Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.52 KB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHON ĐỀ TÀI:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
Con người dù lớn hay nhỏ, muốn sinh tồn cần phải ăn, ngủ và làm việc.
Muốn nhận thức cần phải có kiến thức. Để tiếp nhận được kiến thức thì phải
học, kiến thức đi vào trong con người khởi ®Çu từ đôi mắt, qua suy nghĩ và
đọng lại trong trí nhớ, để được như vậy con người cần phải biết chữ
Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là nuôi dạy chăm sóc và giáo dục trẻ
phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động làm quen chữ cái là
một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trẻ em 5-6 tuổi là lứa tuổi tiền học đường để vào lớp một. Các cháu mẫu
giáo 5 tuổi cần được giáo dục phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ,
lao động và rèn luyện năng lực tiếp thu các môn học mà trẻ sẽ được học ở lớp
một, nhất là môn đọc và viết. Cho trẻ làm quen với ch÷ c¸i vµ chữ viết là chuẩn
bị các kỹ năng tiền biết đọc, biết viết cho trẻ. Đây chính là một trong các lĩnh
vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp một.
Giáo dục Mầm Non của chúng ta đã có những đổi mới, những chuyển
biến mới trong việc nuôi dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non
nói chung, hoạt động làm quen ch÷ c¸i cũng có những đổi mới đáng kể. Để dạy
tốt hoạt động này theo hướng đổi mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên Mầm
Non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm
quen chữ c¸i cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Như chúng ta đã biết việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn mang tính
chất hoạt động biệt lập, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm
non trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết
nhằm chuẩn bị cho trẻ học lớp một.
Làm quen chữ cái theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp
giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những
hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ cái,
1


cn cú s thay i cỏch t chc cỏc hot ng trong mụi trng ch vit v
ngụn ng núi mt cỏch phong phỳ.
Đ dy tt hot ng cho tr lm quen vi chữ cái giỏo viờn phi t
c nhng mc tiờu nh:
- Nm vng ni dung, phng phỏp t chc hot ng cho tr lm quen
ch cỏi.
- Bit thit k v t chc cỏc hot ng lm quen vi ch cỏi theo ch
phỏt trin cỏc k nng cn thit chun b cho vic c, vit, trc khi vo
hc lp mt.
- T tin v cú ý thc sỏng to trong vic t chc cỏc hot ng cho tr
lm quen vi ch cỏi theo ch .
T nhng lý do trờn m tụi ó la chn ti Nõng cao cht lng hot
ng lm quen ch cỏi cho tr mu giỏo 5 tui, tỡm ra mt s bin phỏp
nghiờn cu, ỏp dng vo thc t dy v hc.
II/ THC TRNG CA VN NGHIấN CU:
1. Thc trng:
* Thun li:
c s quan tõm ca BGH nh trng to iu kin cho tụi i hc tp
nõng cao trỡnh chuyờn mụn nghip v. Nm hc 2012-2013 tụi c phõn
cụng dy lp mu giỏo 5 tui. c nh trng mua sm cho trang thit b,
dựng phc v cho hot ng tng i y , phũng hc rng rói, thoỏng mỏt,
cú ỏnh sỏng cho tr hot ng.
Bn thõn tụi cng cú nhiu c gng trong quỏ trỡnh t hc, t rốn luyn.
Bit s dng vi tớnh ng dng cụng ngh thụng tin vo chng trỡnh dy tr.
* Khú khn:
Lp tụi ph trỏch cú s lng tr l 40 chỏu. Mt s chỏu năm nay mới
vào học ở trờng mầm non. Cỏc chỏu tuy cựng tui nhng trỡnh khụng
ng u. Cú chỏu phỏt õm chun, mau nh mt ch, cú t th ngi, cm bỳt tụ
vit ỳng. Mt s chỏu phỏt õm cũn ngng, khụng chun, núi cõu cha trũn.
Bờn cnh ú mt s ph huynh cha quan tõm ỳng mc n vic hc ca con

em mỡnh, rt núng lũng trong vic cho con mỡnh hc c, hc vit.
2. Kt qu ca thc trng:
2
Từ những thực trạng trên tôi đã lên kế hoạch khảo sát chất lượng trên
trẻ, kết quả như sau:
Nội dung Tỷ lệ
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng
- Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế.
- Trẻ tô viết đúng chữ cái
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
làm quen chữ cái
- Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy
trình đọc.
70%
65%
75%
60%
50%
Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực
làm sao để tổ chức cho trẻ học mà như đang chơi, và tuy chơi nhưng lại mang
hiệu quả tích cực, để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tạo môi trường chữ viết trong lớp.
2. Trên tiết học
3. Ứng dụng công nghệ thông tin
4. Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi
5. Phối hợp với các bậc phụ huynh
II/ CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tạo môi trường chữ viết

2.1. Môi trường chữ viết trong lớp:
Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ hai
của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi trẻ bước vào cửa lớp, phản xạ tự nhiên của trẻ là
nhìn xung quanh xem có những gì, có đẹp không, đặc biệt là những gì mới lạ.
Vì vậy các mảng chính trong lớp học là mảng chủ đề, các góc hoạt động là đối
tượng đầu tiên khi trẻ bước vào lớp. Để tạo cho trẻ hứng thú với các mảng hoạt
động và tạo điều kiện cho trẻ nhận biết nội dung của các hoạt động đó, tôi đã
tập trung trẻ cùng tham gia thảo luận dưới dạng kể chuyện sáng tạo. Cuối cùng
cô và trẻ đã đi đến thống nhất chọn tên của từng góc chơi mỗi khi chuyển chủ
đề mới. Bên cạnh các tuýp chữ có tên gọi ngây thơ, ngộ nghĩnh, gần gũi trẻ và
3
bắt buộc phải có hình ảnh minh hoạ cho tiêu đề đấy. Như vậy sẽ thu hút được
sự chú ý của trẻ, từ đó mục đích ôn luyện chữ đã học cho trẻ đạt hiệu quả tối
đa.
Ví dụ: Chủ đề “Ngành nghề” tôi và trẻ trò chuyện về chủ đề, sau đó cô
hướng cho trẻ và câu chuyện: Tại cửa hàng búp bê có rất nhiều thứ, nào là đồ
dùng của cô giáo như: phấn, bảng, bút, vở , nào là đồ dùng của thợ xây, thợ
mộc Búp bê rất muốn chúng mình đặt tên cho cửa hàng của búp bê đấy. Nào
chúng mình cùng nghĩ ra một cái tên nhé. Trẻ nghe, suy nghĩ và đưa ra ý kiến
của mình như: cửa hàng của búp bê, siêu thị mi ni, siêu thị của búp bê
Khi trang trí tên gọi các góc, tôi thường lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp
với góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ nhìn thấy. Đặc biệt
kiểu chữ phải chuẩn, hầu hết các chữ này tôi đều để ở dạng chữ in thường, với
màu sắc đẹp phù hợp với mảng hoạt động và hình ảnh minh họa của góc. Còn
mảng hoạt động của trẻ ở phía dưới tôi thường gài nhựa trong, các chữ rời với
mẫu chữ khác nhau như chữ in thường, viết thường, chữ in hoa để trẻ cùng bắt
chước cô ghép tên góc. Khi chơi tôi thường hỏi chữ cái đầu tiên của từ là gì?
Chữ cái nào trong từ đã học rồi? Làm như vậy trẻ nhớ các chữ cái đó rất lâu.
Ngoài ra tôi thường thay đổi tên gọi hình ảnh và các góc cho phù hợp với từng
chủ đề, tạo sự mới mẻ khoảng không gian hấp dẫn mỗi khi trẻ đến lớp.

4
Ví dụ: Góc gia đình tôi thống nhất với trẻ đặt tên góc: “Tổ ấm gia đình”. Trẻ
biết được từ “tổ ấm” có chữ cái đầu tiên là chữ T, chữ đã học là chữ ô, a, â
Nhưng với chủ đề “Ngành nghề” tôi và trẻ lại thoả thuận nhất trí đưa ra
tên: “Bé tập làm nội trợ” Trẻ được ghép từ, được biết chữ cái đầu tiên của từ
đó, biết thứ tự trong từ và ghép hoàn chỉnh từ đó. Như vậy, qua mỗi chủ đề tôi
giúp trẻ ôn luyện nhiều chữ cái đã học.
Ở góc chơi như góc phân vai, trẻ chơi trò chơi bán hàng, bác sĩ… cho trẻ
dùng bút ghi tên mặt hàng, hay tên bệnh nhân, tên thuốc nét chữ của trẻ còn
nguyệch ngoạc nhưng qua đó giúp trẻ ghi nhớ, tưởng tượng lại kí hiệu của chữ.
Từ đó giúp trẻ nhận dạng được 1 cách chính xác chữ cái, nhận được chữ cái
trong tập hợp các chữ cái tạo ra trong từ, câu. Cho trẻ phát âm chữ cái đó, hoặc
điền chữ cái còn thiếu trong tên của mình… Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non
là “dễ nhớ, dễ quên”. Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ nếu không
thường xuyên ôn luyện thì sẽ nhanh chóng quên ngay sau khi lĩnh hội kiến
thức khác.
Mặt khác, khi trẻ hoạt động trẻ thường cất đồ dùng đồ chơi rất nhanh
nhưng không ngăn nắp, giáo viên thường mất nhiều thời gian sắp xếp lại đồ
chơi cho trẻ sau khi chơi. Như vậy rất vất vả cho cô mà trẻ lại không có thói
quen lao động tự phục vụ, không được làm quen với tên gọi các từ, hay các
chữ cái tiếng Việt ghép thành từ đó.
5
Để khắc phục tình trạng này, tôi xếp đồ dùng đồ chơi trên giá góc gọn,
đẹp, khoa học, sao cho dễ lấy, dễ cất. Các đồ dùng trên giá phải tuân theo một
trật tự nhất định. Khi gắn tên cho đồ chơi tôi thường đàm thoại với trẻ.
VD: Với đồ chơi: cái mũ, đôi dép, con cá… tôi hỏi trẻ đây là cái gì?
Chúng mình xem cô viết (hoặc ghép) từ “cái mũ” cho chúng mình xem nhé.
Chữ cái đầu tiên trong từ “cái mũ” là chữ gì? Cứ như vậy tôi cho trẻ tri giác
trọn vẹn từ “cái mũ” và các chữ cái còn lại trên giá đồ chơi. Nhiều lần như vậy
trẻ ghi nhớ và thuộc các chữ cái và sắp xếp thành từ có thể trẻ tự đọc được.

2.2. Môi trường chữ viết ngoài lớp học:
Thực tế cho thấy trẻ đến trường ngoài hoạt động có chủ định, hoạt động
ăn, hoạt động ngủ, còn các thời gian khác để trẻ hoạt động với môi trường bên
ngoài như: góc thiên nhiên, mảng tuyên truyền, khu vực để đồ cá nhân của trẻ.
Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng ôn tập củng cố chữ cái
rất tốt.
Nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ như: mũ, ba lô. giầy dép, khăn mặt… tôi
luôn gắn ảnh kèm theo tên của trẻ. Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc sử
dụng đồ dùng vừa đúng nơi quy định, vừa biết tên của mình, của bạn, biết tên
của mình có những chữ cái gì, biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của
các chữ như thế nào… Và trẻ còn biết tên của mình trên bài vẽ khi vẽ tạo hình.
6
Mỗi một môi trường hoạt động của trẻ tôi đều chủ động tạo môi trường
chữ để trẻ có cơ hội được luyện phát âm, ôn luyện chữ đã biết, làm quen chữ
cái mới một cách tự nhiên thoải mái không gò bó áp đặt trẻ.
Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ là nơi không những tạo môi
trường chữ cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền tới các bậc phụ huynh để
phụ huynh hiểu biết về chữ mà con em mình đang học. Và từ đó phối kết hợp
ôn luyện tại gia đình. Tránh trường hợp cô dạy phát âm chữ đúng phụ huynh
lại dạy phát âm chữ chưa đúng như: Chữ X đọc là “xờ”, chữ S đọc là “sờ”,
nhưng có ông bà lại dạy là “ích xì”, “ét sờ”. Hay chữ l, n, m lại đọc là “e lờ”,
“e nờ”, “e mờ”…Và nếu không thống nhất trẻ sẽ giao động không biết như thế
nào là đúng, hơn nữa nếu đã đọc sai thì rất khó sửa. Xác định được điều đó, ở
góc tuyên truyền tôi đều có hình ảnh kèm theo chữ in hoa, chữ in thường, chữ
viết thường (chủ yếu là chữ in thường), tuyệt đối không viết chữ cách điệu, chữ
bay.
Ngoài ra tôi cho trẻ một mảng hoạt động để hàng ngày trẻ tập ghi số,
chép tên mình và địa chỉ cá nhân của mình… Từ đó trẻ ghi nhớ các từ, chữ, tên
của mình, của bạn, biết nhà bạn hoặc nhà mình ở đâu.
2. Trên tiết học

Hoạt động làm quen chữ cái là hoạt động tương đối khô khan so với các
hoạt động khác, vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia với cô cách tích cực và để
khắc sâu những kiến thức vừa học, tôi đã lồng ghép phương pháp “Học bằng
chơi, chơi mà học” vào bài dạy.
VD: Ở chủ ®Ò “Thế giới động vật”, tiết làm quen với chữ: I,T,C thay vì
chỉ đơn giản gắn tranh có chứa từ: Gà mái, con vịt, cá chép … thì tôi tìm
những hình ảnh động trong máy vi tính Gà mái mẹ dẫn gà con đi; vịt bơi lội,
đàn cá chép bơi trong ao … Sau đó cho trẻ gọi tên các con vật và trẻ trả lời
chúng đang làm gì? Rồi mới gắn băng từ có chữ cái đó. Hình ảnh “động” trẻ
được quan sát trên máy sẽ làm trẻ thích thú và dẫn đến việc trẻ tập trung cao
hơn, tiếp theo cô khéo léo đặt những câu hỏi và dẫn dắt trẻ vào bài dạy một
cách say mê, nhẹ nhàng.
Để giúp trẻ nhớ lâu kiến thức vừa học tôi đã tìm tòi, lựa chọn các trò
chơi phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động.
7
Ví dụ 1: Trò chơi “Ghép tranh” tôi sử dung các que đè lưỡi ghép thành
mảng vẽ, tô màu, viết chữ cái lên. Sau đó tách rời cho trẻ ghép thành bức tranh
có chứa từ như hình bên dưới.
Ví dụ 2: Trò chơi “Ghép nét” từ những nét chữ đựơc cắt rời bằng bìa
cứng trẻ tìm và kết hợp với nhau để thành chữ cái có nghĩa
8
Bên cạnh đó, tôi luôn nhận ra khả năng đọc – viết khác nhau của từng trẻ
để dẫn dắt trẻ vào hoạt động làm quen chữ cái mà không làm trẻ cảm thấy nặng
nề.
Song song với việc làm quen với mặt chữ còn phải hướng dẫn trẻ cách
cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang, xem tranh nhận biết phần mở
đầu, phần kết thúc của cuốn sách. Hướng dẫn trẻ nhận biết cách đọc và viết
trên một trang giấy, cách cầm bút …
Thực hiện việc này tuy đơn giản nhưng phải có nghệ thuật. Nét mặt, cử
chỉ của cô khi hướng dẫn trẻ phải linh hoạt tạo sự gần gũi với trẻ, giải thích rõ

ràng, không ê a kéo dài, cô ý thức tư thế và giọng nói, phát âm của cô luôn
chuẩn để trẻ làm đúng. Việc này không chỉ trên tiết học chữ cái mà còn trên
các tiết học khác như tạo hình và mọi nơi mọi lúc.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin:
Để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ, đồng thời thực hiện mục tiêu
nhiệm vụ của nhà trường giao. Bản thân tôi cần học hỏi kinh nghiệm của
những người đi trước, của bạn bè đồng nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin,
khai thác sử dụng phần mềm giáo án điện tử vào giảng dạy. Tôi lấy ý tưởng từ
ngôi nhà sách của bailey’s trong chương trình kidsmart, tổ chức cho trẻ ôn
luyện chữ cái bằng cách tìm tranh chứa chữ cái cô vừa dạy và gạch chân chữ
vừa tìm được.
Cũng ý tưởng từ ngôi nhà sách của bailey’s trong chương trình kidsmart,
tôi cho trẻ ôn chữ cái thông qua trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, thiết kế các hình
ảnh ngộ nghĩnh phù hợp với các chủ đề, các chữ minh hoạ cho các hình ảnh,
yêu cầu khi chơi trẻ phải tìm đúng chữ với hình ảnh.
VD: Hình ảnh Con tôm (trong chủ đề “Thế giới động vật”), trẻ quan sát
hình ghi nhớ hình ảnh con tôm, từ “Con tôm” có 6 chữ cái bắt đầu bằng chữ c,
sau đó đến chữ o, và trẻ tập phát âm.
VD: Hình ảnh Hoa hồng (trong chủ đề “Thế giới thực vật”), trẻ phải
quan sát ghi nhớ hình ảnh hoa hồng, từ “hoa hồng” có 7 chữ cái bắt đầu bằng
chữ h, sau đó là chữ o,… trẻ tập phát âm chữ đó, từ đó, trẻ càng chơi nhiều lần
càng nhớ lâu chữ cái đã học.
9
4. Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi:
Để khắc sâu những chữ cái đã học, tôi tổ chức cho trẻ nặn đất sét những
chữ cái qua những đường nét cơ bản, viết bằng phấn trên sân xi măng của
trường, hoặc dùng dây mềm để bẻ, gấp các đường nét của chữ cái đó, tạo chữ
cái bằng bàn tay (VD: Tạo dáng chữ o …)
Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm
bạn nhỏ trong lớp có cháu yếu, cháu giỏi để các cháu cùng chơi, nói chuyện

với nhau, vì cháu hay bắt chước nên các cháu yếu sẽ bắt chước các cháu giỏi.
Từ đó ngôn ngữ mạch lạc sẽ được phát triển nhanh ở trẻ.
Tôi còn có một thư viện sách nho nhỏ trong góc lớp, có rất nhiều truyện
tranh hấp dẫn, cháu lựa chọn theo ký tự cô đã làm sẵn. Cô hướng dẫn các cháu
kỹ năng lật, giở sách, cách xem tranh, cách đọc chữ cái theo thứ tự từ trên
xuống và từ trái qua phải khi đọc, hoặc các từ mới như tên truyện, tên các
trang bìa, tên các album tự tạo… với các mẫu chữ khác nhau. Mỗi chủ đề, tôi
viết các bài thơ treo ở góc lớp và cho trẻ tô màu vào các chữ cái đã học…
10
VD: Cô tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động với truyện thơ tranh chữ to có
sẵn, tự tạo… trẻ được xem tranh, tập kể chuyện, tập “đọc” chữ to trong truyện.
Khi trẻ tiếp xúc với các loại sách báo, tạp chí… có nhiều kiểu chữ khác nhau ở
bất kỳ nơi nào trẻ cũng rất tự tin và có thể tự mình khám phá nội dung.
Ngoài việc dạy trẻ ở hoạt động làm quen chữ viết thông qua các hoạt
động khác như khám phá khoa học: cho trẻ đọc từ dưới tranh, gọi tên các con
vật, đồ vật…nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Hoạt động văn học: Cho cháu luyện đọc từ khó và đọc thơ theo đúng
quy trình.
Hoạt động thể dục: Lồng ghép tích hợp chữ cái nhằm cũng cố, luyện
phát âm các chữ cái vừa học.
Ví dụ: Hoạt động “Bật xa 45cm”
Tôi viết các chữ a, ă, â trên sàn, cách nhau 45cm cho trẻ bật vào các chữ
cái viết trên sàn từ chữ cái này sang chữ cái kia, đến chữ cái nào phát âm chữ
cái đó.
Hoạt động vui chơi: Thông qua việc “học mà chơi, chơi mà học”, trong
giờ hoạt động góc tôi cũng lồng ghép chữ cái vào một cách nhẹ nhàng. Cho trẻ
nặn chữ, ghép chữ hoặc cho trẻ thi nhau gạch chân chữ cái vừa học. Ví dụ:
Đếm xem đoạn thơ sau có bao nhiêu chữ u, chữ ư.
11
Mình đỏ như lửa

Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét vang đường phố
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập tắt ngay
Trẻ có thể tự làm sách truyện từ tranh ảnh do trẻ tự vẽ hoặc sưu tầm để
rèn luyện khéo tay. Trẻ chơi ghép tranh có từ dưới tranh, trẻ chỉ các “chữ cái”
hoặc “từ” trẻ đã làm quen. Trẻ kể chuyện theo tranh về các loại thực phẩm,
món ăn cách chế biến. Bộ tranh lô tô giúp trẻ kể chuyện những vật nuôi trong
gia đình, con vật sống trong rừng… trên cùng một bức tranh, nhiều trẻ kể theo
nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Cô tổ chức cho trẻ cùng làm album và truyện tranh chữ to theo
chủ đề. Nếu là chủ đề “Thế giới động vật” cô và trẻ sưu tầm album về các con
chó, mèo, gà, vịt Tôi yêu cầu trẻ tìm các chữ trong họa báo cắt từ “con mèo”,
“con chó” dán dưới hình ảnh các con vật tương ứng. Một điều tôi lưu ý nhắc
trẻ là phải ghép chữ lần lượt từ trái qua phải, hết chữ này đến chữ khác, hết từ
này đến từ khác bên cạnh phía phải, và sau đó tôi yêu cầu trẻ phát âm các chữ,
“đọc” các từ.
Hoạt động ngoài trời: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian có đọc
đồng dao như trò chơi “Rồng rắn lên mây” trong lúc đọc các từ ”Rồng, rắn,
lúc lắc …” các cháu phải cong lưỡi vì có chữ: l và r qua đó trẻ sẽ phát âm
chuẩn hơn. Hoặc chơi trò chơi “Bật qua rãnh”, nhảy lò cò … bật vào ô nào thì
đọc to chữ cái trong ô đó.
Trong sân trường nơi mỗi cây đều có bảng chữ tên của cây đó, khi đi
dạo giới thiệu cho trẻ tên và công dụng từng loại cây, cho trẻ đọc theo và tập
đánh vần các chữ cái đã học, cho trẻ tập nhận ra các chữ cái viết thường, chữ
in, chữ hoa trên các biểu bảng trong sân trường như bảng nội quy, bảng thông
tin. Giờ hoạt động ngoài trời tôi cũng cho các cháu chơi để ôn lại chữ cái đã học.
VD: Tôi dùng một cái túi có chữ cái, tôi thò tay vào lấy chữ cái và mô tả
đặc điểm rồi cho trẻ đoán tên chữ cái, sau đó lấy chữ cái ra, trẻ nào trả lời đúng

là được khen. Hoặc chia làm hai nhóm thi đua với nhau, một trẻ mô tả và một
12
trẻ đoán và viết chữ cái đó lên bảng con. Cô giáo làm trọng tài để động viên,
cho phần thưởng cũng như khuyến khích những trẻ còn yếu …
Góc thiên nhiên ngoài trời là nơi trẻ được tiếp xúc mọi lúc mọi nơi, mọi
thời điểm trong ngày. Ở mỗi cây đều có biển ghi tên cây, ghi các giai đoạn
phát triển của cây, hoặc chữ ghi tên cây có gắn hình ảnh Khi cho trẻ tri giác
chữ, từ dưới mỗi hình ảnh trong biển cắm tôi đều yêu cầu trẻ tìm đúng từ “Cây
hoa cúc” gắn vào cây hoa cúc, và các loại cây khác cũng vậy. Trẻ biết tên, chữ,
từ của cây đó, tập “đọc” tên các cây mà trẻ đã tìm đúng.
13
5. Phối hợp với các bậc phụ huynh:
Trong buổi họp phụ huynh của lớp, tôi đã giành thời gian để nhấn mạnh
tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái ở trẻ Mẫu giáo lớn như: Cho
trẻ làm quen với chữ cái là tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ làm quen
với việc đọc và viết nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho
trẻ vào lớp một.
Thông báo các nội dung cần thiết về làm quen chữ cái cho phụ huynh rõ.
Giới thiệu cho phụ huynh xem những đồ dùng, đồ chơi cần thiết để phục vụ
hoạt động này. Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vị trí quan trọng của từng hoạt
động đặc biệt là hoạt động làm quen chữ cái. Cần có những đồ dùng đồ chơi
phục vụ việc dạy học cho trẻ để trang bị cho trẻ kiến thức vững chắc vào lớp
một. Để làm tốt công việc này, sự cộng tác của phụ huynh là việc rất cần thiết,
vì thế tôi đã gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh vấn đề học và viết chữ của các
cháu trong chương trình Mẫu giáo, nhất là những phụ huynh nóng lòng cho
con học chữ sớm, những phụ huynh còn có quan niệm chưa đúng là trẻ phải
biết đọc và viết được ngay độ tuổi Mẫu giáo. Thêm vào đó, tôi vận dụng phụ
huynh ủng hộ những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho các
cháu, chủ ý cho phụ huynh biết từ những vật liệu đơn giản vẫn có thể trở thành
đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Phụ huynh rất vui và ngạc nhiên khi bắt gặp những tờ

lịch cũ, trở thành những tấm tranh có chủ đề, có chữ cái cho trẻ học.
14
Những chiếc xe được kèm với từ (ô tô tải, xe buýt … ) trên những chiếc xe
bằng vỏ hộp sữa, hộp bánh mà phụ huynh góp nhặt.
Hoặc thấy những chiếc làn, chiếc giỏ làm từ hộp nước xả vải, nước rửa
bát
15
Con ong làm bằng đĩa CD
Bình tưới cây ngộ nghĩnh
16
Con công xinh xắn, đáng yêu
Ngày nay khi khoa học công nghệ thông tin bùng nổ, ngoài giờ học ở
trường ra về nhà một số cháu thường ngồi ngay vào máy vi tính với những trò
chơi phim ảnh bạo lực. Do vậy tôi cũng thường nhắc nhở phụ huynh đăng ký
với nhà trường để mượn các đĩa về trò chơi chữ cái cho trẻ xem nhằm củng cố
kiến thức trẻ đã học.
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của từng trẻ.
Đối với những cháu yếu, ngoài việc học ở lớp, tôi còn tranh thủ nhờ phụ huynh
giúp đỡ thêm cho cháu ở nhà. Nhắc nhở phụ huynh thường xuyên theo dõi
trong bảng tuyên truyền của lớp để nắm bắt kịp thời chữ cái và các nội dung
khác mà con em mình đã học và sẽ học để cùng cô giáo giúp trẻ học tập tốt
hơn.
C. KẾT LUẬN
1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên kết quả học tập của trẻ được
theo dõi và đánh giá như sau:
17
Nội dung Đầu năm Cuối năm
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng
- Trẻ nhận biết từ và tiếng

- Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế
- Trẻ tô viết đúng chữ cái
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt
động làm quen chữ viết
- Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và
quy trình đọc
70%
40%
65%
75%
60%
50%
100%
95%
96%
95%
98%
90%
Ngoài những kết quả nêu trên còn rất nhiều trẻ đến cuối năm học đã biết
tự đọc truyện sách và biết được rất nhiều từ. Điều đáng mừng là trẻ rất hứng
thú tham gia hoạt động này.
Với kết quả đạt được như vậy phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình dạy trẻ làm quen chữ cái, tôi nhận thấy việc cho trẻ làm
quen chữ cái là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Vì thế là một giáo viên cần phải nắm được nội dung và phương pháp tổ chức
hoạt động này. Qua việc áp dụng biện pháp mới tôi nhận thấy giờ học không
còn nặng nề, nhàm chán như trước đây. Với phương pháp “Lấy trẻ làm trung
tâm”, trẻ được khám phá, trải nghiệm dễ dàng gây hứng thú cho trẻ. Việc lồng
ghép tích hợp cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ nâng cao

hiệu quả học tập. Bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên phải có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng để dạy trẻ.
- Giáo viên nắm được nội dung các hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái
- Giáo viên biết thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen với chữ cái theo
chủ đề.
- Giáo viên phải biết xây dựng được kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, toàn
diện sát với kế hoạch chỉ đạo nhà trường và phù hợp với tình hình thực tế của
lớp.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có biện pháp bồi
dưỡng cho từng trẻ.
- Tạo môi trường chữ viết trong lớp đẹp mắt hấp dẫn cho trẻ.
18
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình để giúp trẻ học tốt.
- Giáo viên luôn nghiên cứu sách báo, tài liệu, tham khảo thông tin qua mạng,
dự giờ đồng nghiệp đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Khai thác ứng dụng sử
dụng phần mềm giáo án điện tử, lựa chọn nội dung phù hợp để tổ chức hoạt
động cho trẻ.
3. KIẾN NGHỊ
Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí trong việc làm
đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ các hoạt động của trẻ trong trường mầm non.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong quá trình dạy trẻ
làm quen chữ cái tại trường Mầm non Đông Vệ. Rất mong được sự đóng góp ý
kiến của Hội đồng khoa học nhà trường và hội đồng khoa học các cấp để tôi có
thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt
hơn.
Tôi xin trân thành cám ơn!
§«ng VÖ, ngµy 5 th¸ng 4 n¨m 2013
Ngêi viÕt
NguyÔn ThÞ Hằng
PHẦN DUYỆT CỦA HỘI HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

19

×