Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NC BÀI 36 PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.26 KB, 12 trang )

GIÁO ÁN hoàng phương liên
BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh (Hs ) có thể:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các nhân tố chi phối sự ra hoa ở thực vật.
- NÊU ĐƯỢC KHÁI NIỆM QUANG CHU KỲ, Trình bày đặc điểm các loại cây theo
quang chu kỳ
- Phân tích được vai trò của phitocrom đối với sự ra hoa của cây.
- Trình bày được khái niệm và tác động của hoocmon ra hoa - Florigen.
- Kể ra được một số ứng dụng và giải thích được cơ sở của chúng trong nông nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh và phân tích sơ đồ.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy so sánh - phân tích - tổng hợp.
- - Rèn luyện kỹ năng THẢO LUẬN, HỢP TÁC TRONG HOẠT ĐỘNG nhóm.
hoạt động nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ:
Hiểu rõ các nhân tố chi phối chi phối sự ra hoa, làm cơ sở khoa học để vận dụng vào thực
tiễn sản xuất nông nghiệp.
II. Nội dung trọng tâm bài học:
- Phân loại cây theo quang chu kỳ
- Vai trò của Phitocrôm đến sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài.
- Bản chất và tác động của hoocmon ra hoa Florigen.
- Ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp.
III. Phương pháp dạy học:
- Quan sát tranh – tìm tòi bộ phận.
- Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận.
- Thuyết trình ơritxtic.
- Phương pháp tổ chức học sinh thảo luận nhóm.
IV. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu Projecter.


V. Tiến trình tổ chức tiết học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:( 4 phút)
- Gv đặt câu hỏi: 1- Hoocmon thực vật là gì? Đặc điểm chung của chúng.
2- Trong nông nghiệp, sử dụng hoocmon thực vật đã mang lại kết quả
cụ thể nào? Nêu một số ví dụ ở địa phương.
3. Tổ chức hoạt động dạy – học bài mới:(35 phút)
a. Đặt vấn đề vào bài mới:
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp xen kẽ nhau trong quá trình sống
của thực vât. Những biến đổi về số lượng của rễ, thân, lá đã dẫn đến những thay đổi về
chất lượng của hoa, quả, hạt. Đặc biệt sự hình thành hoa là dấu hiệu của việc chuyển
tiếp Từ pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng sang pha sinh trưởng phát triển sinh
sản.Vậy, sự ra hoa bị chi phối bởi những nhân tố nào và con người đã vận dụng những
hiểu biết đó vào sản xuất nông nghiệp ra sao. Đó chính là những nội dung cơ bản của
bài học hôm nay. Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa.
b/ Tổ chức hoạt động:
Tgia
n
Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:Những nhân
tố chi phối sự ra hoa:
- Gv giới thiệu hình 36
(SGK Sinh học 12 cơ bản,
trang 143 ) về sự ra hoa ở
cây cà chua.
-GV hỏi : qua hình trên, hãy
cho biết khi nào thì cây cà
chua ra hoa?
-GV thông báo: ngoài ra,
những loài cây khác, như

chuối sau 1 năm thì ra hoa,
tre sau 50 năm hay mãng
cầu trồng 3 năm mới ra hoa.
Em có nhận xét gì về sự ra
hoa của các loài cây này?
- Gv bổ sung: Ở một số loài
cây, đến một độ tuổi nhất
định sẽ ra hoa mà không
phụ thuộc vào điều kiện
ngoại cảnh.
- Gv nêu hiện tượng: Cây
non có nhiều lá, ít rễ thì
phát triển cho nhiều hoa
đực. Ngược lại, cây non có
nhiều rễ phụ thì phát triển
cho nhiều hoa cái. Dựa vào
kiến thức của bài trước, em
hãy giải thích tại sao lại có
- Hs trả lời: cây cà
chua khi có 14 lá thì ra
hoa.
-Hs trả lời: Các loài
cây này phải sinh
trưởng đến một độ tuổi
nhất định mới ra hoa.
- Lắng nghe
- Hs trả lời: Do lá sản
sinh hoocmon
Gibêrelin, rễ sản sinh
hoocmon Xitôkinin.

Gibêrelin kích thích
cho ra hoa đực.
Xitôkinin kích thích
cho ra hoa cái.
I/ Các nhân tố chi phối
sự ra hoa:
1/ Tuổi cây và
hoocmon
a.Tuổi cây:
- Ở thực vật, sự điều
tiết ra hoa theo tuổi
không phụ thuộc vào
điều kiện ngoại cảnh.
Tùy vào giống loài, đến
một độ tuổi xác định sẽ
ra hoa.
b. Hoocmon.
Cây non có nhiều lá, ít
rễ nhiều hoa
đực.
Cây non có nhiều rễ
phụ thì nhiều
hoa cái
hiện tượng đó?
- Gv hỏi: Nếu cây vừa có
nhiều rễ vừa có nhiều lá thì
có tỷ lệ hoa đực, hoa cái
trên cây theo em sẽ như thế
nào? Tại sao?
-Gv: Như vậy, sự ra hoa

của cây liên quan đến tuổi
cây, với lượng hoocmon,
tuy nhiên không phải mọi
thực vật khi đủ tuổi thì
chúng đều ra hoa. Đó là do
sự ra hoa của cây còn phụ
thuộc vàO điều kiện ngoại
cảnh.
- Giáo viên chiếu hình ảnh
kèm theo thông báo : Có rất
nhiều thực vật mà nhiệt độ,
đặc biệt là nhiệt độ thấp, có
ý nghĩa rất quan trọng cho
sự hình thành hoa của
chúng. Ví dụ như đối với
các cây hai năm như su hào,
bắp cải…nếu thời kỳ dinh
dưỡng của chúng trải qua
một mùa đông lạnh thì sang
năm sau mới ra hoa. Còn
nếu như không có tác động
của nhiệt độ thấp thì chúng
giữ lại trạng thái dinh
dưỡng không xác định. Một
ví dụ khác: với cây lúa mì
đông, phải gieo hạt trước
mùa đông. Hạt giống được
vùi trong tuyết qua đông.
Sang mùa xuân khi tuyết tan
và ấm thì hạt nảy mầm, cây

sinh trưởng, phát triển và ra
hoa kết hạt bình thường.
- Hs trả lời: Tỷ lệ hoa
đực và hoa cái bằng
nhau. Vì có sự cân
bằng giữa Gibêrelin và
Xitôkinin.
- Lắng nghe

Cây vừa có nhiều rễ
vừa có nhiều lá
hoa đực, hoa cái bằng
nhau.
2/ Vai trò ngoại cảnh:
Còn nếu gieo vào mùa xuân
thì chúng chỉ sinh trưởng
mà không ra hoa.
- Hiện tượng này còn được
gọi là sự xuân hóa. Vậy
xuân hóa là gì?
- Gv yêu cầu Hs đọc nội
dung ở mục I.2 SGK và
trình bày tác động của ngoại
cảnh đến giới tính của cây.
-Gv tổng hợp lại: các yếu tố
như nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng, hàm lượng chất dinh
dưỡng…chính là nhân tố
môi trường, ảnh hưởng tới
hoocmon thực vật

Bộ máy di truyền
Giới tính đực, cái của cây .
- Trên thực tế, có một số
cây chỉ ra hoa vào mùa hè,
một số cây chỉ ra hoa vào
mùa đông, lại có những cây
ra hoa quanh năm. Nhân tố
nào đóng vai trò chính chi
phối sự ra hoa nói trên?
- Hs trả lời: Xuân hóa
là hiện tượng ra hoa
của cây phụ thuộc vào
nhiệt độ thấp.
- Hs đọc SGK và trả
lời:
+Ngày ngắn, ánh sáng
xanh, nhiệt độ thấp, độ
ẩm cao…cây sẽ tạo
nhiều hoa cái
+Ngày dài, ánh sáng
đỏ, nhiều kali…cây tao
nhiều hoa đực.
+Cây được cung cấp
chế độ dinh dưỡng tôt,
thích hợp, tỉ lệ C/N cân
đối thúc đẩy sự ra hoa

- Hs trả lời: Nhân tố
ánh sáng.
- Xuân hóa là hiện

tượng ra hoa của cây
phụ thuộc vào nhiệt độ
thấp.
- Nhân tố môi trường
→ hoocmon thực vật →
bộ máy di truyền →
giới tính của cây.
3/ Quang chu kỳ:
Quang chu kỳ là thời
gian chiếu sáng xen kẽ
với bóng tối ( độ dài
của ngày đêm), ảnh
hưởng tới sinh trưởng
-Gv thông báo: Độ dài chiếu
sáng ban ngày và bóng tối
ban đêm ảnh hưởng tới sinh
trưởng và phát triển của
thực vật gọi là quang chu
kỳ.
Tùy theo mức độ mẫn cảm
của quang chu kỳ mà người
ta chia thành 3 loại cây: cây
ngày ngắn, cây ngày dài,
cây trung tính. Vậy phản
ứng quang chu kỳ ở những
loại cây xảy ra như thế nào?
Các em hãy quan sát hình
36.2 trang 138 SGK, kết
hợp đọc nội dung mục I.4
trang 137 SGK và thảo luận

nhóm để hoàn thành nội
dung phiếu học tập sau.
- Gv chia nhóm và phát
phiếu học tập.
- Gv gọi đại diện 1 số nhóm
trình bày. Gọi các nhóm
khác bổ sung.
- Gv kết luận và chiếu đáp
án phiếu học tập.
-Gv chiếu hình hình 36.2
+Tiến hành làm thí nghiệm
đối với cây ngày ngắn như
sau:
Trong điều kiện ngày ngắn,
đêm dài cây ra hoa.
Trong điều kiện ngày dài,
đêm ngắn cây không ra
hoa.
Nếu đặt cây trong điều kiện
- Hs quan sát tranh,
thảo luận nhóm và
điền phiếu học tập
trong 5 phút.
- Đại diện 1 số nhóm
trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
- Bổ sung để hoàn
thiện phiếu học tập.
-Hs dự đoán kết quả
và phát triển của cây.

(Nội dung phiếu học
tập)

ngày ngắn, nhưng ban đêm
có một tia sáng lóe lên như
trên, hãy dự đoán kết quả
thí nghiệm là như thế nào?
-Gv đưa kết quả.
Tương tự, tiến hành làm
thí nghiệm đối với cây
ngày dài.
+Trong điều kiện ngày
ngắn, đêm dài cây không
ra hoa.
+Trong điều kiện ngày dài,
đêm ngắn cây ra hoa.
Nếu đặt cây trong điều kiện
ngày ngắn, nhưng ban đêm
có một tia sáng lóe lên như
trên, hãy dự đoán kết quả
thí nghiệm là như thế nào?
-GV đưa kết quả
-Gv hỏi: vậy thời kỳ sáng
hay tối quyết định sự ra
hoa?
-Gv bổ sung: như vậy, thời
kì tối quyết định sự ra hoa,
cây ngày ngắn là cây cần
đêm dài và ngược lại, cây
ngày dài là cây cần đêm

ngắn để phân hóa hoa.
- Gv nhấn mạnh: trong đêm
tối, chỉ cần có một lóe sáng
với cường độ rất yếu đã có
thể ức chế thực vật ngày
ngắn ra hoa nhưng không
ảnh hưởng tới thực vật ngày
dài. Cường độ ánh sáng yếu
như vậy cho phép nghĩ
rằng, phản ứng quang chu
kỳ không thể phụ thuộc
trực tiếp vào quá trình
quang hợp, nghĩa là không
phải do diệp lục mà do
-Hs trả lời: thời kỳ tối
quyết định sự ra hoa.
-Hs lắng nghe 4/ Phitôcrôm:
phytocrom.
Để tìm hiểu vai trò của
Phitôcrôm, em hãy đọc mục
II.5 trang 138 SGK và hoàn
thành bài tập nhỏ sau:
Hãy điền từ và cụm từ sau
đây vào chỗ trống thích
hợp: Protein, đỏ xa, 660nm,
730nm, đỏ.
1. Phitôcrôm là sắc tố có
bản chất là (1) ……có ở
chồi mầm và chóp của lá
mầm.

2. Phitôcrôm tồn tại ở 2
dạng đó là: dạng hấp thụ
ánh sáng (2)… có bước
sóng(3)….ký hiệu P
đ

dạng hấp thụ ánh sáng (4)
…….có bước sóng (5)……
ký hiệu P
đx
.
- Gv gọi 1 số Hs trả lời.
- Gv kết luận, đưa đáp án.
- Gv bổ sung: Hai dạng tồn
tại của Phitocrom có thể
chuyển hóa lẫn nhau, dạng
P
660
không có hoạt tính sinh
lý, chỉ có dạng P
730
có hoạt
tính sinh lý. Dạng P
730
kích
thích sự ra hoa của cây ngày
dài và ức chế sự ra hoa của
cây ngày ngắn.
-Gv hỏi: Ngoài vai trò hấp
thụ ánh sáng chi phối sự ra

hoa, Phitôcrôm còn có
những tác dụng nào ?
-GV thông báo: Trong điều
kiện quang chu kỳ thích
hợp, sự ra hoa còn liên quan
- Hs đọc SGK hoàn
thành bài tập trong 3
phút.
Hs trả lời: Phitôcrôm
còn có tác dụng đến
các vận động cảm ứng,
đóng mở khí khổng,
kích thích hạt nảy
mầm.
- Lắng nghe
- Đặc điểm:
+ Là sắc tố có bản chất
protein cảm nhận quang
chu kỳ.
+ Tồn tại ở 2 dạng:
Hấp thụ ánh sáng đỏ: P
đ
Hấp thụ ánh sáng đỏ xa:
P
đx
- Vai trò:
+ Hấp thụ ánh sáng chi
phối sự ra hoa.
+ Tác dụng đến các
vận động cảm ứng.

+ Đóng mở khí khổng.
+ Kích thích hạt nảy
mầm.
5/ Hoocmon ra hoa -
Florigen:
a. Bản chất Florigen
- Florigen là hợp chất
đến 1 loại hoocmon ra hoa,
người ta gọi đó là Florigen.
Đây là hợp chất của
Gibêrelin và Antezin.
Gv : cho Hs quan sát hình
về nơi sản xuất và vận
chuyển của Florigen. Yêu
cầu Hs mô tả .
- Gv chiếu hình 36.1( trang
137 SGK ) và giới thiệu: A
1
là cây ngày dài, B
1
là cây
ngày ngắn. Người ta ghép
cành giữa 2 cây này như
trong hình vẽ và đặt chúng
trong điều kiện ngày dài.
Sau một thời gian, cả 2 cây
đều ra hoa. Tại sao lại có
hiện tượng trên?
- Gv kết luận.
* Hoạt động 2: Ứng dụng

kiến thức vào thực tế:
-Gv hỏi: Từ những kiến
thức về các nhân tố ảnh
hưởng đến sự ra hoa vừa
học, em hãy nêu các ứng
dụng của chúng vào trong
thực tế sản xuất.
- Gv bổ sung, kết luận
+Chiếu hình về xử lý
Giberelin.
+ Sử dụng tia laze helium-
neon để thực hiện quang
hợp nhân tạo  điều chỉnh
Hs trả lời: Florigen
được sản sinh từ lá và
được vận chuyển vào
đỉnh sinh trưởng của
thân và cành để kích
thích sự ra hoa.
- Hs quan sát hình và
lắng nghe.
- Hs trả lời: Trong điều
kiện ngày dài, cây
ngày dài tạo ra
Florigen kích thích ra
hoa, chất này truyền
qua chỗ ghép sang cây
ngày ngắn kích thích
cây ngày ngắn ra hoa.
-Hs nêu ví dụ.

của Gibêrelin và
Antezin.
b.Tác động của
Florigen
- Florigen được sản
sinh từ lá và vận
chuyển vào đỉnh sinh
trưởng của thân và cành
để kích thích sự ra hoa.
-Florigen có thể truyền
qua chỗ ghép, xử lý ra
hoa ở một cây thì cây
còn lại cũng ra hoa.
II/ Ứng dụng:
- Dùng Gibêrelin kích
thích cây ra hoa.
- Có chế độ dinh dưỡng
(tỷ lệ C/N) hợp lý để
cây ra hoa.
- Ứng dụng dùng tia
laze helium-neon để
thực hiện quang hợp
nhân tạo trong việc cho
cây ra hoa theo ý muốn.
- Dùng độ dài chiếu
sáng để kích thích hoặc
ức chế sự ra hoa.
ra hoa theo ý muốn.
+ Biện pháp chong đèn ở
cây thanh long.

Gv hỏi: cơ sở của biện pháp
chiếu đèn cho cây thanh
long là gì?
-Gv bổ sung: Cây thanh
long là cây ngày dài, chỉ ra
hoa trong điều kiện ngày dài
hơn đêm. Vì thế, biện pháp
phổ biến nhất là chiếu đèn
nhằm kéo dài thời gian
chiếu sáng chia đêm dài
thành đêm ngắn kích thích
sự ra hoa của cây trái vụ.
-Hs trả lời:cây thanh
long là cây ngày dài,
do đó trong điều kiện
ngày ngắn thì chiếu
sáng vào ban đêm để
chia đêm dài thành
đêm ngắn kích thích
sự ra hoa
4/ Củng cố: (4 phút) Cho Hs trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm củng cố.
5/ Dặn dò: (1 phút) Về nhà trả lời các câu hỏi còn lại ở cuối bài.
Đọc phần em có biết
Chuẩn bị bài mới (Bài 37 ).

Trường:……………………………….
Lớp:…………….
Họ và tên:…………………………………….
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy quan sát hình 36.2. Sự ra hoa ở cây ngày ngắn và cây ngày dài, trang 138

SGK, kết hợp đọc nội dung mục I.4 trang 137 SGK và thảo luận nhóm để điền vào
bảng sau.
Loại cây Điều kiện ra hoa Ví dụ
Cây ngày
dài
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………….
………………………………….
………………………………….
………………………………….
………………………………….
Cây ngày
ngắn
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………….
………………………………….
………………………………….
………………………………….
………………………………….
Cây trung
tính
………………………………………

………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………….
………………………………….
………………………………….
………………………………….
………………………………….
Đáp án phiếu học tập:
Loại cây Đặc điểm Ví dụ
Cây ngày dài
Cây chỉ ra hoa trong điều kiện
chiếu sáng hơn 12 giờ.
Lúa đại mạch, lúa mì, hành, cà
rốt, rau diếp, thanh long, dâu
tây, củ cải đường…
Cây ngày ngắn
Cây chỉ ra hoa trong điều kiện
chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
Cà phê, mía, chè, thược dược,
cà tím, đậu tương, mè…
Cây trung tính
Cây ra hoa ở cả ngày ngắn và ngày
dài. Đến đúng độ tuổi thì ra hoa mà
không phụ thuộc vào điều kiện
ngoại cảnh.
Cà chua, lạc, hướng dương,
đậu, ngô…

×