Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm
văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài.
I.1.1 Cơ sở lý luận:
Là một mơn học thuộc nhóm khoa học xã hội, mơn Ngữ văn có tầm quan
trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là
mơn học thuộc nhóm cơng cụ, mơn văn cịn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn
học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các mơn học khác và
ngược lại các mơn học khác cũng góp phần học tốt mơn này. Điều đó đặt ra u cầu
tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực
tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình
biên soạn lại SGK các mơn học theo tư tưởng tích cực hố hoạt động học tập của
học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học.
Trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp.
Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn
bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội
dung. Muốn cảm thụ được cái hay, cái đẹp của ngôn từ trong văn chương thì bên
cạnh sự tự học tập, chuẩn bị bài cũ của học sinh là vô cùng cần thiết thì người giáo
viên phải có hệ thống câu hỏi rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh,
phù hợp với yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng cần thiết là điều không thể thiếu.
I.1.2. Cơ sở thực tiễn
1
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những mơn xã hội vì thế mà chất
lượng học văn có chiều hướng giảm sút. Học sinh khơng say mê, u thích mơn
học mà say mê vào những mơn mang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tin
học .... Chính vì thế lại càng địi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên Ngữ văn
phải tạo được giờ học thu hút học sinh, làm cho học sinh mong chờ đến giờ học.
Nói như vậy cũng có nghĩa là người giáo viên dạy văn cần phải xác định cơng
việc đó là "Dạy văn là để làm gì và dạy như thế nào? ”
Dạy văn là để làm gì? Từ trước đến nay trong nhận thức người ta dễ dàng trả
lời là để giáo dục, để mở rộng tâm hồn học sinh để mở rộng nhận thức về xã hội và
thực hiện những mục đích này, mục đích khác của chính trị, rồi nhận thức cái đẹp
của con người…
Nhiều người yêu văn học nhưng khơng phải ai trong số đó cũng làm nghề dạy
văn. Công việc dạy học văn phải định hướng được những rung động thẩm mỹ của
học sinh. Không phải ai trong số học sinh cũng thích mơn nghệ thuật này. Nhưng
mơn Ngữ văn đã góp phần quan trọng hình thành trong tâm hồn người cơng dân học sinh những hình ảnh: Dân tộc, đất nước, tiếng mẹ đẻ, lịng nhân ái, trí tuệ và
chính chúng sẽ ln ngự trị trong tâm hồn các em ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ
hồn cảnh nào.
Nhìn ở một góc độ như vậy rõ ràng người thầy giáo Ngữ văn với yêu cầu lý
tưởng phải là một người đọc đặc biệt. Từ ý định của một nền giáo dục xác định
được sự cảm thụ của mình, người thầy cịn phải đốn định được ý đồ của tác giả, sự
phát triển của hình tượng nghệ thuật trong sự cảm thụ của học sinh. Chính vì lẽ đó
mà người thầy phải hình thành các hoạt động "nghiên cứu", hoạt động "xây dựng",
hoạt động "tổ chức" và hoạt động giao tiếp. Đặc biệt là còn phải hiểu đặc điểm cảm
thụ nghệ thuật của các em ở các lứa tuổi để biến giờ văn thành những giờ “sáng
mắt, sáng lòng". Như vậy người thầy dạy văn là sự hiện hữu của nghệ thuật và
phương pháp. Khơng một nghệ thuật, một phương pháp nào có thể thay cho người
thầy thiếu tài năng, thiếu nhiệt tình và tri thức trong công việc dạy và học văn.
2
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
Nói như vậy cũng là để thấy được vai trị vô cùng quan trọng của các yếu tố:
Người thầy, học trò, phương pháp nghệ thuật... trong việc dạy tác phẩm văn
chương và muốn dạy học có hiệu quả bộ mơn nghệ thuật này người thầy cần đảm
bảo nhiều yếu tố trong đó yếu tố mà tơi cho là quan trọng đó là việc vận dụng một
cách bài bản lý thuyết về câu hỏi trong dạy văn theo loại thể để tránh được sự nêu
câu hỏi một cách tuỳ tiện. Có những câu hỏi quá khó hoặc mơ hồ khiến người học
khó nắm bắt để tư duy. Bởi các thể loại văn học có đặc trưng khác nhau. Tự sự
khác trữ tình, giân gian khác với hiện đại... Nên việc nắm bắt lý thuyết về câu hỏi
trong dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể để vận dụng trong giảng dạy là vơ
cùng quan trọng vì nếu nắm vững lý thuyết về câu hỏi thì sẽ phát huy tối đa tính tư
duy độc lập của học sinh và một giờ dạy văn sẽ thu được kết quả như mong muốn.
Vì vậy ở đây tơi muốn góp một phương pháp rèn luyện việc đặt câu hỏi cho
tác phẩm văn chương trong dạy học văn của thầy và trò những thành tựu của khoa
học, phương pháp và kinh nghiệm truyền thống. Nếu vận dụng tốt thì sẽ thu được
kết quả cao. Đó cũng là trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp khi đứng trước học
sinh, đứng trước một tác phẩm văn chương, sự trăn trở làm sao để các em cảm thụ
hết được vẻ đẹp đích thực của những tác phẩm đó.
Vì lý do đó tơi mạnh dạn đưa đề tài này thành bài tập nghiên cứu khoa học
giáo dục.
I.2. Mục đích nghiên cứu.
Dạy văn là để dạy người. Chất lượng bộ mơn là vấn đề cần phải được quan
tâm thích đáng. Làm sao để học sinh yêu môn văn và hứng thú học tập bộ môn này
phần lớn phụ thuộc ở người dạy. Một giờ học văn khiến học sinh say sưa, sôi nổi,
cảm thụ được hết cái hay, cái đẹp thì phải có phương pháp sư phạm tốt, phương
pháp rất đa dạng nhưng then chốt là hệ thống câu hỏi phải đảm bảo kích thích được
sự sáng tạo của học sinh.
3
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
Đề tài nghiên cứu nhỏ này của tôi không nằm ngồi mục đích, góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả quá trình giáo dục mà cụ thể là nâng cao chất lượng dạy
học văn trong nhà trường THCS.
I.3. Thời gian - địa điểm
I.3.1. Thời gian:
Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013.
I.3.2. Địa điểm:
Trường Trung học cơ sở Đông Ngũ.
I.3.3. Phạm vi đề tài:
I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc
trưng thể loại.
I.3.3.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Trường Trung học cơ sở Đông Ngũ – Tiên Yên – Quảng Ninh.
I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát:
Học sinh khối 9 trường Trung học cơ sở Đông Ngũ.
I.4. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu về lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu sách
giáo khoa, hướng dẫn giảng dạy các loại sách tham khảo có liên quan đến đề tài.
Tìm hiểu tài liệu phương pháp về lý thuyết đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm
văn chương theo thể loại.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Hoạt động của thầy và hoạt động của trò trong giờ văn đơi khi cịn trầm chưa
tạo được khơng khí sơi nổi say sưa. Học sinh cịn thụ động. Hệ thống câu hỏi của
thầy cịn đơi khi chưa phù hợp, khiến học sinh kém u thích bộ mơn nghệ thuật
này.
4
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
Quá trình nghiên cứu lý thuyết về câu hỏi của thầy đơi khi chưa sâu sắc, nắm
bắt các loại hình câu hỏi để vận dụng vào việc dạy văn theo loại thể còn mơ hồ, nên
việc đặt câu hỏi cho phù hợp đơi khi cịn khó khăn.
Điều tra một số lớp về trình độ chun mơn văn cho thấy chất lượng chưa
thực sự đảm bảo, tỉ lệ học sinh học yếu kém bộ môn này chiếm nhiều, tỉ lệ học sinh
khá giỏi thấp.
3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- Về phía người dạy: hệ thống câu hỏi cịn nghèo nàn, chưa phân biệt được
đâu là câu hỏi cảm xúc, đâu là câu hỏi hình dung tưởng tượng, đâu là câu hỏi hiểu
biết... chủ yếu những câu hỏi có nội dung tốt là đều dựa vào sách hướng dẫn ít có
được sự sáng tạo của học sinh địa phương của mình giảng dạy.
- Về phía người học: tỉ lệ điểm khá giỏi rất thấp. Điểm yếu kém chiếm nhiều.
Đọc một số bài thấy rằng sự phát hiện và cảm thụ cái hay cái đẹp trong tác phẩm
văn chương của các em còn rất hạn chế, chỉ dừng lại ở nội dung đơn thuần hay tóm
tắt lại những nội dung ghi được khi thầy dạy trên lớp, các em viết bài rất ít cảm
xúc, ít rung động và thậm chí còn lạc đề, khơng có những phát hiện mới những
sáng tạo của tác giả trong nghệ thuật cũng bị các em bỏ qua, thậm chí bỏ qua cả
những chi tiết rất quan trọng và được coi là mấu chốt của tác phẩm.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Với đề tài này tôi dự định thực nghiệm ở 3 lớp khối 9.
I.5. Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn.
Sáng kiến kinh nghiệm của tơi một mặt để giúp cho mình tìm ra phương pháp
giảng dạy Ngữ văn hợp lí để học sinh thêm u thích học tập bộ mơn. Đồng thời
cũng muốn đóng góp kinh nghiệm nhỏ bé của mình phục vụ cho mục đích giáo dục
chung của tồn xã hội.
5
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề này đó là cuốn : “Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo
đặc trưng phương thức biểu đạt” của tác giả Trần Đình Chung. Ngồi ra cịn có một
số định hướng dạy học trong SGV Ngữ văn 6,7,8,9.
Qua những tài liệu này tôi nhận thấy rằng người biên soạn sách đã đưa ra
những hướng dẫn về phương pháp dạy. Tuy nhiên đó mới chỉ là phương pháp
chung không thể áp dụng đối với tất cả các vùng miền khác nhau.
II.1.2. Cơ sở lý luận của đề tài.
Với đề tài này, theo tôi cần tập trung vào một số thuật ngữ sau:
- Kinh nghiệm: từng trải, đã xông pha, đã thử.
- Thể loại: là các tác phẩm thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, kịch, phóng sự….
- Tác phẩm văn học: là cơng trình nghệ thuật ngơn từ, kết quả của q trình sáng
tạo nghệ thuật (hoạt động sáng tác) của cá nhân nhà văn hoặc kết quả của quá trình
sáng tác tập thể.
II.2. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1: Thực trạng của việc học Ngữ văn trong nhà trường Trung học cơ sở.
1. Về phía giáo viên
6
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
Hiện nay đội ngũ giáo viên THCS chiếm số lượng khá nhiều, hầu hết đã đạt
chuẩn và trên chuẩn, hàng năm thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ. Tuy nhiên, năng lực của giáo viên không đồng đều. Một số ít giáo viên chưa
say mê nghề nghiệp, chưa có ý thức tự trau dồi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
chưa chịu khó tìm tịi tham khảo sưu tầm thêm tài liệu nên kiến thức ngày càng mai
một. Thêm vào đó là khơng có phương pháp thực sự phát huy tính tích cực khả
năng tư duy của học sinh. Một số ít giáo viên năng lực diễn đạt chưa tốt, câu hỏi
đặt ra lủng củng, khó hiểu khơng nắm bắt được kiến thức trọng tâm. Chính vì vậy
cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ của học sinh. Nhiều giáo viên coi nhẹ các
phương pháp vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, đóng vai nên khơng phát huy được
hết khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương của học sinh.
2. Về phía học sinh
Một số học sinh chưa hứng thú, thậm chí có tâm lí ngại, sợ học văn học. Nhiều
em chỉ coi trọng những môn tự nhiên, không thích các mơn xã hội. Nhiều em khả
năng cảm thụ văn học còn yếu, năng lực diễn đạt còn hạn chế. đặc biệt là các em
còn lười trong khâu chuẩn bị bài, ngại trả lời các câu hỏi bài tập trong sách giáo
khoa, năng lực diễn đạt hạn chế. Phần đông học sinh là con nông dân nên thiếu sự
quan tâm của gia đình, ít tài liệu tham khảo.
II.2.2. Đánh giá thực trạng
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do:
- Thứ nhất là: sự nhiệt tình của một số giáo viên chưa cao trong việc dạy học.
Việc nghiên cứu bài giảng qua loa chính là nguyên nhân khiến cho hệ thống câu hỏi
vụn vặt, rời rạc. Hơn nữa hiện nay sự phát triển của công nghệ thông tin cũng kéo
theo sự chây lười, ỷ lại của một số giáo viên, họ copy lại bài soạn của người khác,
- Thứ hai: việc tiếp thu văn bản văn học có sự chênh lệch.
Vì vậy, muốn xây dựng được tình huống có vấn đề trước hết lại phải biết xây
dựng một hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Nên hệ thống câu hỏi cần phải đảm bảo
những u cầu có tính ngun tắc sau đây:
7
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
- Câu hỏi nói chung nhất thiết phải vạch ra được (hoặc định hướng) và mối
liên hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của bài văn.
- Câu hỏi phải mang tính hệ thống liên tục.
- Câu hỏi phải sát hợp với tác phẩm và khêu gợi hứng thú của bản thân học
sinh.
- Câu hỏi ngồi tính chất rõ ràng phải có màu sắc văn học, có khả năng khêu
gợi tình cảm, xúc động thẩm mỹ cho học sinh.
- Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khn khổ một giờ học trên
lớp, vừa có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ tìm tịi sáng tạo cho học sinh.
- Câu hỏi không tuỳ tiện, vừa được xây dựng thành một hệ thống lơgíc có tính
tốn giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chính thể.
- Cần kết hợp cân đối loại câu hỏi cụ thể tổng hợp gợi vấn đề.
- Câu hỏi phải căn cứ vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài văn.
Những yêu cầu trên rất cần thiết nhưng bằng cách nào để thoả mãn được
những yêu cầu đó là vấn đề mà người làm chuyên môn thường xuyên nghĩ tới.
II.3. CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
II.3.1. Các phương pháp
Trong cuốn "Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương" Tiến sỹ Nguyễn
Viết Chữ đã đưa ra 6 nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm
văn chương như sau:
1. Câu hỏi phải đạt mục đích kích thích sự cảm thụ của người đọc với tác
phẩm.
Để thực sự đưa học sinh về vị trí chủ thể phải tạo điều kiện cho học sinh (cũng
là người đọc) trực tiếp xác định được, thể hiện quá trình nhận thức thẩm mỹ của
mình trong quá trình tiếp xúc với tác phảm nghệ thuật, người thày tham gia chủ đạo
được quá trình ấy, tác động, kích thích phải xác định rõ mục đích của việc đặt câu
hỏi.
8
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
2. Câu hỏi phải xác định được cảm xúc và rung động thẩm mỹ có tính chất
trực giác của người đọc.
Đây là yêu cầu để kiểm tra ấn tượng ban đầu của người đọc với hình tượng
nghệ thuật. Xác định sự cảm nhận nội dung và nghệ thuật ban đầu của bản thân để
tìm ra sự nhạy cảm của nghệ thuật.
3. Việc đưa ra câu hỏi phải xác định được bức tranh tồn cảnh có diện và
có điểm để giờ học văn có trọng tâm, những điểm sáng thẩm mỹ phải được khai
thác sâu sắc hơn, khắc phục được giờ văn bàng bạc, nhạt nhẽo.
Xác định được bức tranh nghệ thuật của toàn cảnh và trọng tâm là xác định cái
logic vận động của hình tượng nghệ thuật (cảm xúc trong thơ hay nhân vật trong
văn xuôi). Từ lúc nảy sinh vận động đến cao trào và kết thúc câu hỏi phải kích
thích học sinh hình dung được tái hiện ra điều đó và chính sự tưởng tượng sinh
động gây được sự thú vị và là điểm để kết hợp liên môn trong dạy học môn văn.
Hướng sự cảm thụ của các em vào trọng tâm của tác phẩm nghệ thuật .
4. Câu hỏi xác định sự hiểu biết của người đọc theo mức độ từ dễ đến khó.
Mức thấp nhất của tiểu tác phẩm là kể được chuyện thuộc được thơ, mức cao
nữa là lý giải các sự kiện biến cố và mức cao nhất là có thái độ quan điểm riêng
chân thực trước hình tượng nghệ thuật.
Việc phát triển được thái độ cá nhân chân thực trong nhận thức thẩm mỹ là
điều hết sức cần thiết. Chỉ có như vậy thì người học sinh trong dạy học văn mới
cảm thấy tư cách chủ thể của mình được tơn trọng và có hứng thú, có khát vọng
chiếm lĩnh nghệ thuật.
Thông qua việc trả lời, người dạy biết được để diều chỉnh và định hướng.
5. Câu hỏi phải giúp cho người đọc phát hiện được chi tiết nghệ thuật có
giá trị và toàn bộ cấu trúc tác phẩm.
9
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
Ơ đây phải xét trên dạng tổng thể và cá biệt kế thừa ở phương pháp dạy văn
truyền thống, khai thác cạn kiệt những chi tiết đặc sắc để khắc phục tình trạng võ
đốn chung chung. Bên cạnh những chi tiết vụn vặt tản mạn lại có một cái nhìn hệ
thống tồn diện.
6. Mã hố lượng thơng tin một cách đơn giản phù hợp sát thực với thể loại,
nội dung cụ thể và tâm lý lứa tuổi.
Khi đặt câu hỏi cố tình tìm một hình thức thích hợp nhất để tránh tình trạng
dài q hoặc tối nghĩa khơng thích hợp với lứa tuổi. Có thể cùng một nội dung thể
hiện dưới nhiều hình thức cho thầy hoặc trị...
Từ 6 ngun tắc trên ta có thể xây dựng hệ thống câu hỏi sau đây:
II.3.1.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy học tác phẩm văn chương
ở nhà trường THCS.
II.3.1.1.1. Hệ thống câu hỏi cảm xúc.
Là hệ thống câu hỏi tìm ra cái phản ứng trực giác của người đọc bị tác động
bởi một nội dung và hình thức của tác phẩm ở mức độ ấn tượng ban đầu của người
đọc. Nó đi sâu vào cảm xúc thẩm mỹ, trả lời hệ thống câu hỏi này người đọc xác
định được cảm xúc của mình khi đọc xong tác phẩm, thể hiện được ấn tượng ban
đầu trước hình thức nghệ thuật hay nội dung trực tiếp có tính chất vật chất của tác
phẩm.
* Câu hỏi cảm xúc vật chất:
Loại câu hỏi này thiên về những rung động vật chất của người đọc trước sự tác
động của số phận nhân vật trong văn xi và mâu thuẫn, tính chất xã hội trong
xung đột của số phận cá nhân và xã hội. Loại câu hỏi này tồn tại ở nhiều dạng khác
nhau nhưng người trả lời phải bộc lộ được trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sướng,
khổ, yêu thích, căm ghét, sợ hãi... ở dạng trực giác.
VD: Sau khi đọc truyện ngắn "Sống chết mặc bay" (Phạm Duy Tốn - Ngữ văn
7 tập 2) em hãy cho biết:
- Tâm trạng của em như thế nào?
10
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
- Em thương nhân vật nào nhất?
- Ghét nhân vật nào nhất?
- Nhân vật quan phụ mẫu gợi cho em ấn tượng gì?
Thơng qua sự trả lời của học sinh, thầy có thể phát hiện ngay sự mẫn cảm của
trị. Ở những học sinh khá giỏi có thể bổ sung câu hỏi tại sao?
Nhiều người cho rằng không thể nào lại đưa câu hỏi cảm xúc ngay được mà
phải hiểu rồi mới cảm. Nhưng ở đây đưa câu hỏi này vào trước là thiên về xác định
cảm xúc ban đầu của người đọc cịn đi sâu vào tình cảm sâu sắc ở giai đoạn sau.
Các hệ thống câu hỏi không phải cố định trong lơgíc giờ học mà hỏi vào lúc nào thì
có ít nhiều thay đổi, bổ sung trong tiết học.
* Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật:
Loại câu hỏi thường hướng về những rung động ban đầu bởi những tác động
của những hình thức nghệ thuật của tác phẩm đến người đọc, ngữ điệu nhạc tính
trong thơ, tiết tấu đặc biệt của nó hoặc cấu trúc độc đáo trong văn xuôi.
VD: Khi dạy bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ) Ngữ văn 7 tập II.
Tơi có thể hỏi học sinh một số vấn đề sau:
- Sự lặp lại một số khổ thơ, dòng thơ trong bài gợi cho em ấn tượng gì?
- Nhạc điệu, vần điệu của bài thơ để lại cho em các cảm giác đặc biệt khơng?
II.3.1.1.2. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng.
Hệ thống câu hỏi này thiên về sự hình dung của người đọc. Những câu hỏi
giúp người đọc xác nhận hình dung của mình dưới tác động của hình tượng văn
học. Hệ thống này gồm 2 loại: Tái hiện và tái tạo.
* Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiện:
Đòi hỏi học trò và thầy tự xác định bức tranh nghệ thuật trong tâm hồn mình
khi đọc tác phẩm hoặc khêu gợi trí tưởng tượng trong và sau khi đọc.
VD: Sau khi học xong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, giáo viên có
thể đặt câu hỏi cho học sinh như sau:
11
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
- Trong suốt cuộc đời nhân vật Thuý Kiều, giai đoạn nào gợi ở em ấn tượng
mạnh nhất, hãy minh hoạ bằng lời?
- Em hình dung thế nào về bóng dáng nhà thơ ở đầu và cuối bài? Hãy rhể hiện
bằng lời nói của mình cho các bạn nghe?
* Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo:
Loại câu hỏi này đi vào những bức tranh nghệ thuật bộ phận sắc sảo tinh tế có
tính chất phát hiện sáng tạo, có thể gợi ý định hướng trong những chi tiết cuộc đời
nhân vật trong những thời điểm mang nhiều thông tin và dụng ý nghệ thuật.
Trả lời được những gợi ý, những câu hỏi, minh hoạ được, tả lại được những
cảnh tượng hình dung ra những cái đó thể hiện sự rung động cảm thụ của người đọc
và cũng phản ánh cái mạnh, yếu của trị để có thể điều chỉnh hoặc để cho bạn nhận
xét về nhau cũng có thể bồi dưỡng được:
VD: Sau khi học xong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” (Trích Dế Mèn
phiêu lưu kí) của Tơ Hồi, có thể hỏi học sinh như sau:
- Em hình dung như thế nào về cái chết của Dế Choắt? Hãy tả lại?
- Em hãy hình dung cảnh Dế Mèn đứng trước mộ Dế Choắt và tưởng tượng
xem Dế Mèn đã nói gì?
- Hãy tưởng tượng nếu Dế Choắt khơng chết thì Dế Mèn có thay đổi cách suy
nghĩ, lối sống của mình khơng? Vì sao?
II.3.1.1.3. Hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung và hình thức của tác phẩm.
a. Hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung của tác phẩm văn học nghệ thuật (có 3
mức độ trong hệ thống câu hỏi):.
* Kể lại được: mức độ này đòi hỏi phải nhớ đối với văn xi hoặc thơ có cốt
truyện phải thuộc đối với thơ. Mức độ này đơn giản bước đầu của hiểu nội dung.
VD: Em hãy kể tóm tắt cuộc đời của nhân vật Dế Mèn trong "Dế mèn phiêu
liêu ký" của Tơ Hồi?
- Có mấy sự kiện trong đời của Dế Mèn đáng lưu ý? Đó là những sự kiện nào?
- Tóm tắt nỗi oan của Vũ Nương?
12
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
- Trong cuộc đời Thuý Kiều có mấy sự kiện đáng ghi nhớ?
* Phân tích, lý giải: loại câu hỏi này ở mức độ cao hơn. Người cảm thụ đã tìm
ra những mối tương quan của sự kiện, sự việc những biến cố của văn xuôi, kịch
hoặc những biến đổi của nhân vật trữ tình trong thơ. Người cảm thụ đi tới những
đối chiếu, so sánh, quy nạp, phân tích được ít nhiều dã có sự suy diễn đối lập.
VD: - Tại sao Phạm Duy Tốn đã đặt tên truyện ngắn của mình là "Sống chết
mặc bay"?
- Sự kiện đê vỡ ở cuối truyện "Sống chết mặc bay" có làm em ngạc nhiên
khơng? Vì sao?
- Em hiểu gì về hình ảnh “con đường” trong tác phẩm “Cố hương”?
* Phát biểu quan niệm: bước thứ ba này thường tiến hành gợi câu hỏi những
lớp học sinh lớn, những câu hỏi này khai thác được mức độ cao hơn ở người đọc.
Trả lời câu hỏi này người đọc thể hiện được khiếu thẩm mỹ của mình.
VD: - Những thể lực nào gây nên những nỗi bất hạnh của cuộc đời Thuý
Kiều?
- Ai là người có lỗi trong cuộc đời của Vũ Nương, Nhuận Thổ,
Xi – mông?
- Nếu sống trong giai đoạn xã hội nhiều biến động đó, em sẽ làm gì để
bảo vệ những con người bất hạnh trong xã hội đó?
b. Hệ thống câu hỏi hiểu biết hình thức tác phẩm văn học nghệ thuật. Loại câu
hỏi này có gợi ý người đọc đi sâu vào khám phá các chi tiết nghệ thuật của tác
phẩm và cấu trúc của nó.
* Câu hỏi chi tiết hình thức: là hệ thống câu hỏi thiên về những chi tiết của
hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Chú ý đặt trưng loại thể của tác phẩm mà đặt
câu hỏi.
VD: - Trong những lời độc thoại của lão Hạc có câu nào đáng nhớ?
- Trong lời đối thoại của Dế Mèn và Dế Choắt có câu nào đáng nhớ?
13
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
* Câu hỏi về cấu trúc hình thức của tác phẩm: khám phá cấu trúc tác phẩm là
đi tìm mối liên hệ của các chi tiết, các cấu trúc độc đáo trong logic nghệ thuật của
tác phẩm mà nó đóng góp thật sự trong việc hình thành ý nghĩa hay tư tưởng chủ đề
của tác phẩm và của lứa tuổi học sinh mà đặt câu hỏi vừa sức và có trí tuệ.
VD: Kết cấu ở đầu và cuối bài thơ "Ơng đồ" của Vũ Đình Liên có khác nhau
khơng? Phân tích sự khác nhau đó?
II.3.1.2. Vận dụng hệ thống câu hỏi cảm thụ vào các loại tác phẩm văn chương
trong nhà trường THCS.
II.3.1.2.1: Phương thức sử dụng hệ thống câu hỏi.
Như trên đã nêu. Trong quá trình vận dụng hệ thống này vào quả trình giảng
dạy phải hết sức linh hoạt. Thứ tự của các câu hỏi có thể khơng cố đ định. Cùng
câu hỏi cảm xúc nhưng có thể hỏi ở đầu hoặc ở cuối Mục đích của loại câu hỏi này
là để nhận ra sự thay đổi tình cảm của các em, của chính bản thân người đọc trong
quá trình tiếp xúc với tác phẩm.
Khi đặt câu hỏi khơng tuyệt đối hố ranh giới giữa các câu mà có câu mang
tính chất tổng hợp của một hai loại. Tiết học địi hỏi khơng chờ một học sinh phát
biểu mà khi hỏi thì bất kỳ ai cũng phải tham gia.
Số lượng từng loại nhiều, ít phụ thuộc vào từng tác phẩm, từng loại thể thậm
chí cả tình hình cụ thể của thầy cô, của tiết học, lứa tuổi học sinh u cầu khơng có
(giáo án cháy) mà chỉ kích thích phản ứng vào những điểm sáng thẩm mỹ.
II.3.1.2.2: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc dạy học 2 thể loại: Tự sự và trữ
tình.
Có thể nói về phương diện tiếp nhận cả 2 loại đều cần đến các nhóm câu hỏi
đã nêu nhằm kích thích người đọc. Nhưng trên đại thể thì ta có thể nói rằng: Loại tự
sự cần nhiều loại câu hỏi hiểu, loại trữ tình cần nhiều loại câu hỏi cảm xúc và hình
dung tưởng tượng.
a. Vận dụng hệ thống câu hỏi vào việc dạy học các loại tác phẩm văn học tự
sự dân gian.
14
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
- Với thần thoại, truyền thuyết, để kích thích sự hình dung tưởng tượng mạnh
mẽ của người đọc chúng ta phải đi sâu vào loại câu hỏi thứ hai (hình dung, tưởng
tượng). Với loại thần thoại cần sự tái hiện nhiều hơn loại truyền thuyết do 2 xu thế
"Lịch sử hoá thần thoại" hoặc "Thần thoại hoá lịch sử" nên mỗi truyền thuyết vẫn
có những điểm mấu chốt, bên cạnh những câu hỏi tái hiện nên tăng câu hỏi tái tạo.
Ở Việt Nam thần thoại và truyền thuyết thường gắn với những nội dung yêu
nước, chống thiên tai, chống ngoại xâm... nó như những chương khúc của một sử
thi dài. Trong những câu hỏi hiểu thì câu hỏi "quan điểm" và "phân tích" nên được
chú ý.
- Cổ tích giàu chất thơ, thường hướng về tương lai tương sáng. Nên khối
lượng câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiện và tái tạo cần được chú ý.
Nhân vật cổ tích là nhân vật chức năng, tính cách đơn nhất giàu chất lý tưởng
lãng mạn. Câu hỏi hiểu chỉ cần sử dụng ở câu hỏi hiểu đơn giản. Câu hỏi phân tích
cần ít nhưng tinh tế. Câu hỏi quan điểm cần có, để người đọc thể hiện được thái độ
riêng của mình. Ngày nay trong quan điểm mới về "Tấm Cám" về "Thạch Sanh"...
như có nhiều điểm khác với truyền thống cũng là những tìm tịi về tinh thần cơng
dân trong q trình hiện đại hố dân tộc, chủ thể học sinh có điều kiện, cần phát
huy năng lực chủ động sáng tạo.
b. Vận dụng hệ thống câu hỏi vào việc dạy học các thể loại truyện ký hiện đại.
Dạy học truyện ký hiện đại nhìn chung với một tinh thần dạy học tác phẩm
trọn vẹn. Đưa đoạn này, khác chỉ là minh hoạ cho việc dạy tồn bộ tác phẩm chứ
khơng "trích giảng" như trước đây. Làm việc này chính là quán triệt tinh thần của
dạy học phát triển đi từ khái quát đến cụ thể. Và việc dạy học này đưa học sinh vào
môi trường với tư cách là chủ thể tiếp nhận. Việc phân tích theo ý, lấy ý chung
chung làm mục tiêu, dễ dàng tạo điều kiện cho người dạy và người học thốt ly văn
bản khơng cịn phù hợp nữa.
15
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
Mặt khác các loại thể hiện đại cũng phát triển theo rất nhiều khuynh hướng
khơng hồn tồn tách bạch một cách tuyệt đối. Vì vậy vai trị chủ đạo của người
thầy khi đặt câu hỏi là một công việc tinh tế và linh động.
Câu hỏi quan trọng nhất với truyện là giúp cho học sinh nhớ được diễn biến
của truyện theo các biến cố của cuộc đời nhân vật. Loại câu hỏi hình dung tái hiện
giúp mức thấp của sự hiểu được hình thành. Sau đó là những câu hỏi phân tích
quan điểm với một đối tượng lớn lượng lớn hơn. Những câu hỏi về chi tiết nghệ
thuật cũng phải được chú ý. Trên cơ sở từ dễ đến khó với một hệ thống câu hỏi kích
thích học sinh chiếm lĩnh từng tầng nghĩa từ ; cảm đến hiểu một cách sâu sắc, chủ
động, trình bày được sự cảm thụ của mình.
Ký thường là sự "nhức nhối trí tuệ" khi dạy học loại thể này câu hỏi hiểu vẫn
là chính, đặc biệt là câu hỏi phân tích và quan điểm, câu hỏi chi tiết nghệ thuật. Với
loại ký trữ tình thì lượng câu hỏi khơng nhiều mà tuỳ nội dung hình thức cụ thể để
gợi nhớ kích thích.
c. Vận dụng hệ thống câu hỏi vào việc dạy học thơ trữ tình hiện đại.
Sự khác nhau cơ bản của thơ trữ tình hiện đại và thơ trữ tình dân gian là thơ
trữ tình hiện đại được cá thể hố cao độ chủ yếu thể hiện bằng giai điệu thanh âm
và hình ảnh nó chỉ được bắt đầu khi vang lên tâm hồn người đọc như một sự độc
thoại bên trong để giúp học sinh cảm nhận được thơ trữ tình cần sử dụng các câu
hỏi: Cảm xúc, hình dung tưởng tượng, hiểu, phân tích... đều được sử dụng. Nhưng
hỏi để các em cảm thụ được thơ, mức thấp nhất của dạy và học thơ là thuộc được,
hiểu được thể hiện sự cảm thụ. Việc xây dựng câu hỏi dạy thơ không nhiều nhưng
rất khó bởi vì địi hỏi sự tinh tế.
Tuy nhiên liều lượng câu hỏi còn phụ thuộc vào thể loại cụ thể của từng bài
thơ.
Từ những vấn đề về lý thuyết câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương theo loại
thể, theo quan điểm của tiến sỹ Nguyễn Viết Chữ (NXB - ĐHQG - Hà Nội - 2001).
16
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
Tôi đã tiến hành thức nghiệm ở lớp 9A (lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy môn Ngữ
văn năm học 2010 - 2011) như sau:
Mục đích: Vận dụng hệ thống câu hỏi theo thể loại nhằm nâng cao chất lượng
cảm thụ văn học ở học sinh.
Nội dung: Chọn một bài thử nghiệm hệ thống câu hỏi và giảng trên lớp với
bài: Mùa xuân nho nhỏ. (Thanh Hải).
Hệ thống câu hỏi như sau:
- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được gợi ý từ việc gì? Mạch cảm xúc của
bài thơ diễn biến như thế nào? (Câu hỏi hiểu biết nội dung và nghệ thuật).
- Những hình ảnh gì chứng minh vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời và
mùa xuân đất nước? (Câu hỏi cảm xúc chất vấn).
- Qua bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì, ước nguyện gì của tác giả? (Câu
hỏi hiểu biết về nội dung).
- Em cảm nhận như thế nào về ước nguyện đó của tác giả được thể hiện trong
bài thơ. (Câu hỏi cảm xúc + hình dung tưởng tượng).
- Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, mang đậm âm hưởng dân gian, giàu nhạc điệu.
Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ? (Câu hỏi
hiểu biết về hình thức).
- Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ. (Câu
hỏi cảm xúc chất vấn).
II.3.2. Kết quả thực nghiệm
Sau một năm học nghiên cứu và tiến hành áp dụng, tôi nhận thấy kết quả học
tập của học sinh đã có sự chuyển biến. Số học sinh chưa đạt yêu cầu giảm hẳn,
nhiều học sinh vươn lên khá, giỏi bộ môn.
Phát huy tư duy sáng tạo, khơi dậy hứng thú, kích thích trí tị mị, ham hiểu
biết của học sinh, giúp các em tích cực tham gia vào hoạt động học tập ở trên lớp,
tự giác học bài ở nhà, giờ học sôi nổi hơn, nội dung bài giảng có chiều sâu hơn.
17
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
Giúp các em có thể tự rút ra những kết luận phù hợp với nội dung và yêu cầu của
bài học.
Kết quả cụ thể như sau:
a. Về phía học sinh
Qua kết quả quá trình thực nghiệm vận dụng hệ thống câu hỏi giảng dạy tác
phẩm văn chương theo loại thể - nếu mà đúng sẽ đạt kết quả với tỉ lệ tăng trung
bình về mặt chất lượng là 5%.
b. Đối với giáo viên.
Chất lượng giảng dạy tăng lên rõ rệt:
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
III.1. Kết luận
- xây dựng một hệ thống câu hỏi và phương hướng chung vận dụng nó vào
việc dạy học văn là cấp thiết. Chúng ta hết sức linh hoạt tôn trọng những nguyên
tắc. Đồng thời là người giáo viên đứng lớp, chúng ta cần chủ động sáng tạo bổ sung
thêm những câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với trình độ vùng
miền với những biện pháp thích hợp, đi đúng đặc trưng là mơn nghệ thuật này phát
huy được chủ thể học sinh trong phản ứng với tác phẩm văn chương. Nhằm làm sao
để cả thầy, trò, nhà văn... đều xoay quanh khám phá được cái chân, thiện, mỹ trong
sự phát triển của hình tượng văn học ở mỗi thời đại, mỗi cá nhân một cách hiệu quả
nhất. Công việc giải mã thông tin trong mỗi văn bản của thầy và trò thú vị nhưng
cũng vơ cùng khó khăn.. Vì thế địi hỏi rất lớn ở lương tâm trách nhiệm nghề
nghiệp ở người thầy cũng như sự cố gắng nỗ lực vươn lên trong công việc giảng
dạy và ở đó rất cần sợ sáng tạo và linh hoạt.
III.2. Kiến nghị
* Đối với phòng giáo dục.
- Tổ chức những hội thảo trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối
ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
* Đối với nhà trường.
- Chun mơn tích cực tổ chức các chun đề cấp trường, cấp huyện để giáo
viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
* Đối với địa phương.
- Quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật
chất phục vụ cho việc dạy và học, phối hợp hiệu quả với trường về giáo dục học
sinh.
* Đối với phụ huynh.
- Quan tâm đến việc học của con em mình.
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với nhà trường, với giáo viên Ngữ văn để
tìm hiểu, nắm bắt kịp thời việc học tập của con
19
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
Đông Ngũ, ngày 13 tháng 3 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Khánh
PHỤ LỤC: Giáo án minh hoạ
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 121. Văn bản:
SANG THU
- Hữu Thỉnh-
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
20
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
- Phân tích được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những
suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một
tác phẩm thơ.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị
1. Gv: Sgv Ngữ văn 9 tập 2, máy chiếu, tư liệu liên quan.
2. Hs: Tìm hiểu tác giả, sưu tầm một số bài thơ thu.
C. Phương pháp
- PP: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
- Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn.
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số 9A:
9C:
2. Ktbc:
Lựa chọn các từ: Thành kính, đau xót, tự hào, trầm lắng để điền vào chỗ
trống trong câu văn sau cho phù hợp:
Cảm hứng bao trùm bài thơ Viếng lăng Bác là niềm xúc động thiêng liêng,....,
lòng biết ơn và......pha lẫn.....khi tác giả từ miền Nam ra viếng Bác; cảm hứng đó
đã tạo nên giọng thơ......trang nghiêm.
-> Theo thứ tự sẽ là: Thành kính, tự hào, đau xót, trầm lắng.
3. Bài mới – Phương pháp thuyết trình.
- Các em thân mến, trong mấy ngày tết vừa qua, chúng ta đã được hưởng
những ngày xuân vô cùng ấm áp, cảnh vật thiên nhiên có sự thay đổi rõ rệt so với
những ngày cuối đông. Vậy các em hãy nhớ lại xem những ngày chuyển mùa từ hạ
sang thu ở quê mình khí trời, quang cảnh có điều gì đặc biệt?
21
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
GVKL: Chúng ta thấy rằng thời gian, không gian ở thời điểm giao mùa từ
cuối hạ sang thu ở mỗi vùng khác nhau có thể sẽ có những đặc điểm không
giống nhau. đồng bằng nông thôn BB sẽ được hiện lên như thế nào qua cảm
nhận của Hữu Thỉnh – một nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Văn bản
“Sang thu” mà chúng ta sắp học sẽ đem đến cho người đọc một khung cảnh
thiên nhiên giao mùa nhẹ nhàng nhưng không kém phần thơ mộng. ……
Hoạt động của thầy
`Hoạt động của trò
- PP: Vấn đáp, nêu và giải - Hs trả lời
quyết vấn đề, thuyết trình.
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Kĩ thuật: động não, khăn
phủ bàn.
? Nêu hiểu biết của em về
- Hs nghe
Phong cách thơ ơng
giản dị, nhẹ nhàng nhưng
tác giả?
mang tính triết lí sâu sắc.
Gv đưa hình ảnh Hữu Thỉnh
lên máy chiếu cho Hs quan
sát.
Gv: Ông là nhà thơ trưởng
thành trong cuộc k/c chống
Mĩ. Ông viết nhiều về
những con người, c/s ở
nông thôn, về mùa thu.
Nhiều vần thơ thu của ông
mang
-
cảm
xúc
bâng
khuâng, vấn vương trước
đất trời trong trẻo đang
22
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
chuyển biến nhẹ nhàng.
? Nêu xuất xứ của bài thơ?
- Hs trả lời
2. Tác phẩm
GV: nhà thơ trầm ngâm kể
- Sáng tác 1977 in trong
về thời khắc ông đặt bút viết
tập “Từ chiến hào đến
bài thơ: Năm 1977, tôi tham
thành phố”.
gia trại viết văn quân đội ở 1
làng ngoại ô HN (nay là
Khương Hạ, Thanh Xuân,
HN). đất nước ta lúc này vừa
trải qua chiến tranh, CS
thanh bình đã trở lại. Trong
cái mơ hồ phảng phất gió thu
và lá thu đang ngủ màu, tơi
đã trèo lên cây ổi chín vàng
trong cả 1 vườn ổi bạt ngàn
ở nơi này. Khơng có gì đặc
hơn, sánh hơn cái màu, cái
mùi ổi chín vàng nhuốm
trong cái nắng vàng của mùa
thu-không gian cao vút, sâu
thẳm yên tĩnh. Bthơ bật lên
từ đó, ngay khi nhà thơ cịn
ngồi trên cây ổi, những vần
thơ “được làm trong đầu”
chứ chưa đụng chạm gì đến
giấy bút. Bthơ hình thành rất
nhanh và chính tơi cũng lấy
23
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
làm tâm đắc nên thuộc lòng
rồi nhâm nhi đọc suốt buổi
không chán.
? Em biết những bài thơ nào
khác của ông?
- Chiều sông Thương,
Thơ viết ở biển.
-> Bây giờ chúng ta sẽ đi
tìm vẻ đẹp của bài thơ này
qua phần II.
- PP: Vấn đáp, nêu và giải
II. Đọc - hiểu văn bản
quyết vấn đề, thuyết trình.
- Kĩ thuật: động não, khăn
phủ bàn.
- Hs chú ý
a. Đọc
Gv: Hướng dẫn Hs đọc (đọc
trên màn hình)
1. Đọc- chú thích
- Hs đọc, nhận xét
- Giọng nhẹ, nhịp chậm,
khoan thai, trầm lắng và
thoáng suy tư ở khổ cuối.
Gv đọc mẫu, gọi 1 Hs đọc,
nhận xét?
? Em hiểu “gió se” là gió - Gió nhẹ, khơ chỉ b. Chú thích
ntn?
mùa thu ở đất Bắc
mới có.
24
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
Các chú thích khác theo dõi - Hs chú ý
sgk,
2. Kết cấu văn bản
Tg phát hiện thấy thiên
nhiên lúc giao mùa có gì
đặc sắc và vẻ đẹp đó sẽ
được thể hiện qua thể thơ,
PTBĐ nào…
? Xác định thể thơ?
? Em đã được học những bài
thơ nào viết theo thể loại
này?
- Năm chữ
- Thể thơ: 5 chữ
- Đêm nay Bác không
ngủ,
ánh
trăng,
MXNN….
? Có tác dụng gì với người
đọc?
- Dễ thuộc, dễ nhớ.
? Ptbđ chính của văn bản này
- Ptbđ: Miêu tả + biểu cảm
là gì?
? Về mặt hình thức, em nhận
thấy bài thơ này có gì đặc
biệt?
? Vậy bài thơ này có cần
chia bố cục khơng?
- Chỉ có 3 khổ thơ và
1 dấu chấm duy nhất
ở cuối bài.
-
Khơng,
vì
theo
mạch cảm xúc của tác
giả.
? Đó là cảm nhận về điều gì? - Sự biến đổi của đất
Gv: Bài thơ gồm 3 khổ và
trời, những cảnh vật
25