Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Những bài văn nghị luận hay lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.67 KB, 18 trang )

Những bài văn nghị luận hay của lớp 9
ĐỀ 1: “ THÀNH CÔNG CHỈ ĐẾN KHI BẠN LÀM VIỆC TẬN TÂM VÀ LUÔN NGHĨ ĐẾN
NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP”. SUY NGHĨ CỦA ANH CHỊ VỀ Ý KIẾN TRÊN
Bài làm
Thành công là đích đến đẹp đẽ và tươi sáng trong cuộc sống cúa bất cứ ai. Thái độ làm việc là yếu tố
quan trọng quyết định đến sự thành bại của con người trên con đường đi đến thành công. Và câu nói
nổi tiếng cúa Arnold Schwarzenegger liệu có phải là một lời khuyên đúng đắn về thái độ làm việc
tốt nhất để hướng đến mục tiêu của mình ? “Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn
nghĩ đến những điều tốt đẹp”
Con người ta sống ở đời đều muốn theo đuổi để đạt đến “thành công”. Vậy “thành công” là gì ? Là
đạt được kết quả, mục đích như dự định. Là biến những hoài bão đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ trở
thành sự thật. Điều đó đẹp lắm chứ, đáng mơ ước lắm chứ. Nhưng con đường để đạt được thành
công vốn không dễ dàng gì, càng nhiều thử thách chông gai thì thành công mới thật có ý nghĩa. Đối
diện với những khó khăn trước mắt, có người chọn cách thoái lui, có người rẽ sang hướng khác, dễ
dàng và đơn giản hơn, dù nó không đúng với mục đích của mình.Còn có những người lại chọn cách
nhìn nhận vấn đề thật lạc quan, và quyết tâm hướng đến mục tiêu của mình với sự nỗ lực cố gắng
không ngừng nghỉ. Theo như Schwarzengger, chỉ có những người như vậy mới có thể đạt được
thành công,
Liệu suy nghĩ đó có thật sự đúng ? Cũng như Anita Hill đã nói : “Làm việc đừng quá trông đợi vào
kết quả, nhưng hãy mong cho mình làm được hết sức”. Khi làm việc tận tụy và toàn tâm toàn ý
hướng đến mục đích của mình, thì bản thân chuyện “thành công” đã không còn quan trọng nữa.
Điều cốt yếu nhất là ta đã cố gắng hết sức, và hoàn toàn không phải hối tiếc vì đã bỏ lỡ điều gì. “Tận
tâm” không có nghĩa là bất chấp tất cả và bằng mọi giá phải thành công cho kì được, “tận tâm” là
chọn con đường đúng đắn nhất và cố gắng hết sức để đi tới cuối con đường đó. Với một thái độ làm
việc tích cực như thế, thành công đạt được trở nên rất xứng đáng và có ý nghĩa. Đối diện với những
khó khăn trở ngại trên đường đời, nhiều khi nỗ lực hết sức vẫn là chưa đủ. Càng cố gắng thì gặp thất
bại càng cay đắng. Khi đó, con người ta phải học được cách tiếp nhận và nhìn nhận sự việc theo
hướng lạc quan, thay vì chôn vùi ý chí bản thân với những nguy cơ, hậu quả, thất bại… nặng nề, hãy
biết “nghĩ đến những điều tốt đẹp” để củng cố tinh thần và có động lực tiến lên phía trước. Phải biết
nhìn về phía ánh sáng mới có thể thấy được lối thoát trong khó khăn, và vững tin vào tương lai tươi
sáng tốt đẹp hơn. Chỉ biết giữ những suy nghĩ không thôi thì chưa thể thành công được, nhưng biết


biến những suy nghĩ tích cực thành hành động thì chắc chắn, bạn sẽ thành công đấy !
Lấy chính bản thân tác giả của câu nói trên làm ví dụ. Arnold Schwarzenegger, từ một chàng trai
người Áo 21 tuổi bỡ ngỡ bước chân đến Mỹ để đi tìm thành công cho bản thân chỉ với vốn liếng
tiếng Anh nghèo nàn, đã trở thành vận động viên, diễn viên phim hành động nỏi tiếng thế giới, và
hiện tại đang đương nhiệm chức vụ Thống đốc bang California ở Hoa Kì. Ông vấp phải không ít khó
khăn trên con đường lập nghiệp, nhưng với sự nhiệt huyết và lòng quyết tâm được trở nên nổi tiếng,
không ai có thể phủ nhận sự thành công của người đàn ông này. Chính những suy nghĩ tích cực và
thái độ làm việc đúng đắn đã đưa ông tới đỉnh cao ngày hôm nay. Bên cạnh đó, Roberto Goizueta
cũng là một ví dụ điển hình cho thành công nhờ thái độ làm việc đúng đắn. Ông là một trong những
doanh nhân thành công nhất thế kỉ XX, người đã đưa thương hiệu nước có ga nổi tiếng Cocacola trở
thành hàng đầu thế giới. Con đường của một người con xuất thân từ một gia đình nông dân làm nghề
trồng mía ở Cuba vươn lên trở thành CEO của hãng nước ngọt huyền thoại lớn nhất thế giới ắt hẳn
không dễ dàng gì. Nhưng với lòng quyết tâm và những suy nghĩ lạc quan tin vào tương lai của bản
thân, Roberto Goizueta đã đạt được thành công khiến Thế giới phải trầm trồ. Những con người này
xuất thân bình thường, họ đạt được thành công nhờ biết suy nghĩ tích cực và tập trung cao nhất vào
mục tiêu của mình. Với tâm niệm “thành công chỉ đến với những người làm việc tận tâm và luôn
nghĩ đến những điều tốt đẹp”, bản thân mỗi chúng ta đều có cơ hội đạt được những đỉnh cao phi
thường như thế. Tôi có lòng tin vào điều đó, còn bạn thì sao ?
Đối với tuổi trẻ, xác định được ước mơ của đời mình và nỗ lực không ngừng để đạt được thành công
là điều không dễ. Nhưng thiết nghĩ, nếu biết cách biến những trở ngại của khó khăn trước mắt trở
thành động lực thúc đẩy để tiến xa hơn, bay cao hơn, thì thành công ta đạt được sẽ càng có ý nghĩa.
Cố gắng hết sức và luôn lạc quan, thì nhất định thành công sẽ đến.
==

ĐỀ BÀI:NGƯỜI HẠNH PHÚC NHẤT LÀ NGƯỜI ĐEM HẠNH PHÚC ĐẾN CHO NHIỀU
NGƯỜI NHẤT.
Mỗi người trong chúng ta đều có một cách định nghĩa riêng cho bản thân:thế nào là một con người
hạnh phúc.Bàn về con người hạnh phúc có ý kiến cho rằng:”Người hạnh phúc nhất là người đem
đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”. Theo tôi, đây là một quan niệm đúng đắn thể hiện tính nhân
văn sâu sắc.

Nói đến hạnh phúc là nói đến là trạng thái sung sướng, thỏa mãn của con người vì cảm thấy hoàn
toàn đạt được ý nguyện. Trạng thái ấy có khi thoáng qua nhẹ nhàng, có khi sung sướng cao độ tràn
đầy, có lúc là vui sướng xúc động sâu lắng, có lúc cảm thấy khó diễn tả, lung linh huyền diệu như
bảy sắc cầu vồng Đó chính llà trạng thái tốt đẹp nhất của con người trong cuộc sống.V ậy,thế nào
là một con người hạnh phúc?Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh
phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ,
cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. . Cảm nhận về hạnh
phúc của con người là muôn màu muôn vẻ nhưng chúng ta hết thảy đều mong muốn được hạnh
phúc.
Hạnh phúc là ở trong tay con người, do con người sáng tạo ra, giữ gìn và phát triển mãi mãi.Biết bao
người thân yêu đã trao lại cho ta hạnh phúc trong cuộc sống. Có thành đạt lớn nhỏ nào của riêng ta
mà không có sự chăm lo giúp đỡ của mọi người. Cho nên hạnh phúc là biết sống vì mọi người. Hạnh
phúc không phải là người sở hữu nhiều mà là người biết yêu thương, hy vọng nhiều. Nếu ai chỉ nghĩ
tới lợi ích cho riêng mình, dửng dưng với mọi người, không dám chăm lo cho người khác, thì cũng
chẳng hiểu nổi hạnh phúc là gì. Vì hạnh phúc có bao giờ đến với sự đơn độc, ích kỷ, cho dù "thiên
đường riêng cũng buồn tênh". Khi ta quan tâm tới mọi người xung quanh, khi ta mang niềm vui và
hạnh phúc đến cho người khác, khi ta sẵn sàng thương yêu con người - có khi chỉ llà một cử chỉ, một
việc làm nhỏ - sẽ làm cho chính lòng ta thêm ấm áp và thanh thản. Thật vậy, trong cuộc sống nếu
chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng
có được khi ta giúp đỡ một cụ giá qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe
buýt… Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi
người vui vẻ.”Tìm thấy niềm vui trong niềm vui của người khác chính là bí mật của hạnh phúc”. Và
không dừng ở đó hạnh phúc cũng ở lại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho
người khác, cho xã hội. Hành động cao quý và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự
bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh
của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập tự
do cho cả dân tộc. Thật cao quý và tốt đẹp dáng tôn vinh biết nhường nào!Quả thực:”Trong cuộc
sống không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc đến cho người khác.
Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý. Tuy nhiên trong xã hội
vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn

đem lại bất hạnh cho người khác. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu,
đánh đập vợ con hoặc những đứa com bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ
đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại sự bất hạnh cho chính những người thân
yêu nhất của mình? Ngoài xã hội, hiên có một lớp thanh niên, thay vì giúp đỡ người giá yếu , họ
lại lợi dụng để cướp giất, móc túi… Những kẻ lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của
mình cần đáng bị trừng trị!.
Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm
thấy niềm hạnh phúc của chính mình!!!!
==
Đề tài: AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 1
Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những
khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”…
được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người
đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn
cho mình và hạnh phúc cho gia đình.
Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất
nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Nguyên nhân chính gây ra
các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn kém: uống rượu,
bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, phóng
nhanh, vượt ẩu … Một mặt, đó là do chất lượng đường sá kém, nguyên nhân là do sự tắc trách của
các cơ quan xây dựng: ăn hối lộ, rút ruột công trình … Mặt khác, chúng ta phải lên án những kẻ chỉ
vì lợi ích cá nhân mà không màng đến sự an toàn, tính mạng của người đi đường, họ vẫn thản nhiên
rải đinh xuống lòng đường để thu lợi trên những đồng tiền kiếm được từ việc vá xe, thay lốp. Họ
không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, bị thủng săm đột ngột khi đang chạy với tốc độ
cao, người đang tham gia giao thông sẽ bị văng ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng
lớp thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản
tính “con nhà giàu”, cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình.
Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn, ta không khỏi xót xa

cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cha mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Tai nạn
xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gãy tay gãy chân, nặng thì họ phải mãi mãi rời xa
cuộc đời. Nguyên nhân cũng là do họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi, cái hại của việc
mình đã làm.
Thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 chiếm gần 20% dân số Việt Nam nhưng chiếm tới gần 40%
các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Cộng với đó là quản lý hành lang an toàn giao
thông chưa chặt chẽ: hệ thống biển báo còn thiếu, phân luồng giao thông chưa hợp lý, công tác kiểm
tra, kiểm soát và xử phạt chưa nghiêm minh, thậm chí còn có hiện tượng tiêu cực trong xử lý …
Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên
trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết
1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị
thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là
nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi
bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là
người đi xe máy.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Vì
vậy để học sinh, sinh viên có thêm hiểu biết về luật giao thông, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh đã phối hợp cùng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường đại học, cao
đẳng … trên toàn quốc phát động và thực hiện tháng “An toàn giao thông”.
Tháng an toàn giao thông năm nay có chủ đề: “Thanh, thiếu niên trường học nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông”. Đây có thể xem là điểm đột phá, bởi nếu tuổi trẻ học
đường, bao gồm cả học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức về Luật Giao thông, có sự
chuyển biến về nhận thức, tuân thủ các quy định của pháp luật thì sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ
về chấp hành giao thông của cả xã hội. Giảm thiểu tai nạn giao thông là việc khó, nhưng không phải
không làm được nếu cả xã hội cùng nỗ lực, chọn đúng điểm đột phá, có biện pháp đúng trong tổ
chức và kiên trì trong thực hiện. Hưởng ứng tháng an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội
song cần hướng mạnh vào lớp trẻ, trong đó bộ phận quan trọng là tuổi trẻ học đường. Cần làm cho
đối tượng này tự giác thực hiện các quy định về an toàn giao thông một cách liên tục, bảo đảm tính
bền vững lâu dài, hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng vi phạm an toàn giao thông.
Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn

để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về
nhà trường, gia đình và toàn xã hội.
Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối
với học sinh, sinh viên. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh
viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông là rất cần thiết. Ngoài
ra cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá
ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh
viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.
Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái,
không mua xe gắn máy cho con hoặc không cho phép con đi xe gắn máy khi chưa đủ tuổi. Nhà nước
cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung
túng cho con em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với
các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao
thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn
Ngoài ra các cơ quan chức năng cũng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp
vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh,
sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người
dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Những trường hợp vi phạm an toàn giao thông của học
sinh, sinh viên phải được thông báo tới nhà trường - nơi đang học tập hoặc địa phương - nơi đang cư
trú để có những hình thức răn đe, xử phạt kịp thời.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông – những trụ cột
của gia đình và học sinh, sinh viên – những người con thân yêu của cha mẹ, những chủ nhân tương
lai của đất nước. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu. Những đứa con nghẹn
ngào vì từ đây chúng sẽ không còn được ở trong vòng tay âu yếm vỗ về của cha, không còn được
cha bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Các bậc cha mẹ phải quặn lòng tiễn con đi trong nước mắt …
Tất cả những điều đáng tiếc kia sẽ chẳng thể xảy ra nếu như mỗi chúng ta biết quý bản thân mình,
biết tuân thủ luật lệ giao thông.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài
mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo
đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học

đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức
pháp luật cho thế hệ tương lai
Những bài TLV hay của lớp 9
Bài 1: Bếp lửa (Bằng Việt)

Bằng Việt thuộc thế hệ trưởng thành trong thòi kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt mượt mà,
trong trẻo, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ. Bài thơ “Bếp lửa” được bằng Việt sáng
tác năm 1963, khi ấy tcá giả là ính viên đang du học tại Liên Xô. Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa biểu cảm với miêu tả, giữu tự sự và bình luận, bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình
bà cháu vừa sâu sắc thấm thía, vừa rất quen thuộc với mọi người; đồng thời thể hiện lòng kính yêu,
trân trọgn và biết ơn của ngừoi cháu đối với bà và cũng là đối với gia đinh, quê hương, đất nước.
Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ mở ra với
hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà làm hiện lên hình ảnh bà và tình
yêu thương bà dành cho cháu, từ kỉ niệm tuổi thơ, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà và cuối cùng
người cháu dửi niềm mong nhớ về bà.
Mở đầu bài thơ là sự hồi tưởng của tác giả về bà và tình bà cháu được khơi gợi qua hình ảnh bếp
lửa:
“Một bếp lửa…….
………………biết mấy nắng mưa”
“Bếp lửa chờn vờn sương sớm” mà một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi gia đình từ muôn đời
nay. Bếp lửa nồng đượcm ấy mang tình thương che chờ, “ấp iu” của bà. Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay
kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm
bép cụ thể. Bếp lửa của bà là bếp lửa của một cuộc đời đã trải qua “biết mấy nắng mưa”, nghèo khổ,
vất vả. Nghĩ về bếp lửa, nghĩ về bà mà người cháu thương bà khôn xiết.
Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà. Tuổi thơ ấy có nhiều gian khổ, thiếu thống
nhọc nhằn:
“Lên bốn tuổi…………………
…………sống mũi còn cay”
Đó là những năm tháng tuổi thơ có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945, có mối lo giặc đốt phá
xóm làng: “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, có những hoàn cảnh chung của các gia đình VN:

“Mẹ cùng cha công tác bận ko vè
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
Trong chiến tranh, mẹ và cha bận công tác xa nhà, cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà. Các
từ ngữ “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao
la, sự chăm chút của bà đối với đứa cháu nhỏ. “Bà” và “cháu” được điẹp lại bốn lần gợi tả tình bà
cháu quán quýt yêu thương.
Được sống trong tình thương là hạnh phúc. Người cháu trong bài thơ tuy phải sóng xa cha mẹ nhưng
em thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương, che chở của bà. Vì thế, cháu mới cảm
nhận một cách nồng hậu:
“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
Đoạn thơ tiếp thao, 10 câu đã tô đậm thêm phẩm chất cao quí của ngưòi bà kính yêu:
“Năm giặc đốt làng ………
………….dai dẳng”
Bà là chỗ dựa vững chắc cho cháu. Sống trong những năm dài chiến tranh, khi “giặc đốt làng cháy
tàn cháy rụi”, được sự “đỡ đàn” của bà con làng xóm, hai bà cháu “dựng lại túp lều tranh”; thế
nhưng bà vẫn luôn vững lòng trước thử thách.
Từ “bếp lửa”, người cháu nghĩ về “ngọn lửa”. “Bếp lửa” bà nhen sớm sớm chiều chiều đã sứng
bừng lên ngọn lửa bát diệt, ngọn lửa của tình yêu thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của niềm tin “dai
dẵn”. Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuôie thơ luôn gắn liền với hình ảnh bếo lửa. Bếplửa hiện
diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đầy chi chút của bà dành cho cháu.
Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu gợi một liên tưởng khác- tiếng chim tu hú:
“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
Tiếng chim quen thuọoc của đồng quê mỗi độ hè về, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một
điều gì đó da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong.
Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:
“Lận đận đời bà…….
………………… thói quen dậy sớm”
Cuộc đời của bà nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa”, vất vả. Bà cần mẫn lo toan, chịu

thương, chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm manh áo của con cháu trong gia đình. Vần thơ
chứa đựng bao nghĩa nặng tình sâu với lòng biết hơn, kính trọgn bà sâu sắc.
Bà đã nhóm bếp lửa suốt cuộc đời, đã trải qua mấy nắng mưa “mấy chục năm rồi”. Bà không chỉ
nhóm bép lửa bằng đôi tay già nua, gầy gụôc mà bằng cả tấm lòng đôn hậu “ấp iu nòng đượm” của
bà:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
….
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
Điệp ngữ “nhóm đan kết với những chi tiết chân thực, biểu hiện một tấm lòng. Vị ngọt bùi của khoai
sắn, hương vị ngọt ngào của nồi xôi gạo mới đều do bàn tay tần tảo của bà “nhóm” nên. Bà đã nhen
nhóm, nuôi dưỡng trong lòng con cháu bao “niềm yêu thương”, bao ước mơ hoài bão. Tâm hồn và
khát vọng của tuôit thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa của bà. Cảm xúc dồn nén bỗng ùa ra, tuôn trào:
“Ôi kì lạ và thiên liên bếp lửa”
Bốn câu cuối kết thúc bài thơ thể hiện một cảnh đằm thắm. Đó chính là tình cảm thương nhớ, lòng
kính yêu và biết ơn của người cháu nay đã trưởng thành và đã đi xa:
“Giờ cháu đã đi xa…
………………nhóm bếp lên chưa?”
Ngươờ cháu năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa, đã được làm quen với những
khung trời rộng lớn, những niềm vui được mở rộng ở chân trời xa. “Có khói………trăm ngả” nhưng
vẫn ko thể nguôi quên ngọn lửa của bà, tấm lòng đùm bọc, ấp iu của bà. Ngọn lửa ấy trở thành kỷ
niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt đoạn đường dài.
“Bếp lửa” là bài thơ hay và độc đáo. Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung; sáng tạo hình ảnh
bếp lửa vừa mang ý nghĩa biểu tượgn, kết hợp miêu tả-biểu cảm, tự sự- nghị luận; giọng điệu và thể
thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Bài thơ chứa đựng một triết lí sâu sắc:
Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành
trình dài của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một bình hiện cụ thể của tình yêu
thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình
yêu đất nước.



Bài 2. Về bài thơ "Đòan thuyền đánh cá" của Huy Cận
Trước đây nữa thế kỉ, khi mới cầm bút, nhà thơ Huy Cận trình làng bài "Tràng giang với khổ thơ
đầu rất đặc sắc:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Giữa cái mênh mông, rộng dài của sông nước, con thuyền và cành củi khô - biểu tượng cho kiếp
sống con người - trôi xuôi, bơ vơ, vô định. Trước cái bơ vơ, vô định ấy, thi sĩ đã bâng khuâng
thương mình, thương người, muốn chia sẻ tấm lòng "sầu trăm ngả" tới chúng ta. Và, từ đó trở đi,
hình tượng thơ: "vũ trụ" và "con người" trở thành một nét rất riêng, rất riêng trong thi pháp Huy
Cận.
Và sau đó, từ cái "riêng" ấy, Huy Cận làm cho nó ngày một rõ rệt hơn qua "Đòan thuyền đánh cá".
Cảm hứng của nhà thơ vè thiên nhiên, vũ trụ, về người lao động luôn luôn hài hòa theo 3 nhịp.
Khúc ca khởi hành đc cất lên ở 2 câu thơ đầu:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Biển hòang hôn - Mặt Trời lặn, như "hòn lửa" bị nhúng nước. Sóng cồn lên, cài chặt then, nhốt ánh
sáng vào một vùng tối bí mật. Đêm bao trùm. Khuya. Vũ trụ đẹp huyền bí, mênh mang đầy thử
thách. Vậy mà con người - những ngư dân - không ngại ngần, e sợ. Xưa kia, khi đất nước chìm đắm
trong bóng đem xâm lược, con người thường rợn người, hãi hùng trước cái bao la rộng lớn của vũ
trụ. Ngày nay, đất nước đc giải phóng, con người đc làm chủ, thì vũ trụ, thiên nhiên trở thành nơi
vươn tới những ước mơ:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đòan thoi
Đêm ngày dệt biểng muôn luồn sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi
Nhịp thơ nhanh. mạnh như 1 quyết định dứt khóat. Đòan ngư dân ào xuống, đẩy thuyền ra khơi va

cất cao khúc ca khởi hành. Niềm vui và quyết tâm của họ tràn ngập cà không gian, vũ trụ, đánh thức
tất cả. Họ gọi cá như bạn bè gọi nhau, họ gọi biển, tiếng gọi vô vàn trìu mến Những cánh tay săn
chắc cuồn cuộn sức người, sôi nổi hào hứng như trong một trận đấu vậy. Gió khơi, biển cả, nhất là
trăng sao - những vùng sáng thay thế Mặt Trời - tất cả đã hiệp đồng để động viên, giúp đỡ con
người. Vũ trụ không đối lập mà trở thành bố mẹ, bạ bè thân thương của con người:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ta đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhip trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào.
Dường như công việc lao động giữa biển khơi đầy sóng gió vốn vất vả, đầy thử táhch đã trở thành
môt niềm vui, niềm say mê hào hứng. Nhip sống của con người hài hòa với nhau đã tạo cho ngôn
ngữ thơ những vẻ đẹp kì diệu, âm hưởng của thơ ngân vang, xáo động, h`ả trog thơ mỗi lúc một lớn
lao, bay bổng, ngòi bút tả thực hài hòa với ngòi bút lảng mạn, bút pháp tượng trưng. Tình yêu cuộc
sống, yêu biển trời quê hương xứ sở của những người lao động đã đc vũ trụ, thiên nhiên đền đáp
xứng đáng:
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm căng đón nắng hồng.
Vẩy cá, đuôi cá lóe sắc vàng sắc bạc, hay chính là bạc vàng trong kho trời vô tận thưởng công cho
nguồn tài sử dụng ngôn từ, phép liên tưởng, ví von cùg với tình cảm mê say, hào hứng của nhà thơ
đã hòa nhập với cuộc sống, đem lại cho nhà thơ cảm thú vị. Nhạc thơ lên đến cao trào.
Và bài ca của đòan ngư dân chuyển dần vào đọan cuối, đọan khải hòan tràn ngập niềm vui chiến
thắng:
Câu hát căng buồm với gió khơi

Đàon thuyền chạy đua cùng Mặt Trời
Mặt Trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hòang muôn dặm phơi.
Thi sĩ như người trọng tài đang nhìn đòan thuyền, chuyển sang phía Mặt Trời, rồi từ Mặt Trời nhìn
lại. Đội biển nhô cao, Mặt trời tới đích thì đòan thuyền đã tới lâu rồi! Trang trải mênh mang muôn
dặm chỉ thấy cá và cá. Cá nhiều, chen chít nhau, xếp dày, không tách ra đc, chỉ thấy "mắt cá huy
hòang" nhấp nháy theo trời, hóa thành triệu bụi màu nhỏ, huy hoàng, ấm áp cả 0 gian. Nghệ thuệt
nhân hóa và điểm nhìn linh họat của nhà thơ khiến cho Mặt Trời nơi xa xôi trở nên gần gũi, hiền
hòa, và cái chân dung con người bỗng dưng trở nên lớn lao, kì vĩ

Phân tích bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ
trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú
Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt).
Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết,
thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.
Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ông học giỏi
nhưng phải cái ngông quá, thật ra thái độ ngông của ông là một cách ông phản kháng lại chế độ thi
cử lạc lậu, quan trường “ậm ọc” lúc bấy giờ. Mà đậu được cái tú tài thì rồi cũng làm “quan tại gia”
thôi. Hồi đó phải đậu cử nhân mới được bổ tri huyện. Thế là bà Tú gần như phải nuôi chồng suốt
đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của mình mà ghi công cho bà Tú:

“Quanh năm buôn bán ở mom sống,
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị,
vừa thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Từ “mom” là tổng hợp
nghĩa của các từ ven, bờ, vực, thềm, thành một từ sáng tạo của nhà thơ làm giầu thêm cho tiếng
Việt. Bà Tú buôn thúng bán bưng quanh năm ở “mom sông” mà nuôi chồng, nuôi con:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Câu thơ chỉ mấy con số khô khốc thế vậy mà tế toái lắm đó! “Nuôi đủ năm con” là vì con, phải nuôi,
nên đếm ra để mà nuôi. Nhưng còn chồng thì một chồng chứ mấy chồng, cớ sao lại cũng phải đếm
ra “một chồng”? Là vì chồng cũng phải nuôi, mà bà Tú với cái gánh trên vai nuôi năm đứa con đã là
vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp đôi. Thời đó mà nuôi một ông Tú, lại là
Tú Xương nữa thì nhiêu khê lắm.
Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người tưởng như chỉ biết bông đùa, cười cợt đó lại để
tâm đến từng bước chân của bà trên đường lặn lội buôn bán:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên trong hai câu thơ này. Hình ảnh lặn lội thân cò
được tác giả mô phỏng theo một biểu tượng trong thi ca dân gian để nói về người phụ nữ lao động:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo
sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh giành) của “buổi đò đông”.
Hai tình huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông”. Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng
đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa là nhìn từ phía nào, nhà
thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động.
Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người
vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. Nhà thơ Tú Xương đã chỉ từ ghép “duyên nợ”

thành hai từ đơn: “duyên – nợ”. “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình
(ông Tơ bà Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. “Một duyên hai nợ” đã diễn tả được
sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng
trời và thuận theo lòng người (tấm lòng của chính bà!). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp
nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm
trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”:
“Năm nắng mười mưa dám quản công”
Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải
nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu
thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một – hai và
năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ
cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.
Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một
chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã
thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên,
chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã
thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ
như thế thì thật là con người đáng kính.
Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người
phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người
phụ nữ Việt Nam xưa.
Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú giành cho bà Tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ
“không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả
này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử

Phân tích bài thơ Nói với con của Hữu Thỉnh
Phân tích bài Thơ

Nói với con
Y Phương

Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ
khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện
tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình,
sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự
đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm
cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải
tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong
vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng
tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái
nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không
khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu
người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi
niềm sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường
sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là
những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc,
mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của
người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được
diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan
tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu
chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn

kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và
quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường
đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là
hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống
của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong
nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ
trên đời
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của
"người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả
tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Không lo cực nhọc
Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất
cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh
để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo
nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo
đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm
chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung
thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình.
Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê không chê không lo" dù quê hương còn nghèo,
còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác
xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm
người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ
rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác
dụng truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc

sống mộc mạc thiếu thốn nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng
xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá
kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với
truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống
tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng,
vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao
mà thân thương trìu mến wá.
Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi
với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện
tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân
tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc
tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống .

Phân tích bài Thơ Sang thu
Phân tích Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Nếu như Xuân Diệu trong bài " Đây mùa thu tới" cố gắng miêu tả một cách sinh động trạng
thái chuyển mùa của sự vật thì " Sang Thu"của Hữu Thỉnh bằng những bước chuyển mình đầy tinh
tế và nhạy cảm của vạn vật trước thời khắc giao mùa. Mở đầu bài thơ, tác giả đã bất ngờ trước
khung cảnh thiên nhiên:
Bổng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió khe
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Cụm từ "bỗng nhận ra" là một trạng thái chưa hề chuẩn bị như là một sự bất ngờ nhưng thật
sự đó chỉ là cái cớ để nhà thơ có thể quan sát sự xuất hiện của mùa thu trong đất trời bằng tất cả các
giác quan của tâm hồn nhạy cảm. Cũng chẳng phải bắt nguồn từ hương cốm mới của mùa thu cũng
không phải từ mùi hoa cau rụng mà mùa thu của Hữu Thỉnh chợt hiện diện là mọtt làn gió đặc biệt
nó đem mà thơm của hương ổi đến. Cùng với động từ " phả vào" gợi ra sự bất ngờ trong cảm nhận
vừa gợi ra cái thực thể của hương ổi vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió. Bước vào thời khắc

giao mùa lại có thêm sương nên mùa thu lại càng dễ nhận ra:" Sương chùng chình qua ngõ". Từ láy
"chùng chình" gợi lên nét tư lự của lòng người và có một chút gì man mác trong không giang mùa
thu cứ như thế thu đến từ lúc nào. Từ tình thái"hình như" thể hiện một trạng thái chưa chắc chắn có
một chút nghi hoặc một chút bâng khuân không rõ ràng.
Đúng vào thời điểm ấy, thời điểm chuyển giao và cảm xúc ấy tiếp tục lan tỏa mở ra
trong cái nhìn xa hơn rộng hơn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Cái nhìn tinh tế của Hữu Thỉnh đã phát hiện ra bao điều mới lạ của sự vật: sông,
chim, đám mây, Tất cả đều là trong trạng thái ngập ngừng. Đó là vẻ dềnh dàng của dòng sông, đó
là cái bắt đầu vội vả của cánh chim và thật đặc biệt khi đám mây mang trên mình cả hai mùa.Tất cả
đang hòa cùng trong một liên khúc biến tấu giao mùa. Không có cái gì hiện rõ ràng ra nét cả. Ngay
cả đám mây mùa hạ cũng vắt nữa mình sang hạ và thu. Tất cả cùng nói với chúng ta rằng không phải
vẻ đẹp của mùa thu nhưng cũng không phải là vẻ đẹp của mùa thu mà đây chính là vẻ đẹp của sự
chuyển mùa. Vẻ đẹp của con người cũng đang rộng mở đẻ cùng giao cảm với thiên nhiên. Bức tranh
chuyển mùa thật đẹp nhưng cũng có sự nuối tiếc
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Nắng thì vẫn còn , mưa thì vơi dần đó cũng là dấu hiệu của sự chuyển mùa. Từ " vẫn"
làm cho ta thấy được sự luyến tiếc khi mùa hạ gần trôi qua. Mới đọc ta tưởng rằng đây là bức tranh
tả cảnh nhưng tác giả đã kín đáo bộc lộ cảm xúc giao mùa đó là những rung động ngọt ngào của
lòng người trong mối lưu luyến thâm quyện với thiên nhiên. Bài thơ khép lại với hai câu thơ vừa có
ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng . Sấm cũng bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi. Thời tiết giao
mùa, những cơn mưa xối xả cũng vơi đi thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội với hàng cây. Từ hình
ảnh thực đó gợi trong làng ta bao nhiêu liên tưởng: Sấm chính là tác động của thiên nhiên và hàng
cây đứng tuổi chính là con người từng trải. Con người từng ném trải bao nhiêu biến động của cuộc

đời thì tác động ngoại cảnh không dễ gì làm họ bị bất ngờ . Từ đó ta có thể hiểu rằng sang thu không
chỉ là sự chuyển giao của trời đất mà còn là sự chuyẩn giao của cuộc đời mỗi con người.
Sang thu của Hữu Thỉnh là một bài thơ hay, bài thơ giúp ta cảm nhận được những
chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên từ hạ sang đầu thu để rồi gợi trong lòng ta một chút
bâng khuân một chút ngỡ ngàng và Sang thu có lẽ đã khơi dậy trong lòng ta bao nhiêu suy nghĩ về
cuộc đời con người

1. Phân tích bài thơ "viếng lăng bác" của viễn phương
PHÂN TÍCH BÀI THƠ "VIẾNG LĂNG BÁC" CỦA VIỄN PHƯƠNG
Bài làm
"Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh"
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, sự ra đi của Bác là
một sự mất mát to lớn của toàn thể dân tộc. Đã có rất nhiều vần thơ thể hiện lòng nhớ thương của
những người con Việt Nam đối với Bác. Tuy là một bài thơ ra đời khá muộn, nhưng "Viếng lăng
Bác" của Viễn Phương vẫn để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng, bởi đó là tình cảm
của một người con miền Nam lần đầu được gặp Bác. Toàn bài thơ là một lời tâm sự thiết tha, là nỗi
lòng thành kính và tha thiết của một người con miền Nam đối với Bác Hồ.
Bài thơ được mở đầu như một lời thông báo nhưng dạt dào tình cảm:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"
Từ miền Nam xa xôi, Viễn Phương cùng các chiến sĩ ra thủ đô Hà Nội để thăm lăng Bác.Đây là một
cuộc hành hương xa xôi cách trở. Khi đến lăng Bác, nhà thơ bồi hồi xúc động. Câu thơ thể hiện tình
cảm thiết tha của một người con miền Nam qua cách xưng hô gần gũi, mang đậm chất Nam
Bộ:"Con-Bác".
Đứng từ xa ngắm nhìn lăng Bác, hình ảnh hàng tre bát ngát hiện lên trong màn sương huyền ảo của
bầu trời Hà Nội:
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
Từ lâu, lũy tre xanh đã trở thành một nét đẹp của làng quê Việt Nam. Tre là người bạn thân thiết,

luôn giúp đỡ con người trong mọi công việc: "Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng
lúa chín". Nhưng ở đây, hình ảnh hàng tre không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa đó, hàng tre ở đây được
so sánh ngầm với con người và đất nước Việt Nam. Tre luôn đoàn kết, gắn bó tạo nên một lũy thành
kiên cường thách thức gió mưa, giông bão.
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người"
Tre là hình ảnh tượng trưng cho tình đoàn kết, cho khí thái hiên ngang, bất khuất và dũng cảm chiến
đấu với kẻ thu của người Việt Nam. Tre luôn đứng thẳng như con người Việt Nam thà chết chứ
không chịu sống quỳ. Biểu tượng đẹp đẽ ấy được nhà thơ chọn lọc miêu tả quanh lăng Bác, như cả
dân tộc Việt Nam vẫn đang sát cánh bên Bác. Hàng tre Việt Nam ấy, phải chăng là hình ảnh của
những người con Việt Nam đang quây quần bên vị cha già đáng kính đang đi vào giấc ngủ an lành?
Hình ảnh tượng trưng có ý nghĩa biết bao!
Tiến gần hơn đến lăng Bác, nhà thơ bắt gặp hình ảnh mặt trời đỏ rực trên lăng:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Mặt trời rực sáng đem đến sự sống, đem đến ánh sáng tươi đẹp cho trái đất. Nếu mặt trời trong câu
thơ thứ nhất là một hình ảnh thực, là một vật thể không thể thiếu của vũ trụ, thì mặt trời trong câu
thơ thứ hai lại là một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng một cách sáng tạo. Bác như một vầng
thái dương sáng ngời, chiếu rọi ánh sáng cách mạng vào tâm hồn để vực dậy sự sống tươi đẹp cho
những con người đắm chìm trong bóng đêm nô lệ. Bác là người đã dẫn dắt con đường cách mạng
cho toàn thể dân tộc, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Vì thế, Bác
là một mặt trời vẫn luôn ngời sáng, sưởi ấm cho linh hồn của những người con Việt Nam:
"Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già"
(Tố Hữu)
Hình ảnh dòng người vào thăm lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả một cách độc đáo và để lại nhiều

ấn tượng:
"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Ta nhận thấy cụm từ "ngày ngày" được điệp lại một lần nữa. "Ngày ngày" là sự lặp đi lặp lại, không
thay đổi. Điệp lại cụm từ này, có lẽ nhà thơ muốn nhấn mạnh một chân lý. Nếu mỗi ngày mặt trời đi
qua trên lăng, tỏa ánh sáng sưởi ấm vạn vật là một điệp khúc không thay đổi của thời gian, thì công
ơn của Bác ngự trị trong lòng người dân Việt Nam cũng không phai nhòa theo năm tháng, và hình
ảnh dòng người ngày ngày vào viếng lăng Bác cũng đã trở thành một điệp khúc của lòng kính yêu
Bác. "Tràng hoa" cũng là một hình ảnh ẩn dụ sáng tạo của nhà thơ. Mỗi người con Việt Nam là một
đóa hoa tươi thắm, hàng triệu con người Việt Nam sẽ trở thành một tràng hoa rực rỡ sắc màu dâng
lên Bác. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" tượng trưng cho bảy mươi chín năm Bác đã
cống hiến cuộc đời cho đất nước, cho cách mạng. Mỗi tuổi đời của Bác là một muà xuân tươi đẹp
dâng hiến cho Tổ quốc. Và giờ đây, Bác chính là mùa xuân còn dòng người là những đóa hoa tươi
thắm. Hoa nở giữa mùa xuân, một hình ảnh đẹp đẽ, ý nghĩa biết bao!
Theo dòng người, Viễn Phương vào lăng viếng Bác.
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xang là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"
Nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh không chỉ để giảm nhẹ nỗi đau trong lòng những
người con Việt Nam, mà còn để ca ngợi sự ra đi nhẹ nhàng mà thanh thản của Bác. Không gian
trong lăng Bác ngời sáng một ánh sáng dịu hiền, như ánh sáng của vầng trăng, người bạn tri kỷ của
Bác. Bác vốn yêu thiên nhiên, yêu vầng trăng sáng và đã sáng tác rất nhiều vần thơ ca ngợi vẻ đẹp
của ánh trăng như:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" (cảnh khuya)
hay
" Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
(Khán nguyệt)

Suốt cuộc đời, Bác gắn bó với vầng trăng sáng. Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ hay
trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, vầng trăng vẫn là người bạn, người tri kỷ luôn ở bên Bác,
chứng kiến những thăng trầm, những gian khó hi sinh trong sự nghiệp cách mạng của Bác. Đến hôm
nay, vầng trăng ấy vẫn tiếp tục ở cạnh Bác, toả ánh sáng vỗ về cho giấc ngủ an lành của Bác.
Trong khoảnh khắc thiêng liêng bên cạnh Bác, một cảm giác đau xót bất chợt trỗi dậy trong lòng
nhà thơ:
"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"
"Trời xanh" là hình ảnh ẩn dụ ngợi ca lối sống đẹp của Bác. Hai dòng thơ cho thấy rõ sự đối lập
trong suy nghĩ và tình cảm. Nhà thơ và mọi người vẫn biết rằng Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc, nhưng sự ra đi của Bác vẫn là một mất mát to lớn cho mọi người và đất nước
Việt Nam. Nỗi đau quá lớn, vì vậy mà mọi lập luận đều trở nên vô nghĩa. Viễn Phương đang ở trong
một tâm trạng xót xa, thương tiếc đến nghẹn ngào. Là một người con của Nam Bộ, đây là lần đầu
tiên Viễn Phương được gặp Bác. Trong suốt những năm đất nước bị chia cắt, nhân dân miền Nam
quyết tâm chiến đấu, ai cũng mong có lúc:
"Miền Nam chiến thắng mơ ngày hội
Đón Bác vào thăm thấy Bác cười"
Nhưng, niềm mong ước ấy không bao giờ thành hiện thực. Bác đã ra đi khi chưa thực hiện được
niềm mong ước cuối cùng là vào nam gặp mặt đồng bào, những người con vẫn ngày đêm mong nhớ
được gặp mặt Bác.
"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha"
Vì vậy, sự ra đi của Bác là một mất mát to lớn không gì bù đắp được đối với một người con Nam Bộ
như Viễn Phương.
Mạch cảm xúc dâng trào mãnh liệt trong giờ phút chia ly.
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"
Câu thơ thể hiện khoảng cách thời gian ngắn ngủi, khơi gợi trong lòng nhà thơ những cảm xúc lưu
luyến. Cụm từ "thương trào nước mắt" nghe dào dạt mà thấm sâu, là sự kính yêu cuộc đời cao cả của
Bác, là nỗi xót đau khi đối mặt với giờ phút chia ly cận kề. Thương ở đây bao trùm cả thương yêu,
thương kính và thương xót. Thương đến trào nước mắt là niềm cảm xúc không thể dừng lại, không

thể kềm chế mà tuôn trào nước mắt, những giọt nước mắt trước lúc chia xa. Cảm xúc đó cũng chính
là cảm xúc của con người Việt Nam, của triệu triệu trái tim luôn hướng về Bác. Cảm xúc ấy cũng là
nguyên nhân để nhà thơ nói lên ước nguyên sâu thẳm trong tâm hồn:
"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
Điệp ngữ "muốn làm" được điệp lại nhiều lần như để khẳng định ước nguyện chân thành của nhà
thơ. Nhà thơ muốn hóa thân thành những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên đất nước để dâng lên
cho Bác. Nhà thơ muốn làm con chim cất lên tiếng hót mê say, muốn làm đóa hoa tỏa hương cho
đời. Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn
cây tre quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất được lặp lại
trong khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, giúp hoàn thiện biểu tượng cây tre Việt
Nam. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tre là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất; thì ở
khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm chất trung hiếu. Cây
tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất của con người và dân tộc Việt Nam.
Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với
những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn
thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước
nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng. Bài thơ sẽ tiếp tục
sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách
sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh,
người đã sống trọn một đời:
"Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"

×