Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

lựa chọn phương án thi công các tổ hợp công tác chủ yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 141 trang )

TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
Môc lôc
Trang
2.1. Lựa chọn phương pháp ép cọc: 12
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
më ®Çu
1. Vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế quốc
dân.
- Xây dựng cơ bản là các hoạt động cụ thể để tạo ra sản phẩm ,là những công trình xây dựng
có quy mô,trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ nhất định.Xây dựng cơ
bản là quá trình đổi mới,tái sản xuất giản đơn và mở rộng các tài sản cố định của các ngành sản
xuất vật chất cũng như phi sản xuất vật chất nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế
quốc.Xây dựng cơ bản được thể hiện dưới các hình thức sau: xây dựng mới,xây dựng lại,phục
hồi,mở rộng và nâng cấp tài sản cố định.Quá trình xây dựng cơ bản là quá trình hoạt động để
chuyển vốn đầu tư dưới dạng tiền tệ sang tài sản phục vụ cho mục đích đầu tư.
- Ở nước ta,công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế quốc
dân,liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội.Hàng năm, xây dựng cơ bản tiêu tốn lượng vốn
ngân sách và vốn đầu tư khác với tỷ lệ cao(giai đoạn 15 năm đổi mới 1985-2000,vốn đầu tư xây
dựng cơ bản chiếm khoảng 25%-26%GDP hàng năm).Ngày nay xây dựng cơ bản đang giữ vai trò
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất,năng lực phục
vụ cho các ngành,các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.Tất cả các ngành kinh tế khác để phát
triển được đều nhờ có xây dựng cơ bản,thực hiện xây dựng mới.nâng cấp các công rình về quy
mô,đổi mới về công nghệ và kỹ thuật để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.
- Xây dựng cơ bản nhằm đẩm bảo mối quan hệ tỷ lệ,cân đối,hợp lí sức sản xuất cho sự phát
triển kinh tế giữa các ngành,các khu vực,các vùng kinh tế trong từng giai đoạn xây dựng và phát
triển kinh tế của đất nước.Tạo điều kiện xóa bỏ dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn,giữa
miền ngược và miền xuôi.nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào các dân tộc.
- Xây dựng cơ bản tạo điều kiện để nâng cao chất lượng,hiệu quả của các hoạt dộng xã
hội,dân sinh quốc phòng thông qua việc đầu tư xây dựng các công trình xã hội,dịch vụ cơ sở hạ


tầng ngày càng đạt trình độ cao,góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi người
dân trong xã hội
- Xây dựng cơ bản đóng góp đáng kể lợi nhuận cho nền kinh tế quốc dân.Hàng năm,ngành
xây dựng đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng,giải quyết công ăn việc làm cho
một lực lượng lớn lao động.Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành xây dựng có khoảng 2 triệu
người,chiếm khoảng 6% lao động trong xã hội
Tóm lại,công nghiệp xây dựng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Nó
quyết định quy mô và trình độ kỹ thuật của xã hội nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện
đại hóa trong giai đoạn hiện nay nói riêng.
2. Ý nghĩa,vai trò và đặc điểm của thiết kế tổ chức thi công công trình xây dựng
2.1.Ý nghĩa của việc thiết kế tổ chức thi công
- Thiết kế tổ chức thi công công trình là xác lập những dự kiến về một giải pháp tổng thể,khả thi
nhằm biến kế hoạch đầu tư và văn bản thiết kế công trình trở thành hiện thực đưa vào sử dụng phù
hợp với mong muốn về chất lượng,tiến độ thực hiện,tiết kiệm chi phí và an toàn xây dựng theo yêu
cầu đặt ra trong từng giai đoạn từ các công tác chuẩn bị đến thức hiện công trình.Dựa trên văn bản
thiết kế tổ chức thi công chủ đầu tư có kế hoạch cung cấp vốn cụ thể cho từng giai đoạn thi công.Đồng
thời có thể giám sát khống chế nhà thầu thực thi hợp đồng đúng nội dung,đúng chất lượng,đúng tiến
độ và trong khuôn khổ kinh phí đã cam kết
- Về phía nhà thầu: Thiết kế tổ chức thi công công trình xây dựng là biện phỏp quan trọng và
không thể thiếu,nó là biện pháp,là phương tiện để quản lý hoạt động thi công một cách khoa học.
Thiết kế tổ chức thi công công trình Thiết kế tổ chức thi công công trình giúp cho nhà thầu thi công
công trình phát hiện được những khiếm khuyết thiếu sót của nhà thiết kế, kip thời phản ánh và điều
chỉnh, tránh tình trạng phá đi làm lại. Thông qua thiết kế tổ chức thi công, hàng loạt các vấn đề cụ thể
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
1
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
về tổ chức và công nghệ, kinh tế và quản lý thi công sẽ được thể hiện thường bao gồm những vấn đề
chủ yếu sau đây:
+ Định rõ phương hướng thi công tổng quát, bố trí khởi công và hoàn thành các hạng mục.
+ Lựa chọn các phương án kỹ thuật và tổ chức thi công chính.

+ Lựa chọn máy móc và phương tiện thi công thích hợp.
+ Thiết kế tiến độ thi công.
+ Xác định các nhu cầu vật chất – kỹ thuật chung và các nhu cầu phù hợp với tiến độ đã lập.
+ Quy hoạch tổng mặt bằng thi công hợp lý.
+ Đưa ra những yêu cầu cần thực hiện của công tác chuẩn bị thi công.
+ Dự kiến mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất trên công trường, làm cho mọi hoạt động
được phối hợp nhịp nhàng, được chỉ huy và kiểm soát thống nhất.
- Nhà thầu dựa trên văn bản thiết kế tổ chức thi công theo quy định của nhà nước và của chủ đầu
tư, thiết lập hệ thống quản lý và biện pháp tối ưu hoá các lợi ích đã thể hiện trong hợp đồng cả hai phía
và lợi ích của xã hội.
2.2.Vai trò và đặc điểm của tổ chức sản xuất xây dựng và tổ chức thi công
- Thiết kế tổ chức xây dựng là một bộ phận của thiết kế kỹ thuật nhằm đưa vào hoạt động từng
công đoạn hay toàn công trình theo chức năng sử dụng và đảm bảo thời gian xây dựng.
- Thiết kế tổ chức xây dựng là cơ sở để xác định nhu cầu vốn và các loại vật tư, thiết bị cho từng
giai đoạn hay cả quá trình, là cơ sở để xác định dự toán chi phí một cách có khoa học.
- Thiết kế tổ chức xây dựng được tiến hành song song cùng với việc thiết kế xây dựng ở giai đoạn
thiết kế kỹ thuật nhằm đảm bảo mối liên hệ phự hợp giữa các giải pháp hình khối mặt bằng, giải pháp
kết cấu với giải pháp về kỹ thuật thi công và tổ chức thi công xây dựng.
- Thiết kế tổ chức xây dựng được tiến hành trên cơ sở những điều kiện thực tế, các quy định hiện
hành mang tính chất khả thi nhằm rút ngắn thời gian xây dựng, hạ giá thành, đảm bảo chất lượng, an
toàn và bảo vệ môi trường.
- Thiết kế tổ chức thi công công trình là xác lập những dự kiến về một giải pháp tổng thể có khả thi
nhằm biến kế hoạch đầu tư và văn bản thiết kế công trình thành hiện thực đưa vào sử dụng phù hợp
với những mong muốn về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn và những yêu cầu đặt ra trong từng giai
đoạn từ công tác chuẩn bị đến thực hiện xây dựng công trình.
- Chất lượng sản phẩm xây dựng phụ thuộc đáng kể vào khâu tổ chức thi công công trình, gây tác
động trực tiếp đến cảm giác của người sử dụng công trình.
- Việc thiết kế tổ chức thi công công trình là phương thức tổ chức kế hoạch hướng vào nghiên cứu
các quy luật khách quan về sự sắp xếp và quản lí có hệ thống các quá trình xây lắp gắn liền với các
đặc điểm của công nghệ xây lắp, đòi hỏi phải biết khai thác nguồn lực tham gia tạo nên công trình

nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ thi công, tiết kiệm mọi chi phí trong quá trình
chuẩn bị và tổ chức xây lắp công trình. Vì vậy công tác thiết kế tổ chức thi công là biện pháp quan
trọng và không thể thiếu, là phương tiện quản lý hoạt động thi công một cách khoa học.
- Trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công, có thể xác định được các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật như: Giá
thành, thời hạn, kế hoạch cung ứng vốn cho từng giai đoạn thi công, là căn cứ để xác định các nhu cầu
về hạ tầng kĩ thuật phuc vụ cho quá trình thi công, đảm bảo liên tục nhịp nhàng, tăng năng suất lao
động và đúng tiến độ.
3. Nhiệm vụ được giao của đồ án
 Nhiệm vụ được giao của đồ án : nhiệm vụ của đồ án này là thiết kế tổ chức thi công
cho một nhà dân dụng nhiều tầng, cụ thể là lập biện pháp thi công cho từng công tác chính và
toàn bộ công trình để thu được hiệu quả kinh tế tốt nhất. Nội dung chủ yếu của Đồ án này bao
gồm :
+ Thiết kế tổ chức thi công các công tác chuẩn bị phục vụ thi công như san lấp mặt
bằng, chuẩn bị mặt bằng thi công,…
+ Thiết kế tổ chức thi công các công tác phần ngầm như thiết kế tổ chức thi công
công tác đóng cọc, công tác đào hố móng công trình, thiết kế thi công công tác bê tông cốt
thép móng.
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
2
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
+ Thiết kế tổ chức thi công các công tác phần thân mái công trình như thiết kế tổ
chức thi công công tác xây dựng khung chịu lực thân mái công trình, thiết kế tổ chức thi công
công tác xây tường bao che cho công trình.
+ Thiết kế tổ chức thi công các công tác còn lại như công tác hoàn thịên công trình,
công tác lắp đặt thiết bị sử dụng cho công trình.
+ Sau đó tiến hành lập tổng tiến độ thi công công trình .
+ Dựa vào tổng tiến độ thi công ta tính toán nhu cầu vật tư kỹ thuật phục vụ thi
công công trình và tính toán kho bãi dự trữ vật liệu, lán trại tạm , điện nước phục vụ thi công.
+ Thiết kế tổng mặt bằng thi công.
 Kết cấu của đồ án : Ngoài phần mở đầu và kết luận, đồ án tốt nghiệp gồm 6 chương:

- Chương 1: Giới thiệu về công trình,điều kiện và phương hướng tổng quát.
- Chương 2: Tổ chức thi công các công tác chủ yếu.
- Chương 3: Lập tổng tiến độ thi công và xác định nhu câu về các loại nguồn lực.
- Chương 4: Thiết kế tổng mặt bằng thi công.
- Chương 5 : Phân chia giai đoạn sử dụng và dựng biểu đò phát triển chi phí nhân công.
- Chương 6: Tính các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của phương án tổ chức.
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
3
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
Chương I : Giới Thiệu Chung
1.1Giới thiệu về công trình và nhà thầu thi công
1.1.1.Giới thiệu về công trình:
- Tên công trình : Nhà ở cho sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình ,Tp.Thái Bình.
- Địa điểm xây dựng :Khu kí túc xá sinh viên trường CĐSP Thái Bình, đ.Lý Thái Tổ, p.Quang
Trung, Tp.Thái Bình.
- Quy mô công trình:Công trình được xây dựng mới với quy mô 9 tầng.
Công trình được xây dựng trên khu đất rộng tương đối bằng phẳng cạnh đường giao thông
nên thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư thiết bị kỹ thuật đến và đi khỏi công trường. Công
trình được thi công ngoài thành phố nên rất thuận lợi cho việc tập kết vật tư, nguyên vật liệu, máy móc
thi công cho công trình cũng như việc vận chuyển phế thải đổ đi ra ngoài thành phố. Mặt bằng khu đất
rộng rãi nên có thể bố trí kho bãi bảo quản vật liệu, thiết bị, nhà tạm cho công nhân, nhà điều hành thi
công ngay tại công trường.
1.1.1.1.Đặc điểm kiến trúc : Đây là công trình nhà chung cư được xây dựng mới. Mặt bằng
và mặt đứng phù hợp với chức năng của khu nhà chung cư hiện đại và hài hoà với tổng thể
khu đất.
 Giải pháp mặt bằng công trình :
- Mặt bằng kiến trúc được tổ chức hệ lưới đơn giản hình chữ nhật
+Theo chiều dọc: có 4 trục chính với 3 nhịp lần lượt là 6,6m ; 2,4m và 6,6m.
+Theo chiều ngang: có 16 trục chính với 15 nhịp gồm có: 1 nhịp 6,6m ;1 nhịp 4,2m và 13
nhịp 3,3m.

- Công trình kí túc xá có 9 tầng. Công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc, đường nét
kiến trúc tinh tế, hiện đại và khoa học phù hợp với công năng làm kí túc xá.
- Công trình có 3 loại sàn : Sàn tầng trệt, sàn tầng 1-8 ( tầng điển hình ) và sàn tầng mái.
- Các chỉ tiêu kiến trúc :

+ Diện tích sàn tầng điển hình: 892 m
2
.
+ Tổng diện tích sàn: 8028 m
2
.
+ Số tầng: 9 tầng.
 Giải pháp mặt đứng, mặt cắt công trình :
Toà nhà có 2 thang máy và 1 cầu thang bộ được bố trí ở giữa nhà, 1 cầu thang ở đầu hồi, lối
đi rộng 2,3m thuận lợi cho việc di chuyển, đi lại.
- Các chỉ tiêu kiến trúc theo phương mặt đừng: Chiều cao công trình : 35,7 m
+Tầng trệt cao: 3,3m và tầng 1-8 cao: 3,6m, tầng tum cao:3,6m.
+ Tường nhà: tường bao che bên ngoài dày 220, tường ngăn bên trong dày 220 và 110. Tường
được xây bằng gạch đặc mác 75, vữa XM mác 50, vách thang máy cũng là kết cấu tường xây kết
hợp hệ dầm BTCT, trát tường bằng vữa XM mác 75.Tường trong nhà bả matit sơn 01 lớp lót,02
lớp phủ,ngoài nhà sơn trực tiếp vào tường đã trát.Tường nhà vệ sinh ốp gạch men kính 200x250
màu sáng cao 2,0m
- Nền và sàn các tầng:
+ Nền,sàn các phòng lát gạch Ceramic kích thước 300x300.Nền khu vệ sinh lát gạch granite
chống trơn kích thước 200x200.
- Phòng : Mỗi tầng từ tâng 1– 8 có 13 phòng và 1 phòng SHC. Mỗi phòng đều có 1 logia và 1
phòng vệ sinh khép kín.
- Cửa đi và cửa sổ:
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
4

TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
+Bố trí của đi tầng 1là cửa kính thủy lực và cửa xếp.Cửa đi các phòng là cửa gỗ panô và hệ
thống vách kính khung nhôm,cửa sổ kính khung nhôm sơn tĩnh điện.
+ Cửa sổ và cửa đi ra ban công làm bằng cửa nhôm kính với vật liệu nhập ngoại chất lượng cao
phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế nhà chung cư cao tầng. Các cửa sổ và lô gia đều có hoa sắt bảo vệ.
1.1.1.2.Đặc điểm kết cấu công trình:
 Kết cấu nền móng
 Phấn gia cố nền : Theo báo cáo khảo sát địa chất công trình do Công ty tư vấn XDDD
Việt Nam lập, căn cứ quy mô chiều cao và tải trọng công trình, sơ đồ lưói cột, giải pháp thiết kế
móng cho công trình được lựa chọn là giải pháp móng sâu – truyền tải trọng công trình xuống lớp
sỏi cuội bằng cọc ép . Phương pháp cọc ép như sau :
- Cọc đúc sẵn phẩm mác 300#.Gồm 2 loại đoạn cọc:
+Đoạn cọc mũi C1 tiết diện 30x30 ,chiều dài 8m, số lượng:504 cọc.
+Đoạn cọc C2 tiết diện 30x30 ,chiều dài 6m, gồm 8 đoạn, số lượng:4032 cọc.
- Độ sâu đỉnh cọc so với mặt đất tự nhiên là :- 1,1 m.
- Sức chịu tải tính toán của 1 cọc là 52 T
- Trước khi thi công cọc được kiểm tra sức chịu tải bằng phương pháp nén tĩnh theo tiêu
TCVN: 269-2002.
- Cọc được hạ bằng phương pháp ép với lực ép: P
min
= 100T và P
max
=130T
 Phần đài móng:
- Đài móng, dầm móng bằng bêtông cốt thép đá1x2 mác 300.
- Phương án đài cọc:
+ Sử dụng phương án đài khối kết hợp hệ giằng theo phương dọc nhà. Hệ giằng giữa các đài
nhằm hạn chế độ biến dạng không đồng đều giữa các móng.
+ Kết cấu đài, giằng đài, dầm móng đan xen nhau do đó quá trình thi công móng được thuận
tiện có thể đào đất theo kiểu đào ao.

 Phần thân và mái
* Sơ đồ kết cấu: Nhà khung chịu lực. Để tiết kiệm chi phí, tiết diện cột khung sẽ giảm theo nhóm
tầng cao. Phương chịu lực chính của khung là phương ngang, cột và dầm khung có tiết diện chữ
nhật , hình vuông với tỷ lệ bề rộng và chiều cao phù hợp với bề rộng khối xây và các chỉ dẫn thiết
kế thông thường.
* Phương án kết cấu sàn: Phương án chủ đạo là sàn bê tông cốt thép đổ toàn khối dạng sàn có
dầm sườn là dầm khung hoặc dầm chia nhỏ tại các vị trí thuận lợi (để giảm chiều dầy sàn). Chiều
dầy bản sàn là 120mm
* Phương án kết cấu mái :
- Sàn BTCT đổ tại chỗ bê tông đổ dày 120 mm.
- Mái bê tông xử lý chống thấm bằng cách ngâm nước xi măng ngay sau khi đổ bê tông theo
qui trình bảo dưỡng bê tông mái. Mái lợp tôn chống nóng dày 0,42 cm.
* Hệ thống cấp điện, nước, thoát nước, chống cháy, thông gió, thông tin liên lạc, chống sét
được thiết kế đồng bộ với các trang thiết bị của các hãng có tên tuổi thuộc các lĩnh vực trên.
* Vật liệu sử dụng : thông dụng dễ chế tạo với công nghệ hiện nay đồng thời hợp lý về kinh tế,
phù hợp với quy mô công trình:
- Bê tông : Dùng bê tông thương phẩm mác 300# .
- Cốt thép :
+ Dùng thép AI có cường độ Ra = 2300 kg/cm2 cho cốt thép có đường kính φ < 10mm. Sử
dụng làm cốt đai, cốt thép trong tấm đan, cốt giá, cốt thép trong lanh tô.
+ Dùng thép AII có cường độ Ra = 2800 kg/cm2 cho cốt thép có đường kính 10mm ≤ φ ≤ 32
mm. Sử dụng trong bản sàn, vách.
+ Dùng thép AIII có cường độ Ra = 3 600 kg/cm2 trong cột, dầm khung.
 Kết cấu bao che
- Dùng tường bao che dùng chiều dầy 220mm xây bằng gạch đặc; tường ngăn trong căn hộ
dùng tường 220mm xây bằng gạch đặc.
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
5
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
- Vật liệu khối xây : Tường ngăn và bao che trong công trình dùng gạch chỉ đặc mác 75 , vữa

xây trát dùng vữa XM mác 50.
1.1.2.Giới thiệu về nhà thầu thi công
Tổng công ty cổ phần XNK & xây dựng Việt Nam – công ty cổ phần XD số 11
- Trụ sở : B59 –Tổ 58 phường Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Tel : (84-4) 3 784 7983 Fax: (84-4) 3 768 8820
1.2.Điều kiện thi công
1.2.1.Điều kiện về tự nhiên và địa lý của địa điểm xây dựng.
 Điều kiện địa hình : công trình được thi công trong thành phố nên không thuận lợi cho việc tập
kết vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thi công cho công trình cũng như việc vận chuyển phế thải
đổ đi ra ngoài thành phố không được nhanh chóng, thuận tiện. Mặt bằng khu đất rộng rãi nên có
thể bố trí kho bãi bảo quản vật liệu, thiết bị, nhà tạm cho công nhân, nhà điều hành thi công ngay
tại công trường.
 Điều kiện khí hậu : khu vực này có chế độ khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ, được chia thành hai
mùa rõ rệt:
- Mùa nóng: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là Đông Nam, nhiệt độ cao
nhất trong mùa nóng là 38
o
C, mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mưa bão tập trung từ tháng 7 đến
tháng 9. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1670mm, số ngày mưa trung bình trong năm là 140
ngày.
- Mùa lạnh: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là Đông Bắc, trời
lạnh, khô hanh, nhiệt độ trung bình khoảng 23
o
C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 7
o
C - 8
o
C.
- Độ ẩm: Về mùa mưa độ ẩm có khi đạt tới 100%, độ ẩm trung bình trong năm là 84,5%.
- Bão: Thường xuất hiện nhiều trong tháng 7 và 8, cấp gió từ cấp 8 đến cấp 10, có khi đạt tới

cấp 12.
 Điều kiện địa chất công trình : điều kiện địa chất công trình được đánh giá trên cơ sở các số
liệu khảo sát địa chất tại địa điểm xây dựng do Công ty Kiến trúc Việt Nam lập.Trên cơ sở đó đơn
vị thiết kế đã đưa ra giải pháp kết cấu móng phù hợp là sử dụng cọc ép.
d. Điều kiện địa chất thuỷ văn : mạch nước ngầm khá sâu so với cốt tự nhiên, không ảnh hưởng
tới điều kiện thi công công trình.
1.2.2.Điều kiện về cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội .
 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật :
 Đường xá giao thông : công trình nằm trên tuyến giao thông Lý Thái Tổ nên thuận tiện
cho việc vận chuyển cung ứng vật tư, máy móc công.
 Điều kiện về nước :
- Cấp nước : nhà thầu dùng nguồn nước của thành phố Thái Bình.Trong trường hợp không
đủ nhà thầu sẽ khoan giếng để cấp nước cho sinh hoạt và thi công.
-Thoát nước : nhà thầu xây dựng hệ thống thoát nước chạy xung quanh công trường,có hố ga
thu nước và bơm thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực.
 Điều kiện về điện : nhà thầu ký hợp đồng với ban quản lý điện của khu vực để lấy
nguồn điện tại khu vực thi công phục vụ thi công và sinh hoạt tại công trường. Để đề phòng
khi có sự cố mất điện trong quá trình thi công đơn vị bố trí thêm máy phát điện 220KVA.
 Khả năng cung ứng các nguồn lực nguyên vật liệu, nhân lực, xe máy : cung cấp nguyên
vật liệu đảm bảo quá trình thi công liên tục không gián đoạn, do đường giao thông thuận tiện và
vật tư khá dồi dào nên việc cung ứng theo từng giai đoạn thi công để tránh làm trật mặt bằng thi
công, và giảm được lượng vật tư dự trữ. Máy móc chủ yếu là của nhà thầu mang tới nên đảm bảo
đúng thời gian yêu cầu về tiến độ thi công công trình, nhân công gồm lực lượng chủ chốt của
công ty và một số đi thuê.
 Xã hội :
- Xung quanh công trình xây dựng có mật độ dân cư trung bình vì vậy trình độ, phong tục, tập
quán của khu dân cư lân cận ảnh hưởng không nhiều.
- Đây là khu đô thị mới có sự quản lý chặt chẽ của các đơn vị an ninh trật tự của địa phương.
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
6

TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
1.3.Khối lượng công tác
1.3.1.Phân chía tổ hợp công nghệ
- Để thiết kế tổ chức thi công công trình ta chia chia công trình thành các tổ hợp công nghệ
chính với các danh mục công việc bao gồm :
 Phần ngầm.
Bao gồm các công tác sau :
-Thi công cọc ép.
-Đào đất đài , giằng móng.
-Đập đầu cọc.
-Đổ BT gạch vỡ lót đài móng , giằng móng.
-Gia công cốt thép đài móng , giằng móng , thép chờ cột vách.
-Vận chuyển, lắp đặt cốt thép đài, giằng, thép chờ cột vách.
- Sản xuất và lắp dựng ván khuôn đài, giằng.
- Đổ bê tông đài, giằng.
- Tháo ván khuôn và bảo dưỡng bê tông đài, giằng móng.
- Thi công công tác bê tông cổ móng và xây tường giằng .
- Lấp đất nền móng.
- Thi công bể nước ngầm, bể phốt
 Phần thân.
Bao gồm các công tác sau trong mỗi tầng ( từ tầng trệt đến tầng 8 ):
- Gia công cốt thép cột và vách cứng.
- Vận chuyển và lắp đặt cốt thép cột, vách cứng.
- Lắp dựng ván khuôn cột, vách cứng.
- Đổ bê tông cột, vách cứng.
- Bảo dưỡng và tháo ván khuôn cột, vách cứng.
- Lắp dựng ván khuôn dầm, sàn, cầu thang.
- Gia công cốt thép dầm, sàn, cầu thang.
- Vận chuyển, lắp đặt cốt thép dầm, sàn, cầu thang.
- Đổ bê tông dầm, sàn cầu thang.

- Bảo dưỡng bê tông dầm, sàn, cầu thang.
- Tháo ván khuôn dầm, sàn, cầu thang.
- Xây tường ngăn và tường bao che.
 Phần mái và hoàn thiện.
Bao gồm các công việc sau:
- Tường mái.
- Bể nước mái.
- Lắp dựng xà gồ và lợp mái.
- Trát tường, dầm, cột, trần.
- Điện nước.
- Lát, ốp khu vệ sinh.
- Lát sàn, bậc cầu thang.
- Cửa đi, cửa sổ, vách kính.
- Tay vịn cầu thang, lan can ban công.
- Sơn tường.
1.3.2. Phương pháp xác định khối lượng của các công tác:
1.3.2.1.Khối lượng công tác đất
Khối lượng đất đào được tính toán theo sơ đồ hình khối căn cứ vào bảng vẽ thiết kế và
được thống kê theo hình thức bảng sau :
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
7
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
Bảng tính toán khối lượng đất đào
Loại
đài,
giằng
Số
cọc
trong
đài

Số
lượng
đài
Đáy đài
(mxm)
Miệng
đài(mxm)
Chiều
cao đào
(m)
Thể
tích hố
đào
(m3)
Thể
tích cọc
trong
đài
(m3)
Thể
tích đất
đào
(m3)
Tổng
thể tích
đất đào
(m3)




1.3.2.2.Khối lượng cốt thép
Khối lượng cốt thép được tính toán căn cứ vào bảng vẽ thiết kế và được thống kê theo
hình thức bảng sau :
Bảng tính toán khối lượng cốt thép
Tên
cấu
kiện
Số
lượng
KL thép trên 1 cấu kiện(T) Tổng khối lượng thép (T)
ф≤10 10<ф≤18 ф>18 ф≤10 10<ф≤18 ф>18












1.3.2.3.Khối lượng ván khuôn
Khối lượng ván khuôn được tính toán căn cứ vào bảng vẽ thiết kế và được thống kê theo
hình thức bảng sau :
Bảng tính toán khối lượng ván khuôn
Tên
cấu
kiện

Số
lượng
Kích thước
Diện tích
VK(m2)
Tổng diện tích
VK(m2)
Dài(m) Rộng(m) Cao(m)






1.3.2.4.Khối lượng bê tông
Bảng tính toán khối lượng bê tông
Tên
cấu
kiện
Số
lượng
Kích thước
Thể tích (m3) Tổng thể tích (m3)
Dài(m) Rộng(m) Cao(m)







- Khối lượng của từng cấu kiện sẽ được tính cho từng tầng.
1.4.Dự kiến phương án thi công tổng quát
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
8
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
Sau khi xem xét kỹ các giải pháp kiến trúc quy hoạch và kết cấu công trình, các yêu cầu
của bên mời thầu, kết hợp với điều kiện năng lực của nhà thầu, nhà thầu có phương hướng thi
công như sau:
-Chia công trình làm 3 phần lớn: Phần ngầm, phần thân và phần hoàn thiện với biện pháp kỹ
thuật công nghệ đặc thù của mỗi phần.
1.4.1. Phần ngầm.
 Công tác ép cọc
Căn cứ theo chiều sâu thiết kế cốt đất tự nhiên, cốt đầu cọc, chiều dài cọc, căn cứ vào mặt
bằng xây dựng tiến hành lựa chọn phương hướng công nghệ thi công ép cọc như sau:
-Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn mua tại xí nghiệp và được vận chuyển bằng ôtô đến chân
công trình .
-Cọc được bốc xếp bằng cần cẩu bánh lốp.Hạ cọc bằng máy ép.Đồ án đưa ra 2 phương án để
so sánh lựa chọn phương án tốt nhất.
 Công tác đào đất
- Đào đất bằng máy với nguyên tắc tận dụng tối đa mức cơ giới hoá, kết hợp với thủ công
để làm những chỗ máy không thể thi công được. Những phần đất đào từ hố móng lên được
chuyển ngay ra ngoài tạo mặt bằng thi công cho các công tác thi công tiếp. Đất đào lên sẽ
được vận chuyển đi đổ cách công trường khoảng 10 km bằng ô tô tự đổ, máy đào sẽ đào đất
và đổ trực tiếp lên ô tô.
- Công tác đào đất được tiến hành sau khi kết thúc công tác thi công ép cọc.
 Công tác đập đầu cọc
Do yêu cầu thiết kế phải đập đầu cọc bê tông để cọc có thể ngàm chắc vào đài móng cho
nên ta phải đập đầu 50 cm để dùng thép ở đầu cọc uốn xiên vào đài móng tạo nên sự liên kết
giữa cọc và đài móng dùng máy khoan phá để phá đầu cọc, có thể kết hợp đập đầu cọc với
đào và sửa móng bằng thủ công.

 Công tác đài cọc và giằng móng bê tông cốt thép (thi công theo phương pháp dây chuyền)
- Cốt thép đài, giằng móng được gia công trước khi lắp đặt và lắp đặt trước khi lắp ghép
cốp pha, cốt thép được kê bằng kê bê tông có chiều dầy bằng lớp bê tông bảo vệ.
- Thiết kế quy định bê tông móng là sử dụng bê tông thương phẩm. Bê tông được chuyển
đến công trình bằng xe vận chuyển bê tông chuyên dụng. Tiến hành đổ bê tông móng bằng xe
bơm bê tông. Giằng móng và đài cọc sẽ được thi công đồng thời trên từng phân đoạn để đảm
bảo tính liền khối và thuận tiện cho thi công.
1.4.2.Phần thân nhà.
 Công tác thân bê tông cốt thép
- Trong công tác bê tông thân cũng quy định sử dụng bê tông thương phẩm. Việc thi công
thân được tổ chức theo phương pháp dây chuyền.
- Do thi công bê tông toàn khối cột, dầm, sàn đồng thời rất phức tạp nên ta thi công cột
trước sau đó mới thi công đến dầm sàn.Việc lựa chọn phương án dựa trên các chỉ tiêu kinh tế
kĩ thuật để so sánh lựa chọn. Phương án được chọn là phương án có thời gian thi công ngắn
hơn mà giá thành thi công lại thấp hơn.
- Phương tiện di chuyển lên cao của công nhân trong công tác này chủ yếu là thang tải
lồng sắt và dàn giáo (kết hợp với sàn công tác ở các góc để thi công đổ bê tông).
- Vật liệu ( thép, ván khuôn,bê tông cột…) được vận chuyển bằng cần trục tháp và dùng
máy bơm tĩnh để bơm bêtông dầm sàn.
 Công tác xây tường
Bao gồm xây tường bao, tường ngăn giữa các phòng. Khi tổ chức công tác xây phải chia ra
các đợt, phân đoạn. Lưu ý cố gắng bắt đầu công tác xây sau khi tháo ván khuôn từng tầng để
tạo mặt trận công tác cho các công tác về sau. Tận dụng số công nhân nề có trong doanh
nghiệp bằng cách tổ chức tuần tự công tác xây trong từng tầng. Đối với công tác xây tường
phần thân ta đưa ra 2 phương án thi công để so sánh và lựa chon 1 phương án tối ưu.
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
9
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
1.4.3. Phần mái, hoàn thiện và các công tác khác.
 Phần hoàn thiện

Do đây là công trình cao tầng, nên cần sử dụng phối hợp cả hai công nghệ hoàn thiện từ
trên xuống (những công tác cần thiết) và từ dưới lên để rút ngắn thời gian thi công. Phần hoàn
thiện các công tác chính được tính toán để tổ chức còn lại một số công tác đồ án sẽ chỉ tính
toán hao phí lao động rồi tổ chức vào tổng tiến độ chứ không tổ chức thi công chi tiết.
 Các công tác phần mái và các công tác khác
- Bên cạnh các công tác chủ yếu đã nên trên, ta còn phải thi công các công tác khác thuộc
phần ngầm, phần thân, phần mái và phần hoàn thiện. Khi tổ chức thi công các công tác này ta
tận dụng tối đa các đội đã bố trí ở các công tác chủ yếu để kết hợp nhân công nhàn rỗi và tăng
cường nhân công khi cần thiết. Khi thi công các công tác khác phải đảm bảo mối liên hệ về
công nghệ với các tổ hợp công nghệ chủ yếu.
1.4.4. Phương tiện vận chuyển tại công trường
- Vận chuyển theo phương ngang : Vận chuyển vật liệu bằng xe cải tiến.
- Vận chyển theo phương đứng :
+ Các loại vật liệu : Cốt thép, ván khuôn, bêtông cột được vận chuyển lên cao bằng cần trục
tháp.
+ Các loại vật liệu : Gạch xây, vữa xây và các vật liệu hoàn thiện khác được vận chuyển lên
cao bằng vận thăng.
+ Công nhân được bố trí 3 vận thăng riêng để di chyển lên cao
* Chú ý : Do nằm dưới sâu nên bêtông lót, cốt thép và cốp pha đài cọc, giằng móng được vận
chuyển đến vị trí lắp dựng bằng cần trục tháp. Vì vậy cần trục tháp được lắp dựng trước khi
thi công các công tác BTCT móng.
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
10
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
Ch ¬ng II :
Lùa chän ph¬ng ¸n thi c«ng c¸c tæ hîp c«ng
t¸c chñ yÕu
1. Công tác chuẩn bị, nghiên cứu đánh giá hiện trường:
1.1. Công tác chuẩn bị :
- Cùng với Ban quản lý dự án để có biện pháp phối hợp với Cơ quan chức năng làm công

tác giải phóng mặt bằng.
- Dọn dẹp vệ sinh mặt bằng.
- Làm việc với các Cơ quan quản lý để xin lắp đặt địên, nước, lắp đặt các thiết bị thi công
và hệ thống thông tin.
- Làm việc với các cơ quan sở tại cho công tác an toàn an ninh xã hội khu vực thi công
công trường.
- Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, công cụ thi công cần thiết đến hiện trường phù hợp với
thi công trong từng giai đoạn.
- Kiểm tra hàng rào bảo vệ khu vực thi công và bố trí phòng bảo vệ công trường.
- Khảo sát vị trí đặt máy phát điện phòng khi mất điện lưới, đảm bảo cho công trình được
thi công liên tục.
- Xác định sơ bộ vị trí cọc mốc giới quy hoạch, xác định sơ bộ tim, cốt công trình trên
mặt bằng thực tế.
1.2. Công tác trắc đạc định vị công trình:
Đây là công tác quan trọng đòi hỏi độ chính xác cao nên nhà thầu thi công sẽ dùng các
máy móc thiết bị quang học và công nghệ chuyên môn để truyền dẫn công trình từ bản vẽ
thiết kế ra mặt bằng thực địa một cách chính xác nhất.
* Tiếp nhận mặt bằng và mốc giới tim trục, cao trình do Ban quản lý giao.
* Lưới khống chế mặt bằng công trình : được bố trí gồm 4 điểm. Các điểm này được đổ bê
tông, tâm là mốc sứ hoặc thép có khắc vạch chữ thập sắc nét. Vị trí các điểm được bố trí cách
các trục 1m, các điểm này được dùng làm điểm gốc để truyền toạ độ lên các tầng.
* Lưới khống chế cao độ: Các điểm lưới khống chế độ cao (là các điểm chuẩn) được bố trí ở
những nơi ổn định, điểm khống chế cao độ này được dẫn từ mốc chuẩn do Tư vấn thiết kế
công trình giao.
* Phương pháp định vị mặt bằng, chuyển cao độ và chuyển trục.
- Từ các mốc chuẩn định vị tất cả các trục theo 4 phương lên các cọc trung gian bằng máy
kinh vĩ, đo bằng thước thép, từ đó xác định vị trí từng cấu kiện để thi công.
- Chuyển độ cao lên tầng bằng máy thuỷ bình và thước thép sau đó dùng máy thuỷ bình để
triển khai các cốt thiết kế trong quá trình thi công.
- Chuyển trục lên tầng khi đổ bê tông sàn có để các lỗ chờ kích thước 20x20 cm. Từ các lỗ

chờ dùng máy dọi đứng quang học để chuyển toạ độ cho các tầng, sau đó được kiểm tra và
triển khai bằng máy kinh vĩ.
- Sau khi thi công xong một tầng toàn bộ lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế cao độ
được truyền lên để thi công cột và sàn tiếp theo, các mốc này được đánh dấu sơn đỏ.
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
11
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
* Phương pháp đo theo giai đoạn.
- Tất cả các giai đoạn thi công đều có mốc trắc đạc cả về tim và cốt mới tiến hành thi công,
(trong quá trình đổ bê tông luôn được kiểm tra bằng dọi và máy thuỷ bình).
- Trước khi thi công các công việc phần sau đều có bản vẽ hoàn công các phần việc đã làm
trước nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp kỹ thuật để khắc phục những sai sót có thể có và
phòng ngừa các sai sót tiếp theo. Trên cơ sở đó lập các bản vẽ hoàn công phục vụ cho công
tác nghiệm thu thanh toán và bàn giao công trình.
- Tất cả các dung sai và độ chính xác đều được tuân thủ theo các yêu cầu được qui định trong
các tiêu chuẩn hiện hành (TCVN 4085-1985, TCVN 4452-1987) và các quy định về độ dung
sai trong hồ sơ mời thầu.
*Phương pháp đo biến dạng.
Trong quá trình thi công gắn các chi tiết mốc chuẩn vào phần kết cấu làm điểm mốc để
đo kiểm tra lún tại các góc nhà và giữa nhà theo trình tự sau:
+ Quan trắc lún theo tiến độ tăng tải trọng.
+ Hết phần thô từng tầng
+ Hoàn thiện xong
+ Quan trắc lún theo thời gian.
Tính từ khi thi công khung cứ 1 tháng 1 lần đến khi hoàn thành công trình, sau đó thêm
3 chu kỳ 1 tháng 1 lần nữa và cuối cùng thêm 3 chu kỳ 2 tháng/lần.
Tất cả các số liệu về độ lún sẽ được chuyển cho chủ đầu tư và tư vấn để xác định độ ổn
định của công trình.
2. Công tác thi công ép cọc :
Cọc được ép theo tiêu chuẩn ngành (TCXDVN 286:2003) và TCXD 190:1996 móng

tiết diện nhỏ thi công và nghiệm thu.
2.1. Lựa chọn phương pháp ép cọc:
- Để việc thi công cọc hạn chế được tiếng ồn và chấn động thấp nhất thì việc thi công
cọc bằng phương pháp ép thủy lực là phương án tốt nhất ( giống như yêu cầu thiết kế trong hồ
sơ mời thầu đã nêu ).
- ưu điểm nổi bật của ép cọc là:
+ Không gây ồn, chấn động đến công trình bên cạnh.
+ Có tính kiểm tra cao: từng đoạn cọc được kiểm tra dưới tác dụng của lực ép.
+ Trong quá trình ép cọc ta luôn xác định được giá trị lực ép hay phản lực của đất nền,
từ đó sẽ có những giải pháp cụ thể điều chỉnh trong thi công.
Kết luận: Căn cứ vào các ưu điểm và dựa vào đặc điểm công trình ta chọn phương án ép cọc
trước khi đào đất.
2.2. Cọc BTCT:
Cọc được mua từ nhà máy và vận chuyển thẳng đến công trường. Các cọc này đảm
bảo đúng theo các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
12
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
BẢNG 2.1: CẤU TẠO CỌC
Đoạn
cọc
Tiết diện
(mm)
Chiều dài
(m)
Số
đoạn
V một
đoạn (m3)
KL một

đoạn (T)
Tổng KL
cọc (T)
Tổng chiều
dài cọc (m)
C1 300x300 8 504 0,711 1,777 895,86 4032
C2 300x300 6 4032 0,54 1,350 543,20 34192
Tổng 6339,06 28224
- Cọc thí nghiệm được tổ hợp từ 1C1 + 8C2, có chiều dài là: 56m. Số hiệu cọc thí nghiệm
trên mặt bằng cọc: 51,213,442 ( Xem hình 1 ở mục 3.1.3).
- Cọc đại trà được tổ hợp từ 1C1 + 8C2, có chiều dài là: 56m.
- Cốt đất tự nhiên : -0,3m, cốt đầu cọc là -1,0m với đài ĐM1, ĐM2, ĐM3 và -1,6m với
đài ĐM4
⇒ Chiều dài ép âm mỗi cọc là: 1,0 - 0,3 = 0,7 (m) với ĐM1, ĐM2, ĐM3
1,6 - 0,3 =1,3 (m) với ĐM4
⇒ Chiều dài cọc ép âm = số cọc * chiều dài ép âm mỗi cọc
= 454 * 0,7+50*1,3 = 382,8 (m)
- Các đoạn cọc được nối với nhau bằng liên kết hàn, sử dụng que hàn E45 hoặc N46.
BẢNG 2.2: THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CỌC
STT Loại đài Số lượng đài Tiết diện Số cọc/1 đài Tổng số cọc
1 Đ1 10 300x300 9 90
2 Đ2 44 300x300 7 308
3 Đ3 8 300x300 7 56
4 Đ4 1 300x300 50 50
Tổng 63 504
2.3. Tính toán và lựa chọn phương án thi công ép cọc:
2.3.1. Phương án 1 :
- Dự kiến sử dụng : 2 máy ép cọc, 2 máy cẩu, 2 máy hàn và 4 máy kinh vĩ.
2.3.1.1. Tính toán chọn máy thi công:
a. Chọn máy ép cọc:

Chọn máy ép cọc để đưa cọc xuống chiều sâu thiết kế, cọc phải qua các tầng địa chất, muốn
cho cọc qua được những địa tầng đó thì lực ép cọc phải đạt giá trị:
P
ep
≥ K.P
c
Trong đó :
• P
ep
– lực ép cần thiết để cọc đi sâu vào đất nền tới độ sâu thiết kế
• K – hệ số K > 1; có thể lấy K = 1,5 – 2 phụ thuộc vào loại đất và tiết diện cọc
• P
c
– tổng sức kháng tức thời của nền đất, P
c
= P
mui
+ P
masat

• P
mui
: phần kháng mũi cọc
• P
masat
: ma sát thân cọc
Như vậy, để ép được cọc xuống chiều sâu thiết kế cần phải có một lực thắng được lực ma sát
bên của cọc và phá vỡ cấu trúc của lớp đất dưới mũi cọc. Lực ép đó bằng trọng lượng bản
thân cọc và lực ép bằng thủy lực. Lực ép cọc chủ yếu do kích thủy lực tạo ra.
• Cọc có tiết diện 300x300, chiều dài đoạn cọc C1=8m; đoạn C2 = 6m

SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
13
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
• Sức chịu tải của cọc: P
coc
= P
CPT
= 52T
• Để đảm bảo cho cọc được ép đến độ sâu thiết kế, lực ép của máy phải thỏa mãn điều kiện:
P
ep min
≥1,5P
coc
= 1,5 x 52 = 78T
• Vì chỉ nên sử dụng 0,8 – 0,9 khả năng làm việc tối đa của máy ép cọc, cho nên ta chọn máy
ép thủy lực có lực nén lớn nhất 100T
- Chọn bộ kích thuỷ lực : sử dụng 2 kích thuỷ lực ta có:
2P
dầu
.

4
.
2
π
D
P
ép
Trong đó: P
dầu

= (0,6-0,75) P
bơm
. Với P
bơm
= 300(Kg/cm2)
Chọn P
dầu
= 0,7P
bơm
.
D
π
7,0
2
bom
ep
P
P

=
2*100
0,7*0,3*3,14
=17,41(cm)
⇒ Chọn D = 20(cm)
* Các thông số của máy ép là:
- Xi lanh thuỷ lực D = 200 mm.
- Số lượng xi lanh 2 chiếc.
- Tải trọng ép 150 (tấn).
- Tốc độ ép lớn nhất 2 (cm).
- Đồng hồ áp lực.

Nhà thầu sử dụng máy tự có với tải trọng ép lớn nhất là 150T
* Để đảm bảo an toàn khối lượng đối trọng > P
ép
TK
= 100 tấn. Đối trọng là các khối bêtông có
kích thước 3,0 x 1,0 x 1,0 m . Chọn 16 khối, có khối lượng tổng cộng là:
P
đồi trọng
= 16 * 3,0 * 1,0 *1,0 * 2,5 = 120 tấn > 100 tấn (thoả mãn điều kiện).
Đối trọng được đặt hai bên giá ép, mỗi bên 8 khối bê tông.
* Chọn khung giá ép có kích thước 3m x 9m.
b.Chọn cần trục cẩu lắp cọc:
Trọng lượng 1 đoạn cọc dài nhất (cọc C1) là: 1,777 (T) < 3*1*1*2,5 = 7,5 (T). Vậy lấy trọng
lượng của một khối đối trọng bê tông vào tính toán.
- Sức trục yêu cầu: Đảm bảo để nâng được khối đối trọng bê tông.
Q
yc
= q
ck
+ q
t
Trong đó: q
ck
: trọng lượng cấu kiện cần nâng lắp. q
ck
= 7,5 (T).
q
t
: tổng trọng lượng thiết bị phụ kiện treo buộc.
Tra theo sổ tay chọn máy thi công, ta chọn thiết bị treo buộc mã hiệu 1095R-21 có sức nâng

[Q] = 10 (T), trọng lượng q
t
= 0,338 (T) và chiều cao thiết bị treo buộc h
t
= 1,6 (m).
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
14
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
⇒ Q
yc
= 7,5 + 0,338 = 7,838 (T).
b. Chọn cần trục cẩu lắp cọc:
- Chiều cao nâng móc yêu cầu: Đảm bảo cẩu được cọc vào giá ép.
H
yc
= h
ct
+ h
at
+ h
ck
+h
t

Trong đó : h
ct
: Chiều cao thấp nhất của kích để đưa khung vào giá. h
ct
= 3,5m
h

at
: Khoảng an toàn (0,5 - 1 m).
h
ck
: Chiều cao cấu kiện.
h
t
: Chiều cao thiết bị treo buộc .
⇒ H
yc
= 3,5 + 1 + 8,2 + 1,6 = 14,3 (m)
Do việc cẩu lắp không có vật cản, do đó ta chọn
°= 75
max
α
- Chiều tay cần yêu cầu:
L
yc
=
m
hH
o
cyc
57,12
75sin
5,164,13
sin
=

=


α
R
yc
= r + S = r + L
yc
* cos 75 = 1,5 + 12,57*cos75 = 4,75 (m)
( Với r là khoảng cách từ trục quay đến khối tay cần)
⇒ Chọn KX-4362 loại có chiều dài tay cần l = 17,5 m có các thông số là:
Q
min
= 2 T R
max
= 12,3m
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
15
Hck
Htb
Hc¸p
H
L
m
i
n
r
S
Rmin
7
5
Hm

hc
a
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
Q
max
= 10T H
max
= 17m
Tốc độ nâng hạ vật: 6 ÷ 14 m/phút
Vận tốc quay: 0,4 ÷ 1,1 vòng/phút
Vận tốc di chuyển không tải: 14,9 km/h.
c. Chọn máy hàn nối cọc:
Chọn máy hàn có công suất 23KW, hàn tay dùng que hàn E45 hoặc N46 để hàn nối
các đoạn cọc theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
⇒ Vậy 1 tổ hợp máy ép cọc gồm :
- Máy ép cọc ETC-03-94 có P = 150Tấn.
- Cần trục tự hành bánh hơi KX-4362
- Máy hàn công suất 23 kw.
2.3.1.2. Thi công ép cọc BTCT:
Trước khi ép cọc nhà thầu phải xúc bỏ lớp đất trong mặt bằng công trình tới cao độ theo
thiết kế.
-Công việc ép cọc được tiến hành theo trình tự sau:
+ Kiểm tra cốt nền, xác định toạ độ từng vị trí cọc, đài cọc.
+ Sử dụng máy ép cọc đầy đủ các thông số kỹ thuật phù hợp, được cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép hoạt động.
+ Sử dụng công nhân thi công ép cọc có chuyên môn thạo việc, có sức khoẻ, đảm bảo
được tính an toàn lao động đạt yêu cầu.
+ Đưa máy ép vào vị trí chính xác, dùng hai máy kinh vĩ kiểm tra thường xuyên trong
quá trình ép cọc.
Chú ý theo dõi lực ép trong quá trình ép, khi độ chối tăng đột ngột, giữ cho độ chối

không vượt qua giới hạn cho phép, đồng thời tiến hành kiểm tra vì đầu cọc gặp phải đất cứng
hơn giảm lực ép báo cáo bên thiết kế và tìm phương án xử lý.
+ Trước khi ép cọc, đánh thăng bằng giá dẫn (có bộ phận ni vô thăng bằng kiểm tra) để
cọc luôn luôn thẳng đứng, vuông góc.
- Trình tự nén tĩnh như sau:
+ Tạo mặt phẳng cọc.
+ Lắp đặt hệ dầm thép chính phụ, chất tải vuông góc với tâm cọc.
+ Lắp đặt kích thủy lực lên bản mã vuông góc với tâm cọc và hệ dầm thép.
+ Lắp đặt các thiết bị đồng bộ đo áp lực, độ lún.
+ Thực hiện quy trình thí nghiệm.
+ Quy trình tăng giảm tải lên đầu cọc theo thời gian.
+ Nhật ký ghi chép tăng giảm tải.
+ Báo cáo kết quả tăng giảm thử.
+ Tháo dỡ các thiết bị thí nghiệm.
Sau khi có kết quả nén tĩnh của cơ quan thí nghiệm, Nhà thầu sẽ báo cáo thiết kế và xin
ý kiến Chủ đầu tư để quyết định chọn đúc cọc đài trà tại xưởng.
Kết quả nén tĩnh đạt yêu cầu được tổ chức thiết kế và Chủ đầu tư phê duyệt.
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
16
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
a. Công tác chuẩn bị:
- Chọn thiết bị có thông số kỹ thuật (kích thước khung máy, xi lanh, áp kết, máy bơm
thủy lực) có phiếu kiểm định phù hợp với yêu cầu và số lượng cục gia tải trọng lượng ≥ 1,4
Pmax để phù hợp với điều kiện địa chất và tải trọng ép theo thiết kế, sức chịu tải tính toán 55
tấn/cọc. Sau khi có kết quả thử cọc nếu có sự sai khác (nếu có) với hồ sơ thiết kế ban đầu, đơn
vị thi công nén tĩnh cọc phải báo cáo với TVTK, Chủ đầu tư thiết kế lại tổ hợp, nhà thầu thi
công lấy số liệu sau cùng để sản xuất cọc đại trà.
- Vận chuyển cọc: sử dụng cần trục để cẩu xếp cọc.
b. ép cọc:
- Đưa cọc vào máy: Cọc được dùng sơn chia theo các khoảng từ 20-30cm trên thân

cọc để tiện theo dõi trong quá trình ép cọc. Dùng máy kinh vĩ (thủy bình) đề kiểm tra chính
xác về trục tim cọc, cao độ khoảng cách giữa các đài cọc.
- Đoạn cọc đầu tiên (cọc mũi) được dựng lắp cẩn thận, căn chỉnh để trục của cọc mũi
trùng với đường trục của kích đi qua điểm định vị cọc. Đầu trên của cọc được gắn chặt vào
thanh định hướng của khung máy. Tăng dần lực ép để máy thắng được lực ma sát và lực
kháng mũi cọc, thời điểm đầu tốc độ cọc xuống không nên quá 1m/sec, sau đó tăng dần nhưng
không quá 2 m/sec.
- Chỉnh cọc đặt đúng vị trí :
+ Đầu cọc đặt đúng vị trí.
+ Cọc thẳng đứng theo 2 phương trong suốt quá trình ép.
- Tiến hành ép đoạn cọc mũi: Khi đáy kích tiếp xúc chặt với đỉnh cọc thì điều khiển van
tăng dần áp lực. Trong khi những giây đầu tiên áp lực nén nên tăng chậm đều để đoạn cọc
mũi cắm sâu dần vào đất nhẹ nhàng, vận tốc xuyên không lớn hơn 1cm/giây. Khi phát hiện
cọc bị nghiêng tiến hành dừng laị căn chỉnh ngay. ép đoạn cọc mũi tới khi đầu cọc còn cao
hơn mặt đất tự nhiên khoảng 25cm thì dừng lại để tiến hành nối đoạn cọc giữa (chi tiết nối
cọc tiến hành theo mục công tác nối cọc ở dưới).
- Tiến hành ép đoạn cọc 2 : Tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo
đủ lực ép thắng lực ma sát và lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyển động đi sâu vào đất
với vận tốc không quá 1cm/giây. Khi mũi cọc gặp lớp đất cứng hơn hoặc dị vật cục bộ thì
giảm tốc độ nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn hoặc kiểm tra dị vật để xử lý và giữ
để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép.
- Độ dịch chuyển của cọc không được quá 0,25mm trong một giờ quan sát cuối cùng
nhưng không được quá 2 giờ.
c. Công tác nối cọc:
- Kiểm tra bề mặt hai đầu của đoạn cọc giữa, sửa chữa cho thật phẳng.
- Vệ sinh bề mặt bản mã trước khi hàn.
- Chọn que hàn N42 hoặc tương đương.
- Hàn đủ chiều dày, chiều dày hàn.
- Mối hàn bảo đảm liên tục, không chứa xỉ hàn.
- Vành nối đảm bảo phẳng không cong vênh, sai số cho phép không quá 1%.

- Kiểm tra nghiệm thu mối nối, để mối hàn nguội mới tiến hành ép đoạn tiếp theo.
d. Ghi nhật trình ép:
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
17
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
Trong quá trình ép cọc bắt đầu từ khi gia tải đến khi ép xong mọi diễn biến đều được
ghi chép vào nhật ký ép cọc đâỳ đủ và có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật. Nội dung chính
được ghi chép bao gồm:
+ Loại cọc đưa vào ép thuộc ô thứ mấy, số hiệu, ngày đúc
+ Vị trí cọc.
+ Chỉ số lực ép qua từng giai đoạn. Khi mũi cọc đã cắm sâu vào đất từ 30- 50cm thì
bắt đầu ghi chỉ số lực ép đầu tiên. Cứ mỗi lần cọc đi xuống sâu được 1m thì ghi lực ép tại thời
điẻn đó vào nhật ký ép cọc. Đến giai đoạn cuối cùng khi lực ép có giá trị 0,8 giá trị lực ép giới
hạn tối thiểu ghi chép ngay, từ đây bắt đầu ghi chép lực ép với từng độ xuyên 20cm cho đến
khi xong.
+ Lực ép thay đổi đột ngột, lực ép khi cọc đạt độ sâu thiết kế.
+ Cao độ mũi cọc đạt được
+ Đập đầu cọc theo đúng bản vẽ thiết kế được duyệt để thi công móng
e. Những điểm cần chú ý trong quá trình thi công ép cọc:
- Đang ép đột nhiên cọc xuống chậm rồi dừng hẳn, nguyên nhân do cọc gặp vật cản, ta
có biện pháp xử lý sau:
+ Nếu chiều sâu ép đã đạt tới 85% thì kỹ sư cho phép dừng hẳn và báo thiết kế biết.
+ Trong trường hợp khác không cố ép mà nhổ cọc lên, dùng cọc thép khoan phá vật cản
mới tiến hành ép lại. Khi tiến hành nhổ cọc làm khung sắt ôm cọc rồi dùng cần cẩu để đưa cọc
lên.
+ Trong trường hợp gặp phải độ chối giả ta bắt buộc ngừng ép tại vị trí đó chờ cho đất
ổn định cấu trúc mới tiến hành ép tiếp.
- Cọc bị nghiêng không thẳng đứng: Cọc bị nghiêng có 2 nguyên nhân
+ Do lực ép đầu cọc không đúng tâm cọc, không cân.
+ Ma sát mặt biên đối xứng của cọc với mặt biên đất không bằng nhau.

Trường hợp này có 2 cách xử lý:
+ Nếu cọc cắm vào đất sâu rồi thì có thể dùng tời nắn cho thẳng đứng rồi ép tiếp.
+ Nếu cọc đã cắm vào đất sâu rồi thì nhổ cọc lên để ép lại. Việc nhổ cọc được tiến hành
như sau: Làm khung sắt ôm quanh cọc, xiết chặt bằng bu lông, dùng ngay kích của máy ép gia
tải thật chậm để nâng cọc dần lên.
f. An toàn khi ép cọc:
- Huấn luyện công nhân, trang bị bảo hộ, kiểm tra an toàn các thiết bị an toàn khi thi
công cọc.
- Chấp hành nghiêm ngặt những quy định an toàn lao động.
- Các khối đối trọng được chồng xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định, không để
đối trọng bị nghiêng, rơi đổ trong quá trình ép.
- Cần cẩu khi làm việc ban đêm có đèn báo hiệu và đèn sáng.
- ép cọc đoạn cọc mồi bằng thép có đầu chụp, có biện pháp an toàn khi dùng 2 đoạn
cọc mồi nối tiếp nhau để ép .
- Tất cả Kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân thực hiện công việc ép cọc đều chấp hành
nghiêm chỉnh những nội quy trên và nội quy an toàn lao động chung của công trường.
- Kết thúc toàn bộ công việc ép cọc Nhà thầu cho tiến hành lập bản vẽ hoàn công,
nghiệm thu để chuẩn bị thi công các công việc tiếp theo.
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
18
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
2.3.1.3. Phương án tổ chức thi công ép cọc:
Sử dụng 2 tổ máy ép cọc làm song song với nhau. Do số lượng cọc cần ép là khá lớn
(504 cọc) nên ta bố trí mỗi ngày làm 2 ca. Sơ đồ di chuyển máy: được thể hiện ở hình 1.
Bảng tính số lần di chuyển giá ép + đối trọng của máy ép
Máy
Loại
đài
Số cọc
trong

đài
Số lượng
đài
Số cọc
máy ép
Số lần dịch
chuyển KE
trong 1 đài
Số lần dịch
chuyển GE
trong 1 đài
Tổng số lần
dịch
chuyển KE
Tổng số lần
dịch chuyển
GE
(1) (2) (3) (4)=(2)*(3) (5) (6)= (2) -(5) (7) = (3)*(5) (8) = (3)*(6)
1
Đ1 9 6 54 1 8 6 48
Đ2 7 20 140 1 6 20 120
Đ3 7 4 28 1 6 4 24
Đ4 50 1 50 8 42 8 42
Tổng cọc ép và số lần di chuyển 272 38 234
2
Đ1 9 4 36 1 8 4 32
Đ2 7 24 168 1 6 24 144
Đ3 7 4 28 1 6 4 24
Tổng cọc ép và số lần di chuyển 232 32 200
a) Tính toán thời gian ép cọc:

• Máy 1 :
- Thời gian ép cọc :
T = T
1
+ T
2
+ T
3
+ T
4
+ T
5
Trong đó:
o T
1
: Thời gian nạp cọc và cân chỉnh.
T
1
= n * T
n
Với n : Tổng số đoạn cọc cần ép.
Cọc ép được tổ hợp từ 9 đoạn cọc và 1 đoạn cọc dẫn phục vụ cho công tác ép âm.
Nên n = 272 cọc * 10 đoạn/cọc = 2720 (đoạn).
T
n
: Thời gian nạp cọc và cân chỉnh mỗi đoạn cọc. T
n
= 5'
⇒ T
1

= n * T
n
= 2720 * 5 = 13600 (phút)
o T
2
: Thời gian hàn cọc.
T
2
= n * h * T
h
Với h : Số mối nối. h = 8 (mối nối/cọc).
T
h
: Thời gian hàn một mối nối/cọc. T
h
= 5'
⇒ T
2
= n * h* T
h
= 272 * 8 * 5 = 10880 (phút)
o T
3
: Thời gian chuyển khung ép.
T
3
= c * T
c

Với T

c
: Thời gian một lần chuyển giá khung cọc. T
c
= 50'.
c : Số lần chuyển khung ép .
Theo bảng 2.3 dưới đây, ta có số lần chuyển khung c = 38 (lần).
⇒ T
3
= c*T
c
= 38 * 50 = 1900(phút)
- Kích thước giá 3m x 9m, mỗi bên đặt 8 đối trọng kích thước 3m x 1m x 1m nên khoảng
không còn lại dành cho ép cọc là :
9m - 2*3m - 2* 0,2m = 2,6 (m).
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
19
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
Với 0,2 m : là khoảng lưu không mỗi bên.
Theo mặt bằng bố trí cọc ta tính ra được một lần đứng máy có thể ép được nhiều cọc
nhất là 9 cọc.
o T
4
: Thời gian chuyển giá ép.
T
4
= k * T
k

Với k : Số lần chuyển giá ép.
T

k
: Thời gian một lần chuyển giá. T
k
= 10'
⇒ T
4
= k*T
k
= 234 * 10 = 2340 (phút)
o T
5
: Thời gian ép cọc.
T
5
= L / V
Với L : Chiều dài cần ép = Chiều dài cọc cần ép + Chiều dài ép âm
Theo bảng 2.1 ta có chiều dài cọc cần ép là: 8m*272+6m*272*8 =15232 (m).
Theo mục 2 ta có chiều dài ép âm là : 0,7m*222+1,3m*50 =220,4(m).
⇒ L = 15232 + 220,8 = 15452,8 (m):
V : Vận tốc ép cọc trung bình. V = 1,2 m/phút.
⇒ T
5
= L / V = 15452,8 / 1,2 = 12877 (phút).
⇒ T = 13600 + 10880 + 1900 + 2340 + 12877 =41597(phút).
* Số ca máy làm việc:
- Thời gian làm việc một ca là: 8giờ
- Hệ số sử dụng thời gian : 0,8
- Thời gian làm việc kế hoạch của một ca là: T
catt


= 0,8 * 8 * 60 = 384 (phút).
⇒ Tổng số ca máy cần để thi công ép cọc là:
N
Ca
=T / T
Ca tt
=41597 / 384 ≈ 108 (ca).
• Máy 2
Tương tự ta tính được số ca máy 2 là: 92 (ca)
⇒Tổng số ca máy ép cọc là: 108+92 =200 (ca)
b. Cần trục bốc xếp, máy hàn :
Vì cần trục bốc xếp và máy hàn là 2 máy phục vụ cho máy chủ đạo (máy ép cọc) nên ta có:
Số ca máy ép cọc = số ca cần trục bốc xếp = số ca máy hàn.
⇒ Số ca cần trục là 200 ca, số ca máy hàn là 200 ca.
c. Tiến độ thi công công tác ép cọc :
BẢNG 2.4: TÍNH HAO PHÍ NHÂN CÔNG CHO CÔNG TÁC ÉP CỌC
Máy
Số ca
Số công nhân
(người)
Bậc thợ
Hao phí lao động (ngày công)
Ca 1 Ca 2 Ca 1 Ca 2
Máy 1 54 54 6 3,5/7 324 324
Máy 2 46 46 6 3,5/7 276 276
Tổng 600 600
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
20
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
®èi träng

®èi träng
b¾t ®Çu
kÕt thóc
kÕt thóc
b¾t ®Çu
cäc chuÈn bÞ Ðp
cäc chuÈn bÞ Ðp
m¸y Ðp sè 1
m¸y Ðp sè 2
1 2
3
4
5
6 7 8 9 10
11 12
13
14
15 16
1
a
b
c
d
a
b
c
d
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
HÌNH 1: SƠ ĐỒ DI CHUYỂN MÁY ÉP CỌC PA1
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51

21
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
HÌNH 2: TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TÁC ÉP CỌC (PHƯƠNG ÁN 1)
42 44 46 48 50
CA 2
CA 2
CA 1
CA 1
m¸y 2
m¸y 1
6 CN
6 CN
6 CN
6 CN
52 540 2 4 6 8 10 12
⇒ Tổng thời gian thi công công tác ép cọc của phương án 1 là : 54 (ngày).
e. Tính chi phí của công tác ép cọc:
 Chi phí nhân công:
Theo qui định của doanh nghiệp, đơn giá nhân công ca 2 tăng thêm 30% so với ca1.
BẢNG 2.5: CHI PHÍ NHÂN CÔNG CHO CÔNG TÁC ÉP CỌC
Ca làm
việc
Hao phí lao động
(ngày công)
ĐGNC bâc 3.5/7
(đồng/công)
Thành tiền(đồng)
Ca1 600 98.674 59.204.400
Ca2 600 128.276 76.965.600
Tổng 136.170.000

 Chi phí sử dụng máy thi công :
+ Chi phí 1 lần:
Do khung và giá máy ép nặng khoảng 20 T nên ta chọn ô tô 20 T để vận chuyển
khung và giá ép đến và đi khỏi công trường với ĐG = 2.162.031 (đồng/ca). Như vậy cần 4 ca
ô tô để trở 2 máy ép cọc đến và đi khỏi công trường.
Vận chuyển đối trọng đến và đi khỏi công trường : đối trọng có khối lượng là 7.5T, sử
dụng ôtô 15 T để vận chuyển đối trọng. Mỗi chuyến xe chở được 2 khối như vậy cần 8
chuyến xe để chở hết 16 khối đối trọng đến công trường. Cự ly vận chuyển từ nơi để đối trọng
đến công trường là 7km.
Số chuyến trong 1 ca được tính theo công thức:
c
tk
t
kt
n
*
=
Trong đó: t
k
: Thời gian làm việc trong một ca (8h).
k
t
: Hệ số sử dụng xe theo thời gian (k
t
= 0,75).
tc : Thời gian một chu kỳ vận chuyển (một chuyến xe), giờ.
- Thời gian một chuyến xe tính theo công thức:
21
t
Vv

L
Vd
L
tt
c
+++=
Trong đó: t1, t2 : Thời gian xe bốc, dỡ cọc lên xuống ô tô, lấy bằng 1h.
L : Khoảng cách vận chuyển (1Km).
V : Tốc độ của xe đi và về, Km/h (Vđ = 25Km/h, Vv = 20Km/h).
⇒ tc = 1 +
20
7
25
7
+
= 1,63 (h).
- Số chuyến trong một ca:
c
tk
t
kt
n
*
=
=
63,1
75,0*8
= 3,68 chuyến, làm tròn 4 chuyến /ca.
⇒ Vậy cần 2 ca ôtô để vận chuyển đối trọng đến công trường.
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51

22
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
⇒ Cần 4 ca ôtô để vận chuyển đối trọng đến và đi khỏi công trường. Do sử dụng 2 máy ép
nên cần 8 ca ôtô để vận chuyển đối trọng đến và đi khỏi công trường.
⇒ Cần 8 ca cần trục bánh lốp có sức trục 16 tấn làm việc cho công tác tháo dỡ giá đỡ và vận
chuyển đối trọng, giá ép đến và ra khỏi công trường. ĐG = 1.709.760đồng/ca.
Hao phí nhân công lắp dựng và tháo dỡ máy: 5 ngày công bậc thợ 3,5/ 7 cho 1 máy
Thời gian lắp dựng máy ép cọc 1 ca, đơn giá nhân công: 98.674 đ.
BẢNG 2.6: TÍNH CHI PHÍ 1 LẦN CHO CÔNG TÁC ÉP CỌC
STT Nội dung Số ca Đơn giá Thành tiền
1 V/c máy ép cọc đến và đi khỏi công trường (ôtô 20 T) 4
2.162.03
1
8.648.124
2 V/c đối trọng đến và đi khỏi công trường (ôtô15 T) 8 1.595.057 12.760.456
3
Cần trục tháo dỡ giá đỡ và đối trọng đến và đi khỏi
công trường
8
1.709.76
0
13.678.080
4 Hao phí nhân công lắp dựng và tháo dỡ máy 10 98.674 986.740
Tổng cộng 36.073.400
BẢNG 2.7: CHI PHÍ MÁY CHO CÔNG TÁC ÉP CỌC
STT Loại máy
Số ca Đơn giá ca máy (đồng/ca)
Thành tiền
(đồng)
Ca1 Ca2 Ca1 Ca2

1 Máy ép cọc 100 100 602.642 665.496
126.813.800
2 Cần trục bốc xếp 100 100 1.709.760 1.778.267
348.802.700
3 Máy hàn 100 100 165.847 182.432
34.827.900
4 Máy kinh vĩ 100 100 165.533 165.533
33.106.600
5 Chi phí 1 lần
36.073.400
Tổng
579.624.400
BẢNG 2.8: TỔNG HỢP CHI PHÍ THI CÔNG CỌC PHƯƠNG ÁN 1
STT Khoản mục chi phí Cách tính Thành tiền (đồng)
1 Chi phí nhân công NC 136.170.000
2 Chi phí máy thi công M 579.624.400
3 Trực tiếp phí khác Tk = 2,3% (NC+M) 16.463.271
4 Chi phí trực tiếp T=NC+M+Tk 732.257.671
5 Chi phí chung C = 6,4%T 46.864.490
Chi phí thi công PA 1 Z1 779.122.161
2.3.2. Phương án 2 :
Dự kiến sử dụng : 3 máy ép cọc, 3 máy hàn, 3 máy cẩu, 3 máy kinh vĩ.
Nhà thầu bố trí một tổ 6 công nhân bậc 3,5 / 7 phục vụ một máy. Ngày chỉ thi công 1ca
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
23
TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP K51
Bảng tính số lần di chuyển giá ép + đối trọng của máy ép
Máy
Loại
đài

Số cọc
trong
đài
Số lượng
đài
Số cọc
máy ép
Số lần dịch
chuyển KE
trong 1 đài
Số lần dịch
chuyển GE
trong 1 đài
Tổng số lần
dịch chuyển
KE
Tổng số lần
dịch chuyển
GE
(1) (2) (3) (4)=(2)*(3) (5) (6)=(2) -(5) (7) = (3)*(5) (8) = (3)*(6)
I
Đ2 7 20 140 1 6 20 120
Đ3 7 4 28 1 6 4 24
Tổng cọc ép và số lần di chuyển 168 24 144
II
Đ1 9 10 90 1 8 10 80
Đ2 7 4 28 1 6 4 24
Đ4 50 1 50 8 42 8 42
Tổng cọc ép và số lần di chuyển 168 22 146
III

Đ2 7 20 140 1 6 20 120
Đ3 7 4 28 1 6 4 24
Tổng cọc ép và số lần di chuyển 168 24 144
Tính toán tương tự PA1⇒ Thời gian thi công công tác ép cọc là: 67 (ngày)
HÌNH 3: TIẾN ĐỘ THI CÔNG ÉP CỌC PHƯƠNG ÁN 2
m¸y 2
m¸y 1
6 CN
6 CN
6 CN
m¸y 3
0 2
4
6 8 10 12 60 62 64 66 67
* Tính chi phí của công tác ép cọc PA2: Z = NC + M + T
k
+ C
BẢNG 2.9: TÍNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG CHO CÔNG TÁC ÉP CỌC
Ca làm
việc
Số công nhân
(người)
Số ca
Hao phí LĐ (ngày
công)
ĐGNC bâc
3,5/7(đồng/công)
Thành tiền
(đồng)
Ca1 6 200 1.200 98.674 118.408.800

Tổng 118.408.800
BẢNG 2.10: TÍNH CHI PHÍ 1 LẦN CHO CÔNG TÁC ÉP CỌC
STT Nội dung
Số
ca
Đơn giá Thành tiền
1 V/c máy ép cọc đến và đi khỏi công trường (ôtô 20 T) 6 2.162.031 12.972.186
2 V/c đối trọng đến và đi khỏi công trường (ôtô15 T) 12 1.595.057 19.140.684
3
Cần trục tháo dỡ giá đỡ và đối trọng đến và đi khỏi
công trường
12 1.709.760 20.517.120
4 Hao phí nhân công lắp dựng và tháo dỡ máy 15 98.674 1.480.110
SVTH: NGUYỄN ĐĂNG QUANG - MSSV: 7402.51
24

×