Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giáo trình autocad dành cho lớp họa viên kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 118 trang )

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1

hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 1
Mục đích chương:
+ Hiểu được các khái niệm cơ bản.
+ Áp dụng lệnh tắt chỉ định để vẽ.
+ Tư duy hình hay nói cách khác là nhìn hình chọn lệnh.
+ Sử dụng nhuyễn 30 lệnh đề nghị.

Chương 1.1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
A- Vẽ hình bất kỳ trên màn hình
Để vẽ hình bất kỳ trên màn hình ta thực hiện theo các bước sau:
1- Gõ tên lệnh nhấn phím spacebar (hay còn gọi là : gọi lệnh)
2 -Chọn điểm mốc (đầu) bằng cách click chuột lên màn hình hoặc nhập tọa độ @x,y hoặc
bắt điểm
3- Nhập tiếp các điểm tiếp theo tương tự như bước 2 (tùy theo lệnh)
B- Khái niệm zoom & pan
- Pan hình (bản vẽ): khi ta nhấn giữ nút chuột giữa và rê.
- Zoom hình (bản vẽ): khi ta lăn nút chuột giữa
+ Gõ Z-spacebar, dùng chuột khoanh vùng cần phóng
+ Gõ Z-spacebar -> A-spacebar (E-spacebar) để zoom toàn màn hình
C- Chọn đối tượng & cách dùng lệnh
- Click chuột vào đối tượng để chọn (nhấn Ctrl để chọn thêm và nhấn Shift để bỏ bớt đối
tượng)
- Quét chuột để chọn:
+ Quét từ trái qua: chọn các đối tượng nằm trong khung quét
+ Quét từ phải qua: chọn các đối tượng khung quét đi qua.
- Spacebar (enter, phải chuột, esc) để kết thúc lệnh.
- Spacebar (enter, phải chuột) để gọi lệnh trước đó.
- Sau khi gọi lệnh ta dùng tham số P (gõ P+spacebar từ bàn phím) để chọn các đối tượng
trước đó.


Lưu ý: Ta có thể gọi lệnh trước xong chọn đối tượng hay chọn đối tượng trước xong gọi
lệnh.
Tham khảo thêm ở đây :
D- Bắt điểm
- Trong quá trình vẽ ta nhấn shift+phải chuột để gọi bảng bắt điểm.
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1

hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 2

1- Điểm cuối
2- Điểm giữa
3- Điểm tâm
4- Điểm nút
5- Điểm 1/4
6- Điểm giao
7- Điểm kéo dài
8- Điểm chèn
9- Điểm vuông góc
10- Điểm tiếp xúc
11- Điểm gần nhất
12- Dùng trong 3D
13- Điểm song song
E- Layer
- Trong các bản vẽ Autocad, các đối tượng có cùng chức năng được nhóm thành 1 layer
(hay còn gọi là lớp). Ví dụ: Tường, Cửa, Vật dụng,
- Mục đích: Quản lý đối tượng.
- Mỗi layer có các thuộc tính riêng như: màu sắc, kiểu nét (linetype), độ dày nét
(lineweight),

Vấn đề khó khăn cho người mới học Cad đó là: nhớ lệnh. Để giải quyết vấn đề này ta gán

lệnh tắt cho các lệnh gốc của Acad và dĩ nhiên là ta phải thuộc lòng bộ lệnh tắt này.

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1

hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 3
Chương 1.2: LỆNH TẮT
- Là những lệnh gốc của Acad được người dùng đặt lại tên cho dễ sử dụng (dễ nhớ).

* 3 Quy tắc đặt lệnh tắt:

- Đặt cho những lệnh dùng thường xuyên.
- Ưu tiên gán cho những chữ cái phía bên trái vì tay trái dùng để gõ lệnh, tay phải giữ chuột.
- Dễ nhớ (1 chữ cái hoặc 2 chữ cái trùng)

- File tham khảo : acad.pgp (file đính kèm C1.2.1)

- Cách chép đè file lệnh tắt của người khác: Tìm thư mục support và chép đè (copy) lệnh
tắt của người khác vào (áp dụng cho người chưa đặt lệnh tắt)



Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1

hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 4


Nếu sử dụng Win XP thì click vào mũi tên để lấy đường dẫn đến thư mục Support




Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1

hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 5
- Chép đè file acad.pgp






- Nếu sử dụng Win 7 thì click vào đường dẫn Ctrl+C và paste vào trình duyệt explorer để đến
thư mục Support




Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1

hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 6
- Chép đè file acad.pgp



- Cách tự tạo (thêm) lệnh tắt (áp dụng cho người muốn update lệnh tắt)

+ Bước 1: như trên
+ Bước 2: copy (lệnh gốc) rồi sửa tên lệnh

- Để lệnh tắt có hiệu lực ta gõ REINIT-spacebar
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1


hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 7



Chương 1.3: CÁC LỆNH TẠO HÌNH & HIỆU CHỈNH

(Lưu ý: ta chỉ học chức năng cơ bản của lệnh, các thông số mở rộng của lệnh tạm thời ta
chưa quan tâm)

1- PL (V) : Lệnh vẽ đa tuyến gồm các đoạn thẳng và các cung tròn
+ Gõ V-spacebar
+ Click chuột hoặc nhập tọa độ điểm đầu từ bàn phím hoặc shift chuột phải để bắt điểm so
với đối tượng khác.
+ Click chuột hoặc nhập tọa độ điểm tiếp theo từ bàn phím hoặc shift chuột phải để bắt
điểm so với đối tượng khác.
+ Spacebar kết thúc lệnh.
2- C : Lệnh vẽ đường tròn
+ Gõ C-spacebar
+ Click chọn tâm đường tròn
+ Kéo chuột bắt điểm hoặc nhập bán kính từ bàn phím
3- REC (R) : Lệnh vẽ hình chữ nhật
+ Gõ R-spacebar
+ Click chuột hoặc nhập tọa độ điểm góc thứ 1 từ bàn phím hoặc shift chuột phải để bắt
điểm so với đối tượng khác.
+ Click chuột hoặc nhập tọa độ điểm góc thứ 2 từ bàn phím hoặc shift chuột phải để bắt
điểm so với đối tượng khác.
4- U : Lệnh quay lại với trạng thái trước khi dùng lệnh cuối cùng
+ Gõ U-spacebar: tương tự Ctrl+Z
5- E : Lệnh xóa đối tượng

+ Chọn đối tượng cần xóa
+ Gõ E-spacebar
6- O : Lệnh tạo một đường song song với một đường có sẵn
+ Gõ O-spacebar
+ Nhập khoảng cách song song (có thể dùng chuột để xác định khoảng cách)
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1

hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 8
+ Chọn đối tượng
+ Click về phía cần tạo đối tượng mới song song
7- TR : Lệnh cắt đối tượng bằng một đối tượng khác
+ Gõ TR-spacebar
+ Chọn các đối tượng chặn
+ (hoặc gõ TR-spacebar-spacebar để chọn tất cả là đối tượng chặn) (thường dùng khi ta
không quan tâm đến đối tượng chặn)
+ Chọn các đối tượng cần cắt
+ Spacebar để kết thúc lệnh
8- EX : Lệnh kéo dài một đối tượng chạm một đối tượng khác
+ Gõ EX-spacebar
+ Chọn đối tượng chặn
+ Chọn (nữa đầu) đối tượng cần duỗi
9- F : Lệnh bo tròn hai đối tượng bằng một cung tròn, khi cung tròn có bán kính bằng 0 thì
hai đối tượng chạm nhau
+ Gõ F-spacebar
+ Chọn tham số R để nhập bán kính bo
+ Lần lượt click vào 2 cạnh cần bo
10- TRACE (TT) : Lệnh vẽ đoạn thẳng có độ dày
+ Gõ TT-spacebar
+ Nhập độ dày-spacebar
+ Click chọn điểm thứ 1 đoạn thẳng

+ Click chọn điểm thứ 2 đoạn thẳng-spacebar

Chương 1.4: CÁC LỆNH BIẾN ĐỔI VÀ SAO CHÉP

(Lưu ý: ta chỉ học chức năng cơ bản của lệnh, các thông số của lệnh tạm thời ta chưa quan
tâm)

1- M : Lệnh di chuyển đối tượng sang một vị trí mới
+ Chọn các đối tượng (cần di chuyển)
+ Gõ M -spacebar
+ Bắt điểm đối tượng muốn di chuyển
+ Bắt điểm tiếp nơi cần đặt đối tượng

2- CO (CC) : Lệnh sao chép các đối tượng
+ Chọn các đối tượng (cần sao chép)
+ Gõ CC-spacebar
+ Bắt điểm đối tượng muốn sao chép
+ Bắt điểm tiếp nơi cần đặt đối tượng

3- RO (RT) : Lệnh quay các đối tượng quanh một điểm
+ Chọn các đối tượng (cần quay)
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1

hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 9
+ Gõ RT-spacebar
+ Chọn điểm chuẩn và nhập góc quay-spacebar(số dương: ngược chiều kim đồng hồ; số
âm: cùng chiều kim đồng hồ)
4- SC : Lệnh thu phóng các đối tượng
+ Chọn các đối tượng (cần thu, phóng)
+ Gõ SC-spacebar

+ Chọn điểm chuẩn và nhập hệ số-spacebar (>1: phóng; <1: thu)

5- MI : Lệnh tạo các đối tượng mới đối xứng với các đối tượng cho trước theo một trục cho
trước
+ Chọn các đối tượng (cần tạo đối xứng)
+ Gõ MI-spacebar
+ Vẽ trục đối xứng-spacebar
+ Vẽ trục đối xứng
+ N-spacebar: giữ đối tượng gốc (thường dùng)
+ Y-spacebar: xóa đối tượng gốc

6- S : Lệnh co giãn các đối tượng bằng một vùng chọn crossing
+ Chọn đối tượng (cần co giãn)
+ Dùng chuột quét từ phải qua trái (những đối tượng được khung quét qua sẽ được co giãn;
những đối tượng nằm trong khung quét sẽ được move)
+ Gõ S-spacebar
+ Click chọn 1 điểm trên màn hình kéo ra rồi nhập khoảng muốn co giãn (hoặc bắt điểm theo
ý đồ)
Chương 1.5: CÁC LỆNH ĐO KÍCH THƯỚC

1- DLI (4) : Lệnh tạo một đối tượng dim nằm ngang hoặc đứng
+ Gõ 4-spacebar
+ Bắt điểm (lần lượt điểm thứ 1, điểm thứ 2) đối tượng cần đo
+ Rê chuột ra màn hình click (dùng chức năng bắt điểm để đặt cho đúng ý đồ)

2- DCO (5) : Lệnh tạo một đối tượng dim liên tục
+ Gõ 5-spacebar-spacebar
+ Chọn dim cần đo tiếp
+ Bắt điểm tiếp các đối tượng cần đo tiếp.


3- DAL (6) : Lệnh tạo một đối tượng Dim thẳng, theo hướng bất kỳ
+ Gõ 6-spacebar
+ Bắt điểm (lần lượt điểm thứ 1, điểm thứ 2) đối tượng cần đo
+ Rê chuột ra màn hình click (dùng chức năng bắt điểm để đặt cho đúng ý đồ)

4- DRA : Lệnh tạo một đối tượng dim đánh bán kính của đường tròn hoặc cung tròn
+ Gõ DRA-spacebar
+ Click chọn đường cần đo
+ Rê chuột ra màn hình click.

5- DAN : Lệnh tạo một đối tượng dim đánh góc mở của 2 đoạn thẳng
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1

hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 10
+ Gõ DAN-spacebar
+ Click chọn lần lượt cạnh thứ 1, cạnh thứ 2
+ Rê chuột ra màn hình click.

Chương 1.6: CÁC LỆNH ẨN/HIỆN LAYER

1- LAYOFF (1) : Lệnh ẩn layer được chọn (đối tượng thuộc layer đó sẽ bị ẩn theo)
+ Gõ 1-spacebar
+ Click chọn đối tượng có layer cần ẩn

2- LAYISO (2) : Lệnh giữ lại layer được chọn (các đối tượng thuộc layer khác sẽ bị ẩn)
+ Gõ 2-spacebar
+ Click chọn đối tượng có layer cần giữ lại

3- LAYON (3) : Để hiển thị tất cả các layer (bị ẩn)
+ Gõ 3-spacebar

Chương 1.7: CÁC LỆNH KHÁC

1- MA (MM): Lệnh sao chép thuộc tính (layer, text, hatch, )
+ Gõ MM-spacebar
+ Chọn đối tượng 1 (có thuộc tính cần sao chép)
+ Chọn các đối tượng cần chép thuộc tính-spacebar

2- LE (GC): Lệnh tạo đường ghi chú
+ Gõ GC-spacebar
S-spacebar để tạo đường ghi chú không giới hạn và đầu mũi tên

+ Vẽ đường ghi chú
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1

hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 11
3- T: Lệnh tạo text nhiều dòng
+ Gõ T-spacebar
+ Click vào màn hình, rà chuột ra góc đối diện click
+ Nhập văn bản -> click chọn OK
DT: Lệnh tạo text 1 dòng
+ Gõ DT-spacebar
+ Click vào màn hình
+ Nhập chiều cao chữ-spacebar-spacebar
+ Nhập văn bản
+ Click ra màn hình-nhấn esc
- Double click vào text để chỉnh sửa
(Lưu ý: sau này khi làm việc với text ta copy text từ file form chuẩn)

4- XL: Lệnh tạo đường thẳng
+ Gõ XL-spacebar

+ V-spacebar: Tạo đường thắng phương đứng
+ H-spacebar: Tạo đường thắng phương ngang
+ Click 2 điểm bất kỳ để tạo đường thẳng theo phương bất kỳ
- Lưu ý: có thể dùng lệnh RAY (lệnh tạo 1/2 đường thẳng) để thay thế lệnh XL

5- Wipeout (W): Lệnh che một miền trong bản vẽ
+ Gõ W-spacebar
+ Click chọn lần lượt các điểm là đỉnh của miền che.
+ Nếu bạn có sẵn polyline khép kín thì nhấn P-spacebar.
+ Chọn polyline có sẵn. Ta sẽ có miền che trùng với polyline đó.

6- Draworder (DR): Lệnh để thay đổi thứ tự hiển thị các đối tượng nằm trùng vị trí.
+ Gõ DR-spacebar
+ Chọn đối tượng cần thay đổi thứ tự-spacebar (text, hình, )
+ Chọn thứ tự-spacebar


Kết thúc Chương 1 các bạn đã sử dụng được 30 lệnh cần thiết để phục vụ công tác triển
khai, các chương sau chúng ta sẽ học tiếp các lệnh nâng cao khác. Trong thời gian này các
bạn phải thường xuyên luyện vẽ (thao tác lệnh) cho nhuyễn vì 30 lệnh trên được xem như là
bộ đồ nghề cơ bản của một HVKT 2D. Quỹ thời gian tốt nhất để chúng ta thực hành bài tập
mỗi ngày tối thiểu là 2h.

Mine: "Một người thợ giỏi là 1 người thợ sử dụng công cụ giỏi trong nhiều năm"

Hết Chương 1
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 1

hoavienkientruc.com.vn – 01233011860 12
Câu hỏi ôn tập:

- Để 2 làn dim cách nhau 1 khoảng thì dim như thế nào?
- Tại sao ta phải đặt lệnh tắt?
- Tại sao chúng ta chỉ học 30 lệnh, mà không phải là 20, 40, 50 lệnh?
- Lệnh solid có thể thay thế lệnh nào trong 30 lệnh trong Chương 1?
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 1

Mục đích chương:
+ Thiết lập các thông số để tối ưu hóa công tác vẽ Cad.
+ Dùng Form có sẵn để vẽ, tránh ngộp những kiến thức khởi tạo bản vẽ ban đầu. Bao gồm:
hatch, block, layer, dimstyle, symbol.

Chương 2.1: Set thông số Option

- Vào Tool-option

- Chuyển hình nền thẻ Layout và block editor sang màu đen như thẻ Model.

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 2

- Set tự động lưu sau 1 phút. Sau này các bạn vẽ nhanh thì 1 phút làm việc rất quý.


- Set chức năng nút phải chuột = spacebar và bỏ chọn tại ô "Make new dimensions
associative" để tránh lỗi nhảy dim



Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 3

- Set ô bắt điểm và con trỏ chuột vừa đủ nhìn và tick chọn ô "Ignore hatch objects" để bỏ
qua (không bắt điểm) các đối tượng hatch, ta chỉ bỏ chọn ô này chỉ khi nào cần bắt điểm
hatch.


- Set ô chọn (đối tượng) và nút điều khiển(*) và tick chọn ô "When a command is active"
để khi gọi lệnh thì chức năng selection preview mới được kích hoạt.


(*)Nút điều khiển: Tất cả các hình được vẽ đều có nút điều khiển. Sử dụng bằng cách click
vào nút và rê chuột. Ta thường dùng để edit độ dài đoạn thẳng.
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 4

Chương 2.2: Các mẫu tô vật liệu (Hatch)
- Hatch hay còn gọi là mẫu tô vật liệu. Được dùng để tô các đối tượng bị cắt trong hình
chiếu cắt (mặt cắt) và để tô vật liệu bề mặt cho các đối tượng ta thấy ở hình chiếu đứng (mặt
đứng) và cả hình chiếu bằng (mặt bằng).
- Các mẫu tô có trong bản vẽ kiến trúc trong file KIEN TRUC.dwt (file đính kèm C2.2.1)
- H: Lệnh tô vật liệu cho đối tượng
+ Các đối tượng được tô phải kín, nếu không ta phải làm đối tượng kín, cách đơn giản nhất
là vẽ pline kín đối tượng cần hatch.
+ Gõ H-spacebar

(1): Chọn đối tượng bằng cách click vào vùng cần hatch. Chọn đối tượng bằng cách quét

chuột (từ phải qua trái)
(2): Chọn kiểu hatch
(3): Góc và tỉ lệ kiểu hatch
(4): Đặt điểm gốc mới (dùng chức năng này để định vị gạch mốc lát nền)
File mẫu hatch (file đính kèm C2.2.2)
- Mẹo: chúng ta hatch nhanh 1 đối tượng bất kỳ với kiểu hatch bất kỳ (tỉ lệ hatch=1000). Sao
đó ta dùng lệnh MM để sao chép thuộc tính hatch từ file KIEN TRUC.dwt

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 5

Cách thêm mẫu hatch vào máy của mình
- Các bạn down mẫu hatch ở bài 1
- Sau đó giải nén, chúng ta sẽ có các file .pat
- Copy tất cả file .pat vào thư mục (như hình chụp)

- Sử dụng các mẫu hatch được thêm vào









Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 6


Chương 2.3: Các thư viện Block 2D
Thư viện tổng hợp (file đính kèm 2.3.1)
- Do chúng ta chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn là phần triển khai kiến trúc nên ta sẽ
không học cách tạo Block ở đây. Tránh trường hợp các bạn sẽ bị ngộp kiến thức phần mềm
Acad ngay từ ban đầu.
- Cách sử dụng Block có sẵn
+ Mở file có chứa Block cần chép
+ Quét chọn block cần chép - Ctrl+C
+ Chuyển qua file cần chép - Ctrl+V
- Để tạo nhanh 1 block không đặt tên (ví dụ: 1 bàn và 4 ghế thành 1 block) ta làm các
bước sau:
+ Move các đối tượng cần tạo thành block vào đúng vị trí mong muốn
+ Quét các đội tượng (cần tạo thành block)
+ Ctrl+shift+C
+ Click chọn điểm chèn (điểm gốc của block)
+ Ctrl+shift+V
+ Click chọn vị trí đặt block
- Thảo luận về block thuộc tính trên diễn đàn:

- Hiệp sẽ hướng dẫn các bạn edit block thuộc tính ở Chương 4 (phần hỗ trợ làm bài tập)

Chương 2.4: Layer - Tỉ lệ
- Khi vẽ Cad có một vấn đề các bạn còn mơ hồ và rất quan tâm đó là Tỉ lệ. Vậy tỉ lệ là gì?
* Tỉ lệ: là tỉ số của kích thước trên giấy (lúc in ra) và kích thước thực tế (ngoài công trường).
Do đó: nếu ta nhân kích thước trên giấy cho tỉ lệ ta được kích thước thực tế. Ngược lại nếu
ta chia kích thước thực tế cho tỉ lệ thì ta có kích thước trên giấy. Ví dụ:
+ Ta có bản vẽ tỉ lệ 1/100 được in ra giấy, nếu ta đo bề dày bức Tường là 1mm thì ngoài
thực tế bề dày bức Tường là 1x100=100mm, hay còn gọi là tường 100. Tương tự nếu ta đo
trên giấy bề dày bức Tường là 2mm thì ngoài thực tế bề dày bức Tường là 2x100=200mm

(hay còn gọi là tường 200).
+ Khi ta có 1 bản vẽ tỉ lệ 1/50 được in ra giấy, nếu ta đo chiều cao bậc Thang là 3mm thì
ngoài thực tế chiều cao bậc Thang
là 3x50=150mm. Tương tự nếu ta đo trên giấy cái bàn cao 16mm thì ngoài thực tế cái bàn
cao 16x50=800mm.
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 7

+ Khi ta có kích thước ngoài thực tế là 800, ta muốn biết kích thước trên giấy ở tỉ lệ 1/20 là
bao nhiêu thì ta lấy 800/20=40mm
+ Khi ta có kích thước ngoài thực tế là 750, ta muốn biết kích thước trên giấy ở tỉ lệ 1/25 là
bao nhiêu thì ta lấy 750/25=30mm
* Quy cách vẽ: Vẽ theo tỉ lệ thực (hay còn gọi là tỉ lệ 1:1) - 1 đơn vị (unit) = 1 mm
+ Khi ta vẽ 1 đoạn thẳng dài 5m thì ta nhập: 5000
+ Khi ta vẽ Tường 200 cao 3m; ta vẽ hình chữ nhật và nhập: @200,3000
Lưu ý: Các bạn có file KIEN TRUC.dwt và phải hiểu được khái niệm tỉ lệ và cách nhập giá
trị (kích thước) như trên thì chúng ta mới làm việc tiếp được.
- Chúng ta sẽ không học cách tạo Layer và Dimstyle ở đây mà chúng ta sẽ học cách tận
dụng dữ liệu có sẵn trong file Template. Đây là điều mà các bạn mới học hay mắc phải, đó là
bị ngộp kiến thức khởi tạo trước khi vẽ.


* File này gọi là file template (đuôi .dwt) khác với các file cad thông thường (đuôi .dwg)
Sau này khi vẽ bất cứ gì ta phải mở file này lên để lấy cấu trúc dimstyle, layer, khung tên,
Do đó các bạn khỏi phải bận tâm vấn đề về kiểu hatch, layer, nét in, dimstyle.
- Video cách add file template vào lệnh Qnew (file đính kèm C2.4.1)
- Với file template trên thì khi ta vẽ ở tỉ lệ nào thì chỉ việc lấy đúng thước đấy ra mà dim
(xem hình)
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2


hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 8



- Tương tự khi vẽ đến đối tượng nào thì chọn đúng layer đấy để vẽ (hay còn gọi là lấy
Layer hiện hành để vẽ)
- Layer trong file KIEN TRUC.dwt tương đối đầy đủ. Tạm thời các bạn dùng form này để vẽ.
Tên layer được đặt theo quy ước ở đây là chữ thường không dấu. Sau này khi các bạn đi
làm thì từng đơn vị sẽ có 1 form chuẩn riêng và chúng ta phải tuân thủ cách đặt tên layer
theo form của công ty đó).

Cách sử dụng layer (theo form) ở đây (file đính kèm C2.4.2)
Lưu ý: Hiện tại chúng ta chưa quan tâm đến phần lineweight (độ dày nét). Ta sẽ được học ở
phần in ấn Chương 12.
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 9

Chương 2.5: Các kí hiệu có trong bản vẽ kiến trúc
- Các kí hiệu là những hình + text được quy ước nhằm thuyết minh (rút gọn) các đối tượng
trong bản vẽ hoặc vấn đề khác như: cao độ, hướng nhìn,
- Các ghi chú (thuyết minh): diễn giải các đối tượng (nội dung thiết kế) một cách chi tiết.
- Các kí hiệu có trong bản vẽ kiến trúc: xem trong file KIEN TRUC.dwt .

+ Hỏi: Tại sao lại có các bản vẽ Kiến trúc?
+ Trả lời: Tại vì ta không thể dùng lời nói hoặc chữ viết để hướng dẫn người thợ xây nhà mà
chúng ta phải có các bản vẽ với những hình học tương tự như căn nhà ở 1 tỉ lệ nhỏ hơn với
đầy đủ kích thước và những thông tin ở dạng kí hiệu được quy ước. Do đó để vẽ được
những bản vẽ này chúng ta phải diễn giải ngược lại các kí hiệu hay nói cách khác là chúng

ta phải hiểu được các kí hiệu có trong bản vẽ kiến trúc.

1- Kí hiệu trục: Dùng để định vị công trình, định vị cấu kiện. Kí hiệu này có ở hầu hết các
bản vẽ: MB, MĐ, MC và các chi tiết,
Ví dụ: ta nói Cột tại vị trí A5 thì chúng ta sẽ tìm tại vị trí lưới giao giữa trục A và trục 5.

2- Kí hiệu cao độ (dùng cho MB): Do trên bản vẽ 2D chúng ta chỉ thấy các hình tường, cửa,
vật dụng, Chúng ta có kí hiệu code nền(sàn) để diễn giải nơi đó có nền(sàn) với cao độ
được ghi ra (cách code quy ước 0.0 ở tầng trệt). Ngược lại với kí hiệu này là kí hiệu gạch
chéo để thể hiện vị trí không có sàn (thông tầng, hộp gen kỹ thuật)

3- Kí hiệu cao độ trần: Dùng để xác định cao độ trần (thi công) hoàn thiện.

4- Kí hiệu cao độ (dùng cho MĐ, MC): Dùng để nhận biết chiều cao công trình (khi nhìn ở
MĐ, MC)

5- Kí hiệu độ dốc: Dùng để tính toán độ dốc khi thi công. Các vị trí đặt: Sàn WC, ban công,
sân thượng, sê nô, mái.

6- Kí hiệu hướng đi lên: Dùng để nhận biết vị trí giao thông lệch code (khác cao độ). Các vị
trí đặt: Bậc cấp, ram dốc, cầu thang.

7- Kí hiệu cửa đi, cửa sổ: Dùng để định vị cửa và thống kê cửa (để thi công)

8- Kí hiệu vật liệu hoàn thiện (tường, sàn, trần): Dùng để diễn giải (thi công) VLHT.

9- Kí hiệu mặt cắt và hướng nhìn: Dùng để quy ước lấy MC theo hướng nhìn.

10- Kí hiệu trích dẫn (khoanh vùng) chi tiết cần triển khai: Dùng để định vị chi tiết cần triển
khai (chi tiết cần triển khai là các chi tiết không thi công được ở tỉ lệ 1/100)


Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 10

11- Kí hiệu cấu tạo nền/sàn: Dùng để diễn giải các lớp cấu tạo nền/sàn (để thi công). Các
vị trí đặt: Các MB chi tiết (bên dưới code nền/sàn) và tại mặt cắt (ngang, dọc) công trình.

12- Kí hiệu cấu tạo trần: Thường dùng đối với các trần đặc biệt (có nhiều lớp như: cách âm,
cách nhiệt)

13- Kí hiệu cấu tạo tường: Thường dùng đối với các tường đặc biệt (có nhiều lớp như:
cách âm, cách nhiệt)

14- Kí hiệu hướng nhìn mặt đứng chi tiết: Dùng để lấy mặt đứng của chi tiết cần triển khai
(đặt tại MB chi tiết)

15- Kí hiệu hướng nhìn mặt đứng phòng: Dùng để lấy MĐ của phòng theo hướng nhìn
(dùng trong bản vẽ nội thất)

16- Kí hiệu vật dụng nội thất: Dùng để định vị nội thất (dùng trong bản vẽ nội thất)

Mẹo vẽ Cad nhanh tổng hợp

1- Dùng bộ lệnh tắt ở Chương 1.2
2- Set thông số option như Chương 2.1
3- Giảm bớt thao tác thừa bằng cách thuộc lòng 30 lệnh ở Chương 1
4- Sử dụng thành thạo 11 Lisp ở Chương 6
5- Dùng Block có wipeout để che hatch (áp dụng cho các thiết bị WC).
6- Zoom to fix : thay vì Z-spacebar – A-spacebar ta double chuột giữa.

7- Để lấy layer nào đó làm hiện hành: Gõ `-spacebar (phím kế bên phím số 1) và click vào
đối tượng có Layer cần lấy làm hiện hành - ` là lệnh tắt của lệnh ai_molc
8- Khi Hatch dùng lệnh layiso để chừa lại đối tượng cần hatch.
9- Trong quá trình vẽ, dùng shift+chuột phải để chọn chế độ bắt điểm.
10- Dùng Chuột phải hoặc spacebar thay cho phím enter
11- Trong quá trình vẽ đôi lúc ta cần thực hiện lại lệnh vừa gọi và chọn lại đối tượng vừa
chọn, ta gõ enter + P + enter + enter
12- Save as file in .ctb với tên trùng với tên file lưu cùng thư mục với file .dwg (lúc này đem
đi đâu in cũng được)
13- Trong quá trình làm việc, nếu thấy có block hay chi tiết nào hay thì bóc bỏ vào file THU
VIEN.dwt rồi save đuôi dwt luôn.
14- Khi thể hiện đối tượng trước sau, trên dưới thì dùng wipeout để che đối tượng (không
trim đối tượng, phòng tránh trường hợp bộ phận bóc khối tượng sẽ bị sai)
15- Dùng lệnh (ko dùng biểu tượng) tắt hết các công cụ để rộng màn hình vẽ.
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 11

16- Tay trái cứ dán vào bàn phím để gõ lệnh và nhập số liệu. Tay phải cứ nắm lấy chuột
không rời.

Các câu hỏi chọn lọc:

[gaulun12] Em hatch hay gặp lỗi nhưng em nghĩ đối tượng hatch của em đã khép kín rồi.
Em không hiểu tại sao! Làm cách nào để mình biết đối tượng đã khép kín vậy anh? Nếu
không thì phải làm sao?
Trả lời:
- Để biết đối tượng kín hay hở, bạn chọn đối tượng và Ctrl+1 để kiểm tra (xem hình)

- Có thể hatch miền hở với khoảng hở được định ở đây

Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 12


- Cách đơn giản nhất là vẽ pline kín đối tượng cần hatch.

[manhhung787] A Hiệp cho hỏi. Tại sao có đối tượng hatch trim được và có cái lại không
trim được vậy?
Trả lời:
Vấn đề trim hatch thì không phải khi nào ta cũng trim được. Lỗi này liên quan tới đường bao
(boundary). Do đó để khắc phục lỗi này chúng ta nên:
+ Phân vùng hatch có đường bao phức tạp thành nhiều vùng hatch có đường bao đơn giản
hơn.
+ Đường bao phải sạch (không có các nút điều khiển trùng nhau)
Mẹo: khi hatch ta dùng layiso (2) chỉ chừa lại đối tượng cần hatch
Lưu ý: không khuyến khích trim hatch.

[laanhtai] Hỏi cách khắc phục lỗi không nhận mẫu Hatch đưa từ bên ngoài vào
Trả lời: Khi ta sửa tên mẫu hatch thì phải mở và sửa luôn dòng đầu tiên (xem hình)
Hỏi: Chúng ta đặt tên như vậy có ích lợi gì?
Trả lời: Do chương trình sắp các mẫu tên các mẫu hatch theo thứ tự a,b,c nên ta đặt tên để các mẫu
hatch ta thường dùng nằm ở phía trên để khỏi tìm kiếm.
Giáo trình dạy nghề Họa viên kiến trúc từ xa Chương 2

hoavienkientruc.com.vn – 0123.30.11.860 13





Câu hỏi ôn tập:
- Khi hatch đôi khi chương trình chạy rất lâu. Có cách nào khắc phục không?
- Đôi lúc các mẫu hatch bị vỡ thì làm thế nào?
- Tại sao có lúc màu của block không đúng với layer của nó?
- Tại sao ta lại phải dùng file Template?
- Ta có thể đặt lại điểm chèn của block (cơ bản) không? Bằng cách nào?

×