Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CD TRUONG MAM NON 5-6T

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.66 KB, 16 trang )

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TRONG TUẦN
Trường Mầm non Tam Hòa của Bé.(lớp lá)
Tuần thứ 01 thực hiện từ ngày 13 tháng 9 đến ngày 17 tháng 9 năm 2010.
NGÀY
Thời điểm
THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU
ĐÓN TRẺ
ĐIỂM
DANH
- Đón trẻ tận tay phụ huynh, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định
- Trò chuyện, gợi ý hỏi trẻ về sự thay đổi môi trường trong lớp, cho
trẻ biết hôm nay sẽ học chủ đề nói về gì?
- Gợi ý hỏi trẻ :
 Hôm trước, trong trường mình các cô trang trí chào ngày gì?
 Ngày ấy có rất nhiều tên còn gọi là ngày gì?
 Dành riêng cho ai?
 Còn c/c có vui không, khi mừng ngày đầu tiên đi học?
- Cùng trò chuyện với trẻ về nội dung của chủ đề.
- Cho trẻ lấy đồ chơi theo ý thích
THỂ DỤC
SÁNG
 Thể dục sáng
o Khởi động: Trẻ đi chạy các kiểu theo hiệu lệnh của cô
o Trọng động: Trẻ dàn các đội hình hàng ngang tập các động tác
thể dục với cờ theo nhịp bài hát: Nắng sớm.
+ Thở :Cho trẻ thổi nơ (3-4 lần)
+ Tay :Tay đưa ra ngang, gập trước trước ngực(6 lần)
+ Chân: Ngồi khuỵu gối, tay đưa ra trước(4 lần)
+ Bụng: Tay chống hông, quay người sang 2bên(4-5 lần)
+ Bật : Bật chân trước, chân sau (4 lần)
Hồi tỉnh :Trò chơi ngửi hoa


HOẠT
ĐỘNG
HỌC CÓ
CHỦ ĐÍCH
Trò chuyện
về trường
mầm non
Tam Hòa
Cho trẻ ôn
đếm nhóm
đồ dùng, đồ
chơi có số
lượng 1-2.So
sánh cửa sổ
lớp học với
cửa ra vào
Dạy cho trẻ
đọc bài
thơ:Trường
em.
Cho trẻ làm
quen nhóm
chữ o-ô-ơ
Vẽ trường
mầm non.
Tung bóng
lên cao và
bắt bóng.
Cho trẻ hát
vận động

theo nhịp 2/4
bài: Ngày vui
của Bé.
Nghe hát:
Ngày đầu
tiên đi học.
TCÂN: Tìm
bạn thân
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
- Cho trẻ quan sát trường trang trí chào năm học mới.
- Cho trẻ xem môi trường các lớp chào bé đến trường.
- Cho trẻ ra sân quan sát thời tiết trong ngày.
- Cho trẻ tập vẽ trường mầm non ngoài sân
- Cho trẻ quan sát công việc của một số người lớn trong trường.
TCVĐ: Kéo co, đá cầu, nhảy lò cò, rồng rắn, bắt bạn.
Chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
- Xem sách truyện : Bé Mai đi học, Bu Bu đến trường
- Xây trường Mầm non Tam Hòa.
- Chơi với các con số, ráp các que tính thành trường mầm non.
- Hát múa, đọc thơ các bài trong chủ đề.
- Tô màu,vẽ, nặn các loại bánh trung thu.
- Cô giáo.
- Các cô cấp dưỡng trong trường nấu ăn cho bé.
- Nhặt lá cây, bỏ vào thùng phụ giúp cô tạp vụ

VỆ SINH
ĂN TRƯA
NGỦ
TRƯA
- Dạy trẻ thao tác vệ sinh: Rửa tay bằng xà phòng sau mỗi hoạt
động,sử dụng đồ dùng cá nhân riêng để phòng bệnh cúm AH1N1.
- Nhắc trẻ ăn nhẹ nhàng, nhai kỹ thức ăn, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Động viên trẻ ngủ sâu, không nói chuyện khi ngủ.
- Nhắc trẻ biết tên món ăn, ăn xế để trẻ có nhiều sức khoẻ chờ ba mẹ
đón về.
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian: Tập tầm vông.
- Dạy trẻ thao tác rửa tay bằng xà bông.
- Tổ chức cho trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân của mình qua TC:Tìm
đúng.
- Cho trẻ chơi TC: Ai nhanh tay nhất.
- Tổ chức trẻ hát múa, đọc thơ mừng bạn mới đến trường.
- Cho trẻ nêu gương cuối tuần, phát phiếu bé ngoan.
TRẢ TRẺ - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc, quần áo gọn gàng trước khi về.
- Trao đổi phụ huynh về sức khỏe trẻ trong ngày.
- Dặn trẻ mặc đồng phục khi đến trường
- Nhắc trẻ đi học đúng giờ
- Nhắc trẻ chào cô,chào ba mẹ khi đến lớp.
Người lập kế hoạch
Ngô Thị Trinh Nguyên.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 13- 9-2010
Tên hoạt động NỘI DUNG- HÌNH THỨC- TỔ CHỨC

ĐÓN TRẺ
ĐIẺM DANH
• Đón trẻ trước cửa lớp gợi hói trẻ xem sự thay đổi về môi
trường trong lớp .
+ Cho trẻ đoán xem tuần vừa rồi trường tổ chức ngày
lễ hội gì?
+ Lớp có tham gia hoạt động gì không?
• Cho trẻ lấy đồ chơi theo ý thích
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên hoạt động: Trường mầm non Tam Hòa của bé.
1) Mục đích yêu cầu:
• Trẻ biết địa chỉ trường , khu vực lớp
• Tên giáo viên, BGH và một số thành viên trong trường.
• Biết chức danh và công việc các thành viên trong trường.
2) Chuẩn bị:
• Đồ dùng, đồ chơi
+ Tranh :Một số tranh ảnh về ngày đầu đi học.
+ Các hoạt động văn nghệ mừng ngày đến trường .
+ Một số hình ảnh hoạt động của các cô chú trong
trường.
• Hình thức tổ chức
+ Trong lớp, đội hình chữ u
3) Tổ chức hoạt động ( Cách tiến hành)
Hoạt động giáo viên
 Mở đầu hoạt động hỏi trẻ:
+ Cho trẻ vận động hát múa theo bài: Vui đến trường
 Hoạt động trọng tâm
Hoạt động 1: Thi kể về trường bé.
• Cô gợi ý để trẻ kể tên trường, lớp bé học, một số công

việc của các cô, chú trong trường.
• Trẻ nói địa điểm của trường, khu phố, phường nơi trường
đang ở.
• Sau đó cô mở băng hình lên, để lớp xác định đúng hay
sai.
Hoạt động 2: Tạo dáng nghề các cô.
• Cách chơi: Nhóm chơi thể hiện động tác bắt chước thao
tác làm việc của một người nào đó trong trường, nhóm đoán xem đó
là công việc của người nào, công việc ấy là gì? Nếu đoán đúng sẽ
thắng, nêus đoán không đúng nhóm thực hiện động tác sẽ thắng.
• Chơi 2-3 lần. Thay phiên đoán và giải.
Hoạt động 3: Ai đoán giỏi.
• Cho trẻ giải câu đố về một số công việc của các thành
viên trong trường.
• Sau mỗi lần trẻ đoán đúng, hỏi tên của công việc ấy.
• Ví dụ : Để sân trường bé sạch, xanh.
Ai người quét dọn xung quanh hằng ngày.(trẻ nói
mẹ Thủy, mẹ Dâng còn gọi là cô tạp vụ)
 Kết thúc
Hoạt động
chuyển tiếp
• Cho trẻ cùng chơi TC: Bóng tròn to.
Hoạt động ngoài
trời
• QSCMĐ: Quan sát trường trang trí mừng năm học
mới.
+ Cho trẻ dạo chơi ngoài trời quan sát xem trường
trang trí những gì? Có gì nổi bật nhất?
Trò chơi vận động: Kéo co.
• Chơi tự do :Với các trò chơi dân gian trong sân trường

Hoạt động
góc
• Góc trọng tâm: Góc xây dựng: Xây trường mầm non .
+ Tiến trình: Cô tham gia cùng chơi với trẻ, gợi ý trẻ
biết phối hợp với nhau để hoàn thành ngôi trường.
• Góc kết hợp
+ Góc phân vai : Đóng vai các cô cấp dưỡng trong
trường
+ Góc tạo hình: Tập vẽ trường mầm non.
+ Góc âm nhạc: Hát múa mừng ngày hội đến trường.
Vệ sinh-
Ăn trưa-
Ngủ trưa-
Ăn phụ chiều
• Hướng dẫn trẻ cách rửa tay trước khi ăn cơm.
• Dạy trẻ cách ngồi ghế, cầm muỗng, múc ăn gọn gàng
không phát ra tiếng kêu.
• Dạy trẻ tư thế nằm ngủ, không nói chuyện riêng khi ngủ,
ngủ đúng giờ mới dậy.
• Trẻ biết uống nước trái cây để khỏe mạnh, tươi tỉnh để
vào hoạt động chiều.
• Ăn xế để có sức khỏe chờ ba mẹ đón về.
Hoạt động chiều
• Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Thi tài vẽ đẹp( nhằm luyện
cho trẻ thao tác làm quen vẽ trường mầm non)
• Dạy trẻ biết chào khách khi đến lớp.
• Cho trẻ chơi tự do theo ý thích
Trả trẻ:
• Nhắc trẻ chuẩn bị quần áo chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng
trước khi về.

• Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ trẻ, nhắc PH đưa trẻ
đi học đúng giờ
ĐẤNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thời gian thực hiện: Thứ ba, ngày 14- 9-2010
Tên hoạt động NỘI DUNG- HÌNH THỨC- TỔ CHỨC
ĐÓN TRẺ
ĐIẺM DANH
• Đón trẻ trước cửa lớp nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng
nơi qui định.
• Gợi ý hỏi trẻ:
 Trong sân trường, con thấy những đồ chơi nào
nhiều, đồ chơi nào ít?
 Nhiều nhất là mấy cái, ít nhất là mấy cái?
• Cho trẻ đếm đồ chơi theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên hoạt động: Đếm số đồ dùng, đồ chơi có số lượng1-
2. So sánh cửa sổ lớp học với cửa ra vào.
1. Mục đích yêu cầu:
• Trẻ nhận biết nhóm đồ dùng, đồ chơi , trên cơ thể mình
bộ phận nào có số lượng 1-2. Nhận biết chữ số 1-2. So sánh đươc
cửa sổ và cửa ra vào cửa nào dài ngắn.
• Luyện tập nhận biết đếm thông qua các giác quan, đếm
theo yêu cầu của cô.
• Phát triển óc quan sát, khả năng tư duy của trẻ.
• Giáo dục nề nếp các hoạt động trong ngày.
• Lấy và cất đồ chơi đúng nơi qui định
2. Chuẩn bị:
• Đồ dùng phương tiện

+ Máy tính và phần mềm cô tạo để trẻ chơi trò chơi
trong nhóm .
+ Một số tranh ảnh, đồ chơi trong các góc.
+ Chữ số 1-2 cho trẻ .
• Hình thức tổ chức:
+ Trong lớp
3. Tổ chức hoạt động ( Cách tiến hành)
Hoạt động giáo viên
 Mở đầu hoạt động hỏi trẻ:
Cho trẻ chơi TC: Hai con chim họa mi.
 Hoạt động trọng tâm
Hoạt động 1: Thi tìm nhóm 1-2
• Cho trẻ thi đua tìm nhóm 1-2 theo mẫu trang trí trong lớp.
• Tìm nhóm 1-2 trên cơ thể trẻ
• Tìm số 1-2 xung quanh lớp, kết hợp nói nét của chữ số.
• Cho trẻ tham gia TC: Thi tài nhanh – chậm
• Yêu cầu trẻ tìm nhóm 1 (2) trên cơ thể nắm và lắc kết hợp
hát bài Bé tập thể dục.
• Cho trẻ lấy đồ chơi theo góc số lượng cô yêu cầu.
• Thi tài chọn số.
• Trò chơi :Kết bạn.
Hoạt động 2: Cho trẻ phân biệt dài - ngắn.
+ Cho trẻ so sánh 2 bức tranh treo trong lớp để nhận
biết tranh nào dài (ngắn) hơn.
+ Cho trẻ so sánh cửa sổ - cửa ra vào của lớp để xác
định dài – ngắn khác nhau.
+ Trẻ so sánh bước chân của 2 bạn để xác định dài
ngắn khác nhau.
+ Sau mỗi lần trẻ nói cô kiểm tra lại bằng cách đo
bằng thước hay gang tay

 Kết thúc
Hoạt động
chuyển tiếp
• Cho trẻ đọc thơ: So sánh cửa sổ- cửa ra vào lớp.(cô tự
sáng tác)
+ Ô cửa sổ lớp với cửa ra vào, đố bạn cửa nào dài ngắn ra
sao. Bé cười khẽ nói: Đố dễ quá thôi, cửa ra vào ấy dài
quá đi thôi.
Hoạt động ngoài
trời
• QSCMĐ: Cho trẻ quan sát môi trường các lớp trang trí
chào năm học mới.
• Trò chơi vận động: Rồng rắn.
• Chơi tự do :Với các trò chơi dân gian mà trẻ thích
Hoạt động
góc
• Góc trọng tâm: Góc phân vai: Đóng vai các cô cấp
dưỡng nấu ăn cho trường
+ Tiến trình: Cô tham gia chơi cùng trẻ, gợi ý trẻ biết
phối hợp với nhau để nấu các món ăn cho các bé trong
trường ăn.
• Góc kết hợp
+ Góc xây dựng: Xây trường mầm non.
+ Góc tạo hình: Vẽ, tô màu trường mầm non.
+ Góc đọc sách: Xem sách truyện trong chủ đề.
Vệ sinh-
Ăn trưa-
Ngủ trưa-
Ăn phụ chiều
• Cho trẻ xem tranh bé rửa tay, kể cho trẻ nghe Bác Hồ lúc

sinh thời rất tiết kiệm nhắc trẻ thực hiện theo Bác.
• Dạy trẻ biết kỹ năng ngồi vào bàn, chào mời khi ăn cơm.
Nhắc trẻ ăn hết xuất.
• Dạy trẻ biết phụ giúp cô trong việc trải chiếu xếp gối cho
bạn ( nhất là tổ trực nhật).
• Biết ngồi vào đúng vị trí khu vực bàn ăn, biết tên món ăn,
nhắc trẻ ăn hết xuất không rơi vãi
Hoạt động chiều
• Tổ chức cho trẻ cùng tham gia trò chơi học tập qua trò
chơi: Tạo dáng của ai trong trường.
• Rèn kỹ năng lễ giáo cho trẻ chào khách đến lớp.
• Cho trẻ lấy đồ chơi theo góc.
Trả trẻ:
• Nhắc trẻ chuẩn bị quần áo chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng
trước khi về.
• Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ trẻ, nhắc PH kết hợp
cùng nhà trường rèn lễ giáo cho trẻ( chào ông bà , ba mẹ khi đi học
về)
ĐẤNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thời gian thực hiện: Thứ tư, ngày 15- 9-2010
Tên hoạt động NỘI DUNG- HÌNH THỨC- TỔ CHỨC
ĐÓN TRẺ
ĐIẺM DANH
+ Đón trẻ trước cửa lớp, theo dõi trẻ cất đồ dùng cá nhân
đúng nơi qui định, gợi hói trẻ:
 Con thấy trường mình như thế nào, to hay nhỏ?
 Để trường xanh, sạch ,đẹp hơn thì con phải làm gì phụ
giúp các cô.
+ Cho trẻ lấy đồ chơi theo ý thích


HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên hoạt động: Thơ: Trường em.
1.Mục đích yêu cầu:
• Trẻ thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm, thể hiện tình cảm với ngôi
trường.
• Trả lời các câu hỏi của cô qua bài thơ .
• Biết ngày lễ 05/9 là ngày hội bé đến trường.
• Biềt đặc điểm của ngôi trường qua bài thơ.
2.Chuẩn bị:
+ Đồ dùng, đồ chơi
• Tranh theo nội dung thơ (3 tranh)
• Một số hình ảnh các rời minh họa.
• Băng nhạc chủ đề trường mầm non.
• Mô hình trường mầm non.
+ Hình thức tổ chức:
• Trong lớp
3.Tổ chức hoạt động ( Cách tiến hành)
Hoạt động giáo viên
 Mở đầu hoạt động hỏi trẻ:
Cô đố trẻ: Trường gì trẻ nhỏ đến đây.
Vui tươi, múa hát líu lo suốt ngày.
 Hoạt động trọng tâm
Hoạt động 1: Cho trẻ hát múa bài: Vui đến trường.
+ Hỏi trẻ :Bài hát nói các bạn rất vui khi đến đâu?
+ Còn các con có vui khi đến trường không?
+ Đúng rồi ! Khi đến trường được quen nhiều bạn mới nữa
và ngôi trường các bạn nhỏ học có những đặc điểm gì thì các
con lắng nghe bài thơ: Trường em nha!

Hoạt động 2: Lắng nghe cô đọc thơ:
+ Cô đọc thơ lần một trên tranh
+ Hỏi trẻ :Bài thơ nói về điều gì?
+ Bài thơ tả trường bạn ra sao?
+ Cho trẻ nghe cô đọc lại bài thơ.
+ Hỏi trẻ:
+ Mái trường của bạn có màu gì?
+ Xung quanh trường như thế nào?
+ Các bạn đến trường để làm gì?
+ Qua bài thơ con thấy trường con có giống trường bạn
không?
+ Giống điểm gì?
+ Cho trẻ hát bài trường chúng cháu là trường mầm non.
Hoạt động 3 : Cho trẻ đọc thơ cùng cô
+ Cho cả lớp đọc thơ cùng cô (tổ, lớp nhóm) bên mô hình
trường mầm non.
+ Cô chú ý sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ đọc diễn cảm bài thơ.
+ Cho từng tổ đọc thơ đối nhau từng câu.
+ Cô mời trẻ đọc cá nhân
+ Cho cả lớp hát múa mừng ngày bé đến trường
 Kết thúc
Hoạt động
chuyển tiếp
• Trẻ hát bài: Trường mẫu giáo yêu thương.
Hoạt động ngoài
trời
 QSCMĐ: Cho trẻ quan sát công việc của người lớn trong
trường.
+ Tiến trình: Cho trẻ dạo chơi ngoài trời quan sát công việc
của cô tạp vụ, chú bảo vệ, cô cấp dưỡng…gợi để trẻ nói lên ý

thức bảo vệ trường.
 Trò chơi vận động: Đá cầu.
 Chơi tự do :Với các trò chơi dân gian trong sân trường
Hoạt động
góc
 Góc trọng tâm:
+ Góc trọng tâm: Góc xây dựng: Xây trường mầm nonTam
Hòa
+ Tiến trình: Gợi ý trẻ biết phối hợp với nhau tổ chức xây
dựng trường mầm non. Biết sắp xếp, bố trí từng khu vực để đặt
đồ chơi.
 Góc kết hợp
+ Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, cắt dán về trường mầm non
+ Góc phân vai : Các cô cấp dưỡng nấu ăn trong trường
+ Góc đọc sách :Xem các loại sách trong chủ đề.
Vệ sinh-
Ăn trưa-
Ngủ trưa-
Ăn phụ chiều
• Vệ sinh: Nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi
ăn.
• Ăn trưa: Giáo dục trẻ biết tiết kiệm trong ăn uống không
làm rơi vãi, không bỏ mứa.
• Ngủ trưa: Cô mở nhạc êm dịu không lời cho trẻ nghe để
dễ đi vào giấc ngủ.
• Ăn phụ chiều: Cho trẻ biết tên món ăn nhắc trẻ ăn hết
xuất không rơi vãi.
Hoạt động chiều
• Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi thi tài đón chữ( nhận biết
chữ o-ô-ơ.

• Giáo dục nhắc nhở trẻ phải biết dọn đồ chơi sau khi chơi.
Trả trẻ:
• Nhắc trẻ chuẩn bị quần áo chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng
trước khi về
• Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ trẻ, nhắc PH đưa trẻ
đi học mặc đồng phục.
ĐẤNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thời gian thực hiện: Thứ năm, ngày 16- 9-2010
Tên hoạt động NỘI DUNG- HÌNH THỨC- TỔ CHỨC
ĐÓN TRẺ
ĐIẺM DANH
• Đón trẻ trước cửa lớp, nhắc trẻ chào ba , mẹ, cô.
• Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
• Hỏi trẻ:
 Nhà con có gần trường không?
 Ai đưa con đi học? Đi bằng phương tiện gì?
 Khi đi có đội mũ bảo hiểm không? GD trẻ đội mũ
khi đi xe trên đường.
• Cho trẻ quan sát góc nổi bật của chủ đề.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên hoạt động: Vẽ trường mầm non
Mục đích yêu cầu:
- Luyện trẻ kỹ năng đã học để vẽ và tô màu về trường mầm non.
- Sáng tạo trong bố cục tranh vẽ
- Biết phối hợp các nét để tạo nên sản phẩm.
- Thể hiện kỹ năng khéo léo, thẩm mỹ của từng trẻ.
Chuẩn bị:
 Đồ dùng, đồ chơi

+ Băng nhạc, máy catsset, đĩa nhạc.
+ Tranh mẫu 2 bức với các nét vẽ khác nhau.
+ Màu sáp, bút lông, tập vẽ, bàn ghế.
+ Mô hình xây dựng trường mầm non.
 Hình thức tổ chức
+ Trong lớp.
Tổ chức hoạt động ( Cách tiến hành)
Hoạt động giáo viên
 Mở đầu hoạt động
 Cho trẻ hát bài Ngày vui của bé.
 Cho trẻ nói tại sao trẻ thấy vui khi đi học.
 Hoạt động trọng tâm
Hoạt động 1 : Xem mô hình xây dựng trường mầm
non.
 Cho trẻ kể một số đặc điểm của trường mầm non ( lớp học, cây
xanh, hoa cỏ trong trường.)
 Cho trẻ xem tranh về trường mầm non.
 Cho trẻ nói về nét khác biệt trong tranh
 Giới thiệu đề tài lớp thực hiện hôm nay.
Hoạt động 2: Đàm thoại cách thực hiện
 Vẽ hình gì để tạo thành trường mầm non.
 Để tạo nhiều lớp phải làm thế nào?
 Mái trường hình gì?
 Các lớp học cần có gì để thông thoáng mát mẻ.
 Gợi ý trẻ sáng tạo bố trí cây xanh đồ chơi xung quanh trường.
Hoạt động 3 : Thi tài vẽ đẹp
 Cho trẻ về bàn thực hiện, cô mở nhạc chủ đề cho trẻ nghe, theo
dõi giúp trẻ hoàn thành sản phẩm.
Hoạt động 4 : Chọn tranh nào đẹp
 Cho trẻ treo tranh lên giá sản phẩm, gợi ý hỏi trẻ tranh ai đẹp

nhất. Cho trẻ nhận xét tranh mình, tranh bạn.
 Cô nhận xét tranh chung cả lớp, động viên nhắc trẻ cố gắng
chưa vẽ xong làm tốt hơn ở lần sau.
 Kết thúc
Hoạt động
chuyển tiếp
 Cho trẻ đọc bài thơ : Trường em
Hoạt động ngoài
trời
 QSCMĐ: Cho trẻ quan sát một số tranh tuyên truyền xung
quanh trường.
+ Cho trẻ quan sát so sánh một số tranh phòng bệnh
Cúm AH1N1và bệnh sốt xuất huyết.
 Trò chơi vận động: Thi đua nhảy lò cò.
 Chơi tự do với các TC dân gian và đồ chơi trong sân trường
Hoạt động
góc
 Góc trọng tâm: Góc phân vai: Đóng vai cô tạp vụ, chú bảo vệ
trong trường.
+ Tiến trình: Gợi ý trẻ biết phối hợp với nhau để
hoàn thành công việc của từng người trong trường.
 Góc kết hợp
+ Góc xây dựng :Xây trường mầm non.
+ Góc tạo hình: Nặn các loại bánh trung thu.
+ Góc âm nhạc: Hát múa mừng ngày trung thu.
Vệ sinh-
Ăn trưa-
Ngủ trưa-
Ăn phụ chiều
 Vệ sinh:.Nhắc trẻ đánh răng sạch sẽ sau khi ăn.

 Ăn trưa: Giáo dục trẻ nhai kĩ thức ăn, không nói chuyện khi ăn.
 Ngủ trưa: Theo dõi nhắc nhở trẻ khó ngủ, chăm sóc trẻ ho
nhiều trong giờ ngủ.
 Ăn phụ chiều: Cho trẻ biết tên món ăn nhắc trẻ ăn hết xuất
không rơi vãi.
Hoạt động chiều  Tổ chức cho trẻ thi đua xem ai Tung bóng giỏi .GD trẻ tự tin,
mạnh dạn khi tung bóng.

Trả trẻ:
 Nhắc trẻ chuẩn bị quần áo chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng trước khi
về.
 Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ trẻ, nhắc PH đưa trẻ đi học
đúng giờ
ĐẤNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thời gian thực hiện: Thứ sáu, ngày 17- 9-2010
Tên hoạt động NỘI DUNG- HÌNH THỨC- TỔ CHỨC
ĐÓN TRẺ
ĐIẺM DANH
 Đón trẻ trước cửa lớp, nhắc trẻ chào ba , mẹ, cô.
 Hỏi trẻ:
+ Tuần vừa rồi trường mình vừa tổ chức ngày hội gì cho
c/c?
+ Lớp mình có tham gia tiết mục nào không?
+ Bài hát gì?
 Cho trẻ quan sát góc nổi bật của chủ đề.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên hoạt động: Hát vận động theo nhịp 2/4 bài: Ngày
vui của bé.

Nghe hát:Ngày đầu tiên đi học
TCÂN: Nghe tiếng hát tìm bạn thân.
Mục đích yêu cầu:
 Trẻ thuộc bài hát, vận động vỗ tay theo nhịp 2/4 theo cô.
 Thể hiện năng khiếu thẩm mỹ, qua hoạt động âm nhạc
 Lắng nghe cô hát, tham gia TC cùng cô sinh động.
Chuẩn bị:
 Đồ dùng, đồ chơi
+ Tranh : 3tranh: Mừng bé đến lớp, ngày đầu bé đi học, chào
bé đến trường.
+ Băng nhạc, máy catsset, dụng cụ âm nhạc.
 Hình thức tổ chức
+ Ngoài sân
Tổ chức hoạt động ( Cách tiến hành)
Hoạt động giáo viên
 Mở đầu hoạt động hỏi trẻ:
 Cô đố trẻ :
Ngày gì các bé đến trường
Vai đeo cặp sách, mẹ kề sát bên.
Ngày đó đã đến với c/c chưa ? Còn gọi là ngày gì?
Đúng rồi có rất nhiều tên để đặt cho ngày ấy, biết được tâm trạng
của c/c nhân ngày khai giảng năm học mới chú Hoàng Văn Yến đã
viết ca khúc :Ngày vui của bé, để tặng c/c đó. Hôm nay mình cùng
hát để mừng ngày ấy nhé!
 Hoạt động trọng tâm
Hoạt động 1: Dạy trẻ hát vận động
 Cô bắt nhịp bài hát trẻ hát cùng cô 2- 3 lần.
 Cho từng tổ đứng lên hát với nhạc trong máy
 Hỏi trẻ: Trong bài hát nói các bạn đến lớp với tâm trạng như thế
nào?

 Vậy c/c đi học vui hay buồn?
 GD trẻ đi học không khóc nhè, ngoan vâng lời cô
 Cho trẻ lấy dụng cụ âm nhạc hát vỗ theo nhịp 2/4
 Cô giải thích vỗ nhịp 2/4 là vỗ 1 cái đưa ra 1 cái.
 Cô theo dõi sửa sai cho trẻ
 Cho trẻ chơi TC: Ngón tay nhúc nhích.
Hoạt động 2: Nghe cô hát
 Cô giới thiệu sẽ hát cho trẻ nghe để thay đổi không khí với bài
hát nói về bức tranh gì (cô đưa tranh mẹ dẫn bé đi học, tranh bé
đến trường…)
 Cô hát trẻ nghe lần 1.Cho trẻ đoán tên bài hát .
 Cô giới thiệu bài hát: Ngày đầu tiên đi học của tác giả Trần Kim
Bảng nội dung bài hát nói bạn nhỏ ngày đầu đi học rất sợ sệt,
lúng túng nhưng đã có cô giáo vỗ về làm bạn hết sợ và hình ảnh
đó làm bạn nhớ mãi.
 Cô hát lần 2 cho trẻ nghe
 Mở máy và động viên trẻ nào thuộc cùng hát theo máy với cô
Hoạt động 3: Tìm bạn hát
 Cách chơi:Cô qui định mỗi trẻ đại diện cho tổ mình
quay mặt (hoặc đeo mặt nạ)đi, cho tổ bạn hát, trẻ
đoán xem tổ nào hát
 Chơi 2-3 lần.
 Cho trẻ nâng cao yêu cầu lên bằng cách trẻ hát, trẻ
khác đoán xem có đúng tên bạn không?
 Chơi 2-3 lần.
 Kết thúc
Hoạt động
chuyển tiếp
 Cho trẻ chơi trò chơi: Bóng tròn to.
Hoạt động ngoài

trời
 QSCMĐ: Cho trẻ quan sát tranh tuyên truyền dịch cúm
AH1N1 và phòng bệnh sốt xuất huyết.
Tiến trình
 Cho trẻ dạo chơi ngoài trời. quan sát một số tranh tuyên truyền
dịch cúm, giải thích cho trẻ nghe nguy hiểm của bệnh, cách
phòng bệnh cho bản thân mình.
 Trò chơi vận động: Nhảy lò cò.
 Chơi tự do với các TC dân gian và đồ chơi trong sân trường.
Hoạt động
góc
 Góc trọng tâm: Góc xây dựng: Xây trường mầm non .
+ Tiến trình: Gợi ý trẻ biết phối hợp với nhau để
hoàn thành công trình trường mầm non Bố trí, sắp xếp
các đồ chơi xung quanh trường đẹp mắt .
 Góc kết hợp
+ Góc phân vai : Đóng vai BGH đến thăm lớp.
+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc tưới nước góc cây xanh
của trường.
+ Góc học tập: Thi tài ráp hình trường mầm non.
Vệ sinh-
Ăn trưa-
Ngủ trưa-
 Vệ sinh: Theo dõi trẻ vệ sinh cá nhân, nhắc trẻ tiết kiệm nước.
 Ăn trưa: Giáo dục trẻ che miệng khi hắt hơi, ho trong giờ ăn.
 Ngủ trưa: Theo dõi những trẻ khó ngủ, ho nhiều tránh quạt.
Ăn phụ chiều  Ăn phụ chiều: Cho trẻ biết tên món ăn nhắc trẻ ăn hết xuất
không rơi vãi.
Hoạt động chiều  Cho trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân của mình qua trò chơi tìm
đúng.

Trả trẻ:
 Nhắc trẻ nhắc cô tắt quạt, điện trước khi về.
 Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ trẻ, nhắc PH đưa trẻ đi học
đúng giờ
ĐẤNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×