Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.01 KB, 20 trang )

Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
Môc lôc
Môc lôc 1
Ch ng 1 Phép bi n ch ng v m i liên h ph bi nươ ệ ứ ề ố ệ ổ ế 3
1.1 Sự ra đời của phép biện chứng 3
1.2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 4
Ch ng 2 M i liên h gi a t ng tr ng kinh t v b o vươ ố ệ ữ ă ưở ế à ả ệ
môi tr ng Vi t Namườ ở ệ 8
2.1 Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường 8
2.2 Môi trường đang bị huỷ hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 9
2.3 Hậu quả của ô nhiễm môi trường 15
2.4 Giải pháp giải quyết vấn đề 16
L i k tờ ế 18
T i li u tham kh oà ệ ả 19
Lời mở đầu
Chỳng ta ang sng trong mt mng li s sng rng ln. Ging nh mt
mng nhn, cng cú nhiu mi liờn h thỡ mng li cng bn vng. Chỳng
ta ó bit tt c nhng mi liờn kt trong s sng s khụng tn ti v phỏt
trin c nu khụng c h tr bi mụi trng. Vi tc phỏ hoi mụi
trng nh hin nay ca con ngi, mụi trng ca chỳng ta ang dn b
suy thoỏi, mi liờn kt ca cỏc mng li s sng ang dn b phỏ v. S
tng trng kinh t ngy cng nhanh, mt mt nú nõng cao i sng ca
ngi dõn nhng mt khỏc nú ang gõy mt sc ộp mnh m lờn mụi trng
t nhiờn. Cng nh cỏc nc ang phỏt trin khỏc, cú nhng kt qu v
kinh t trong giai on trc mt, chỳng ta phi tr giỏ l mt i ss bn
vng ca cỏc ngun ti nguyờn v lõu di. Mt thp k phỏt trin nhanh
chúng vit nam ó dn n s gia tng ụ nhim t, khụng khớ, nc v
quan trng hn l gia tng mc tiờu th, phõn hoỏ giu nghốo mng li
ang dn mt i sc mnh ca nú. Chớnh vỡ vy tụi quyt chn ti ny
nghiờn cu.
Nghiờn cu "Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng


phân tích mối liên hệ giữa tăng trởng kinh tế với bảo vệ môi trờng sinh
thái ở Việt Nam". Tụi mun gúp mt phn cụng sc nh bộ ca mỡnh vo
vic tỡm kim con ng phỏt trin ca vit nam trong nhng nm ti nhm
a vit nam tr thnh mt nc phỏt trin trong khu vc v trờn th gii.
Hon thnh tiu lun ny tụi ó gia tng c tri thc cng nh hiu bit v
cỏc vn cp thit ca Vit Nam.
2
Chương 1 Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1.1 Sự ra đời của phép biện chứng
Triết học ra đời từ thời cổ đại đánh dấu sự ra đời của phép biện chứng.
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển có phồn vinh có suy vong. Khởi
đầu là phép biện chứng tự phát cổ đại, thể hiện rõ nét trong thuyết “âm -
dương” của Trung Quốc, đăc biệt là trong nhiều học thuyết của Hi Lạp cổ
đại. Đến khoảng thế kỷ 17 nửa đầu thế kỷ 18, phương pháp siêu hình thống
trị trong tư duy triết học mà đại diện là Đêcactơ – ông được coi là linh hồn
của phương pháp siêu hình. Trong khoảng nửa sau thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19
đây là thời kỳ tổng kết các lịch sử triết học nhân loại và hình thành hệ thống
lớn đó là phương pháp biện chứng duy tâm mà đại diện là Hêgen ông được
coi là tiền đề của phương pháp biện chứng duy vật sau này. Ngày nay phép
biện chứng đã đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện chứng duy vât. Phép
biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù, những
nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực phù hợp với hiện
thực. Cho nên nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của
tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhờ vậy nó đã khắc phục được những hạn chế
vốn có của phép biện chứng tự phát cổ đại cho rằng thế giới là một chỉnh thể
thống nhất, giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm nhập vào
nhau, tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ phận cấu
thành thế giới ấy không ngừng vận động và phát triển. Tuy nhiên sự hạn chế
của phương pháp biện chứng này là tuy nó cho chúng ta thấy một bức tranh
về sự tác động qua lại, sự vận động và phát triển nhưng chưa làm rõ được

cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và phát
triển. Hơn nữa phép biện chứng duy vật còn sửa được sai lầm của phép biện
3
chứng duy tâm khách quan thời cổ đại mà đại biểu là Hêgen - đại diện lỗi lạc
của phép biện chứng. Hêgen cho rằng sự phát triển biện chứng của thế giới
bên ngoài chỉ là sự sao chép lại sự tự vận động của “ý niệm tuyệt đối ”mà
thôi. Phép biện chứng duy vật đã chứng minh rằng : những ý niệm trong đầu
óc của chúng ta chẳng qua là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách
quan, do đó bản thân biện chứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có
ý thức của sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực khách quan.Như
vậy phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật
vận động và sự phát triển chung nhất của thế giới. Vì vậy P.Ăngen đã định
nghĩa: “phép biện chứng…là môn khoa học về những quy luật phổ biến của
sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư
duy.”
1.2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
1.2.1 Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên
hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy. Vì vậy ở bất
kỳ cấp độ phát triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến vẫn được xem là một trong những nguyên lí có ý nghĩa khái
quát nhất. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật hiện tượng
và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ
qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.Trong đó liên hệ là sự tác động
qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền đề tồn tại cho nhau, là sự quy định lẫn
nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt, các yéu
tố, các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Ngoài ra những người theo quan điểm duy vật biện chứng còn khẳng định cơ
4
sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng chính là tính thống

nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm này, các sự vật, các hiện tượng
trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng
cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế
giới vật chất. Các mối liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với
nhau, trong toàn bộ vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian. Quan điểm
duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của
sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà nó còc nêu rõ
tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó. Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa
dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vật và hiện
tượng quy định. Có mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác
động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt
khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận
động và phát triển của sự vật. Có mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa
các sự vật, các hiện tượng khác nhau, nói chung nó không có nghĩa quyết
định, hơn nữa nó thường phải thông qua các mối liên hệ bên trong mà phát
huy. Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi khi còn
giữ vai trò quyết định. Ngoài ra còn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ
thứ yếu, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao
quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới. Có mối
liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại
được thực hiện thông qua một hay một số khâu trung gian. Có mối liên hệ
bản chất và mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và mối liên hệ
ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự sự vật khác nhau, có mối liên hệ
khác nhau của cùng một sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và
phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối
liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các
5
quá trình tương ứng. Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi
phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác
nhau có thể chuyển hoá cho nhau. Sự chuyển hoá đó có thể diễn ra hoặc do

thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét hoặc do kết quả vận động khách quan
của chính sự vật hiện tượng ấy.
1.2.2 Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến xét dưới góc độ thế giới quan thì nó
phản ánh tính thống nhất của vật chất và thế giới. Các sinh vật, hiện tượng
trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng
cũng chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất đó là thế giới
vật chất. Xét dưới góc độ nhận thức lí luận, nó là cơ sơ lí luận của quan điểm
toàn diện. Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận
thức các sự vật, hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có nhận thức
đúng về sự vật chúng ta cần xem xét nó: một là : trong mối liên hệ qua lại
giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật
đó, hai là : trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác,
kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Hơn thế nữa quan điểm toàn diện đòi hỏi để
nhận thức đúng sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với nhu
cầu thực tiễn của con người. Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải đi từ
tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút
ra bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.
Nhưng quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt
kê những quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng đó, nó đòi hỏi phải
làm nổi bật cái cơ bản nhất, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng
đó. Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn,
nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta
6
phải bằng hoạt động thực tiiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại
của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện
khác nhau để tac động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. Để tránh
những phưng pháp luận sai lầm trong việc xem xét sự vật, hoạt động cần
tránh chủ nghĩa chiết trung, thuật nguỵ biện. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn

tại trong không gian thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian thời
gian đó. Do đó chúng ta cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xet và giải
quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra.
7
Chương 2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở
Việt Nam
2.1 Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường
Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của các hệ sinh
thái ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội
loài người. Nó là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay
một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người. Còn tăng trưởng
kinh tế nhằm cải thiện và phát triển đời sống của con người. Vì vậy giữa môi
trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ.
Như chúng ta đã biết môi trường sống được sinh ra và tồn tại trong tự nhiên,
vì vậy có thể nói nó tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con
người. Tuy nhiên sự phát triển của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý
thức của con người, con người có thể tác động làm cho môi trường tốt lên
hoặc xấu đi. Tăng trưởng kinh tế lại được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn
toàn phụ thuộc vào con người nên nó tồn tại chủ quan. Môi trường chịu tác
động trực tiếp của con người, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người
từ đó ta có thể thấy môi trường cũng chịu tác động của tăng trưởng kinh tế
và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng được thông qua một thực thể đó là con
người. Môi trường là địa bàn để tăng trưởng kinh tế hoạt động vì tăng trưởng
kinh tế diễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm
phục vụ cho lợi ích của con người. Nhưng tài nguyên của môi trường không
phải là vô hạn. Nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không nghĩ đến việc cải tạo
môi trường thì một ngày nào đó tăng trưởng kinh tế phải dừng lại do môi
8
trường bị suy thoái. Lúc đó con người phải gánh chịu hậu quả do chính con

người gây ra. Một sản phẩm do con người tạo ra lại phá huỷ cái mà con
người chịu tác động trực tiếp vì con người không thể sống mà không chịu sự
tác động của môi trường. Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế gắn với việc
bảo vệ môi trường thì không những nó làm cho đời sống của con người ngày
càng được cải thiện mà nó còn làm cải thiện cả môi trường do kinh tế phát
triển nhà nước có ngân sách cho những dự án bảo vệ môi trường, nguồn tài
nguyên bị khai thác được thay thế dần bởi các nguồn tài nguyên tự tạo
2.2 Môi trường đang bị huỷ hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam
2.2.1 Trong công nghiệp
Thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, kể từ năm 1986
Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới. Công cuộc đổi mới này được tiến
hành trên toàn diện, trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như đổi
mới tư duy, hệ thống kinh tế, chính sách, thể chế quản lí hành chính… Trong
lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế chỉ huy, tập chung, quan
liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa. Trong gần hai thập kỷ qua thực hiện chủ trương và đường lối đổi mới
nền kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn. Chính sách đổi
mới đã mang lại những thay đổi, tạo ra một nền kinh tế năng động, một xã
hội văn minh, công bằng và dân chủ. Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) tăng
trung bình hơn 7%/năm. Đặc biệt trong công nghiệp, tăng trưởng công
nghiệp từ xuất phát điểm chỉ có 0,6% năm 1980 tăng lên đến 6,07% năm
1990 và giai đoạn 1991-2000 tăng lên trung bình 12,9%/năm, trong đó thời
9
kỳ 1991-1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 17%/năm. Tỷ trọng công
nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá, từ mức
22,7% GDP năm 1991 tăng lên 36,6% năm 2000. Sự phát triển của quá trình
công nghiệp hoá trong những năm qua một mặt là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân nhưng mặt khác nó đã ít

nhiều bộc lộ những mặt trái của nó mà nếu không có biện pháp bảo vệ cụ thể
thì trong tương lai không xa chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả
nghiêm trọng do chính chúng ta gây ra.
Theo ước tính hiện nay nước ta có khoảng trên 60.000 công ty và doanh
nghiệp tư nhân, hơn 4.500 hợp tác xã phi nông nghiệp và trên 2 triệu hộ kinh
doanh cá thể. Cùng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp và cơ sở
kinh doanh đó, hiện nay trên cả nước tổng lượng chất thải rắn ước tính
khoảng 49. 000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng
27.000tấn/ngày. Việc quản lý chặt chẽ chất thải rắn nguy hại đang gặp nhiều
khó khăn, không có đủ kho chứa đủ tiêu chuẩn để lưu giữ các chất thải độc
hại trước khi xử lí, không có nhà máy xử lí chất thải độc. Phần lớn chất thải
rắn nguy hại này thuần tuý chỉ được chôn chung lẫn lộn với rác thải sinh
hoạt hay thậm chí đổ ngay tại nhà máy gây mối nguy hại rất lớn đối với môi
trường sống.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các cơ sở doanh nghiệp
thường thải ra một lượng nươc thải khá lớn. Đặc biệt là khoảng hơn 90% cơ
sở sản xuất cũ chưa có thiết bị xử lí nước thải. Phần lớn các nhà máy xí
nghiệp nếu có tiíen hành xử lí thì chỉ xử lí sơ bộ rồi thải thẳng ra nghuồn
nước mặt, gây ô nhiễm trầm trọng đối với nhiều dòng sông. Trong nhiều
trường hợp, nuớc thải ứ đọng lâu ngày còn gây ô nhiễm không khí, mất mỹ
quan, lan truyền bệnh dịch và nhiều tác động tiêu cưc khác. Nước thải công
10
nghiệp chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm cho môi trường
đô thị
Khí thải của các cơ sở doanh nghiệp sản xuất cũng là vấn đề cần bàn tới. Ô
nhiễm môi trường không khí chủ yếu do các ngành nhiệt điện, công ngiệp
hoá chất gây nên. Ví dụ nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nồng độ bụi trung bình
tại các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 6 lần. Tại nhà máy
nhiệt điện Uông Bí, nồng độ bụi đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7 mg/m
3

, gấp 13
đến 16 lần trị số cho phép. Nồng độ các chất khí độc hại khác như CO
2,
NO
2,
SO
2
… trong không khí xung quanh nhiều nhà máy và khu công nghiệp đều
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Điều này đã gây tác động xấu
đối với mùa màng và sức khoẻ của nhân dân của cả một vùng rộng lớn xung
quanh các khu vực nhà máy. Tuy trong thời gian qua, phần lớn các nhà máy
đã trang bị thiết bị xử lí bụi nhưng số lượng các nhà máy có thiết bị xử lí khí
độc hại cón rất ít mà chủ yếu được thải thẳng ra ngoài không khí, ảnh hưởng
trực tiếp đến sưc khoẻ con người.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng phát triển thì nhu cầu khai
thác các thành phần môi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động
sản xuất ngày càng tăng. Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa phát
triển và môi trường đồng thời cũng là một vấn đề nan giải. Việc khai thác
quá mức nguồn tài nguyên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hao kiệt về tài
nguyên, mất cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng môi trường. Nạn
khai thác gỗ trái phép gây ra sự suy nghiêm trọng độ che phủ của rừng. Nếu
như năm 1945 độ che phủ nước ta đạt 43% thì tính đến tháng 12 năm 2000
độ che phủ rừng chỉ còn 29, 8% và đang ngày càng bị thu hẹp
Còn nhiều nhiều vấn đề ô nhiễm do công nghiệp gây ra như việc nhập
khẩu các thiết bị lạc hậu từ nước ngoài, hay tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất…
11
mà trong phạm vi bài tiểu luận triết học của mình tôi không thể trình bày hết
được, trên đây là những vấn đề mà theo tôi là cấp thiết và cần có hướng giải
quyết kịp thời.
2.2.2 Trong nông nghiệp

Nước ta là một nước có nền kinh tế xuất phát điểm là nông nghiệp và cho
đến nay, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên,
nông sản và hàng sơ chế. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và hàng hoá
nông lâm, thuỷ hải sản chiếm tới 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình này hứa hẹn
nhiều cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn
của thị trường quốc tế.Tuy nhiên đi đôi với sự gia tăng này của các hoạt
động sản xuất là khả năng gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ngày càng
lớn. Sự gia tăng xuất khẩu các mặt hàng từ nguồn tài nguyên không tái tạo
được và việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhằm
phục vụ xuất khẩu có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta trong
tương lai. Mặt khác, các ngành nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi cũng có
nhiều cơ hội để thâm canh, gia tăng sản lượng dẫn đến việc phá huỷ tái
nguyên thiên nhiên do khai thác, trồng trọt và chăn nuôi không hợp lí. Để
tăng sản lượng các loại rau, củ, quả… người nông dân thường phun các loại
chất kích thích, phân bón, thuốc trừ sâu… Trình độ nhận thức và chuyên
môn của người dân còn thấp, thêm vào đó đội ngũ cán bộ nông nghiệp còn
chưa nhiều vì vậy người nông dân chưa ý thức được hành động của họ sẽ
dẫn đến hậu quả gì. Việc sử dụng các loại hoá chất và sau đó vứt ngay các
loại vỏ, bao đựng trên ruộng trước tiên gây ô nhiễm nguồn nước sau là gây
nguy hiểm cho những người sử dụng các loại rau, củ, quả đó. Thực tế là
trong năm 2002, ở miền Bắc, giá nhãn và vải đã mất giá nghiêm trọng do
12
Trung Quốc không nhập khẩu vì hàng chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng… Sử dụng hoá chất không được phép trước tiên là gây ô nhiễm nguồn
nước, không tiêu thụ được hàng hoá, sau cùng là gây ra thoái hoá đất- một
sự mất mát lớn. Môi trường nông thôn cũng đang kêu cứu.
2.2.3 Trong du lịch biển
Trước tình hình tăng trưởng kinh tế, các phương tiện thông tin, giao thông
vận tải ngày càng dễ dàng và thuận tiện. Đây là điều kiện để hoạt động du

lịch phát triển trở nên nhanh chóng. Ngành du lịch nước ta hãy còn rấy nhỏ
bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên trong 10 năm
qua, cùng với quá trình đổi mới và chuẩn bị hội nhập nền kinh tế thế giới du
lịch nước ta cũng đã có những bước phát triển ban đầu. Năm 2001 toàn
ngành đón 2,33 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 9%so với năm 2000, vượt
kế hoạch 6% so với năm 2000. Du lịch phát triển tạo nhiều công ăn việc làm
cho dân cư và thu được một lượng ngoại tệ lớn cho ngân sách quốc gia. Tuy
nhiên cũng như sự phát triển trong công nghiệp và nông nghiệp, hoạt động
du lịch cũng đang tác động đến môi trường về nhiều mặt.
Do nhu cầu phát triển du lịch, nhiều diện tích đất đai bị khai phá để xây
dựng cơ sở hạ tầng như làm đường giao thông khách sạn, các công trình thể
thao, các khu vui chơi giải trí. Điều đó gây phá hoại hoặc tổn thất tới cảnh
quan thiên nhiên, các hệ sinh thái.
Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nước, đặc biệt là
các chất thải, các chất gây ô nhiễm do các khách sạn, nhà hàng, các hoạt
động vận tải thuỷ và khách du lịch tạo nên. Hiện nay ở nước ta, tình trạng
rác thải bừa bãi tại các điểm du lịch, vui chơi giải trí còn phổ biến, điều đó
13
không những ảnh hưởng tới vệ sinh công cộng và môi trường mà còn gây
cảm giác khó chịu cho du khách.
Khi hoạt động du lịch nhộn nhịp lên thì đó cũng là điều đe doạ tới chất
lượng không khí. Trước hết là ô nhiễm không khí do giao thông vận tải. Du
khách có thể đi bằng đường bộ hoặc máy bay. Tuy nhiên không giống như ô
tô, xe máy… ô nhiễm do máy bay ít được nhận thấy trực tiếp. Thế nhưng
đây lại là phương tiện gây ô nhiễm trực tiếp lên tầng ôzôn.
Sự phát triển du lịch còn tạo nên mối đe doạ tới các hệ sinh thái như phá
những khu rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mất hoặc chia cắt
nơi cư trú của các loài sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, biển
để sản xuất các sản phẩm phục vụ khách du lịch như tiêu bản các loại thú
rừng, hoa lan rừng, tắc kè, đồi mồi, san hô… tại nhiều điểm du lịch của nước

ta.Ngoài ra việc khai thác hải sản biển cũng đang ở mức báo động. Đánh cá
ven bờ giảm một cách đáng kể và số thuyền đánh cá đã tăng lên một cách
nhanh chóng do có sự khuyến khích của chính phủ. Việc khai thác dầu
không hợp lí cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm biển.
2.2.4 Gia tăng mức tiêu thụ
Việt Nam là một nước đang phát triển về kinh tế, kinh tế phát triển kéo
theo thu nhập cũng tăng lên. Đời sống người dân càng được nâng cao thì nhu
cầu về các phương tiện trong cuộc sống cũng đòi hỏi cao hơn, nhu cầu của
con người bây giờ không còn là ăn no, mặc ấm nữa mà đã tiến đến một bước
cao hơn dó là nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp. Với mức dân số như hiện nay là 80
triệu người và ước tính đến năm 2042 sẽ có khoảng 155 triệu người, tất cả
sống trong một đất nước có diện tích chỉ bằng ½ nước Pháp. Vấn đề sẽ trở
nên khó khăn hơn với 55% dân số dưới 25 tuổi, tức là sẽ có một sự bùng nổ
14
về dân số khi những người trẻ tuổi này bước vào tuổi sinh nở. Dân số đông,
kinh tế phát triển, nhu cầu đi lại cũng tăng, hàng ngày lượng khí thải từ các
phương tiện giao thông như ô tô, xe máy… đang góp một phần không nhỏ
vào ô nhiễm không khí. Dân số đông, nguời ta lấp ao hồ để lấy đất ở. Rừng
ngày càng bị thu hẹp do nhu cầu khai thác gỗ mạnh để sản xuất ra đồ dùng
phục vụ cho con người. Các loại động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
trước tình trạng săn bắt tràn lan để làm vật chưng bày hoặc làm thịt cho các
thực khách… Hệ sinh thái đang mất đi sự cân bằng trước sự phá hoại như vũ
bão của con người.
2.3 Hậu quả của ô nhiễm môi trường
“Nếu chúng ta bắn vào thiên nhiên một phát đạn, thì thiên nhiên sẽ bắn trả
lại ta bằng đại bác ”. Thực tế cho thấy, đi kèm với quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, chúng ta đang phải gánh chịu những hậu quả do chính
chúng ta gây ra. Trong vòng 7 năm trở lại đây, các thảm hoạ tự nhiên như
bão xoáy, lụt lội, hạn hán…ngày càng tăng nhanh cả về tần suất lẫn cường
độ như hạn hán ở miền Trung, bão lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, cháy

rừng ở U Minh… đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, thâm hụt vào ngân
sách quốc gia hàng trăm tỷ đồng - một con số không nhỏ đối với một quốc
gia còn nghèo như Việt Nam. Ngoài ra, đi đôi với sự suy giảm môi trường,
các bệnh về thời tiết cũng gia tăng, thiệt hại người do các bệnh về đường
nước tăng như sốt rét, tiêu chảy Các bệnh liên quan đến đường ruột bệnh
giun, bệnh sán máng, giun trong máu… các bệnh về hô hấp như viêm phổi,
ung thư phổi… Cuộc sống của con người đang bị đe doạ
15
2.4 Giải pháp giải quyết vấn đề
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang tăng cường quan
hệ thương mại song phương với các nước trên thế giới và tiến hành thủ tục
đàm phán để gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới(WTO), tham gia tích
cực vào các định chế kinh tế khu vực như ASEAN, APEC, ASEM… và đặc
biệt là hiệp định thương mại Việt -Mỹ. Để hàng Việt Nam có chỗ đứng và
khả năng cạnh tranh với các nước khác chúng ta cần:
• Tăng cường kiểm tra, giám sát sự tuân thủ về pháp luật của các cơ sở
công nghiệp
• Khuyến khích sử dụng công nghệ và dây chuyền sản xuất tiết kiệm
năng lượng, nguyên liệu, phát triển nguồn năng lượng sạch, ít khí thải.
• Bắt buộc các nhà máy mối đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, xây
dựng và vận hành hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
• Lập quy hoạch môi trường song song với việc quy hoạch và phát triển
công nghiệp.
• Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống tiêu thoát nước, xử lí nước thải công
nghiệp trước khi thải ra môi trường.
• Tổ chức và quản lý kịp thời đúng quy cách các loại chất thải rắn công
nghiệp, chất thải y tế và các loại chất thải khác.
• Thực hiện chủ chương xanh hoá đô thị và khu công nghiệp, xây dựng
hành lang xanh và vùng chuyển tiếp giữa khu công nghiệp và khu dân
cư.

16
• Tăng cường vai trò của nhà nước trong khâu thẩm định, kiểm tra các
mặt hàng nhập khẩu vào nước ta như máy móc, thiết bị vật tư, nguyên
vật liệu, các giống mới…
• Cần bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí, đảm bảo
sự phát triển bền vững.
• Các sản phẩm về nông nghiệp cần hạn chế các loại thuốc gây hại cho
người sử dụng cũng như cho đất trồng.
• Có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm có nhãn sinh thái
Ngoài ra để đảm bảo sự phát triển bền vững nhà nước củachúng ta cần:
• Có chính sách ưu đãi đối với những hộ nhận khoán rừng
• Có hình phạt nặng hơn nữa đối với những kẻ chặt phá rừng trái phép
• Thành lập các khu bảo tồn động, thực vật
• Khai thác gỗ hợp lí
• Cán bộ kiểm lâm có chức vụ và quyền hạn cao hơn nữa để công tác
kiểm lâm được chặt chẽ hơn, ngoài ra cán bộ kiểm lâm cần có những
chính sách ưu đãi hơn
• Khai thác dầu hợp lí
• Bảo vệ nguồn sinh vật biển, đặc biệt là những loại quý hiếm
• Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường
17
Lời kết
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải đi từ mục
tiêu cơ bản nhất của mọi sự phát triển xã hội đó là phát triển để cải thiện
nâng cao chất lượng cuộc sống và vì sự sống trường tồn bền vững. Đây là
vấn đề quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
hiện nay cũng như về lâu dài. Tất cả các bài học kinh nghiệm đã rút ra trong
quá trình quy hoạch phát triển trước đây cần phải được vận dụng triệt để cho
quá trình phát triển của tương lai sao cho tránh được những hậu quả có thể

xảy ra và đảm bảo hiệu quả cao nhất cho quá trình phát triển kinh tế. Chúng
ta bảo vệ môi trường không phải nhằm mục đích hạn chế quá trình phát triển
kinh tế mà nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả kinh tế cao hơn cho quá trình
phát triển tất yếu này, đồng thời nhằm bảo vệ chất lượng cuộc sống của mỗi
con người chúng ta. Do đó, bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế có sự
thống nhất.Có phát triển mới có kinh phí đầy đủ dành cho việc bảo vệ môi
trường và có bảo vệ môi trường mới đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn
định.

18
Tài liệu tham khảo
G.s Lê Quý An, Du lịch và môi
trường, Tạp chí Du lịch, số 12,
1999.
Nguyễn Anh, Hội thảo khoa học
về môi trường chuyên ngành mỏ,
luyện kim, hoá chất, Tạp chí Công
nghiệp, số 19, 1999.
Craig Leisher, Môi trường Việt
Nam những điều cần làm, Tạp chí
Bảo vệ môi trường, số 7, 2001.
Lê Minh Đức, Bảo vệ môi trường
và vấn đề phát triển bền vững ở
Việt Nam, Con số và sự kiện, số
12, 1999.
Th.s Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Đặng
Thị Thu Hoài, Hội nhập kinh tế
thế giới với bảo vệ môi trường ở
Việt Nam, Tạp chí Chuyên đề môi
trường kinh tế, 2001.

T.s Nguyễn Đắc Huy, Đinh Đức
Tường, Nguyễn Mỹ Hoàng, Một
vài suy nghĩ về quản lý môi trường
trong nền kinh tế chuyển đổi ở
Việt Nam, Tạp chí Chuyên đề Môi
trường kinh tế, 2001.
T.s Trần Thanh Lâm, Một tiếp cận
mới trong quản lý thương mại và
bảo vệ môi trường ở Việt Nam,
Tạp chí Xây dưng, số 3, 2002.
Nhiều tác giả, Bảo vệ môi trường
trên quan điểm phát triển bền
vững, Tạp chí Bảo vệ môi trường,
số 6, 2002.
Nhiều tác giả, Định hướng nhà
nước và hiện trạng môi trường ở
Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp, số
18, 2000.
Nhiều tác giả, Môi trường, quá
khứ, hiện tại, tương lai, Tạp chí
Khoa học công nghệ và môi
trường, số 7, 2002.
T.s Danh Sơn, Các lợi ích về bảo
vệ môi trường ở nước ta, Tạp chi
Bảo vệ môi trường, số 2 năm
2001.
Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh
Hùng, Một vài giải pháp môi
trường cho các cơ sở sản xuất vừa
và nhỏ, Tạp chí Bảo vệ môi

trường, số 7, 2001.
19
20

×