Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

nhu cầu của phụ nữ nghèo với các dịch vụ tài chính Quản lý rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.44 KB, 6 trang )


1
Nhu cầu của Phụ nữ Nghèo Khu vực Nông thôn Việt nam với các Dịch
vụ Tài chính Quản lý rủi ro


Bối cảnh:
Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ dự án của ILO “Mở rộng Chương trình Bảo hiểm và
Tài chính vi mô (TCVM) cho lao động nữ trong khu vực phi kết cấu”.

Phụ nữ nghèo đặc biệt dễ bị tác động bởi những rủi ro vì họ thiếu khả năng tài chính và thiếu các
tài sản khác. Một sự cố nhỏ như ốm đau cũng có thể gây tác động bất lợi đến cuộc sống của họ.
Vì vậy mục đích của dự án tại Việt nam là xác định và thử nghiệm những sản phẩm mới về tài
chính nhằm giúp phụ nữ nghèo bảo vệ mình hay đối phó với những rủi ro mà họ gặp phải trong
cuộc sống hàng ngày.

Phạm vi nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là phân tích những rủi ro mà phụ nữ nghèo trong khu vực kinh tế phi
chính thức gặp phải và các biện pháp đối phó của họ. Nghiên cứu so sánh các rủi ro phụ nữ nghèo
phải đối mặt và các biện pháp đối phó họ sử dụng nhằm xác định những bất cập có thể giải quyết
bằng các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro như hình thức tiết kiệm linh hoạt, vay nóng hay bảo
hiểm.

Phương pháp luận:
Mục đích của nghiên cứu là hiểu rõ hơn về rủi ro mà các khách hàng ở hai điểm lựa chọn ở miền
Bắc Việt nam của tổ chức TYM và AAV gặp phải. Vì vậy mục đích của điều tra này không tìm
hiểu những rủi ro mà phụ nữ nghèo gặp phải và các biện pháp đối phó của họ đại diện cho cả
nước Việt nam. Điều tra này không nhằm mục đích đại diện mà chỉ được xem như là một nghiên
cứu thị trường khách hàng của TYM và AAV.

Nghiên cứu tập trung vào các khách hàng của hai tổ chức TCVM. Ban đầu, mục đích của dự án


ILO – MOLISA là xác định các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro và sau đó tiến hành thử nghiệm
các sản phẩm lựa chọn với sự hợp tác của các tổ chức tài chính vi mô. Vì vậy, hiểu rõ hơn những
rủi ro mà khách hàng (là phụ nữ) của các tổ chức tài chính vi mô này gặp phải và các biện pháp
họ sử dụng khi phải đối mặt với các rủi ro này là rất quan trọng.

Hai huyện của TYM và AAV được chọn là Ý Yên ở Nam Định và Đông Triều, Quảng Ninh.
Việc lựa chọn hai điểm này lý do đơn giản là dễ tiếp cận, gần Hà nội. Ở mỗi huyện, mỗi tổ chức
TCVM hoạt động tại 11 xã. Trong số 11 xã này, chọn ngẫu hứng 4 xã ở mỗi huyện. Tương tự 220
khách hàng và 92 đối tượng không phải là khách hàng được chọn ngẫu hứng ở mỗi huyện trong
số 4 xã đã chọn. Khi việc chọn mẫu hoàn thành, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp các công cụ
như phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc và thảo luận nhóm.

Kết quả chính:

1. Những rủi ro/áp lực kinh tế chính

Thành viên trong gia đình ốm đau: Ốm đau được cho là rủi ro lớn nhất do khả năng thường
xuyên xảy ra khiến mọi người không làm việc được và lại tốn kém. Có 30% hộ được phỏng vấn
thường xuyên hoặc rất thường xuyên sử dụng tiền cho chăm sóc sức khoẻ. Thêm vào đó, so với
các chi tiêu khác, chi phí cho chăm sóc sức khoẻ cũng là một khoản mục khó thanh toán nhất đối

2
với phụ nữ ở nông thôn. 16% hộ gia đình thấy khó trả cho loại chi phí đó và 41% thấy rất khó trả.
Chi phí chăm sóc sức khoẻ trung bình một người/năm gần 200.000 đồng.

Tai nạn: Tai nạn ở đây gồm có tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Mọi người rất lo gặp phải
tai nạn bởi vì tai nạn không lường trước được và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến
gia đình. Theo như thảo luận nhóm thì đàn ông ở độ tuổi lao động là đối tượng dễ gặp loại rủi ro
này. Tai nạn xảy ra với người kiếm tiền chính trong gia đình không chỉ làm mất đi thu nhập mà
còn làm tăng chi phí cho gia đình (ví dụ: chi phí thuốc men chữa trị hay tổ chức ma chay).


Vật nuôi ốm/chết: Vật nuôi (gia súc, gia cầm) ốm chết cũng là một rủi ro phổ biến đối với nông
dân. Khoảng 1/3 hộ gia đình điều tra gặp phải rủi ro này trong suốt năm qua. Vật nuôi chết có thể
gây ra hậu quả thiệt hại cho gia đình. Các hộ gia đình thường dùng vật nuôi như là một cách thức
tiết kiệm và là vật “đệm” khỏi những cú sốc. Khi mất vật nuôi, các hộ gia đình mất đi một phần
tiết kiệm quan trọng và mất đi một vật “đệm” quan trọng khi gặp sốc. Vì vậy, mất vật nuôi làm
tăng đáng kể tình trạng bị tổn thương của hộ gia đình.

Các chi phí liên quan đến giáo dục: Mặc dù các chi phí giáo dục bao gồm học phí và các chi
phí liên quan đến nhà trường khác không đột xuất, có thể thấy trước và lên kế hoạch trước nhưng
chúng vẫn là một áp lực kinh tế quan trọng đối với phụ nữ nghèo. 60% phụ nữ được phỏng vấn
thấy việc dành tiền cho các khoản chi phí liên quan đến giáo dục là khó khăn.

Những rủi ro/áp lực kinh tế khác gồm có rủi ro chuột bọ phá hoại mùa màng và thiên tai. Đây
là những rủi ro hiệp biến, một khi những rủi ro này xảy ra có thể gây ảnh hưởng đến một số
lượng lớn các hộ gia đình. Còn có một số áp lực kinh tế khác như phải chi phí cho đám cưới, đám
ma, sắm Tết và các khoản chi tiêu tiêu dùng khác.

2. Những biện pháp đối phó được sử dụng nhiều nhất và hạn chế

2.1 Tiết kiệm:
Mặc dù những phụ nữ được phỏng vấn nói rằng họ rất khó tiết kiệm tiền vì họ chỉ có chút ít tiền
và 90% trong số họ nói họ có tiết kiệm cách này hay cách khác. Hình thức tiết kiệm thông dụng
nhất là tiết kiệm tại nhà, tiết kiệm theo nhóm, tiết kiệm bằng cách đầu tư chăn nuôi gia súc, gia
cầm hay mua nông sản (gạo), và tiết kiệm bằng hiện vật (đồ kim hoàn). Tiết kiệm tự nguyện
trong khuôn khổ tổ chức TCVM cũng là một biện pháp quan trọng ở Đông Triều. Các hình thức
tiết kiệm khác là tiết kiệm ở tổ chức tài chính chính thức như ngân hàng hay bưu điện và cho
người khác vay.

Tiết kiệm tiền mặt tại nhà là một cách tiết kiệm linh hoạt. Mọi người không phải mang tiền đến

bất kì nơi nào hay điền bất kỳ một giấy tờ nào và tiền luôn sẵn sàng bất kỳ lúc nào họ cần. 54%
người được phỏng vấn có tiền tiết kiệm nói rằng họ tiết kiệm tiền tại nhà. Nhưng tiết kiệm theo
cách này hoàn toàn không bền vững vì có sẵn tiền tiết kiệm ở nhà sẽ dễ dàng tiêu vào những mục
đích không cần thiết khác. Vì vậy khó có thể tích luỹ được một khoản tiền lớn. Tiết kiệm tại nhà
còn không an toàn vì dễ bị mất trộm hay thậm chí là bị thành viên khác trong gia đình tiêu mất.

Tiết kiệm theo cách truyền thống Hội tiết kiệm tín dụng quay vòng cũng rất phổ biến. 38% số
người được phỏng vấn tham gia vào nhóm tiết kiệm. Tiết kiệm theo nhóm ở Ý Yên và Đông
Triều rất an toàn vì nhóm thường gồm những người là bạn bè thân thiết của nhau, họ hàng hay
hàng xóm biết nhau rất rõ và tin tưởng nhau. Nguyên tắc của nhóm là mọi người cùng góp một số
lượng tiền như nhau theo kỳ và lần lượt từng người một được sử dụng toàn bộ số tiền của cả
nhóm góp. Các nhóm tiết kiệm này có thể phù hợp với các hộ gia đình nghèo và cụ thể là với phụ

3
nữ nghèo. Số tiền đóng mỗi lần có thể thấp và khi đến lượt người tham gia có thể tận dụng lợi thế
có được một khoản tiền lớn. Tiết kiệm theo nhóm là một cách chuẩn bị đối phó với các áp lực
kinh tế hiệu quả nhưng chưa được linh hoạt trong trường hợp người nào đó đột nhiên rơi vào tình
trạng mất mát về tài chính. Trong những tình huống đó khi người ta cần tiền thì thường không có
sẵn. Thêm vào đó, với phụ nữ nghèo không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng tiết kiệm theo nhóm
vì phải tìm được những người đáng tin cậy đồng ý cùng nhau góp tiết kiệm một khoản như nhau
với tần suất như nhau.

Tiết kiệm bằng vật nuôi hay nông sản cũng rất phổ biến, 26% người được phỏng vấn cho biết họ
tiết kiệm theo cách này. Mọi người có thể bán vật nuôi hay thóc khi cần tiền. Vì hình thức tiết
kiệm này ít luân chuyển được nên an toàn hơn (mọi người không cố dùng khoản tiết kiệm này
cho những mục đích không quan trọng). Nhưng tiết kiệm theo cách này có thể sẽ chịu rủi ro về
giá cả và đôi khi không dễ chia nhỏ ra để sử dụng, ví dụ người nào đó chỉ cần một khoản tiền nhỏ
nhưng lại có một con lợn rất to, người đó không thể bán đi nửa con lợn để có được khoản tiền cần
thiết. Những hạn chế đó cũng rất phổ biến đối với hình thức tiết kiệm bằng đồ kim hoàn. Có 13%
người được phỏng vấn nói rằng họ sử dụng hình thức tiết kiệm bằng đồ kim hoàn.


Tiết kiệm tự nguyện theo chương trình AAV rất phát triển ở Đông Triều. 24% người được phỏng
vấn ở Đông Triều có tiết kiệm tại tổ chức TCVM. Khách hàng ở Đông Triều bày tỏ sự hài lòng
đối với dịch vụ tiết kiệm vì tính linh hoạt của số tiền gửi của dịch vụ này. Mọi người có thể tiết
kiệm một khoản nhỏ 1.000 đồng. Tiền tiết kiệm được thu tại thôn hai tuần/lần. Những người
không phải là khách hàng vay của Quỹ cũng có thể tham gia tiết kiệm. Một hạn chế của dịch vụ
tiết kiệm này là khi mọi người muốn rút tiền tiết kiệm phải thông báo trước cho Quỹ ít nhất 2
tuần. Trong trường hợp khẩn cấp, việc chậm chễ này làm mọi người cảm thấy không thuận tiện.

Chỉ có ít người trong mẫu điều tra gửi tiết kiệm tại ngân hàng hay bưu điện (3,5% người được
phỏng vấn cho biết là có sử dụng 2 hình thức tiết kiệm này). Được biết, lý do là thủ tục phức tạp
và quy định mức gửi tối thiểu (50.000 đồng) của các tổ chức chính thức này. Ngoài thủ tục phức
tạp ra, mọi người còn không muốn phải đi một quãng được xa để đến được ngân hàng hay bưu
điện và chỉ mở cửa vào giờ làm việc khi mà họ cũng đang phải làm việc. Đây thực sự là một sự
phiền phức, đặc biệt khi họ chỉ có một khoản tiền nhỏ để gửi.

2.2 Tín dụng:
Vay mượn là một trong biện pháp phổ biến để đối phó với rủi ro và các áp lực kinh tế. 82% đối
tượng không phải là khách hàng được phỏng vấn cho biết họ cũng đã từng nợ nần. Gần một nửa
số vốn vay (44%) được sử dụng cho các mục đích sản xuất. Vốn vay cũng được sử dụng cho các
mục đích tiêu dùng khác ví dụ như sắm Tết (10%), để thanh toán các chi phí liên quan đến sức
khoẻ (9%), giáo dục (8%), xây dựng, sửa sang nhà cửa (8%) và cho thực phẩm như mua gạo
(7%). Các nguồn vay là từ họ hàng và bạn bè, vay từ người cho vay nặng lãi, từ tổ chức TCVM,
Ngân hàng NNPTNT và từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Vay từ họ hàng/bạn bè được biết là biện pháp thường xuyên nhất để đối phó với ốm đau, tai nạn
và một số sự kiện trong chu kỳ cuộc sống. Khi vay nóng từ họ hàng/bạn bè, mọi người thường
không phải trả lãi suất và có thể vay được ngay nếu người cho vay có sẵn tiền. Vấn đề là những
phụ nữ nghèo thường không có nhiều họ hàng hay bạn bè giàu có, người có thể cho vay tiền. Một
hạn chế nữa ở hình thức vay này là về vật chất nói chung không phải tốn kém nhưng về cái giá về

quan hệ xã hội thì có thể rất đắt.

Gần 20% số phụ nữ được phỏng vấn cho biết họ đã từng vay tiền từ những người cho vay nặng
lãi thường xuyên hoặc rất thường xuyên. Vay từ những người cho vay nặng lãi là một biện pháp

4
đối phó với rủi ro khá thường xuyên trong trường hợp ốm đau hay gặp tai nạn khi người vay cần
ngay một khoản tiền lớn. Tiền vay được từ những người cho vay nặng lãi cũng được dùng để trả
tiền học phí. Nhóm giàu nhất (trong mẫu điều tra) cũng phải nhờ đến đối tượng cho vay này khi
công việc kinh doanh cần một khoản tiền lớn. Hạn chế lớn nhất của biện pháp này là chi phí:
những người cho vay lấy lãi thường đòi lãi suất cao (lãi suất thường khoảng 2%/tháng, tuy nhiên
đối với những khoản vay ngắn hạn, lãi suất khoảng từ 0.2% - 0.5%/ngày, tương đương 6%-
15%/tháng).

Vay từ tổ chức TCVM là một biện pháp thông dụng đối với các mẫu điều tra, vì hầu hết những
phụ nữ được phỏng vấn là khách hàng của tổ chức TCVM (71%). TYM ở Ý Yên và AAV ở
Đông Triều cung cấp dịch vụ thuận tiện, đáng tin cậy và gần gũi với khách hàng với giá hợp lý
(10-12%/năm). Nhưng hầu hết vốn vay của tổ chức TCVM là dành cho kinh doanh và theo định
nghĩa không được sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Người vay vốn kinh doanh không thể vay tiếp
một món vay cho kinh doanh lần hai nếu người đó chưa trả hết lần vay thứ nhất. Vì vậy,đây
không thể xem là một biện pháp đối phó với rủi ro tốt. Trên thực tế, mọi người thường vay từ bạn
bè/họ hàng hay người cho vay nặng lãi trong trường hợp cấp bách, và sau đó dùng tiền vay được
từ tổ chức TCVM để trả nợ. TYM đã phát triển một “sản phẩm vốn đa mục đích” để khách hàng
có thể vay song song với vốn kinh doanh chung. Loại vốn vay đặc biệt này thường cho khoản vay
thấp và ngắn hạn (so với vốn kinh doanh chung). Vốn đa mục đích có thể sử dụng cho bất kỳ một
mục đích nào, mục đích kinh doanh hay tiêu dùng đều được. AAV đã đưa ra một sản phẩm tương
tự năm ngoái. Nhưng khách hàng vẫn còn phải đợi từ 1-3 tuần mới có thể vay được. Vì vậy, nhìn
chung vốn vay của tổ chức TCVM chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi họ
thực sự cần gấp tiền.


Vay từ ngân hàng chính thức không được xem là biện pháp thông dụng để đối phó với trường
hợp khẩn cấp. Những người được phỏng vấn phàn nàn về thủ tục cồng kềnh và thời gian chờ đợi
dài.

2.3 Bảo hiểm:
Mặc dù các cuộc phỏng vấn cấu trúc cho thấy rằng khoảng 60% các hộ gia đình có mua bảo hiểm
nhưng những phụ nữ được phỏng vấn không đề cập đến bảo hiểm như là một biện pháp quản lý
rủi ro thường xuyên. Trên thực tế, hầu hết những hợp đồng bảo hiểm thuộc loại bảo hiểm cho học
sinh. Cha mẹ học sinh mua bảo hiểm cho con bởi nhà trường khuyên họ làm như vậy mà không
thực sự hiểu thấu đáo về những lợi ích của bảo hiểm. Thực tế đó có thể giải thích lý do tại sao
trong số 23% người mua bảo hiểm đã từng gặp rủi ro thì chỉ có 14% nhận được bồi thường. Số
còn lại 9% không nhận được bồi thường là do thủ tục phức tạp hoặc họ không biết phải đi đến
đâu để yêu cầu bồi thường. Thêm vào đó, một số lượng lớn những người mua bảo hiểm không rõ
những loại tổn thất nào thì được bồi thường theo diện bảo hiểm y tế hay bảo hiểm nhân thọ.
Những người có thẻ bảo hiểm y tế thướng phàn nàn về chất lượng các dịch vụ y tế.

100% khách hàng của TYM tham gia Quỹ tương trợ của TYM mà không nghĩ rằng đó như là
một hình thức bảo hiểm (khách hàng của TYM được thực sự khuyến khích tham gia vào quỹ
này). Thực tế, Quỹ tương trợ là một hình thức bảo hiểm đơn giản. Quỹ bảo vệ thành viên trong
trường hợp tử vong: nếu một thành viên qua đời, người đó sẽ được xoá nợ và gia đình sẽ nhận
được trợ cấp ở mức 500.000 đồng. Quỹ này cũng hỗ trợ ở mức hạn chế đối thành viên trong gia
đình trong trường hợp bị ốm nặng. Khách hàng rất hài lòng với dịch vụ này của Quỹ.

Khi được hỏi về nhu cầu đối với dịch vụ bảo hiểm, 26% người được phỏng vấn tuyên bố cần bảo
hiểm y tế. Con số này không thực sự phản ánh đúng thực tế là vấn đề ốm đau làm phụ nữ nghèo
nông thôn lo lắng nhất và là một rủi ro thường xuyên xảy ra nhất. Có thể giải thích điều này bởi

5
một thực tế: niềm tin vào hệ thống bảo hiểm y tế đã bị mai một đi do chất lượng y tế đôi khi rất
kém.

Hơn 10% phụ nữ được phỏng vấn quan tâm đến bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, bảo hiểm nhân
thọ được coi là một phương tiện tiết kiệm hơn là một biện pháp tài chính để đối phó với cái chết.
Vì hầu hết những phụ nữ được phỏng vấn là nông dân, nên sự quan tâm của họ đến bảo hiểm vật
nuôi rất quan trọng. 15% nói họ cần bảo hiểm cho vật nuôi nhà mình. Nông dân cũng bày tỏ
nguyện vọng cần có dịch vụ thú y kết hợp với bảo hiểm. Nhu cầu tiềm năng đối với bảo hiểm cây
trồng cũng có nhưng không rõ. Chỉ 8% người được phỏng vấn nói là họ cần dịch vụ này. Cả bảo
hiểm cây trồng và vật nuôi không được cung cấp rộng rãi ở Việt nam. Cụ thể là ở hai vùng điều
tra không có những loại sản phẩm này.

3. Đề xuất sản phẩm mới có thể phát triển bởi tổ chức TCVM để lấp lỗ hổng

3.1 Tiết kiệm
Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng những người có thu nhập thấp có thể tiết kiệm và cần những
dịch vụ tiết kiệm phù hợp. Tiết kiệm là một biện pháp phổ biến mà phụ nữ nông thôn sử dụng khi
gặp phải những sự kiện đột xuất có tính tiêu cực hay những áp lực kinh tế có thể lường trước. Các
cơ chế tiết kiệm hiện có không an toàn, không linh hoạt hoặc không thể tiếp cận được. Phụ nữ
nghèo nông thôn cần một dịch vụ tiết kiệm an toàn, gần gũi và thuận tiện cho phép họ tiết kiệm
nhiều/ít ở mức có thể; và tiếp cận được khi họ cần tiền và đưa ra mức lãi suất cạnh tranh. Tổ chức
TCVM đã điều tra (AAV và TYM) có những lợi thế khác nhau để cung cấp một dịch vụ như vậy:
hai tổ chức này cung cấp sự an toàn, dịch vụ gần gũi và sự tiện lợi. Sản phẩm tiết kiệm linh hoạt
nhất về mặt quản lý là tiết kiệm không kỳ hạn. Tuy nhiên, sản phẩm này có thể làm phát sinh các
chi phí giao dịch cao cho tổ chức và yêu cầu phải có một Hệ thống thông tin quản (MIS) lý vững
chắc. Tổ chức TCVM cũng có thể xem xét các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn và gửi góp cho
những người muốn tiết kiệm cho những sự kiện đã lường trước (tiết kiệm cho giáo dục, tiết kiệm
để sắm tết, tiết kiệm để chuẩn bị cưới xin…).

3.2 Vốn vay
Phụ nữ nông thôn cần tiền cho rất nhiều mục đích chứ không chỉ để đầu tư vào kinh doanh. Kết
quả điều tra cho thấy rằng chỉ khoảng gần một nửa (40%) vốn vay được sử dụng cho các hoạt
động tạo thu nhập. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong trường hợp khẩn cấp như tai nạn hay ốm

nặng, hầu hết nguồn vay tiền thường xuyên là từ họ hàng/bạn bè hay từ người cho vay lấy lãi. Để
đối phó với các trường hợp khẩn cấp hay các áp lực kinh tế (học phí, tiêu Tết…) người nghèo có
thể sử dụng các biện pháp cùng đường là bán những tài sản sinh lợi, cho con nghỉ học, hay buộc
con phải đi làm thêm kiếm tiền…

Để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng tốt hơn, các tổ chức TCVM nên xem xét đa dạng hoá
danh mục vốn vay bằng cách đưa thêm loại vốn vay với mục đích phi kinh doanh vào danh sách
sản phẩm của mình. Vốn vay khẩn cấp có thể đáp ứng yêu cầu vay ngay lập tức khi cần là một
giải pháp. Sản phẩm đó có thể giúp phụ nữ nghèo tránh phải dùng đến những biện pháp tiêu cực
ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và đời sống của họ. Hạn mức tín dụng đối với những khách
hàng có lịch sử hoàn trả tốt có thể là một giải pháp khác.

3.3 Bảo hiểm
Bảo hiểm có thể là một công cụ phù hợp và có hiệu quả kinh tế trong một số hoàn cảnh cụ thể.
Bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều hộ gia đình, các sản phẩm bảo hiểm có khả năng bảo vệ họ
khỏi những rủi ro nghèo đói, sức khoẻ, tử vong và mất khả năng. Bằng cách chia sẻ rủi ro cho
một số lượng lớn các hộ gia đình, bảo hiểm có thể bảo vệ họ khỏi những tổn thất nghiêm trọng

×