Tải bản đầy đủ (.ppt) (63 trang)

Đề tài Tư tưởng tài mệnh tương đối và hồng nhan bạc mệnh trong truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 63 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
LỚP HÁN NÔM 06
CHUYÊN ĐỀ NGUYỄN DU
ĐỀ TÀI:
TƯ TƯỞNG “TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ” VÀ
“HỒNG NHAN BẠC MỆNH” TRONG
TRUYỆN KIỀU
GVHD: TS. ĐOÀN LÊ GIANG

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

BÙI THỊ HIẾU 0660066

TRƯƠNG THỊ DIỆU HIỀN 0660071

PHẠM THỊ LÀNH 0660110

VŨ THỊ LUYẾN 0660125

DƯƠNG THỊ NGHE 0660139

VÕ THỊ NGỌC PHƯỢNG 0660164

PHẠM THỊ MỸ QUẤT 0660166

TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY
I. Mở bài.
II. Thân bài



Cơ sở hình thành tư tưởng TMTĐ&HNBP trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Điều kiện lịch sử xã hội

Cuộc đời Nguyễn Du

Bản thân

Cuộc sống hiện thực

Ảnh hưởng của ba tư tưởng Nho - Phật - Đạo

Quan niệm của Nho giáo

Quan niệm của Đạo giáo

Quan niệm của đạo Phật

2. Tư tưởng TMTĐ&HNBP:
a. Tài mệnh tương đố
- Định nghĩa Tài, Mệnh
- Giải thích “tương đố”
Từ xưa TÀI và MỆNH vốn tương khắc (định nghĩa của cổ nhân) , “mệnh trời”
áp đặt.[dẫn thơ và lời của những tác gia khác-nếu có, lời trong kinh phật,
Khổng tử, Lão Trang]
- Nỗi thống khổ của người xưa
- Nỗi thống khổ của người nay (thời Nguyễn Du), loại người mới trong
xã hội bấy giờ, mầm mống những người tự do, có ý thức về bản thân, mong

muốn được hạnh phúc. xuất hiện quá sớm, còn yếu ớt nên chịu bi kịch 
vấn đề thời đại và con người.
b. Hồng nhan bạc mệnh
- Định nghĩa và giải thích theo điển cố, điển tích (có thể dẫn Vương
Chiêu Quân, Tây Thi)
Hồng nhan bạc mệnh như là “thiên kinh địa nghĩa” trời đã định, người không
thể đẹp hơn thiên nhiên vượt quá quy luật nên gặp hoạ (hồng nhan hoạ
thuỷ, khuynh quốc, khuynh thành)
- Dẫn thơ Kiều (phân tích giá trị của câu thơ đó đối với toàn tác
phẩm)
Thơ khác (của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc)
c. Cái chung của TMTĐ&HNBP
Đều là “thiên mệnh”

3. Câu chuyện đời và xã hội quanh Kiều ứng với HNBP&TMTĐ
a. Cuộc đời bi thương của Kiều
- Tài năng và nhan sắc Kiều (phân tích thơ + ca tụng)
- Số phận nghiệt ngã (liệt kê và dẫn thơ tất cả những lần Kiều
gặp nạn, chịu bất công, đánh đập, hành hạ cả thể xác lẫn tâm hồn)
- Nỗi đau đớn và nước mắt tuyệt vọng của Kiều.
b. Thuyết TMTĐ&HNBP ứng với những nhân vật khác
- Từ Hải : tài mệnh tương đố
- Đạm Tiên: Hồng nhan bạc mệnh
- Thuý Vân – Kim Trọng: những người có tài, có sắc nhưng
không bị ứng với thuyết TMTĐ&HNBP (“cho thanh cao, mới được
phần thanh cao”)
- Hồ Tôn Hiến: tài kinh luân
c. Thuyết TMTĐ&HNBP ứng với Truyện Kiều đúng hay sai?
Đúng trong trường hợp nào và sai trong trường hợp nào?


4. Cách nhìn và thái độ của Nguyễn Du đối với hai tư
tưởng này và (mở rộng)nỗi chua chát về cuộc đời lận
đận của bản thân. Đời Kiều hay là đời tác giả.
TMTĐ&HNBP đối với Nguyễn Du là quy luật cuộc
sống, lời than oán với xã hội Phong kiến
Vấn đề mâu thuẫn xh: người tài tử, người phụ nữ
xinh đẹp tài hoa với xã hội phong kiến hà khắc mà đồng
tiền đã bắt đầu lún sâu vào xã hội, khẳng định thế lực của
nó.
Tiếng nói đồng cảm của tác giả đối với số phận bất
hạnh của người phụ nữ cũng như đối với những tài tử
trong xã hội.
Tâm sự và hình ảnh của Nguyễn Du qua tư tưởng
TMTĐ&HNBM
III. Kết bài

1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ
& HỒNG NHAN BẠC MỆNH

1.a. Ảnh hưởng từ
điều kiện lịch sử - xã hội
Thời đại mà Nguyễn Du sinh ra và trưởng
thành là giai đoạn đất nước ta xảy ra nhiều sự
kiện, nhiều biến cố lớn lao và dữ dội nhất.
Đó là khoảng thời gian vừa đau thương,
nhưng cũng vừa quật khởi, vừa là bi kịch
nhưng cũng vừa là bản anh hùng ca.
Tuy nhiên, màu sắc chung cho cả giai đoạn
này vẫn là một màu tối đen, xám xịt.


1.b. Ảnh hưởng từ cuộc đời tác giả

Cuộc đời Nguyễn Du nổi bật hơn hết vẫn là
những trang buồn của một con người tài hoa lại
có thừa bất hạnh.

Ông đã hòa vào dòng người nghèo khổ, đáng
thương, chỉ vì thấp cổ bé họng mà phải gánh
chịu bao nhiêu điều bất công, ngang trái của
cuộc đời.

Ông thấu hiểu được nỗi niềm không biết ngỏ
cùng ai của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến, khi mà giá trị của họ chỉ đáng giá như đồ
chơi trong tay người đàn ông. Chứng kiến nhiều
hơn những cảnh con người càng tài hoa, nhan
sắc thì càng truân chuyên, bất hạnh.

1.c. Ảnh hưởng từ ba Tư tưởng
Nho, Phật, Lão - Trang

Nho giáo
Đạo Trung dung, là sự quân bình, cái gì cũng không
nên quá mức và cũng không nên quá bất cập, phải nằm
ở giữa hai thái cực đó, chỉ cần thiên lệch bên nào thì
nhất định ẩn chứa trong đó là điều họa, là cái mầm
không tốt vậy.
Luật Âm dương dung hợp (bỉ sắc tư phong), trong
sự vận hành, sự kết hợp của âm và dương, nếu có cái

này thì nhất định sẽ mất cái khác. Có càng nhiều thì mất
cũng càng nhiều.
Thuyết Thiên mệnh, con người ta sống thì phải biết
mệnh trời mà làm theo. Trong cực khổ mà ta biết đó là
mệnh trời khó tránh, vui vẻ chấp nhận thử thách thì ta
càng đỡ khổ, chứ nếu ta không tri mệnh, không bằng
lòng chấp nhận thì nỗi khổ càng vây lấy ta nhiều hơn.


Lão - Trang:
Sự tồn tại đồng thời của các cặp mâu thuẫn,
trái ngược nhau, nếu như đã có cái tốt, đẹp
thì nhất định sẽ có phần xấu, ác.
Quy luật Phản phục: phúc là nơi nương tựa
của họa và ngược lại.


Phật giáo:
Ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo, Nguyễn Du đã vận
dụng vào luật Nhân quả, mà hạt nhân của nó là
thuyết về Nghiệp .
Phật nói: con người ta gieo nhân nào thì gặp quả
đó, có thể thấy ngay cái quả do nhân mình gieo trong
kiếp này, nhưng cũng có khi là kiếp khác. Nghiệp là
kết quả của hành động chúng ta lặp đi lặp lại. Nếu
hành động đúng, tốt thì nghiệp báo ta sẽ tốt, còn nếu
ta làm việc xấu, mắc nợ cuộc đời thì nghiệp báo sẽ
bắt ta phải trả.
Khi vận dụng luật Nhân quả, vận dụng Nghiệp vào
mà giải thích, ta sẽ hiểu rằng, con người nếu tiền kiếp

đã gieo quả xấu, làm việc ác, thì kiếp này vẫn phải trả
nợ vậy.

2. Giải thích về
Tài mệnh tương đố
Hồng nhan bạc mệnh


Tài là tài năng, là những phẩm chất hay
năng lực của một người mới sinh ra đã có
hay trau dồi mà có. ‘

Mệnh là ý trời, là sự công bằng một cách
kì dị của Hóa Công, Hóa Nhi, của cổ máy
vũ trụ, của “Hồng quân”, làm cho cuộc đời
của một người trở nên tốt, xấu, xa hoa
hay nghèo khó…, tất cả đều đã được định
sẵn trong quỹ đạo hoạt động của tự nhiên.
2.a. Tài mệnh tương đố


Tài mệnh tương đố là nỗi thống khổ
không nói nên lời của bao nhiêu bậc
tài hoa, bao nhiêu tài tử, nỗi thống
khổ của kẻ biết vì sao mình khổ mà
không thể thay đổi được cuộc sống
của chính mình, mong muốn thay đổi
nhưng không biết làm sao thay đổi,
mong cầu được hạnh phúc nhưng lại
không thể hạnh phúc, chỉ còn biết uất

hận, nghẹn ngào, phiêu dạt trong kiếp
sống đọa đày theo “ý trời”.

2.b. Hồng nhan bạc mệnh

Hồng nhan là những người phụ nữ
đẹp, được trời ban cho sắc đẹp cực
kì diễm lệ, một tâm hồn mẫn tiệp tài
hoa thu hút mọi người.

Bạc mệnh là chết non, chết sớm,
phận mỏng, lao đao nhiều trắc trở.


Người xưa quan niệm vẻ đẹp của người
phụ nữ vượt quá vẻ đẹp của tự nhiên, tức
là vượt qua định mức cao nhất là trời thì
vận mệnh long đong nhiều cay đắng, khổ
sở.

Hồng nhan họa thủy, hồng nhan với nét
đẹp khuynh quốc khuynh thành gây điên
đảo các bậc anh hùng, vương tôn quý tộc
gây nước mất nhà tan, trở thành tội nhân
của đất trời cũng không ít nhưng cũng
không thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn, không
thoát khỏi định mệnh đã an bài.

3.


3.a. Cuộc đời bi thương của Kiều

Tài năng và nhan sắc
của Thúy Kiều

Số phận nghiệt ngã

Nỗi đau đớn và nước
mắt tuyệt vọng của
Kiều

Tài năng và nhan sắc
của Thúy Kiều
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Tay tiên gió táp mưa sa

Kiều tài sắc, tài hoa, lại còn mang trong người cả
hai chữ “tài tình”.

Vây phủ quanh thân
Kiều ngày còn thơ
ngây là hai lần thơm
nức

Đến khi Kiều đã chịu

biết bao nhiêu sóng
gió của cuộc đời,
nhan sắc của nàng
vẫn không có chút gì
thay đổi.


Tài năng và nhan sắc của Thúy Kiều còn được thể
hiện qua ngôn ngữ của nàng. Nó như là một thông
điệp làm tăng thêm sự sắc sảo, thông minh của
nàng trong lòng người khác:
Biết dường khinh trọng, biết lời phải chăng

Đến tên cáo già Hồ Tôn Hiến mà còn bị chinh phục:
Nghe càng đắm, ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.

Số phận nghiệt ngã
Trăng già độc đòa làm sao
Cầm dây chẳng lựa buộc
vào tự nhiên

Trải qua bao sóng gió đoạn trường, một
nàng Kiều sắc nước hương trời đã chịu bao
nghiệt ngã đổ lên tấm thân yếu mềm của mình.
Ngoài cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai
lần”, Kiều đã phải trải qua 2 lần đi trốn, 4 lần
định tự tử, 2 lần đi tu, 6 lần lấy chồng, mấy lần
bị đòn và hành hạ…



Tuổi cập kê nén lòng vì chữ hiếu bán mình
chuộc cha, đâu hay rằng một bước lại sa vào
vòng nhục nhã, muốn thoát cũng không được.

Tấm thân ngọc ngà trong 15 cái xuân xanh của
tuổi trẻ chỉ biết tới mùi của đau khổ.
Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về

×