Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Hành vi mua của người tiêu dùng là sinh viên trường đại học nông nghiệp hà nội đối với sản phẩm mì khoai tây omachi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.53 KB, 27 trang )

DANH SÁCH NHÓM
STT
1

Tên
Lê Thanh Tùng

Lớp
K55-KTC

MỤC LỤC

1

MSV
551711


PHẦN 2: NỘI DUNG......................................................................................................................................4
2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu:...........................................................................................4
2.1.1. Hành vi mua của người tiêu dùng:............................................................................................4
2.1.1.1. Định nghĩa về hành vi mua của người tiêu dùng:...............................................................4
2.1.1.2. Quy trình ra quyết định của người tiêu dùng:....................................................................4
2.1.2. Mơ hình hành vi mua của người tiêu dùng:.............................................................................7
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng:.................................................7
2.2. Giới thiệu tổng quan về sản phẩm mì khoai tây Omachi:..............................................................10
2.3. Kết quả nghiên cứu về hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm mì khoai tây Omachi:
...............................................................................................................................................................12
2.3.1. Thông tin về mẫu điều tra:......................................................................................................12
2.3.2. Hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm mì khoai tây Omachi:...........................13
2.3.2.1. Nhận thức nhu cầu:..........................................................................................................13


2.3.2.2. Tìm kiếm thơng tin:...........................................................................................................14
2.3.2.3. Đánh giá các phương án lựa chọn:...................................................................................16
2.3.2.4. Quyết đinh mua:...............................................................................................................19
2.3.2.5. Hành vi sau khi mua:.........................................................................................................23
2.3.3. Các đề xuất kiến nghị:..............................................................................................................25
PHẦN 3: KẾT LUẬN.....................................................................................................................................26

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở hình thành đề tài:
Như chúng ta đã biết đối tượng ăn mì tơm nhiều nhất trong xã hội chính là
đối tượng học sinh sinh viên. Với mục tiêu của Hảo Hảo là hướng tới phân
khúc thị trường thấp, hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên, và người tiêu
dùng ở nông thơn, chính vì thế Hảo Hảo đã chiếm lĩnh được một thị trường
lớn trong thời gian khá dài. Tuy nhiên, với sự phát triển về kinh tế xã hội,
người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tiêu dùng mặt hàng có chất lượng tốt

2


hơn. Đối tượng là sinh viên cũng vậy, ngày càng có thêm cho mình nhiều sự
lựa chọn, họ sẵn sàng mất thêm chút phí để đổi lại có một sản phẩm chất
lượng hơn. Điều đó có nghĩa là một nhóm không nhỏ khách hàng đang
chuyển dần sang các sản phẩm mì gói chất lượng (tầm trung và cao cấp). Đặc
biệt trong số đó, phải kể đến sản phẩm mì khoai tây Omachi. Với một chiến
lược marketing xuất sắc là “KHÔNG SỢ NĨNG”, sản phẩm mì khoai tây
này đã được coi là một hiện tượng Marketing của ngành mì ăn liền tại Việt
Nam.
Chính vì có một số lượng khách hàng khơng hề nhỏ là sinh viên đang có xu
hướng chuyển sang những sản phẩm tầm trung và cao cấp, nên việc nghiên
cứu hành vi của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm này là điều cần thiết, nó

giúp cho cơng ty Masan Consumer (với thương hiệu mì khoai tây Omachi)
có thể nhận biết được hành vi mua của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm
mì khoai tây Omachi để có cơ hội tìm kiểm thêm thị trường mục tiêu cho
mình.
Với điều kiện và năng lực của mình, nhóm tiến hành nghiên cứu với đề tài:
Hành vi mua của khách hàng là sinh viên trường Đại học nông nghiệp Hà
Nội khi tiêu thụ sản phẩm mì Khoai tây Omachi.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mơ tả hành vi mua sản phẩm mì khoai tây Omachi của sinh viên trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội đối với sản phẩm mì khoai tây Omachi.
- Xác định nhân tố tác động đến hành vi mua của sinh viên.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về hành vi tiêu dùng
mì khoai tây Omachi của sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Bản câu hỏi bằng tham vấn cá nhân với 100
sinh viên bất kì trong trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội.

3


- Phương pháp phân tích: Sử dụng thống kê mơ tả để phân tích các số liệu
phỏng vấn được.
- Cỡ mẫu: 100 sinh viên trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Cách chọn mẫu: Phi xác suất.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Giúp cho công ty Masan thấy được hành vi tiêu dùng của sinh viên trường
Đại học Nơng nghiệp Hà Nội nói riêng và đối tượng sinh viên nói chung khi
tiêu dùng sản phẩm mì khoai tây Omachi. Từ đó, có thể đưa ra nhưng chiến

-

lược thích hợp để khai thác thị trường đầy tiềm năng này.
Đồng thời, đây cũng là nghiên cứu giúp cụ thể hóa và củng cố những lí
thuyết về hành vi người tiêu dùng mà nhóm đã tìm hiểu đối với một sản
phẩm cụ thể.
PHẦN 2: NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu:
2.1.1. Hành vi mua của người tiêu dùng:
2.1.1.1. Định nghĩa về hành vi mua của người tiêu dùng:
Hành vi tiêu dùng là hành động của một người tiến hành mua và sử dụng sản
phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và
sau khi hành động.
2.1.1.2. Quy trình ra quyết định của người tiêu dùng:
Để đưa ra quyết định mua sắm, khách hàng thường trải qua một quá trình cân
nhắc. Q trình đó thường diễn ra theo trình tự gồm các bước sau:
Nhận thức
nhu cầu

Tìm kiếm
thơng tin

Đánh

giá

các
phương án


Ra quyết

Hành vi

định mua

sau mua

Quá trình ra quyết định trong trường hợp giải quyết vấn đề thuộc phạm vi rộng
có liên quan đến quá trình nhận thức (suy nghĩ). Trong nhiều tình huống, người

4


tiêu dùng chỉ giải quyết vấn đề trong phạm vi hẹp, hoặc giải quyết bằng cảm xúc
(tình cảm), trong đó bỏ qua hoặc lược bỏ một số bước trong qui trình.


Nhận thức nhu cầu: Là sự khác nhau về nhận thức giữa tình huống lí tưởng
và thực tế của một người nhằm thúc đẩy việc ra quyết định. Nhận thức vấn
đề có thể được kích thích bởi nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng hoặc
những nổ lực tiếp thị. Tiến trình thường bắt đầu khi một địi hỏi chưa được
thỏa mãn được gợi lên.
Nhận thức vấn đề xảy ra khi con người trải qua sự mất cân đối giữa trạng thái
thực tại và trạng thái mong muốn (lí tưởng). Điều này là do mối quan hệ giữa
nhu cầu và xã hội.
Khi sự khác nhau giữa trạng thái lí tưởng và thực tế đủ lớn, sẽ gây ra một
cảm giác tâm lí (và đơi khi là vật lí) bực bội khó chịu (muốn) thúc đẩy con
người hành động.




Tìm kiếm thơng tin: Nhằm để làm rõ, rành mạch hơn những lựa chọn mà
người tiêu dùng được cung cấp, bao gồm 2 bước:
Tìm kiếm bên trong:
Liên quan đến việc tìm kiếm trong quá khứ để khơi dậy những kinh nghiệm,
hoặc hiểu biết trước đây có liên quan. Tìm kiếm bên trong thường phục vụ
cho những sản phẩm mua thường xuyên.
Tìm kiếm bên ngoài:
Cần thiết khi những kinh nghiệm hoặc hiểu biết trong quá khứ không đủ
cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Các nguồn chủ yếu là:
Nguồn thông tin cá nhân (bạn bè và gia đình).
Nguồn thơng tin cơng cộng (báo, đài, internet…).
Những nguồn thơng tin có ảnh hưởng của người tiếp thị (Quảng cáo, bán
hàng, bao bì, trưng bày sản phẩm).



Xác định và đánh giá các phương án: Khi đã lên được danh sách sản phẩm,
nhãn hiệu có thể thỏa mãn nhu cầu, người tiêu dùng tiến hành đánh giá các

5


lựa chọn trước khi đưa ra quyết định chính thức. Để đánh giá phải thiết lập
nên những tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn này không phải quan trọng như nhau.
Những tiêu chuẩn người tiêu dùng đưa ra dựa trên kinh nghiệm bản thân họ.
Đánh giá các phương án lựa chọn có hai phần:
Nhà quảng cáo giúp người tiêu dùng trong quá trình chọn lựa bằng cách gợi ý
các tiêu chuẩn cho người tiêu dùng sử dụng.

Nhà quảng cáo diễn đạt hoặc diễn dịch tiêu chuẩn đánh giá theo những lợi
ích của người tiêu dùng, đặc biệt khi những lợi ích này khơng rõ ràng. Lợi
ích là “kết quả sử dụng”.


Ra quyết định mua: Sau khi tìm kiếm sản phẩm và đánh giá các khả năng,
người tiêu dùng sẽ quyết định mua hoặc không mua sản phẩm. Khi đã quyết
định mua sản phẩm, sẽ nảy sinh tiếp các vấn đề: Mua ở đâu? Khi nào mua?
Phương thức thanh toán? Và các vấn đề khác?...



Hành vi sau khi mua: Hành vi sau khi mua sẽ ảnh hưởng đến việc mua lần tới
và việc họ kể cho những người khác nghe về sản phẩm. Sau khi mua người
tiêu dùng có thể thỏa mãn bởi vì những lựa chọn có tính tương đối: Mặt
mạnh và yếu. Sau khi lựa chọn mua sản phẩm này, có thể có những mặt hạn
chế trong khi những lựa chọn khác lại có những ưu điểm sẽ gây nên những
bất an.
Xảy ra 3 khả năng:
Khả năng 1: Mong đợi > Cảm nhận → Khơng hài lịng
Khả năng 2: Mong đợi = Cảm nhận → Hài lòng
Khả năng 3: Mong đơi < Cảm nhận → Vui sướng

6


2.1.2. Mơ hình hành vi mua của người tiêu dùng:

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng:
Các yếu tố marketing:

Là các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp nhằm truyền đạt thông tin vè những
2.1.3.1.

lợi ích từ sản phẩm mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng. Các yếu tố
marketing bao gồm: Thương hiệu, giá cả, quảng cáo, khuyến mại, các chương
trình tài trợ, hệ thống phân phối tiện lợi. Các yếu tố này như là một lời nhắc nhở
để khách hàng mua và sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp.
2.1.3.2. Các yếu tố phi marketing:
 Văn hóa: Nền văn hóa, tơn giáo, quốc tịch, tầng lớp xã hội.
Nền văn hóa: là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi
của một người. Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích luỹ được một số những giá trị,
nhận thức, sở thích và hành vi thơng qua gia đình của nó và những định chế
then chốt khác.
Tầng lớp xã hội: hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự phân
tầng xã hội. Sự phân tầng này đơi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp
theo đó những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và

7


dạy dỗ để đảm nhiệm những vai trò nhất định. Các tầng lớp xã hội là những
bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp theo thứ
bậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, mối quan tâm và hành
vi.


Xã hội: Địa vị xã hội, bạn bè, đồng ngiệp, gia đình.
Địa vị xã hội: người ta lựa chọn những sản phẩm thể hiện được vai trị và địa
vị của mình trong xã hội. Những người làm Marketing đều biết rõ khả năng
thể hiện địa vị xã hội của sản phẩm và nhãn hiệu. Tuy nhiên, biểu tượng của

địa vị thay đổi theo các tầng lớp xã hội và theo cả vùng địa lý nữa.
Gia đình: các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh
hưởng lớn nhất. Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua.
Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó. Do từ bố mẹ mà một người
có được một định hướng đối với tơn giáo, chính trị, kinh tế và một ý thức về
tham vọng cá nhân, lòng tự trọng và tình u.



Cá nhân: Tuổi tác, nghề nghiệp, hồn cảnh kinh tế, cá tính, phong cách.
Tuổi tác: Người ta mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong suốt đời
mình. Thị hiếu của người ta về các loại hàng hóa, dịch vụ cũng tuỳ theo tuổi
tác. Việc tiêu dùng cũng được định hình theo giai đoạn của chu kỳ sống của
gia đình.
Nghề nghiệp: của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ.
Những người có nghề nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu tiêu dùng khác nhau
ngay từ những hàng hóa chính yếu như quần áo, giày dép, thức ăn…đến
những loại hàng hóa khác như: Mĩ phẩm, máy tính, điện thoại…
Hồn cảnh kinh tế: việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn
cảnh kinh tế của người đó. Hồn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập có
thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời
gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động),
nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm.

8


Phong cách sống: là cách thức sống, cách sinh hoạt, cách làm việc.cách xử sự
của một người được thể hiện ra trong hành động, sự quan tâm, quan niệm và
ý kiến của người đó đối với mơi trường xung quanh. Lối sống miêu tả sinh

động toàn diện một con người trong quan hệ với mơi trường của mình. Phong
cách sống của một người ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người đó.
Phong cách sống của khách hàng đơi khi được nhà tiếp thị sử dụng như một
chiêu thức phân khúc thị trường.


Tâm lý: Nhu cầu và Động cơ, nhận thức, tri thức.
Nhu cầu và Động cơ: là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con người
địi hỏi để tồn tại và phát triển. Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con
người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học.Một số
nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý. Tại những thời điểm khác nhau, người ta
lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Con người sẽ cố gắng thỏa mãn
trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất. Khi người ta đã thoả mãn được
một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ khơng cịn là động cơ hiện thời nữa,
và người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo.
Nhận thức: một người có động cơ ln sẵn sàng hành động. Vấn đề người có
động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ sự
nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Nhận thức được định nghĩa là
"một q trình thơng qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thơng tin
tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh".Nhận thức không chỉ
phụ thuộc vào những tác nhân vật lý, mà còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ
của các tác nhân đó với mơi trường xung quanh và những điều kiện bên trong
cá thể đó.
Tri thức: Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri
thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh
nghiệm. Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội. Các nhà lý luận về
tri thức cho rằng tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động

9



qua lại của những thơi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những
phản ứng đáp lại và sự củng cố.
Niềm tin và thái độ: Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm
tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của
con người. Thái độ làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự
vật tương tự. Người ta khơng phải giải thích và phản ứng với mỗi sự vật theo
một cách mới. Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc.Vì thế mà rất khó
thay đổi được thái độ. Thái độ của một người được hình thành theo một
khn mẫu nhất qn, nên muốn thay đổi luôn cả những thái độ khác nữa.
2.2. Giới thiệu tổng quan về sản phẩm mì khoai tây Omachi:
Masan Consumer là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam.
Công ty sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và đồ uống bao gồm nước
tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, và ngũ cốc dinh dưỡng.
Bắt đầu hoạt động từ năm 2000, công ty đã không ngừng phát triển nhiều loại
sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng và các kênh phân phối trong nước để xác lập
vị thế dẫn đầu trên thị trường thực phẩm tiêu dùng và đồ uống mang thương
hiệu Việt. Những thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer bao gồm Chin-su,
Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, Wake Up, Kachi và Vĩnh
Hảo với chiến lược đặt người tiêu dùng Việt Nam làm trọng tâm.
Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây. Để bảo
vệ
sức khỏe người tiêu dùng, nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ chiên đặc biệt cho
ra sợi mì vừa chín tới mà vẫn đảm bảo chất lượng tuyệt hảo. Chính áp dụng
mang
tính đột phá này đã loại trừ được rất nhiều chất phát sinh từ khâu chiên mì ở
nhiệt
độ quá cao thường làm cho sợi mì cháy, có mùi khét, có độ oxy hóa cao… Nhà

10



sản xuất cũng điều chỉnh lượng dầu hợp lý trong q trình chiên và chế biến gói
súp, nên sợi mì có vị mát, thực khách hồn tồn n tâm nên sẽ khơng sợ nóng
khi dùng Omachi. Trên cả “rấ t ngon mà không sơ ̣ nóng “, theo các nhà khoa học
thuộc viện Nghiên cứu Thực phẩm Anh quốc, chất Kukoamine có trong khoai
tây
có tác dụng làm đẹp da, chữa thâm quần, cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn
và làm hạ đường huyết. Khoai tây còn được xem như một thứ vac-xin phòng
viêm gan B và chống cảm cúm hiệu quả.
Omachi được tôn vinh là thương hiệu số một trong phân khúc mì ăn liền cao cấp
theo giá trị bán lẻ trong năm 2011.
Ban đầu Masan tung ra thị trường sản phẩm mì ăn liền Chinsu, với thơng điệp
tiếp thị chưa mấy rõ ràng, giá cả ngang bằng với nhiều nhãn hàng trung bình
khác, cũng nhanh chóng bị lọt thỏm trong một thị trường hỗn độn. Tận đến khi
Omachi ra đời, nhãn hàng này bắt đầu xoay chuyển tình thế, hướng thị trường
mì ăn liền Việt Nam phát triển theo một xu thế mới, xu thế cạnh tranh quan tâm
tới sức khỏe và khẩu vị của người tiêu dùng. Với những thơng điệp marketing
chưa có tiền lệ, đánh vào mối quan tâm về sức khỏe của người tiêu dùng, sản
phẩm mì ăn liền của Masan Food đã lại khuấy động thị trường. Sau chưa đầy 3
năm có mặt trên thị trường, Omachi đã giành được 15% thị trường, đánh bật cả
thương hiệu lâu đời Vifon và một nhà sản xuất mạnh khác là Asia Food. Đến
cuối năm 2009, đầu 2010, Masan Food đã vượt qua Asia Food và Vifon, vươn
lên vị trí thứ 2 (hơn 15%).

11


2.3. Kết quả nghiên cứu về hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản
phẩm mì khoai tây Omachi:

2.3.1. Thông tin về mẫu điều tra:
Kết quả phỏng vấn thu hồi từ 100 sinh viên cho thấy có 9% sinh viên chưa từng
sử dụng mì khoai tây omachi. Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên nhóm chỉ
tập trung nghiên cứu về hành vi tiêu dùng mì khoai tây Omachi của 91% sinh
viên cịn lại mà khơng nghiên cứu về ngun nhân 9% sinh viên khơng sử dụng.
Có nghĩa từ đây về sau nhóm sẽ nghiên cứu hành vi của 91 sinh viên đã từng sử
dụng
Biểu đồ 1: Biểu đồ cơ cấu giới tính:

12


Biểu đồ 2: Biểu đồ cơ cấu chỗ ở:

2.3.2. Hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm mì khoai tây
Omachi:
2.3.2.1. Nhận thức nhu cầu:
Khi muốn mua một sản phẩm/dịch vụ thì trước tiên khách hàng phải nhận thức
được nhu cầu của mình khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó là nhằm mục đích gì.
Có đến 89/91 sinh viên được hỏi sử dụng mì Omachi nhằm tiết kiệm thời gian
và 89/91 sinh viên cho rằng sử dụng mì vì dễ nấu. Do địi hỏi của việc học tập
nên việc sinh viên sử dụng mì nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, dễ nấu
lại hợp với khẩu vị là một lựa chọn hợp lí.
Biểu đồ 3: Tiện ích khi sử dụng sản phẩm mì Omachi của sinh viên:

13


Biểu đồ 4: Thời gian sử dụng mì Omachi của sinh viên:


Nhận xét: Những người được hỏi cho biết họ chủ yếu sử dụng mì Omachi nhằm
mục đích ăn sáng và ăn bữa phụ là chủ yếu vì khi này thời gian bận rộn nên sinh
viên thường lựa chọn mì để nhanh chóng giải quyết nhu cầu của họ, cịn người
sử dụng mì để ăn trưa và ăn tối có nhưng rất ít vì đây là những lúc nghỉ ngơi và
sinh viên cũng có nhiều lựa chọn khác ngồi mì.
2.3.2.2. Tìm kiếm thơng tin:
Biểu đồ 5: Kênh thơng tin giúp khách hàng biết đến sản phẩm:

14


Phương tiện được khách hàng chọn để tìm kiếm thơng tin về sản phẩm nhiều
nhất là thông qua Quảng cáo trên Tivi. Tivi là phương tiện có tác động mạnh
mẽ đến nguồn thông tin giúp cho khách hàng lựa chọn, trong tổng số 91 sinh
viên được hỏi thì cả 100% các khách hàng biết về sản phẩm mì khoai tây
Omachi thơng qua quảng cáo. Từ đó ta thấy được hình thức quảng cáo trên Tivi
là hình thức chiêu thị tốt nhất đối với nhiều loại sản phẩm nói chung và đặc biệt
là đối với mặt hàng tiêu dùng nói rêng.
Bên cạnh quảng cáo, 40.7% người được hỏi còn cho biết họ biết đến sản phẩm
mì khoai tây Omachi thơng qua hệ thống bán hàng tại các siêu thị. Có thể thấy
rằng kênh giới thiệu sản phẩm qua hệ thống các siêu thị là nơi mà người bán có
thể lưu tâm đến. Vì đối tượng là sinh viên, những người rất hay đến các siêu thị
để vui chơi, mua sắm. Ở siêu thị thì người mua có thể dễ dàng chọn cũng như
tìm hiểu về các sản phẩm mà mình ưng ý.
Ngồi ra, cịn có các kênh cung cấp thơng tin về sản phẩm khác như giới thiệu
của người bán hàng là 8.8%, bạn bè 20.9% và các nguồn khác là 3.3%. Có thể
thấy rằng các kênh thơng tin trên đều có tác dụng giúp khách hàng biết đến sản

15



phẩm, tuy nhiên hiệu quả cịn thấp, chính vì vậy việc bỏ ra nhiều chi phí cho các
kênh thơng tin này là không cần thiết.
Nhận xét: Nguồn thông tin để khách hàng biết đến sản phẩm là rất nhiều trong
đó nguồn thơng tin phổ biến và có tác động mạnh mẽ là thông qua quảng cáo
trên tivi và kênh phân phối tại siêu thị. Chính bởi sự phổ biến của tivi và xu
hướng tiêu dùng của sinh viên hiện nay cho nên nếu mục tiêu hướng tới khách
hàng là sinh viên thì cơng ty cần tiếp tục duy trì thành công qua kênh thông tin
quảng cáo đồng thời cần đầu tư thêm cho việc quảng bá sản phẩm của mình tại
hệ thống các siêu thị.
2.3.2.3. Đánh giá các phương án lựa chọn:
Biểu đồ 6: Đánh giá các phương án lựa chọn:

Dựa vào biểu đồ phía trên ta thấy:
Tiêu chí “sản phẩm dễ mua, được bày bán ở nhiều nơi” là tiêu chí dẫn đầu trong
quyết định lựa chọn sử dụng mì omachi của sinh viên. 67% sinh viên hồn tồn
đồng ý với và 28% sinh viên đồng ý với tiêu chí sản phẩm được bày bán với
những gói nhỏ rất dễ thấy và dễ mua. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của
sự tiện lợi trong việc mua mì omachi, nó ảnh hưởng lớn đến hành vi mua sản
phẩm của sinh viên.

16


Tiêu chí thứ 2 ảnh hưởng đến hành vi mua của sinh viên chỉ sau sự tiện lợi trong
việc mua sản phẩm là: “Sản phẩm khơng có trasfat( thực phẩm an tồn)”. Đây
cũng là tiêu chí được khách hàng đánh giá cao. 86% đồng ys và lựa chọn dùng.
Trong bối cảnh nhiều sản phẩm thực phẩm đang bị phát hiện nhiễm chất độc,
gây hại cho sức khỏe, người tiêu dùng khá lưu tâm trong việc lựa chọn cho minh
sản phẩm thực phẩm an tồn.

Tiếp theo là tiêu chí giá trị năng lượng. 60% đồng ý với tiêu chí này, mì omachi
đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho người sử dụng, được người sử dụng tin
tưởng. Qua đó ta cũng thấy được vai trò của giá trị năng lượng đối với hành vi
mua của sinh viên, sinh viên đã có ý thức hơn về giá trị thực của sản phẩm.
Với tiêu chí: “omachi là 1 sản phẩm nổi tiếng” số sinh viên đồng ý là 62%. Điều
đó thể hiện rằng omachi đang dần trở thành 1 thương hiệu uy tín được khách
hàng tin dùng.
“Ngon hơn sản phẩm khác” cũng là 1 tiêu chí có ảnh hưởng đến việc đánh giá
của sinh viên. 55% sinh viên đồng ý với tiêu chí này. Khẳng định hành vi mua
của sinh viên bị chi phối không nhỏ bởi yếu tố chất lượng sản phẩm. Sinh viên
đang hướng tới những sản phẩm ngon hơn, chất lượng hơn.
“Quảng cáo thu hút và thuyết phục” được 52% sinh viên đồng ý, yếu tố quảng
cáo cũng là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá các phương án lựa chọn của
sinh viên.
“Bao bì sản phẩm đẹp” có 3% sinh viên hoàn toàn đồng ý và 47% đồng ý. Điều
đó cho thấy mối quan tâm của sinh viên tới mẫu mã sản phẩm, so với các chỉ
tiêu trên thì có phần thấp hơn. Cho thấy bao bì của sản phẩm cũng quan trọng
nhưng không phải là yếu tố quyết định đến việc so sánh, đánh giá sản phẩm mì
Omachi đối với các sản phẩm khác của đối tượng khách hàng là sinh viên.
Cuối cùng là tiêu chí: “Gía cả hợp lí”. Chỉ 8% hồn tồn đồng ý và 10% đồng ý
trong khi đó 38% khơng đồng ý và 1% hồn tồn khơng đồng ý với mức giá
hiện nay của mì Omachi. Qua đó ta thấy được yếu tố giá cả của sản phẩm mì

17


Omachi là khơng có lợi thế khi đối tượng khách hàng là sinh viên thực hiện
đánh giá các phương án lựa chọn.
Nhận xét: Qua bảng đánh giá các phương án lựa chọn mì omachi đối với đối
tượng là sinh viên ta thấy việc đánh giá các phương án lựa chọn trước khi quyết

định mua của sinh viên chịu sự chi phối bởi rất nhiều các tiêu chí. Trong đó các
tiêu chí sản phẩm dễ mua, thực phẩm an tồn, thương hiệu, giá trị năng lượng có
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, yếu tố giá cả còn tỏ ra chưa hợp lí khi
đánh giá giữa các phương án lựa chọn của sinh viên đối với sản phẩm mì
Omachi. Có vẻ như đối tượng khách hàng là sinh viên không đồng ý, họ vẫn
phân vân khi đưa ra quyết định mua sản phẩm so với các sản phẩm mì khác thì
mì Omachi đang có mức giá khá cao, cao hơn từ 1500đ - >2000đ.

18


Biểu đồ 7: Mức giá mong muốn của khách hàng khi lựa chọn mua sản phẩm:

Ta có thể thấy với mức giá bán lẻ hiện tại là 5500đ/1 gói thì chỉ có 1% khách
hàng đồng ý với mức giá này, và chủ yếu là 37% lượng khách hàng mong muốn
sản phẩm có giá dưới 4000đ/1 gói. Tuy nhiên, với giá 4000đ/1 gói và với chất
lượng sản phẩm hiện tại cũng nhận được mong muốn cao cảu sinh viên với tỷ lệ
chiếm 35%. Khi giá càng lên cao thì sự mong muốn về sản phẩm càng thấp, cụ
thể là với mức giá 4500đ/1 gói thì ứng với 18% lượng khách hàng và 5000đ/1
gói thì chỉ có 9% lượng khách hàng lựa chọn. Cá biệt, mức gía trên 5500đ/1 gói
thì khơng có khách hàng nào chấp nhận.
Qua nghiên cứu trên đã cho chúng ta thấy rằng, dù đối tượng khách hàng là sinh
viên, mì ăn liền là một thực phẩm khơng thể thiếu với họ, bên cạnh yếu tố chất
lượng thì giá cả hợp với túi tiền cũng là yếu tố không kém phần quan trọng khi
sinh viên quyết định sử dụng sản phẩm.
2.3.2.4. Quyết đinh mua:
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua:

19



Biểu đồ8: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua

Cũng như tất cả những sản phẩm khác thì chất lượng là một tiêu chí chủ yếu và
có tác động mạnh mẽ đến tiêu chí quyết định mua sản phẩm, đối với sản phẩm
mì Omachi cũng vậy bởi trong tổng số khách hàng được hỏi thì có đến 72% cho
là rất quan trọng và 24% cho là quan trọng khi mua mì Omachi dựa trên tiêu chí
là chất lượng. Kế đến là sở thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm có đến
40% người tiêu dùng cho là quan trọng và 31% hoàn toàn đồng với quyết định
mua Omachi dựa vào sở thích của mình, điều này cho thấy hương vị của
Omachi đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.
Yếu tố thương hiệu sản phẩm cũng chiếm một vị trí lớn trong quyết định mua
sản phẩm Omachi của khách hàng, có 43% cho rằng quan trọng và 24% cho
rằng rất quan trọng. Điều này chứng tỏ thương hiệu mì Việt này đã được khẳng
định trên thị trường. Với một chiến lược Marketing đúng đắn thì sản phẩm
Omachi được khách hàng nhớ đến là một sản phẩm chất lượng và an toàn cho
sức khỏe.
Việc khuyến mại, giảm giá của công ty cũng khiến cho khách hàng quyết định
mua sản phẩm Omachi: có 31% khách hàng cho là quan trọng và 34% khách

20


hàng cho rằng rất quan trọng. Điều này nói lên rằng những chương trình khuyến
mại, giảm giá sẽ cho sản phẩm tiêu thụ của công ty tăng lên.
Giống như đánh giá các phương án lựa chọn thì quyết định mua sản phẩm của
khách hàng cũng ít bị tác động bởi tiêu chí người bán, trong đánh giá các lựa
chọn thì khách hàng khơng tin tưởng người bán thì đối với quyết định mua sản
phẩm khách hàng cũng không bị ảnh hưởng nhiều vào tiêu chí người bán. Chỉ có
22.9% khách hàng đồng ý và 2.9% hoàn toàn đồng ý với tiêu chí người bán.

Tương tự như vậy, quyết định mua sản phẩm cũng bị ảnh hưởng tương đối bởi
các tiêu chí bao bì, giá của sản phẩm và người thân trong gia đình.
Tuy nhiên, như phân tích các phương án lựa chọn thì quyết định mua của sản
phẩm khơng được ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố giá cả. Vì sinh viên cho rằng mức
giá đó là hơi cao và chưa phù hợp, họ quan tâm đến yếu tố chất lượng, thương
hiệu hơn. Có 74% cho rằng giá cả của Omachi là bình thường và khơng phải là
yếu tố quan trọng quyết định đến việc mua sản phẩm mì Omachi của họ. Bên
cạnh đó có tới 48% sinh viên cho rằng yếu tố kiểu dáng mẫu mã là bình thường,
khơng q quan trọng. Sinh viên cho rằng yếu tố kiểu dáng và mẫu mã của sản
phẩm là bình thường và ít quan trọng trong quyết định mua sản phẩm mì
Omachi. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho nhà sản xuất ra quyết định khi
sản xuất sản phẩm. Thay vì bao bì như hiện nay thì cũng là cùng một sản phẩm
đó nhưng nhà sản xuất có thể làm bao bì đơn giản hơn, qua đó mà có thể tiết
kiệm được cho phí và hạ giá thành sản phẩm cho phù hợp với đối tượng khách
hàng là sinh viên.
Nhận xét: Quyết định mua sản phẩm của khách hàng dựa vào nhiều yếu tố,
trong đó chất lượng là yếu tố quyết định hàng đầu cho việc lựa chọn sản phẩm,
sở thích, khuyến mại và thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng đến quyết
định lựa chọn sản phẩm của sinh viên. Vì vậy, cơng ty cần có những hướng phát
triển tốt hơn và phù hợp hơn để khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn.
 Nơi mua:

21


Biểu đồ 9: Nơi sinh viên thường chọn để mua sản phẩm mì khoai tây Omachi

Có tới 83% sinh viên được hỏi quyết định mua sản phẩm Omachi tại các cửa
hàng tạp hóa. Số sinh viên chọn mua tại siêu thị và chợ là rất ít, chỉ có 14% và
3%.

 Hình thức mua:
Biểu đồ 10: Hình thức mua của sinh viên đối với sản phẩm mì Omachi:

Hành vi mua của khách hàng là sinh viên được thể hiện rất rõ, họ thường mua
với số lượng ít, mua đến đâu dùng đến đấy, chỉ có 8% người được hỏi là họ sẽ
mua 1 thùng/lần. Mức mua phổ biến nhất của sinh viên thường từ 2-5 gói/lần là
nhiều nhất chiếm 46%, sau đó đến mua 1 gói/lần chiếm 26%.

22


Bên cạnh đó khi được hỏi về hành vi mua của mình nếu khơng may sản phẩm
mì Omachi bị hết thì có tới 76% sinh viên sẽ chuyển sang mua loại sản phẩm
khác, 20% sẽ chuyển sang cửa hàng khác để mua và chỉ có 3% người được hỏi
trả lời sẽ đợi đến khi nào có sản phẩm sẽ mua.
Nhận xét: Chính bởi những yếu tố trên đặt ra yêu cầu cho nhà sản xuất nếu
muốn có thêm nhiều khách hàng là sinh viên cần có chiến lược bán lẻ, cung ứng
sản phẩm cho các cửa hàng tạp hóa thật tốt để đảm bảo luôn luôn cung cấp đủ
sản phẩm cho khách hàng.
2.3.2.5. Hành vi sau khi mua:
 Cảm nhận sau khi sử dụng:
Biểu đồ 11: Cảm nhận của sinh viên sau khi sử dụng mì Omachi

Trong tổng người được hỏi có đến 58% khách hàng cho rằng G7 ngon, 26% cho
là rất ngon và 16% cho là bình thường, khơng có khách hàng đánh giá mì
Omachi là tệ và rất tệ. Bởi vị gia vị của mì Omachi là đa dạng, nhiều chủng loại
từ vị thịt bò đến vị chua cay, vị hải sản, vị rau quả cộng thêm gói súp và gia vị
kèm theo rất phù hợp với sở thích của người tiêu dùng Việt, đó là một trong
những nguyên nhân là nên thành công của sản phẩm. Điều này cho thấy mì


23


Omachi đã làm hài lòng khách hàng xét về vấn đề hương vị sản phẩm, điều mà
hầu hết những sản phẩm/dịch vụ điều mong muốn đạt được.
 Hành động sau khi sử dụng:
Biểu đồ 12: Hành động của sinh viên sau khi sử dụng mì Omachi:

Hành động sau khi sử dụng, trong tổng số sinh viên được hỏi có 45% tiếp tục sử
dụng sản phẩm thường xuyên, 49% có nhưng sử dụng song song với sản phẩm
khác, chỉ có 6% chuyển sang sử dụng sản phẩm khác. Vẫn còn 49% khách hàng
sử dụng song song sản phẩm mì Omachi với sản phẩm khác, nguyên nhân có thể
là do khách hàng chưa thực sự hài lòng về sản phẩm, tuy là ngon nhưng do thói
quen sử dụng cũng như giá thành cịn chưa thật phù hợp, vì thế cơng ty cần
nghiên cứu kỹ hơn về hành vi cũng như mong muốn của sinh viên khi mua sản
phẩm Omachi để có được lợi thế của mình trong việc khai thác và chiếm lĩnh
một thị trường mì ăn liền rất lớn là đối tượng sinh viên.
Nhận xét: Đa số khách hàng cảm nhận rất tốt về sản phẩm sau khi sử dụng và số
lượng khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm là cao, tuy nhiên vẫn còn khách
hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác, mặc dù tỷ lệ này không cao nhưng
cơng ty cần nghiên cứu kỹ hơn để tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục

24


và cải tiến tốt hơn vì “một người khơng thích sẽ nói cho mười người biết, người
thích thì chỉ nói cho ba người biết” .
2.3.3. Các đề xuất kiến nghị:
Để đáp ứng tốt xu hướng tiêu dùng của đối tượng khách hàng là sinh viên hiện
nay cũng như củng cố và chiếm lĩnh thêm thị phần thương hiệu mì Omachi của

cơng ty Masan, nhóm đưa ra một số đề xuất dựa trên nghiên cứu.
Công ty cần tiếp tục phát huy các thế mạnh và hướng đi đúng đắn như:
- Về kênh thông tin tới khách hàng: tiếp tục sử dụng và đầu tư cho kênh quảng
cáo, bên cạnh đó đầu tư thêm cho việc quảng bá sản phẩm của mình tại hệ
thống các siêu thị vì đối tượng là sinh viên là những người rất hay đi siêu thị.
- Về hệ thống phân phối sản phẩm: tiếp tục duy trì và phát triển mạng lưới bán
sản phẩm rộng rãi, tuy nhiên tập trung hơn vào phân phối thông qua các cửa
hàng tạp hóa do gần gũi và phù hợp với thói quen tiêu dùng của sinh viên
hơn.
- Về chất lượng: cần tiếp tục duy trì sự ổn định, uy tín về chất lượng sản phẩm
như hiện nay: Ngon, khơng có Tranfat, an toàn cho sức khỏe.
- Về thương hiệu sản phẩm: tiếp tục giữ vững uy tín cho thương hiệu của
mình. Vì điều này là yếu tố khơng nhỏ khi sinh viên đưa ra quyết định mua.
- Về giá cả: cơng ty cần có biện pháp hạ giá thành nếu muốn tăng thêm thị
phần cũng như muốn hướng tới người tiêu dùng là sinh viên. Hiện tại thì
quyết định mua của sinh viên khi mua sản phẩm của Omachi chủ yếu do yếu
tố chất lượng, sở thích cũng như thương hiệu uy tín của sản phẩm, nên số
lượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm hiện tại là không nhiều. Do đó, để
nâng cao mức độ phù hợp trong việc xác định phương án lựa chọn sản phẩm
cũng như quyết định mua của sản phẩm mì Omachi của sinh viên thì nhà sản
xuất cần giảm giá thành.
Tuy nhiên, công ty cũng không thể giảm chất lượng sản phẩm được, nhưng
công ty có thể có biện pháp thiết kế kiểu dáng mẫu mã đơn giản hơn hiện tại

25


×