Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiểu luận môn Văn Hóa Doanh Nghiệp “BÀ MẸ HỔ” TRONG DẠY DỖ CON CÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.74 KB, 6 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM
Viện Đào Tạo Sau Đại Học
Khoa Quản lý Kinh Doanh
Môn học
Văn hóa doanh nghiệp
Tiểu luận
“BÀ MẸ HỔ” TRONG DẠY DỖ CON CÁI
GVHD: TS. HUỲNH THANH TÚ
HVTH: TIỂU NHÓM 01 – NHÓM 06
– QTKD ĐÊM 4 – K21
1. Nguyễn Đình Trọng Bảo
2. Trần Thị Phương Chi
3. Vũ Cao Quế Dung
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP “Bà mẹ hổ” trong dạy dỗ con cái
Tháng 3/2013
2
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP “Bà mẹ hổ” trong dạy dỗ con cái
Cách dạy con nghiêm khắc là truyền thống của hầu hết các quốc gia châu Á như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc, … và cả Việt Nam. Lợi thế của phương pháp này là đào tạo ra
những đứa trẻ tài giỏi hơn và chuẩn bị cho chúng một hành trang sẵn sàng cho những cạnh
tranh khắc nghiệt trong tương lai. Lời khuyên chung mà các bậc cha mẹ “hổ” đưa ra là
“Đừng để con bạn thua thiệt ngay ở vạch xuất phát trong cuộc đua”. Thậm chí dù họ
muốn con mình có một tuổi thơ hạnh phúc thì họ vẫn tạo ra một áp lực rất lớn trên vai
chúng, đặc biệt là việc học.
Mặc dù có rất nhiều phương pháp dạy dỗ con cái nhưng nhóm chúng tôi vẫn ủng hộ quan
điểm dạy con bằng phương pháp nghiêm khắc, thậm chí là bằng roi vọt. Sở dĩ chúng tôi
ủng hộ và thực hiện phương pháp này vì những lý do sau:
1. Theo truyền thống giáo dục Á Đông (trong đó có Việt Nam)
Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống văn hóa và kinh nghiệm của cha ông để lại
luôn được các thế hệ theo sau kế thừa và phát triển. Ông cha ta dạy rằng “Thương cho roi
cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, hay “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm


đường con hư” và chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm này.
“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nên được hiểu theo nghĩa như sau: roi vọt
chính là sự rèn giũa nghiêm khắc, trong khi đó ngọt bùi lại là sự chiều chuộng, bao che.
Nếu trẻ sống luôn trong cảnh được cha mẹ nâng niu, bảo bọc và khen ngợi về tất cả những
gì trẻ làm bất kể tốt – xấu thì trẻ sẽ chìm trong ảo tưởng về bản thân. Điều đó vô củng tai
hại khi trẻ bước ra cuộc sống bên ngoài, trẻ sẽ dễ hụt hẫng và vấp ngã.
“Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, nói về những kinh nghiệm
sống quý báu mà cha mẹ có thể chỉ dạy cho trẻ. Trong cuộc sống hiện đại, trẻ có thể nhanh
nhạy hơn trong việc tiếp xúc với những cái mới, những điều văn minh nhưng những cái trẻ
thấy, trẻ biết có thể chỉ là bề nổi, là cái cục bộ. Và chỉ có cha mẹ, với sự trải nghiệm và cái
nhìn toàn diện, mới có thể hướng trẻ đi đúng đường, cho dù phải với biện pháp cứng rắn.
2. Từ kinh nghiệm thực tế của bản thân
Từ nhỏ tôi đã được cha mẹ dạy bảo rất nghiêm khắc. Gia đình tôi được mọi người đánh giá
là vô cùng gia giáo nên các cụ dạy con cái cũng rất bài bản, chuẩn mực. Tôi và các anh chị
em được cha mẹ rèn từ tác phong, cách ứng xử cho đến việc học tập và thói quen sinh hoạt
3
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP “Bà mẹ hổ” trong dạy dỗ con cái
hằng ngày. Thực ra, khi nhỏ tôi cũng cảm thấy cha mẹ quá hà khắc với mình. Nhưng quá
thực “có con mới hiểu được lòng cha mẹ”, để có được tôi ngày hôm nay – nhờ rất lớn vào
nền tảng giáo dục mà cha mẹ tôi gầy dựng.
3. Nhận thức của trẻ còn non nớt, chưa thể tự phân biệt – đánh giá đúng – sai
Cuộc sống hiện đại ngày nay diễn ra với muôn vàn những điều thay đối, mới lạ, và sự phát
triền của khoa học – công nghệ khiến trẻ có điều kiện tiếp cận với một khối lượng thông tin
khổng lồ. Bản thân trẻ – với nhận thực non nớt kết hợp với trí tò mò, thích khám phá – dễ
dàng bị cuốn theo những thông tin xấu hay những hoạt động vô bổ. Ở độ tuổi này, đa phần
trẻ rất thích thể hiện bản thân và làm theo những sở thích cá nhân nên việc khuyên bảo nhẹ
nhàng hay từ tốn thuyết phục không mang lại hiệu quả cao bằng việc uốn nắn nghiêm khắc.
Vấp ngã giúp con người ta trường thành nhưng quả thực đúng hướng ngay từ đầu để khong
vấp ngã thì vẫn tốt hơn. Quả thật, “dạy con từ thuở còn thơ”, và khi con chưa đủ khả năng
nhận thực đúng đắn thì phương pháp dạy dỗ cứng rắn cần được áp dụng.

4. Quỹ thời gian cha mẹ dành cho con bị hạn chế do áp lực cuộc sống
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm “mưa dầm thấm lâu”, khuyên bào nhẹ nhàng
ngày qua ngày sẽ giúp trẻ dần có nhận thức đúng đắn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại
ngày nay, những bậc cha mẹ như chúng tôi cùng lúc phải đảm nhiệm rất nhiều vai trò khác
nhau: vị trí công tác ngoài xã hội, trách nhiệm phát triển bản thân, trụ cột của gia đình, hình
mẫu cho con cái noi theo, nuôi dạy con cái… Chính vì thế mà quỹ thời gian chúng tôi dành
cho con mình bị hạn chế. Do đó việc “nhỏ to tâm sự”, khuyên lơn chỉ bảo để con “thấm” và
thực hiện theo, theo tôi là khó thực hiện. Có thể trẻ đồng ý với bạn ngay lúc đó nhưng
những lời nói nhẹ nhàng của bạn sẽ không để lại ấn tượng sâu sắc trong trẻ so với những
biện pháp mạnh khác. Trong khi đó, bạn lại không có đủ thời gian để đi theo con, giám sát
và kiểm tra mức độ tiếp thu và cách hành xử của trẻ. Bên cạnh đó, với tâm sinh lý của trẻ
độ tuổi này, lời nói của bạn chưa chắc có trọng lượng bằng những luồng thông tin trẻ thu
nhận từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là từ bạn bè đồng trang lứa – cũng là những bộ óc
non nớt không kém. Và sự nghiêm khắc, đòn roi sẽ mang lại tác dụng cao hơn.
5. “Đừng để trẻ không biết sợ”
Ngày nay, những sai trái, thậm chí là những tội ác của lứa tuổi vị thành niên trở xuống đa
4
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP “Bà mẹ hổ” trong dạy dỗ con cái
phần đều xuất phát từ tư tưởng “không biết sợ” của trẻ. Rèn luyện cho trẻ sự dũng cảm,
mạnh mẽ đương đầu với những khó khăn, thách thức trong cuộc sống là hoàn toàn đúng
đắn. Tuy nhiên điều đó phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Kỷ luật nghiêm khắc, uốn
nắn, trui rèn trẻ, đòn roi… là những điều góp phần mamg lại khuôn phép cho trẻ, giúp trẻ
biết giới hạn trong hành xử của mình và e sợ cái mà trẻ phải đối đầu nếu vượt qua giới hạn
ấy.
6. Mong muốn tột bậc của cha mẹ – con cái ngoan ngoãn, giỏi giang
“Hổ dữ không ăn thịt con”, cho dù chúng tôi có áp dụng đòn roi trong việc dạy dỗ con đi
chăng nữa thì cũng chỉ với mong muốn duy nhất – con cái giỏi giang, trưởng thành và
tương lai sẽ là người có ích cho xã hội. Cha mẹ nào chẳng mong con mình học giỏi, ngoan
ngoãn, biết lễ nghĩa, phép tắc và được sự nhìn nhận – tôn trọng của mọi người. Thế nên,
đưa con vào khuôn khổ cũng chỉ nhằm mục đích ấy và động cơ của chúng tôi cũng không

gì khác ngoài điều đó.
7. Ưu điểm của trẻ được giáo dục bởi “bà mẹ hổ”
- Trẻ sống có kỷ luật và có khuôn phép.
- Trẻ rèn luyện được khả năng chịu đựng, sự bền bỉ và kiên trì để theo đuổi và đạt được
mục tiêu
- Trẻ mạnh mẽ vì đã được trui rèn, nên có thể đối mặt với những khó khăn, thử thách
trong tương lai.
- Trẻ được tích lũy những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau
này.
Sinh con ra đã là một khó khăn nhưng nuôi dưỡng để con cái trưởng thành, nên người lại
khó khăn hơn thế gấp vạn lần. Dạy con bằng phương pháp “bà mẹ hổ” thực sự khiến chúng
tôi gặp nhiều áp lực. Trước hết là áp lực từ phía dư luận với những phán xét cho rằng chúng
tôi tàn nhẫn, ích kỷ và không công bằng với chính đứa con của mình, quá đặt nặng vấn đề
thành tích của con. Nhưng áp lực ấy vẫn không thể so với áp lực mà chúng tôi phải đối diện
từ con cái của mình. Đó là sự phản ứng, là sự chống đối, là sự oán trách và phần nào là sự
giảm sút trong tình cảm mà con cái dành cho mình. Khi tôi trách phạt con, đánh con, con
khóc rơi nước mắt ra ngoài, còn tôi lại nuốt nước mắt vào trong ; con đau một, lòng tôi xót
5
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP “Bà mẹ hổ” trong dạy dỗ con cái
gấp ngàn lần, đánh con đấy nhưng tôi ước gì mình có thể chịu đựng nỗi đau ấy thay con.
Cho dù thế nào đi nữa, chúng tôi vẫn ủng hộ phương pháp cứng rắn trong dạy dỗ con cái.
Chúng tôi rất hy vọng nhận được sự cảm thông từ các anh chị và các bạn ngồi đây, những
người đã là những bậc cha mẹ và sắp thành cha mẹ. Và chúng tôi tin tưởng rằng, con cái
chúng tôi – đến một lúc nào đó nhìn lại, sẽ hoàn toàn thấu hiểu được tấm lòng của chúng
tôi – những bậc cha mẹ một lòng vì con.
6

×