Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và đưa ra khuyến nghị để hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.39 KB, 12 trang )

Đề bài 8: Tìm hiểu về thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh
vực chứng khoán và đưa ra khuyến nghị để hạn chế và giải quyết tốt
các tranh chấp.
Bài làm:
A. LỜI MỞ ĐẦU.
Thị trường chứng khoán là một phương thức huy động vốn đầu tư trung
và dài hạn có hiệu quả và có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế xã hội
trong từng quốc gia và trên thế giới. Thị trường chứng khoán đòi hỏi một
trình độ tổ chức cao, có sự quản lý chặt chẽ trên cơ sở một hệ thống pháp lý
hoàn chỉnh. Trong lịch sử, thị trường chứng khoán đã nhiều lần bị khủng
hoảng do tác động của đầu cơ, lừa đảo, thông tin thất thiệt…và suy cho
cùng, công chúng đầu tư bị thiệt hại rất lớn. Vào những năm cuối thế kỷ 20,
môi trường quản lý thị trường chứng khoán của một quốc gia là một nhân
tố quyết định việc đầu tư vào các thị trường mới nổi. Quản lý nghiêm túc là
điều kiện tiên quyết để có được một thị trường chứng khoán hoạt động có
hiệu quả, trung thực và đáng tin cậy. Một thị trường chứng khoán được
quản lý tốt sẽ tác động đến việc nâng cao mạnh mẽ hiệu quả và độ an toàn
của thị trường, làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài
nước trong việc thực hiện các mục tiêu chính của họ là tăng lợi nhuận,
giảm chi phí giao dịch và quản lý rủi ro.
Được coi là môi trường đầu tư kinh doanh phức tạp và nhạy cảm, số
lượng người tham gia đông đảo, giá trị đầu tư lớn cùng độ rủi ro cao, kéo
theo tính cạnh tranh gay gắt trong các mối quan hệ lợi ích được thiết lập
trên thị trường; do vậy, tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán là hiện
tượng tất yếu xảy ra. Tuy nhiên, việc xử lý, giải quyết những tranh chấp
trong lĩnh vực chứng khoán này như thế nào để có hiệu quả tốt nhất đang là
vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày một số hiểu biết về thực
trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và một số khuyến
nghị để hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp này.
B. NỘI DUNG.


I. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng
khoán.
Tranh chấp trên thị trường chứng khoán là những xung đột về quyền và
lợi ích phát sinh giữa các chủ thể khi tham gia thị trường chứng khoán và
được thể hiện ra bên ngoài dưới dạng nhu cầu cần giải quyết thông qua
hình thức nhất định theo quy định của pháp luật.
Xét về mặt lý thuyết, tranh chấp về chứng khoán tuy có nhiều điểm
tương đồng với hầu hết các loại tranh chấp trong lĩnh vực khác nhưng ở
mức khái quát, có thể nhận diện tranh chấp này thông qua một số dấu hiệu
mang tính đặc trưng sau:
1
Thứ nhất, về phạm vi chủ thể: Chủ thể của tranh chấp trên thị trường
chứng khoán phải là các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán.
Tổ chức, cá nhân được coi là tham gia thị trường chứng khoán khi họ thực
hiện một số hoạt động mà theo quy định của pháp luật những hoạt động đó
chỉ được phép diễn ra trên thị trường chứng khoán. Các chủ thể này bao
gồm:
- Tổ chức phát hành thực hiện hoạt động chào bán chứng khoán;
- Tổ chức kinh doanh chứng khoán;
- Nhà đầu tư gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư vào
thị trường chứng khoán thông qua việc mua và bán chứng khoán nhằm mục
đích kiếm lời;
- Ngân hàng giám sát, ngân hàng chỉ định thanh toán;
- Tổ chức lưu ký chứng khoán;
- Trung tâm (sở) giao dịch chứng khoán và các thành viên.
Thứ hai, về đối tượng tranh chấp: Đối tượng tranh chấp trên thị trường
chứng khoán là quyền và lợi ích giữa các chủ thể có được do tham gia thị
trường chứng khoán. Đối tượng của tranh chấp trên thị trường chứng khoán
gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các quyền và lợi ích phát sinh trên
thị trường chứng khoán dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên, thường

được ghi nhận trong các bản hợp đồng do các bên ký kết như hợp đồng bảo
lãnh phát hành chứng khoán, hợp đồng tư vấn chứng khoán…Nhóm thứ hai
bao gồm các quyền và lợi ích mặc nhiên phát sinh giữa các chủ thể tham
gia thị trường chứng khoán trên cơ sở quy định của pháp luật.
Thứ ba, về giá trị của tranh chấp. Không giống như việc xác định giá
của các hàng hóa giao dịch trên các loại thị trường thông thường, giá trị của
chứng khoán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thông tin thị trường, tâm
lý của nhà đầu tư, tình hình kinh tế, chính trị…và quan trọng hơn, giá
chứng khoán thường không ổn định. Do vậy, việc xác định giá trị của tranh
chấp (nếu có) phát sinh trên thị trường chứng khoán hoàn toàn không dễ
dàng nếu xuất phát từ thời điểm, tiêu chí đánh giá khác nhau. Nhìn chung,
các tranh chấp xảy ra trên thị trường chứng khoán thường liên quan đến
việc một bên bị thiệt hại do sự biến động giá chứng khoán có chủ ý từ bên
kia.
II. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có tranh chấp, đảm
bảo hoạt động ổn định của toàn thị trường, các tranh chấp cần được giải
quyết một cách kịp thời, đúng đắn. Giải quyết tranh chấp trên thị trường
chứng khoán là tổng hợp các cách thức, biện pháp do các bên tranh chấp áp
dụng trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm loại bỏ xung đột về quyền và
lợi ích phát sinh trên thị trường chứng khoán.
Điều 131 Luật chứng khoán quy định: “Tranh chấp phát sinh trong
hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam có thể được
2
giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu trọng tài hoặc tòa
án giải quyết theo quy định của pháp luật”.
1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.
Thương lượng là việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, trao đổi,
đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận để đi đến thống nhất phương án giải
quyết xung đột. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức,

do các bên tự nguyện áp dụng. Lựa chọn thương lượng, các bên tiết kiệm
được thời gian, chi phí - những yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất kỳ
chủ thể nào tham gia thị trường chứng khoán. Giải quyết bằng thương
lượng thường được áp dụng đối với tranh chấp đơn giản, giá trị, tranh chấp
không lớn.
2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp trong đó các bên tự thỏa
thuận để thống nhất lựa chọn giải pháp chấm dứt xung đột với sự hỗ trợ của
người thứ ba đóng vai trò trung gian hòa giải (hòa giải viên). Đối với việc
giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán giữa các thành viên,
trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc sở giao dịch chứng khoán thường
đóng vai trò là trung gian hòa giải. Khoản 8 điều 37 Luật chứng khoán quy
định sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán có
thể làm trung gian hòa giải nếu được thành viên yêu cầu đối với tranh chấp
phát sinh từ giao dịch chứng khoán. Quy định này cho thấy rất nhiều tranh
chấp khác phát sinh trên thị trường chứng khoán, có thể thực hiện hòa giải
bởi các hòa giải viên khác. Chằng hạn như tranh chấp phát sinh trong quá
trình tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, quản lý quỹ đầu tư hay quản lý
danh mục đầu tư chứng khoán, tranh chấp phát sinh trong quá trình lưu ký
chứng khoán.
Cũng giống như các quốc gia có thị trường, trung tâm giao dịch chứng
khoán ở Việt Nam thành lập ban hòa giải, ban hành văn bản quy định về
trình tự, thủ tục hòa giải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải
quyết tranh chấp bằng con đường này.
Ban hòa giải gồm có trưởng ban hòa giải là giám đốc hoặc phó giám
đốc trung tâm giao dịch chứng khoán, đại diện phòng giám sát thị trường,
các phòng chức năng có liên quan và đại diện của các công ti chứng khoán
thành viên cùng một số thành viên khác theo đề nghị của trưởng ban hòa
giải.
Quá trình hòa giải gồm bốn bước cơ bản sau:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn đề nghị hòa giải. Bên yều cầu hòa giải gửi đơn
đề nghị hòa giải và các chứng từ tài liệu cần thiết đến trung tâm. Trong thời
hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, trung tâm phải gửi bản sao đơn
cho bị đơn.
- Bước 2: Chuẩn bị hòa giải. Trong thời hạn 15 ngày, bị đơn phải gửi
văn bản trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận việc hòa giải. Trường hợp
bị đơn chấp nhận hòa giải, giám đốc trung tâm kí quyết định thành lập ban
3
hòa giải. Ban hòa giải tiến hành triệu tập trực tiếp hoặc yêu cầu các bên giải
thích bằng văn bản, cung cấp chứng cứ và tài liệu khác, ra quyết định đình
chỉ hòa giải trong một số trường hợp nhất định, ấn định thời gian địa điểm
diễn ra phiên hòa giải, gửi giấy triệu tập hòa giải cho các bên trước ngày
hòa giải ít nhất 15 ngày.
- Bước 3: Tiến hành hòa giải dưới sự chủ trì của trưởng ban hòa giải.
- Bước 4: Hòa giải kết thúc bằng việc ban hòa giải lập biên bản hòa giải
thành hoặc biên bản hòa giải không thành tùy theo kết quả của phiên hòa
giải. Việc thực hiện kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tự
nguyện của các bên.
3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp
thông qua hoạt động của trọng tài viên (với tư cách là bên thứ ba độc lập)
nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc
đối với các bên. Trọng tài được sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh
chấp trên thị trường chứng khoán nói riêng và tranh chấp kinh doanh nói
chung bởi tranh chấp luôn được giải quyết tận gốc bằng phán quyết chung
thẩm, có tính bắt buộc chung trong khi thời gian và chi phí không cao, thủ
tục đơn giản, không cứng nhắc. Tuy nhiên, khi đã lựa chọn hình thức trọng
tài, các bên đương nhiên mất quyền khởi kiện vụ tranh chấp tại tòa án.
Theo quy định chung, trọng tài có thẩm quyền giải quyết một vụ tranh
chấp khi tranh chấp đó phát sinh trong hoạt động thương mại, tức là phát

sinh giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình thực hiện một hay
nhiều hành vi thương mại đồng thời trước hoặc sau khi phát sinh tranh
chấp, các bên có thỏa thuận trọng tài.
Giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán tại trọng tài thương
mại phải tuân theo trình tự thủ tục luật định. Do pháp luật chuyên ngành
không có quy định riêng nên theo quy định chung của pháp luật tố tụng
trọng tài, thời hiệu khởi kiện tranh chấp trên thị trường chứng khoán nói
riêng và tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nói chung là 2
năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp. Pháp luật cho phép các bên lựa chọn
một trong hai hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp, tại các trung tâm
trọng tài hoặc hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Trường hợp các bên
lựa chọn trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi trung tâm
trong đó chỉ rõ tên trọng tài viên đã chọn. Trung tâm trọng tài sẽ gửi bản
sao đơn kiện kèm theo danh sách trọng tài viên của trung tâm cho bị đơn.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được, bị đơn phải gửi cho trung
tâm trọng tài bản tự bảo vệ cùng tên trọng tài viên đã chọn. Hai trọng tài
viên được chọn thống nhất chọn trọng tài viên thứ ba là chủ tịch hội đồng
trọng tài. Chủ tịch trung tâm trọng tài có thể chỉ định trọng tài viên nếu hết
thời hạn mà bị đơn không chọn trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên không
thống nhất chọn được trọng tài viên thứ ba. Đối với trường hợp hội đồng
trọng tài do các bên thành lập, thay vì gửi đơn lên trung tâm trọng tài,
4
nguyên đơn phải gửi đơn đến bị đơn và quyền chỉ định trọng tài viên giúp
các bên thuộc về tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú. Tổng thời
gian tính từ thời điểm gửi đơn kiện đến khi hội đồng trọng tài được thành
lập không quá 59 ngày. Sau khi được chỉ định, các trọng tài viên phải
nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc nếu thấy cần thiết, có quyền gặp các
bên để nghe các bên trình bày ý kiến, yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ
liên quan hoặc tự mình thu nhập chứng cứ. Các trọng tài viên vẫn có thể bị
thay đổi trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp nếu có yếu tố ảnh hưởng

đến tính khách quan trong công việc phân xử của họ.
Thời gian mở phiên họp do chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định nếu
các bên không có thỏa thuận khác. Phiên họp không công khai, trong quá
trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyền làm đơn
yêu cầu tòa án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài thụ lý áp dụng một số biện
pháp khẩn cấp tạm thời khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại. Hội đồng trọng tài ra quyết định dựa
trên nguyên tắc đa số và quyết định này có tính cưỡng chế thi hành như bản
án do tòa tuyên.
4. Giải quyết tại tòa án.
Giải quyết tranh chấp tại tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp theo
đó một bên bằng đơn kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp và tòa án theo thủ tục luật định sẽ đưa ra phán quyết có giá trị bắt
buộc thi hành đối với các bên. Lựa chọn hình thức này, các bên phải tuân
thủ trình tự thủ tục pháp lý phức tạp, thời gian bị kéo dài, công sức và chi
phí cao. Do vậy, giải quyết tranh chấp bằng toàn án chủ yếu trong trường
hợp các bên không đồng ý hòa giải, hòa giải không thành hoặc không thể
áp dụng hình thức trọng tài.
- Về thẩm quyền: Thẩm quyền của tòa án về giải quyết các tranh chấp
phát sinh trong quan hệ dân sự được pháp luật phân định theo vụ việc, theo
cấp tòa án, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Theo vụ
việc, căn cứ vào điều 29 BLTTDS, có thể xác định các tranh chấp trên thị
trường chứng khoán thuộc thẩm quyền của tòa kinh tế và tòa dân sự.
Thẩm quyền theo cấp của tòa án để giải quyết tranh chấp trên thị
trường chứng khoán. Căn cứ quy định tại điều 33,34 BLTTDS, tòa án cấp
tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về mua bán chứng khoán giữa
các tổ chức, cá nhân có đăng kí kinh doanh và tranh chấp giữa công ti với
cổ đông hoặc giữa các cổ đông với nhau, không phụ thuộc vào dấu hiệu có
yếu tố nước ngoài trong tranh chấp. Các tranh chấp còn lại thuộc thẩm
quyền của tòa án cấp tỉnh nếu đương sự hay tài sản ở nước ngoài hoặc cần

ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Việc xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn
của nguyên đơn đối với các tranh chấp trên thị trường chứng khoán cũng
giống như mọi tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự
5

×