Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Quan điểm và cách nhìn mới của Nguyễn Du về thuyết “Hồng nhan bạc mệnh” trong Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.64 KB, 6 trang )

Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn
-------000---------
Khoa Văn học
Tiểu luận
Truyện Kiều nhìn từ góc độ văn hóa
Đề tài: Quan điểm và cách nhìn mới của Nguyễn Du về thuyết “Hồng nhan bạc
mệnh” trong Truyện Kiều.
Hà Nội, tháng 5/2005
1
2
Những khách má hồng gặp phận truân chuyên đã trở thành một hiện tượng
phổ biến trong xã hội phong kiến và đi vào văn học như một đề tài quen thuộc. Đến
ngày nay, “hồng nhan bạc mệnh” cũng là những câu nói cửa miệng của ngưòi đời.
Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du cũng gửi gắm nhiều triết lý sâu sa qua thân
phận của những hồng nhan. Nhưng cũng từ vấn đề muôn thửơ ấy, thi nhân có
những cách tiếp cận mới.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du hơn một lần nói về bất hạnh của người tài
sắc: “Rằng hồng nhan tự thửơ xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”. Rồi: “Phận
sao bạc chẳng vừa thôi/ Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan”. Khách hồng
nhan trong Truyện Kiều được cụ Tiên Điền hướng tới là nàng Thuý Kiều tài sắc, là
Đạm Tiên phận bạc nức tiếng yến oanh một thời… Nàng Kiều với vẻ đẹp “Hoa
ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” dường như ẩn chứa trong đó sự hờn ghen đố kỵ
của con tạo. Và cũng vô tình trong lễ thanh minh, đi tảo mộ, nàng bắt gặp nấm mộ
xè xè bên đường của Đạm Tiên, nghiệm đến thân mình mà than: “Đau đớn thay
phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Và cuộc đời 15 năm lưu lạc
của Kiều cũng chính là một câu trả lời cho sự tiên nghiệm đó. Kiều cũng chịu
chung số phận với những người đẹp trong lịch sử, họ trở thành nạn nhân của chế độ
phong kiến vô nhân đạo. Đó là nàng Muội Hỷ bị vua Kiệt nhà Hạ cướp được trong
chiến tranh, được Kiệt sủng ái nhưng người ta đã quy tội làm mất nhà Hạ cho nàng.
Nàng Tây Thi, người đẹp nghiêng nước nghiêng thành đã được Việt Vương Câu
Tiễn sử dụng làm công cụ trả thù nước Ngô, sau cũng chịu một cái chết thê thảm.


Trọng đức hơn trọng sắc là một thực tế kéo dài trong xã hội phong kiến ở cả Trung
Quốc và Việt Nam. Giáo sư Trần Đình Hượu từng nhận xét: “Các nhà nho cho sắc
đẹp là một thứ của làm nước mất nhà tan, một điềm bất tường. Gia đình xã hội đề
cao người con gái nết na đoan trang chứ không đề cao sắc đẹp. Cuộc đời lưu lạc
của Thuý Kiều thể hiện những triết lý của Nguyễn Du về thuyết “hồng nhan bạc
phận” nhưng ta có thể nhận thấy sự đồng cảm và bênh vực của thi nhân đối với
3
những người phụ nữ nhan sắc. Nguyễn Du viết về người phụ nữ tài sắc bằng con
mắt thoát ly với định kiến thong thường của xã hội phong kiến và mang tầm tư
tưởng nhân đạo cao cả. Viết về Kiều, dù cuộc đời lưu lạc của nàng đầy cay đắng
nhưng ông không gợi cho người đọc nàng là một kỹ nữ đáng khinh miệt mà
Nguyễn Du luôn đứng trên lập trường bảo vệ nhân phẩm và cảm thông tri âm với
nàng.
Sự bênh vực những người phụ nữ có nhan sắc không chỉ ở Truyện Kiều mà ở
cả các tác phẩm chữ Hán như Long thành cầm giả ca, Dương phi cố lý… Ông đã
đặt vấn đề ngược lại người đẹp không có tội và ông cũng đặt vấn đề thân phận của
người nghệ sĩ trong xã hội. Và câu chuyện về hồng nhan bạc mệnh của Truyện
Kiều không chỉ dừng lại vấn đề về bất hạnh của người đẹp nói chung mặc dù bản
thân vấn đề bất hạnh của các mỹ nhân là có căn cứ ở thực tế xã hội phong kiến. Câu
chuyện tài sắc ở Truyện Kiều không thể nhìn cô lập mà phải đặt nó trong tương
quan với vấn đề tài tình. Khi tả tài thơ, tài đàn của Kiều, ông có dụng ý nhấn mạnh
đến phương diện nghệ thuật và cảm xúc. Tài năng và sắc đẹp của Kiều được
Nguyễn Du chú trọng nhưng cái tài sắc ấy của nàng còn gắn liền với chữ tình. Ở
Kiều, nàng hành xử theo chữ tình, sống với những khát vọng rất đời thường và
mong muốn hạnh phúc nên vô hình chung, chính nàng gây ra sự ghen ghét của trời
đất. Chính Nguyễn Du hơn một lần lên tiếng: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.
Cho dù, Kiều bán mình chuộc cha để làm tròn chữ hiếu nhưng trong thâm tâm nàng
luôn bị dày vò day dứt vì mối tình với chàng Kim. Trong quan niệm của Nguyễn
Du, người có tài trước hết là có tình, là người sống thiên về cảm xúc hơn là lý trí.
Tài mệnh tương đối không chỉ là câu chuyện bất hạnh của người có sắc đẹp mà còn

là câu chuyện bất hạnh của người sống bằng tình, đề cao giá trị của nghệ thuật.
Cũng chính vì cách nhìn mới đó mà vấn đề con người trong Truyện Kiều có rất
nhiều cách hiểu khác nhau. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng Nguyễn Du
trong Truyện Kiều đã có sự chuyển đổi nhân vật từ con người tỏ lòng sang thế giới
tấm lòng. Con người được khai thác từ những tình cảm tâm tư nhỏ nhặt nhất…
4
Quan niệm về thuyết Tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh của Nguyễn
Du trong Truyện Kiều xuất phát từ những nguyên lý có thực trong xã hội thời ấy
nhưng cũng chính từ thực tế ấy, thi nhân đã vươn tới những giá trị nhân đạo cao cả.
Viết về những con người có số phận đau khổ như Kiều, Đạm Tiên, ông không đứng
trên lập trường của một nhà nho, soi xét họ đánh giá thấp họ ở những phẩm chất tư
cách của một công dân trong xã hội cũ. Ông nhận thấy khách hồng nhan chỉ là nạn
nhân đáng thương, họ có tài có tình, những phẩm cách mà xã hội phong kiến không
dung nạp nên một điều hiển nhiên là họ bị loại trừ. Điểm tiến bộ của ông là thấy
được những giá trị tiềm tàng của người phụ nữ, cái tài của họ được gắn kết với cái
tình, với mong muốn được phát triển mọi năng lượng. Nguyễn Du không ngại
ngần xây dựng mô hình nhân vật lý tưởng đi ra ngoài mẫu nhân vật chuẩn mực theo
quan niệm của xã hội phương Đông.
Nếu như các triết thuyết phương Đông coi thân là ái gì tạm bợ, phù du, thân
là nguồn gốc của nỗi khổ và chất là nguyên nhân của nghiệp chướng. Nằm trong xu
hướng của văn học thế kỷ XVIII, các tác giả có xu hướng kéo con người từ mô
hình thánh nhân về với con người phàm trần. Các tác phẩm viết về đề tài người phụ
nữ, đòi quyền sống cho thân xác họ xuất hiện ngày càng nhiều. Trong Truyện Kiều,
Nguyễn Du chú ý đề cao con người ở phương diện thân xác, quý thân trọng thân
bênh vực cho quyền sống của con người. Không phải ngẫu nhiên, Giáo sư Trần
Đình Sử nhận xét: “Truyện Kiều là tiếng nói thương thân xót thân vào bậc nhất!”.
Ngòi bút phân tích tâm lý của Nguyễn Du đã đi vào tận cùng bên trong những xúc
cảm tế vi của nhân vật. Từ buổi gặp mặt ban đầu lưu luyến của Thúy Kiều và chàng
Kim cho tới những cảm giác nảy nở về thân xác trong tâm tư Kiều. Khác với những
quan niệm của Tam giáo phải kìm chế cảm xúc, giữ lại trạng thái tinh thần tỉnh táo,

Nguyễn Du miêu tả con người với cái tâm gắn liền với thế giới bên ngoài. Sự rung
động của Thuý Kiều trước tình yêu đều được tái hiện lại.
Theo dòng mạch của văn học thế kỷ XIII, Truyện Kiều của Nguyễn Du cùng
đivào khai thác đề tài hồng nhan bạc mệnh. Và đó cũng là triết lý được gửi gắm
5

×