỗi vùng, miền ñều có các giống ñặc sản ñịa phương nổi tiếng ñược
chọn lọc từ lâu ñời. Giống cam ñược trồng phổ biến ở miền Bắc và miền
Trung là cam Sành, cam Xã ðoài, cam Sông Con, cam Vân Du; ở miền Nam
lại chủ yếu là cam mật, cam Sành. Các giống quýt cũng rất phong phú, nổi
tiếng có giống quýt ðường Canh, quýt Sen, quýt Chum [8]. ở nước ta có tập
ñoàn giống bưởi rất ña dạng, có nhiều giống với tên gọi khác nhau. Trong số
ñó rất nhiều giống ñặc sản nổi tiếng, như bưởi ðoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi
Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, bưởi Biên Hoà. Tuy nhiên sự phân biệt các giống
còn nhiều hạn chế. Giống chanh ñược ưa chuộng ở nước ta là giống chanh ta,
còn ñược gọi là chanh giấy, sai quả, có vị rất chua.
Bảng 1.1. Các giống thương mại chính ñược trồng ở nước ta
Tên giống Nguồn gốc Vùng trồng chính
Cam Xã ðoài Nhập nội
Vùng cam Bắc Trung Bộ và nông
trường Cao Phong, Hoà Bình
Cam Vân Du Nhập nội Nghệ An, Hà Tĩnh
Cam Sành Con lai giữa cam và
quýt
ðược trồng khắp nơi, từ Nam ra
Bắc
Quýt Tích Giang Trong nước Phú Thọ, Hà Tây cũ, Hải Hưng,
Sơn La
Quýt ðường Canh Trong nước Hà Nội, Hà Tây cũ, Hưng Yên
Bưởi ðoan Hùng Trong nước Phú Thọ
Bưởi Diễn Trong nước Hà Nội

Bưởi Phúc Trạch Trong nước Hà Tĩnh
Bưởi Năm Roi Trong nước Vĩnh Long
Trong số các giống ñược trồng nhiều hiện nay giống phổ biến và thích
nghi rộng nhất với cả hai miền Bắc và Nam là giống cam Sành (Citrus
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
18


nobilis), có giá trị kinh tế cao, nặng trung bình 3-4 quả/kg, nhiều nước, mầu
vàng da cam sẫm khi chín, vị ngọt hơi chua. Mặc dù có hương vị rất ñược ưa
chuộng và năng suất cao nhưng cam Sành lại là giống nhiều hạt và tính trạng
này làm giảm giá trị của giống rất nhiều và không ñáp ứng ñược yêu cầu của
thị trường quốc tế cũng như yêu cầu trong công nghiệp chế biến.
Ngoài các giống của ñịa phương, nhiều tập ñoàn giống cây có múi ñã
ñược nhập vào Việt Nam, trong ñó có một số giống như Valencia, Navel,
Clementine, giống chanh không hạt,… ñã cho năng suất và chất lượng quả
khá. Vì nhiều lý do tập ñoàn giống quý này vẫn chưa ñược trồng rộng rãi và
công nhận như là giống sản xuất trong nước.
Các giống trồng sản xuất phổ biến ở nước ta ña số ñều là các giống
nhiều hạt, lạc hậu so với tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy việc tạo giống không hạt
chất lượng cao là vấn ñề lớn trong chọn tạo giống cây ăn quả có múi nói
chung và giống cam Sành nói riêng ở nước ta.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ quả có múi trong nước và trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới
Sản xuất quả citrus của thế giới liên tục tăng: 22 triệu tấn vào năm
1960, 78 triệu tấn vào năm 1991 và từ năm 2000 - 2004 sản lượng citrus hàng
năm ñạt 105 triệu tấn [41, 24]. ðến năm 2007 – 2008 sản lượng citrus trên
toàn thế giới ước tính vào khoảng 116 triệu tấn, trong ñó sản lượng cam
chiếm khoảng 64 triệu tấn. Trên thế giới có 140 nước sản xuất quả citrus tập
chung chính là Florida và Sao Paulo (Braxin), với sản lượng hàng năm chiếm

khoảng 85% của toàn thế giới, riêng Braxin xuất khẩu 99% sản lượng thu
ñược, trong khi ñó Florida lại tự tiêu thụ tới 90%.
Sản lượng cây ăn quả có múi (citrus) ở các nước sản xuất chính trên thế
giới trong giai ñoạn 2005/2006 khoảng 72,8 triệu tấn, tăng nhẹ so với giai
ñoạn 2004/2005. Trong ñó bao gồm 47,1 triệu tấn cam, 15,0 triệu tấn quýt,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
19


4,3 triệu tấn chanh, 4,0 triệu tấn bưởi chùm và 2,4 triệu tấn các loại citrus
khác. Có nhiều sự khác biệt giữa những nước này, sản lượng cam của Barazil
ñược dự ñoán vào khoảng 1,7 triêu tấn, trong khi ñó Argentina, China,
Mexico và Ý cũng ñang có xu hướng tăng thêm.

Hình 1.1. Tổng sản lượng Citrus của các nước chính
Trong suốt hai thập kỉ qua, ngành sản xuất cam quýt trên thế giới
không ngừng tăng nhanh và mức tiêu thụ quả có múi trên thị trường thế giới
cũng ngày một cao hơn. Tổng sản lượng citrus hàng năm ñạt trên 105 triệu
tấn trong giai ñoạn 2000 - 2004 [24]. Ba nước sản xuất quả có múi lớn nhất là
Braxin, Mỹ, Trung Quốc, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng toàn cầu.
Khoảng 60% sản lượng quả có múi ñược tiêu thụ dưới dạng quả tươi, 40%
còn lại là chế biến. Braxin là nước sản xuất quả có múi lớn nhất chiếm 20%
tổng sản lượng citrus của thế giới, tiếp theo là Mĩ (14%), Trung Quốc (12%)
và Mexico (6%) [24].
Quả citrus ñược sản xuất ở khắp nơi trên thế giới, theo số liệu của FAO
(2004) có 140 nước sản xuất quả citrus. Tuy nhiên, hầu hết sản lượng tập
trung ở những vùng nhất ñịnh. Diện tích trồng citrus ở bang Florida (Mĩ) là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
20



342 041 ha, Sao Paulo (Braxin) là 338 000 ha. Nước nhiệt ñới trồng nhiều
cam quýt là Mexico, riêng bang Veracruz ñã trồng 70700 ha. Mexico nằm ở
10-24
o
vĩ Bắc tương tự với Việt Nam và là nước có sản lượng quả có múi xếp
thứ 5 trên thế giới [4].

Quả có múi chủ yếu ñược tiêu thụ ở các nước phát triển, mặc dù tiêu
thụ quả citrus bình quân trên ñầu người ở các nước ñang phát triển ñang tăng
lên do thu nhập tăng. Tiêu thụ quả có múi bình quân ñầu người ở các nước
phát triển năm 2002 là 22kg/ người (cam, quýt), 2kg/ người (bưởi); ở các
nước ñang phát triển là 8,5kg/ người (cam, quýt) và 0,5kg/ người (bưởi)[22].
Nhưng theo FAO, tiêu thụ cam tươi ở các nước ñang phát triển hiện nay có xu
hướng giảm do hai lý do: tiêu thụ cam tươi ñang ñược thay thế bằng nước
cam; khâu bảo quản và vận chuyển ñược cải thiện nên có nhiều loại quả thay
thế khác. Tuy vậy, tiêu thụ cam tươi vẫn phổ biến ở nhiều nước ñang phát
triển, ñặc biệt là ở những nền kinh tế khổng lồ như Mexico, Ấn ðộ,
Argentina, Braxin và Trung Quốc.
Bên cạnh ñó, sản lượng nước cam trên thế giới cũng tăng lên ñáng kể,
năm 2005/06 dự ñoán là 2,4 triệu tấn (65 ñộ brix), tăng 4 % so với năm
2004/05. Sản lượng nước cam tại Brazil trong năm 2005/06 (từ thỏng 7 năm
2005 ñến tháng 7 năm 2006) ước tính khoảng 1,4 triệu tấn (65 ñộ brix) tăng
9% so với năm 2004/05. Tại Mỹ, sản lượng nước cam trong năm 2005/06 ước
tính xấp xỉ 709.000 tấn, tăng 2 % so với năm 2004/05 nhưng sản lượng nước
cam giảm 32% so với mức cao nhất của năm 2003/04. Thông thường hàng
năm ước tính cứ khoảng 95% tổng sản lượng ñược chế biến thành nước cam
tại Florida. Sản lượng cam năm 2005/06 tại Florida ñược dự ñoán là tăng
khoảng 27 % so với năm trước, trước khi cơn bão Wilma ñổ vào Florida. Mặc
dù vậy năm 2005/06 do bị ảnh hưởng của cơn bão Wilma, sản lượng cam

Valencia tại Florida ñuợc dự báo là tăng 11 lần so với năm 2004/05. Sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
21


lượng nước cam ñược xem là sản phẩm chính Brazil và Mỹ chiếm khoảng 89
% tổng sản lượng trên toàn thế giới .
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi ở nước ta
Nghề trồng cây ăn quả có múi ở nước ta có lịch sử phát triển lâu ñời
với tập ñoàn giống ña dạng và phân bố rộng khắp các vùng trong cả nước từ
Bắc vào Nam. Trồng cam, chanh, quýt, bưởi nhanh cho thu quả và lãi suất cao
hơn nhiều loại cây khác [3]. Ở nước ta, trong số các loại cây ăn quả, cây ăn
quả có múi ñứng thứ hai sau chuối về tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế [4].
Diện tích trồng cây ăn quả có múi ở Việt Nam trong những năm qua tăng
nhanh. Năm 1990 cả nước có 19 062 ha cam quýt với sản lượng 119 238 tấn
[2]. ðến năm 2007-2008 sản lượng citrus của nước ta ñã tăng lên 624 000 tấn
với diện tích khoảng 61 100 ha, riêng cam quýt chiếm 51 100 ha [25].
Tuy nhiên, tăng trưởng về diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi
chưa bền vững và có chiều hướng bấp bênh do bệnh dịch và cơ cấu giống
chưa ổn ñịnh. Diện tích trồng mới tăng nhanh, nhưng diện tích phá ñi hàng
năm cũng không nhỏ.
Ở nước ta, hầu hết các vườn cây có múi trong cả nước ñều nhiễm bệnh
vàng lá nặng. Các vùng sản xuất cam quýt tập trung hầu như bị tàn lụi. Các
vườn trồng mới ñược hình thành ở các vùng ñã trồng cây có múi truyền thống
nên cây trồng mới luôn xen kẽ với cây bệnh, vì vậy tuổi thọ và năng suất của
các vườn trồng mới ñều bị ñe doạ. Các giống trồng phổ biến trong sản xuất ở
nước ta như cam Sành, cam Vân Du, cam Sông Con, cam Xã ðoài, bưởi
Diễn, bưởi Phúc Trạch,… hầu hết là các giống nhiều hạt, chất lượng dùng
trong ăn tươi và chế biến ñều thấp. Các giống ñều lạc hậu so với tiêu chuẩn
quốc tế, chưa sản xuất ñược quả không hạt (trừ giống bưởi Năm Roi) [4]. Vì

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
22


vậy, việc tạo nguồn giống sạch bệnh và tạo giống không hạt chất lượng cao là
yêu cầu cấp bách trong sản xuất quả có múi hiện nay.
1.3. Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi trong nước
Ở nước ta, các nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức ñộ phân loại thực vật,
cách trồng và nhân giống vô tính,… citrus cũng là một trong những ñối tượng
ñược các tác giả như Phạm Hoàng Hộ (1992), ðỗ ðình Ca (1996), Võ Văn
Chi (1997), ðỗ Năng Vịnh (2000) nghiên cứu phân loại thực vật công phu.
Việc tuyển chọn cây ñầu dòng ñã ñược các viện nghiên cứu và các ñịa
phương thực hiện khá thành công. Một số giống cây có múi ñặc sản, nhất là
bưởi Năm Roi ñã ñược nghiên cứu phát triển tại Viện cây ăn quả miền Nam.
Tại miền Bắc, Viện nghiên cứu Rau Quả, Trung tâm cây ăn quả Xuân Mai,
Phủ Quỳ, Phú Hộ là các trung tâm nghiên cứu, ñồng thời là nơi sản xuất giống
cây có múi phục vụ sản xuất [4].
Từ năm 1991, bộ môn Công nghệ tế bào, Viện Di truyền Nông nghiệp
ñã tiến hành nghiên cứu về chọn tạo giống cam, bưởi không hạt, tạo giống ña
bội và ñã thu ñược một số kết quả có ý nghĩa lý luận cơ bản, ñồng thời ñã tạo
ra nhiều dòng tam bội và nguồn gen mới có các ñặc tính không hạt ở cây ăn
quả có múi, cụ thể như sau:
a. ðã nghiên cứu quy trình tạo cây tứ bội thể từ chồi ngủ của cây già, hạt
non, mô sẹo phôi hoá và cụm chồi in vitro ở các loài và giống cây ăn quả có
múi khác nhau.
b. Xây dựng ñược quy trình tạo và nhân nhanh mô sẹo phôi hoá, phôi vô
tính và cây con từ cấy mô ở các giống cây ăn quả có múi bản ñịa khác nhau
dùng trong nghiên cứu ña bội hoá, biến dị và làm vật liệu cho dung hợp tế bào
trần. c. ðã tạo ñược các dòng tứ bội có giá trị, gồm tứ bội thể cam Sành, cam
Vân Du, cam Xã ðoài, bưởi Phúc Trạch, quýt Chum, bưởi ðỏ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
23


d. ðã thu ñược một số dòng bất dục ñực và ñang nhân cây bất dục phục vụ
khảo nghiệm.
e. Tạo ñược nhiều dòng tế bào và cây từ mô sẹo phôi hoá ở các giống như
quýt ðường Canh, cam Vân Du, cam Sành, cam Navel, cam Valencia,… Hiện
tại các cây này ñang ñược theo dõi, và tế bào phôi hoá ñược sử dụng trong
gây ña bội thể và biến dị tế bào sôma.
f. ðã nghiên cứu biểu hiện tính trạng không hạt làm cơ sở lý luận cho chọn
giống và ñã xác ñịnh ñược nguồn gen với tính trạng không hạt ñặc trưng.
Ngoài ra, các tác giả như Trịnh Bá Hữu (1966), Trần Thế Tục (1973,
1975), Ngô Xuân Bình (1998, 2001) cũng tiến hành nghiên cứu về tạo giống
cây ăn quả có múi nhưng các công trình nghiên cứu này ñều thực hiện ở nước
ngoài, chưa có ñiều kiện tiếp tục trong nước.
1.4. Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp khác nhau ñược áp
dụng ñể chọn tạo những giống citrus có giá trị như:
a. Nghiên cứu tạo cây tam bội ở các giống cây ăn quả có múi, thông qua
những kỹ thuật như cứu phôi, nuôi cấy nội nhũ, chiếu xạ, phương pháp dung
hợp tế bào trần giữa dạng 1n và 2n.
b. Nghiên cứu tạo cây tứ bội ở các giống cây ăn quả có múi: Chọn tạo dòng
tứ bội có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: chọn lọc các
dạng tứ bội xuất hiện với tần số khá cao trong tự nhiên [14] hoặc có thể bằng
các hoá chất gây tạo ña bội như colchicine [63,58], hoặc gần ñây các nhà
khoa học ñã tạo ñược hàng loạt các dạng dị tứ bội bằng dung hợp tế bào trần
[29].
c. Tạo dòng dị tứ bội bằng dung hợp tế bào trần
Trong số những cây ña bội, cây tam bội là cây quan trọng nhất vì chúng

cho quả không hạt. Sản xuất citrus không hạt có thể cải thiện chất lượng quả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
24


tươi. Các giống citrus không hạt có một lợi thế thương mại rõ rệt. Một số
giống có nhiều ñặc ñiểm nổi trội nhưng không có giá trị thương mại vì có quá
nhiều hạt. Ở những nước phát triển các giống nhiều hạt ñược trồng ở những
nơi có sự khác nhau lớn về mùa, hoặc do có một số tính trạng tốt hơn, hay
ñơn giản là do thiếu các giống không hạt. Các nhà chọn giống ñang nghiên
cứu những phương pháp cho phép tái tổ hợp giới tính nhằm tạo ra dòng quả
gần như không hạt [32].
1.5. Cơ sở khoa học- Nguyên lý của quá trình phát sinh phôi soma
Chúng ta biết rằng, tất cả tế bào thực vật ñều chứa toàn bộ thông tin di
truyền cần thiết ñể tạo ra một thực vật mới hoàn chỉnh. Về mặt cơ chế phân tử
thì sự phát sinh hình thái này là một quá trình biểu hiện phức tạp của các gen
và ñược ñiều hòa nghiêm ngặt, ñảm bảo cho các hệ thống, cơ quan trong cơ
thể sống biệt hóa ñúng thời ñiểm cần thiết khi cơ thể ñó phát triển [44, 64].
Vì vậy, việc cảm ứng phát sinh phôi cần trải qua những sự kiện: kết
thúc biểu hiện của các gen ñang hoạt ñộng và thay thế bằng chương trình biểu
hiện gen phôi hóa ñể hình thành phôi soma. Nguyên lý này ñược Sharp và
Evans ñề xuất ñầu tiên vào năm 1983 trên tạp chí Plant Cell Report. Hai ông
ñã sử dụng thuật ngữ “IEDC” (Induced Embryogenic Determined Cell- tế bào
ñược xác ñịnh có khả năng phôi hóa do cảm ứng) ñể mô tả tế bào phôi hóa có
nguồn gốc từ tế bào không phôi hóa; còn các tế bào hình thành từ phôi ñã có
sẵn chương trình biểu hiện gen phôi hóa ñược gọi là PEDC (Pre-Embryogenic
Determined Cell- tế bào ñược xác ñịnh có khả năng tiền phôi hóa). Vì vậy,
tùy theo từng kiểu tế bào mà có hai con ñường phát sinh phôi soma [44, 64,
52]. Tuy nhiên, dù là kiểu phát sinh nào, cả hai loại tế bào IEDC và PEDC
ñều có chức năng như nhau và ñược gọi chung là EDC (Embryogenic

Determined Cell- tế bào ñược xác ñịnh có khả năng phôi hóa) hay ñơn giản là
EC (Embryogenic Cell- tế bào phôi hóa) [44].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………
25


Thứ nhất là con ñường phát sinh phôi soma trực tiếp, trong ñó phôi
hình thành từ tế bào hoặc mô mà không qua giai ñoạn tạo callus, các tế bào
này chính là PEDC. Vật liệu khởi ñầu nuôi cấy phôi như vậy là các mô ñã tái
trẻ hóa như mô nucella ở Citrus có xu hướng hình thành ña phôi hoặc tế bào
thịt lá của trụ dưới lá mầm ở một số loài.
Thứ hai là con ñường phát sinh phôi gián tiếp qua callus và các tế bào
chuyển thành phôi chính là IEDC [52]. Phôi soma ñiển hình thường xuất hiện
từ các cụm tế bào gồm một vài ñến hàng chục tế bào nhỏ có khả năng phôi
hoá. Ngoài ra, phát sinh phôi thứ cấp hay sản xuất phôi từ phôi soma ban ñầu
là một trường hợp ñặc biệt của con ñường này.
Trong hai con ñường trên, kiểu phát sinh gián tiếp là phương pháp phổ
biến hơn ñể sản xuất phôi soma, ñáp ứng nhiều mục ñích khác nhau và ñã
ñược mô tả ở hàng trăm loài thực vật. Nguyên tắc chung của phương pháp
này là ñưa các tế bào ñã biệt hóa trở về trạng thái chưa biệt hóa rồi tái biệt hóa
thành phôi, trong ñó auxin ñóng vai trò quan trọng ñể cảm ứng cho quá trình
phản biệt hóa xảy ra [52, 64].
1.5.1. Quá trình phát sinh phôi soma gián tiếp qua callus
1.5.1.1. Sự hình thành callus
Về cơ bản, callus là mô ung thư, ít hoặc nhiều chưa cơ quan hóa và
thường hình thành từ vết thương của các mô cơ quan ñã biệt hóa [52]
.
Theo Pierik (1987), quá trình phản biệt hóa ñóng vai trò rất quan trọng
ñể tế bào trưởng thành có khả năng ñược tái xác ñịnh. Trong quá trình này,
các tế bào trưởng thành có thể chuyển từ trạng thái trưởng thành sang trạng

thái trẻ hóa và hệ quả tất yếu là tế bào ñược cảm ứng phân chia mạnh hơn, có
tốc ñộ sinh trưởng nhanh hơn và tạo ra callus, một loại mô biệt hóa kém và
chưa cơ quan hóa. Tuy nhiên, callus thường không ñồng dạng do chúng ñược

×