Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC EXCEL 510 HỆ FANUC OM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.74 MB, 43 trang )

CƠ KHÍ CHÍNH XÁC
CHÍ TRUNG

BÁO CÁO
CÁCH VẬN HÀNH
MÁY PHAY CNC EXCEL 510
Người hướng dẫn : Nguyễn Văn Nhẫn
Người thực hiện : Ngô Duy Tân

-THỦ ĐỨC, THÁNG 9 NĂM 2012-
1
CÁCH VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC
I. Giới Thiệu:
Để vận hành được máy Phay CNC, trước hết ta cần phải chức năng của các phím trên bảng
điều khiển; tiếp đến là phân biệt được chiều âm dương của 3 trục X, Y, Z (Đối với máy Phay
CNC 3 trục); kế đó là Hiểu Biết một cách thấu đáo một cấu trúc của một chương viết bằng tay
(Đối với viết chương trình Tay) Hoặc Thiết kế trên một phần mềm chuyên nghiệp như
ProEngineer, Master cam rồi xuất sang file .NC, sau đó dùng một phần mềm khác như Cimco
5.1 hỗ trợ rồi mới truyền trực tiếp hoặc gián tiếp để cho máy chạy.
Ngoài ra chúng ta còn phải lưu tâm đến những điều sau đây:
Gá Phôi đúng cách (nghĩa là khi gá phôi lên bàn máy hay Êtô thì ta phải đảm bảo phôi phải sát
với căn mà ta lót ở dưới).
Xét chuẩn đúng theo bản vẽ thiết kế (nghĩa là ta sẽ dùng một dầu dò để lấy chuẩn một cách
chính xác nhất, để xác định được chuẩn gia công theo trục X và Trục Y ở ô MACHINE và nhập
vào G54 nếu sử dụng G54 ).
Xét các dao cần gia công (nghĩa là dùng dao gắn lên trục chính của máy và cho dao vừa chạm
vào mặt chi tiết, lấy giá trị theo trục Z có được từ ô MACHINE và nhập vào G54 nếu sử dụng
G54).
Cuối cùng để gia công cho từng loại chi tiết, từng loại vật liệu thì ta cần phải biết sử dụng dao
thế nào cho đúng và chế độ cắt cho phù hợp.
2


II. Bảng Điều Khiển : (Của máy phay CNC EXCEL 510, hệ điều hành Fanuc OM).
Ta xét một bảng điều khiển của một máy phay CNC EXCEL 510 hệ Fanuc OM.


3
*Các phím chức năng thường sử dụng:
1.EMERGENCY: Nút dừng khẩn cấp.
- Hình dạng: là một nút xoay tròn màu đỏ.
- Công dụng: dùng để dừng khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.
- Cách dùng: Khi nhấn vào thì nút sẽ từ vị trí mở sang vị trí đóng, khi mở ra thì ta xoay
và kéo nhẹ ra.
2.NÚT READY: nút để khởi động bàn phím điều khiển của máy.
- Hình dạng: là một nút màu trắng và có đèn báo bên trong.
- Công dụng: đây là nút nhấn không giữ, dùng để khởi động bàn phím điều khiển.
4
- Cách dùng: khi nhấn và thả ra thì nó sẽ trở về vị trí ban đầu, đồng thời báo đèn rằng đã
sẵn sàng.
3.TỔ HỢP HAI PHÍM CYCLE STAR VÀ HOLD:
- Hình dạng: CYCLE STAR là nút nút hình chữ nhật có màu xanh, HOLD là nút hình
chữ nhật màu đỏ và cả 2 nút đều có đèn báo bên trong.
- Công dụng: đây là nút nhấn không giữ dùng để chạy và dừng chương trình.
- Cách dùng:
+Đối với nút CYCLE STAR : khi ta soạn thảo một chương trình tay bằng mã G-
Code hoặc một chương trình được xuất từ máy tính qua thì để chạy được chương
trình thì ở MODE SELECT ta chọn ở chế độ AUTO và nhấn CYCLE STAR thì
chương trình đang hiện hành trên màn hình cua 3 bảng điều khiển sẽ được thực
hiện.
+Đối với nút HOLD thì khi ta nhấn thì chương trình đang chạy và máy sẽ dừng lại
ngay lập tức để ta kiểm tra xem có vấn đề gì không, nếu không có vấn đề gì thì ta
nhấn lại nút CYCLE STAR để chương trình và máy phay tiếp tục chạy.

5
4.TỔ HỢP HAI PHÍM MANUAL FEED: Đây là 2 nút để di chuyển một trục theo chiều âm
hoặc chiều dương.
- Hình dạng: là hai nút màu trắng và có đèn báo bên trong.
- Công dụng: đây là nút nhấn không giữ, dùng để di chuyển một trục theo chiều âm khi ta
nhấn MANUAL FEED (-), hoặc chiều dương khi ta nhấn MANUAL FEED (+). Khi ta
chọn JOG, HOẶC RAPID ở MODE SELECT.
- Cách dùng: khi nhấn và giữ MANUAL FEED (+) hoặc MANUAL FEED (-) theo một
trục nào đó thì bàn máy hoặc đầu dao sẽ di chuyển theo chiều tương ứng.
5.Lựa chọn MODE SELECT: Đây là tổ hợp các lựa chọn quan trọng nhất trên một máy BẢNG
ĐIỀU KHIỂN MÁY PHAY CNC

6
- Hình dạng: là một HÌNH RẺ QUẠT gồm có một núm vặn và 8 lựa chọn.
- Công dụng: dùng để chuyển đổi các chế độ.
- Cách dùng:
+Chế độ 1 EDIT: đây là chế độ dùng để SOẠN THẢO một chương trình hay
POST một chương trình từ máy tính qua máy CNC (đối với máy Excell 500 thì
sau khi chuyển qua chế độ edit thì ta nhấn thêm nút INPUT).
+Chế độ 2 AUTO: Đây là chế độ để ta CHẠY một chương trình vừa soạn thảo
hoặc một chương trình được POST từ máy tính qua máy CNC. (sau khi chuyển
qua AUTO thì ta nhấn nút STAR thì chương trình sẽ được thực hiện).
+Chế độ 3 TAPE: Đây là chế độ để CHẠY TRỰC TIẾP một chương trình từ máy
tính qua máy CNC. (sau khi chuyển qua TAPE thì ta nhấn nút STAR thì chương
trình sẽ được thực hiện).
+Chế độ 4 MDI: Đây là chế độ để SOẠN THẢO VÀ THỰC THI những câu lệnh
ngắn như ( Đối với máy Excell 500 ví dụ như: ZERO RETURN: G91 G28 X0. Y0. Z0.;
MỞ MÁY: M03 S1000; VỀ CHUẨN THAY DAO: G91 G30 Z0.; THAY DAO TỰ
ĐỘNG: M06 T01; ) sau khi thực hiện những câu lệnh này thì nhấn nút OUTPUT
STAR hoặc nút STAR.

+Chế độ 5 HANDLE: Đây là chế độ để DÙNG ĐỂ ĐIỀU KHIỂN 3 TRỤC
BẰNG TAY.
+Chế độ 6 JOG: Đây là chế độ để MỞ DAO QUAY (sau khi thực hiện câu lệnh
MỞ MÁY: M03 S1000;), THAY DAO BẰNG TAY.
+Chế độ 7 RAPID: Đây là chế độ để CHẠY KHÔNG VỚI TỐC ĐỘ NHANH
NHẤT.
+Chế độ 8 ZERO RETURN: Đây là chế độ để DÙNG ĐỂ ĐƯA VỀ ĐIỂM
CHUẨN CỦA MÁY (MACHINE: X0. Y0. Z0.).
7
6.Lựa chọn AXIZ SELECT:
- Hình dạng: là một HÌNH CUNG GỒM CÓ MỘT NÚM VẶN VÀ 4 LỰA CHỌN.
- Công dụng: dùng để CHỌN MỘT TRONG 4 TRỤC khi MODE SELECT ở chế độ
JOG, HANDLE HOẶC RAPID.
- Cách dùng: Khi muốn tịnh tiến theo một trục nào đó thì ta chỉ việc chọn theo trục đó.
+Khi ta chọn JOG HOẶC RAPID ở MODE SELECT thì nhấn và giữ MANUAL
FEED (+) hoặc MANUAL FEED (-) theo một trục nào đó thì bàn máy hoặc đầu
dao sẽ di chuyển theo chiều tương ứng. (Đối với JOR thì tùy thuộc vào bảng
FEED RATE, còn đối với RAPID thì tùy thuộc vào ….)
+ Khi ta chọn HANDLE ở MODE SELECT thì muốn tịnh tiến theo một trục nào
đó thì ta dùng tay quay có sẵn trên bảng điều khiển, khi quay cùng chiều kim đồng
hồ thì bàn máy hoặc đầu dao sẽ di chuyển theo chiều (+) và khi quay ngược chiều
kim đồng hồ thì bàn máy hoặc đầu dao sẽ di chuyển theo chiều (-). (nhanh hay
chậm tùy thuộc vào … )

8
7.TỔ HỢP BA ĐÈN ZERO RETURN: Đây là 3 đèn báo khi chạy ZERO RETURN.
- Hình dạng: là 3 đèn hình tròn màu trắng, phía trên 3 đèn có ghi dòng chữ ZERO
RETURN
- Công dụng: khi chạy ZERO RETURN khi máy về điểm chuẩn thì 3 đèn sẽ sáng màu
xanh.

8.Lựa chọn HANDLE:
- Hình dạng: là một HÌNH CUNG GỒM CÓ MỘT NÚM VẶN VÀ 3 LỰA CHỌN.
- Công dụng: dùng để CHỌN MỘT TRONG 3 chế độ để di chuyển bàn máy theo phần
jam, phần trăm và phần ngàn.
9
- Cách dùng: Khi muốn tịnh tiến theo một trục nào đó nhanh hay chậm thì ta chỉ việc
chọn một trong 3 chế độ sau.
+Khi ta chọn ở 0.1: thì tức là ta muốn di chuyển bàn máy hay đầu dao theo một
nấc quay tương đương với giá trị 0.1 mm.
+Khi ta chọn ở 0.01: thì tức là ta muốn di chuyển bàn máy hay đầu dao theo một
nấc quay tương đương với giá trị 0.01 mm.
+Khi ta chọn ở 0.001: thì tức là ta muốn di chuyển bàn máy hay đầu dao theo một
nấc quay tương đương với giá trị 0.001 mm.
9.Lựa chọn OVERRISE:

- Hình dạng: là một HÌNH RẺ QUẠT gồm có một núm vặn và 7 lựa chọn.
- Công dụng: dùng để THAY ĐỔI tốc độ SPINDLE (tăng hoặc giảm số vòng quay).
- Cách dùng: các lựa chọn từ 60, 70, 80, 90, 100, 110, 120%
Ví dụ: khi ta chọn một tốc độ s = 1000 v/ph. Thì nếu để 100% thì trục chính sẽ
quay với tốc độ s = 1000v/ph, tương tự nếu ta vặn núm tăng hay giảm thì tốc độ s
sẽ thay đổ mỗi nấc là 10% của vận tốc ban đầu.
10
10.TỔ HỢP 3 NÚT FORWORD, STOP VÀ RERISE:
- Hình dạng: LÀ 3 nút có HÌNH CHỮ NHẬT, hai hình màu xanh và một hình ở giữa
màu đỏ.
- Công dụng: dùng để mở máy quay cùng chiều KĐH, ngược chiểu KĐH và dừng.
- Cách dùng: khi MODE SELECT chế độ JOG thì:
+Khi nhấn nút FORWORD thì trục chính sẽ quay cùng chiều KĐH.
+Khi nhấn nút RERISE thì trục chính sẽ quay ngược chiều KĐH.
+Khi nhấn nút STOP thì trục chính sẽ được dừng lại.

11.NÚM VẶN COOLANT (TƯỚI NGUỘI):
- Hình dạng: Là một núm vặn hình tròn có tay vặn ở trên.
- Công dụng: dùng để mở tưới nguội và tắt tuối nguội.
- Cách dùng:
+Khi vặn sang chữ ON thì sẽ mở tưới nguội.
+Khi vặn sang chữ OFF thì sẽ tắt tưới nguội.
11
12.Ổ KHÓA BỘ NHỚ MÁY MEMORY PROTEC:
- Hình dạng: Là một Ổ KHÓA có một chìa khóa dẹt.
- Công dụng: dùng để khóa và mở bộ nhớ máy.
- Cách dùng:
+Khi vặn sang chữ LOCK thì sẽ khóa bộ nhớ máy, tức là không soạn thảo được
một chương trinh mới và không nhập được giá trị OFFSET dao.
+Khi vặn sang chữ CANCEL thì sẽ mở khóa bộ nhớ máy, tức là lúc này ta có thể
soạn thảo được một chương trinh mới và nhập được giá trị OFFSET dao.
13.CỤM CHO VIỆC THAY DAO:
12
- Hình dạng: là một HÌNH RẺ QUẠT gồm có một núm vặn và 9 lựa chọn, với một nút
STAR nằm phía dưới.
- Công dụng: dùng để thay dao tự động và theo từng bước bởi các lựa chọn.
- Cách dùng:
+Khi vặn núm vặn sang hình và nhấn nút STAR thì bộ phận
thay dao sẽ thay dao kế tiếp vào.
+Khi vặn núm vặn sang hình và nhấn nút STAR thì đài dao
sẽ tịnh tiến đến đầu dao và kẹp lấy đầu dao.
ĐÀI DAO
13
+Khi vặn núm vặn sang hình và nhấn nút STAR thì đầu dao sẽ bị
khí nén đẩy ra khỏi trục chính.
+Khi vặn núm vặn sang hình và nhấn nút STAR thì đài dao

sẽ rút đầu dao tách rời khỏi trục chính.
+Khi vặn núm vặn sang hình và nhấn nút STAR thì đài dao sẽ
xoay qua một dao kế tiếp và xoay ngược chiều KĐH.
+Khi vặn núm vặn sang hình và nhấn nút STAR thì đài dao
sẽ đẩy đầu dao lên trục chính.
+Khi vặn núm vặn sang hình và nhấn nút STAR thì đầu dao sẽ
được khí nén hút chặt vào trục chính.
+Khi vặn núm vặn sang hình và nhấn nút STAR thì đài dao
sẽ tịnh tiến về vị trí ban đầu.
14
+Khi vặn núm vặn sang hình và nhấn nút STAR và giữ thì đài
dao sẽ xoay ngược chiều KĐH đến khi buông nút START thì đài dao sẽ ngưng
xoay. (lưu ý: chức năng này chỉ để dành cho việc tìm và chọn một vị trí dao mong
muốn).
14.Lựa chọn FEED RATE JOG:

- Hình dạng: là một HÌNH RẺ QUẠT gồm có một núm vặn và các giá trị tương ứng theo
phần trăm và các giá trị FEED khi MODE SELECT ở chế độ JOG.
- Công dụng: dùng để THAY ĐỔI BƯỚC TIẾN FEED (tăng hoặc giảm tốc độ cắt).
- Cách dùng: các lựa chọn từ 0 đến150%.
15
Ví dụ: khi ta cho một bước tiến ở trong chương trình là F = 100 mm/ph, nếu vặn
núm lựa chọn đến số chỉ 100% thì tốc độ cắt là F = 100mm/ph, tương tự nếu ta
vặn núm tăng hay giảm thì tốc độ cắt FEED sẽ thay đổ mỗi nấc là 10% của vận tốc
cắt ban đầu.
15.TỔ HỢP 6 NÚT ĐIỀU KHIỂN CHƯƠNG TRÌNH:
- Hình dạng: Là 6 nút có HÌNH CHỮ NHẬT màu trắng.
- Công dụng: dùng để ĐIỀU KHIỂN một chương trình khi chạy ở chế độ Auto.
- Cách dùng: Ta thường sử dụng các nút sau: Z AXIS CANCEL, DRY RUN, BLOCK
SKIP, SINGLE BLOCK.

+Khi nhấn nút thì những câu lệnh ở trong chương trình mà có chứa Z
thì sẽ được bỏ qua.
+Khi nhấn thì Feed của chương trình sẽ được điều khiển bởi FEED
RATE JOG.
+Khi nhấn nút thì những câu lệnh mà trước nó có chứa dấu “\” thì sẽ
được bỏ qua.
16
+Khi nhấn nút thì máy sẽ chạy theo từng câu lệnh ở trong chương
trình.
14.MÀN HÌNH MÁY EXCEL 510:
- Hình dạng: là một màn hình dạng như một bóng hình của tivi cũ.
- Công dụng: dùng để theo dõi các thông tin về tọa độ, các gốc chuẩn, xem chương trình,
xem chế độ cắt, xem dao, xem offset…

17
III.CÁCH VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC EXCEL 510:
III.1. CÁCH MỞ MÁY VÀ ZERO RETURN:
BƯỚC 1: BẬT CB NỐI VỚI ỔN ÁP 3 PHA.
BƯỚC 2: BẬT CB CỦA ỔN ÁP 3 PHA.
BƯỚC 3: BẬT CB CỦA MÁY PHAY CNC EXCELL 510 NẰM Ở PHÍA SAU MÁY.
BƯỚC 4: MỞ NÚT EMERGENCY.
BƯỚC 5: NHẤN NÚT READY Ở PHÍA TRÊN NÚT EMERGENCY (SAO CHO ĐÈN
TRONG NÚT READY SÁNG LÊN LÀ ĐƯỢC).
BƯỚC 6: ĐƯA VỀ CHUẨN CỦA MÁY (HAY CÒN GỌI LÀ ZERO RETURN) CÓ HAI
CÁCH:
*CÁCH 1:
BƯỚC 1: Ở LỰA CHỌN MODE SELECT CHỌN CHẾ ĐỘ ZERO
RETURN.
BƯỚC 2: TIẾP THEO LÀ CHỌN TRỤC ĐỂ CHẠY ZERO RETURN
(THÔNG THƯỜNG TA NÊN CHỌN TRỤC Z RỒI ĐẾN TRỤC X VÀ

TRỤC Y).
BƯỚC 3: SAU KHI CHỌN TRỤC THÌ TA NHẤN MANUAL FEED (+)
ĐẾN KHI NÀO CÁC ĐÈN ZERO RETURN SÁNG LÊN LÀ ĐƯỢC.
BƯỚC 4: SAU KHI CÁC ĐÈN ZERO RETURN SÁNG THÌ TA CHUYỂN
MODE SELECT SANG CHẾ ĐỘ RAPID VÀ CHỌN TỪNG TRỤC RỒI
NHẤN MANUAL FEED (-) (LƯU Ý : CHỈ NHẤN MANUAL FEED (-)
18
ĐẾN KHI ĐÈN ZERO RETURN TẮT LÀ ĐÃ HOÀN TẤT QUA TRÌNH
ZERO RETURN VÀ MÁY LÚC NÀY ĐÃ SẴN SÀNG LÀM VIỆC).
*CÁCH 2:
BƯỚC 1: Ở LỰA CHỌN MODE SELECT CHỌN CHẾ ĐỘ MDI.
BƯỚC 2: NHẤN NÚT PROGRAM TRÊN BÀN PHÍM NHẬP CHƯƠNG
TRÌNH.
BƯỚC 3: GÕ CÂU LÊNH SAU: G91 G28 X0 Y0 Z0; SAU ĐÓ NHẤN
OUTPUT START TRÊN BÀN PHÍM NHẬP CHƯƠNG TRÌNH.
BƯỚC 4: SAU KHI CÁC ĐÈN ZERO RETURN SÁNG THÌ TA CHUYỂN
MODE SELECT SANG CHẾ ĐỘ RAPID VÀ CHỌN TỪNG TRỤC RỒI
NHẤN MANUAL FEED (-) (LƯU Ý : CHỈ NHẤN MANUAL FEED (-)
ĐẾN KHI ĐÈN ZERO RETURN TẮT LÀ ĐÃ HOÀN TẤT QUA TRÌNH
ZERO RETURN VÀ MÁY LÚC NÀY ĐÃ SẴN SÀNG LÀM VIỆC).
III.2. MỘT SỐ CÂU LỆNH THƯỜNG DÙNG KHI VẬN HÀNH MÁY:
*KHI MODE SELECT Ở LỰA CHỌN MDI:
1. Lệnh ZERORUTURN : G91 G28 X0 Y0 Z0;
2.Lệnh mở CHO DAO QUAY: M03 S1000;
3.Lệnh ĐỊNH VỊ ĐẦU DAO: M19;
4.Lệnh NGỪNG QUAY DAO: M05;
5.Lệnh MỞ TƯỚI NGUỘI: M08;
6.Lệnh TẮT TƯỚI NGUỘI: M09;
19
III.3. HƯỚNG DẪN CÁCH XUẤT MỘT CHƯƠNG TRÌNH TỪ MÁY TÍNH SANG

MÁY PHAY CNC EXCEL 510
*ĐỐI VỚI CNC MILL (MÁY PHAY CNC)
B1: Chuyển sang EDIT.
B2: Bấm phím Program.
B3: Nhấn phím Input (trên bàn phím nhập chương trình)
B4: Từ phần mềm Cimco Edit V5 trên máy tính chọn Transmission sau đó
chọn Send.
*ĐỐI VỚI COMPUTER (MÁY VI TÍNH)
Khai báo các thông số trong phần mềm Cimco Edit V5 trên máy tính:
1. Port: Com 4 (việc này tùy thuộc cổng USB cắm trên máy vi tính).
2.Baud rate: 4800.
3.Flow control: Soft ware.
4.Data bit : 7.
5.Stop bit: 2.
6.Parity: Even.
20
IV. CÁCH LẬP TRÌNH BẰNG TAY VÀ LẬP TRÌNH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY
TÍNH:
IV.1.CÁCH LẬP TRÌNH BẰNG TAY:
A. Một Ví Dụ Về chương trình khoan:
*Hình vẽ ví dụ:
*Chương trình :
-Khoan :
O0001;

G17 G80 G40;
G0 G90 G54 X67.
Y18.;
M08;
M03 S1000;

Z50.;
G91;
G0 Z-40.;
M98 P20002; (M98
P0002 L2)
G0 Z40.;
M5;
M9;
M30;
O0002;
G91;
M98 P50003; (M98
P0002 L5)
G0 X36. Y-111.25;
M98 P50003; (M98
P0002 L5)
G0 X44. Y-111.25;
M99;
O0003;
G91;
G73 G98 R-9. Z-30.
Q2. F100.;
G0 Y22.25;
M99;
-Phay : chỉ thay đổi chương trình O0003;
21
O0003;
G91;
G0 Z-9.;
G1 Z-16. F100.;

G42 Y-9. D1 ;
X-6. ;
G2 Y18. J9.;
G1 X12.;
G2 Y-18. J-9.;
G1 X-6.;
G0 Z25.;
G40 Y9.;
G0 Y22.25;
M99;
B.Các Mã G và Mã M sử dụng trong chương trình:
G17 : chọn mặt phẳng gia công XY
G80 : Huỷ bỏ chu trình khoan.
G40 : Huỷ bỏ các lệnh bù dao.
G0 : Chạy dao nhanh đến tạo độ đã lập trình.
G90 : Lập trình theo kích thước tuyệt đối.
G54 : Xê dịch điểm chuẩn chi tiết 1.
M08 : Mở dung dịch tưới nguội.
M03 : Mở trục chính quay theo chiều kim đồng hồ.
S1000 : Trục chính quay 1000 v/ph.
G91 : Lập trình theo kích thước tương đối.
M98 P20002 (M98 P0002 L2): Gọi 2 lần chương trình con số 0002.
M5 : Dừng trục chính.
M9 : Tắt dung dịch tưới nguội.
M30 : Kết thúc chương trình chính
22
M99 : Lệnh lặp lại chương trình con.
C.Ý nghĩa chương trình con:
O0003; (khoan)
G91; (Giá trị tương đối)

G73 G98 R-9. Z-30. Q2. F100.; (Chu trình khoan)
G0 Y22.25; (Di chyển đến toạ độ khoan tiếp theo và tiếp tục khoan)
M99; (lệnh kết thúc và lặp lại chương trình con)
O0003; (Phay)
G91; (lập trình theo giá trị tương đối)
G0 Z-9.; ()
G1 Z-16. F100.;
G42 Y-9. D1 ;
X-6. ;
G2 Y18. J9.;
G1 X12.;
G2 Y-18. J-9.;
G1 X-6.;
G0 Z25.;
G40 Y9.;
G0 Y22.25;
M99;
IV.2. LẬP TRÌNH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY TÍNH (Phương pháp lập trình tự động
CAD – CAM - CNC)
A.Thiết kế sản phẩm: Dùng phần mềm Autocad để lập trình. (Autocad 2007)
- Vẽ chính xác (không thừa, không thiếu, không chồng lấn).
- Chọn chuẩn gia công theo yêu cầu thiết kế và thận lợi cho việc gia công.
- Save với đuôi .DXF
B.LẬP TRÌNH GIA CÔNG PHAY BẰNG MASTERCAM X2:
23
Khởi động phần mềm MASTERCAM X2 bằng cách double click trái chuột vào biểu tượng
xuất hiện màn hình chính như sau:
Chọn phương pháp gia công để bắt đầu lập trình:
Từ MENU Machine Type → Mill → 11 C:\MCAMX\CNC_MACHINES\MILL – 3
AXIS VMC MM.MMD.

24
25

×