Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

ĐÁNH GIÁ NHU cầu tư vấn HƯỚNG NGHIỆP của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học NÔNG NGHIỆP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.01 KB, 105 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ & PTNT
------   ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện : BÙI HỮU HANH
Chuyên ngành

: KINH TẾ

Lớp

: KTA – K55

Giáo viên hướng dẫn : CN TRẦN THỊ NHƯ NGỌC

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam ðoan, tồn bộ số liệu cũng nhý kết quả nghiên cứu của
luận vãn là trung thực và chýa ðýợc sử dụng ðể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ðoan, mọi sự giúp ðỡ cho việc thực hiện ðề tài này ðều
ðýợc cảm õn, các thơng tin trích dẫn trong luận vãn ðều ðýợc chỉ rõ ràng
nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 2 tháng 6 nãm 2014
Sinh viên

Bùi Hữu Hanh

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến thầy cô giáo trong khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là thầy cô
trong bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, những người đã truyền đạt cho
tơi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện
khóa luận này.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên CN. Trần Thị
Nhý Ngọc, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin được trân trọng cảm ơn Trung tâm hướng nghiệp và tư vấn việc
làm, các bạn sinh viên trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã cung cấp cho tôi
những thông tin cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè
đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt
cảm ơn gia đình bác Lê Thị Lan đã luôn động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt q trình nghiên cứu và viết bài để tơi hoàn thiện bài báo cáo này.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, đề tài chắc chắn khơng tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự đóng góp của
các thầy cơ giáo cũng như tồn thể bạn đọc.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 2 tháng 6 năm 2014

Sinh viên

Bùi Hữu Hanh

ii


TÓM TẮT
Hiện nay, hiện tượng sinh viên ra trường phải chịu cảnh thất nghiệp hay
phải làm việc không đúng với chun mơn là khá phổ biến, họ cảm thấy khó
khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu mà công việc cần, đồng thời khơng cảm
thấy hứng thú và gắn bó với nghề nghiệp mình đã chọn. Chính vì vậy mà công
tác tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên cần được phát triển. Để tư vấn hướng
nghiệp cho sinh viên đạt được hiệu quả thì cần phải biết được nhu cầu tư vấn
hướng nghiệp của sinh viên.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội là một trong những trường đại học đầu
tiên của Việt Nam và có số lượng sinh viên rất lớn.Cơng tác tư vấn hướng
nghiệp cho sinh viên được nhà trường rất quan tâm, tuy nhiên việc triển khai
các công tác để tiến hành tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên vẫn cịn gặp nhiều
khó khăn. Một trong những khó khăn đó là chưa nắm rõ được nhu cầu tư vấn
hướng nghiệp của sinh viên. Vì thế, chúng tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên trường ĐH Nông
nghiệp Hà Nội”.
Mục tiêu mà đề tài hướng tới là trên cơ sở phân tích thực trạng về nhu
cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, phát
hiện những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó và đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, đề tài tiến hành thu thập thông tin từ 90
sinh viên, 10 giảng viên và 4 cán bộ thuộc trung tâm tư vấn. Sau khi được xử lý
bằng phần mềm SPSS, thông tin về nội dung sinh viên được phân loại so sánh

theo giới tính, theo khóa và theo khối ngành.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế cho thấy: 77,8% sinh viên có sự quan
tâm tới tư vấn hướng nghiệp. Điều này phản ánh sinh viên đã nhận thức được
tầm quan trọng của tư vấn hướng nghiệp trong việc điều chỉnh và định hướng

iii


trong việc chọn nghề nghiệp tương lai của mình. Tuy nhiên sự hiểu biết của
sinh viên về nghề nghiệp thì rất mơ hồ và không đầy đủ với 73,3% sinh viên
được điều tra lựa chọn đáp án hiểu biết rất ít về nghề. Có sự khác nhau về nhu
cầu tư vấn hướng nghiệp giữa giới, giữa các khóa, giữa các khối ngành.
Nguyên nhân chính của thực trạng trên là do sinh viên chưa chịu tìm kiếm
thơng tin và đã tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp từ các nguồn không chính
thống và bài bản. Đối tượng ảnh hưởng nhiều tới sự lựa chọn nghề của sinh
viên là gia đình và các phương tiện thơng tin đại chúng. Những khó khăn sinh
viên gặp phải khi chọn nghề là: Nghề phù hợp với sở thích nhưng khơng phù
hợp với năng lực bản thân, nghề phù hợp với sở thích và năng lực nhưng thu
nhập thấp, nghề phù hợp với sở thích và năng lực nhưng khả năng có việc thấp.
Những sinh viên trình độ học vấn giỏi có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ít
hơn so với những sinh viên có trình độ học vấn trung bình, kém. Những sinh
viên có thu nhập thêm có nhu cầu tư vấn cao hơn so với những sinh viên khơng
có thu nhập thêm. Những sinh viên có sức khỏe tốt có nhu cầu tư vấn cao hơn
so với những sinh viên có sức khỏe bình thường.
Cần giúp sinh viên tiếp xúc sớm hơn với hoạt động tư vấn hướng nghiệp.
Khi sinh viên mới vào trường cần có những buổi tư vấn nhằm cung cấp thêm
các thông tin về nghề nghiệp cùng với các kỹ năng, phẩm chất mà nghề yêu
cầu nhằm giúp sinh viên hiểu và định hướng được nghề nghiệp trong tương lai
của mình. Duy trì các hoạt động tư vấn đào tạo. Tổ chức thêm nhiều buổi tọa
đàm với doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các yêu cầu của

nghề. Tiếp tục tổ chức chương trình “Ngày hội việc làm” theo định kỳ nhằm
giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với doanh nghiệp hơn, biết được những thông
tin, kỹ năng nghề nghiệp cần và những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nâng cao
nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của công tác tư vấn hướng nghiệp
đối với bản thân mỗi sinh viên. Nâng cao vai trò của gia đình và thầy cơ trong
cơng tác tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên.
iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC........................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, KÝ TỰ VIẾT TẮT.................................................................viii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................. ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.........................................................................................................x
I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết ..........................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................3
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA SINH VIÊN..............................................4
2.1 Cơ sở lý luận ...........................................................................................................................4
2.1.1 Tư vấn hướng nghiệp........................................................................................................4
2.1.2 Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên...................................................................13

2.2 Cơ sở thực tiễn......................................................................................................................26
2.2.1 Hoạt động tư vấn hướng nghiệp trên thế giới................................................................26
2.2.2 Hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở Việt Nam..................................................................28
2.2.3 Bài học kinh nghiệm........................................................................................................29
III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................31

v


3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................................31
3.1.1 Thông tin chung về trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.......................................................31
3.1.2 Hoạt động đào tạo của trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.................................................32
3.1.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học.....................................................................................34
3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................36
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..............................................................................36
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................37
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..........................................................................38
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................................................38
Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................40
4.1 Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệpcủa sinh viên trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội......40
4.1.1 Đặc điểm lựa chọn nghề của sinh viên............................................................................40
4.1.2 Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên theo giới tính............................................53
4.1.3 Nhu cầu hướng nghiệp của sinh viên theo khóa.............................................................56
4.1.4 Nhu cầu hướng nghiệp của sinh viên theo khối ngành...................................................58
4.1.5 Những lý do sinh viên khơng tìm đến các đơn vị tư vấn hướng nghiệp..........................60
4.1.6 Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ tư vấn hướng nghiệp..................................................61
4.2 Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. 61
4.2.1 Nhận thức và hiểu biết của giảng viên và cán bộ về tầm quan trọng của việc tư vấn
hướng nghiệp cho sinh viên....................................................................................................61
4.2.2 Hoạt động tư vấn của trung tâm hướng nghiệp và tư vấn việc làm................................62

4.2.3 Đánh giá của sinh viên về các hoạt động tư vấn hướng nghiệp......................................68
4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên.....................................69
4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp
cho sinh viên tại trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội........................................................................76
4.4.1 Đối với nhà nước............................................................................................................76
4.4.2 Đối với nhà trường.........................................................................................................76

vi


4.4.3 Đối với trung tâm hướng nghiệp và tư vấn việc làm.......................................................77
4.4.4 Đối với giảng viên...........................................................................................................78
4.4.5 Đối với gia đình...............................................................................................................78
4.4.6 Đối với sinh viên.............................................................................................................79
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................80
5.1 Kết luận..................................................................................................................................80
5.2 Kiến nghị................................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................85

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, KÝ TỰ VIẾT TẮT

1. CHDCND
2. CN
3. CLB
4. CTCT & CTSV
5. ĐH
6. GD & ĐT

7. NN & PTNT
8. NXB
9. KHKT
10.KT
11.KTXH
12.THTP
13.TNHH
14.TP
15.TVVL

Cộng hòa dân chủ nhân dân
Cử nhân
Câu lạc bộ
Cơng tác chính trị và cơng tác sinh viên
Đại học
Giáo dục và đào tạo
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật
Kỹ thuật
Kinh tế xã hội
Trung học phổ thông
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Tư vấn việc làm

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Thời điểm lựa chọn nghề của sinh viên.............................................................40
Bảng 4.2 Dự định nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên..........................................41
Bảng 4.3 Nhóm nghề định chọn của sinh viên.................................................................43
Bảng 4.4 Những cơ sở sinh viên dựa vào khi chọn nghề..................................................45
Bảng 4.5 Sự cần thiết của việc chuẩn bị trước phẩm chất và kỹ năng của nghề trong
tương lai..........................................................................................................................46
Bảng 4.6 Các đối tượng ảnh hướng đến sự lựa chọn nghề nghiệp
của sinh viên...................................................................................................................48
Bảng 4.7 Các nguồn tư vấn hướng nghiệp mà sinh viên tìm đến.....................................50
Bảng 4.8 Những khó khăn khi chọn nghề của sinh viên...................................................52
Bảng 4.9 Sự khác biệttrong mức độ hiểu biết về những yêu cầu của công việc sẽ làm
giữa hai giới.....................................................................................................................53
Bảng 4.10 Sự khác biệt về mức độ quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp giữa hai giới.....54
Bảng 4.11 Sự khác biệt về các nội dung mà sinh viênquan tâm cần được tư vấn giữa hai
giới ..................................................................................................................................54
Bảng 4.12 Sự khác biệt về mức độ hiểu biết về những yêu cầu của công việc sẽ làm của
sinh viên giữa các khóa....................................................................................................56
Bảng 4.13 Sự khác biệt mức độ quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp
giữa các khóa..................................................................................................................56
Bảng 4.14 Sự khác biệt về các nội dung mà sinh viên quan tâm cần được tư vấn giữa các
khóa.................................................................................................................................57
Bảng 4.15 Sự khác biệt về mức độ hiểu biết về những yêu cầu của công việc sẽ làm giữa
hai khối ngành.................................................................................................................58
Bảng 4.16 Sự khác biệt mức độ quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp giữa hai khối ngành
.........................................................................................................................................58
Bảng 4.17 Sự khác biệt về các nội dung mà sinh viên quan tâm cần được tư vấn giữa hai
khối ngành.......................................................................................................................59
Bảng 4.18 Những lý do sinh viên khơng tìm đến các đơn vị tư vấn tại trường ĐH Nông
nghiệp..............................................................................................................................60


ix


Bảng 4.19 Mức sẵn lòng chi trả cho 1 buổi tư vấn hướng nghiệp
của sinh viên....................................................................................................................61
Bảng 4.20 Hiểu biết của giảng viên vềcác nội dung tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên. 61
Bảng 4.21a Kết quả tập huấn kỹ năng mềm, tư vấn, hướng nghiệp
cho sinh viên năm 2012 ..................................................................................................63
Bảng 4.21b Kết quả huấn kỹ năng mềm, tư vấn, hướng nghiệp
cho sinh viên năm 2013...................................................................................................64
Bảng 4.21c. Kết quả của chương trình “Ngày hội việc làm” năm 2014............................65
Bảng 4.22 Hoạt động tư vấn của các đối tượng thực hiện tư vấn...................................67
Bảng 4.23 Đánh giá của sinh viên về các hoạt động tư vấn hướng nghiệp......................68
Bảng 4.25 Mức độ hài lòng của sinh viên về các tổ chức tư vấn......................................69
Bảng 4.25 Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tư vấn hướng nghiệp
của sinh viên...................................................................................................................70
Bảng 4.26 Mức độ quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp theo sức khỏe............................72
Bảng 4.27 Mức độ quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp theotrình độ học vấn.................73
Bảng 4.28 Mức độ quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp theođiều kiện kinh tế của sinh
viên..................................................................................................................................74

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Sự hiểu biết của sinh viên với nghề định chọn.............................42

x


I. MỞ ĐẦU


1.1 Tính cấp thiết
Một trong những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người, quyết
định thành công hay thất bại trong tương lai là việc lựa chọn nghề nghiệp.Vì
thế, lựa chọn cho mình được một nghề phù hợp là vấn đề mà tất cả các bạn trẻ
- đặc biệt là học sinh, sinh viên đều quan tâm. Thế hệ trẻ chính là tương lai
của đất nước nên vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của họ ảnh hưởng rất nhiều
đến sự phát triển của đất nước. Chính vì thế mà vấn đề tư vấn hướng nghiệp
đang được xem là một vấn đề nóng hiện nay, được cả xã hội và nhà nước
quan tâm.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, để chọn cho mình một cơng việc
ổn định và thích hợp để sinh sống là một khó khăn. Thực tế, hiện tượng sinh
viên ra trường phải chịu cảnh thất nghiệp hay phải làm việc không đúng với
chuyên môn là khá phổ biến, họ cảm thấy khó khăn trong việc đáp ứng các
yêu cầu mà công việc cần, đồng thời khơng cảm thấy hứng thú và gắn bó với
nghề nghiệp mình đã chọn. Điều này khơng những gây lãng phí về thời gian,
tiền bạc, nguồn nhân lực mà còn tạo ra sự phân bố nguồn lực không hợp lý
làm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của đất nước. Như vậy, làm thế nào để
định hướng con đường nghề nghiệp của mình một cách hiệu quả? Rất nhiều
bạn sinh viên hiện nay không trả lời được câu hỏi này.Điều đó khơng cịn là
ngoại lệ đối với sinh viên hiện nay mà là tình trạng chung của rất nhiều sinh
viên các trường đại học trong đó có sinh viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội
Khi thi vào đại học, một số bạn sinh viên đã được cha mẹ định hướng
công việc trong tương lai, bên cạnh đó cũng có một phần các sinh viên tự định
hướng nghề nghiệp cho bản thân do sở thích của chính mình. Tuy nhiên, đất
nước đang phát triển từng ngày từng giờ nên định hướng nghề nghiệp đó

1


thường không theo kịp xu hướng phát triển của đất nước. Chính vì vậy cơ hội

tìm kiếm việc làm của sinh viên bị bó hẹp do thiếu kiến thức và hiểu biết về
các ngành nghề.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hướng nghiệp nên tư vấn
hướng nghiệp cho sinh viên được nhà trường rất chú trọng. Tuy nhiên việc
mở các lớp các khóa tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên hiện nay cịn gặp
nhiều khó khăn do chưa biết rõ về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên
trong trường.
Như vậy việc nghiên cứu để tìm ra nhu cầu và giải pháp để tư vấn
hướng nghiệp cho sinh viên là một vấn đề rất cần thiết với sinh viên ĐH Nơng
nghiệp Hà Nội nói riêng và sinh viên các trường nói chung.Vì thế, đề tài lựa
chọn nghiên cứu: “Đánh giá nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của
sinh viên trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, phát hiện những yếu tố ảnh hưởng
đến nhu cầu đó và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư
vấn hướng nghiệp cho sinh viên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu tư vấn
hướng nghiệp.
Đánh giá thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên trường
ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn hướng nghiệp,
đáp ứng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên trường ĐH Nông nghiệp
Hà Nội.

2



1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của
sinh viên trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên và công tác
tư vấn hướng nghiệp tại địa bàn trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
b. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại ĐH Nông nghiệp Hà Nội, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm,
Hà Nội.
c. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu từ 23/1/2014 đến 3/6/2014

3


II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Tư vấn hướng nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm
a.Tư vấn
Trong từ điển tiếng Việt “tư vấn” được định nghĩa là “Phát biểu ý kiến
về những vấn đề được hỏi đến, nhưng khơng có quyền quyết định”.Trong từ
điển tiếng Anh chữ “consultation” được định nghĩa là “The act, process of
consulting” nghĩa là “Hành động, q trình tư vấn”.
Người tư vấn có thể đóng vai trị như người chịu trách nhiệm tìm
ra những giải pháp (R. Schein, 1969); hay thu thập thông tin, chẩn đoán vấn
đề và đề xuất giải pháp (D.J. Kurpius & J.C. Brukbaker, 1976);hoặc là người

định hướng, điều phối tiến trình giải quyết vấn đề (R. Blake & J.S. Mouton,
1976)…(trích từ “Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học
phổ thông tỉnh Kiên Giang”. Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2010)
Tư vấn có thể được xem là mối quan hệ mà ở đó người chuyên gia đưa
ra sự trợ giúp cho cá nhân hay tổ chức có nhu cầu giải quyết vấn đề khó khăn
(A.M. Douherty, 1990).
Tư vấn là một nghề đòi hỏi phải thành tâm và có tấm lịng cao cả. Nó
thu hút những tâm hồn biết quan tâm, tâm tình cởi mở, thân thiện và nhạy
cảm với nhu cầu giúp đỡ con người. (Myrick, 1997) (trích từ “Nhu cầu tư vấn
hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang”.
Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2010)
Với tác giả Trần Thị Giồng (2012) thì “Tư vấn là một tiến trình cần có
sự tương tác và tham gia của thân chủ, giúp thân chủ có được tự tin vào chính

4


tiềm năng của mình và dám đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề của bản
thân, dần dần dẫn đến thay đổi hành vi theo chiều hướng tích cực hơn”.
Nhìn chung, theo định nghĩa của các tác giả thì tư vấn chính là q
trình thu thập thơng tin, chẩn đốn vấn đề thân chủ đang vướng mắc, sau đó
bằng những kỹ năng và kiến thức chuyên môn giúp thân chủ tìm ra hướng
giải quyết tốt nhất.
Tóm lại, tư vấn là quá trình trợ giúp của nhà tư vấn đối với thân chủ
bằng cách sử dụng tối đa những kiến thức chun mơn và kỹ năng mà nhà tư
vấn có để giúp thân chủ giải quyết những vấn đề khó khăn đang vướng mắc.
Tư vấn vừa phải có tính chun nghiệp,vừa phải có tính hệ thống.
b. Hướng nghiệp
Theo quan điểm trước đây về hướng nghiệp: Hướng nghiệp là hệ thống
những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội

học và một số khoa học khác nhằm giúp con người định hướng nghề nghiệp
một cách đúng đắn, từ đó chọn nghề phù hợp với nguyện vọng, năng lực, đặc
điểm tâm sinh lý cá nhân và hoàn cảnh sống, phù hợp với nhu cầu của xã hội,
nhờ vậy có thể tiến tới đỉnh cao của nghề nghiệp, cống hiến được tối đa cho
xã hội và xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và gia đình.
Theo quan niệm mới về hướng nghiệp: Hướng nghiệp (orentation) là
một quá trình liên tục giúp đỡ mọi người suốt cả cuộc đời để họ thực hiện
được dự án cá nhân, cũng như nghề nghiệp của mình bằng cách xác định
những mong muốn và năng lực của mình thơng qua thơng tin và tư vấn về
thực tế thế giới công việc, sự phát triển của nghề nghiệp, thị trường lao động,
thực tiễn kinh tế và nhu cầu trong đào tạo” (Sách trắng về Giáo dục và đào tạo
ở châu Âu).
c.Tư vấn hướng nghiệp
Tư vấn hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp tâm lí - giáo dục
nhằm đánh giá tồn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh niên, đối chiếu
5


các năng lực đó với những yêu cầu do nghề hay nhóm nghề đặt ra đối với
người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội.
Trên cơ sở đó cho họ những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại
bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề.
Theo quan niệm mới, tư vấn hướng nghiệp là một q trình, khơng chỉ
diễn ra ở một thời điểm của cuộc đời mà diễn ra trong suốt đời người. Mục
đích khơng chỉ giúp con người lựa chọn nghề nghiệp phù hợp mà cịn hỗ trợ con
người vượt qua khó khăn, thích ứng với hồn cảnh của một xã hội phát triển và
có nhiều thay đổi, phát huy được tối đa năng lực của mình để đạt được thành
cơng trong nghề nghiệp, xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân
Tuy nhiên để phù hợp với đề tài, chúng tôi thống nhất sử dụng khái
niệm sau đây để làm công cụ tiến hành việc nghiên cứu:

“Tư vấn hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp nhằm đánh giá
toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh niên, đối chiếu các năng lực đó
với những yêu cầu do nghề hay nhóm nghề đặt ra đối với người lao động, có
cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội. Trên cơ sở đó cho
đối tượng cần tư vấn những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại
bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề”.
2.1.1.2 Vai trị của tư vấn hướng nghiệp
Khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp, nhận thức về ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên được nâng cao. Đây
là yếu tố quan trọng bậc nhất để các sinh viên có thể tiến hành lựa chọn nghề
nghiệp một cách đúng đắn, khoa học. Nếu không nhận thức được điều này, sự
lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên với tư cách là một trong những việc quan
trọng nhất của cuộc đời thường dễ tiến hành một cách ngẫu nhiên, cảm tính.
Đồng thời thơng qua việc được tư vấn, giới thiệu về thế giới nghề nghiệp, các
sinh viên sẽ được trang bị các thông tin về thế giới nghề nghiệp, nhu cầu của
thị trường lao động, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
6


một cách đầy đủ. Cũng thông qua hoạt động tư vấn hướng nghiệp, sinh viên
sẽ được trang bị đầy đủ hơn về cơ cấu nghề nghiệp trong tương lai, những
ngành nghề có triển vọng, những ngành nghề sẽ dần mất đi... Nhận thức về
nhu cầu của thị trường lao động, về thế giới nghề nghiệp một cách đầy đủ là
cơ sở để giúp việc chọn nghề của các sinh viên đúng với yêu cầu của xã hội,
tránh tình trạng lãng phí về thời gian, kinh phí học tập.
2.1.1.3Một số nội dung của hoạt động tư vấn hướng nghiệp
* Các hình thức tư vấn hướng nghiệp.
1) Tư vấn thông tin hướng dẫn: Nhằm giới thiệu nghề, nhóm nghề mà
thanh thiếu niên định chọn qua các bản mô tả nghề. Ở đây, người cán bộ tư
vấn sẽ giới thiệu về những yêu cầu do nhóm nghề đề ra đối với những phẩm

chất cá nhân của con người, đồng thời chỉ ra con đường để đạt được nghề
nghiệp và triển vọng nâng cao tay nghề.
2) Tư vấn chẩn đoán: Trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc nhân cách con
người một cách toàn diện được thực hiện bằng các kiểm tra như: tìm hiểu
hứng thú xu hướng nghề; tìm hiểu kiểu thần kinh khí chất; trắc nghiệm tư
duy; trắc nghiệm trí nhớ; trắc nghiệm trí tưởng tượng khơng gian; trắc nghiệm
chú ý; trắc nghiệm khả năng giao tiếp; trắc nghiệm khả năng kinh doanh... để
tìm hiểu hứng thú, thiên hướng, năng lực và những phẩm chất nghề chuyên
biệt của con người. Mục đích của tư vấn chẩn đoán là xác định trong những
lĩnh vực hoạt động nào con người có thể lao động thành cơng nhất, tức là đem
lại lợi ích tối đa cho xã hội, đồng thời cũng đem lại niềm vui và sự hài lòng
cho bản thân người lao động.
3) Tư vấn y học: Người làm tư vấn đo đạc các chỉ số tâm sinh lý như
thị giác, thính giác, xúc giác, sự phối hợp cảm giác vận động, sự phối hợp
hành động. Nếu như người được tư vấn mắc một trong những bệnh thuộc loại
chống chỉ định của nghề thì người cán bộ tư vấn sẽ khuyên nên chọn một
nghề khác gần gũi với thiên hướng và hứng thú, đồng thời phù hợp với trạng
7


thái sức khoẻ của người đó. Chẳng hạn, những người rối loạn sắc giác sẽ
không được chọn những ngành nghề giao thơng vận tải, thơng tin tín hiệu...
4) Tư vấn hiệu chỉnh: được tiến hành trong trường hợp ý định nghề
nghiệp của con người không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của
họ. Trong trường hợp này, kế hoạch nghề nghiệp của cá nhân cần được xem
xét và uốn nắn lại cho phù hợp với tình hình. Ví dụ: trên cơ sở những cứ liệu
thu được khi nghiên cứu nhân cách con người, cán bộ tư vấn sẽ khuyên thanh
thiếu niên nên chọn một nghề khác, phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý
của mình hơn.
* Ngồi ra, người ta có thể chia tư vấn hướng nghiệp thành 2 loại: tư

vấn sơ bộ và tư vấn chuyên sâu
1) Tư vấn sơ bộ: loại này đơn giản có thể thực hiện ở nhiều trường vì
khơng địi hỏi phải có thiết bị, các phương tiện kỹ thuật. Chẩn đốn những
phẩm chất nhân cách của sinh viên khơng cần địi hỏi phải có đội ngũ chun
gia tư vấn hướng nghiệp có tay nghề cao, am hiểu sâu sắc các lĩnh vực tâm
sinh lý, giáo dục học, y học, kinh tế học. Ở đây, giáo viên đóng vai trị “nhà tư
vấn” cần có những hiểu biết về yêu cầu của một số ngành nghề ở một số
trường hoặc ở địa phương, về nhu cầu nhân lực, về năng lực của sinh viên. Từ
đó cho sinh viên lời khuyên nên học nghề gì và học ở đâu. Hoặc là qua những
điều giảng giải của giáo viên để sinh viên tự trả lời được 3 câu hỏi: Em có
muốn (thích) học nghề đó khơng? Em có khả năng làm nghề đó khơng?Xã
hội, địa phương có cần nghề đó khơng?
2) Tư vấn chun sâu: loại này phức tạp vì việc tư vấn được tiến hành
trên cơ sở khoa học thực sự, đảm bảo độ chính xác cao nhờ một số máy móc
hiện đại (ví dụ máy đo độ chính xác của các cử động, sự khéo léo vận động
của 2 tay...). Điều kiện để tư vấn hướng nghiệp chuyên sâu là phải có đội ngũ
chuyên gia tư vấn hướng nghiệp được đào tạo có trình độ chun mơn nghiệp
vụ cao gồm các nhà tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học, bác sĩ có kinh
8


nghiệm thực tế. Họ phải được huấn luyện nghiêm chỉnh để có kiến thức về thế
giới nghề nghiệp, về yêu cầu của nghề, về nhân cách, trước hết về động cơ,
hứng thú, khuynh hướng và năng lực nghề nghiệp của sinh viên, về kinh tế, về
nhu cầu phát triển nhân lực của các ngành nghề kinh tế quốc dân và địa
phương. Đặc biệt phải có kiến thức sâu sắc về hướng nghiệp, tư vấn hướng
nghiệp chọn nghề, kỹ thuật tư vấn hướng nghiệp, biết sử dụng thành thạo các
phương pháp kiểm tra chẩn đốn khả năng trí tuệ, khả năng vận động và nhân
cách của sinh viên. Đương nhiên, kèm theo các phương pháp này là những
máy móc, thiết bị, những phương tiện kỹ thuật.

2.1.1.4 Các nội dung tư vấn hướng nghiệp
1) Giúp sinh viên tìm hiểu thế giới nghề nghiệp: họ biết được tính đa
dạng phong phú của nghề, xu hướng phát triển của nghề, các yêu cầu của
nghề, đặc biệt là các yêu cầu về tâm sinh lý, những điều kiện học nghề và vào
nghề… Đồng thời, qua quá trình tìm hiểu nghề, ở sinh viên sẽ xuất hiện và
phát triển hứng thú nghề nghiệp. Từ đó hình thành ở sinh viên những biểu
tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển; hình thành và rèn luyện cho họ
phương pháp tìm thơng tin. Một số thơng tin cụ thể như: thơng tin về ngành,
nhóm nghề và nghề cụ thể; thông tin về cơ sở đào tạo; thông tin về nghề
nghiệp và cơ sở đào tạo mà bản thân sinh viên thích.
2) Giúp sinh viên tìm hiểu thơng tin về định hướng phát triển kinh tế xã hội, về thị trường lao động ở địa phương, cả nước và xa hơn nữa là trong
khu vực và thế giới; giúp sinh viên tiếp cận dần về hệ thống thông tin về đào
tạo nhân lực và việc làm, giúp họ quen dần với những tính chất, quy luật của
thị trường lao động; giúp họ thấy được đòi hỏi mới về nhân lực phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố để họ có trình độ tự chủ cao hơn, có kỹ
năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm và sáng kiến trong lao động. Do tính
biến động của thị trường lao động, người lao động cũng cần thể hiện tính
năng động, thích ứng qua việc khơng ngừng nâng cao trình độ tay nghề, trình
9


độ chun mơn hố. Và những nội dung này cũng có tính đến đặc điểm nhận
thức, tâm sinh lý lứa tuổi. Các nội dung cụ thể: thông tin về phương hướng
phát triển kinh tế - xã hội; thông tin về thị trường lao động.
3) Giúp sinh viên tự đánh giá hứng thú và năng lực nghề nghiệp của
bản thân: Hứng thú là một động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó
với nghề; hứng thú được coi như một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự
phù hợp người của con người. Bên cạnh đó, để có thể gắn bó với nghề, đạt
năng suất lao động cao, người lao động cần phải có năng lực chun mơn thật
sự, đóng góp được sức lực, trí tuệ một cách hữu hiệu với nghề mình u thích.

Hơn nữa, nghề nghiệp cũng khơng chấp nhận những người thiếu năng lực, do
đó giúp sinh viên tự đánh giá và phát triển hứng thú, năng lực nghề nghiệp
tương lai của họ trên cơ sở phân tích những đặc điểm, những điều kiện, những
hồn cảnh riêng của từng cá nhân một.
2.1.1.5 Các phẩm chất đạo đức của nhà tư vấn hướng nghiệp.
Mỗi nghề đều có những u cầu, địi hỏi nhất định về phẩm chất và
năng lực của người lao động. Để thích ứng được với nghề và đạt năng suất lao
động cao nhất, người lao động cần có những phẩm chất năng lực tương ứng
đáp ứng đòi hỏi của nghề. Tư vấn là một nghề mang tính chun nghiệp cao.
Vì vậy nghề này cũng địi hỏi các chun gia phải có những phẩm chất nhất
định. Trong nghề tham vấn, các chuyên gia tham vấn thơng thường phải có
các phẩm chất đặc trưng sau:
- Sự thông minh, nhanh nhạy.
- Chân thật.
- Khát vọng giúp đỡ người khác.
- Tính cởi mở, nhạy cảm, nhân ái với mọi người.
- Có tấm lịng khoan dung, độ lượng và khả năng giao tiếp hoàn hảo.
Đặc biệt đối với quá trình tư vấn hướng nghiệp thì yêu cầu trong phẩm
chất “Sự thông minh, nhanh nhạy” bao hàm thêm rất nhiều các phẩm chất
10


khác như:
- Sự hiểu biết về nghề, trường thi (chỉ tiêu), loại hình đào tạo, hình thức
đào tạo, yêu cầu đặc điểm của nghề, trường.
- Hiểu biết về sự thay đổi yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp.
- Các kỹ năng để đánh giá các đặc điểm tâm sinh lý, xu hướng, khí chất
riêng của từng cá nhân.
2.1.1.6 Một số nguyên tắc tư vấn hướng nghiệp cơ bản
Nguyên tắc tư vấn là những quy định mang tính chỉ đạo hoạt động của

nhà tư vấn trong suốt quá trình tư vấn, các nguyên tắc tư vấn chính là yếu tố
phân biệt với tư cách là hoạt động nghề nghiệp của họ.
Những nguyên tắc này được xây dựng dựa trên cơ sở triết lý. Mục đích
của nghề và những kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân được đúc kết trong
lịch sử phát triển của nghề tư vấn. Thực hiện đúng theo tư vấn, hoạt động tư
vấn sẽ diễn ra với hiệu quả trợ giúp cao, và ngược lại, thậm chí sẽ làm hại đến
thân chủ. Vì vậy, nhà tư vấn cần nắm vững và quán triệt tốt các nguyên tắc
này. Hiện nay, ở Việt Nam, các trung tâm tư vấn, các tổ chức giáo dục đào tạo
đều có tiến hành hoạt động tư vấn hướng nghiệp, các nhà giáo dục, khoa học
cũng đưa ra rất nhiều quan điểm về cơ sở lý luận của tư vấn hướng nghiệp.
Tuy nhiên, đây là một mơ hình mới được phát triển ở Việt Nam vài năm trở
lại đây, bên cạnh đó là có sự tiếp nhận các quan điểm về tư vấn hướng nghiệp
của Pháp, Mỹ… và các nước phát triển khác. Vì vậy, hệ thống cơ sở lý luận
về tư vấn hướng nghiệp mà được Bộ Giáo dục – Đào tạo công nhận và đưa
vào làm kim chỉ nam trong hoạt động cơng tác tư vấn hướng nghiệp thì hiện
nay mới đang được xây dựng, thông qua các ý kiến chuyên gia. Tạm thời tư
vấn hướng nghiệp trong nhà trường được coi là một mảng của tư vấn học
đường, các nguyên tắc trong tư vấn hướng nghiệp được lấy và vận dụng một
cách linh hoạt trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của tư vấn. Một số
nguyên tắc tư vấn cơ bản nhất:
11


- Ngun tắc tơn trọng thân chủ trong q trình tư vấn. Dành quyền tự
quyết cho thân chủ. Tất cả vì lợi ích của thân chủ.
- Ngun tắc chấp nhận, không phán xét mọi hành vi, xúc cảm của thân chủ.
- Nguyên tắc thấu cảm.
- Nguyên tắc đảm bảo tính bí mật thơng tin cho thân chủ
Tuy nhiên, đối với tư vấn hướng nghiệp, mỗi nguyên tắc này thể hiện
bằng những biểu hiện khác nhau, cụ thể là:

- Nguyên tắc tơn trọng thân chủ trong q trình tư vấn – nhà tư vấn cần tôn
trọng sinh viên như một nhân cách độc lập, tin vào khả năng của sinh viên.
Mức độ thông hiểu nguyên tắc này được thể hiện bằng dấu hiệu nhà tư
vấn chỉ ra được các lý do hợp lý của việc cần phải tôn trọng sinh viên, cần
phải tin tưởng sinh viên trong quá trình tư vấn. Và ý thức được tác dụng cũng
như hậu quả khi thực hiện tốt hay không tốt về nguyên tắc này trong quá trình
tư vấn.
- Với nguyên tắc dành quyền tự quyết cho thân chủ, thể hiện sự thông
hiểu trong nguyên tắc này của nhà tư vấn đó chính là chỉ ra được bản chất tư
vấn không áp đặt đối tượng, mà tin tưởng ở đối tượng trên cơ sở phân tích
một cách khách quan, khoa học vấn đề mà đối tượng vướng mắc, đưa ra gợi
ý. Cuối cùng để đối tượng tự cân nhắc và đưa ra cách giải quyết vấn đề của
mình vì lợi ích của bản thân.
- Ngun tắc thấu cảm: Sự nhận biết của nhà tư vấn về nguyên tắc này thể
hiện ở chỗ: nhà tư vấn cần đặt vị trí của mình vào vị trí của sinh viên để đồng
cảm và hiểu những cảm xúc của họ. Nhà tư vấn cần tránh sự đồng nhất giữa
“thấu cảm” và “đồng cảm”, cũng như ý tưởng tạo lập một khoảng cách giữa nhà
tư vấn và sinh viên nhằm để giữ “uy” với mục đích “giáo dục” sinh viên.
- Nguyên tắc chấp nhận, không phê phán sinh viên: nhà tư vấn không
nên phê phán, uốn nắn, giáo dục sinh viên một cách cứng nhắc như trong hoạt
động giáo dục - hoạt động mà họ đang thực hiện; cần phải biết lắng nghe và
12


chấp nhận sinh viên, chấp nhận vơ điều kiện.
Tóm lại, tư vấn hướng nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho
sinh viên những thông tin liên quan đến nghề, yêu cầu của nghề đối với người
lao động, nhu cầu xã hội, hay hệ thống trường đào tạo…mà còn phải giải đáp
được các thắc mắc của sinh viên, giúp sinh viên hiểu được ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai, gợi ý và định hướng cho sinh

viên tìm hiểu những thơng tin nào là quan trọng và cần thiết cho quá trình
chọn nghề, giúp sinh viên có được kỹ năng tự đánh giá được năng lực bản
thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp, biết cách tìm
kiếm được những thơng tin nghề và thông tin cơ sở đào tạo cần thiết cho bản
thân trong việc chọn nghề, biết cách định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho
bản thân. Bên cạnh đó, tư vấn hướng nghiệp giúp sinh viên có thái độ chủ
động và tự tin trong việc chọn nghề phù hợp, có hứng thú và khuynh hướng
chọn nghề đúng đắn. Tuy nhiên, tư vấn hướng nghiệp cần phải được hiểu một
cách rộng hơn, là không chỉ tác động và làm thay đổi nhận thức của cá nhân
đối với nghề định chọn, mà cịn phải biết làm cho cá nhân đó hiểu được giá trị
của nghề, hình thành hứng thú với nghề và tận tâm cống hiến với nghề đã
chọn. Nói cách khác, tư vấn hướng nghiệp phải làm cho cá nhân thấy được
hạnh phúc khi cống hiến toàn bộ tinh thần và sức lực cho nghề mình chọn, coi
việc hoạt động trong lĩnh vực nghề là một lẽ sống chứ không chỉ là phương
tiện kiếm sống.
2.1.2 Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên
2.1.2.1 Khái niệm
a. Nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu khách quan của mỗi con người trong
những điều kiện nhất định cảm thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát
triển. Nhu cầu thúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằm tạo nên những
điều kiện, những phương tiện tương ứng để thoả mãn những địi hỏi của mình.
13


Nếu nhu cầu của con người được thoả mãn đầy đủ sẽ tạo ra điều kiện cần thiết
để làm cho nhân cách phát triển toàn diện và làm phát triển tồn bộ xã hội.
Nói một cách cụ thể, nhu cầu là thuộc tính cơ bản của cá nhân. Nó có
tác dụng xác định xu hướng của cá nhân, xác định thái độ của người đó đối
với hiện thực và đối với trách nhiệm của bản thân, xét đến cùng, nó xác định

lối sống và hoạt động của cá nhân.
Có nhiều định nghĩa về nhu cầu của nhiều tác giả trong và ngồi nước,
nhưng trong q trình nghiên cứu tài liệu, tác giả cho rằng các định nghĩa sau
sát và phù hợp với đề tài nghiên cứu hơn.
Theo từ điển Tâm lý học “nhu cầu là một trạng thái của cá nhân được
tạo ra do cá nhân đó thiếu những đối tượng cần cho sự tồn tại và phát triển và
là nguồn gốc hoạt động của cá nhân đó”.
Theo A. G. Covaliov (1971), nhu cầu là sự cần thiết mà con người cảm
thấy cần phải thoả mãn của những điều kiện nhất định của cuộc sống và sự
phát triển.
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn (1998), khái niệm nhu cầu được phát
biểu như sau “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả
mãn để tồn tại và phát triển”.
Trong đề tài này, chúng tôi chọn định nghĩa sau về nhu cầu làm cơ sở
cho việc nghiên cứu “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần
được thoả mãn để tồn tại và phát triển”.
b. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp
Nếu nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của sự tồn tại và phát triển của con
người nói chung thì nhu cầu tư vấn hướng nghiệp là nhu cầu thiết yếu đối với
mỗi cá nhân khi đứng trước quyết định chọn cho mình một nghề phù hợp và
hoạt động tốt ở lĩnh vực nghề đó.
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp thuộc nhu cầu về nhận thức của con
người, nhu cầu nhận thức một lĩnh vực riêng, như vậy nhu cầu này sẽ có đầy
14


×