Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề bức xúc của thời đại, mọi
quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù muốn hay không cũng đều bị
cuốn hút hoặc chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận biết được xu thế đó của thời đại Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
phương hướng chủ động tham gia hội nhập vào kinh tế quốc tế và đang chuẩn
bị gia nhập vào tổ chức thương mại WTO. Tuy nhiên bên cạnh đó Đảng và
Nhà nước ta cũng nhận rõ được mặt tích cực và mặt tiêu cực của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế và đưa ra biện pháp khắc phục mặt tiêu cực đó là phải kết
hợp giữa hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Trước vấn đề cập nhật của thời đại và nhận biết được phương hướng xây
dựng đổi mới của đất nước ta em quyết định chọn đề tài: "Phép biện chứng về
mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế" để tìm hiểu sự vận dụng
sáng tạo của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước là
hoàn toàn đúng đắn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh, người đã giúp
đỡ em hoàn thành bài tiểu luận đầu tay này.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
Trong những năm gần đây khi khoa học kỹ thuật nhân loại ngày càng
phát triển đã thúc đẩy nền kinh tế của một số nước phát triển như vũ bão.
Nhưng để đạt được sự phát triển đồng đều và kinh tế giữa các nước trên thế
giới thì không còn con đường nào khác là con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế không thể tránh khỏi trên thế giới. Nó là
nền tảng cho các nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hợp tác thông qua đối
thoại đồng thời cải thiện quan hệ chính trị giữa các quốc gia, thúc đẩy các nước
trên thế giới cùng nhau phát triển và mục đích cao hơn nữa đó là đem lại cuộc
sống đầy đủ, đoàn kết hoà bình cho tất cả nhân loại.
Chính vì những lợi ích to lớn đó mà hội nhập kinh tế quốc tế đang trở
thành vấn đề cấp bách đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Với sự mở màn của
liên minh Châu Âu (EU) thông qua một thị trường chung một đồng tiền chung
và việc kết nạp thêm các nước thành viên mới. Ở Đông Nam Á, tiến trình này
cũng đang diễn ra rất sôi động và đã thu hút được những kết quả khả quan. Mà
đỉnh cao của quá trình hội nhạp kinh tế được thể hiện ở sự ra đời của tổ chức
thương mại thế giới WTO, đây là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới được
thành lập ngày 1.1.1985, ban đầu có 130 nước thành viên, đến nay tổng số
thành viên WTO đã lên 148 trong đó có 2/3 là các nước đang và kém phát
triển.Ngoài các thành viên chính thức, hiện nay còn 25 nước đang trong quá
trình hội nhập trong đó có Việt Nam. Thông qua tổ chức WTO các nước có thể
tự do trao đổi mua bán trên cơ sở cả hai bên cùng có lợi đồng thời giúp đỡ lẫn
nhau cùng phát triển, tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật của thế
giới.
Tuy nhiên vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay đối với mỗi quốc gia trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế được lập tự chủ. Bởi
vì hội nhập kinh tế quốc tế vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tác vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa
có những thách thức đối với các quốc gia nhất là đối với quốc gia đang ở giai
đoạn phát triển như nước ta. Do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự tuỳ
thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng gia tăng nên các nước trên thế giới đều rất
coi trọng đến khả năng độc lập tự chủ về kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích chính
đáng của quốc gia, dân tộc mình trong cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt và để
xác lập một vị thế chính trị nhất định trên trường quốc tế.
Đối với đất nước ta là đất nước xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần
theo định hướng XHCN và đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc
tế nên Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mối quan hệ giữa xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế để Việt Nam có thể vững
bước hoà nhập vào nền kinh tế của thế giới mà như Đại hội IX khẳng
định:"Nước ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát
huy tối đa mọi lực nâng cao hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và xây
dựng định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc giữ vững an ninh quốc gia, giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường"
(Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc
gia Hà Nội, sản xuất 2001, tr: 119 - 200)
Như vậy xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
có mối quan hệ biện chứng với nhau. Dựa vào nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến chúng ta sẽ phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
với hội nhập kinh tế quốc tế.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
1.1. Nội dung của nguyên lý
Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều nằm trong mối liên hệ phổ biến
không có sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách biệt lập mà chúng tác động lẫn
nhau, rằng buộc quy định và chuyển hoá lẫn nhau, các mối liên hệ quy định
trong mỗi tổng thê của nó quy định sự biến đổi của sự vật, khi các mối liên hệ
thay đổi tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi sự vật .
Quan điểm biện chứng duy vật còn khẳng định tính khách quan và đa
dạng hoá của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ là khách
quan, là thống nhất vật chất của thế giới. Tính đa dạng của mối liên hệ trực tiếp
và gián tiếp; có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao
quát một số lĩnh vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt của thế giới đó, có mối liên
hệ bản chất và không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên…. các loại
liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự
vật về mối liên hệ cũng đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân
loại của các mối liên hệ.
1.2. Ý nghĩa của nguyên lý
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, đòi hỏi trong quá
trình nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn chúng ta cần thực hiện nguyên tắc
toàn diện và lịch sử cụ thể.
Theo nguyên tắc về quan điểm toàn diện thì trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn con người cần xem xét sự vật trong tính toàn vẹn của nhiều mối liên
hệ nhiều mặt, nhiều yếu tố vốn có của nó kể cả các quá trình, các giai đoạn phát
triển của sự vật, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, có như vậy mới nắm
bắt được thực chất của sự vật khi tuân thủ nguyên tắc con người sẽ tránh được
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sai lầm cực đoan, phiến diện một chiều, không đồng nhất và san bằng các mối
liên hệ, các mặt của sự vật phải phản ánh đúng vai trò của từng mối liên hệ phải
rút ra được mối liên hệ bản chất chủ yếu của sự vật. Khi tuân thủ nguyên tắc
này con người sẽ tránh được mối quan hệ thứ yếu và chiết trung.
Theo quan điểm lịch sử cụ thể thì khi nghiên cứu xem xét sự vật phải đặt
nó trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể trong không gian và thời gian xác định mà
nó đang tồn tại phát triển, đồng thời phải phân tích vạch ra ảnh hưởng của điều
kiện hoàn cảnh đối với sự tồn tại của sự vật, với tính chất của sự vật và với xu
hướng vận động phát triển của nó. Khi vận dụng một lý luận nào đó vào trong
thực tiễn cần tính đến điều kiện cụ thể của nơi vận dụng, tránh bệnh giáo điều
dập khuân máy móc.
2. Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến để phân tích mối quan hệ giữa
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế .
2.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình "mở cửa" nền kinh tế, đưa các
doanh nghiệp trong nước tham gia tích cực vào cạnh tranh quốc tế, sự tham gia
vào phân công lao động quốc tế sẽ tạo điều kiện mở rộng không gian và môi
trường để chiếm lĩnh những vị trí phù hợp nhất có thể được trong quan hệ kinh
tế quốc tế. Đó cũng là quá trình chúng ta tham gia vào các tổ chức kinh tế, tài
chính khu vực và thế giới, qua đó mà thiết lập mối quan hệ kinh tế, thương mại,
đầu tư, khoa học và công nghệ với các nước trên thế giới. (Tạp chí nghiên cứu -
trao đổi - Vương Thị Bích Thuỷ)
2.2. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của đất nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường duy nhất để đưa một quốc gia
không ngừng phát triển nền kinh tế và nâng cao trìn độ khoa học kỹ thuật của
nứoc mình.
Theo quan điểm biện chứng về mối quan liên hệ phổ biến của các nhà
triết học đã khẳng định ở trên :"Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều nằm
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trong mối liên hệ phổ biến không có sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách biệt
lập mà chúng tác động lẫn nhau, rằng buộc quy định và chuyển hoá lẫn nhau".
Khi áp dụng quan điểm này vào thực tế là hoàn toàn đúng khi một quốc gia tự
mình tách ra khỏi mối quan hệ với các quốc gia khác thì nó không thể tồn tại và
phát triển được. Bởi vì trước hết một quốc gia không thể tự mình cung cấp
những nhu cầu cho quốc gia mình, do mỗi quốc gia trên thế giới đều có một thế
mạnh riêng như Nhật Bảnh mặc dù là một quốc gia phát triển mạnh về khoa
học kỹ thuật nhưng lại là một nước nghèo tài nguyên khoáng sản, thị trường
tiêu thụ hàng hoá trong nước nhỏ bé. Nếu như Nhật Bản không hội nhập kinh tế
giao lưu với các quốc gia khác về trao đổi hàng hoá và mua nguyên vật liệu thì
Nhật Bản sẽ không thể tồn tại và phát triển như ngày nay. Và cả Mỹ mặc dù là
một quốc gia phát triển bậc nhất thế giới hiện nay, là trung tâm khoa học kỹ
thuật của thế giới nhưng để có sự phát triển như vậy là do Mỹ có chính sách
đúng đắn mở cửa hội nhập kinh tế và thu hút nhân tài khắp thế giới cũng như
mua được những nguyên vật liệu với giá rẻ và có thị trường rộng lớn trên toàn
thế giới. Đó là những quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới phát
triển được nền kinh tế như ngày nay là do sự phối hợp kinh tế quốc tế. Còn các
quốc gia đang phát triển và chậm phát triển thì sao? Ta có thể khẳng định rằng
dù quốc gia giàu hay nghèo cũng phải tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế.
Sở dĩ như vậy bởi vì các quốc gia nghèo có nền kinh tế kém phát triển là do
trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, trình độ hiểu biết thấp. Nên các nước này
càng cần tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế để tiếp thu thêm được những
thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước phát triển, các nước đi trước, đồng
thời trao đổi mua bán với các nước phát triển như xuất khảu nhân công dư thừa,
xuất khẩu nguyên nhân vật liệu và mua các thiết bị kỹ thuật máy móc hiện đại
nhằm nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong nước, phát triển công nghiệp
góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Cần phải khẳng định rằng trước xu thế toàn cầu hoá không một quốc gia
nào có thể đứng tách ra khỏi cộng đồng quốc tế. Sự xã hội hoá mạnh mẽ của
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lực lượng sản xuất, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ
hiện đại đã làm nảy sinh yêu cầu hợp tác đa dạng nhiều chiều, ổn định và bền
vững trên phạm vi toàn cầu. Mỗi nước trở thành một bộ phận hữu của thế giới,
nền kinh tế của mỗi dân tộc được đặt trong sự phụ thuộc vào mối quan hệ qua
lại với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta có cơ hội tích luỹ được những tiền đề,
những điều kiện cho một trình độ phát triển mới. Trước hết chúng ta có cơ hội
thu hút vốn, khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế
từ bên ngoài và mở rộng thị trường để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Với một nền kinh
tế yếu kém, nếu không tranh thủ được những cơ hội do toàn cầu hoá mang lại
dù là toàn cầu hoá đang do CNTB chi phối thì chúng ta không thể xây dựng
CNXH được. Chỉ riêng vấn đề "học hỏi" CNTB đã là một đề tài khách quan,
một yêu cầu bắt buộc đối với việc xây dựng CNXH ở các nước chậm phát triển.
Như Lênin đã nói:"Chúng ta không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào
khác hơn là CNXH dựa trên cơ sở những bài học mà nền văn minh lớn của
CNTB đã thu được"
(Theo tạp chí nghiên cứu - trao đổi, bài viết "bản chất của toàn cầu hoá
và khả năng hội nhập của Việt Nam" ThS Vương Thị Bích Thuỷ)
2.3. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đang là vấn đề
nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Thế giới đang chứng kiến sự phát triển
như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
và sinh học. Làm tăng nhanh lực lượng sản xuất và tạo ra sự thay đổi sâu sắc cơ
cấu sản xuất, phân phối, tiêu dùng thúc đẩy quá trình quốc tê hoá, xã hội hoá
nền kinh tế, cũng như quá trình tham gia của mỗi quốc gia vào phân công lao
động và hợp tác quốc tế. Đây chính là đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thế giới
hiện nay các định chế và tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế đã
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được hình thành để phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập hành
lang pháp luật chung và để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các
vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện một
cách đơn lẻ. Đặc điểm cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới hiện
nay thể hiện qua một số xu hướng chính như sau:
- Xu hướng tăng cường hợp tác đa phương.
- Xu hướng tự do hoá và khu vực hoá
- Thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong thương mại thế giới.
- Sự tăng cường chính sách bảo hộ với các rào cản thương mại hiện đại
(trích bài viết của Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự đăng trên tạp chí
Thương mại số ra tháng 3/2004).
2.4. Khái niệm về nền kinh tế độc lập tự chủ
Một nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá có thể được
hiểu là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình
hình quốc tế và trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì các
hành động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực cho các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó là nền kinh tế phải có cơ cấu kinh tế hợp
lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết, có tốc độ phát triển bền vững và
năng lực cạnh tranh cao, cơ cấu xuất nhập khẩu cơ bản cân đối, cơ cấu mặt
hàng đa dạng, phong phú với tỷ lệ các mặt hàng công nghệ và có giá trị gia tăng
lớn chiếm ưu thế, cơ cấu thị trường quốc tế; đối tác cũng đa dạng và tránh chỉ
tập trung quá nhiều vào một vài mục tiêu; đảm bảo nền tài chính lành mạnh,
đặc biệt giữ cân bằng cần thiết trong cán cân thanh toán và có nguồn dự trữ
quốc gia mạnh.
(Nguồn: báo đầu tư chứng khoán).
Như vậy nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ
thuộc vào các nước khác, người khác hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về đường
lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài
8