Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Ôn Thi HS giỏi văn 7*NHững bài văn nghị luạn hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.94 KB, 32 trang )

Công thức làm văn nghị luận
Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các
loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng
Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình
luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng
Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.
Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa
vào các công thức có sẵn. nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn
đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng
đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp
các ý tưởng của mình tìm được
Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà
người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.
Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận
1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo : tức là Gợi ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối
cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.
Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:
Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng
đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường
dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.
Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường
dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng
Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.
2. Thân bài
Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung.
Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm
tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý
tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:
Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa


2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả
hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi
trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng
2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
- Mặt: các mặt của vấn đề
- Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
- Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
- Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua
mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
- Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)
2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ
từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn
dùng công thức
Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân
Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài
3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân

NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG
Hôm nay, tôi sẽ mang đến cho các bạn một chủ đề mà có lẽ là chủ đề này đang được
toàn thế giới quan tâm. Chủ đề này đã tốn không ít giấy mực của gíới báo chí và luôn là
một trong những chủ đề nóng bỏng nhất trong các cuộc hội thảo toàn cầu. Đó chính là
sự biến đổi khí hậu và những hành động của con người để khắc phục hậu qủa này.
Vâng, như các bạn đã biết trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nó còn tăng
thêm nữa. Không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, và có lẽ giá
nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay 15 năm nữa, còn nghèo đói làm cho con người
không có điều kiện để dùng các sản phẩm sạch. Nghèo đói khiến người ta phải chặt phá
rừng, buôn bán ngỗ quý để mưu sinh và nghèo đói thì ko thể chi tiền để cải tạo môi
trường. Vậy nghèo đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ ko tách
rời nhau.
Để bảo vệ môi trường đã có một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cách trồng cây
xanh. Đó là một ý tường tốt nhưng khi dự án đó đc đưa vào thì nó đã thất bại. Nguyên
nhân là do ng trồng rừng ko đc hưởng lợi nhiều về kinh tế khi họ tham gia vào dự án
đó. Và thay vì trồng rừng thì người ta lại tiếp tục chặt phá rừng bởi điều đó mang lại
thu nhập cho họ. Đã có rất nhiều dự án như thế bị thất bại. Vậy tại sao chúng ta không
thay đổi bằng cách mang lại cho ng trồng rừng có đươc thu nhập tốt nhất cho họ. Hãy
giao đất cho họ quản lí giúp họ các phương pháp kĩ thuật các cây giống để họ tự phát
triển. Từ đó những đồi trọc đc bao phủ một màu xanh mà những người nghèo cũng có
thể thu nhập từ nguồn lợi đó.
Ở những nơi có hệ động vật đa dạng và phong phú có nhưũng bầy chim lớn và những
con thú quý hiếm. Con người mưu sinh bằng cách thu nhặt trứng chim trong mùa sinh
sản, bẫy thú và trồng trọt, đó là cuộc sống của họ nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng đến
hệ sinh tháí đặc biệt là hệ động vật. Buộc nhà nước và các tổ chức phải ngăn chặn điều
đó. Một đề án đc đưa ra cấm ko đc thu nhặt trứng chim và săn bắt động vật. Nếu người
dân làm đúng như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao khi mà nguồn thu nhập chính của
họ bị cắt mát và cho dù họ phải miễn cưỡng làm điều đó thfi việc trồng trọt cũng bị ảnh
hưởng bởi những con thú vào phá hoại rau màu của họ . Kết quả là người ta phải bắn
chết những con nthú đó, cuối cùng chình nghèo đói đã dấn đến việc phải hoại môi

trường và hệ sinh thái. Những điều đó có thể đc khắc phục nếu chúng ta biết thay đổi.
Thay vì cách nói chuyện với họ là ko đc săn bắt thú rừng thì hãy nói rằng học sẽ kiếm
đc tiền từ việc làm đó. Bởi khi ta xây dựng 1 khu du lịch sinh thái ở đây những người
dân sẽ đc hưởng lợi từ thu nhập của ngành du lịch và thay vì đi sắn bắt thú rừng hãy trở
thành những ng hướng dẫn viên du lịch bản xứ và làm nghề thủ công để bán. Những đồ
lưu niệm cho du khách sẽ đc mở ra và người dân tại khu vực đó sẽ có công ăn việc làm
mới mà hệ sinh thái vẫn ổn dịnh.
Khu vực nc lợi, khu rừng ngập mặc có thể nói ở dây có hệ động thực vật đa dạng nhất.
Chính bởi vậy mà 1 dự án nuôi trồng thuỷ hải sản đc đề xuất, ngay sau khi đi vào thực
hiện dự án đã mang lại thành công lớn. Chính vì vậy nó ngày càng đc mở rộng ra và khi
đó ng ta chặt những rừng cây để mở rộng diện tích nuôi tông thủy sản. Một năm, rồi hai
năm diện tích nuôi trồng càng đc mở rộng những rừng cây càng thu hẹp và hệ động vật
tự nhiên biến mất nguồn nc bị ô nhiễm bởi thức ăn dư thừa và các loại thuốc kháng sinh
cho hải sản. Cũng vào thời gian đó, nước biển dâng cao và điều kiến người ta không
ngờ tới chính là khi không có lớp rừng đệm giữa khu vực nc mặt và nc ngọt khiến sự
ngập mặn lấn sâu vào đất liền khiến bị nhiễm mặn trở nên cằn cỗi và hoang hoá nc biến
cũng lấn sâu và nc sông hơn, vậy chính việc phát triển của nuôi trồng thuỷ hải sản bừa
bãi đã có tác động xấu tới môi trường như thế dự an đó đã phải thay đổi lại.
Nghèo đói khiến người ta không tiếp xúc đc với công nghệ thông tin để bảo vệ môi
trường. Họ không có các điều kiện để sử dụng ác sản phẩm thân thiện với môi trường
và ngày nay ngay cả những quốc gia phất triển các nhà lãnh đạo vẫn luôn phải đắn đó
trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế. Bởi để đạt tới việc phát triển bền
vừng là rất khó thực hiện trong khi nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiết kiệm tối tiểu
các chi phí phát sinh đặc biết là chi phí cho sự cố bảo vệ môi trường. Nhưng dù có như
thế nào đi chăng nữa thì giờ đây mỗi chúng ta cũng phải thay đổi sự nhận thức của
mình. Hãy chắt chiu từng giọt nước, tiết kiệm từng ngọn điện hay chỉ đơn giản là việc
phân loại rác ngay chính gia đình của bạn. Như vậy chúng ta đã góp phần bảo vệ môi
trường rồi.
Hãy thay đổi, thay đổi và thay đổi trong chính những suy nghĩ của mỗi chúng ta. Đó là
tất cả những gì mà chúng ta mang lại không chỉ cho bản thân mà cho con cháu chúng ta

mai sau nữa.
Đó là tất cả những gì mà tôi mong muốn tất cả các bạn hãy cùng tôi thực hiện. Và chỉ
khi như vậy chúng ta mới có một trái đất xanh mãi mãi.
rong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã
hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không
thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học
lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng.
Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu:
“Học đi đôi với hành”.
Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con
người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận
dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là
vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rữa chén vừa học bài thì
thử hỏi bạn có thuộc nỗi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý
thuyết đã học nhầm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cặp đến
để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta
học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng
cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy.
Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết
hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong
công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ
không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có
thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trỡ thành
một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở truờng đại học danh
tiếng với thành tích học tập rất xuầt sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không
có chút thẳm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàn soàn mà thôi. Một học sinh
học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà
lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ
coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đấp lại chứ thiếu
thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo

thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái
thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm
trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể
sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những
ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược
lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhìêu thành tựu.
Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn
xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, Kiến
thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học
tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết
quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu.
Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với
thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường,chúng ta cần phải chăm chỉ học
tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và khinh nghiệm của
cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về
nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia
vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao
trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.
Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành.
Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều
kiện thuận lợi cho sự nghiệp sao này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng
một đất nước phồn vinh tiến bộ.
Cam ngh I ve nguoi than
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và
dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là
ai chưa? Có thể nhiều người sẽ trả lời là bố, là ông hay là bà. Còn riêng tôi, hình ảnh
người mẹ sẽ mãi là hình ảnh thiêng liêng nhất.
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe
tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ. Với tôi, mẹ

là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất
trên đời này. Mẹ tôi có khuôn mặt tròn phúc hậu, có đôi mắt long lanh. Mẹ tôi mới
ngoài 30 tuổi nhưng bao lo âu vẫn in hằn trên khóe mắt. Bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những
phụ nư khác ở cái vẻ đẹp tâm lý. Đúng vậy, mẹ tôi rất tâm lý. Những lúc tôi bị điểm
kém, mẹ lại an ủi và nói chuyện với tôi. Khi tôi thích cái gì, tôi ko cần nói mà mẹ vẫn
biết để chiều tôi nếu có thể. Nhưng bên cạnh những điều đó, mẹ lại là người rất nghiêm
khắc. Có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt
tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác
như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như nó là 1 dòng
yêu thương bao la qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, qua nụ cười,
… Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 điều đương nhiên.
Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu
hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có
lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì
uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận.
Tôi còn nhớ có 1 lần, tôi bị điểm 6. Tôi ko định nói cho bố mẹ biết vì sợ. Nhưng khi tôi
đi học về, thấy mẹ đang nằm và ngủ thiếp. Tôi nghĩ là mẹ bị ốm hay thế nào đó vì mẹ
chưa bao giờ đi làm về lúc này. Tôi chạy bên giường mẹ và đặt tay lên chán mẹ. Nóng
quá! Mẹ ốm rồi. Tôi hỏi bà thì bà nói là không biết mẹ về lúc nào. Tôi chạy ra lấy khăn,
giặt ướt và đắp lên trán đang nóng như lửa của mẹ. Sau đó, tôi gọi điện cho bố để hỏi
xem mẹ uông thuốc j để hạ sốt. Uống xong, tôi dặt mẹ nằm xuống để mẹ nghỉ. Tuy vậy
nhưng trong đầu tôi kho thể thoát được ý nghĩ về con 6 môn Toán hôm nay. Cho đến
tận lúc bố về, tôi rất sợ. Tôi ăn cơm ko ngon nên ăn dc một bát. Bố hỏi tôi có sao ko, tôi
ko biết nói j nên trả lời là ko sao. Tôi chạy ngay lên tầng và mắt rơm rớm nước mắt.
nằm một lúc thì mẹ dậy. Mẹ đã đỡ sốt rồi. mẹ hỏi tôi có sao ko tôi lại gắt với mẹ và nói
ko sao. Sau khi mẹ đi xuống, tôi thấy rất ân hận khi đã gắt với mẹ. Tôi thấy mẹ như rất
buồn, mẹ trầm lặng, ko nói câu nào. Tôi có gắng không đẻ bật ra tiếng khóc nhưng
nước mắt cứ tuôn ra, ướt đầm cả chiếc gối. Tối hôm đó, tôi nằm khóc và thiếp đi lúc
nào không ai biết, không ai hay. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm
áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác

ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố
nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất. nhưng tôi cũng đã phải
mở mắt và nói với mẹ việc con điểm 6. Mẹ không những không quát chửi tôi mà nhẹ
nhàng an ủi. mẹ bảo tôi ngủ đi, ko có gì cả, lần sau cố gắng.
Rồi đến một hôm, tôi được biết là mẹ chuẩn bị ra hà nội đẻ phỏng vấn để ra nước
ngoài. Trong đầu tôi bây giờ chỉ là một câu nói để nói với mẹ. Đã bao lần tôi trằn trọc,
lấy hết can đảm đẻ nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ
con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời
mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ
để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Lớn lên rồi mới thấy
mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Mẹ là người mẹ tuyệt vời
nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu.
Tôi luôn nghĩ rằng: Giá như tôi đủ can đảm để nói lên ba tiếng: Con yêu mẹ thôi cũng
được. mẹ sẽ mãi là người chÞ lớn trong nhà. con luôn yêu thương mẹ. Và con muốn nói
với mẹ rằng:
“ Con dù lớn vẫn là con mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Cam nghi nuj cuoi cua me
Con yêu ông, yêu bà, yêu cha, yêu em, yêu chị nhưng mẹ có biết người con yêu nhất là
ai không? Vâng, người con yêu nhất chính là mẹ. Con yêu vóc dáng gầy gầy của mẹ,
yêu mái tóc đã điểm bạc và đặc biệt điều con yêu nhất từ mẹ chính là nụ cười.
Nụ cười của mẹ đẹp lắm! nó đẹp như ánh trăng rằm, đẹp như nước hồ mùa thu. Con
nghe bà ngoại kể: " Vừa mới cất tiếng khóc chào đời, cháu đã được nhận món quà rất
quý giá mà mẹ con ban tặng. Mặc dù lúc đó mẹ cháu vô cùng mệt mỏi, tưởng như đã
kiệt sức nhưng mẹ vẫn đón cháu vào lòng, nở nụ cười yêu thưong trìu mến với con. Nụ
cười đó làm sáng lên khuôn mặt xanh xao, đầm đìa mồ hôi của mẹ cháu - Lúc đó mẹ đã
rất hạnh phúc khi sinh ra cô bé kháu khỉnh, đáng yêu như cháu".
Cứ mỗi tối khi con học bài xong, ba lại kể cho con nghe hồi bé con đã vui bên mẹ như
thế nào, mẹ ạ! "Hồi con bước sang tuổi đời đầu tiên là lúc con biết nói, biết đi. Có lẽ
nào năm đó là thời gian con đáng yêu và dễ thương nhất. Cứ mỗi buổi tối trước khi đi

ngủ con lại bi ba, bi bô đòi bú sữa. Giọng nói líu lo như con chim non của con khiến
cho cha mẹ không khỏi bật cười. Chỉ có mẹ là biết con đòi gì, khi vào thời điểm đó,
trong mẹ và con như có một cái gì đó mà chỉ có mẹ mới là người cho con ăn, con ngủ,
con chơi. Bàn chân bé xíu non nớt của con cố bám chặt xuống nền gạch của căn phòng
khách. Mẹ đặt con ở giữa phòng rồi dần dần lùi ra xa, ra xa. Lúc ấy con cố chập chững
bước từng bước đi đầu tiên trong cuộc đời. Con đi được vài bước thì con loạng choạng
tưởng chừng như sắp ngã, nhưng không đã có bàn tay mẹ đỡ lấy con, ôm con vào lòng,
nở nụ cười tươi động viên con, mong con cố gắng vượt qua "cũng như lần trước mẹ đã
ban tặng cho con món quà con coi là quý giá nhất - nụ cười mẹ, con cảm ơn mẹ!
Buổi tối của sáu năm về trước, mẹ đã bận bao lo toan sắm sửa cho con để mai con bước
vào lớp Một. Buổi chiều mẹ đã dắt con đi siêu thị, mua biết bao là thứ: nào bút, nào vở,
nào phấn, nào bảng... cái gì cũng có cả nhưng con cảm thấy mẹ vẫn lo lắng một điều gì
đó. Tối đến mẹ cho biết bao nhiêu thứ vào cặp để con học hành cho tốt, mẹ mua biết
bao nhiêu thứ để con bằng bạn bằng bè. Nghĩ đến đó con vui lắm, nhưng sao con vẫn
cảm thấy một nỗi buồn, một niềm lo lắng ẩn sâu trong mắt mẹ. Sáng sớm hôm sau mẹ
đèo con đến trường, nơi mà con sẽ học ở trong đó, nơi dạy con biết bao kiến thức.
Khi bước đến cổng trường, mẹ cúi xuống hôn con và nói: "Từ tối hôm qua mẹ đã lo
lắng, ngày mai con sẽ buồn, sẽ khóc đòi về theo mẹ, nhưng bây giờ mẹ mới thấy con
gái mẹ mạnh mẽ biết nhường nào. Con hãy bước qua cánh cổng trường này đi, rồi con
sẽ thấy một thế giới đầy thú vị của tri thức, của trí tuệ". Mẹ lại nở nụ cười sung sướng,
ôm con vào lòng rồi dắt con bước qua cánh cổng. Nụ cười của mẹ như tiếp thêm sức
mạnh cho con, giúp con đủ nghị lực can đảm để vượt qua các thử thách trong cuộc
sống, con cảm ơn mẹ!
Con biết sức khỏe của mẹ rất yếu nên mỗi khi trái gió trở trời, mẹ lại mệt, lại yếu. Có
một lần mẹ ốm nằm liệt giường, ngủ thiếp đi trong con sốt cao. Khi mẹ ngủ dậy trời đã
chập choạng tối, mẹ gọi con vào, ôm con vào lòng, cười nói: "con gái của mẹ mang
sách vở ngày hôm nay cho mẹ xem nào. Có bài nào khó nhớ hỏi mẹ nhé"... mẹ biết lúc
đó con thương mẹ nhường nào không. Nhìn gò má xanh xao, khuôn mặt gầy con lại
càng thương mẹ nhiều hơn. Mẹ ốm như vậy mà vẫn lo lắng cho con, nở nụ cười với
con khi mẹ đang bị dày vò vì con sốt cao. Con thấy mẹ thật vĩ đại! cảm ơn mẹ đã sinh

ra con để con nhìn thấy nụ cười của mẹ.
Con không biết con phải cám ơn mẹ bao nhiêu lần để cảm ơn công ơn dưỡng dục của
mẹ. Con không biết con phải xin lỗi mẹ bao nhiêu lần để mẹ tha lỗi cho những lỗi lầm
của con đã gây ra. Con không biết con phải im lặng bao nhiêu lâu để suy nghĩ con yêu
mẹ biết chừng nào. Con không biết con sẽ ra sao trên cuộc đời này, nếu không có nụ
cười mẹ. Còn bây giờ con chỉ biết nói rằng: Con yêu mẹ và yêu nụ cười mẹ nhiều lắm!
Nói không với tệ nạn xã hội
I.Mở bài:
Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã
hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở
ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính
là ma tuý.
II.Thân bài
1.Giải thích
- Thế nào là tệ nạn xã hội.Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn
mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là
mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội
thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện
tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.
- Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ
thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người
đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt
động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến,bạch phiến,thuốc,lắc … dưới nhiều
hình thức tinh vi khác nhau như uống,chích,kẹo…
2.Tại sao phải bài trừ ma tuý
- Vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa
học,chính trị,xã hội.Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê,tăm tối; từ 1 người khoẻ
mạnh trở nên bệnh tật,từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng,từ 1 công dân
tốt của xã hộitrở thành đối tượng cho luật pháp.Khi đói thuốc,con nghiện sẽ làm bất cứ

điều gì kể cả tội ác:cướp giật,trộm cắp,giết người… Thậm chí ngưòi thân trong gia
đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc.Bởi vậy ma tuý đã
làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hướng to lớn đến xã hội.
- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần,không có khả năng lao động,trở thành gánh
nặng cho gia đình,lxã hội.
- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang,vật làm mất
vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã◊vờ trên những con đường hội.
- Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lâh lan
như:HIV/AIDS,lao phổi...
-->Khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt:an ninh,quốc phòng…Khi đã mắc
vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được.
3.Làm sao để nói không với ma tuý?
- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lối sống lành
mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử
thách,cám dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những
hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.
- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn việc
làm cho họ,tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện",giúp họ nhanh chóng hoà nhập với
cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.
- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội.
III.Kết bài:
- Rút ra kết luận
- Nêu ra suy nghĩ của bản thân
“Trường học thân thiện” (Child-friendly school) là mô hình trường học do UNICEF
đưa ra và đã được áp dụng thành công ở nhiều nước. Ở Việt Nam giáo dục phổ thông
hiện nay còn cần rất nhiều yếu tố quan trọng để tạo ra một “trường học thân thiện” có
đủ những đặc điểm do UNICEF đưa ra.
1. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN

Dạy và học là hai hoạt động chính trong các trường phổ thông, nhưng môi trường học
tập của lớp học hiện nay thật đơn điệu và kém hấp dẫn. Trang bị trong một lớp học phổ
biến hiện nay thưòng chỉ có bàn ghế học sinh (HS), bàn ghế giáo viên (GV), bục giảng,
bảng đen, giá để mũ nón những câu khẩu hiệu như “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Tiên
học lễ, hậu học văn” …. HS phải ngồi trong lớp học từ 4 đên 5 giờ/ ngày nên rất dễ
sinh nhàm chán. HS cần được khuyến khích tự tạo ra môi trường học tập trong lớp theo
sở thích các em, nên để HS tự trang trí bằng tranh ảnh hay các vật trang trí khác để lớp
học thật gần gũi và ấm cúng như là góc họp tập ở nhà của các em để tạo thêm hứng thú
học tập. Hãy để các em tự nêu ra khẩu hiệu học tập và rèn luyện cho chính mình.
Trang bị các phương tiện nghe nhìn hiện đại phục vụ cho việc dạy và học là cần thiết,
vì nó hỗ trợ cho hoạt động dạy và học nhưng đó chưa phải là yếu tố quyết định giúp tạo
ra một môi trường học tập thân thiện.
Kiến trúc của toàn bộ trường học cũng cần được thiết kế phù hợp với lứa tuổi và tâm
sinh lý HS. Cảnh quan và môi trường trong trường cũng cần được quan tâm khi thiết kế
để tạo một môi trường thân thiện và an toàn cho HS khi ra chơi và các hoạt động ngoài
trời. Các cơ sở phục vụ cho học tập như thư viện, phòng thí nghiệm, căng-tin, nhà tập
thể dục và chơi thể thao, các loại hình câu lạc bộ theo sở thích cũng cần được đầu tư
trang bị hiện đại, đầy đủ và phù hợp để HS có thể thường xuyên đến vui chơi, học tập
ngoài giờ.
Một trường học thân thiện không chỉ cần có hệ thống nhà vệ sinh hợp vệ sinh mà còn
cần hệ thống các nhà tắm và phòng để đồ dùng cá nhân và nơi thay quần áo an toàn, kín
đáo và tiện lợi cho HS. Khi học môn thể dục và chơi thể thao ngoài giờ HS rất cần nơi
để thay trang phục và đồ dùng riêng. Sau khi chơi thể thao hay các hoạt động vận động
nhiều em bị lấm bẩn và ra mồ hôi nhiều nhưng vẫn phải mặc quần áo bẩn về nhà, gây
khó chịu và mất vệ sinh. Do đó, các em cần được tắm và thay quần áo sạch ngay ở
trường trước khi về nhà.
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THÂN THIỆN
Phương pháp giảng dạy (PPDH) phổ biến ở phổ thông hiện nay vẫn theo hướng “Lấy
người dạy là trung tâm” (Teacher -centered) với quan niệm GV là người truyền đạt kiến
thức và HS là người tiếp thu kiến thức. Kiến thức từ sách giáo khoa được GV “độc

quyền” truyền đạt cho HS, Kiến thức của các em phụ thuộc vào kiến thức của thầy và
HS luôn là người lĩnh hội tri thức thụ động. PPDH này đã dẫn đến lối dạy “Thầy đọc-
trò chép” và lối học “thuộc lòng những gì thầy đọc cho chép”. Đây là PPDH mang lại
sự nhàm chán cho người học vì nó đã tạo nên thói quen thụ động, trông chờ và sức ỳ
của HS trong tiếp thu kiến thức và sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính năng động, sáng tạo
trong cuộc sống.
PPDH theo hướng “lấy người học làm trung tâm” (Learner-centered) thực sự là PPDH
“thân thiện” với người học vì GV ở chỉ là người tổ chức và trợ giúp hoạt động tiếp thu
kiến thức cho HS;. GV chỉ đóng vai trò là người gợi mở và bổ sung thêm những điều
HS chưa biết, chưa rõ và hiểu chưa đúng mà thôi. HS thực sự là nhân vật trung tâm trên
lớp học, các em có thể lựa chọn kiến thức và phương pháp học phù hợp với mình. GV
là người nêu vấn đề và cùng HS tranh luận cho tới khi HS hiểu thấu đáo vấn đề đó. HS
có thể được GV giao cho các bài tập làm chung theo nhóm để các em có cơ hội cùng
nhau chia sẻ và đóng góp kiến thức của cá nhân mình cho nhóm. GV cũng có thể nêu
trước vấn đề và cho HS về nhà tự nghiên cứu từ sách giáo khoa và sách tham khảo khác
về vấn đề đó để đến buổi học trên lớp sau đó HS thảo luận và tranh luận với nhau theo
cặp và nhóm. Tranh luận sẽ giúp các em hiểu sâu hơn và nhớ nhanh hơn vì các em
được tiếp thu kiến thức một cách chủ động, thoải mái. PPDH này đã tạo nên nhu cầu tự
học, tự nghiên cứu bên ngoài lớp học và rèn luyện cho người học thói quen đào sâu suy
nghĩ về vấn đề nào đó. Dần dần HS sẽ hình thành thói quen suy nghĩ một cách chủ
động, độc lập sáng tạo và biết chia sẻ những suy nghĩ của mình với người khác.
3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THÂN THIỆN
Với việc đánh giá kết quả học tập học sinh theo các mức (khá, giỏi, trung bình, yếu,
kém) thông qua tổng kết nhiều loại bài kiểm tra như: bài kiểm tra 15 phút, một tiết, hai
tiết, bài kiểm tra học kỳ và cuối năm hiện hành ở các trường phổ thông hiên nay đã tạo
nên quá nhiều sức ép đối với người học. Đặc biệt là đối với những HS yếu, kém từ đó
sẽ tạo tâm lý mặc cảm, xấu hổ với kết quả kém và có thái độ ganh ghét, đố kị với
nhưngc HS có điểm kiểm tra cao hơn. Điều này đã làm xấu đi mối quan hệ giữa nhiều
HS trong lớp.
Để có phương pháp kiểm tra thân thiện hơn mà vẫn đánh giá đúng học lực và khuyến

khích HS tự vươn lên trong học tập, chúng ta cần phân biệt hai loại hình kiểm tra: kiểm
tra đánh giá sự tiến bộ và kiểm gia đánh giá kết quả học tập. Các bài kiểm tra 15 phút, 1
tiết hay 2 tiết trong một học kỳ chỉ nên mang tính chất đánh giá sự tiến bộ của HS. Kết
quả các bài kiểm tra đó là điều kiện để HS thi học kỳ và cuối năm. Điểm số và những
nhận xét chi tiết, cụ thể về sự tiến bộ học sinh, những phần kiến thức còn yếu và cách
thức khắc phục cần thông báo riêng tới từng HS thông qua thư riêng hay qua thư điện
tử cho phụ huynh và HS biết để tránh sự mặc cảm, xấu hổ cho HS với các HS khác. Chỉ
một mình HS đó biết mình nắm được cái gì, còn thiếu cái gì để có hướng phấn đấu và
tự ganh đua với … chính mình để kết quả cuối năm tốt hơn. Loại hình kiểm tra thứ hai
là kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thực hiện cuối kỳ và cuối năm để đánh giá
kết quả sau quá trình học tập sau một học kỳ, một năm hay cả khoá học. Kết quả cần
được thông báo riêng cho HS và ghi vào học bạ HS và chỉ nên công khai khi học sinh
đó tốt nghiệp, kết thúc khoá học.
Để khuyến khích học sinh tham gia tích cực các hoạt động nhóm trong và ngoài lớp
học, cần có phần chấm điểm cho hoạt động nhóm của từng HS. Điểm môn học nên
chiếm 70 % và điểm hoạt động nhóm nên chiếm 30 % tổng điểm tổng kết cuối kỳ của
môn học đó. Điểm này nên để mỗi học sinh cho điểm các thành viên khác trong nhóm
và gửi kín cho GV để tính điểm trung bình chung.
4. CÁC MỐI QUAN HỆ THÂN THIỆN
Phương pháp dạy theo hướng “Lấy người dạy là trung tâm” (Teacher-centered) hiện
nay đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ thầy trò. Nhiều GV vẫn duy trì quan niệm rằng
thầy là “người trên” và HS là “người dưới” nên dẫn đến sự xa cách trong quan hệ thầy
trò. HS rất ít khi dám tranh luận với GV vì sợ GV phật ý; ngược lại các GV cũng ít khi
dám thừa nhận mình sai hay nhầm lẫn vì sợ HS đánh giá. Do đó, họ thường có thái độ
áp đặt và chủ quan với HS. Các GV hiện nay rất khó có thể trở thành người bạn tin cậy
để HS có thể chia sẻ mọi vấn đề vì giữa họ và HS luôn có khoảng cách về tuổi tác và tri
thức.
Việc thay đổi PPDH theo hướng “lấy người học làm trung tâm” (learner-centered) giúp
GV có được mối quan hệ thân thiện với học sinh vì HS được xem là nhân vật trung tâm
của quá trình giáo dục; các em được tôn trọng và được tự do bày tỏ ý kiến cá nhân; mối

quan hệ thầy trò sẽ gần gũi, thoải mái hơn. GV cần học cách lắng nghe ý kiến của HS,
biết chấp nhận những ý kiến “đối lập” và cũng có thể hoàn thiện kiến thức thêm nhờ
tranh luận với HS. GV có thể lấy ý kiến đánh giá của HS thông qua các phiếu điều tra
không ghi tên để không ngừng tự hoàn thiện mình.
PPDH theo hướng “lấy người học làm trung tâm” nhấn mạnh vào việc tự học, tự
nghiên cứu của cá nhân với các hoạt động học tập theo nhóm trong và ngoài giờ học.
Mối quan hệ giữa các HS không chỉ là sự kết bạn cùng sở thích riêng như hiện nay mà
còn là mối quan hệ chia sẻ kiến thức trong nhóm khi thảo luận trên lớp và các hoạt
động theo nhóm ngoài lớp học, khi cùng làm một bài tập sưu tầm hay nghiên cứu nhỏ
ngoài lớp học. Mối quan hệ giữa HS sẽ thân thiện hơn, gắn bó hơn do các em tham gia
các hoạt động không chỉ vui chơi giải trí mà còn học tập, chia sẻ công việc và tri thức
cùng với nhau.
Ngoài ra, các mối quan hệ giữa HS với các nhân viên phục vụ trong trường cũng cần
phải thân thiện. Họ cần phải biết cách tôn trọng HS và chất lượng phục vụ cần được
thường xuyên đánh giá thông qua các phiếu điều tra định kỳ phát cho HS.
Để có một “Ngôi trường thân thiện” thực sự nếu như chỉ chú trọng đưa vào các hoạt
động vui chơi, các trò chơi dân gian, tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử hay các hoạt
động ngoại khoá khác thì chưa đầy đủ. Vì đó mới là những hoạt động bổ trợ cho nhiệm
vụ chính là học tập của các em. Vấn đề quan trọng nhất mà các em cần là môi trường
học tập thân thiện, phương pháp học tập và PPDH thân thiện, các mối quan hệ thân
thiện và những sự phục vụ thân thiện của nhà trường. Có như vậy, các em mới thấy thật

×