Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.88 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Lời nói đầu.............................................................................................................2
Giải quyết vấn đề...................................................................................................3
Chương I. Lý luận chung về BHXH tự nguyện............................................3
I. Khái niệm.........................................................................................................3
1. Bảo hiểm xã hội là gì?.................................................................................3
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?................................................................3
II. Khái quát về BHXH tự nguyện....................................................................3
1. Đối tượng áp dụng.......................................................................................3
2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện.....................................................................4
3. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện....................4
4. Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện....................................5
5. Các chế độ BHXH tự nguyện......................................................................6
Chương II. Thực trạng BHXH tự nguyện cho người nông dân
và lao động tự do tại Việt Nam.............................................................................10
I. Điểm khác biệt của BHXH tự nguyện so với BHXH bắt buộc...........10
II. Ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện BHXH
tự nguyện cho người nông dân và lao động tự do....................................13
1. Ưu điểm................................................................................................13
2. Những khó khăn khi thực hiện BHXH tự nguyện.....................................14
3 Tính khả thi của chế độ BHXH tự nguyện..........................................15
Chương III. Biện pháp triển khai và ý kiến đóng góp về BHXH tự nguyện.......17
I.Các biện pháp triển khai BHXH tự nguyện................................................17
II. Ý kiến đóng góp về BHXH tự nguyện..................................................18
1. Không nên quy định mức “trần”...............................................................18
2. Tránh tình trạng mất công bằng................................................................18
3. Nên nâng mức lợi nhuận trong BHXH tự nguyện....................................19
4. Nên có những quy định rõ ràng hơn..........................................................19
5. BHXH “tự nguyện” nhưng vẫn còn ràng buộc.........................................19
6. Cách đóng phí bảo hiểm là quá “dễ dãi”...................................................20
Kết luận............................................................................................................21


Tài liệu tham khảo..........................................................................................22
1
LỜI MỞ ĐẦU
BHXH là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã
hội của nước ta. Với mong muốn đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người nông dân và
lao động tự do BHXH tự nguyện đã ra đời và bắt đầu thực hiện từ năm 2008. Có thể
nói Bảo hiểm xã hội tự nguyện được kỳ vọng là chỗ dựa cho người thu nhập thấp,
đem đến cơ hội hưởng “lương hưu” cho hàng chục triệu người không nằm trong diện
BH bắt buộc. Trải qua quá trình thực hiện BHXH tự nguyện càng chứng tỏ đây là
chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Sau một thời gian học tập và đã được tìm hiểu về các loại hình bảo hiểm.
Xong BHXH tự nguyện là vấn đề mà em quan tâm hơn cả. Bên cạnh những kết quả
khả quan mà BHXH tự nguyện đạt được là những khó khăn, hạn chế còn tồn tại. Vì
vậy, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng về việc thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện
cho người nông dân và lao động tự do ở nước ta trong những năm gần đây” để
nghiên cứu.
Kết quả học tập em xin được báo cáo qua bài tiểu luận này với những nội
dung chính sau:
Chương I. Lý luận chung về BHXH tự nguyện
Chương II. Thực trạng BHXH tự nguyện cho người nông dân
và lao động tự do tại Việt Nam
Chương III. Biện pháp triển khai và ý kiến đóng góp về BHXH tự nguyện
Vì kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong sự góp ý của thầy giáo, cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em
xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Xuân Hương đã tận tình chỉ bảo trong quá
trình học tập và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này!
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH TỰ NGUYỆN
I. Khái niệm

1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Ở Việt Nam, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI ngày 29 tháng 6 năm 2006
đã thông qua Luật BHXH đầu tiên của nước ta. Trong đó nêu rõ : " BHXH là sự bảo
đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất thu
nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi
lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung,
nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và cho toàn xã hội”
BHXH có hai loại hình là bắt buộc hoặc tự nguyện
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động có quyền tự quyết
định tham gia hay không tham gia, được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng,
hưởng phù hợp, theo các quy định linh hoạt của pháp luật, của điều lệ bảo hiểm (nếu
có)
II. KHÁI QUÁT VỀ BHXH TỰ NGUYỆN
1. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng BHXH theo loại hình BHXH tự nguyện quy định tại Điều
2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phần I Thông tư số 02/2008/TT-
BLĐTBXH là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ
15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH
bắt buộc, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;
- Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
3
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã;
- Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động
lao động để có thu nhập cho bản thân;
- Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham
gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã nhận BHXH một lần;

- Người tham gia khác.
2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện:
- Người tham gia trên cơ sở tự nguyện và được lựa chọn mức đóng và phương
thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
- Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương tối
thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
- Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng
BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện.
- Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH
tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã
đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
- Quỹ BHXH tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh
bạch; được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập.
- Việc thực hiện BHXH tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời
và đầy đủ.
3. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện:
Người tham gia BHXH tự nguyện có các quyền: Được cấp sổ BHXH; nhận
lương hưu hoặc trợ cấp BHXH tự nguyện đầy đủ, kịp thời, thuận tiện theo quy định;
hưởng BHYT khi đang hưởng lương hưu; yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp thông tin
về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH; khiếu nại, tố cáo
với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi
4
phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện BHXH tự nguyện có hành vi vi phạm pháp
luật về BHXH; ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tự
nguyện.
Người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm: Đóng BHXH tự nguyện
theo phương thức và mức đóng theo quy định; thực hiện quy định về việc lập hồ sơ
BHXH tự nguyện; bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định.
4. Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện:
a. Phương thức đóng: có 3 phương thức là:

- Đóng hàng tháng (đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu )
- Đóng hàng quý (đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu )
- Đóng 6 tháng một lần (đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu
b.Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng (cho mỗi tháng):
Mức đóng hàng tháng = Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện x Mức
thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn
Trong đó:
Lmin: mức lương tối thiểu chung;
m = 0, 1, 2, … n
Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất
bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
- bảng tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện:
Thời kỳ tỷ lệ phần trăm đóng
BHXH tự nguyện (%)
1/2008 đến 12/2009 16%
1/2010 đến 12/2011 18%
1/2012 đến 12/2013 20%
Từ 1/2014 trở đi 22%
c. Đăng ký lại phương thức đóng BHXH tự nguyện: Người tham gia BHXH
tự nguyện được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ
5
đóng BHXH với tổ chức BHXH nhưng ít nhất là sau 6 tháng kể từ lần đăng ký
trước.
d. Tạm dừng đóng BHXH tự nguyện: Người tham gia BHXH tự nguyện được
coi là tạm dừng đóng khi không tiếp tục đóng BHXH và không có yêu cầu nhận
BHXH một lần, trường hợp nếu tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thì phải đăng ký lại
phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức
BHXH ít nhất là sau 3 tháng kể từ tháng người tham gia BHXH tự nguyện dừng
đóng.
5. Các chế độ BHXH tự nguyện:

5.1.chế độ hưu trí:
- Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng: có một trong các điều kiện sau :
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
+ Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi trở lên, có thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ
20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
+ Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên, có thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ
20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
+ Không kể tuổi đời đối với người có có thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20
năm trở lên, suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, có đủ 15 năm trở lên làm
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
-Tỉ lệ hưởng lương hưu:
- 15 năm đầu đóng BHXH = 45%, từ năm thứ 16 trở đi mỗi năm thêm 2% (đối
với nam) và 3% (đối với nữ). Tỷ lệ tối đa không quá 75%.
- Nghỉ trước tuổi do suy giảm sức khỏe, mỗi năm nghỉ trước tuổi trừ 1%.
-Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu :
- Mỗi năm 0,5 tháng lương từ năm thứ 31 trở đi (đối với nam); từ năm thứ 26
trở đi (đối với nữ).
- Không khống chế mức tối đa.
6
- Làm tròn tháng khi tính hưởng lương hưu :
Tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính
là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm.
5.2.Trợ cấp BHXH 1 lần
Điều kiện hưởng : khi có một trong các điều kiện sau :
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng BHXH.
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng
BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH.
- Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu
nhận BHXH một lần.

- Ra nước ngoài để định cư.
- Trường hợp người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời
gian BHXH tự nguyện thì điều kiện hưởng BHXH một lần là sau 12 tháng nghỉ việc
nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần.
Mức hưởng : Mỗi năm đóng BHXH tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu
nhập tháng đóng BHXH.
5.3. Chế độ tử tuất:
a.Đối với người chỉ có quá trình tham gia BHXH tự nguyện :
+ Trợ cấp mai táng :
Điều kiện hưởng : một trong hai điều kiện sau
- Người tham gia BHXH đã có ít nhất 5 năm đóng BHXH tự nguyện;
- Người đang hưởng lương hưu.
Mức hưởng : Trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung
+Trợ cấp tuất một lần :
Điều kiện hưởng : Một trong các điều kiện sau :
- Người đang đóng BHXH tự nguyện
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện
- Người đang hưởng lương hưu
Mức hưởng :
7
- Cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) = 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng
BHXH.
Nếu có tháng lẻ thì được tính: dưới 3 tháng thì không tính, từ đủ 3 tháng đến
đủ 6 tháng được tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một
năm.
- Tham gia BHXH tự nguyện dưới 12 tháng: mức hưởng trợ cấp tuất bằng số
tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết : được tính theo thời gian đã
hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn
mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng

thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
b.Đối với người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng
BHXH tự nguyện :
+ Trợ cấp mai táng :
- Trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
+ Trợ cấp tuất một lần :
Điều kiện hưởng : một trong hai điều kiện sau :
- Thời gian tham gia BHXH bắt buộc dưới 15 năm
- Có thời gian tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng thân nhân
không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Mức hưởng :
- Mỗi năm đóng BHXH (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu
nhập tháng đóng BHXH, thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân đóng BHXH. Tháng
lẻ dưới 3 tháng thì không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm, từ
trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm
- Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết: được tính theo thời gian đã
hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn
mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng
thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp
nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết.
8
+ Trợ cấp tuất hàng tháng :
Điều kiện hưởng : có đủ các điều kiện sau
- Có thời gian tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên
- Có nhân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, bao gồm:
+ Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá
thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang
thai); con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm
khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55

tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người
khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với
nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người
khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi đối với nam,
dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Mức hưởng :
- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% MLTT
chung. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp
tuất hằng tháng bằng 70% MLTT chung.
- Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 4 người.
- Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người
này được hưởng 2 lần mức trợ cấp.
- Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, kể từ tháng
liền kề sau tháng người tham gia BHXH bị chết.
- Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện chưa đủ một năm thì mức
hưởng BHXH một lần bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình
quân thu nhập tháng đóng BHXH.
9

×