Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.23 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta đối
với người lao động. Trong quá trình thực hiện, chế độ BHXH không ngừng
được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển nhằm đảm bảo
quyền lợi đối với người lao động .
Trong các chế độ của hệ thống BHXH có chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Mục đích của chế độ này là trợ giúp về mặt tài chính cho người thất nghiệp để
họ ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất định, từ
đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động để họ có những cơ
hội mới về việc làm.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên những mặt trái của nền kinh tế thị trường
đã bộc lộ khá rõ, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp. Nhà nước ta đã giải quyết
vấn đề này bằng nhiều biện pháp như chính sách dân số, kinh tế, … Việc ra
đời bảo hiểm thất nghiệp chính là một phần trong chính sách trợ giúp cho
người lao động khi bị thất nghiệp.
1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẤT NGHIỆP
1.1. Khái niệm về thất nghiệp
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại
một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm
được việc làm ở mức lương thịnh hành”.
Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam: “Thất nghiệp là những người trong
độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có
việc làm”.
1.2. Phân loại thất nghiệp
Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời là tình trạng không có việc làm ngắn hạn do
không có đầy đủ thông tin về cung - cầu lao động, hoặc chờ đợi vào những
điều kiện lao động và thu nhập không thực tế hoặc liên quan đến sự di chuyển
của người lao động giữa các doanh nghiệp, giữa các vùng và lĩnh vực kinh tế.


- Thất nghiệp cơ cấu là tình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài
hạn do không phù hợp về qui mô và cơ cấu cũng như trình độ của cung lao
động theo vùng đối với cầu lao động (số chỗ làm việc). Sự không phù hợp có
thể là do thay đổi cơ cấu việc làm yêu cầu hoặc do biến đổi từ phía cung của
lực lượng lao động.
- Thất nghiệp nhu cầu là trình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc
dài hạn do giảm tổng cầu về lao động và làm nền kinh tế đình đốn hoặc suy
thoái, dẫn đến giảm hoặc không tăng số việc làm.
1.3. Tác động của thất nghiệp
1.3.1. Đối với người lao động
- Không có việc làm đồng nghĩa với việc người lao động tiêu tốn thời
gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng
như các hàng hóa tiêu dùng.
- Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với
gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe.
2
- Họ bị người sử dụng lao động sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây
sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi
trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng
tiến, v.v )  công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn.
- Trong một số trường hợp cá nhân buộc phải làm những công việc
không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng
làm việc dưới khả năng.
1.3.2. Đối với xã hội
- Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định, hiện tượng bãi
công, biểu tình đòi quyền làm việc tăng lên, hiện tượng tiêu cực xã hội cũng
phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…. Sự ủng hộ
của người lao động đối với nhà cầm quyền bị suy giảm  có thể gây ra xáo
trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.
- Nếu xét trên tổng thể nền kinh tế quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp cao đồng

nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người
không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ.
- Thất nghiệp giảm tính hiệu quả của sản xuất. Hơn nữa, tình trạng thất
nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó
mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với
áp lực giảm lạm phát.
II. THỰC TRẠNG TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thất nghiệp năm 2008:
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút; tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa
ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu
có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người,
3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn.
Bảng 1 : Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao
động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng
(Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam)
Vùng Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%)
3
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10
Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23

Trung du và miền núi
phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56
Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34
Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65
Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69
Đồng bằng sông Cửu
Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11
2.2. Thực trạng tình hình thất nghiệp ở việt nam từ năm 2009 đến
nay
2.2.1 Tình hình thất nghiệp năm 2009
Năm 2009 là năm đầu tiên Chính phủ thực hiện chính sách đóng
bảo hiểm thất nghiệp, nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động bị
mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động, đồng thời tạo điều kiện để
họ có cơ hội tìm được việc làm trong thời gian sớm nhất. Tất cả những điều
này đã tạo điều kiện cho thị trường lao động Việt Nam thật sự “vươn mình”
phục hồi trở lại, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các tháng
cuối năm tăng cao, theo đó tỷ lệ lao động mất việc cũng giảm đi nhiều.
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế, đến cuối năm 2009, cả nước có 133.262 lao
động bị mất việc làm và khoảng 100.000 người phải giảm giờ làm, nghỉ luân
phiên.
Bảng 2 : tỷ trọng lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên theo giới tính ,vùng
và thành phố lớn
4
( nguồn : Điều tra lao động và việc làm 1/9/2009,tổng cục thống kê)
2.2.2. Thất nghiệp năm 2010
Ngày 31-12, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) cho biết: Tỷ lệ
thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó khu vực
thành thị là 4,43%, khu vực nông thôn là 2,27%.

So sánh với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%,
III. CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
3.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho
những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định.
3.2. Lược sử hình thành BHTN
BTHN xuất hiện lần đầu ở châu Âu, trong một nghề khá phổ biến và
phát triển: nghề sản xuất các mặt hàng thủy tinh ở Thụy Sĩ. Nghề này rất cần
thợ lành nghề và được tổ chức trong một phạm vi nhỏ hẹp khoảng 20 – 30
công nhân. Để giữ được những công nhân có tay nghề gắn bó với mình, năm
1893 các chủ doanh nghiệp ở Thụy Sĩ đã lập ra các quỹ doanh nghiệp để chu
cấp cho những người thợ phải nghỉ việc vì lý do thời vụ sản xuất. Sau đó,
nhiều nghiệp đoàn ở châu Âu cũng đã lập ra quỹ công đoàn để trợ cấp cho
5
đoàn viên trong những trường hợp phải nghỉ việc, mất việc. tiền trợ cấp được
tính vào giá thành sản phẩm và người dùng hàng hóa phải chịu. Khi thấy rõ
vai trò của trợ cấp nghỉ việc, mất việc đối với công nhân, nhiều cấp chính
quyền địa phương đã tổ chức liên kết các doanh nghiệp, các nghiệp đoàn lao
động để hình thành quỹ trợ cấp, thực chất đó là quỹ BHTN.
Quỹ BHTN tự nguyện đầu tiên ra đời tại Bécnơ (Thụy Sĩ) vào năm
1893. Tham gia đóng góp cho quỹ này không chỉ có giới chủ mà cả những
người lao động có công ăn việc làm không ổn định. Để tăng mức trợ cấp thất
nghiệp, đòi hỏi quy mô quỹ phải lớn, cho nên có sự tham gia đóng góp của
chính quyền đìa phương và trung ương.
Năm 1900 và 1910, Nauy và Đan Mạch ban hành đạo luật quốc gia về
BHTN tự nguyện có sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước.
Năm 1911, Vương quốc Anh ban hành đạo luật đầu tiên về BHTN bắt
buộc và tiếp sau đó là một số nước khác ở châu ÂU như: Thụy Điển, Cộng
hòa Liên bang Đức.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) một số nước châu

Âu và Bắc Mỹ ban hành các đạo luật về BHXH và BHTN, chẳng hạn: ở Mỹ
năm 1935, Canađa vào năm 1939.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, đặc biệt là sau khi có Công ước 102,
năm 1952 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì một loạt nước trên thế giới
đã triển khai BHTN và trợ cấp thất nghiệp. Tính đến năm 1981, có 30 nước
thực hiện BHTN bắt buộc và 7 nước thực hiện BHTN tự nguyện, đến năm
1991 những con số trên lần lượt là 39 và 12 nước.
3.3. Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
3.3.1. Thực trạng BHTN Việt Nam
Theo báo cáo của các địa phương, tính đến hết ngày 30/06/2010 tình
hình tiếp nhận và giải quyết các chế độ BHTN trên toàn quốc như sau:
- Tổng số người đến đăng ký thất nghiệp: 86.994
- Số người đã nộp hồ sơ hưởng : 63.707
- Số người đã có quyết định hưởng : 50.057
- Số người có quyết định hưởng 1 lần: 1.732
6

×