Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu Dự án : “ Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội tại tỉnh Lai châu .” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.51 KB, 15 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.Tên Dự án : “ Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả
ôn đới nhập nội tại tỉnh Lai châu .”
2.Mã số:
3.Cấp quản lý: Cấp tỉnh
4.Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2013 đến tháng 02/2016
5.Dự kiến kinh phí thực hiện: 2,091,180 triệu đồng
Trong đó, -Ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh: 1,971,793 triệu đồng
- Nguồn khác:119,386.6 triệu đồng
6.Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:
Tên tổ chức: Trung tâm giống Nông nghiệp Lai Châu.
Địa chỉ: Thị trấn Tam Đường, Tam Đường, Lai Châu.
Điện thoại: 02313.879.699 Fax:02313.879.379
7.Chủ nhiệm Dự án : Trung tâm giống nông nghiệp Lai Châu.
Họ, tên: Lê Văn Tuấn
Học hàm, học vị: kỹ sư lâm nghiệp Chức vụ: CBKT
Địa chỉ: Trung tâm giống nông nghiệp Lai Châu.
Điện thoại: Mobile 0983.427.465 CQ:02313.879.699
E-mail:
8.Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ:
Đơn vị liên doanh, liên kết : Trung tâm giống nông nghiệp Lào Cai.
Địa chỉ: Phường Cốc Lếu, thàng phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Số điện thoại :020 3844 608
9. Tính cấp thiết của dự án:
9.1.Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của Lai Châu.
Lai Châu là một tỉnh nằm ở phía Tây bắc của Tổ quốc, phía Bắc giáp với tỉnh
Vân Nam (Trung Quốc), phía Đông giáp với tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La; phía
Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 450km về
phía Tây, có biên giới giáp Trung Quốc dài 273 km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 9.112 km2 với 6 huyện, thị xã; 98 xã phường, thị


trấn (có 66 xã đặc biệt khó khăn, 21 xã biên giới). Dân số 336.936 người, mật độ
dân số 37 người/km2, có 20 dân tộc anh em sinh sống.
Ðịa hình: Ðặc điểm địa chất, địa hình của tỉnh Lai Châu rất phức tạp, có
những nét riêng biệt mà các vùng khác không có và được hình thành trong nhiều
giai đoạn kiến tạo xảy ra rất mãnh liệt khác nhau, có nhiều đứt gãy uốn nét và sụt
lún. Vùng núi chiếm 90% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng đồng bằng chiếm diện
tích không đáng kể, có cánh đồng Mường Thanh là nơi cung cấp lương thực chủ
yếu cho tỉnh. Ðiểm cao nhất cao 3.143 m, điểm thấp nhất cao 243,18 m, độ cao
trung bình là 1.700 m so với mặt nước biển. Hầu hêt đất đai có địa hình cao và dốc,
trên 50% diện tích có độ cao trên 1.000 m; gần 90% diện tích có độ dốc trên 250
xen kẽ với nhiều thung lũng, hẹp hình chữ V. Ðỉnh núi cao nhất chạy dài theo
hướng Tây Bắc - Ðông Nam - Ðông Bắc. Phía Ðông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn
dài 80 km2 có đỉnh Phăn Xi Păng cao 3.143 m; phía Bắc trên biên giới Việt Trung
có đỉnh Phu Si Lung cao 3.076 m, đỉnh U Thai San cao 3.048 m, đỉnh Phai Mu Len
cao 2.998 m, đỉnh Phư Kha Luông cao 2.810 m; phía Tây là các dãy núi cao chạy
dọc theo biên giới Việt Lào dài 80-100 km có đỉnh Pu-Den Din cao 1.886 m và dãy
Phu San Cáp chạy dài 50-60 km.
Khí hậu: Mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Mưa, bão tập trung từ tháng 5
đến 8 với lượng mưa trung bình hàng năm 1.673mm/năm. Các hiện tượng gió lốc,
2
mưa đá thường xảy ra vào những tháng đầu mùa mưa. Nhiệt độ cao nhất là 38 oC,
thấp nhất 3oC, nhiệt độ trung bình là 19 - 200C; tháng lạnh nhất là tháng 10; tần
suất sương muối thường xảy ra vào tháng 11 và tháng 12 ở huyện Sìn Hồ.
Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Lai Châu có
587.582 người. Trong đó, lao động xã hội toàn tỉnh là 282.983 người, chiếm 48,1%
dân số. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc, đông nhất là dân tộc Thái có 206.001
người, chiếm 35,05%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Mông có 170.460 người,
chiếm 29,01%; dân tộc Kinh có 99.094 người, chiếm 16,86%; dân tộc Dao có
39.575 người, chiếm 6,73%; dân tộc Khơ Mú có 14.894 người, chiếm 2,53%; dân
tộc Hà Nhì có 14.314 người, chiếm 2,43%; dân tộc Giáy có 9.018 người, chiếm

1,53%; dân tộc La Hủ có 6.824 người, chiếm 1,16%; dân tộc Lào có 6.613 người,
chiếm 1,12%; các dân tộc khác chiếm 3,58%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 10
huyện, thị; 157 xã, phường thị trấn; tỷ lệ người biết chữ chiếm 85%. Số học sinh
phổ thông, niên học 2002-2003 có trên 137.262 em; số giáo viên có 6.238 người.
Số thày thuốc có 2.879 người, bình quân y, bác sỹ trên 1 vạn dân là 166 người.
Tài nguyên đất :Tỉnh Lai Châu có 1.691.924 ha diện tích đất tự nhiên. Trong
đó: Diện tích đất nông nghiệp là 150.544 ha, chiếm 8,89%; diện tích đất lâm nghiệp
là 511.565 ha, chiếm 30,23%; diện tích đất chuyên dùng là 8.849 ha, chiếm 0,52%;
diện tích đất ở là 3.923 ha, chiếm 0,23%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là
1.017.043 ha, chiếm 60,11%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 143.329 ha,
chiếm 95,20%, riêng đất lúa là 18.874 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng
cây lâu năm là 2.517, chiếm 1,67%.
Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 978.241 ha, bãi bồi có thể sử
dụng là 3.654 ha, đất chưa được khai thác là 5.156 ha.
Tài nguyên rừng : Tính đến năm 2002, tỉnh Lai Châu có 553.650 ha rừng,
trong đó: Rừng tự nhiên là 538.552 ha, rừng trồng là 15.098 ha.
Tài nguyên khoáng sản :Tài nguyên khoáng sản có nhiều loại: Khoáng sản
có đất hiếm ở huyện Phong Thổ, đá đen ở huyện Mường Lay, hiện đang khai thác
chủ yếu là tư nhân; khoáng sản là kim loại như quặng sắt , chì , vàng sa khoáng có
nhưng trữ lượng nhỏ; khoáng sản than có mỏ than Na Sang đang được khai thác ở
quy mô nhỏ .
Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 1.687 km đường giao thông.
Trong đó: Ðường do Trung ương quản lý dài 550 km, chiếm 32,60%; đường do
3
tỉnh, huyện quản lý dài 297 km, chiếm 17,60%; đường do xã quản lý dài 840 km,
chiếm 49,79%. Hiện còn 17 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm.
Mạng lưới bưu chính viễn thông: Số lượng bưu cục và dịch vụ có đến các
huyện và một số xã; hiện số máy điện thoại toàn tỉnh có 12.000 cái, bình quân có 2

máy/100 dân.
Mạng điện lưới quốc gia: Hiện còn 4 huyện chưa có mạng lưới điện quốc
gia.Hạ tầng mạng lưới điện: Tính đến cuối năm 2009, 80/98 xã và 74% số hộ được
sử dụng điện. Nhiều công trình thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng trên địa
bàn như thủy điện Sơn La (2400MW), Huổi Quảng (520MW), Bản Chát (220MW),
Nậm Nhùn (1.200MW), Nậm Na 3 (84MW) và đặc biệt là thủy điện Lai Châu
(1.200MW) được khởi công vào cuối năm 2010, cùng với 60 dự án thuỷ điện vừa
và nhỏ khác…
Kinh tế - Xã hội : - Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
giai đoạn 2004 -2007 đạt 11,8%, riêng năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 15,8%. Cơ
cấu GDP chuyển biến tích cực, nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 49,7% năm 2003
xuống còn 40,1% năm 2007; Vùng hình thành một số vùng sản xuất nông, lâm
nghiệp tập trung, có triển vọng về hiệu quả kinh tế và xã hội; Sản xuất lương thực
tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt
157 nghìn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 400 kg/ người/ năm. Cây cao su
được đầu tư trồng mới gần 7000 ha, tiếp tục thâm canh vùng chè và đưa thêm giống
mới vào sản xuất. Kinh tế rừng phát triển với việc đã thu hút được một số doanh
nghiệp đến đầu tư, phát triển rừng kinh tế. Trong 5 năm đã khoán bảo vệ 141 nghìn
ha, khoanh nuôi tái sinh 117 nghìn ha, trồng mới trên 19 nghìn ha, tỷ lệ che phủ
rừng đạt 41%, tăng 9,3% so với năm 2005công nghiệp tăng từ 22,7% năm 2003 lên
29,7% năm 2007; dịch vụ tăng từ 27,6% năm 2003 lên 30,2% năm 2007. GDP bình
quân đầu người tăng từ 2,1 triệu đồng năm 2003 lên 4,95 triệu đồng năm 2007. Thu
ngân sách trên địa bàn tăng từ 33,4 tỷ đồng năm 2003 lên 152,1 đồng năm 2007.Kim
ngạch xuất khẩu đạt 19 triệu USD, tăng 8,6 lần so với năm 2001.Giải quyết việc
làm cho 6.000 lao động.Tỷ lệ đói nghèo giảm còn 16.032 hộ; 98.087 nhân khẩu,
chiếm 17,58%.
Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: một số dự án đầu tư quan trọng đang
được triển khai, các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị xã Lai Châu, thị trấn
Phong Thổ, thị trấn Tam Đường, khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng từng bước
được đầu tư xây dựng; các tuyến đường quốc lộ, các tuyến đường tỉnh lộ, đường

đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô, đường ra biên giới, tuần tra biên giới
từng bước được đầu tư, nâng cấp. Năm 2007, đã có 91 xã có đường ô tô đến trung
tâm xã, tăng 12 xã so với năm 2003. Có 65% số xã và 58,6% số hộ được sử dụng
điện, tăng 23 xã và 21,6% số hộ so với năm 2003. Năm 2003, toàn tỉnh chưa có
4
công trình nước sạch, đến hết năm 2007, đã có 35% dân số đô thị được sử dụng
nước sạch. Hệ thống cơ sở vật chất giáo dục được kiên cố, đã hoàn thành việc kiên
cố 65,2% tổng số phòng học.
Về xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội: công tác xóa đói giảm
nghèo luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo. Trong 5 năm tỉnh đã thực hiện lồng ghép
nhiều nguồn vốn như chương trình 135, chương trình 120, chương trình 134, chương
trình 186… để hỗ trợ nhân dân thực hiện xoá đói giảm nghèo. Khi chia tách, tỷ lệ hộ
đói nghèo 31,2% (theo chuẩn cũ, tương đương khoảng 65% theo chuẩn mới), đến năm
2007, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm xuống còn 39,89% (theo chuẩn mới). Đặc biệt, vấn
đề an ninh lương thực luôn được đảm bảo, năm 2007, bình quân lương thực đầu người
đạt 408 kg/năm, tăng 119 kg so với năm 2003.
Hoạt động giáo dục đào tạo nâng cao dân trí có nhiều tiến bộ. Kết quả phổ
cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ được duy trì và giữ vững.Năm học 2009-2010 có
392 trường với 5.759 lớp, tăng 27 trường, 306 lớp so với năm 2008-2009. Tổng số
học sinh ra lớp là 104.209 học sinh, tăng 6.117 học sinh so với năm học trước. Tính
đến cuối năm 2009, đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở 23 xã, đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Các chương trình quốc gia về y tế được quan tâm thực hiện tốt, tỷ lệ bác
sỹ/vạn dân tăng từ 1,62 bác sỹ năm 2003 lên 3,41 bác sỹ vào năm 2007. Đời sống
văn hoá, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Đến năm 2006, đã có
100% số xã có điện thoại đến trung tâm xã, tăng 38 xã so với năm 2003; năm 2007,
tỷ lệ số hộ được nghe đài phát thanh đạt 70% và trên 60% số hộ được xem truyền
hình.
Hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường; hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của chính quyền các cấp từng bước được nâng cao. Tình hình chính trị, xã hội ổn

định, quốc phòng an ninh được tăng cường, thế trận quốc phòng, an ninh được giữ
vững, khu vực phòng thủ tỉnh, huyện được củng cố. Các tuyến phòng thủ biên giới,
các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh được tăng cường góp phần bảo vệ
an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đến hết quý I năm 2008, Lai Châu
đã cơ bản hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền với Trung
Quốc. Quan hệ với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có nhiều chuyển biến, tiến bộ.
Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước: Tính đến cuối năm 2009, 50% dân số đô
thị trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch, 74% dân số nông thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh.
Tính đến cuối năm 2009, Lai Châu có 11 bưu cục, 68/89 xã có điểm bưu
điện văn hoá xã, 22 đại lý bưu điện và điểm chuyển phát; có 29/89 xã, 06 thị trấn,
5
03/03 phường có báo phát hàng ngày; có 221 trạm BTS, tăng 111 trạm so với năm
trước; mật độ điện thoại cố định là 16,2 máy/100 dân, tăng 143% so với năm 2008;
dịch vụ Internet tiếp tục phát triển nhanh, mật độ 1,21 thuê bao/ 100 dân, tăng
162% so với năm 2008
9.2.Sự cần thiết triển khai dự án
Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng, đánh giá tiềm năng đất đai, xem
xét mức độ thích hợp của các loại hệ thống cây trồng và tình hình sử dụng đất
làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt hợp lý là vấn đề
những năm gần đây, chúng ta đã triển khai nhiều hệ thống cây trồng trên các
vùng đất khác nhau, đặc biệt là “vùng đất bạc màu ở trung du và miền núi” mang
lại một số hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Ở Việt Nam, một số nhà máy nước ép trái cây cũng đang đi vào hoạt động
và có hiệu quả. Vì vậy, sản phẩm của dự án sẽ là đầu vào cho phát triển chế biến
nông sản. Qua đó giải quyết được lao động tại chỗ, tăng thu nhập của người dân,
góp phần cải thiện cuộc sống, hạn chế được tệ nạn xã hội.
Cả nước hiện có khoảng 765.000 ha cây ăn trái, sản lượng hơn 6,5 triệu tấn
với những loại trái cây chủ yếu như: dứa, chuối, cam, quýt, bưởi, xoài, thanh long,
vải thiều, nhãn, chôm chôm, sầu riêng. Kim ngạch xuất khẩu trái cây trong những

năm gần đây dao động ở khoảng 150 đến 180 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các loại
cây ăn trái đang trồng hầu hết đều cho năng suất không cao, chất lượng kém (không
đẹp, kích cỡ không đều, vị không đặc trưng), giá thành cao, nên khả năng cạnh
tranh thấp. Điều này dẫn tới cây ăn trái nước ta đang đứng trước thách thức lớn khi
hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Diện tích cây ăn quả cả nước trong
thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng
thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn
(trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi:
800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn).
Vấn đề đặt ra: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng năng xuất cho
cây ăn quả - năng xuất của cây ăn quả nhập nội, góp phần phát triển kinh tế của
huyện trong những năm tới, thực hiện tốt công cuộc đổi mới, hình thành nền nông
nghiệp có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái
của từng vùng, từng bước nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất. Mô hình
thành công sẽ là nơi làm mẫu cho các vùng có khí hậu tương tự trồng trên quy mô
diện rộng.
Xuất phát từ thực tế và tạo bước chuyển biến mạnh cho cây ăn quả, dự án :
“Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội
6
tại tỉnh Lai châu”, là hết sức cần thiết và đáp ứng nhu cầu thực tế.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao:
Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao thể hiện đồng bộ
qua các khâu như giống cây,quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cụ thể như sau :
Về giống : Để ứng nhu cầu của dự án , cây con làm giống khỏe mạnh, không
sâu bệnh, không cụt ngọn, lá màu xanh sẫm (đối với cây ghép, chú ý loại bỏ hết
mầm phía dưới mắt ghép vì đó là mầm của cây dại ).
Về phân bón, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật :Các loại phân bón được sử
dụng trong trồng cây ăn quả là những loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ, có trong
danh mục được phép sản xuất,kinh doanh tại Việt Nam. Các sản phẩm này được
lựa chọn nhằm giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, vừa bảo

vệ được sức khỏe con người lại giảm thiểu được chi phí sản xuất.
Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải được tập huấn về phương pháp sử
dụng thuốc (đúng thuốc, đúng loại sâu bệnh, đúng thời gian, đúng nồng độ, liều
lượng ) và các đồ dùng bảo hộ.
Đối tượng hưởng lợi : Đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ dự án là những cá
nhân, hộ nông dân tham gia dự án.Các cá nhân, hộ nông dân tham gia dự án sẽ
được tập huấn kỹ thuật về các khâu như : kỹ thuật trồng cây, chăm sóc, thu hoạch,
bảo quản nông sản
Qua dự án, người dân biết được quy trình kỹ thuật trồng, có được giống cây
ăn quả thuần sau khi trồng khảo nghiệm và hướng tới trồng theo phương hướng sản
xuất. Sản phẩm thu được từ dự án sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng, tăng năng
xuất trên đơn vị diện tích.
Dự án thành công sẽ làm tiền đề cho các hộ nông dân và các địa phương lân
cận học tập, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, qua đó nâng cao được thu
nhập của người dân cùng với một diện tích .
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
1. Mục tiêu
a.Mục tiêu chung:
Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập
nội ( Lê, Hồng, Đào ) phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng tại tỉnh Lai châu .
7
b. Mục tiêu cụ thể
+Trồng thử giống lê, hồng, đào đánh giá tính thích nghi.
+Xây dựng mô hình sản xuất 3 giống cây ăn quả.
+Phát triển 3 giống cây ăn quả : lê, hồng, đào trên quy mô diện rộng của tỉnh
Lai Châu.
+Tập huấn , chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả ôn đới cho người
dân cho người dân.
2. Nội dung
Nội dung 1.Điều tra kiến thức bản địa về phương thức trồng cây ăn quả, cách

trồng, chăm sóc cây trên địa bàn.
Chọn địa điểm điều tra cụ thể, điều tra về thực trạng sản xuất cây ăn quả ôn
đới trên địa bàn.
Nội dung 2.Nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng cho 3 giống cây ăn quả.
+ Nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng ( 2ha ).
+ Nghiên cứu xác định mức phân bón cho 3 loại cây ăn quả.
+ Đánh giá sự sinh trưởng, chất lượng quả, sự chống chịu của giống cây mới
so với cây địa phương.
Nội dung 3.Xây dựng mô hình trồng cho 3 giống cây mới
+ Xây dựng mô hình trồng thử giống Lê ( 1 ha ).
+ Xây dựng mô hình trồng thử giống Hồng ( 1 ha ).
+ Xây dựng mô hình trồng thử giống Đào ( 1 ha ).
3. Giải pháp thực hiện:
Giải pháp về đào tạo : đào tạo, tập huấn cho cán bộ xã, cán bộ huyện và bà
con nông dân tham gia vào dự án.
Giải pháp về tổ chức sản xuất: kết hợp với phòng lâm nghiệp, trung tâm
giống nông nghiệp Lào Cai, trạm khuyến nông huyện, khuyến nông xã và người
8
dân xã để xây dựng vùng trồng thử theo đúng tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật.
Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm :
Sơ đồ tóm tắt thị trường tiêu thụ sản phẩm
Khi hết thời hạn khoán nếu hộ nhận khoán có nguyện vọng và trong quá
trình nhận khoán thực hiện bảo vệ, chăm sóc tốt thì được nhận khoán chu kỳ tiếp
theo.
Giải pháp về nguồn vốn : ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ 100% .
9
4. Tiến độ thực hiện:
T
T
Các nội dung, công việc

thực hiện chủ yếu
Sản phẩm
phải đạt
Thời
gian
(BĐ-
KT)
Người, cơ
quan thực
hiện
1 2 3 4 5
1
Điều tra kiến thức bản địa
về canh tác và sử dụng
giống cây ăn quả lê, hồng,
đào.
Báo cáo chuyên đề -
bản mô tả các đặc
điểm chính đặc trưng
cho giống cây ăn quả
ôn đới, tình hình trồng
cây trên địa bàn, (kỹ
thuật trồng, chăm sóc
của điểm nghiên
cứu ). Hạn chế và tiềm
năng, giải pháp tăng
trưởng kinh tế và phát
triển bền vững.
Tháng
01-

03/2013
Trung tâm
giống
Nông
nghiệp
Lai Châu
2
Nghiên cứu quy trình kỹ
thuật trồng, chăm sóc,
nhân giống, phòng trừ sâu
bệnh cho 3 loại cây ăn
quả
- Quy trình kỹ thuật
trồng 3 loại cây ăn
quả, quy trình dễ áp
dụng, phù hợp với
điều kiện sản xuất của
vùng. Có cây giống
thuần.
- Nghiên cứu các loại
phân thích hợp, thời
điểm bón, liều lượng
bón.
- Nghiên cứu kỹ thuật
cắt, tỉa cành - tạo tán
và thời điểm làm
những công việc đó.
- Thường xuyên theo
dõi tình hình sâu bệnh
2013 -

2016
Trung tâm
giống
Nông
nghiệp
Lai Châu.
10
hại, biện pháp phòng
trừ theo tiêu chuẩn của
GAP.
3 Xây dựng hình trồng cho 3
loại cây ăn quả, tập huấn kỹ
thuật cho các hộ tham gia
mô hình.
3 mô hình trình
diễn, tổng quy
mô là 1ha ( mỗi
loại cây là một ha
)
Chuyển giao kỹ thuật
250 hộ dân được
tập huấn.
2013 -
2016
Trung tâm
giống nông
nghiệp Lào
Cai
Xây dựng mô hình 3 giống
cây đầu dòng

Mô hình trồng
sản xuất 3 loại
giống cây đầu
dòng
2013 -
2016
-Trung tâm
giống Nông
nghiệp Lào
Cai
-Trung tâm
giống Nông
nghiệp Lai
Châu
-Các hộ dân
11
Hội thảo đánh giá và chuyển
giao
-Các báo cáo
- 1 báo cáo cấp
tỉnh
-Báo cáo thực
hiện
- Tổ chức hội
nghị đánh giá kết
quả nghiên cứu,
mô hình trồng thử
nghiệm, qua đó
hoàn chỉnh quy
trình trồng cây ăn

quả ôn đới cho
phù hợp.
- Tập huấn kỹ
thuật cho những
hộ tham gia: 200
người.
2013 -
2016
Trung tâm
giống nông
nghiệp
5. Sản phẩm của dự án:
TT Tên sản phẩm Chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật
Chất lượng Chú thích
Số lượng
1 2 3 4
1
3 giống cây ăn quả
qua cải tạo, trồng
mới đã tăng năng
xuất hơn 10 - 15%
so với giống cũ.
Đạt chất lượng tiêu
chuẩn bộ, nghành
12
2
Mô hình trồng 3
loại cây ăn quả
Mô hình sản xuất đạt 7-

8 tạ /ha
10 ha
3 Báo cáo thực trạng
và các báo cáo
chuyên đề trồng
cải tạo 3 giống
Các báo cáo mang tính
khoa học và thực tiễn
01 bộ
4
- Kỹ thuật trồng
giống cây mới
- Tập huấn kỹ
thuật
- Quy trình kỹ thuật dễ
áp dụng, phù hợp với
điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng của vùng.
- 30 cán bộ và các hộ
nông dân được học quy
trình trồng.
-Bộ kỹ thuật
trồng 3 loại
cây ăn quả: lê,
hồng, đào
-Bộ tài liệu tập
huấn cho
người dân
tham gia dự án
5 Báo cáo đánh giá

thực trạng một số
hệ thống vườn cây
ăn quả trên địa
bàn.
Phản ánh rõ tình trạng
sản xuất của địa phương
01 bộ
6 Báo cáo thực hiện
( báo cáo tổng kết
kết quả, báo cáo
tóm tắt)
Đánh giá về thực hiện,
khả năng tiêu thụ sản
phẩm và nhu cầu giống
của người dân, được hội
đồng khoa học tỉnh đề
xuất nghiệm thu.
6 bộ
13
7
Bài báo khoa học
- Bài báo về trồng
cải tạo giống cây
ăn quả
- Bài báo về kỹ
thuật trồng, sản
xuất cây ăn quả ôn
đới trên địa bàn.
Đăng trên tạp chí của
tỉnh Lai Châu và trên tạp

trí khác.
02 bài
5.2.Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án
Phương thức triển khai
Sau khi kết thúc và hoàn thiện được quy trình sản xuất sẽ triển khai kết quả
của dự án như :
Trung tâm Giống Nông nghiệp tiếp tục quá trình cải tạo và
duy trì 3 giống cây ăn quả ôn đới: lê, hồng, đào.
Cán bộ và hộ nông dân tham gia vào dự án sẽ nắm vững quy
trình, đồng thời phối hợp với Trung tâm giống Nông nghiệp
Lào Cai, Trung tâm giống Nông nghiệp Lai châu, các phòng
nông nghiệp triển khai nhân rộng mô hình sau khi Dự án kết
thúc.
Quy mô sản xuất: Từ năm thứ 2 trở đi mỗi ha sẽ thu được khoảng 7-8 tạ/ha và
tăng gấp 1,5 lần vào các năm tiếp cho đén khi cây đạt năng xuất cố định (năm
4 )
6. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
6.1. Hiệu quả kinh tế -xã hội trực tiếp của dự án:
Hiệu quả về xã hội: Tìm ra con đường mới cho lĩnh vực trồng trọt, tận dụng
được sức lao động dư thừa, giảm bớt tệ nạn xã hội, giải quyết được nguồn lao động
- tăng thu nhập cho người dân. Qua đó giảm ô nhiễm môi trường, xói mòn, đất bỏ
hoang, các tệ nạn xã hội.
14
6.2. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội theo khả năng mở rộng của dự án.
Qua dự án, người dân có thêm kiến thức về trồng trọt (trồng cây ăn quả ôn
đới). Người dân học được nhiều kinh nghiệm từ các công nghệ cao trong quá trình
sản xuất cây ăn quả như là: công nghệ nhân giống qua ghép mắt - ghép đoạn cành,
công nghệ trồng và chăm sóc cây (bón phân, tưới cây, thu hoạch, bảo quản, phòng
trừ sâu bệnh hại, ). Tăng thu nhập cho địa phương, góp phần nào đó vào việc xóa
đói giảm nghèo, giảm thiểu các tệ nạn xã hội.

Ngày tháng. năm 200 Ngày tháng năm 200
Chủ nhiệm dự án Cơ quan chủ trì dự án
Lê Văn Tuấn
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày tháng năm 200
Sở Khoa học và Công nghệ
( Ký tên, đóng dấu)
15

×