Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Ảnh hưởng của đô thị hóa tới lao động nông nghiệp thị trấn trâu quỳ, huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.51 KB, 134 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, toàn bộ số liệu cũng như kết quả nghiên cứu của
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đều
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ ràng
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2014
Sinh viên

Phan Thị Thanh Huyền
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố
gắng của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập
thể cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Lê Khắc Bộ đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ và nhân dân thị trấn
Trâu Quỳ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã
động viên, khích lệ tôi để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 2 tháng 06 năm 2014
Sinh viên

Phan Thị Thanh Huyền
ii


TÓM TẮT ĐÈ TÀI
Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã
chuyển biến theo hưởng mới với sự phát triển của hàng loạt máy móc công
nghệ hiện đại. Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền
kinh tế phát triển đều phải trải qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế
đó. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước. Đặc biệt ở
các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội-TP Hồ Chí Minh, việc đô thị hóa diễn
ra sôi động hơn bao giờ hết.
Trâu Quỳ là một thị trấn thuộc huyện Gia Lâm, huyện ngoại thành
nằm ở phía đông thủ đô Hà Nội, cùng với quá trình phát triển của Thủ đô,
của huyện Gia Lâm, quá trình đô thị hóa tại thị trấn Trâu Quỳ cũng đang diễn
ra rất nhanh chóng, những năm qua kinh tế phát triển ổn định và đạt mức tăng
trưởng khá. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ cho đô
thị hóa ở thị trấn Trâu Quỳ cũng đã có ảnh hưởng rất lớn tới sinh kế của lao
động nông nghiệp ở thị trấn. Vì vậy, việc đánh giá tác động của đô thị hóa tới
lao động nông nghiệp là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của Đô thị hóa tới lao động nông
nghiệp thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
Đề tài nhằm giải quyết 4 mục tiêu cụ thể:
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, lao động
nông nghiệp, ảnh hưởng của đô thị hóa đến lao động nông nghiệp nông thôn;
(2) Đánh giá tình hình đô thị hóa và thực trạng lao động nông nghiệp ở
thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm;
(3) Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến lao động nông nghiệp thị
trấn Trâu Quỳ;
iii
4) Giải pháp nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông
nghiệp thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Để thực hiện những mục tiêu cụ thể trên đề tài sử dụng các phương

pháp điều tra và phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp thu thập tài liệu
sơ cấp, thứ cấp, khung phân tích. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu bằng
Exel và SPSS. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích kinh tế lao động nông
nghiệp và một số phương pháp khác.
Qua việc tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng của ĐTH tới lao động nông
nghiệp trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ tôi nhận thấy rằng ĐTH có ảnh hưởng
rất lớn tới lao động nông nghiệp nơi đây. Cụ thể quá trình ĐTH đã làm giảm
diện tích đất canh tác nông nghiệp từ đó làm giảm sản lượng nông sản. Làm
quy mô, cơ cấu lao động nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao
động nông nghiệp và tăng tỷ lệ lao động trong các ngành CN-XD và TM-
DV. Qua trình ĐTH cũng đã làm cho tỷ lệ thời gian lao động thực tế tăng lên
so với trước ĐTH từ đó giảm thời gian nhàn rỗi của người lao động, hạn chế
tính thời vụ về thời gian trong sản xuất nông nghiệp. ĐTH cũng đã làm tăng
mức đầu tư và giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác. Do quá
trình thu hồi đất phục vụ cho đô thị hóa đã dẫn tới tỷ lệ lao động thất nghiệp
sau đô thị hóa tăng lên. Qua trình ĐTH cũng đã làm cho thu nhập của các hộ
dân ở thị trấn tăng lên so với trước ĐTH, từ đó có điều kiện hơn để nâng cao
đời sống của các hộ dân
Từ kết quả đánh giá và phân tích suy luận. Tôi đã đề ra một nhóm giải
pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chể những ảnh hưởng tiêu
cực của quá trình ĐTH tới lao động nông nghiệp. Gồm các Giải pháp về
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp qua đó đối với những lao động bị mất
đất cần được hướng dẫn, hỗ trợ đào tạo về vốn và kỹ thuật để chuyển sang
sinh kể mới. Bên canh đó là các giải pháp về đào tạo nghề cho lao động nông
nghiệp; giải pháp phát triển nghành nghề truyền thống phát triển ngành nghề
iv
thu hút lao động nông nghiệp; các giải pháp về vốn công nghệ và thị trường
từ đó tạo mọi điều kiện để lao động nông nghiệp đầu tư vào sản xuất nâng cao
thu nhập của họ. Các đề xuất giải pháp cần được phối hợp thực hiện đồng bộ
để đạt được hiệu quả cao nhất.

v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xii
Phần I Phần I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ
LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về đô thị hóa 4
2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về lao động nông nghiệp 11
2.1.3 Mối quan hệ giữa đô thị hóa và lao động nông nghiệp 20
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 22
2.2.1 Tình hình đô thị hóa và lao động nông nghiệp ở một số nước
trên thế giới
22
2.2.2 Thực trạng đô thị hóa và tình hình sử dụng lao dộng ở Việt
Nam

26
2.2.3 Một số công trình nghiên cứu liên quan 29
Phần III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của thị trấn Trâu Quỳ 32
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 32
3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 34
3.1.4 Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn mà thị trấn Trâu
Quỳ đang gặp phải
42
3.2 Phương pháp nghiên cứu 43
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 43
vi
3.2.2 Thu thập số liệu 44
3.2.3 Phương pháp khung phân tích 44
3.2.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 46
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 48
Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Thực trạng đô thị hóa ở thị trấn Trâu Quỳ 51
4.1.1 Quy hoạch và đầu tư xây dựng 51
4.1.2 Kết quả quá trình đô thị hóa 53
4.2 Thực trạng lao động nông nghiệp ở thị trấn Trâu Quỳ 55
4.2.1 Quy mô cơ cấu lao động nông nghiệp 55
4.2.2 Năng suất và thu nhập lao động nông nghiệp 57
4.2.3 Thời gian lao động nông nghiệp 59
4.3 Thực trạng lao động nông nghiệp ở các hộ điều tra 61
4.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 61
4.3.2 Tình hình sử dụng lao động ở các hộ điều tra 65
4.4 Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa tới lao động nông nghiệp
ở thị trấn Trâu Quỳ

70
4.4.1 Ảnh hưởng tới diện tích đất canh tác lao động nông nghiệp 71
4.4.2 Ảnh hưởng tới quy mô cơ cấu sử dụng lao động nông nghiệp 73
4.4.3 Ảnh hưởng tới sử dụng thời gian của lao động nông nghiệp 76
4.4.4 Ảnh hưởng đến mức đầu tư và năng suất lao động 78
4.4.5 Ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập lao động nông nghiệp 82
4.5 Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập. tạo việc làm cho lao động
nông nghiệp ở thị trấn Trâu Quỳ
95
4.5.1 Giải pháp về phát triển ngành nghề thu hút lao động nông
nghiệp
95
4.5.2 Giải pháp về đào tạp nghề cho lao động nông nghiệp 96
4.5.3 Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp 97
4.5.4 Giải pháp về vốn, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật 98
4.5.5 Giải pháp về thị trường 99
Phần V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
5.1 KẾT LUẬN 101
5.2 KIẾN NGHỊ 104
5.2.1 Đối với nhà nước 104
Đối với chính quyền thành phố Hà Nội 105
Đối với chính quyền thị trấn Trâu Quỳ 106
Đối với các hộ nông dân, lao động nông nghiệp 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
vii
Phụ Lục 110
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn Trâu Quỳ(2011-2013) 35
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của thị trấn (2011-2013) 40
Bảng 4.1 Quy hoạch và đầu tư xây dựng giai đoạn 2005-2013 51

Bảng 4.2 Coq cấu kinh tế và tỷ lệ nhóm hộ năm 2005 và 2013 53
Bảng 4.3 Quy mô cơ cấu lao động nồng nghiệp của thị trấn (2011-2013) 56
Bảng 4.4 Bình quân thu nhập và cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp của các hộ
nông nghiệp/năm 2013
58
Bảng 4.5 Tỷ lệ thời gian làm việc của lao động nông nghiệp (2011-2013) 60
Bảng 4.6 Thông tin chung về chủ hộ 62
Bảng 4.7 Số lượng lao động và cơ cấu lao động ở các hộ điều tra 66
Bảng 4.8 Cơ cấu thu nhập trung bình của các hộ/năm 68
Bảng 4.9 Tình hình biến động đất canh tác của hộ trước và sau đô thị hóa 72
Bảng 4.10 Tình hình biến động quy mô cơ cấu sử dụng lao động nông nghiệp
(2005-2013)
74
Bảng 4.11 Tỷ lệ thời gian làm việc trung bình được sử dụng của lao động
nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
77
Bảng 4.12 Chi cho trồng lúa tính trung bình cho 1 sào trong quá trình đô thị
hóa
89
Bảng 4.13 Năng suất avf cơ cấu diên tích trồng lúa trước và sau ĐTH 81
Bảng 4.14 Biến động thực trang việc làm trước và sau đô thị hóa của các hộ
điều tra
82
Bảng 4.15 Biến động về cơ cấu nghề nghiệp của các nhóm hộ trong quá trình
đô thị hóa
83
Bảng 4.16 Biến động thu nhập và chi phí sản xuất nông nghiệp bình quân của
hộ nông dân do ảnh hưởng của đô thị hóa
88
Bảng 4.17 Ý kiến của các hộ điều tra về xu hướng thay đổi thu nhập do tác 89

viii
động của đô thị hóa
Bảng 4.18 Ý kiến của cán bộ khuyến nông về xu hướng thay đổi thu nhập
trong quá trình đô thị hóa
90
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
ix
Sơ đồ 3.1 Khung phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa tới lao động nông
nghiệp
45
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị trấn trâu quỳ năm 2005 và 2013 54
Biểu đồ 4.2 Giới tính của chủ hộ điều tra 63
Biểu đồ 4.3 Nghề nghiệp chính của chủ hộ 65
Biểu đồ 4.4 Biến động về nghề nghiệp của cacs hộ điều tra trong quá trình đô
thị hóa
84
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
BQ Bình quân
CC Cơ cấu
CN- XD Công nghiệp - xây dựng
CNH- HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
DN Doanh nghiệp
DT Diện tích
ĐTH Đô thị hóa
ĐVT Đơn vị tính
ĐHNN Đại học Nông Nghiệp
GDP Tổng thu nhập quốc nội
ha Héc ta

NS Năng suất
NN Nông nghiệp
LĐ Lao động
NN Nông nghiệp
SL Sản lượng
SĐTH Sau đô thị hóa
TT Thị trấn
TĐTH Trước đô thị hóa
TDP Tổ dân phố
TM- DV Thương mại, dịch vụ
xi
KHKT Khoa học kỹ thuật
UBND Ủy ban nhân dân
xii
Phần I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20, qua trình phát triển của nhân loại đã
chuyển biến theo hưởng mới với sự phát triển của hàng loạt máy móc công
nghệ hiện đại. Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền
kinh tế phát triển đều phải trải qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế
đó. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước, từ miền Bắc
đến miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến hải đảo,
không đâu là không mọc lên các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Đặc biệt ở
các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội-TP Hồ Chí Minh, việc đô thị hóa diễn
ra sôi động hơn bao giờ hết. Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa đô
thị hóa nền kinh tế nông thôn đã có những sự chuyển dịch rõ rệt trong đó sản
xuất phi nông nghiệp đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao, nhiều ngành nghề
mới xuất hiện các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển tạo ra

sự đa dạng trong sinh kế nông thôn, bên cạnh
đó nhiều hộ dân vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp vì các mục đích khác
nhau như đảm bảo an ninh lương thực giữ đất như một loại tài sản hay giữ kế
sinh nhai. Tuy nhiên chúng ta cũng nên nhìn nhận cả mặt trái của quá trình đô
thị hóa, trước hết là vấn đề về lao động nông nghiệp .
Trâu Quỳ là một thị trấn thuộc huyện Gia Lâm, huyện ngoại thành
nằm ở phía đông thủ đô Hà Nội. Trên địa giới hành chính của thị trấn Trâu
Quỳ có nhiều cơ quan đơn vị của Trung ương và địa phương như: Trường đại
học Nông nghiệp Hà Nội, viện nghiên cứu rau quả Trung ương, Huyện uỷ
UBND huyện Gia Lâm, Ban chỉ huy quân sự huyện Gia Lâm,… là điều kiên
thuận lợi cho thị trấn Trâu Quỳ phát triển về mọi mặt, thúc đẩy nhanh quá
1
trình đô thị hóa tại địa phương. Trâu Quỳ được xác định là vùng kinh tế
trọng điểm của huyện Gia Lâm. Vì vậy cùng với quá trình phát triển của Thủ
đô, của huyện Gia Lâm, quá trình đô thị hóa tại thị trấn Trâu Quỳ cũng đang
diễn ra rất nhanh chóng. Những năm qua kinh tế phát triển ổn định và đạt
mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch đúng
hướng. Giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng nhanh, chiểm tỷ
trọng cao trong cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên, Đô Thị hóa cũng đã làm tác động to lớn đến chiến lược sinh
kế của người dân cũng như sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất của các hộ dân ở
đây. Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ cho đô thị hóa ở thị trấn
Trâu Quỳ đã làm giảm quỹ đất, ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân mất
đất dẫn tới một phận lao động nông nghiệp trình độ thấp thiếu việc làm, giảm
thu nhập hoặc phải chuyển đổi ngành nghề… Vì vậy, việc đánh giá tác động
của đô thị hóa tới lao động nông nghiệp là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực
tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của Đô thị hóa tới lao
động nông nghiệp thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Khảo sát thực trạng đô thị hóa và lao động nông nghiệp ở thị trấn Trâu
Quỳ, phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến lao động nông nghiệp, từ đó có
cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao
động nông nghiệp thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, lao động nông
nghiệp, ảnh hưởng của đô thị hóa đến lao động nông nghiệp nông thôn;
- Đánh giá tình hình đô thị hóa và thực trạng lao động nông nghiệp ở
thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm;
2
- Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến lao động nông nghiệp thị trấn
Trâu Quỳ;
- Giải pháp nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông nghiệp
thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đô thị hóa, lao động nông nghiệp,
ảnh hưởng của đô thị hóa đến lao động nông nghiệp thị trấn Trâu Quỳ, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội;
- Đối tượng điều tra: Các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;
Ngoài ra, phỏng vấn cán bộ thị trấn về ảnh hưởng của đô thị hóa đến
lao động nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu đô thị hóa, lao động nông nghiệp, ảnh
hưởng của đô thị hóa đến lao động nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Trâu
Quỳ, huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội.
* Phạm vi về không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thị trấnTrâu Quỳ, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
* Phạm vi về thời gian
- Số liệu về quá trình đô thị hóa, tình hình lao động nông nghiệp thị trấn Trâu
Quỳ trong những năm qua (năm 2005(trước ĐTH ) và năm 2013(sau ĐTH))
- Điều tra khảo sát thực trạng trong quý 1 năm 2014
3
Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VÀ LAO
ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về đô thị hóa
2.1.1.1 Khái niệm về đô thị, đô thị hóa
 Khái niệm đô thị
Trong tiếng Việt, có nhiều từ chỉ khái niệm “đô thị”: đô thị, thành phố,
thị trấn, thị xã Các từ đó đều có 2 thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa
chức năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ, nơi buôn bán, biểu hiện
của phạm trù hoạt động kinh tế. Hai thành tố này có quan hệ chặt chẽ với
nhau và tác động qua lại trong quá trình phát triển. Như vậy, một tụ điểm
dân cư sống phi nông nghiệp và làm chức năng, nhiệm vụ của một trung
tâm hành chính - chính trị - kinh tế của một khu vực lớn nhỏ, là những tiêu
chí cơ bản đầu tiên để định hình đô thị [11, 549].
Ở Việt Nam, theo nghị định 72/2001/NĐ/CP ngày 5/10/2001 của
Chính phủ quyết định đô thị nước ta là các điểm dân cư có các tiêu chí, tiêu
chuẩn sau [7, 11].
Thứ nhất, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
Thứ hai, đặc điểm dân cư được coi là đô thị khi có dân số tối thiểu
từ 4000 người trở lên.
Thứ ba, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, nội thị từ 65%
trở lên trong tổng số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất và dịch

vụ thương mại phát triển.
Thứ tư, có cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ các hoạt động của dân cư tối
thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô
thị.
4
Thứ năm, có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính
chất và đặc điểm của từng đô thị, tối thiểu là 2000 người/ km
2
trở lên.
 Khái niệm đô thị hóa
- Trên quan điểm một vùng: Đô thị hoá là một quá trình hình thành,
phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
- Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá hoá là một quá trình
biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc
dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát
triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.
Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản
xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình
thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo
chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số
2.1.1.2 Phân loại đô thị
Ngày 5/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã
ra quyết định về phân cấp, phân loại đô thị. Đô thị nước ta chia làm 5 loại.
- Đô thị loại 1: là loại đô thị rất lớn, dân số từ 1 triệu người trở lên,
mật độ 15.000 người/km
2
.
- Đô thị loại 2: là loại đô thị lớn, dân số từ 35 vạn đến 1 triệu người,
mật độ 12.000 người/km
2

.
- Đô thị loại 3: là đô thị trung bình lớn, dân số từ 10 vạn đến 35
vạn người, mật độ 10.000 người/km
2
.
- Đô thị loại 4: là đô thị trung bình nhỏ, dân số từ 3 vạn đến 10
vạn người (vùng núi có thể thấp hơn), mật độ 8000 người/km
2
.
5
- Đô thị loại 5: là đô thị loại nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế - xã
hội, hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp có vai trò
thúc đẩy sự phát triển của một huyện. Dân số từ 4 nghìn đến 3 vạn (vùng núi
có thể thấp hơn).
2.1.1.3 Ý nghĩa nghiên cứu đô thị hóa
Một đất nước muốn phát triển khi có điều kiện không thể không công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhờ nó làm cho năng suất, chất lượng và khả năng
cạnh tranh cao trong mỗi sản phẩm. Quá trình này giúp cho sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từ lạc hậu sang tiến bộ. Hay nói cách khác, chuyển một nước nông
nghiệp lạc hậu sang công nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy mặt trái công
nghiệp hoá với mặt trái đô thị hoá cộng hưởng với mặt trái kinh tế thị trường,
tạo ra thách thức không dễ gì vượt qua được.
Đô thị hóa toàn cầu có khả năng dẫn tới sự xuất hiện các loại hình
thành phố, giúp ta hiểu được sự tác động và đối phó lại với thay đổi khí hậu
hay không? Đô thị hóa ảnh hưởng đến chuyển đổi sử dụng đất như thế nào?
Tới cuộc sống của người dân, đặc biệt là lao động nông nghiệp ra sao? Đô thị
hóa ảnh hưởng thế nào đến nghèo đói giữa khu vực thành thị - nông thôn?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cần phải nắm vững được đô thị
hóa là gì, nó ảnh hưởng qua lại với các hệ thống khác bằng cách nào. Đáp án
cho những câu hỏi này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về cách thức, thời gian, địa điểm

và mức độ mà đô thị hóa gắn kết với các quy luật và nguyên tắc trong những
ngành khoa học khác. Vì vậy nghiên cứu đô thị hóa là một việc làm vô cùng
thiết thực và cần thiết có ý nghĩa to lớn đối với các nhà hoạch định chính
sách, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp để phát huy mặt tích cực và hạn
chế mặt tiêu cực của quá trình đô thị hóa.
2.1.1.4 Căn cứ xác định tiêu chí đô thị hóa và các tiêu chí đô thị hóa
 Căn cứ xác định tiêu chí đô thị hóa
6
- Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các
khu đô thị mới, các quận, phường mới là hình thức phổ biến với các đô thị
của Việt Nam trong điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế. Việc hình thành các
khu đô thị mới, các quận, phường mới được xem là hình thức đô thị hóa theo
chiều rộng và là sự mở đường của quan hệ sản xuất cho lực lượng sản xuất
phát triển. Với hình thức này dân số và diện tích đô thị tăng nhanh chóng. Sự
hình thành các đô thị mới để phát triển đồng đều các khu vực, các đô thị mới
được xây dựng trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp và các vùng kinh tế
là xu hướng tất yếu của sự phát triển.
- Hiện đại hóa và nâng cao trình độ các đô thị hiện có là quá trình
thường xuyên và tất yếu cảu quá trình tăng trưởng và phát triển. Các nhà quản
lý đô thị và các thành phần kinh tế trên địa bàn đô thị thường xuyên vận động
nhằm làm giàu thêm cho đô thị của mình. Quá trình đó đòi hỏi họ phải điều
tiết, tận dụng tối đa những tiềm năng sẵn có và hoạt động có hiệu quả cao trên
cơ sở hiện đại hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội ở đô thị.
 Các tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá
Tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá theo chiều sâu
- Các chỉ tiêu định lượng
+ Diện tích cây xanh trên đầu người, diện tích nhà ở trên đầu người,
diện tích các công trình công cộng trên đầu người, diện tích nhà ở trên
đầu người…
+ GDP( GO ) bình quân đầu người

+ Trình độ dân trí
+ Số giường bệnh trên 1000 dân.
+ Các công trình văn hoá trên 1000 dân.
+ Tổng số máy điện thoại trên 100 dân.
- Các chỉ tiêu định tính
+ Chất lượng hạ tầng kĩ thuật
7
+ Chất lượng hạ tầng xã hội
+ Trình độ văn minh đô thị
+ Kiến trúc đô thị
+ Môi trường sinh thái.
Tiêu chí đánh giá theo chiều rộng
- Các chỉ tiêu định lượng
+ Quy mô diện tích đô thị
+ Tỷ lệ diện tích đất đô thị trên đất nông thôn
+ Quy mô dân số đô thị, tỷ lệ dân số đô thị
+ Quy mô cơ cấu GDP ( GO ).
+ Diện tích đường giao thông trên đầu người
- Các chỉ tiêu định tính
+ Chất lượng hạ tầng kỹ thuật
+ Chất lượng hạ tầng xã hội
+ Kiến trúc đô thị
+ Trình độ văn minh đô thị
2.1.1.5 Ảnh hưởng của đô thị hóa
ĐTH là một quá trình đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách phổ biến
trên thế giới. ĐTH từng bước đưa con người tiếp cận cuộc sống văn minh,
đồng thời cũng đặt ra không ít vấn đề tiêu cực, khó khăn - những vấn đề ảnh
hưởng xấu đối với quá trình ĐTH một cách bền vững.
* Mặt tích cực
Một là, ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa và dịch

vụ thường đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn - nơi có quy mô mật độ dân
số tương đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động kinh tế
đủ lớn do các doanh nghiệp tập trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp
trên một không gian đô thị nhất định. Đồng thời khi kinh tế của các đô thị lớn
đạt tới độ tăng trưởng cao thì nó sẽ gây ra hiệu ứng lan toả kích thích mạnh
8
tới tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Hai là, ĐTH đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH. Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo
hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu
vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, ĐTH góp
phần làm thay đổi về cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất. Trong
tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thì xu hướng chung là giảm dần tỷ
trọng của ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Ba là, cải tạo kết cấu hạ tầng. Xu hướng ĐTH tạo ra sự tập trung
sản xuất công nghiệp và thương mại, đòi hỏi phải tập trung dân cư, khoa học,
văn hóa và thông tin. Những điều kiện đáp ứng nhu cầu đó là sự phát triển
kết cấu hạ tầng, nhà ở, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống dân
cư. Ở nông thôn, việc cải tạo kết cấu hạ tầng đang được thực hiện với chủ
trương “điện, đường, trường, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp và nâng cao đời sống của người nông dân.
Bốn là, ĐTH nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các
đô thị ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng quản lý tổ chức sản
xuất hiện đại, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Năm là, ĐTH góp phần cải thiện đời sống của dân cư đô thị và các vùng
lân cận. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà các đô thị có thể
tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng trong
việc nâng cao thu nhập cho họ. ĐTH làm mức sống của dân cư được cải
thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Sáu là, ĐTH cũng đem lại một số tiến bộ về mặt xã hội đó là: nâng tuổi thọ

trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tăng
tỷ lệ dân cư dùng nước sạch, phát triển giáo dục, văn hóa,
* Mặt tiêu cực
Bên cạnh những mặt mạnh của ĐTH như trên thì ĐTH cũng kéo
9
theo hàng loạt vấn đề tiêu cực khác, đó là:
Thứ nhất, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Quá trình ĐTH nhanh
đã làm cho nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng và đất đô thị tăng lên rất nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng nuốt
chửng những diện tích đất nông nghiệp vốn rất cần thiết cho một đô thị như:
sản xuất lương thực thực phẩm, tạo mảng không gian xanh có vai trò “giải
độc” cho môi trường sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị dân Đồng thời sự suy
giảm diện tích đất nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cải thiện
mức sống của nhiều người dân ở khu vực ngoại ô vì họ trở nên thiếu
phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống.
Thứ hai, khoét sâu hố phân cách giàu nghèo. Quá trình ĐTH nhanh đã
làm cho hố phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong đô thị, giữa
nông thôn và thành thị trở nên trầm trọng hơn.
Thứ ba, gia tăng tình trạng di dân. Chính sự chênh lệch về mức
sống, điều kiện sống, khả năng tìm kiếm việc làm và cơ hội tăng thu nhập
đã và đang được coi là những nguyên nhân kinh tế quan trọng nhất thúc đẩy
một bộ phận lớn người dân rời khỏi khu vực nông thôn để di dân tới thành
thị. Lực lượng lao động ở nông thôn chỉ còn lại những người già yếu và trẻ
nhỏ, không đáp ứng được những công việc nhà nông vất vả. Cơ cấu lao động
ở nông thôn hoàn toàn bị thay đổi theo hướng suy kiệt nguồn lực lao động.
Đồng thời thị trường lao động ở thành thị lại bị ứ đọng.
Thứ tư, môi trường bị ô nhiễm. Chất lượng môi trường đô thị bị suy thoái
khá nặng nề do mật độ dân số tập trung cao, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh
làm phát sinh một lượng chất thải, trong đó chất thải gây hại ngày càng gia tăng;
bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường và tiếng

ồn.
Thứ năm, phát sinh các tệ nạn xã hội. Đây chính là mặt trái của đời
sống đô thị hay của cả quá trình ĐTH. Trong khi nhiều khía cạnh tốt đẹp của
văn hóa truyền thống bị mai một, thì lối sống lai căng, không lành mạnh lại
10
đang ngự trị trong lối sống đô thị hiện nay. Những tệ nạn xã hội phổ biến
nhất hiện nay đều được phát sinh và phát triển tại các trung tâm đô thị lớn.
Tóm lại, trong công cuộc CNH, HĐH đất nước thì quá trình ĐTH
ngày càng gia tăng Vậy chúng ta phải làm thế nào để quá trình ĐTH phát
triển lành mạnh và bền vững. Tăng trưởng kinh tế do quá trình này đem lại
phải được chú trọng đồng thời việc phát triển văn hóa, lấy việc biến động
nguồn nhân lực con người làm trọng tâm.
2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về lao động nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm về nguồn lao động, lực lượng lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hành động
diễn ra giữa con người với giới tự nhiên, trong quá trình này con người sử
dụng công cụ sản xuất và nắm được kỹ năng sản xuất, chiếm lấy những vật
chất trong tự nhiên và làm biến đổi vật chất đó nhằm thoả mãn nhu cầu của
mình. Quá trình lao động của con người bao gồm các yếu tố sau:
+ Sự hoạt động có mục đích của con người.
+ Đối tượng lao động.
+ Công cụ sản xuất
* Nguồn lao động
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế có
tham gia lao dộng ( đang có việc làm) và những người không có việc làm
nhưng đang tích cực tìm việc làm. Cũng như nguồn nhân lực, nguồn lao động
được biểu hiện trên cả hai mặt là số lượng và chất lượng.
Như vậy, theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào
nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động. Đó là những người
đang đi học những người đang làm việc nội trợ trong gia đình mình và những

người thuộc tình trạng khác( nghỉ hưu trước tuổi quy định).
Trong nguồn lao động chỉ có những người đang tham gia lao động mới trực
tiếp tạo ra của cải cho xã hội.
11
* Lực lượng lao động
Trong kinh tế học những người trong lực lượng lao động là những
người cung cấp lao động. Năm 2005, lực lượng lao động của toàn thế giới là
trên 3 tỉ người.
[1]
Thông thường, lực lượng lao động bao gồm tất cả những người đang ở
trong độ tuổi lao động (thường là lớn hơn một độ tuổi nhất định (trong khoảng
từ 14 đến 16 tuổi) và chưa đến tuổi nghỉ hưu (thường trong khoảng 65 tuổi)
đang tham gia lao động. Những người không được tính vào lực lượng lao
động là những sinh viên, người nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà, những người
trong tù, những người không có ý định tìm kiếm việc làm. Ở Hoa Kỳ, lực
lượng lao động được xác định là những người từ 16 tuổi trở lên, đã có việc
làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. Các luật lao động trẻ em ở Hoa Kỳ cấm
việc thuê người dưới 18 tuổi trong các nghề nguy hiểm.
Một phần nhỏ trong lực lượng lao động đang tìm kiếm việc làm nhưng không
thể tìm được việc làm tạo thành đội quân thất nghiệp.
2.1.2.2 Nguồn lao động nông nghiệp và lực lượng lao động nông nghiệp
* Nguồn lao động nông nghiệp
Nguồn lao động nông nghiệp là bộ phận dân số trong độ tuổi quy định
của pháp luật (nam từ 16-60 tuổi, nữ từ 16-55 tuổi) sinh sống và làm việc ở
nông thôn có khả năng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
* Lực lượng lao động nông nghiệp
Lực lượng lao động nông nghiệp là bộ phận của nguồn lao động
nông nghiệp bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động, đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm
kiếm việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên do đặc điểm , tính

chất , mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất
nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có
12
những người trên hoặc duwois độ tuổi lao động tham gia sản xuất với
những công việc phù hợp với mình.
Trong lao động nông nghiệp mọi hoạt động lao động, sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đều gắn liền với đối tượng cây trồng, vật
nuôi – là những đặc điểm riêng biệt, không thể xóa bỏ, làm cho lao động nông
nghiệp mang sắc thái riêng, không giống với lao động trong một số ngành
kinh tế khác. Đặc biệt là tính chất thời vụ của lao động nông nghiệp, làm cho
lao động nông nghiệp lúc thì căng thẳng, lúc lại nhàn rỗi; tình trạng thiếu việc
làm tạm thời là khá phổ biến.
2.1.2.3 Khái niệm về việc làm, thu nhập
* Việc làm
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế xã hội
và nhân khẩu, nó phụ thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã
hội. Tuỳ theo cách tiếp cận mà người ta đã có những định nghĩa khác nhau về
việc làm.
Bộ luật lao động nước CHXHCNVN, được Quốc hội nước CHXHCNVN
khóa IX thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 và có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 01 năm 1995 tại điều 13 khoản 1 quy định: “ Mọi hoạt động tạo ra
nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Như vậy nội dung của khái niệm việc làm bao gồm:
- Là hoạt động lao động của con người.
- Hoạt động lao đông nhằm mục đích tạo ra thu nhập.
- Hoạt động lao động đó không bị pháp luật cấm.
Theo khái niệm này việc làm được thể hiện ở dưới dạng sau:
+ Tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất hay tinh thần, không bị
pháp luật cấm, được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
13

×