Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Luận văn thạc sĩ về thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển Kinh tế Xà hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 138 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- *** ---




NGUYỄN THANH SƠN






THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ











Thái Nguyên, năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QTKD
--- *** ---







ĐỀ CƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ




Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY
VAI TR Ò NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN



Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 60.31.10







Người thực hiện: Nguyễn Thanh Sơn
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Anh Tài





Thái Nguyên, 5/2006

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- *** ---


NGUYỄN THANH SƠN





THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ

NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 - 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ







Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Anh Tài





Thái Nguyên, năm 2007

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i



LỜI CAM ĐOAN




Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả Luận văn





NGUYỄN THANH SƠN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii




LỜI CÁM ƠN


Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận
văn để bảo vệ tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh Thái Nguyên.
Có được kết quả này, trước hết cho phép tôi được gửi lời cám ơn đến tập thể các
thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt những tri thức quý giá trong thời gian tôi được học
tập tại trường. Đặc biệt tôi xin được chân trọng cảm ơn thầy giáo Tiến sỹ Đỗ Anh Tài

đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi cũng xin được cám ơn các cơ quan Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Giáo dục Đào Tạo, Sở
Y tế, Cục Thống kê và các hộ điều tra đã giúp đỡ tôi về tài liệu và các thông tin liên
quan phục vụ cho việc nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin được cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành
luận văn này.


Tác giả Luận văn





NGUYỄN THANH SƠN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
MỤC LỤC


Trang
Lời cam đoan…….…….……………………………………………………..
Lời cảm ơn. …………........………………...………………………………...
Mục lục.………………………………………………………………………
Danh mục các chữ viết tắt…………..….……………….……………………
Danh mục các bảng…………………..….…...……………………………….

Danh mục biểu đồ…………...……….….……………………………………
Mở đầu ……………………...……..…………..…..……………….
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài…………………………………..
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………...…………………..
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….
4. Đóng góp mới của luận văn…………………………....…………………..
5. Bố cục luận văn……………..………………………..…………………….
Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu……..
1.1. Cơ sở khoa học về nguồn nhân lực………………………………...…….
1.1.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực……………………………………….
1.1.2. Cơ sở thực tiễn và ý nghĩa của nguồn nhân lực………………………..
1.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………
1.2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết………………………………...
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu…………………………………………..
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu……………………….……………….....
Chương I: Thực trạng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh
Thái Nguyên…………...……………………………………………………..
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu…………………………………………….
2.1.1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………………...
2.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội khu vực nông thôn…...….....…………...…..
2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Thực trạng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực………………...

i
ii
iii
v
vi
vii
1

1
2
3
3
4
5
5
5
14
27
27
27
29

32
32
32
43
50
50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv

2.2.2. Thực trạng sử dụng lao động trong các hộ điều tra…………………….
2.2.3. Đánh giá kết quả sử dụng lao động trong khu vực nông thôn ………...
2.2.4. Ý kiến đề xuất của người dân để phát huy vai trò nguồn nhân lực
trong phát triển kinh tế xã hội………………………………………………...

2.2.5. Tác động của một số chính sách của tỉnh Thái Nguyên đến vấn đề sử
dụng nhân lực trong khu vực nông thôn ……………………………….…..
2.3. Phân tích đánh giá…………………………………..…….……...………
2.3.1. Một số hạn chế về nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn …..…..…
2.3.2. Những khó khăn, trở ngại trong việc phát huy vai trò nguồn nhân lực
ở khu vực nông thôn ………………….............…………………………..….
Chương III: Một số giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực
trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên ......
3.1. Quan điểm phương hướng và mục tiêu phát huy nguồn nhân lực nông thôn
3.1.1. Quan điểm phát huy vai trò nguồn nhân lực…….………………...…...
3.1.2. Phương hướng……………………..………….……………………….
3.1.3. Những mục tiêu cơ bản………………………………………………...
3.2. Một số giải pháp………............………………...…………….………….
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…...…….…..….
3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông
thôn để tạo thêm nhiều việc làm mới……..………...……….……….……….
3.2.3. Nhóm giảp pháp về tạo việc làm, nâng cao hiệu quả lao động trong
khu vực nông thôn……………………..……………………………...…….
3.2.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế để nâng cao hiệu quả sử dụng nhân
lực đối với các vùng nghiên cứu…………………...……………….………...
Kết luận và kiến nghị……………...………...…………..…………………..
1. Kết luận…………………………..……………….………………………..
2. Đề nghị…………….………….....……………..…………………………..
2.1. Đối với Nhà nước………………...………..….…………………………
2.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên………………………………………………..
Danh mục tài liệu tham khảo ……..........……...…..…….…………………
Phụ lục…………………..…….…...................…...………………………….


62

73

85

89
91
91

92

94
94
94
95
96
96
96

99

104

107
110
110
111
111
111
113
116

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



01. ATK Xã An toàn khu
02. BHYT Bảo hiểm y tế
03. CMKT Chuyên môn kỹ thuật
04. CNH Công nghiệp hoá
05. CNKT Công nhân kỹ thuật
23. ĐVT Đơn vị tính
06. EU Liên minh châu Âu
07. GDP Tổng sản phẩm quốc nội
08. HĐH Hiện đại hoá
09. HDI Chỉ số phát triển con người
10. HTX Hợp tác xã
11. KCN Khu công nghiệp
12. KHCN Khoa học công nghệ
13. KT - XH Kinh tế - xã hội
14. KVNN Khu vực nhà nước
22. LLLĐ Lực lượng lao động
15. PTNT Phát triển nông thôn
16. SXKD Sản xuất kinh doanh

17. THCS Trung học cơ sở
18. THPT Trung học phổ thông
19. UBND Uỷ ban nhân dân
20. UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc
21. VAC Vườn ao chuồng



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ



Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tham gia LLLĐ chia theo nhóm tuổi năm 2005………...
Biểu đồ 1.2. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế năm 2005……………….
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ dân số theo giới tính và nhóm tuổi khu vực nông thôn
tỉnh Thái Nguyên năm 2006………….….................…………… ….……...
Trang

20

22

39





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Nguồn nhân lực chia theo giới tính và khu vực thành thị, nông
thôn giai đoạn 2001 - 2005…………..………………………………………
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp năm 2005………...…………...
Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu về Y tế và Giáo dục của Việt Nam……..………...
Bảng 2.1. Hiện trạng diện tích đất tự nhiên………..……………..………….
Bảng 2.2. Hiện trạng cơ sở giáo dục đào tạo của khu vực nông thôn…...…...
Bảng 2.3. Thực trạng cơ sở y tế và cán bộ y tế xã…………………..……….
Biểu 2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng văn hóa thông tin ….…………..……….
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu hiện trạng cấp nước nông thôn…………..……….
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn năm 2006…..
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp……….....……..
Bảng 2.8. Đặc điểm và quy mô lao động theo khu vực điều tra……..………
Bảng 2.9. Cơ cấu trình độ văn hoá của những người đang làm việc…..…….
Bảng 2.10. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động……………..……...
Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe của người dân……….....
Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu về tình hình chăm sóc trẻ em……………..…….
Bảng 2.13. Thông tin về tình hình học tập của trẻ…………………...………
Bảng 2.14. Cơ cấu đào tạo của những người đang theo học……..………….
Bảng 2.15. Một số chỉ tiêu về thông tin - văn hoá và thể thao……..………..



16
18
21
36
40
41
42
45
46
47
50
52
53
55
56
58
59
60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii

Bảng 2.16. Phân bố lao động chia theo vị trí làm việc……………..………..
Bảng 2.17. Thời gian làm việc bình quân của lao động làm việc tại hộ…..…
Bảng 2.18. Một số đặc điểm của lao động thuần nông nghiệp…………..…..
Bảng 2.19. Một số đặc trưng của lao động có thời gian làm công việc phi
nông nghiệp giữa các khu vực……………………………………..………...
Bảng 2.20. Cơ cấu của lao động làm việc ngoài hộ chia theo vị thế công
việc, theo địa giới hành chính …....………………..…………...……………

Bảng 2.21. Lao động ngoài hộ chia theo trình độ kỹ thuật và giới tính ….....
Bảng 2.22. Việc làm ngoài hộ chia theo ngành kinh tế và mức tiền công…...
Bảng 2.23. Mức thu nhập bình quân chia theo vị trí làm việc………..……...
Bảng 2.24. Tỉ lệ lao động nghèo chia theo vị trí làm việc…………..……….
Bảng 2.25. Thời gian làm việc trong năm của lao động nông thôn…..……...
Bảng 2.26. Tổng hợp nhu cầu làm thêm của các hộ điều tra .……..………...
Bảng 2.28. Ý kiến của hộ dân về những nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu
quả sử dụng nguồn nhân lực………………………………………..………..
Bảng 2.28. Tình hình sử dụng đất của hộ điều tra………………...…………
Bảng 2.29. Tình hình vay vốn đầu tư sản xuất của các hộ điều tra……..…...
Bảng 2.30. Tiếp cận thông tin giới thiệu việc làm trong 12 tháng qua…..….
Bảng 2.31. Tổng hợp ý kiến đề xuất của người dân về nhu cầu phát triển
nghề phụ……………………………………………………………..……….
Bảng 2.32. Nhu cầu về ngành nghề cần được đào tạo của người dân…...…..


62
64
66

68

70
71
72
73
74
76
78


79
80
82
84

86
88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới
đều có một đƣờng lối chiến lƣợc phát triển khác nhau. Một số quốc gia trong những
thập kỷ gần đây đạt đƣợc những thành tựu phát triển kinh tế vƣợt bậc nhƣ Nhật
Bản, Hàn Quốc... Khi tìm hiểu những nguyên nhân tạo ra bƣớc phát triển nhẩy vọt
của các quốc gia này thì có một điểm chung nhất là họ đều có đƣờng lối chiến lƣợc
phát huy nguồn lực con ngƣời hiệu quả và hợp lý. Nhân lực đƣợc coi là một nguồn
lực trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội và đƣợc xem nhƣ là nguồn lực khởi đầu
cho mọi sự khởi đầu.
Việt Nam với công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội trong hai thập kỷ
qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, trở thành một quốc gia năng động trong
khu vực. Tuy nhiên trƣớc bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế đã đặt ra những cơ hội và thách thức lớn trên mọi lĩnh vực. Việt Nam đƣợc
đánh giá là quốc gia có lợi thế so sánh về lao động do lực lƣợng lao động dồi dào,
chi phí nhân công thấp, tuy nhiên để phát huy triệt để lợi thế so sánh, tạo đà xây
dựng phát triển nguồn nhân lực bền vững đòi hỏi phải có chiến lƣợc đồng bộ và lâu
dài. Chúng ta đã có sự đổi mới căn bản về quan điểm và nhận thức phát triển nguồn
nhân lực đƣợc thể hiện rõ nét trong văn kiện của Đảng và chính sách pháp luật của
Nhà nƣớc. Tại văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc khoá IX - X đã khẳng định
“Phát triển con ngƣời vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa lâu dài…nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và phát
triển kinh tế tri thức”; "Tăng cƣờng đầu tƣ vào phát triển con ngƣời thông qua phát
triển mạnh giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Đảm bảo nguồn nhân lực
về số lƣợng và chất lƣợng với cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao [1].
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc tổ quốc. Là
trung tâm đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề lớn thứ 3 của cả
nƣớc. Trong những năm qua, Thái Nguyên đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng kinh tế khá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2

mạnh mẽ, tốc độ phát triển GDP bình quân đạt trên 8%, thu nhập bình quân năm
2005 đạt khoảng 300USD/ngƣời. Các chỉ tiêu xã hội có chiều hƣớng chuyển biến
tích cực. Với cơ chế chính sách mở tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế
phát triển và đặc biệt với chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đang là những
tiền đề tốt giúp Thái Nguyên có cơ hội phát triển và hòa mình với nhịp độ phát triển
chung của cả nƣớc. Với những thành tựu đã đạt đƣợc nêu trên có một phần đóng
góp quan trọng từ khu vực kinh tế nông thôn, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 GDP
khu vực nông nghiệp đóng góp gần 30% cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trƣởng bình
quân năm khoảng 4,6%.
Tuy nhiên với thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và khu
vực nông thôn nói riêng hiện nay còn quá nhiều bất cập đã cản trở, hạn chế tiến
trình phát triển kinh tế xã hội. Thực trạng phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng
và thế mạnh vốn có. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc phát huy các
nguồn nội lực còn rất thấp, đặc biệt chƣa phát huy tốt vai trò nguồn nhân lực phục
vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy tập trung nghiên cứu, xây dựng các
giải pháp giúp khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ tăng trƣởng nhanh và
bền vững, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa khu vực nông thôn là nội dung cần đƣợc quan tâm nghiên cứu.
Trƣớc thực trạng này yêu cầu đặt ra hiện nay là cần phải có công trình nghiên
cứu khoa học nhằm đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực khu vực nông thôn.
Từ thực tiễn nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải
pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực
nông thôn tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
- Hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực trong
phát triển kinh tế xã hội.
- Tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực

nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu đặc điểm của nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu những nguyên nhân hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
trong thực tiễn.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nguồn nhân lực trong
khu vực nông thôn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đƣợc giới hạn trong phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và
tình hình sử dụng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Do vấn đề
nghiên cứu về nhân lực rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực nên trong
luận văn này sẽ chủ yếu tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm nguồn lao động
và sử dụng lao động nông thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại địa bàn đặc trƣng cho
các vùng, khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Khi tổng hợp phân tích tùy theo
từng nội dung nghiên cứu sẽ chia theo 3 khu vực cơ bản gồm khu vực vùng cao,
trung du và vùng thấp.
- Thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng nguồn nhân
lực khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên tại thời điểm điều tra thu thập thông tin
(tháng 10/2006), có tham khảo số liệu sơ cấp các năm từ 2001 đến năm 2006.
4. Đóng góp mới của Luận văn
Tìm hiểu khái quát thực trạng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh Thái
Nguyên. Phân tích đặc điểm về việc làm của các nhóm lao động nhƣ lao động thuần

nông, lao động phi nông nghiệp. Từ đó chỉ ra những tồn tại hạn chế làm cơ sở đề
xuất các giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

5. Bố cục Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn bao gồm 03 phần chính sau:
- Cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Thực trạng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
- Các giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn tỉnh
Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 . CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực
1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực “là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của
một quốc gia, suy rộng ra có thể đƣợc xác định trên phạm vi một địa phƣơng, một

ngành hoặc một vùng chia theo địa giới hành chính” [23].
Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng đƣợc hiểu là nguồn lực con ngƣời của quốc
gia hoặc vùng lãnh thổ có khả năng huy động, quản lý để tham gia vào quá trình
phát triển KT-XH. Theo nghĩa hẹp có thể lƣợng hóa bằng một bộ phận của dân số
bao gồm những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động không kể đến
trạng thái có việc làm hay không có việc làm.
Nguồn nhân lực là toàn bộ những ngƣời lao động dƣới dạng tích cực (đang
tham gia lao động) và tiềm tàng (có khả năng lao động nhƣng chƣa tham gia lao
động), không gồm những ngƣời có khả năng lao động nhƣng không có nhu cầu làm
việc. Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển
KT-XH. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay kinh tế tri thức đang chi phối các hoạt
động của nền kinh tế quốc dân thì con ngƣời trở thành động lực trực tiếp cho mọi sự
phát triển.
1.1.1.2. Các quan điểm về nguồn nhân lực
- Nhân tố con ngƣời trong lực lƣợng sản xuất:
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển
toàn diện con ngƣời là cơ sở quan trọng nhất cho việc nghiên cứu nhân tố con
ngƣời. Khi nói đến nhân tố con ngƣời là nói tới mặt hoạt động cơ bản nhất quyết
định mọi thuộc tính, biểu hiện đặc trƣng của con ngƣời. Sự tác động của con ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6

quyết định đến toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử. Tiến bộ xã hội không phải là
quá trình tự động mà phải thông qua hoạt động của con ngƣời trong xã hội. Con
ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy phát triển xã hội. Nhân tố con
ngƣời vừa là phƣơng tiện sáng tạo ra mọi giá trị của cải vật chất và tinh thần vừa
hoàn thiện ngay chính bản thân mình. Chỉ có nhân tố con ngƣời mới có thể làm thay
đổi đƣợc công cụ sản xuất ngày càng phát triển với năng suất, chất lƣợng cao làm

thay đổi quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác, nhằm mục đích ngày càng
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con ngƣời và cho xã hội.
Theo C.Mác thì con ngƣời trong lực lƣợng sản xuất phải ngày càng phát triển
cao về trí tuệ, khỏe mạnh về thể chất, giầu có về tinh thần, trong sáng về đạo đức,
linh hoạt và văn minh trong ứng sử. Trong đó trí tuệ không chỉ là những tri thức
trừu tƣợng mà trƣớc hết là những năng lực chuyên môn đƣợc đào tạo và đào tạo lại
trong quá trình sản xuất [15]. Khỏe mạnh về thể chất không chỉ đơn thuần là sự
cƣờng tráng về thể lực mà nó bao hàm trong đó sự phát triển về trí lực, tƣ chất
thông minh và trí sáng tạo trong lao động học tập. Con ngƣời tham gia vào quá trình
sản xuất với tƣ cách là một nhân tố quan trọng nhất của lực lƣợng sản xuất bằng sức
mạnh của trí tuệ và sức lực của cơ bắp, trong đó trí tuệ ngày càng chiếm ƣu thế
trong quá trình sản xuất.
- Nguồn nhân lực trong lý thuyết tăng trƣởng:
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học, tăng trƣởng kinh tế là quá trình
chuyển dịch đƣờng giới hạn khả năng sản xuất, là quá trình biến đổi của các nguồn
lực cơ bản phát triển kinh tế gồm: vốn tƣ bản, kỹ thuật, nhân lực và tài nguyên.
Trong đó nhân lực đƣợc xem nhƣ là nhân tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất
tạo ra sản phẩm cho xã hội. Vốn tƣ bản thuần nhất giá trị định lƣợng nhƣng vốn
nhân lực bao hàm cả hai giá trị định lƣợng, định tính và quyết định hiệu quả lao
động [23]. Hiệu quả lao động đồng nhất khái niệm tăng năng suất lao động xã hội,
là tiền đề cải tạo xã hội. Mặt khác hiệu quả lao động phản ánh sức khỏe, trình độ
đào tạo chuyên môn kỹ thuật, khả năng tay nghề của lực lƣợng lao động.
Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng
kinh tế đã đặc biết chú ý đến chất lƣợng lao động và vai trò của tiến bộ khoa học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

công nghệ. Nếu lao động chỉ đề cập đến số lƣợng sẽ không mang lại tăng trƣởng,

chỉ có tiến bộ công nghệ đƣợc lao động ứng dụng hiệu quả mới giải thích đƣợc sự
gia tăng không ngừng.
- Xu hƣớng phát triển của nguồn nhân lực:
Giai đoạn hiện nay, con ngƣời không những muốn thoả mãn nhu cầu vật chất
ngày càng nhiều và đa dạng mà còn mong muốn bảo vệ môi trƣờng trong quá trình
sản xuất, tạo sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng và bền vững.
Để giải quyết đƣợc yêu cầu trên thì con ngƣời có trí tuệ mới là nhân tố quyết định
thực hiện mục tiêu đó. Trong thời đại mới nhân tố con ngƣời có tri thức ngày càng
đóng vai trò quyết định hơn trong lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đối với
ngƣời lao động hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai không thể chỉ dựa vào kinh
nghiệm sản xuất mà đồng thời phải kết hợp với tri thức khoa học mới có thể nâng
cao năng suất lao động. Chức năng của con ngƣời đã và sẽ có những biến đổi to lớn,
các thao tác trực tiếp của con ngƣời sẽ ngày càng ít, thay vào đó là sự sáng tạo và sự
điều khiển gián tiếp vào các khâu trong quá trình sản xuất. Khoa học công nghệ là
sản phẩm lao động trí tuệ của con ngƣời, nó trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp.
1.1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực
Khi đánh giá nguồn nhân lực, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách
sử dụng chỉ tiêu cơ bản là đánh giá về số lƣợng và chất lƣợng, đồng thời xem xét
các yếu tố phát triển và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
* Số lƣợng nguồn nhân lực: Là tổng số ngƣời tham gia hoạt động kinh tế và
đƣợc chia theo các đặc trƣng về tuổi, giới tính, dân tộc, tƣơng quan giữa nguồn
nhân lực với dân số. Qua đó chỉ ra tính cân đối theo giới, theo nhóm tuổi hay không
và xu hƣớng thay đổi nhƣ thế nào trong tƣơng lai. Số lƣợng nguồn nhân lực đƣợc
xác định bởi chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trƣởng. Ngoài ra còn đƣợc xác định
nhƣ tỷ lệ % so với tổng dân số, tốc độ gia tăng bình quân. Theo từ điển thuật ngữ
của Pháp (1977 – 1985) thì nguồn nhân lực xã hội bao gồm những ngƣời trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm [6]. Nhƣ vậy theo
quan niệm này thì những ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhƣng
không muốn làm việc thì không đƣợc tính vào nguồn nhân lực xã hội. Còn một số


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

quốc gia khác lại xem nguồn nhân lực là toàn bộ dân số và có khả năng lao động,
quan niệm này không có giới hạn về tuổi.
Ở Việt Nam theo cách xác định của Tổng cục Thống kê, thì cách xác định
nguồn nhân lực bao gồm những ngƣời đang làm việc và những ngƣời chƣa làm việc
nhƣng có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc. Nguồn nhân lực còn đƣợc gọi với
khái niệm lực lƣợng dân số tham gia hoạt động kinh tế. Nguồn nhân lực có thể đƣợc
phân chia nhƣ sau:
- Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cƣ: Bao gồm toàn bộ những ngƣời trong
độ tuổi lao động, có khả năng và nhu cầu lao động không kể đến trạng thái có việc
làm hay không có việc làm và còn gọi là lực lƣợng lao động.
- Nguồn nhân lực đang làm việc: Là số lao động trong các ngành kinh tế bao
gồm lao động làm công ăn lƣơng và lao động tự làm còn gọi là lao động tham gia
hoạt động kinh tế.
- Nguồn nhân lực dự trữ: Bao gồm những ngƣời trong lực lƣợng lao động
chƣa có nhu cầu làm việc, chƣa tham gia làm việc gọi là dân số không tham gia hoạt
động kinh tế nhƣ ngƣời nội trợ, ốm đau, tàn tật và đi học.
* Chất lƣợng nguồn nhân lực: Là trạng thái nhất định thể hiện mối quan hệ
giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lƣợng
nguồn nhân lực không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà còn
phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội. Bởi lẽ chất lƣợng nguồn nhân
lực cao sẽ tạo động lực mạnh mẽ hơn với tƣ cách không chỉ là nguồn lực của sự
phát triển mà còn thể hiện mức độ văn minh của một xã hội [23]. Trình độ học vấn
và trình độ chuyên môn kỹ thuật theo nhóm tuổi, theo giới tính, dân tộc là những
chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực. Ngoài ra chất lƣợng nguồn
nhân lực còn thể hiện ở tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu chia theo các đặc
trƣng, thiên hƣớng ngành nghề.

Tuy nhiên chất lƣợng nguồn nhân lực xét về mặt xã hội đƣợc thể hiện qua
một số hệ thống chỉ tiêu chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

- Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe của dân cƣ: Sức khỏe là trạng thái
thoải mái về chất, tinh thần và xã hội chứ không phải đơn thuần là có bệnh tật hay
không. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa
thể chất và tinh thần. Hiện trạng sức khỏe đƣợc đánh giá nhƣ về chiều cao, cân
nặng, tình trạng thị lực, tai mũi họng, thần kinh, nội ngoại khoa... và có thể chia
theo 3 cấp độ tốt - trung bình - yếu.
Bên cạnh việc đánh giá sức khỏe của ngƣời lao động ngƣời ta còn nên ra các
chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của quốc gia qua các nhóm chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu y tế
cơ bản, chỉ tiêu về tình hình bệnh tật cụ thể nhƣ sau:
+ Tuổi thọ trung bình.
+ Chiều cao, cân nặng trung bình của thanh niên.
+ Tỷ lệ sinh thô, tỷ lệ chết thô, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.
+ Tỷ lệ tử vong của trẻ em dƣới 1 tuổi và dƣới 5 tuổi.
+ Tỷ lệ trẻ em sơ sinh dƣới 2500g.
+ Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ dƣới 5 tuổi.
+ Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh truyền nhiễm, nhóm bệnh có tiêm chủng.
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của
ngƣời lao động với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, là khả năng về
tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản. Trình độ văn hóa biểu
hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là
một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lƣợng nguồn nhân lực và tác động
trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa tạo khả năng tiếp
thu và vận dụng hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.

Trình độ văn hóa đƣợc cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không
chính quy và đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
+ Tỷ lệ dân số biết chữ (tính những ngƣời từ đủ 10 tuổi trở nên).
+ Số năm đi học trung bình (tính những ngƣời từ đủ 15 tuổi trở nên).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10

+ Tỷ lệ ngƣời đi học chia theo các cấp tiểu học, trung học phổ thông, trung
học cơ sở so với dân số trong độ tuổi đi học.
+ Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng tuổi.
* Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật:
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm
trách công việc về quản lý hoặc hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn là sự
hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó mà ngƣời lao động đƣợc đào
tạo ở các trƣờng trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và có khả năng chỉ
đạo, quản lý công việc thuộc chuyên môn nhất định. Trình độ kỹ thuật thƣờng dùng
để chỉ trình độ của ngƣời đƣợc đào tạo các trƣờng kỹ thuật, đƣợc trang bị kiến thức,
kỹ năng thực hành để thực hiện công việc nhất định. Những ngƣời hoạt động trong
các lĩnh vực kỹ thuật có thể qua đào tạo hoặc chƣa qua đào tạo nhƣng có thâm niên
làm việc một thời gian nhất định có trình độ cấp bậc công nhân tƣơng đƣơng bậc 3
trở nên.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động phản ánh kiến thức và kỹ năng
của lao động, phản ánh chất lƣợng lao động đƣợc hình thành thông qua hệ thống
giáo dục và đào tạo. Trình độ chuyên môn là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh
của một nền kinh tế. Nó cũng phản ánh khả năng làm việc của ngƣời lao động nhằm
đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng lao động.
- Đo lƣợng trình độ chuyên môn kỹ thuật với một số chỉ tiêu sau:
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với lực lƣợng lao động.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với lực lƣợng lao động.
+ Tỷ lệ đại học, trên đại học, trung học chuyên nghiệp so với dân số.
+ Cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật chia theo cấp đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật.
* Phát triển nguồn nhân lực:
- Khái niệm phát triển nguồn nhân lực đƣợc hiểu ở góc độ hoàn thiện, nâng
cao chất lƣợng nguồn nhân lực và có điều chỉnh hợp lý số lƣợng. Để có thể phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

triển nguồn nhân lực, xét từ góc độ vĩ mô phải có cơ chế chính sách tác động vào
nguồn nhân lực [14]. Nhƣ vậy có thể hiểu khái niệm phát triển nguồn nhân lực là
tổng thể cơ chế chính sách và biện pháp hoàn thiện nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
lực gồm trí tuệ, phẩm chất tâm lý xã hội và điều chỉnh hợp lý về số lƣợng nhằm đáp
ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
- Mức độ phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia đƣợc thể hiện một số
chỉ tiêu cơ bản nhƣ sau:
+ Số lƣợng giáo viên (cấp tiểu học và phổ thông/10.000 dân).
+ Số kỹ sƣ/10.000 dân.
+ Số bác sỹ, y sỹ, dƣợc sỹ/10.000 dân.
+ Tỷ lệ học sinh nhập học cấp tiểu học đúng tuổi và tỷ lệ nhập học lớp 1 so
với số dân cùng độ tuổi.
Hiện nay, trên thế giới đang phổ biến chỉ tiêu HDI (Human Development
Index) đánh giá chất lƣợng, trình độ phát triển nguồn nhân lực hay còn gọi cách
khác là chỉ số phát triển con ngƣời.
Ngày nay cùng với việc phát triển nguồn nhân lực, ngƣời ta quan tâm nhiều
đến yếu tố phát triển và mức độ chênh lệch giữa các khu vực dân cƣ, giữa các vùng
miền và các nhóm dân tộc khác nhau. Mặt khác nguồn nhân lực đóng vai trò quan

trọng trong phát triển kinh tế. Nếu mức độ sử dụng vốn, công nghệ có hiệu quả hay
không sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố con ngƣời. Một quốc gia dân số có trình độ
học vấn thấp, lao động không đƣợc đào tạo, sức khỏe yếu thì khả năng tăng trƣởng
kinh tế không thể cao và thiếu bền vững. Vì thế quan hệ giữa phát triển nguồn nhân
lực và tăng trƣởng kinh tế là quan hệ nhân quả.
* Sử dụng nguồn nhân lực: Là khái niệm chỉ sự khả dụng lao động trong
nền kinh tế quốc dân, bao hàm giá trị về số lƣợng và khả năng thu hút lao động
trong các ngành kinh tế. Chất lƣợng sử dụng đƣợc xem xét, đánh giá nhƣ cơ cấu lao
động có việc làm trong các ngành kinh tế, năng suất lao động, lao động theo vị thế
việc làm, cơ cấu đào tạo, tỷ lệ lao động làm công hƣởng lƣơng, lao động tự tạo việc
làm chia theo các đặc trƣng... Ngày nay ý nghĩa của việc biết khai thác sử dụng lao

×