Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đánh giá chất lượng thiết kế phần mềm kỹ nghệ phần mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.29 KB, 21 trang )

Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, hàng triệu máy tính được ra đời cùng các hệ phần mềm để phục
vụ các hoạt động cho cá nhân, tập thể, cơ quan, quốc gia Dường như con
người chúng ta ngày càng phụ thuộc hơn vào máy tính, vào các hệ phần mềm.
Mà yêu cầu của khách hàng về phần mềm không phải lúc nào cũng giống
nhau, yêu cầu đó ngày càng cao hơn. Khi tham khảo qua truyền hình, qua
internet tôi thấy, hiện nay có hàng loạt phần mềm Việt Nam ra đời. Nhưng đặt
câu hỏi tại sao, trong những phần mềm đó, có bao nhiêu phần mềm lớn, phần
mềm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ? Phải chăng vấn đề chất lượng của
một phần mềm vẫn chưa được chú trọng một cách thích đáng ?
Trong quy trình phát triển phần mềm, theo [5] thiết kế phần mềm là bước
được coi là “Nơi chất lượng phần mềm được nuôi dưỡng trong quá trình phát
triển, cung cấp cách biểu diễn phần mềm có thể xác nhận về chất lượng, là cách
duy nhất mà chúng ta có thể chuyển hóa một cách chính xác các yêu cầu của
khách hàng thành sản phẩm hay hệ thống phần mềm cuối cùng”. Còn theo [3] thì
“Trong ba giai đoạn: thiết kế, cài đặt và bảo trì thì thiết kế là giai đoạn quan
trọng nhất, chịu trách nhiệm đến 80% đối với sự thành công của một sản phẩm.
Cài đặt là việc thực thi những gì đã thiết kế. Nếu trong quá trình cài đặt có xuất
1
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
hiện vấn đề thì phải quay lại sửa bản thiết kế. Quá trình thiết kế tốt là cơ sở để
quản lý và giảm chi phí cho công việc bảo trì phần mềm sau này”.
Vậy, thiết kết phần mềm là bước đầu tiên để đảm bảo chất lượng phần
mềm. Nhưng hiện nay các tài liệu liên quan đến chất lượng thiết kế phần mềm
vẫn còn mang tính chất lý thuyết chung chung, chưa dễ hiểu, rõ ràng. Mặt khác,
qua tìm hiểu trên internet và qua các kết quả thiết kế phần mềm của các sinh viên
khoa tin học, khóa học 2007-2010 trường ĐHSP Huế tôi thấy còn gặp nhiều sai
sót để đạt một thiết kế phần mềm tốt. Vấn đề đánh giá chất lượng thiết kế phần


mềm vẫn còn mơ hồ đối với người làm thiết kế phần mềm.
Chính vì thế mà tôi lựa chọn đề tài :
” ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ PHẦN MỀM”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài là sau khi đọc xong đề tài này, bạn và tôi sẽ hiểu rõ về
thiết kế phần mềm sao cho có chất lượng, thông qua phần phân tích kèm theo các
ví dụ cụ thể. Và qua đề tài người đọc cũng biết được một số giải pháp để thiết
kế phần mềm sao cho có chất lượng. Từ đó những người làm việc về thiết kế
phần mềm có thể ứng dụng các giải pháp đó để tạo ra những bản thiết kế phần
mềm có chất lượng, hoặc những người khác có thể đánh giá chất lượng thiết kế
của một phần mềm nào đó một cách chính xác hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài này liên quan đến chất lượng và các giải pháp để có bản thiết kế tốt,
có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Và tất nhiên nó cũng liên quan đến
bất kì một bản thiết kế phần mềm nào đó mà bạn bắt gặp.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với đề tài này, tôi dựa trên các tài liệu liên quan mà các nhà đánh giá thiết
kế phần mềm đã đúc kết qua sách, qua các file *doc, *pdf hay các bài giảng
của các nhà tìm hiểu, nghiên cứu về chất lượng thiết kế phần mềm ở trên các
trang web. Đồng thời tôi dựa vào các kiến thức đã được học tập về phần mềm, về
phương pháp lập trình qua những năm ở Đại học, hoặc dựa vào các kết quả thiết
2
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
kế phần mềm sưu tầm được để hiểu thêm về thiết kế phần mềm. Nếu những phần
nào chưa rõ thì tôi nhờ các bạn viết phần mềm đó giải thích giùm.Và tât nhiên
tôi đã nhận được sự hướng dẫn từ thầy giáo hướng dẫn để từ đó xác định được
đề tài này nên viết những gì, làm những gì
3
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
B. PHẦN NỘI DUNG

I. THẾ NÀO LÀ THIẾT KẾ CÓ CHẤT LƯỢNG ?
Qua tham khảo các tài liệu, tôi thấy hiện tại chưa có một tiêu chuẩn chính
xác nào để xác định thế nào là thiết kế tốt. Tiêu chuẩn đó còn phụ thuộc vào
ứng dụng và yêu cầu của mỗi dự án. Một thiết kế tốt có thể xem là một thiết kế
đáp ứng mọi yêu cầu về phần mềm của khách hàng.
Thiết kế phần mềm được coi là tốt nếu nó sản sinh ra một chương trình tối
ưu; thiết kế càng chặt chẽ, gọn gàng và nhẹ càng tốt. Đồng thời thiết kế dể bảo
dưỡng thích nghi, bổ sung cải tiến, dể đọc, dể hiểu, các thành phần của thiết kế
phải gắn kết với nhau theo một quan hệ logic chặt chẽ giữa các thành phần của
thiết kế được ghép nối một cách dể dàng.
Để xem một thiết kế có là tốt hay không, người ta tiến hành thiết lập một số
độ đo chất lượng thiết kế:
- Độ kết dính thành phần trong module
- Mức ghép nối giữa các module
- Tính hiểu được
- Tính thích nghi được
Ta đi tìm hiểu cụ thể từng độ đo.
II. ĐỘ ĐO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ
1. Thế nào là độ kết dính thành phần trong module (cohesion) ?
Theo [1], [3], [5] sự kết dính của 1 thành phần trong module là độ đo về
tính gắn kết chặt chẽ với nhau giữa các bộ phận trong module đó. Muốn vậy,
một thành phần phải thực hiện một chức năng logic hay một thực thể logic, và tất
cả các bộ phận của nó đều phải tham gia vào việc thực hiện này. Nếu một phần
không trực tiếp tham gia vào việc thực hiện chức năng logic đó thì mức độ kết
dính của nó là thấp.
Ví dụ: Độ kết dính của một lớp (Coupling Between Object classes) tính
bằng số lớp mà lớp đó kết dính với. Một lớp gọi là có tính kết dính với lớp khác
nếu nó gọi tới phương thức hoặc thuộc tính của lớp khác.
4
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm

Gape-Jones (1980) đưa ra 7 mức kết dính theo thứ tự tăng dần sau đây:
- Kết dính gom góp :
- Kết dính lôgic
- Kết dính thời điểm
- Kết dính thủ tục
- Kết dính truyền thông
- Kết dính tuần tự
- Kết dính chức năng
a. Kết dính gom góp :
Các thành phần không liên quan với nhau, song lại bị bó vào một thành
phần. Tôi xin đưa ra ví dụ đơn giản, khi ta gom các câu lệnh không liên quan tới
nhau để tạo thành 1 hàm nhập trong c++ như sau :
Class NhanSu
{ …
Void nhap()
{
cout <<”nhap hoten: ” ; gets(hoten);
cout <<”nhap ngay sinh: ” ; gets(ngaysinh);
cout << ”nhap dia chi nha: ”; gets(diachi)
}
}
Rõ ràng, độ kết dính dạng này của nó rời rạc và xấu nhất.
b. Kết dính lôgic (logical cohesion)
Các thành phần làm chức năng logic tương tự. Ví dụ như các hàm xử lí lỗi
chung, cập nhật…
Cụ thể hơn, tôi xin đưa ra một đoạn chương trình viết bằng c++:
thêm n NhanSu vào hệ thống trong chương trình quản lý nhân sự trường
Đại học.
5
Kết dính

gom góp
Private Sub sua_Click (ByVal sender As System.Object, ByVal e As
System.EventArgs) Handles sua.Click
If DataGridView1.CurrentRow Is Nothing Then Exit Sub ‘trước tiên,
kiểm tra xem chưa có dữ liệu trong bảng DataGridView1(hiện tại)
thì không thực hiện sửa gì cả (thoát).
Dim frm As New hoso
frm.MS = DataGridView1.CurrentRow.Cells("maso").Value ‘khai
báo biến frm bằng bảng hồ sơ để thực hiện sửa
frm.Show() ‘ mở bảng frm
Do

NhanSu * NS ;int chon;

For (i=0; i<n; i++)
Cout<<”bạn nhập dữ liệu cho giáoviên, sinhviên hay ngườigiúpviệc
thứ”<<i +1;
Cout << ”1. Nếu la giao vien \n”;
Cout << ”2. Nếu la Sinh Viên \n”;
Cout <<”3. Nếu la Người giúp việc \n”;
Cin >> chon;
Switch (chon)
{ case 1: {GiaoVien p;
NS[i]=&p ;
NS[i]-> nhap() ;
}
case 2: {SinhVien p;
NS[i]=&p ;
NS[i]-> nhap() ;
}

case 3: {GiupViec p;
NS[i]=&p ;
NS[i]-> nhap() ;
}
}
Theo tôi, với 3 trường hợp
case, con trỏ NS[i] trỏ đến
hàm nhập của các class cho
phù hợp,để thêm Nhân Sự
vào hệ thống.
-> Các câu lệnh ở 3 trường
hợp đều thực hiện tương tự
nhau
-> có sự Kết dính lôgic
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
Hay một ví dụ khác trong phần thiết kế Nút sửa dữ liệu ở bảng
Cap_Nhat_Ho_So viết bằng ngôn ngữVb.net, Phần mềm quản lý tin 3b
[8’]


6
For (i=0; i<n; i++)
{ …
{
case 1: {GiaoVien p;
NS[i]=&p ;
NS[i]-nhap()
}
}
My.Application.DoEvents()

Loop While frm.Visible = True ‘trong khi bảng frm còn
mở thì tiếp
tục thì
DataGridView1
tiếp tục thực hiện.
Dim h As New DataSet khai báo 1
QRY("select * from db_hoso where maso='" & frm.MS & "'", h,
"hoso")
DataGridView1.CurrentRow.Cells("maso").Value =
h.Tables("hoso").Rows(0)("maso")
DataGridView1.CurrentRow.Cells("hoten").Value =
h.Tables("hoso").Rows(0)("hoten") ‘ cập nhật dữ liệu với mã
số, họ tên mới khi khách hàng đồng ý lưu
frm.Dispose() ‘ đóng bảng frm
End Sub
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
Ở đây các câu lệnh đưa ra để kiểm tra các trường hợp để có thể sửa dữ liệu
hay không. Cụ thể các lệnh được giải thích rõ ở trên. Các lệnh if và do - loop
while ở trên đều có chức năng là kiểm tra các điều kiện để sửa dữ liệu hay
không. Vì vậy ở đây có sự kết dính logic.
Qua đây ta cũng thấy mức kết dính này được đánh giá chất lượng thiết kế
của nó vẫn tốt.
c. Kết dính thời điểm (temporal cohesion).
Các thành phần hoạt động cùng thời điểm.
Ở ví dụ thêm nhân sự tôi đưa ra trên, các câu lệnh trong trường hợp
chon = 1 sau:
7
Class NhanSu
{ char * hoten;
public:

Void nhap()
{
NhanSu(const char *s, const char *s1, const char *s2)
{ hoten= new char[strlen(s) + 1];
Strcpy (hoten, s);
………
}
~ NhanSu () {delete hoten ; }
}
};
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
Trong trường hợp biến chon = 1 này, con trỏ p là kiểu GiaoVien. NS[i]
được gán bằng địa chỉ của p và NS[i] truy xuất đến hàm nhập trong class
GiaoVien. Và các thành phần này sẽ cùng kết thúc sau khi thoát khỏi vòng lặp.
Hay tôi xin đưa ra một ví dụ về cấp phát bộ nhớ ta sẽ thấy rõ hơn :
Khi nhập họ tên nhân sự, có thể có họ tên dài ngắn khác nhau. Do vậy ta
không nên cấp phát sẵn ô nhớ chứa độ dài họ tên. Bởi như thế là không cần thiết,
tốn ô nhớ. Ta nên cấp phát bộ nhớ động. Và khi đó các thành phần cùng khởi tạo
và cùng kết thúc ở hàm hủy tử ~ nhansu ( ) và con trỏ hoten sẽ được cấp phát
đúng bằng độ dài của họ tên +1 ô nhớ null. Những thành phần này gọi là có kết
dính thời điểm.
Theo [4] thì mức ghép nối này cũng được đánh giá chất lượng là vẫn tốt.
d. Kết dính thủ tục (procedural cohesion).
Các phần tử trong thành phần được ghép lại trong một dãy điều khiển. các
thành phần tạo có một thứ tự xác định.
Chẳng hạn, khi thiết kế các phần mềm tính toán trong tính lương cơ bản,
tính phụ cấp, tính bảo hiểm.
Hay trong phần tính toán trong phần thiết kế phần mềm xét tuyển sinh Đại
học, đầu tiên điểm thi các môn đã biết và điểm ưu tiên, sau đó sẽ tính điểm khối
đó theo hệ số môn thi và điểm ưu tiên. Một dãy lệnh thực hiện tuần tự như thế

8
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
thực hiện để nhằm tính điểm thi cho thi sinh. Phần thiết kế này theo tôi cũng có
sự kết dính thủ tục.
Theo [4] mức dính này được nâng lên một mức cao hơn, được đánh giá là
tốt.
e. Kết dính truyền thông(communicational cohesion)
Tất cả các phần tử của thành phần cùng thao tác trên cùng một dữ liệu vào
và đưa ra cùng 1 dữ liệu ra.
Tôi xin đưa ra ví dụ : Khi thống kê điểm tuyển sinh Đại học ta cần đưa ra
toàn bộ dữ liệu, hay đưa ra người có điểm thủ khoa, điểm trung bình mà các thí
sinh đạt được trong năm nay, lọc ra danh sách các em thi đậu …
Hay ở các lệnh thực hiện các nút thêm, sửa, xóa dữ liệu trong bảng
cap_nhat_ho_so của [8’] đều cùng thao tác trên cùng 1 dữ liệu trong bảng hoso.
f. Kết dính tuần tự (sequential cohesion).
Trong một thành phần, cái ra của thành phần này là cái vào của thành phần
kia
Tôi thấy trong phần mềm quản lý Tin 3B [8’]. Đây là đoạn code đọc file
Private Sub Button1_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As
System.EventArgs) Handles Button1.Click
Dim frm As New ChonHoso
frm.MdiParent = Me.MdiParent
frm.Show()
Do
My.Application.DoEvents()
Loop While frm.Visible = True
If frm.Result <> "" Then
Dim S As String = ""
If frm.Result = "*" Then
S = "select maso,hoten from db_hoso"

Else
S = "select maso,hoten from db_hoso where " & frm.Result
9
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
End If
If ds.Tables("hoso") IsNot Nothing Then
ds.Tables("hoso").Clear()
End If
QRY(S, ds, "hoso")
MessageBox.Show(ds.Tables("hoso").Rows.Count)
DataGridView1.Columns.Clear()
DataGridView1.AutoGenerateColumns = True
DataGridView1.DataSource = ds.Tables("hoso")
With DataGridView1.Columns("maso")
.HeaderText = "Mã SV"
.Width = 80
.DisplayIndex = 0
End With
With DataGridView1.Columns("hoten")
.HeaderText = "Họ và tên sinh viên"
.Width = 180
.DisplayIndex = 1
End With
DataGridView1.ReadOnly = True
End If
End Sub
Sau khi đọc dữ liệu từ file thì việc xử lý (chỉnh sửa ) dữ liệu đó bắt đầu
được thực hiện.
g. Kết dính chức năng (functional cohesion)
Mỗi phần của thành phần đều là cần thiết để thực hiện 1 chức năng nào nó.

Các thành phần đó là kết quả của phân rã chức năng.
10
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
Chẳng hạn khi cập nhật dữ liệu cần có các phần : Đọc dữ liệu về, thêm dữ
liệu, xóa dữ liệu, sửa dữ liệu. Theo tôi, các phần đó kết dính chức năng để tạo tạo
nên chức năng cập nhât dữ liệu.
2. Thế nào là mức ghép nối giữa các module (coupling) ?
Ghép nối chỉ ra mức độ độc lập giữa các đơn vị thành phần (môđun) của
một chương trình. Hệ thống có ghép nối cao sẽ có độ liên kết mạnh giữa các
thành phần, làm chúng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Hệ thống nối ghép lỏng
lẻo làm cho các thành phần trở nên độc lập hay tương đối độc lập với nhau.
Ta có thể vẽ hình đễ dễ hiểu hơn về sự kết dính và sự ghép nối theo [2] như
sau :
Module dưới hơn Module dưới hơn
Theo [1], sự ghép nối của một modun với các modun khác thể hiện bằng số
lượng mối liên kết phụ thuộc giữa nó với các modun khác, cũng như bản chất
của các mối quan hệ đó. Chẳng hạn, mối quan hệ đồng bộ (gọi chờ đáp đáp lại)
là chặt hơn mối quan hệ không đồng bộ (giửi thông báo đi). Kế thừa trong hệ
thống đối tượng dẫn tới một dạng ghép nối chặt giữa các lớp có mối quan hệ kế
thừa.việu tối thiểu hóa sự ghép nối không phải luôn luôn thực hiện được. Page-
Jones (1980) đã giới thiệu các mức ghép nối từ chặt chẽ đến lỏng lẻo như sau :
- ghép nối chuẩn
- ghép nối dữ liệu
- ghép nối nhãn
- ghép nối điều khiển
11
Tính ghép nối
Tính kết
dính
Tính kết

dính
Tính kết
dính
Module trên hơn
Phân hoạch module tốt
- Kết dính: tối đa
- Ghép nối: tối thiểu
Class NhanSu
{
public :

Void nhap()
{ ….}
}
Void main()
{ NhanSu NS
[100] ;
int i=0;
….
NhanSu[i].nhap()
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
- ghép nối chung
- ghép nối nội dung
a. Ghép nối chuẩn
Một phép nối chuẩn là một phép gọi tới một module khác bằng tên.
Tôi xin đưa ra ví dụ trong chương trình QUANLY NHANSU (viết bằng
ngôn ngữ c++), chương trình chính có gọi tới hàm nhập trong class NhanSu
:
Ghép nối chuẩn là loại ghép nối lỏng lẻo và tốt nhất.
12

Class HinhChuNhat
{int x,y;
Public:
int DienTich (int &x, int &y)
{ return x*y; }
Void HienThi( HinhChuNhat *hcn, int n)
{
for (int i=0; i< n-1; ++i )
cout <<”dien tich cua hinh chu nhat thu <<i+1 <<”la :”
<< DienTich(hcn[i].x, hcn[i].y)
}

Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
b. Ghép nối dữ liệu (data coupling).
Các modun truyền thông với nhau bằng các phần tử dữ liệu hay thông tin
điều khiển. Không một module nào có thể biết được những gì xảy ra trong
module khác.
Như vậy, theo tôi việc truyền (nhận) dữ liệu qua tham số của hai hàm sau
( viết bằng ngôn ngữ lập trình c++) như sau để hiển thị ra diện tích của n
hình chữ nhật cũng là một ví dụ.
Hàm HienThi sẽ truyền tham số cho hàm DienTich theo kiểu tham chiếu.
Với giá trị đó, các câu lệnh ở trong hàm HienThi dược thực hiện và đưa ra kết
quả trong hàm HienThi. và mọi thành phần (câu lệnh) trong hàm DienTich, hàm
HienThi không hề hay biết.
Có thể nói ghép nối dữ liệu được đánh giá là một loại ghép nối rất tốt trong
thiết kế, theo [4]. Tuy nhiên, theo [3] nếu sự ghép nối là sự liên hệ tới một dữ
liệu xác định trong một module khác, không phải bởi một phép truyền tường
minh qua một phép nối chuẩn thì lại là một ghép nối dữ liệu xấu.
c. Ghép nối nhãn (stamp coupling)
Các dữ liệu được giửi đi là những cấu trúc dữ liệu hay toàn bộ một bản ghi.

Sự thay đổi trong cấu trúc dữ liệu sẽ tác động lên mọi module sử dụng nó,
chúng phụ thuộc nhau nhiều hơn.
Tôi thấy một ví vụ ở [8’’], Dữ liệu ở bảng cập nhật phòng bệnh cho phép
đọc dữ liệu từ bảng DanhMucPhongBenh và đồng thời dữ liệu ở của nó mới cập
13
Private Sub Button2_Click (ByVal sender As System.Object, ByVal e As
System.EventArgs) Handles Button2.Click
DG.ReadOnly = False
Dim frm As New SUAPHONG
frm.MdiParent = Me.MdiParent
frm.maphong = DG.CurrentRow.Cells("maPB").Value
frm.tenphong = DG.CurrentRow.Cells("tenPB").Value
frm.sta = DG.CurrentRow.Cells("status").Value
frm.Show()
Do
My.Application.DoEvents()
Loop While frm.Visible = True
Dim h As New DataSet
Query("SELECT maPB,tenPB,status FROM bv_PHONGBENH", h, "a")
DG.DataSource = h.Tables("a")
End Sub
Procedure InHoSo
Begin
HienThiTen(ten, i );

End;
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
nhật được giửi qua Bảng DanhMucPhongBenh. Như ở nút sửa của bảng
capnhatphongbenh :
Theo [4] thì mức ghép nối này cũng được đánh giá là loại ghép nối tốt.

d. Ghép nối điều khiển (control coupling)
Việc xảy ra khi các module trao đổi thông tin điều khiển.
Khi tham khảo ví dụ trong [4], tôi đưa ra ví dụ như sau:
Ghép nối loại này thiết kế khó hiểu, khó sửa đổi, dễ nhầm
e. Ghép nối chung (content coupling)
Khi các module trao đổi dữ liệu thông qua biến tổng thể. Khi đó lỗi từ
vùng dữ liệu biến tổng thể có nguy cơ lan ra toàn hệ thống, từ đó khó có thể sử
dụng lại các module.
f. Ghép nối nội dung (content coupling)
14
Procedure HienThiTen (In ten, i );
Begin
If i = 0 then write(‘bà ‘)
Else write(‘ông ‘) ;
Writeln (ten ) ;
End;
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
Loại này xảy ra khi một thành phần trực tiếp tham chiếu đến hoạt động của
một thành phần khác Chẳng hạn ở các ngôn ngữ bậc thấp có sử dụng goto, lệnh
cho phép thực hiện bước nhảy đến một nhãn nhất định trong chương trình
3. Tính hiểu được (Understandability):
Theo [1], tính hiểu được liên quan tới một số đặc trưng sau :
a. Tính kết dính:
Ta có thể hiểu được một thành phần mà không cần tham khảo đến một
thành phần khác. Điều này tùy thuộc sự liên kết chặt chẽ giữa các phần tử của
thành phần. Chẳng hạn, tôi thấy trong đoạn:
Public Class Add_new_user
Private Sub Button2_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As
System.EventArgs) Handles Button2.Click
Me.Close()

End Sub
Private Sub Button1_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As
System.EventArgs) Handles Button1.Click
If hoten.Text = "" Then
MessageBox.Show("Bạn chưa nhập họ tên", "chú ý",
MessageBoxButtons.OK, MessageBoxIcon.Warning)
hoten.Focus()
Exit Sub
End If
If users.Text = "" Then
MessageBox.Show("Bạn chưa nhập tên đăng kí", "không thể đăng kí",
MessageBoxButtons.OK, MessageBoxIcon.Warning)
users.Focus()
Exit Sub
End If
If pass.Text <> repass.Text Then
15
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
MessageBox.Show("Mật khẩu và xác nhận lại mật khẩu phải trùng
nhau", "chú ý", MessageBoxButtons.OK, MessageBoxIcon.Warning)
Exit Sub
End If
If mhpwnvt(code.Text) <> "BB072496E32BA534B196192505E070F8"
Then
MessageBox.Show("Mã bảo vệ không chính xác", "Không thể đăng kí",
MessageBoxButtons.OK, MessageBoxIcon.Warning)
Exit Sub
End If
EXEC("INSERT INTO bv_users(username,password,decription)
VALUES('" & users.Text & "','" & mhpwnvt(Trim(pass.Text)) & "',N'" &

hoten.Text & "')")
MsgBox("cảm ơn bạn" & hoten.Text & "đã đăng kí - bây giờ bạn có thể
dùng tên và mật khẩu để đăng nhập")
Me.Close()
End Sub
Private Sub Add_new_user_Load(ByVal sender As System.Object, ByVal e
As System.EventArgs) Handles MyBase.Load
Me.CenterToScreen()
End Sub
End Class
b. Đặt tên:
Theo [1], mọi tên được dùng trong thành phần đó đều phải có nghĩa. Tên
có nghĩa là tên phản ánh các thực thể của thế giới thực được mô tả trong thành
phần đó. Chẳng hạn, tôi thấy ở đoạn code Class Add_new_user trên
Qua đặt tên class, tên biến theo tiếng anh tôi hiểu.
Add_new_user : thêm người dùng mới.
Button1_Click: kích chuột vào nút 1
16
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
Button2_Click: kích chuột vào nút 2.
Pass.Text mật khẩu trong hộp text
nói chung theo tôi khi đặt tên nên Sử dụng các ký hiệu, từ tiếng Anh (tiếng
việt) có nghĩa và không nên đặt quá dài.
c. Soạn tư liệu:
Theo [1], thành phần được soạn tư liệu đầy đủ và rõ ràng để ánh xạ được
các thực thể của thế giới thực vào các yếu tố của nó.
Ở đây ta có thể tham khảo bảng 3.2 - Dàn bài hướng dẫn dặc tả trang 147
của [1] để viết cho đầy đủ.
d. Độ phức tạp:
Theo [1], độ phức tạp của các thuật toán được dùng để thực hiện thành

phần đó đến mức độ không quá cao. Độ phức tạp cao ám chỉ các mối quan hệ
giữa các thành phần khác nhau của thiết kế đó. Và mỗi cấu trúc logic phức tạp
liên quan đến độ sâu lồng nhau của phát biểu if-then-else hay vòng lặp. Các
thành phần phức tạp là khó hiểu, nên phải thiết kế thành phần sao cho càng đơn
giản càng tốt.
Chẳng hạn theo [3], sự thừa kế trong một thiết kế hướng đối tượng phản
ánh độ dễ hiểu. Nếu sự thừa kế được dùng để gắn các chi tiết thiết kế thì thiết kế
sẽ dễ hiểu hơn. Mặc khác nếu sử dụng sự thừa kế đòi hỏi người đọc thiết kế phải
phải nhìn nhiều lớp đối tượng khác nhau trong tôn ti thừa kế(chỉ độ phức tạp) thì
độ dễ hiểu của thiết kế là được rút gọn.
4. Tính thích nghi được (adaptability)
Theo [1], một thiết kế dễ bảo trì thì phải có tính thích nghi được, tức là
chúng được ghép nối lỏng lẻo. Sự thích nghi được còn đòi hỏi thiết kế phải được
soạn thảo tư liệu tốt: Tư liệu phải dễ hiểu và phải nhất quán với sự thực hiện (sự
thực hiện phải viết ra dễ đọc) .
Một thiết kế dễ thích nghi cần phải có mức nhìn thấy được cao, tức là có
một quan hệ rõ ràng giữa các mức khác nhau: Cấu trúc hệ thống được thể hiện
qua từng bước làm mịn qua từng biểu đồ luồng dữ liệu từ một mức qua mức sau
và có thể lần vết ngược lại. Để có độ thích nghi tối ưu thì một thành phần phải tự
17
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
chứa. Muốn là tự chứa hoàn toàn thì một thành phần không nên dùng các thành
phần ngoại lai (tức là không nên dùng thư viện ngoài). tuy nhiên, điều này lại
mâu thuẫn với việc dùng lại các thành phần sẵn có. Vì vậy, cần có một sự thõa
hiệp giữa tính dùng lại và mất tính thích nghi được.
Tôi xin đưa ra một ví dụ nổi bật cho tính thích nghi này, đó chính là các
module theo hướng đối tượng (class), như Class Add_new_user trên chẳng hạn.
Việc thiết kế xoay quanh các đối tượng và dùng các thư viện trong sẽ rất phù hợp
cho việc thay đổi, sử dụng lại các class này để các thiết kế này hoàn chỉnh hơn.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHO MỘT THIẾT KẾ TỐT

Theo [1], ta có thể nhận được một thiết kế tốt nếu thực hiện đúng tiến trình
thiết kết phần mềm thông qua việc áp dụng các nguyên lý cơ bản, các phương
pháp luận hệ thống, các công cụ trợ giúp và việc xét duyệt nghiêm túc. Tuy
nhiên, điều đó chưa đủ đảm bảo chắc chắn một thiết kế đã hoàn hảo. Về nguyên
tắc để đảm bảo chất lượng thiết kế cần có một hệ các tiêu chuẩn cho thiết kế.
Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn tốt đã không đơn giản, thì quá trình đảm bảo
thiết kế thực hiện các chuẩn đó càng khó khăn hơn. Thay vào đó, người ta đã đưa
ra các hướng dẫn để hướng thiết kế đạt được một mức độ chất lượng nhất định :
1. Những hướng dẫn cần được vận dụng trong thiết kế
- Tổ chức phân cấp để kiểm soát một cách thông minh
các thành phần.
- Tổ chức theo các module để phân hoạch một cách
logic các thành phần thực hiện thành những chức năng và chức năng con.
- Sử dụng cách biểu diễn phân biệt và tách biệt giữa dữ
liệu và thủ tục
- Tổ chức các module dung chung cho ác chắc năng đặc
trưng đặc biệt.
- Hình thành giao diện để rút gọn độ phức tạp của việc
ghép nối giữa các module giữa môi trường bên ngoài cũng như giữa chúng với
nhau.
18
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
- Sử dụng lại các phần mềm đã có, trong đó có các mã
nguồn, các mẫu thiết kế …
2. Những nguyên lý thiết kế cần vận dụng.
1) Không rõ ràng tiến trình thiết kế trong một “Cách nhìn hạn hẹp”.
Người thiết kế cần tính đến mọi cách tiếp cận khác nhau dựa trên yêu cầu của
vấn đề đặt ra và khả năng của các nguồn lực đó có được.
2) Thiết kế có thể lần vết trở lại mô hình phân tích hay các bước trước nó.
3) Thiết kế không nên giải quyết vấn đề đã được giải quyết. Nên sử dụng

các mẫu đã gặp để cấu trúc hệ thống.
4) Thiết kế phải rút ngắn được khoảng cách giữa các phần mềm và vấn đề
tồn tại trong thế giới thực.
5) Thiết kế cần thể hiện tính nhất quán và tích hợp.
6) Thiết kế cần được cấu trúc để dễ thay đổi.
7) Thiết kế không phải mã hóa, mã hóa không phải thiết kế.
8) Thiết kế cần được xem xét ngay từ đầu để tối thiểu hóa các lỗi.
9) Thiết kế cần được đánh giá và rà soát chất lượng trong quá trình phát
triễn.
C. TỔNG KẾT
Đề tài đã hoàn thành với việc tổng hợp, phân tích nhiều kết quả của các nhà
nghiên cứu, tìm hiểu về “Đánh giá chất lượng thiết kế phần mềm” và vận dụng,
phân tích vào các ví dụ cụ thể của các thiết kế phần mềm sưu tầm hoặc các đoạn
code tự tôi chế tác.
Qua đề tài, tôi đã học được nhiều điều không những về kiến thức ”Đánh giá
thiết phần mềm có chất lượng” mà còn về khả năng đánh giá, hiểu, vận dụng,
tổng hợp, phân tích. Bởi lẻ đề tài đòi hỏi tôi phải đọc rất nhiều tài liệu lý thuyết
liên quan, hiểu về ngôn ngữ lập trình, về các cách tiếp cận ngôn ngữ lập trình,
19
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
hiểu về phần mềm Và đề tài đã đưa ra được các giải pháp để có thiết kế tốt, để
người làm thiết kế phần mềm có thể ứng dụng vào phần mềm của mình.
Trong vốn khả năng của mình và việc vận dụng, phân tích vào các tài liệu
liên quan đến ”Đánh giá chất lượng thiết kế phần mềm”, nên đề tài vẫn còn cần
nhiều sự đánh giá, góp ý. Tôi hi vọng đề tài sẽ có nhiều nhận được ý kiến đánh
giá, góp ý. Qua đó, tôi thấy được sự vận dụng, tổng hợp, phân tích của mình
đúng sai chỗ nào và để cho trong tương lai đề tài càng hoàn thiện hơn.
Nếu có thời gian thì đề tài này không chỉ dừng lại ở một bài tiểu luận và
tôi sẽ bổ sung thêm ở mục cuối bằng cách đưa ra một phần mềm cụ thể, đánh giá
tốt, xấu và đề ra các giải pháp cụ thể cho thiết kế phần mềm đó được tốt hơn.

Phần bổ sung đó cũng chính là hướng phát triển của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- [1] Nguyễn Văn Vỵ, Nguyễn Việt Hà ,”Giáo Trình Kỹ Nghệ Phần
Mềm”- Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội , 02/2003
- [2] Ngô Trung Việt, Nguyễn Kim Ánh, ”nhập môn Kỹ Nghệ Phần
Mềm”- Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội-14/03/2008
- [3] Lê Văn Tường Lân, ”giáo trình Công Nghệ Phần Mềm ”- khoa Công
nghệ thông tin,trường ĐHKH huế, 02/2004.
- [4] Silde bài giảng cho lớp K50CA và K50CB- PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Bình, ”Công Nghệ Phần Mềm”- Đại Học Quốc Gia Hà Nội
20
Đánh giá chất lượng thiết kế Phần mềm_Kỹ Nghệ Phần Mềm
- [5] Nguyễn Việt Hà, ” bài giảng Kỹ Nghệ Phần Mềm”
- [6] Ian Sommerville, ”Software Engineering”, 6th ed., Addison-Wasley,
2001.
- [7] Trang web về Mô hình chất lượng ISO - 9126
/>hinh-chat-luong-iso-9126/
- [8] Một số phần mềm :
+ [8’] Quản lý Tin 3b trong bài giảng môn lập trình ứng dụng, thầy
Nguyễn Lương Thục, khoa tin học, trường ĐHSP Huế
+ [8’’] Quản lý bệnh nhân của Nguyễn Văn Thọ- Tin 3b , trường
ĐHSP Huế
+ [8’’’] Quản lý nhà sách, Nhóm học tập- Nhóm 1 lớp tin 3b, trường
ĐHSP Huế
- [9] Các tài liệu có liên quan về đánh giá chất lượng và các tài liệu về lập
trình khác.
21

×