TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________
***
__________________
NGUYỄN VI TRANG
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN KHUYẾN
NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI - 2014
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________
***
__________________
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN KHUYẾN
NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Tên sinh viên : Nguyễn Vi Trang
Chuyên ngành đào tạo : Phát Triển Nông Thôn & Khuyến Nông
Lớp : PTNT - K55
Niên khóa : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: CN. Trần Thị Như Ngọc
HÀ NỘI - 2014
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong đề tài là của tôi. Tất cả số liệu
mà tôi sử dụng và các vấn đề tôi nghiên cứu trong đề tài này hoàn toàn là có
thực tế. Nó được thu thập tại các phòng ban của huyện Văn Yên và trong quá
trình tôi đi điều tra thực tế tại hai xã Đại Phác và Châu Quế Thượng. Đồng thời,
các thông tin khác được sử dụng trong đề tài là những tài liệu đáng tin cậy và có
trích dẫn nguồn.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2014
Người thực hiện khóa luận
Nguyễn Vi Trang
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo CN. Trần Thị
Như Ngọc bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, là người đã luôn ân cần
hướng dẫn, đôn đốc và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận và
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo Khoa
KT và PTNT, các thầy cô trong bộ môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, các
thầy cô đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ, cung cấp kiến thức cho tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ phòng ban của huyện
Văn Yên, UBND hai xã Đại Phác, xã Châu Quế Thượng, đặc biệt là cán bộ lãnh
đạo và các cán bộ khuyến nông viên của trạm Khuyến nông Văn Yên và nhân
dân hai xã Đại Phác, Châu Quế Thượng đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành kế hoạch thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ quản lý thư viện khoa KT và PTNT,
quản lý thư viện trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi
sử dụng tài liệu tham khảo.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn, toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Vi Trang
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, việc
áp dụng những tiến bộ, khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất là rất cần thiết.
Trong khi trình độ nhận thức cũng như kĩ năng sản xuất theo hướng hàng hóa
còn hạn chế thì việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, chương trình, mô
hình khuyến nông là hướng đi đúng đắn và cần được đẩy mạnh. Tại huyện Văn
Yên người dân chủ yếu làm nông nghiệp thu nhập còn thấp, nhận thức của
người dân còn hạn chế, lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề. Trên địa bàn
huyện đã có nhiều các dự án khuyến nông góp phần to lớn trong việc chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo của huyện. Tuy nhiên, phần lớn
dự án khuyến nông được triển khai trên địa bàn chưa thực sự phù hợp nhu cầu
của người dân, kinh phí cho các dự án có hạn, nhận thức của người dân không
đồng đều, nguồn nhân lực cho khuyến nông còn thiếu đặc biệt là ở các xã khó
khăn và vùng dân tộc gây ảnh hưởng lớn đến quá trình triển khai thực hiện cũng
như hiệu quả của các dự án. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện dự án khuyến nông trên địa bàn
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về vấn đề thực hiện các dự án khuyến nông; Đánh giá tình hình
thực hiện các dự án khuyến nông trên địa bàn huyện Văn Yên; Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới thực hiện các dự án khuyến nông trên địa bàn huyện Văn Yên;
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án khuyến nông
trên địa bàn huyện Văn Yên.
Thông qua việc tìm hiểu các khái niệm về khuyến nông, dự án, dự án
khuyến nông, thực hiện dự án khuyến nông; các vai trò của khuyến nông, của dự
án khuyến nông; tìm hiểu đặc điểm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến thực
hiện các dự án khuyến nông để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên
cứu đề tài.
iii
Trong quá trình thực hiện đề tài, các thông tin thứ cấp được thu thập qua
tài liệu, sách báo, trang web về các văn bản chính sách về việc thực hiện các dự
án khuyến nông; các báo cáo kinh tế xã hội của địa phương Các thông tin sơ cấp
được thu thập qua phỏng vấn bảng hỏi đối với 11 cán bộ quản lý, lãnh đạo địa
phương, cán bộ DAKN thực hiện. Đề tài chọn hai dự án khuyến nông trên địa bàn
hai xã (DA sản xuất lúa giống thuần Chiêm hương tại xã Đại Phác, DA canh tác
sắn bền vững tại xã Châu Quế Thượng). Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ dân
trên hai xã. Các thông tin thu thập được tổng hợp, tính toán bằng bảng tính Excel
và phân tích bằng phương pháp thống kê so sánh, thống kê mô tả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình thực hiện các dự án khuyến nông
trên địa bàn huyện Văn Yên còn nhiều vấn đề hạn chế trong công tác lập kế
hoạch cũng như triển khai thực hiện của dự án ở những vùng khác nhau dẫn đến
hiệu quả của các dự án triển khai cũng khác nhau.
LKH của dự án gồm các khâu như xác định nhu cầu dự án, lựa chọn thứ tự
ưu tiên, tổ chức nguồn lực, Xác định nhu cầu dự án được nhận định rằng chủ
yếu dựa vào nghị quyết của Đảng Ủy, và dựa vào nhu cầu thực tiễn của địa
phương. Việc lựa chọn thứ tự ưu tiên thường dựa theo ý kiến chỉ đạo của cấp
trên (chiếm hơn 87% cán bộ được hỏi) và do các cán bộ chủ động lựa chọn. Căn
cứ để tổ chức nguồn lực là dựa vào kinh phí từ trên xuống và huy động của
người dân. Các nơi người dân có thu nhập khá, việc kinh phí dựa vào sự huy
động từ người dân chiếm tỷ lệ khá cao (hơn 86%). Ngược lại, xã khó khăn, kinh
phí lại chủ yếu dựa vào từ trên xuống (hơn 80% nhận định). Người dân tại 2
vùng khác nhau cũng có sự tham gia khác nhau. Nguyên nhân là do nhận thức
cũng như ý thức tham gia của người dân, mức độ tham gia của người dân là
76,67% (xã CQT), 56,67% (xã ĐP). Thời gian LHK các dự án thì thường nhanh,
LKH từ khoảng tháng 12 năm trước và thực hiện vào đầu năm sau (đầu vụ sản
xuất). Triển khai dự án, việc LKH thực hiện được thực hiện theo vụ sản xuất (2
lần/ năm đối với lúa; 1 lần/năm đối với sắn). Tiến độ thực hiện của hai DA là
iv
khác nhau, tại xã ĐP là đúng tiến độ, tại xã CQT tiến độ của DA được cho rằng
tiến hành chậm hơn kế hoạch. Công tác giám sát, đánh giá chủ yếu đề cao vai trò
của cán bộ cấp huyện, xã theo phương thức đánh giá từ trên xuống, hơn 70% CB
và ND đồng ý theo nhận định này.
Dự án sản xuất lúa giống đạt hiệu quả cao, với giá trị GO đạt được là
2622,67 ngđ (tăng thêm là 502,67 ngđ/sào so với trước dự án). Và giá trị VA là
1133,87 ngđ. Đạt hiệu quả chi phí và hiệu quả lao động cao. Đối với canh tác sắn
bền vững trên đất dốc, chi phí để sản xuất cho 1 ha là 10393 (ngđ), có đầu tư hơn
trước nhưng vẫn thấp hơn chi phí cho mô hình là 1,16 lần. Gía trị GO là 21280
ngđ, giá trị tăng thêm VA là 10887 ngđ. Vì chi phí vật tư và công lao động bỏ ra
cao hơn so với trước dự án mà các giá trị GO, VA, MI không tăng nhiều, nên hiệu
quả chi phí và hiệu quả lao động của dự án không cao. Làm cho hiệu quả của thực
hiện dự án không như kế hoạch.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các dự án khuyến nông trên địa bàn
huyện bao gồm: đặc diểm tự nhiên, kinh tế xã hội; cơ chế chính sách của địa
phương; đặc điểm của người dân; sự tham gia của người dân; đặc điểm của
người thực hiện dự án; đầu ra cho nông sản; kinh phí. Trong đó yếu tố ảnh
hưởng quan trọng nhất là đặc điểm của người dân, yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới
hiệu quả thực hiện dự án.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng về tình hình
thực hiện các dự án khuyến nông, dựa theo định hướng phát triển khuyến nông
của huyện đề xuất các giải pháp như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền;
tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ; Thúc đẩy sự tham
gia của người dân trong các dự án; Tìm thị trường tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm;
đưa ra các giải pháp về vốn
v
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI i
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN i
HÀ NỘI - 2014 ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI iii
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN iii
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện 29
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2011 - 2013 32
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh toàn huyện qua 3 năm (2011-2013) 34
Bảng 3.4 Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Văn Yên 35
Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin đã công bố 37
Bảng 3.6 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 38
Bảng 4.1 Kinh phí của dự án khuyến nông trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2013 42
Bảng 4.2 Thực trạng về công tác xác định nhu cầu khuyến nông 45
Bảng 4.3 Thực trạng về lựa chọn thứ tự ưu tiên của dự án 46
Bảng 4.4 Thực trạng tổ chức nguồn lực của dự án khuyến nông 47
Bảng 4.5 Thực trạng tình hình lập kế hoạch của dự án 49
Bảng 4.6 Tình hình triển khai dự án giai đoạn 2011 – 2013 52
Bảng 4.7 Nhận định về tiến độ thực hiện dự án so với kế hoạch 54
ĐVT: % 54
Bảng 4.8 Sự tham gia của các cấp và phương thức giám sát đánh giá của dự án 55
Bảng 4.9 Đánh giá kết quả dự án 57
Bảng 4.10 Tình hình nhân rộng mô hình dự án giai đoạn 2011 – 2013 57
ĐVT: ha 57
Bảng 4.11 Tình trạng kinh tế của hộ dân ở huyện năm 2013 59
Bảng 4.12 Chi phí sản xuất trung bình tính trên một sào của hộ (360m2) 60
Loại chi phí 60
ĐVT 60
Trước dự án 60
Sau dự án 60
ngđ 60
vii
802,6 60
772,53 60
ngđ 60
37,67 60
30 60
ngđ 60
191,67 60
191,67 60
ngđ 60
313,82 60
135,57 60
ngđ 60
73,78 60
90,07 60
ngđ 60
170 60
170 60
Công 60
5 60
4,5 60
Công 60
4,72 60
4,33 60
Công 60
0,29 60
0,17 60
ngđ 60
viii
40,72 60
40,72 60
ngđ 60
60
112 60
ngđ 60
878,57 60
833,07 60
ngđ 60
60
648,53 60
kg/sào 60
186,67 60
187,33 60
Bảng 4.13 Tình hình tiêu thụ lúa giống trung bình một hộ 61
Bảng 4.14 Hiệu quả sản xuất của dự án sản suất lúa giống thuần Chiêm Hương tính trên 1 sào 63
Bảng 4.15 Chi phí trung bình canh tác sắn thuần tính trên một hecta (ha) 66
Loại chi phí 66
ĐVT 66
Trước DA 66
Sau DA 66
Mô hình 66
ngđ 66
1649,3 66
2964,9 66
5900 66
ngđ 66
ix
66
66
1000 66
ngđ 66
1249,33 66
2964 66
4900 66
ngđ 66
400 66
66
66
Công 66
41,5 66
56,96 66
59 66
Công 66
Công 66
Công 66
Công 66
Công 66
Công 66
66
ngđ 66
ngđ 66
16,67 66
16,67 66
ngđ 66
x
66
2294,5 66
ngđ 66
3683,6 66
5197,5 66
66
ngđ 66
66
1670,4 66
66
Tấn/ha 66
18,5 66
20,83 66
28 66
Bảng 4.16 Tình hình tiêu thụ sắn tươi trung bình một hộ 68
Bảng 4.17 Hiệu quả sản xuất của dự án tính trên 1ha 69
Bảng 4.18 Đánh giá của người dân về tác động của dự án đến tình hình xã hội tại địa phương 70
Bảng 4.19 Thông tin chung về hộ điều tra 73
Bảng 4.20 Sự tham gia của người dân trong thực hiện dự án 75
Bảng 4.21 Đặc điểm của người thực hiện dự án 76
Bảng 4.22 Thực trạng cấp kinh phí của dự án 79
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1 Vai trò của khuyến nông trong phát triển nông thôn 8
Sơ đồ 2.2 Vai trò cầu nối của khuyến nông 8
xi
Hộp 4.1 Đối ứng của người dân càng cao, dự án càng bền vững 42
Hộp 4.2 Xác định thứ tự ưu tiên theo ý kiến cấp trên là rất quan trọng 46
Hộp 4.3 Hỗ trợ của địa phương 48
Hộp 4.4 Lập kế hoạch dự án thì người dân không tham gia 50
Hộp 4.5 Từ khi lập kế hoạch đến thực hiện khoảng 1 tháng 51
Hộp 4.6 Có xin ý kiến người dân 51
Hộp 4.7 Ăn tết kéo dài 54
Hộp 4.8 Thành phần tham gia giám sát, đánh giá 56
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ lúa giống Chiêm Hương 61
Hộp 4.10 Người dân không trồng theo đúng kĩ thuật, không cân đối bón phân hợp lý 65
Sơ đồ 4.2 Kênh tiêu thụ sắn tươi 67
Hộp 4.11 Giảm thời gian nông nhàn tạo việc làm cho người dân 71
Hộp 4.13 Khả năng nhận thức của dân khi tham gia các lớp tập huấn 77
Hộp 4.14 Quan trọng nhất vẫn là tìm đầu ra 78
Hộp 4.15 Nhận xét của người dân về tình hình cấp hỗ trợ 79
HỘP:
Hộp 4.1 Đối ứng của người dân càng cao, dự án càng bền vững Error:
Reference source not found
Hộp 4.2 Xác định thứ tự ưu tiên theo ý kiến cấp trên là rất quan trọng
Error: Reference source not found
Hộp 4.3 Hỗ trợ của địa phương Error: Reference source not found
Hộp 4.4 Lập kế hoạch dự án thì người dân không tham gia Error:
Reference source not found
Hộp 4.5 Từ khi lập kế hoạch đến thực hiện khoảng 1 tháng Error:
Reference source not found
Hộp 4.6 Có xin ý kiến người dân Error: Reference source not found
xii
Hộp 4.7 Ăn tết kéo dài Error: Reference source not found
Hộp 4.8 Thành phần tham gia giám sát, đánh giá Error: Reference source not
found
Hộp 4.10 Người dân không trồng theo đúng kĩ thuật, không cân đối bón
phân hợp lý Error: Reference source not found
Hộp 4.11 Giảm thời gian nông nhàn tạo việc làm cho người dân Error:
Reference source not found
Hộp 4.12 Thực hiện các biện pháp canh tác bền vững đã giúp cải tạo môi
Error: Reference source not found
Hộp 4.13 Khả năng nhận thức của dân khi tham gia các lớp tập huấn . Error:
Reference source not found
Hộp 4.14 Quan trọng nhất vẫn là tìm đầu ra Error: Reference source not
found
Hộp 4.15 Nhận xét của người dân về tình hình cấp hỗ trợ Error: Reference
source not found
xiii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- CB Cán bộ
- CC Cơ cấu
- CLB Câu lạc bộ
- CQT Châu Quế Thượng
- DA Dự án
- DAKN Dự án khuyến nông
- đ Đồng
- ĐP Đại Phác
- ĐƯ Đối ứng
- ĐVT Đơn vị tính
- GO Giá trị sản xuất
- HQKT Hiệu quả kinh tế
- HTX Hợp tác xã
- IC Chi phí trung gian
- KHKT Khoa học kĩ thuật
- KN Khuyến nông
- KNVCS Khuyến nông viên cơ sở
- MI Thu nhập hỗn hợp
- ND Người dân
- Ngđ Nghìn đồng
- SL Số lượng
- TBKT Tiến bộ kĩ thuật
- Trđ Triệu đồng
- UBND Ủy ban nhân dân
- VA Giá trị tăng thêm
xiv
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Phát triển nông
nghiệp sẽ là cơ sở, nền tảng vững chắc để tiến tới phát triển nền kinh tế. Việt
Nam được biết đến là một nước nông nghiệp có khối lượng lớn nông sản xuất
khẩu ra thế giới, tuy nhiên do phương thức sản xuất, cũng như tập quán canh
tác lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc ứng dụng các công nghệ, máy
móc tiên tiến vào sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, họ rất
cần sự giúp đỡ để nâng cao nhận thức, cũng như biết được các thông tin kĩ
thuật, công nghệ mới, đưa được giống mới vào sản xuất, tiếp cận được với
nhu cầu thị trường, học hỏi được kinh nghiệm quản lý… giúp họ giải quyết,
tháo gỡ những khó khăn… Vì vậy khuyến nông đã ra đời nhằm phát triển bền
vững nông nghiệp nông thôn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm
nghèo trong nông thôn, cung cấp kiến thức và thông tin cho người dân và
truyền bá, chuyển giao những kĩ thuật công nghệ tiến bộ.
Ngày 02/03/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP về công tác
khuyến nông, hệ thống khuyến nông Nhà nước Việt Nam chính thức được
thành lập từ trung ương đến địa phương, từ đó đến nay hoạt động khuyến
nông được thực hiện thường xuyên, đầy đủ hơn. Qua 20 năm phát triển, các
hoạt động, đặc biệt là việc triển khai các dự án, các chương trình, mô hình
khuyến nông đã dần khẳng định vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển
nông nghiệp nông thôn ở nước ta.
Huyện Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, người
dân chủ yếu làm nông nghiệp, dân số sống ở khu vực nông thôn có tới
108.860 người, chiếm 91,53% (2012) và có 12 dân tộc khác nhau cùng chung
sống (Chi cục thống kê huyện Văn Yên). Thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông
nghiệp và còn thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế, lao động phổ
1
thông, chưa qua đào tạo nghề nên việc phát huy hiệu quả của các dự án,
chương trình, mô hình khuyến nông là rất cần thiết.
Trên địa bàn huyện cũng có nhiều các dự án khuyến nông góp phần to
lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo của
huyện. Tuy nhiên, các dự án khuyến nông được triển khai trên địa bàn còn
nhiều bất cập. Các dự án chưa thực sự phù hợp nhu cầu của người dân, dẫn
đến một vài dự án triển khai trên địa bàn bị thất bại. Kinh phí cho các dự án
còn hạn hẹp dẫn đến sự tham gia của người dân trong các dự án còn gặp nhiều
khó khăn. Nhận thức của người dân còn không đồng đều. Nguồn nhân lực cho
khuyến nông còn thiếu, đặc biệt là ở các xã khó khăn và vùng dân tộc của
huyện gây ảnh hưởng lớn đến quá trình triển khai thực hiện cũng như hiệu
quả của các dự án khuyến nông trên địa bàn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tình hình thực hiện dự án khuyến nông trên địa bàn huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực hiện các dự án khuyến nông trên địa bàn huyện
Văn Yên, tỉnh Yên Bái từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện các dự án được triển khai trên địa bàn huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thực hiện
các dự án khuyến nông.
- Đánh giá tình hình thực hiện các dự án khuyến nông trên địa bàn
huyện Văn Yên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện các dự án khuyến nông trên
địa bàn huyện Văn Yên
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án khuyến
nông trên địa bàn huyện Văn Yên.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình thực hiện các dự án khuyến nông trên địa
bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện các
dự án khuyến nông trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Đề tài chỉ chọn nghiên cứu hai dự án: Dự án sản xuất lúa giống thuần
Chiêm Hương tại xã Đại Phác và dự án canh tác sắn bền vững trên đất dốc tại
xã Châu Châu Quế Thượng. Đây là hai dự án đang được thực hiện trên địa
bàn huyện.
- Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Phạm vi thời gian
Để tài sử dụng số liệu thu thập từ năm 2011-2013.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 01/2014 đến 06/2014.
3
PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ
THỰC HIỆN DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG
2.1 Cơ sở lý luận về tình hình thực hiện dự án khuyến nông
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a)Khuyến nông
Khuyến nông (Agricultural Extension) là một khái niệm rất rộng. Có rất
nhiều định nghĩa và ý kiến của các nhà khoa học cho thuật ngữ này.
“Theo nghĩa tiếng Việt, Khuyến nông bao gồm hai thuật ngữ khuyến và
nông. Khuyến có nghĩa là khuyến khích, khuyên bảo, triển khai và phổ biến
kiến thức, thông tin. Nông có nghĩa là nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. (Đỗ
Kim Chung, 2008).
“Khuyến nông theo nghĩa rộng gồm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư và khuyến công. Khuyến nông theo nghĩa hẹp là việc chuyển giao kỹ
thuật hay công nghệ cho trồng trọt và chăn nuôi”. (Đỗ Kim Chung, 2011)
“Khuyến nông là quá trình hỗ trợ nông dân nâng cao kiến thức, cung cấp
thông tin về kinh tế, kĩ thuật, tổ chức và quản lý, cung cấp các dịch vụ phát triển
nông nghiệp và nông thôn, giúp nông dân tăng cao được thu nhập và cải thiện
đời sống, giúp nông nghiệp nông thôn phát toàn diện và bền vững”. (Nghị định
02/2010 NĐ – CP)
Theo tổ chức FAO (1987), “Khuyến nông được xem như một tiến trình
của sự hòa nhập các kiến thức KHKT hiện đại. Các quan điểm kỹ năng để
quyết định cái cần làm gì, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử
dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự hỗ trợ giúp đỡ từ bên ngoài để có
khả năng vượt qua các trở ngại gặp phải”.
Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) thì cho rằng “Khuyến nông bao gồm
các ý: Cung cấp những hiểu biết về kỹ thuật và tổ chức quản lý sản xuất cho
nông dân; Là quá trình đào tạo phi chính quy – Truyền đạt thông tin cho
người dân; Là thiết kế thực hiện các hoạt dộng giúp nông dân để nâng cao sản
lượng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện mức sống và thu
nhập cho nông dân, cải tiến phương pháp và kĩ thuật canh tác, nâng cao hiểu
4
biết và kỹ năng sản xuất, nâng cao địa vị xã hội cho nông dân; Là quá trình
truyền tải TBKT từ cơ quan nghiên cứu đến nông dân”.
“Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân đồng
thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương chính sách về nông nghiệp,
những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin
về thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình
và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí,
góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới” (Cục khuyến nông Việt
Nam, 2000).
Van Den Ban, 1996 cho rằng: “Khuyến nông bao gồm việc sử dụng có
suy nghĩ và chọn lọc các thông tin và kiến thức để tự hình thành ý tưởng và
đưa ra quyết định đúng đắn”.
Theo Malla, A Manual for Training Field Workers (1989): “Khuyến
nông là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn, các nhu cầu
và giúp họ đi đến việc trợ giúp cho chính họ”.
“Khuyến nông là tư vấn cho nông dân giúp họ tìm ra những khó khăn trở
ngại trong cuộc sống và sản xuất, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục.
Khuyến nông còn giúp nông dân nhận biết những cơ hội của sự phát triển”.
(Adams)
Maunder 1973 (GS Trần Văn Hà, 1998) đã định nghĩa khuyến nông như:
“Một dịch vụ hoặc hệ thống giúp nông dân hiểu biết những phương pháp canh
tác và kỹ thuật cải tiến, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, làm cho mức sống
của họ tốt hơn và nâng cao trình độ giáo dục của cuộc sống nông thôn”.
Người Pháp trước kia hiểu khuyến nông theo nghĩa hẹp là: “Phổ cập nông
nghiệp”. Nay họ cũng chuyển sang hiểu theo nghĩa rộng là: “Phát triển nông nghiệp”.
Ở Inđônêsia quan niệm khuyến nông là: “Giúp nông dân có được tay
nghề và kiến thức tốt hơn, nâng cao hơn những nhận thức đúng đắn để hướng
tới đổi mới và tạo niềm tin cho họ trong sản xuất và trong cuộc sống.
5
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu khuyến nông là một quá trình, một hệ
thống hoạt động khuyến nông làm công tác đào tạo nông dân như truyền
thông, huấn luyện nông dân và trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết để
nông dân để họ có đủ khả năng biết và tự quyết mọi hành động của họ nhằm
phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã
hội… cho người nông dân.
b) Dự án
Dự án là thuật ngữ được dùng tương đối rộng rãi ở nước ta những năm gần đây.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư, từ “dự án – project” được định nghĩa là
“điều người ta có ý định làm”, hay “đặt kế hoạch cho một ý đồ, một quá trình
hành động.
Theo ngân hàng thế giới “Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động
và chi phí liên quan vói nhau được thiết kế nhằm đath được những mục tiêu
nhất định trong thời gian nhất định”.
“Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt được kết
quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định” (David, 1995).
“Dự án là tập hợp những hoạt động khác nhau có liên quan với nhau theo
một logic nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bằng những
nguồn lực và trong một khoảng đã định trước” (Stanley, 1997).
“Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch, nhằm đạt được một hay
một số mục tiêu cũng như hoàn thành một số công việc đã được định trước tại
một địa bàn trong một khoảng thời gian đã được định trước tại một địa bàn
trong một khoảng thời gian nhất định, với những tiêu chí về tài chính và tài
nguyên đã định trước” (Nguyễn Thi Oanh, 1995).
“Dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải
được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch
tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới” (Đào Quang Huỳnh, 2014).
Theo Lyu Squire “Dự án là tổng thể các giải pháp nhằm sửa dụng nguồn
tài nguyên hữu hạn vốn có nhằm đem lại những lợi ích cho xã hội càng nhiều
càng tốt”.
6
Tóm lại dự án có thể hiểu là tập hợp những hoạt động được sắp xếp
nhằm đạt được một kết quả cụ thể trong một ngân sách nhất định.
c) Dự án khuyến nông
Dự án khuyến nông: Là các hoạt động hỗ trợ trong các lĩnh vực thuộc
nghành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thiết kế để đạt được các
mục tiêu cụ thể trong khung thời gian và địa điểm xác định (Quyết định
75/2007/QĐ-BNN).
d) Thực hiện dự án khuyến nông
Thực hiện dự án khuyến nông: Là quá trình triển khai các hoạt động hỗ
trợ trong các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được
thiết kế để đạt được các mục tiêu cụ thể trong khung thời gian và địa điểm xác
định.
Các hoạt động được triển khai để thực hiện các dự án là tổ chức các lớp
tập huấn, các mô hình trình diễn, tham quan, hội thảo đầu bờ Tiến hành tổ
chức thực hiện các kế hoạch đã được xây dựng theo thời gian cụ thể trong
mức kinh phí và thời gian cụ thể, sao cho đạt được kết quả dự kiến của kế hoạch.
2.1.2 Vai trò của dự án khuyến nông
2.1.2.1 Vai trò của khuyến nông
Khuyến nông có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp,
nông thôn, nông dân và cả nhà nước.
a) Vai trò đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn
Khuyến nông là một trong những tác nhân quan trọng, có mối liên hệ
chặt chẽ với các tác nhân khác nhằm đạt tới cái đích là sự nghiệp phát triển
nông nghiệp nông thôn.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, trên 80% sống ở các vùng nông thôn
với 70% lao động xã hội để sản xuất ra nông sản thiết yếu cung cấp cho toàn
bộ xã hội như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến…, và sản xuất nông nghiệp chiếm 37- 40% giá trị sản phẩm xã hội.
Khuyến nông đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất
lượng sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đóng
7