Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Vận dụng nguyên tắc chi Ngân sách Nhà nước trong hoạt động chi Ngân sách Nhà nước Việt Nam. Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để hạn chế thất thoát trong việc chi Ngân sách Nhà nước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 25 trang )

Nhập môn tài chính tiền tệ
Nhóm 2 Page 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm của chi Ngân sách Nhà nƣớc 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Đặc điểm chi Ngân sách Nhà nƣớc 4
1.2. Phân loại chi Ngân sách Nhà nƣớc 4
1.2.1. Theo nội dung của các khoản chi 4
1.2.2. Theo mục đích chi 5
1.2.3. Theo thời hạn tác động của các khoản chi và phƣơng thức quản lý 5
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chi NSNN 6
1.4. Các nguyên tắc tổ chức chi NSNN 6
1.5. Vai trò của chi Ngân sách Nhà nƣớc 6
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (giai đoạn 2008-
2014) 7
2.1. Thực trạng chi Ngân sách Nhà nƣớc 7
2.1.1. Thực trạng chi Ngân sách Nhà nƣớc năm 2008 7
2.1.2. Thực trạng chi Ngân sách nhà nƣớc năm 2009. 8
2.1.3. Thực trạng chi Ngân sách Nhà nƣớc năm 2010. 10
2.1.4. Thực trạng chi NSNN năm 2011 11
2.1.5. Thực trạng chi NSNN năm 2012 13
2.1.6. Thực trạng chi ngân sách nhà nƣớc 2013 14
2.1.7. Dự toán chi NSNN năm 2014 15
2.2. Đánh giá chung về thực trạng chi Ngân sách Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay 16
2.2.1. Ƣu điểm và kết quả 16
2.2.2. Hạn chế và thách thức 17
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THẤT THOÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY 19


3.1. Xác định mục tiêu chiến lƣợc quản lý chi tiêu công 19
3.2. Quan điểm xây dựng chiến lƣợc quản lí chi tiêu công 19
3.3. Các nội dung đổi mới quản lí chi tiêu công 20
3.4. Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN 21
3.5. Kiểm soát thu Ngân sách Nhà nƣớc 23
3.6. Tăng cƣờng kiểm soát chi NSNN, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả 23
KẾT LUẬN 24
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 2


BẢNG ĐÁNH GIÁ
ST
T
Họ và tên
Mã SV
Nhiệm vụ
Tự
đánh
giá
Nhóm
đánh
giá
Ký tên
1
Nguyễn Hồng Giang

Thuyết trình




2
Nguyễn Thị Thu Hà

Giải pháp hạn chế thất
thoát NSNN



3
Trần Thị Hải Hà

Thực trạng chi NSNN
năm 2009,2010



4
Nguyễn Thị Hằng
(K48S3)

Thực trạng chi NSNN
năm 2011, 2012



5
Nguyễn Thị Hằng
(K48S4)


Lý luận chung về chi
NSNN



6
Nguyễn Thu Hằng
(nhóm trƣởng)

Lời mở đầu, kết luận,
word



7
Vũ Thị Hạnh

Lý luận chung về chi
NSNN



8
Nguyễn Thị Hậu

Slide, thực trạng chi
NSNN năm 2008




9
Hoàng Thu Hiền

Giải pháp hạn chế thất
thoát chi NSNN



10
Nguyễn Thị Hiền

Đánh giá chung về chi
NSNN



11
Hoàng Thị Thu

Thực trạng chi NSNN
năm 2013, 2014




Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 3


LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nƣớc ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của
cuộc đấu tranh giai cấp, Nhà nƣớc xuất hiện với tƣ cách là cơ quan có quyền lực công
cộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt nhƣ: quản lý hành chính,
chức năng kinh tế, chức năng chấn áp và các nhiệm vụ xã hội.
Để thực hiện đƣợc các chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà nƣớc phải có nguồn
lực tài chính – ngân sách Nhà nƣớc. Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc xem là khâu chủ đạo
trong hệ thống tài chính, là cơ sở vật chất cho Nhà nƣớc tồn tại và hoạt động, duy trì và
thực hiện các chức năng của mình thông qua việc chi cho đầu tƣ phát triển, cho sự nghiệp
kinh tế, y tế, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học,…
Ngày nay khi nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển thì vị trí và vai trò tài
chính của Nhà nƣớc ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Ngân sách
Nhà nƣớc là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hƣớng phát triển sản xuất,
điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội và là công cụ định hƣớng
hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc
quyền thông qua các chính sách chi Ngân sách Nhà nƣớc.
Để tìm hiểu việc chi ngân sách Nhà nƣớc có mang lại hiệu quả và đạt đƣợc mục
đích đã đề ra của chính phủ hay không, chúng ta cần nắm vững đƣợc các lý luận chung về
việc chi ngân sách Nhà nƣớc, đánh giá đƣợc thực trạng chi ngân sách nhà nƣớc và đƣa ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nƣớc. Vì vậy, nhóm đã chọn đề
tài: “Vận dụng nguyên tắc chi Ngân sách Nhà nước trong hoạt động chi Ngân sách
Nhà nước Việt Nam. Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để hạn chế thất thoát
trong việc chi Ngân sách Nhà nước hiện nay”



Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 4


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1. Khái niệm, đặc điểm của chi Ngân sách Nhà nƣớc
1.1.1. Khái niệm
Ngân sách Nhà nƣớc là hệ thống các quan hệ kinh tế dƣới hình thái giá trị phát
sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà
nƣớc khi Nhà nƣớc tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm đảm bảo
cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
Chi Ngân sách nhà nƣớc là quá trình phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà
nƣớc nhằm trang trải các chi phí cho bộ máy Nhà nƣớc và thực hiện các chức năng của
Nhà nƣớc về mọi mặt.
1.1.2. Đặc điểm chi Ngân sách Nhà nƣớc
- Chi ngân sách Nhà nƣớc gắn với bộ máy Nhà nƣớc và những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội mà Nhà nƣớc phải đảm đƣơng trong thời kỳ.
- Chi NSNN gắn liền với quyền lực của Nhà nƣớc.
- Hiệu quả chi của Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc xem trên tầm vĩ mô.
- Các khoản chi của Ngân sách Nhà nƣớc mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là
chủ yếu.
- Các khoản chi của Ngân sách Nhà nƣớc là một bộ phận cấu thành luồng vận động
tiền tệ trong nền kinh tế nên nó thƣờng có những tác động đến sự vận động của các
phạm trù giá trị khác nhƣ giá cả, tiền lƣơng, lãi suất, tỷ giá hối đoái,…
1.2. Phân loại chi Ngân sách Nhà nƣớc
1.2.1. Theo nội dung của các khoản chi
- Chi đầu tƣ phát triển theo kinh tế: là khoản chi quan trọng và thƣờng chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng chi của Ngân sách Nhà nƣớc. Khoản chi này có tác dụng tạo ra cơ
sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, tác động trực tiếp đến tăng trƣởng kinh tế, làm
tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc nội và tạo tiền đề để tái tạo và tăng nguồn thu NSNN.
- Chi phát triển sự nghiệp: là khoản chi của NSNN nhằm phát triển các lĩnh vực sự
nghiệp trong xã hội, thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất, đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển toàn diện của kinh tế - xã hội. bao gồm chi cho sựu nghiệp kinh tế,
Nhập môn tài chính tiền tệ


Nhóm 2 Page 5

chi cho y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chi cho giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa
học, chi phát triển văn hóa, thể thao.
- Chi cho quản lý Nhà nƣớc: là khoản chi nhằm đảm bảo duy trì và cải tiến sự hoạt
động của bộ máy Nhà nƣớc. Đƣợc thực hiện dƣới hình thức NSNN cấp kinh phí đầu tƣ
cơ sở vật chất, trang bị phƣơng tiện kỹ thuật và cấp kinh phí hoạt động hàng năm cho
các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ở tất cả các cấp, các ngành.
- Chi cho an ninh quốc phòng: là khoản chi cho xây dựng, duy trì và cải tiến sự hoạt
động của các lực lƣợng an ninh, quốc phòng nhằm đảm bảo sức mạnh chuyên chính
của Nhà nƣớc, bảo vệ tổ quốc và duy trì trật tự an ninh cho xã hội.
- Chi bảo đảm và phúc lợi xã hội: nhằm đảm bảo và nâng cao đời sống về vật chất
và tinh thần cho dân cƣ, đặc biệt là tầng lớp ngƣời nghèo trong xã hội.
1.2.2. Theo mục đích chi
- Chi cho tích lũy: là các khoản chi NSNN nhằm mục đích làm tăng cơ sở vật chất
và tiềm lực cho nền kinh tế, góp phần tăng trƣởng kinh tế. bao gồm các khoản chi
NSNN cho đầu tƣ phát triển và một số khoản chi tích lũy khác.
- Chi cho tiêu dùng: là các khoản chi không nhằm mục đích trực tiếp tạo ra sản
phẩm vật chất để tiêu dùng trong tƣơng lai mà chỉ là tiêu dùng ở hiện tại. Bao gồm chi
cho hoạt động sựu nghiệp, chi quản lý hành chính Nhà nƣớc, chi quốc phòng, an ninh
và một số khoản chi khác.
1.2.3. Theo thời hạn tác động của các khoản chi và phƣơng thức quản lý
- Chi thƣờng xuyên: bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên
của Nhà nƣớc, khoản chi này thƣờng mang tính chất chi cho tiêu dùng.
- Chi đầu tƣ phát triển: bao gồm các khoản chi có tác dụng làm tăng cơ sở vật chất
kỹ thuật của đất nƣớc góp phần tăng trƣởng kinh tế.
- Chi trả nợ và viện trợ: chi trả nợ là các khoản chi nhằm thực hiện nghĩa vụ của
Nhà nƣớc trong việc trả nợ các khoản đã vay trong nƣớc và nƣớc ngoài dƣới các hình
thức khác nhau.

- Chi dự trữ: là những khoản chi NSNN để hình thành và bố sung các quỹ dự trữ vật
tƣ, hàng hóa thiết yếu, ngoại tệ…
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 6

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chi NSNN
- Bản chất chế độ xã hội.
- Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất.
- Khả năng tích luỹ của nền kinh tế.
- Mô hình tổ chức bộ máy Nhà nƣớc và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà nhà
nƣớc đảm nhiệm trong từng thời kỳ.
- Một số nhân tố khác nhƣ: biến động kinh tế, chính trị, xã hội; giá cả, lãi suất, tỷ
giá hối đoái
1.4. Các nguyên tắc tổ chức chi NSNN
- Thứ nhất, dựa trên khả năng các nguồn thu có thể huy động đƣợc để bố trí các
khoản chi.
- Thứ hai, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.
- Thứ ba, đảm bảo yêu cầu tập trung có trọng điểm.
- Thứ tƣ, đảm bảo yêu cầu Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các
khoản chi của NSNN, đặc biệt là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội.
- Thứ năm, phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính
quyền theo quy định của pháp luật để bố trí các khoản chi cho thích hợp.
- Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ các khoản chi NSNN với việc điều hành khối lƣợng tiền
tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động, thực hiện các
mục tiêu kinh tế vĩ mô.
1.5. Vai trò của chi Ngân sách Nhà nƣớc
- Chi Ngân sách nhà nƣớc là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nƣớc điều
chỉnh vĩ mô nền kinh tế, xã hội: Mục tiêu của chi ngân sách Nhà nƣớc không phải để
Nhà nƣớc đạt đƣợc lợi nhuận nhƣ các doanh nghiệp và cũng không phải để bảo vệ vị

trí của mình trƣớc các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. Ngân sách Nhà nƣớc ngoài
việc duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nƣớc còn phải xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế,
xã hội để tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
- Ngân sách nhà nƣớc đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ tác động vào cơ cấu kinh tế
nhằm đảm bảo cân đối hợp lý của cơ cấu kinh tế và sự ổn định của chu kỳ kinh doanh.
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 7

Trƣớc xu thế phát triển mất cân đối của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, thông
qua quỹ ngân sách, Chính phủ có thể áp dụng các chính sách ƣu đãi, đầu tƣ vào các
lĩnh vực mà tƣ nhân không muốn đầu tƣ vì hiệu quả đầu tƣ thấp; hoặc qua các chính
sách thuế bằng việc đánh thuế vào những hàng hoá, dịch vụ của tƣ nhân có khả năng
thao túng trên thị trƣờng; đồng thời, áp dụng mức thuế suất ƣu đãi đối với những hàng
hoá mà Chính phủ khuyến dụng. Nhờ đó mà có thể đảm bảo sự cân đối, công bằng
trong nền kinh tế.
- Giá cả trên thị trƣờng biến động dựa vào quy luật cung cầu của hàng hoá, dịch vụ.
Chi Ngân sách Nhà nƣớc cũng đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ đảm bảo sự ổn định giá cả
của thị trƣờng
- Một vai trò đƣợc coi là không kém phần quan trọng của chi ngân sách nhà nƣớc là
giải quyết các vấn đề xã hội: bất công, ô nhiễm môi trƣờng…Chẳng hạn trƣớc vấn đề
công bằng xã hội. Chống lại sự bất công là cần thiết cho một xã hội văn minh và ổn
định, Chính phủ thƣờng sử dụng các biện pháp tác động tới thu nhập để thiết lập lai sự
công bằng xã hội. Điều chỉnh thu nhập của các nhóm dân cƣ khác nhau bằng cách trợ
cấp thu nhập cho những ngƣời có thu nhập thấp hoặc hoàn toàn không có thu nhập.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY (giai đoạn 2008-2014)
2.1. Thực trạng chi Ngân sách Nhà nƣớc
2.1.1. Thực trạng chi Ngân sách Nhà nƣớc năm 2008
Kinh tế - xã hội nƣớc ta trong năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới

và trong nƣớc có nhiều biến động phức tạp, khó lƣờng. Giá cả của các loại dầu thô,
nguyên liệu và hàng hóa tăng cao dẫn tới tình trạng lạm phát xảy ra ở nhiều nƣớc trên
thế giới, dẫn tới khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến nền kinh tế thế giới bị suy
thoái.
Tổng chi ngân sách Nhà nƣớc năm 2008 ƣớc tính tăng 22,3% so với năm 2007 và
bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tƣ phát triển bằng 118,3% (riêng chi đầu
tƣ xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý Nhà nƣớc, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng 100%.
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 8

Các khoản chi thƣờng xuyên đều đạt hoặc vƣợt dự toán năm, trong đó chi sự nghiệp
kinh tế bằng 145,3% dự toán năm; chi thể dục thể thao bằng 123%; chi lƣơng hƣu và
bảo đảm xã hội bằng 120,7%; chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề bằng 104,6%; chi y tế
bằng 104,1%
Bội chi ngân sách Nhà nƣớc năm 2008 ƣớc tính bằng 13,7% tổng số chi và bằng
97,5% mức bội chi dự toán năm đã đƣợc Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 77,3%
đƣợc bù đắp bằng nguồn vay trong nƣớc và 22,7% đƣợc bù đắp từ nguồn vay nƣớc
ngoài.
Trong điều kiện Nhà nƣớc thực hiện chủ trƣơng thắt chặt chi tiêu công, kiềm chế
lạm phát, thì với tình hình chi Ngân sách Nhà nƣớc nhƣ trên chứng tỏ việc thực hiện
tiết kiệm chi thƣờng xuyên chƣa hiệu quả, chi quản lý hành chính vƣợt dự toán. Công
tác quản lý chi tiêu chƣa chặt chẽ, thanh quyết toán chƣa nghiêm, còn để xảy ra vi
phạm, lãng phí, tiêu cực.
2.1.2. Thực trạng chi Ngân sách nhà nƣớc năm 2009.
Chi Ngân sách Nhà nƣớc năm 2009 ƣớc thực hiện 584.695 tỷ đồng, tăng 19,0% so
với dự toán đầu năm.
Trong tổ chức thực hiện, để hạn chế tác động không thuận của cuộc khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế, tại kỳ họp thứ 5 của Quốc

Hội (tháng 5/2009), Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nguyên tắc điều hành NSNN năm
2009 là không thực hiện cắt giảm tổng mức chi NSNN, nhƣng có yêu cầu sắp xếp điều
chỉnh các nhiệm vụ chi, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, giảm những khoản chi chƣa thực
sự cấp thiết; đồng thời sử dụng gói kích thích kinh tế nhằm mục tiêu ngăn chặn suy
giảm kinh tế, suy trì tăng trƣởng hợp lý và bảo đảm an ninh xã hội.
Trên cơ sở kết quả thực hiện thu, đánh giá kết quả thực hiện chi NSNN theo từng
lĩnh vực nhƣ sau:
Chi đầu tƣ phát triển: Ƣớc đạt 179.961 tỷ đồng, tăng 59,5% so với dự toán do
đƣợc bổ xung nguồn từ gói kích thích kinh tế, nguồn dự phòng NSNN, nguồn đƣợc sử
dụng theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn.
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 9

Trong quá trình thực hiện, quy trình kiểm soát, thanh tra vốn đầu tƣ đã đƣợc sửa
đổi từ từ thẩm tra trƣớc sang kiểm tra sau để tạo điều kiện cho các chủ đầu tƣ đẩy
nhanh tiến độ giải vốn ngân hàng…. Bên cạnh đó, qua chính sách kích cầu đầu tƣ, nhất
là giải pháp hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số yếu kém nhƣ phân bổ giao kế hoạch vốn đầu tƣ
ở bộ cơ quan còn chƣa đúng đối tƣợng, vƣớng mắc trong công tác giải phóng mặt
bằng,…
Chi trả nợ và viện trợ: kết quả thực hiện 64.800 tỷ đồng, tăng 6.000 tỷ đồng so
với dự đoán, đảm bảo trả các khoản nợ tăng thêm do tăng huy động vay trong nƣớc để
thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế, việc thanh toán
nợ đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng cam kết.
Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý
hành chính: kết quả thực hiện 320.501 tỷ đồng, tăng 4,8% so với dự toán (đã bao gồm
các cả chi cải cách tiền lƣơng thƣc hiện trong năm); đảm bảo các nhu cầu chi theo dự
toán dã đƣợc Quốc hội quyết định, đồng thời tập trung nguồn lực thực hiện các chính
sách về an sinh xã hội để giảm bớt khó khăn về đời sống cho nhân dân, tập trung cho

ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc, ngƣời lao động có thu nhập thấp….
Chi chuyển nguồn đảm bảo cân đối ngân sách và để tạo nguồn lực thiện hiện
điều chỉnh tiền lƣơng năm 2010: theo Nghị quyết Quốc hội về dự toán NSNN năm
2010, đã dành 1.000 tỷ đồng từ nguồn vƣợt thu ngân sách trung ƣơng năm 2009
chuyển ngồn sang năm 2010 để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nƣớc. Tổng cộng số
chuyển nguồn ngân sách nhà nƣớc từ năm 2009 sang năm 2010 là 17.233 tỷ đồng.
Về cân đối ngân sách nhà nƣớc:
Dự toán bội chi NSNN năm 2009 là 4,82% GDP. Bƣớc vào năm 2009, căn cứ tình
hình kinh tế thế giới và trong nƣớc đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh
tế toàn cầu lan rộng, diễn biến phức tạp, khó lƣờng và theo chiều hƣớng xấu, nguồn
thu NSNN gặp khó khăn, yêu cầu tăng chi là rất lớn để thực hiện các giải pháp kích
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 10

thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, do vậy Chính phủ đã báo cáo và đƣợc Quốc
hội chấp thuận tăng mức bội chi không quá 7%GDP.
Kết quả thực hiện bội chi NSNN năm 2009 ở mức 6,9% GDP, trong phạm vi
Quốc hội cho phép, đƣợc sử dụng toàn bộ cho đầu tƣ phát triển theo đúng quy định của
Luật Ngân sách nhà nƣớc, tập trung cho các công trình, dự án kích thích kinh tế thực
hiện trong năm 2009.
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 mặc dù gặp nhiều khó khăn, song thực hiện
các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, có sự phối kết hợp và nỗ lực phấn đấu của cả
hệ thống chính trị, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2009 đã đạt đƣợc những kết quả
quan trọng: thu cân đối NSNN vƣợt dự toán (13,4%); chi NSNN đảm bảo thực hiện
đƣợc tổng mức dự toán chi Quốc hội đã quyết định, đồng thời sử dụng nguồn vƣợt thu
và tăng bội chi NSNN để tăng nguồn lực cho đầu tƣ phát triển nhằm kích thích kinh tế,
tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
góp phần tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, tới suy
giảm kinh tế trong nƣớc, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội

2.1.3. Thực trạng chi Ngân sách Nhà nƣớc năm 2010.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều
hành Ngân sách Nhà nƣớc năm 2010 theo nguyên tắc: đảm bảo cân đối đủ nguồn để
thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán đƣợc duyệt, chủ động sử dụng nguồn dự
phòng và vƣợt thu ngân sách địa phƣơng để thực hiện các nhiệm vụ phòng chống,
khắc phục hậu quả thiên tai và dịch bệnh, bổ sung ngân sách phát triển sự nghiệp giáo
dục y tế…. Đồng thời, sử dụng một phần số tăng thu để giảm bội chi Ngân sách Nhà
nƣớc.
Căn cứ vào dự toán cho ngân sách nhà nƣớc năm 2010 (582.200 tỷ đồng) kết hợp
với dự kiến sử dụng nguồn vƣợt thu Ngân sách nhà nƣớc năm 2010, đánh giá tổng chi
Ngân sách nhà nƣớc năm 2010 đạt 671.370 tỷ đồng, tăng 15,3% so với dự toán, tăng
14,8% so với thực hiện năm 2009. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu nhƣ
sau:
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 11

Chi đầu tƣ phát triển: Dự toán chi 125.500 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt
172.710 tỷ đồng, tăng 37,6% so với dự toán, bằng 96% mức thực hiện năm 2009
chiếm 25,7% tổng chi Ngân sách nhà nƣớc và bằng 8,7% GDP.
Trong tổ chức triển khai thực hiện, các Bộ, cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng đã
đảm bảo hoàn thành công tác phân bổ vốn kế hoạch đã đề ra, đôn đốc chủ đầu tƣ đẩy
nhanh tiến bộ thực hiện các dự án và tuân thủ quy trình kiểm soát thanh tra vốn đầu
tƣ,…
Với việc triển khai thực hiện nêu trên, nhiều dự án từ nguồn vốn đầu tƣ của nhà
nƣớc năm 2010 đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng, phát huy hiệu quả cao, tạo thêm
năng lực mới cho nền kinh tế.
Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 70.250 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 80.250
tỷ đồng, tăng 14,2% so với dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các các nghĩa
vụ nợ theo cam kết, kể cả yếu tố tác động tăng chi do biến động chênh lệch tỷ giá

ngoại tệ đối với các khoản nợ nƣớc ngoài, đồng thời trong năm đã bố trí hoàn trả một
phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán.
Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý
hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh tiền lƣơng đà phân bổ vào các lĩnh vực):
Dự toán chi 362.282 tỷ đồng, kết quả thực hiện 385.082 tỷ đồng, tăng 6,3% so với dự
toán, tăng 20,2% so với thực hiện năm 2009. Công tác quản lý, điều hành ngân sách đã
đảm bảo tiến bộ thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán đƣợc giao, đông thời thực
hiện các nhiệm vụ quan trọng nhƣ: phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ thiên tai,
đảm bảo chi phí thực hiện các sự kiện chính trị văn hóa quan trọng trong năm 2010….
2.1.4. Thực trạng chi NSNN năm 2011
Đánh giá tồng chi NSNN năm 2011 ƣớc đạt 796.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với
dự đoán, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2010. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi
chủ yếu nhƣ sau:
Chi đầu tƣ, phát triển: Dự đoán chi 152.000 tỷ đồng. Ƣớc thực hiện cả năm
trên cơ sở dự toán đầu năm, cộng thêm vốn dự kiến bổ sung từ nguồn dự phòng và
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 12

nguồn vƣợt thu NSNN đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với dự toán, tăng 9% sơ với
thực hiện năm 2010, bằng 22% tổng chi NSNN. Số vƣợt chi so với dự toán đƣợc tập
trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đƣa vào sử
dụng năm 2011-2012, các dự án đầu tƣ, sửa chữa, nâng cấp công trình, sạt lở đê kè cấp
bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bố sung tăng dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh
lƣơng thực…
Tổng hợp vốn đầu tƣ từ trái phiếu Chính phủ, nguồn xổ số kiến thiết và vốn bố trí
trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tƣ phát triển từ NSNN năm 2011 ƣớc 233.000 tỷ
đồng, bằng 27,3% tổng chi NSNN, chiếm 9,3% GDP. Nguồn vốn đầu tƣ của NSNN,
cùng với vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đƣa vốn đầu tƣ phát triển
toàn xã hội năm 2011 đạt khoảng 34,5% GDP, góp phần tăng thêm năng lực mới cho

nền kinh tế.
Tuy nhiên việc quản lý, điều hành chi đầu tƣ phát triển năm 2011 cũng còn tồn
tại, trong đó vẫn còn những dự án tiến độ triển khai chậm so với yêu cầu nhiệm vụ; bố
trí vốn cho các dự án chƣa đủ thủ tục; phân bổ vốn không đúng với cơ cấu, chƣơng
trình hỗ trợ đƣợc giao; một số cơ quan, đơn vị ở Trung ƣơng và địa phƣơng còn chần
chừ, thiếu kiên quyết trong cắt giảm đầu tƣ công, khởi động dự án mới trái quy định…
Chi trả nợ và viện trợ: dự án chi 86.000 tỷ đồng, ƣớc cả năm đạt 101.000 tỷ
đồng, tăng 17,4% so với dự toán, tăng 25,9% sơ vơi thực hiện năm 2010 đảm bảo
thanh toán kịp thời các khoản nợ đã cam kết và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của nhà
nƣớc. Số chi vƣợt dự toán( 15.000 tỷ đồng) nhằm đảm bảo tăng chi trả nợ ngoài nƣớc
do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tăng trả nợ gốc đối với các khoản vay ngắn
hạn để giảm áp lực bố trí trả nợ các năm sau.
Chi thƣờng xuyên (bao gồm cả chi cải cách tiền lƣơng): Dự toán chi 469.100 tỷ
đồng. Trên cơ sở phân bổ sử dụng nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí đầu năm và dự
kiến bổ sung thêm từ nguồn vƣợt thu NSNN năm 2011 cho chi thƣờng xuyên, chủ yếu
để khắc phục hậu quả thiên tai, dich bệnh và bảo đảm an ninh xã hội, ƣớc thực hiện chi
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 13

ngân sách cho lĩnh vực này cả năm đạt 491.500 tỷ đồng, tăng 4.8% so với dự toán,
tăng 17,5% so với năm 2010.
Trong chỉ đạo điều hành, chính phủ đã tập trung kinh phí thực hiện các chính
sách an sinh xã hội và xác định đây là mặt công tác trọng tâm trong năm 2011. Bên
cạnh việc đảm bảo chi cho chính sách đã đƣợc bố trí dự toán đầu năm và thực hiện chi
trả tiền lƣơng, lƣơng hƣu và trợ cấp xã hội theo đúng kế hoạch, Chính phủ đã ban hành
và tổ chức thực hiện một số chính sách mới: trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công
chức, viên chức, lực lƣợng vũ trang, ngƣời hƣởng lƣơng hƣơu có mức lƣơng thấp,
ngƣời hƣởng trợ cấp ƣu đãi ngƣời có công và hộ nghèo đời sống khó khăn; hỗ trợ tiền
điện cho hộ nghèo, nâng mức cho học sinh, sinh viên vay.

2.1.5. Thực trạng chi NSNN năm 2012
Năm 2012 là năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới (2011-2015), vì vậy việc
bố trí dự toán cơ bản đƣợc thực hiện theo hệ thống định mức phân bố dự toán chi đầu
tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên NSNN hiện hành, đồng thời thực hiện chủ trƣơng
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đảm bảo an ninh quốc phòng trong tình hình
mới, tiếp tục đầu tƣ ƣu tiên cho con ngƣời, thực hiện cải cách tiền lƣơng, vì vậy nhu
cầu tăng chi NSNN năm 2012 là rất lớn. Dự toán chi NSNN năm 2012 là 903.100 tỷ
đồng, đƣợc bố trí nhƣ sau:
Chi đầu tƣ - phát triển: 180.000 tỷ đồng, tăng 18,4%( 28.000 tỷ đồng) so với dự
toán năm 2011 bằng 19,9% tổng chi NSNN (dự toán năm 2011 là 20,9%) để tập trung
ƣu tiên đầu tƣ cho nông nghiệp nông thôn, các công trình giao thông cấp thiết, các
công trình y tế, giáo dục phục vụ an sinh xã hội, các dự án phục vụ an ninh quốc
phòng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới…trong đó tập trung cho các công trình, dự
án lớn cần đấy nhanh tiến độ đƣa vào hoạt động nhằm mang lại hiệu quả đâu tƣ, đầu tƣ
thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chi dự trữ quốc gia để ứng phó với diễn
biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ…
Ngoài ra năm 2012 dự kiến phát hành khoảng 45.000 tỷ đồng trái phiếu chính
phủ để tiếp tục thực hiện các dự án giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và các công
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 14

trình thủy điện. Tính cả nguồn trái phiếu chính phủ và nguồn thu xổ số kiến thiết thì
tổng chi đầu tƣ phát triển năm 2012 bằng khoảng 25% tổng chi NSNN và 8.2% GDP
(dự toán năm 2011 tƣơng ứng là 26,3% và 9%).
Chi trả nợ và viện trợ: 100.000 tỷ đồng, tăng 14.000 tỷ đồng so với dự toán
năm 2011 để đảm bảo chi trả các khoản nợ trong và ngoài nƣớc đến hạn.Đồng thời vẫn
phải thực hiện biện pháp phát hành để đáo nợ và giãn trả các khoản vay từ các quỹ tài
chính nhà nƣớc.
Chi thƣờng xuyên: 542.000 tỷ đồng bằng 6% tổng dự toán NSNN tăng 10,9%

so với dự toán năm 2011. Số tăng chi thƣờng xuyên năm 2012 so với dự toán năm
2011 bao gồm tăng chi thƣờng xuyên của địa phƣơng, tăng chi các lĩnh vực giáo dục
đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, y tế, bảo vệ môi trƣờng để đảm bảo tỷ
lệ so với tổng chi NSNN theo các nghị quyết của đảng, quốc hội, tăng chi đảm bảo xã
hội, đảm bảo các nhiệm vụ quan trọng về an ninh, quốc phòng…
2.1.6. Thực trạng chi ngân sách nhà nƣớc 2013
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ bội chi NSNN năm 2013 ở mức 5,3% GDP, vƣợt
mức 4,8% đã dự toán. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp gặp phải nhiều khó
khăn về vốn, sản phẩm tồn kho tiêu thụ chậm dẫn đến thua lỗ. Tuy nhiên không thể
không tính đến tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế làm hụt thu và một số khoản chi
chƣa hợp lí gây lãng phí.
Cụ thể, tổng thu NSNN năm 2013 ƣớc tính đạt 790,8 nghìn tỉ đồng, bằng 96,9 dự
toán năm. Trong đó thu nội địa 530 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2%, thu từ dầu thô 115
nghìn tỷ đồng bằng 116,2% thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 140,8
nghìn tỷ đồng bằng 84,6%.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực DNNN 159,3 nghìn tỷ đồng, bằng 91,4% dự
toán năm; thu từ DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (không kể dầu thô) 111,2 nghìn tỷ
đồng, bằng 103,6%; thu thuế công, thƣơng nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nƣớc 110,2
nghìn tỷ đồng, bằng 91,6%; thu thuế thu nhập cá nhân 45,8 nghìn tỷ đồng, bằng
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 15

83,4%; thu thuế bảo vệ môi trƣờng 11,7 nghìn tỷ đồng, bằng 81,5%; thu phí, lệ phí
15,2 nghìn tỷ đồng, bằng 146,5%.
Theo Tổng cục Thống kê, sau nhiều năm vƣợt thu, đây là năm đầu tiên số thu
ngân sách nhà nƣớc cả năm ƣớc tính không đạt dự toán thu cân đối ngân sách, ảnh
hƣởng lớn tới việc điều hành ngân sách và cân đối, bố trí vốn để thực hiện các nhiệm
vụ chi NSNN.
Tổng chi NSNN năm 2013 ƣớc tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8% dự

toán năm, trong đó: Chi đầu tƣ phát triển 201,6 nghìn tỷ đồng, bằng 115,1% (riêng chi
đầu tƣ xây dựng cơ bản 196,3 nghìn tỷ đồng, bằng 115,4%). Chi phát triển sự nghiệp
kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nƣớc, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả
chi thực hiện cải cách tiền lƣơng) ƣớc tính đạt 679,6 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8%. Chi
trả nợ và viện trợ 105 nghìn tỷ đồng, bằng 100%.
2.1.7. Dự toán chi NSNN năm 2014
Theo Bộ trƣởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Chính phủ xây dựng dự toán thu
cân đối NSNN năm 2014 là 782.700 tỷ đồng, tăng 7,9% so với ƣớc thực hiện năm
2013, trong đó vẫn tập trung vào các lĩnh vực thu nội địa trên cơ sở dự kiến tốc độ tăng
trƣởng kinh tế đạt 5,8%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự kiến đạt 7%.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn khó khăn khi tốc độ tăng thu giảm, bội chi NSNN
đã cao hơn kế hoạch, dƣ nợ công tăng nhanh, nhiều khoản nợ của NSNN chƣa đƣợc
xử lý, do vậy các khoản chi về đầu tƣ phát triển sẽ giảm còn 163.000 tỷ đồng, thấp hơn
mức dự kiến bội chi (224.000 tỷ đồng). Chi thƣờng xuyên vẫn theo các tỷ lệ tƣơng ứng
20%, 2%, 1% trên tổng chi NSNN. Chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia sẽ thu gọn mục
tiêu, giảm chi sự nghiệp. Chi dự phòng dƣới 2% tổng chi NSNN (19.200 tỷ đồng, bằng
1,9% tổng chi), thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Luật NSNN (2% -5%). Tuy
nhiên, trong quá trình điều hành ngân sách có thể xem xét bổ sung dự phòng để tăng
tiềm lực tài chính khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ…
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 16

2.2. Đánh giá chung về thực trạng chi Ngân sách Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện
nay
2.2.1. Ƣu điểm và kết quả
Quản lý bội chi Ngân sách trong thời gian qua đã đáp ứng đƣợc nhu cầu điều
hành vĩ mô, góp phần ổn định và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. Mức độ bội
chi ngân sách luôn đƣợc kiềm chế ở mức độ hợp lí trên tổng GDP đã góp phần quan
trọng trong việc giúp Nhà nƣớc kiểm soát tốt hơn công việc thu chi của mình. Nhƣ

chúng ta đã biết một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc là điều hành nền
kinh tế làm sao cho thật sự hiệu quả, kiểm soát mức độ lạm phát ở mức độ cho phù
hợp, tạo thêm nhiều công ăn việc làm hơn nữa cho ngƣời lao động, đẩy nhanh tốc độ
phát triển của nền kinh tế, cải thiện từng bƣớc đời sống của ngƣời dân…và để đạt đƣợc
những mục tiêu quan trọng ấy thì điều kiện quan trọng đầu tiên là phải có một nền tài
chính vững chắc, một nguồn Ngân sách ổn định. Muốn vậy thì Nhà nƣớc phải quản lí
thu chi làm sao cho cân đối và trong thời gian qua thì Nhà nƣớc ta đã có những chính
sách khá hiệu quả trong việc quản lý Ngân sách của mình, giảm thiểu một cách đáng
kể tình trạng bội chi ngân sách Nhà nƣớc. Bằng việc tiến hành mở rộng thêm nhiều
nguồn thu hơn nữa, thu hút đƣợc nhiều hơn những nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc và cả
nƣớc ngoài, kích thích hoạt động sản xuất ngày càng đƣợc mở rộng hơn nữa.
Trong lĩnh vực chi thì Nhà nƣớc đã đầu tƣ có trọng điểm hơn, kiểm tra giám sát
hoạt động chi thƣờng xuyên của mình, giảm thiểu một cách tối đa sự thất thoát lãng
phí trong xây dựng cơ bản, tiến hành đầu tƣ có trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải
không có mục đích rõ ràng…tất cả những biện pháp ấy đã góp phần tích cực trong việc
giúp Nhà nƣớc quản lý nền kinh tế một cách có hiệu quả hơn nữa, đã đem lại một số
những thành tựu đáng ghi nhận.
Những nguyên tắc cơ bản về cân đối Ngân sách Nhà nƣớc kể cả ngân sách địa
phƣơng và những quan điểm cụ thể về quản lý bội chi ngân sách Nhà nƣớc đƣợc cụ
thể hoá trong Luật Ngân sách đã góp phần quan trọng trong điều hành thực tế, góp
phần cơ cấu lại ngân sách Nhà nƣớc. Các khoản chi tiêu thƣờng xuyên đã đƣợc điều
chỉnh một cách thích hợp, tiết kiệm một cách tối đa nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc hiệu quả
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 17

tốt nhất để rồi từ đó tạo tích luỹ nội bộ ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển, giải
quyết một cách hài hoà mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng. Ngân sách Nhà nƣớc
đã từng bƣớc cơ cấu lại theo hƣớng giảm thiểu tối đa tình trạng bao cấp tràn lan, Nhà
nƣớc chỉ quản lí nền kinh tế ở tầm vĩ mô chứ không can thiệp, trợ cấp cho các doanh

nghiệp nhƣ trƣớc đây nữa, để cho họ tự chủ hơn trong công việc làm ăn kinh doanh
của mình, đồng thời có chính sách ƣu tiên phát triển một số lĩnh vực mà Nhà nƣớc cần
can thiệp nhƣ giáo dục đào tạo, y tế toàn dõn, phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ
môi trƣờng….
Một điều cũng rất quan trọng nữa là việc quản lý tốt bội chi ngân sách trong
những năm qua cũng đã góp phần tích cực đẩy lùi lạm phát. Bởi vì khi tình trạng bội
chi đƣợc giảm xuống một cách đáng kể thì Nhà nƣớc sẽ không phải bù đắp các khoản
thâm hụt bằng cách đi vay trong dân chung, tăng thuế, phát hành tiền, hay dựng các
biện pháp tiền tệ khác…mà tất cả những biện pháp này đều là những nguyên nhân chủ
yếu gây ra tình trạng lạm phát của một quốc gia.
2.2.2. Hạn chế và thách thức
Đất nƣớc ta vẫn còn nghèo, nền kinh tế vẫn đang trong quá trình bƣớc đầu phát
triển, quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ, trong khi đó nhu cầu chi tiêu cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hóa…rất lớn.
Mặt khác do trình độ của chúng ta hiện nay có hạn nên hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh không cao, hàng hoá của nƣớc ta cũng kém chất lƣợng, chủng loại, mẫu
mã còn chƣa đƣợc phong phú, điều đó khiến cho hàng hoá của nƣớc ta nhiều khi
không thế cạnh tranh nổi với hàng hoá nƣớc ngoài, thậm chí là ở ngay trong nƣớc
mình, chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp đã không thể trụ vững trên thị trƣờng dẫn
đến phá sản, sản xuất gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó các doanh nghiệp của nƣớc ta
hoạt động còn nhỏ lẻ chƣa tạo thành một khối liên kết vững chắc do đó mà chƣa tạo
đƣợc sức mạnh to lớn để có thể chiếm lĩnh thị trƣờng nƣớc ngoài.
Nguồn thu ngân sách của chúng ta không thƣc sự vững chắc, bị động, một số
nguồn thu lớn lại phụ thuộc vào giá cả thị trƣờng thế giới (thu từ dầu thô, thuế xuất
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 18

nhập khẩu …) điều đó đã gây khó khăn không nhỏ, tác động mạnh mẽ đến tình hình
bội chi ngân sách ở nƣớc ta trong thơi gian tới.

Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hết sức mạnh
mẽ, xu thế toàn cầu hoá đang có những ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã
hội của các nƣớc trên thế giới. Việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN, nhất
là gần đây đất nƣớc ta đã gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, điều đó sẽ dẫn đến
việc chúng ta sẽ phải tiến hành cắt giảm thuế của rất nhiều mặt hàng mà ta đã cam kết
khi tham gia vào những tổ chức, diễn đàn này. Trong đó có những mặt hàng mà đã từ
nhiều năm nay đem lại một nguồn thu không nhỏ cho ngân sách Nhà nƣớc.Trong tình
hình này sẽ khiến cho nguồn thu Ngân sách Nhà nƣớc bị giảm đáng kể, gây khó khăn
cho việc chi tiêu của Nhà nƣớc trong tƣơng lai.
Tình trạng thất thu, trốn thuế, kiểm soát nguồn thu thiếu chặt chẽ, buông lỏng
trong công tác giám sát kiểm tra, giám sát việc thu chi ngân sách cũng là nguyên nhân
tác động xấu đến bội chi ngân sách Nhà nƣớc.
Lãi xuất vay trong thời gian qua còn cao, thời gian vay còn ngắn, ít có những khoản
vay dài hạn, trong khi đó nhiều khoản vay đƣợc dùng để xây dựng đầu tƣ cơ bản với thời
gian thu hồi vốn lâu đã gây khó khăn cho công tác thu ngân sách. Mặt khác cũng có nhiều
dự án đầu tƣ không mang lại hiệu quả, nhiều chủ dự án không có khả năng trả nợ, tình
trạng tham ô, tham nhũng ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực còn diễn ra phổ biến cũng là những
nguyên nhân gây thất thoát lãng phí trong việc sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nƣớc.
Đối với những khoản vay nƣớc ngoài, mặc dù đƣợc ƣu đãi với lãi suất thấp, thời
gian vay dài hạn với khối lƣợng tƣơng đối lớn, tuy nhiên đây là những khoản vay theo
chƣơng trình, theo những điều khoản đã đƣợc định sẵn trong các hợp đồng vay nợ mà
bên đối tác đƣa ra, vì vậy mà nếu nhƣ ta không có sự chuẩn bị kỹ càng, xem xét kĩ tính
khả thi của từng dự án, thẩm định, duyệt dự án một cách rõ ràng thì có thể gây ra hiệu
quả không đƣợc nhƣ mong đợi, gây thất thoát cho nguồn ngân sách.
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 19

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THẤT THOÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Xác định mục tiêu chiến lƣợc quản lý chi tiêu công
Với tƣ cách là một công cụ trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia, liên quan
đến việc thực hiện phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính công, nên vấn đề xuyên
suốt của quản lý chi tiêu công phải thực hiện các mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ IX của
Việt Nam đề ra, đó là:
- Giữ kỉ luật tài chính tổng thể. Đảm bảo qui mô chi NSNN vào khoảng 24-
25% GDP, trong đó chi đầu tƣ phát triển chiếm 25-25%, chi trả nợ 17-18% và chi
thƣờng xuyên 57-58%. Theo đó, khống chế bội chi NSNN 4-5% GDP; bù đắp bội chi
ngân sách bằng nguồn vốn trong nƣớc khoảng 3-5% GDP và vay nƣớc ngoài 1-1,5%
GDP.
- Phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với những ƣu tiên chiến lƣợc về
tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo; đảm bảo công bằng phù hợp với thể chế kinh tế thị
trƣờng theo định hƣớng XHCN.
- Nâng cao tính trách nhiệm, minh bạch, dân chủ trong chi tiêu công; đảm
bảo tính hiệu quả và hiệu lực cảu những chƣơng trình và cung cấp hàng hoá, dịch vụ
công cho xã hội; chi tiêu công thực sự trở thành thƣớc đo năng lực, hiệu lực quản lí
kinh tế xã hội của nhà nƣớc.
3.2. Quan điểm xây dựng chiến lƣợc quản lí chi tiêu công
Cải cách quản lí chi tiêu công phải đặt trong bối cảnh hành chính công tổng thể
và nâng cao năng lực quản lí của Chính phủ. Với quan điểm này, yêu cầu nhà nƣớc
phải làm cho năng lực quản lí của mình phù hợp với năng lực đáp ứng mục tiêu phát
triển kinh tế, cụ thể là phải xây dựng các thể chế nhằm tạo ra một khu vực công năng
động, bao gồm xây dựng về các thể chế về chính sách; chính quyền có khả năng xây
dựng và phối hợp chính sách trong việc lựa chọn mục tiêu chiến lƣợc; phân bổ nguồn
lực gắn kết với kế hoạch và chính sách; thực hiện, kiểm soát và đánh giá các kết quả
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 20

các hoạt đông; công chức phải có động cơ và năng lực quản lí tốt; ngăn chặn tham

nhũng….
Quản lí chi tiêu công cần đặt trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Với việc thiết lập
khuôn khổ chi tiêu trung hạn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lí chi tiêu công:
- Tăng cƣờng năng lực của Chính phủ trong soạn lập ngân sách, đặc biệt là
khả năng dự báo khi phân bổ ngân sách.
- Tăng cƣờng kỉ luật ngân sách và tính minh bạch cũng nhƣ trách nhiệm giải
trình trong sử dụng nguồn lực công.
- Tăng cƣờng chất lƣợng những thông tin ngân sách, tính rõ ràng của các
mục tiêu chính sách.
- Hƣớng sự tập trung của các quan chức Chính phủ vào thời kì trung hạn chứ
không chỉ một năm ngân sách hiện hành.
- Cho phép chính phủ tập trung nhiều hơn vào những ƣu tiên mang tính chiến
lƣợc mà vẫn làm cho qui trình ngân sách toàn diện hơn.
3.3. Các nội dung đổi mới quản lí chi tiêu công
- Xác lập lại vai trò và cấu trúc của Nhà nƣớc. Nội dung chiến lƣợc này là
nhằm hƣớng vào xác lập lại qui mô khu vực công và phạm vi can thiệp của Nhà nƣớc
vào nền kinh tế cho phù hợp với năng lực quản lí, thông qua các chính sách cổ phần
hoá DNNN, tự do hóa kinh tế, xã hội hoá các dịch vụ công.
- Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lí và đơn vị sử dụng
ngân sách. Cung cách quản lí tập trung, quan liêu là đặc tính của hệ thống lập ngân
sách theo truyền thống mà kết quả của nó là nguồn lực tài chính công sử dụng kém
hiệu quả và hiệu lực, các cơ quan Nhà nƣớc không chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch
vụ công cung cấp cho xã hội. Những ngƣời quản lí và sử dụng ngân sách hoạt động
trong một môi trƣờng kiểm soát hết sức cứng. Những công cụ truyền thống để thực
hiện kiểm soát là định mức và khoản mục hoá các khoản chi tiêu, mua sắm đầu vào.
Thế nhƣng, chính sự kiểm soát đầu vào đã gây ra tính kém hiệu quả trong hoạt động
bởi vì nó không khuyến khích tiết kiệm, không tạo ra sự gắn kết giữa khối lƣợng chi
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 21


tiêu với khối lƣợng đầu ra. Từ những hạn chế đó, để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt
động, quản lí chi tiêu đòi hỏi:
 Những ngƣời quản lí đƣợc trao quyền tự chủ trong việc điều hành hoạt
động của họ và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của họ về kết quả. Những kết quả
cần đƣợc chi tiết hoá trong ngân sách và trong những kế hoạch tài chính có liên quan,
qua đó tạo điều kiện cho những ngƣời quản lí thấy trƣớc kết quả thực hiện và giúp cho
chính phủ so sánh đƣợc kết quả mục tiêu và kết quả thực tế.
 Những ngƣời quản lí có năng lực đủ mạnh trong việc chủ động đề ra
những giải pháp để giảm bớt chi phí hoạt động và nâng cao khối lƣợng hoặc chất
lƣợng đầu ra.
 Tạo ra những đòn bẩy kinh tế khuyến khích những ngƣời quản lí cải thiện
và nâng cao chất lƣợng hoạt động.
 Chuyển sang lập kế hoạch dài hạn với những giới hạn ngân sách bằng việc
xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhằm ràng buộc các cấp chính quyền từ TW
đến địa phƣơng sử dụng các nguồn lực tài chính phải gắn liền với các ƣu tiên tổng thể
của quốc gia.
- Từng bƣớc chuyển quản lí ngân sách theo đầu vào sang quản lí ngân sách theo
đầu ra. Một khi đã thay đổi qui trình lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn,
thì phƣơng thức quản lí ngân sách cũng phải có những thay đổi nhất định cho tƣơng
hợp. Quản lí ngân sách theo kết quả đầu ra là một hoạt động quản lí dựa vào cách tiếp
cận thông tin đầu ra qua đó giúp cho chính phủ và các cơ quan sử dụng ngân sách phân
bổ và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả và hiệu lực hơn. So với phƣơng thức quản
lí ngân sách theo đầu vào, quản lí ngân sách theo đầu ra có nhiều ƣu điểm.
- Phát triển hệ thống thông tin quản lí tài chính và hệ thống kế toán công. Những
vấn đề này là trong số các yếu tố cơ bản góp phần làm nâng cao năng lực của chính
phủ để phân phối và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và hiệu lực
3.4. Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN
Năm 2014, tình hình Tài chính ngân sách tiếp tục khó khăn; vì vậy, để góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành Tài chính năm 2014, toàn hệ thống Kho bạc

Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 22

Nhà nƣớc (KBNN) sẽ phát huy những kết quả đạt đƣợc trong năm 2013, tiếp tục triển
khai công tác kiểm soát chi NSNN theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính; đồng
thời, triển khai thực hiện tốt các mục tiêu cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo
hƣớng đơn giản, hiệu quả, minh bạch, với các nội dung cụ thể là:
Một là, cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi NSNN theo
hƣớng thống nhất quy trình (vốn đầu tƣ XDCB, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ngân
sách xã) đảm bảo đơn giản rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ; hiện đại hóa công
nghệ thông tin, thực hiện kiểm soát chi một cửa và xây dựng chuẩn ISO để áp dụng
trong hoạt động.
Hai là, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị KBNN các cấp, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo
của Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc kiểm soát chi NSNN theo Nghị quyết quyết
của Quốc Hội, Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách
nhà nƣớc năm 2014, thực hiện tốt các chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ: Chỉ thị số
1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn ngân sách nhà
nƣớc và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những
giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phƣơng,
Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 về việc tăng cƣờng thực hành tiết kiệm chống
lãng phí, …
Ba là, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình tại các đơn vị Kho
bạc nhà nƣớc các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc,
qua đó kịp thời phát hiện các vƣớng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời kiến nghị
với cấp có thẩm quyền để sửa đổi cơ chế cho phù hợp với thực tế.
Bốn là, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về việc điều hành kinh tế -
xã hội năm 2014 để điều chỉnh cơ chế kiểm soát chi của KBNN cho phù hợp với các
chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính tại từng thời điểm. Chủ động đề xuất, tham mƣu
với Bộ Tài chính các giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện; kịp thời

hƣớng dẫn tháo gỡ vƣớng mắc tại các địa phƣơng, các bộ, ngành, đơn vị sử dụng
NSNN để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ, qua đó
Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 23

góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ tài chính, ngân sách năm 2014 của Chính
phủ, Bộ Tài chính.
3.5. Kiểm soát thu Ngân sách Nhà nƣớc
- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu theo hƣớng vừa khuyến khích sản
xuất trong nƣớc và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vừa động viên hợp lý nguồn thu,
chống thất thu ngân sách.
- Tăng cƣờng sự chỉ đạo, điều hành các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc phối
hợp với các ngành để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý thu ngân sách.
- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kết hợp thanh tra, kiểm tra thực hiện
pháp luật về giá; kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác
vào NSNN.
3.6. Tăng cƣờng kiểm soát chi NSNN, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả
- Chủ động rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên; cắt giảm hoặc lùi
thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chƣa thực sự cấp thiết, các khoản chi mua sắm
trang thiết bị, xe ô tô; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, hội thảo quốc gia, lễ khởi công,
khánh thành, công bố quyết định…
- Tiết giảm tối thiểu 20% chi phí điện, nƣớc, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng
dầu…
- Đảm bảo nguồn thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành và chính sách an
sinh xã hội, hạn chế tối đa bổ sung kinh phí ngoài dự toán.
- Thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thƣờng xuyên của những tháng còn lại
trong dự toán năm 2013.







Nhập môn tài chính tiền tệ

Nhóm 2 Page 24

KẾT LUẬN
Ngân sách Nhà nƣớc là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội, định hƣớng phát
triển sản xuất, điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Việc thực
hiện chi Ngân sách Nhà nƣớc nhƣ thế nào để đúng mục đích, không gây lãng phí mà
mang lại hiệu quả thực sự cũng nhƣ một vấn đề quan trọng, vì thế đòi hỏi phải đảm bảo
việc tuân thủ các điều kiện chi Ngân sách Nhà nƣớc. Thực hiện tốt đƣợc những điều này
sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh thất thoát nguồn Ngân sách, thực hiện có hiệu
quả các nhiệm vụ kinh tế, chính trị,…phát huy đƣợc thế mạnh tiềm năng của đất nƣớc,
tránh đƣợc tình trạng bội chi Ngân sách quá lớn và sẽ dẫn đến khả năng bùng nổ lạm phát
về kinh tế.







TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ trƣờng Đại học Thƣơng Mại
2. Số liệu trên trang thông tin của Bộ Tài Chính www.mof.gov.vn
3. Số liệu trên trang của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn

4. Trang web vneconomy.vn




×